Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

đề tài nghiên cưu khoa học: Vận dụng phương pháp dạy học Động não trong dạy học môn Sinh học 8 ở trường Trung học cơ sở N’Thol Hạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.95 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Đề mục
Trang
Mục lục ...............................................................................................................................
1. Tóm tắt đề tài ..................................................................................................................
2. Giới thiệu ........................................................................................................................
2.1. Thực trạng ....................................................................................................................
2.2. Giải pháp thay thế ........................................................................................................
2.3. Vấn đề nghiên cứu .......................................................................................................
2.4. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................................
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................
3.1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................................
3.2. Thiết kế ......................................................................................................................
3.3. Quy trình nghiên cứu .................................................................................................
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu .....................................................................................
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả .............................................................................
4.1. Phân tích dữ liệu ........................................................................................................
4.2. Bàn luận kết quả .......................................................................................................
4.3. Hạn chế ......................................................................................................................
5. Kết luận và khuyến nghị .................................................................................................
5.1. Kết luận ......................................................................................................................
5.2. Khuyến nghị ..............................................................................................................
Phụ lục ................................................................................................................................
Tài liệu tham khảo ..............................................................................................................
Nhận xét đánh giá của Hiệu trưởng ....................................................................................

1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI.
Trang 1


Trong các năm qua từ Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 khoá XI của Đảng và


trong các Nghị quyết, kết luận khác của Trung ương Đảng, Nghị quyết của Quốc hội đã
chỉ ra rằng con người Việt Nam ngày nay còn thiếu nhiều năng lực và phẩm chất dẫn đến
hiệu quả giáo dục, đào tạo còn nhiều hạn chế. Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành tháng 8 năm 2015 đã chỉ rõ rằng
chương trình mới phải hình thành và phát triển cho học sinh Việt Nam các phẩm chất chủ
yếu “Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm” và 8 năng lực cơ bản, trong đó có
“Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thể chất”.
Hiện nay, phần lớn học sinh ở trường trung học cơ sở N’Thol Hạ còn thiếu nhiều
năng lực, trong đó có các năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo, năng
lực thể chất. Những năng lực đó thường không tách rời mà đi kèm với nhau ở những
người đã lĩnh hội và rèn luyện để đạt được trong quá trình sống và học tập, trải nghiệm
của họ.
Việc đề xuất ý tưởng sáng tạo, giải quyết vấn đề... trong học tập có thể hình thành
trong quá trình dạy – học môn Sinh học lớp 8. Làm thế nào để học sinh phát huy trí não
của các em, đưa ra ý tưởng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn vẫn là bài toán khó.
Trong điều kiện giảng dạy môn Sinh học tại trường vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên
xã N’Thol Hạ, tôi lựa chọn phương pháp động não để nghiên cứu. Việc sử dụng phương
pháp động não không những giúp các em phát triển tư duy độc lập, tự học, tự giải quyết
vấn đề mà còn nêu cao tinh thần hợp tác, chia sẻ, tôn trọng ý kiến người khác và giúp học
sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng bộ môn để nâng cao kết quả học tập, vừa giúp các em sau
này khi ra xã hội biết phát hiện, tự đưa ra ý tưởng và giải quyết các vấn đề của bản thân,
của gia đình và xã hội.
Tôi đã chọn lớp 8A3 làm lớp thực nghiệm và lớp 8A4 làm lớp đối chứng để
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của tôi khi vận dụng phương pháp “Động não” cho thấy
điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm có sự chênh lệch lớn so với điểm trung
bình của lớp đối chứng│O3-O4│ = 1,13 Kết quả kiểm chứng bằng ttest độc lập cho kết
quả p = 0,00001 ; chứng tỏ sự chênh lệch là do tác động chứ không phải do ngẫu nhiên
mà có.
2. GIỚI THIỆU.
2.1. Thực trạng:

Qua quá trình dạy học trực tiếp trên lớp tôi nhận thấy khả năng tư duy độc lập, suy
nghĩ sâu, đưa ra ý tưởng của phần lớn học sinh còn nhiều hạn chế, dẫn đến kết quả học
tập bộ môn chưa cao, chưa đạt được mục tiêu đặt ra.

Trang 2


Theo tôi có một số nguyên nhân làm cho tư duy độc lập, khả năng giải quyết vấn
đề và tính hợp tác trong học tập của các em chưa được phát huy và và dẫn đến kết quả học
tập của học sinh trong môn Sinh học 8 còn thấp là do:
- Về phía học sinh: Một bộ phận không nhỏ học sinh còn ỷ lại, trông chờ vào lời giảng
của thầy, thì e dè, thụ động, ngại hoặc không tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Ngoài ra năng lực phân tích, tổng hợp rút ra kết luận chung của nội dung học tập cũng
còn nhiều hạn chế.
- Về phía giáo viên : Chưa có phương pháp tốt để khai thác năng lực của từng cá nhân học
sinh, chưa có phương pháp dạy học mang tính phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
phù hợp với đối tượng học sinh vùng dân tộc Tây Nguyên còn nhiều khó khăn. Hiện nay
giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp hỏi đáp thông thường, có kết hợp với phương
pháp thảo luận nhóm và một số phương pháp, kỹ thuật trong dạy học hầu hết các nội
dung để rút ra kiến thức nhưng chưa chú ý đến đặc điểm về đối tượng học sinh. Khi quan
sát trên lớp do tôi trực tiếp dạy và qua dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy học sinh còn rất
thụ động trong đóng góp ý kiến xây dựng bài, hoặc là do học sinh còn e ngại, hoặc là do
nhiều em làm việc riêng, thậm chí còn đùa nghịch và chỉ có vài em trong nhóm thực sự
tham gia vào hoạt động chung của lớp. Một số trường hợp học sinh e ngại là do sự phê
bình, chỉ trích không đúng lúc, không đúng cách, không khéo léo của giáo viên, của bạn
bè.
Do vậy mà năng lực tư duy độc lập, giải quyết vấn đề của học sinh chưa được phát
huy. Từ đó dẫn đến khả năng lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi nhớ kiến thức của các em
chưa sâu, chưa lâu làm kết quả học tập của các em chưa cao, chưa thu hút học sinh vào
bài học.

2.2. Giải pháp thay thế:
Để giải quyết thực trạng trên, trong những năm học trước, bản thân tôi đã tìm tòi,
nghiên cứu và vận dụng nhiều giải pháp vào quá trình dạy học như sử dụng phương pháp
nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp “Bàn tay nặn
bột”, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin,
phương pháp khăn phủ bàn… Trong đó, tôi đã lựa chọn phương pháp dạy học Động não
để nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn dạy học Sinh học 8 ở trường trung học cơ sở
N’Thol Hạ.
Phương pháp Động não hay còn gọi là Kỹ thuật Động não, Kỹ thuật phát huy ý
tưởng hay kỹ thuật tập kích não là hình thức tổ chức hoạt động vừa mang tính cá nhân,
vừa mang tính hợp tác kết hợp giữa các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, hoạt động
chung cả lớp. Động não là một kỹ thuật dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.

Trang 3


Phương pháp dạy học này phát huy tối đa năng lực suy nghĩ độc lập, giao tiếp của các
em, qua đó phát huy tối đa trí não của các em.
Động não có tên Tiếng Anh là Brainstorming được ông Alex Faickney Osborn
(1888-1966), một người Mỹ, đề cập đến vào năm 1939. Alex Osborn miêu tả động não
như là Một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc
trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời
gian theo một nguyên tắc nhất định. Về sau, kỹ thuật này tiếp tục được Charles Hutchison
Clark phát triển và áp dụng rộng rãi trong quãng cáo, kinh doanh, giải quyết một vấn
đề…. Trong giáo dục, Hilbert Meyer đã áp dụng kỹ thuật này trong lý luận về phương
pháp giảng dạy và phát triển ở các nước Âu, Mỹ.
Theo các nhà nghiên cứu và giáo viên đã áp dụng kỹ thuật Động não, thì kỹ thuật
dạy học này thường gồm những bước sau:
Bước 1. Giới thiệu vấn đề, câu hỏi, chia nhóm hoặc làm việc cả lớp.
Giáo viên đặt vấn đề, hoặc học sinh phát hiện ra vấn đề cần giải quyết. Để giải

quyết vấn đề này, cần nhiều ý tưởng khác nhau, giải pháp khác nhau hoặc cần giải pháp, ý
tưởng hiệu quả nhất nào đó mà học sinh sẽ cùng nhau đóng góp trong cùng thời gian nhất
định. Giáo viên có thể chia nhóm hoặc hoạt động chung cả lớp.
Bước 2. Học sinh nêu ra các ý tưởng, giải pháp của bản thân/nhóm bằng lời, viết ra giấy,
viết lên bảng đen hoặc vẽ hình, lập sơ đồ tư duy… Lúc này đã liệt kê được rất nhiều ý
kiến khác nhau, thậm chí trái chiều nhau.
Bước 3. Học sinh/nhóm học sinh hoặc giáo viên phân tích, chọn lọc ra những ý kiến được
cho là có hiệu quả hoặc phù hợp hơn cả. Nhóm ý tưởng này trở thành kiến thức chung,
chính là nội dung bài học.
 Một số dạng động não hay dùng:
- Động não nói: Học sinh phát biểu bằng lời trong nhóm hoặc trước lớp.
- Động não viết: động não công khai và không công khai.
+ Động não công khai: học sinh viết ra giấy chung, viết lên bảng hoặc trong một báo cáo,
một kế hoạch mà mọi người đều biết.
+ Động não không công khai: học sinh viết ra giấy cá nhân, sau đó mới công bố trước lớp
hoặc thư ký nhóm tổng hợp lại.
 Một số nguyên tắc cần tuân thủ, đó là:
- Vấn đề đặt ra phải rõ ràng nhằm tránh lan man trong khi hoạt động. Cần chú ý tới thời
gian cho hoạt động này vì dễ sa đà, tốn thời gian.
- Không có ý kiến nào là sai hay mọi ý kiến đều được tôn trọng. Do đó không bình luận
hay phê phán bất cứ ý tưởng nào trong giai đoạn học sinh đang đưa ra ý kiến.
- Tập trung vào trọng tâm, vào vấn đề.
Trang 4


- Mọi ý tưởng đều là của chung.
 Ưu điểm:
- Phát huy tối đa sự suy nghĩ thấu đáo của các em.
- Đơn giản, dễ thực hiện, nhất là với động não công khai bằng lời.
- Rèn luyện tính tích cực, mạnh dạn, chín chắn trong giao tiếp.

- Trong thời gian ngắn, có được rất nhiều ý kiến khác nhau.
- Khơi gợi được hứng thú tham gia xây dựng bài, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong học
tập.
- Dễ thu được thông tin phản hồi trong dạy học.
- Từ đó trí tuệ của các em sẽ dần phát triển theo hướng tích cực.
 Nhược điểm:
- Tốn thời gian, có thể tốn giấy mực.
- Dễ tranh cãi nếu không khéo léo.
- Dễ gây tự ái, tổn thương lòng tự trọng học sinh nếu sử dụng phương pháp này không
đúng cách.
- Rất dễ đi vào tình trạng lạc đề, mất kiểm soát dẫn đến ồn ào trong giờ học.
Để giúp học sinh lớp 8 có kết quả điểm kiểm tra cao hơn, tôi thấy rằng trước hết
cần nâng cao khả năng làm việc độc lập suy nghĩ, phát huy mọi tiềm năng trí tuệ, phát
huy tính mạnh dạn và qua đó nêu cao tính hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ học
tập ngay tại lớp bằng cách nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa, quan sát mô hình, vật mẫu,
liên hệ thực tiễn để tự lĩnh hội kiến thức mới thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. Tôi
lựa chọn phương pháp dạy học tích cực “Động não” để áp dụng vào dạy học bộ môn Sinh
học 8 mà bản thân tôi đang đảm nhiệm với đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học Động
não trong dạy học môn Sinh học 8 ở trường Trung học cơ sở N’Thol Hạ”.
2.3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc vận dụng phương pháp Động não trong dạy học môn Sinh học 8 có làm tăng
kết quả học tập của học sinh lớp 8 hay không ?
2.4. Giả thuyết nghiên cứu:
Có, việc vận dụng phương pháp Động não trong dạy học môn Sinh học 8 có làm
tăng kết quả học tập của học sinh lớp 8.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Tôi, giáo viên trực tiếp dạy học môn Sinh học khối 8 chọn lớp 8A3 làm lớp thực
nghiệm, và lớp 8A4 làm lớp đối chứng.


Trang 5


Bảng 1 dưới đây mô tả một số thông tin cơ bản về hai lớp 8A3 (thực nghiệm - TN) và lớp
8A4 (đối chứng - ĐC) như sau:
Bảng 1. Một số đặc điểm của hai lớp chọn nghiên cứu.
Lớp

Tổng số học sinh

Nữ

Dân tộc Tây
Nguyên
25
23

Dân tộc kinh

8A3
30
17
5
8A4
26
15
3
3.2. Thiết kế.
Tôi chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương, và
dùng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểm chứng.

Bảng 2. Thiết kế trước và sau tác động với các nhóm tương đương.
Nhóm

Kiểm tra trước tác
động

Lớp 8A3 (TN)

O1

Lớp 8A4 (ĐC)

O2

Tác động
Có sử dụng phương pháp
Động não
Không sử dụng phương
pháp Động não

Kiểm tra sau
tác động
O3
O4

Tôi sử dụng bài kiểm tra 15 phút (là một dạng bài kiểm tra thường trên lớp) để
kiểm tra trước tác động. Bài kiểm tra gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu 1
điểm với 4 lựa chọn. Kết quả kiểm tra trước tác động thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Kết quả kiểm tra trước tác động với các nhóm tương đương.
Nhóm

Thực nghiệm (8A3)
Đối chứng (8A4)
Trung bình cộng
5,17
5,15
P
0,481
Tôi nhận thấy điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự
khác nhau, nên tôi dùng phép kiểm chứng ttest độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch điểm
số trung bình giữa hai nhóm trước khi tác động.
Kết quả kiểm chứng cho thấy p = 0,481 > 0,05, từ đó tôi kết luận sự chênh lệch
điểm số trung bình giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hay hai
nhóm được xem là tương đương.
3.3. Quy trình nghiên cứu.
Chuẩn bị của giáo viên:
- Với lớp đối chứng 8A4: Tôi thiết kế bài soạn và dạy theo những phương pháp bình
thường tôi vẫn sử dụng trên lớp, có sử dụng tranh, ảnh, mô hình … theo quy định, nhưng
không sử dụng phương pháp Động não.
- Với lớp thực nghiệm 8A3: Tôi thiết kế bài soạn và dạy theo phương pháp Động não.
Trang 6


Việc thiết kế bài dạy theo phương pháp Động não, tôi tiến hành như sau:
- Nghiên cứu kĩ tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng, Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy và
sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Tìm hiểu đặc điểm học sinh của lớp 8 mà tôi đang dạy năm học 2015 – 2016.
- Từ đó lựa chọn tiết dạy bài mới, trong mỗi tiết dạy đó, tôi tìm hiểu, nghiên cứu vận dụng
phương pháp Động não sao cho phù hợp với một số nội dung, đề mục hoặc toàn bài.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan, tham khảo thêm các giáo án Sinh học hoặc môn khác
có soạn theo phương pháp Động não tìm hiểu được trên mạng Internet.

- Tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 8A3.
Các tiết học của cả hai lớp được tiến hành theo thời khoá biểu trong giờ chính
khoá.
Các tài liệu phục vụ cho giảng dạy bình thường như Phân phối chương trình môn
Sinh học trung học cơ sở, Sách giáo khoa Sinh học 8, Sách giáo viên Sinh học 8, tài liệu
Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học 8, Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn
Sinh học cấp Trung học cơ sở. Ngoài ra để phục vụ cho việc nghiên cứu, vận dụng
phương pháp mới “ Động não” ở lớp thực nghiệm tôi sử dụng thêm các tài liệu khác (xem
ở phần tài liệu tham khảo).
Tôi tiến hành soạn và dạy thực nghiệm ở các tiết thuộc môn Sinh học 8 như sau:
Tiết 5. Phản xạ
Tiết 7- Bộ xương
Tiết 8 – Cấu tạo và tính chất của xương
Tiết 9- Cấu tạo và tính chất của cơ
Tiết 10. Hoạt động của cơ
Tiết 11. Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động.
 Tôi vận dụng phương pháp Động não trong môn Sinh học 8 ở trường trung học cơ
sở N’Thol Hạ như sau :
- Giáo viên định hướng vấn đề, gieo vấn đề hoặc đặt ra vấn đề, sau đó chia nhóm hoặc
không chia nhóm. Nếu có chia nhóm thì nên để các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký.
- Nếu dùng phương pháp động não theo nhóm thì:
+ Khi hoạt động nhóm, nên chia theo nhóm nhỏ và quy định thời gian hoạt động cho các
nhóm. Trong dạy học nên quy ước chia nhóm trước từ đầu năm để không tốn thời gian
trong các hoạt động sau này. Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả
nhóm trong một thời gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khích
thành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt, ý kiến có thể trái ngược nhau. Không phê bình,
chỉ trích, chê bai ý kiến chưa tốt, chưa đúng, chỉ phê bình bạn nào lười suy nghĩ.

Trang 7



+ Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, chọn lọc và loại
bỏ những ý không phù hợp, sau cùng cử đại diện báo cáo kết quả.
- Nếu dùng phương pháp động não cho toàn lớp thì:
+ Cần nhắc học sinh phát biểu vào trọng tâm, em nêu ý kiến sau không trùng với ý kiến
em đã phát biểu trước đó.
+ Ý kiến có thể trái chiều nhau, không chỉ trích, chê bai bất kỳ ý kiến nào. Mọi ý kiến đều
được tôn trọng. Tuy nhiên giáo viên phải có bản lĩnh ngắt lời những học sinh “phá đám”,
những học sinh cố tình phát biểu lệch hướng.
- Trong quá trình thu thập ý kiến, không được phê bình hay nhận xét – cần xác định rõ:
Không có câu trả lời nào là sai.
- Cần phối hợp phương pháp động não với các phương pháp khác như phương pháp quan
sát, sử dụng sơ đồ tư duy… thì hiệu quả mới cao.
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu.
Tôi sử dụng bài kiểm tra 15 phút để kiểm tra trước tác động. Bài kiểm tra trước tác
động gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu 1 điểm với 4 lựa chọn. Nội dung
kiểm tra chủ yếu là kiến thức, kĩ năng cơ bản của Sinh học 8 thuộc 4 tiết đầu tiên và một
số kiến thức liên quan mà các em đã được học ở môn Sinh học 7.
Bài kiểm tra sau tác động cũng là bài kiểm tra 15 phút, nội dung chủ yếu là kiến
thức, kĩ năng của Chương I- Khái quát về cơ thể người, Chương II – Hệ vận động, môn
Sinh học lớp 8.
Nội dung các bài kiểm tra đều bám vào các tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn
kiến thức kĩ năng môn Sinh học Trung học cơ sở”, “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy
học cấp Trung học cơ sở” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bám vào sách giáo khoa và sát đối
tượng học sinh dân tộc Tây Nguyên.
Để làm tăng độ giá trị của dữ liệu, tôi đã cùng các giáo viên cùng môn, cùng tổ
thảo luận, đóng góp ý kiến để xây dựng đề kiểm tra và các phương án lên lớp.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ.
4.1. Phân tích dữ liệu.
Sau thời gian tác động, tôi tiến hành kiểm tra, thu thập và phân tích dữ liệu, kết quả

thẻ hiện ở bảng 4.

Bảng 4. Kết quả phân tích sau tác động.

Đối chứng
5,54
0,90

Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Trang 8

Thực nghiệm
6,67
0,88


Giá trị P của T-test
0,00001
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
1,25
Như ở bảng 3 phần Thiết kế đã chứng tỏ rằng hai nhóm chọn để nghiên cứu trước
tác động là tương đương.
Sau tác động, tôi dùng độ lêch chuẩn, phép kiểm chứng ttest độc lập và chênh lệch
giá trị trung bình chuẩn để kiểm chứng kết quả.
Kết quả kiểm chứng chênh lêch điểm trung bình bằng ttest cho p = 0,00001 < 0,05,
cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là
có ý nghĩa. Hay sự chênh lệch về điểm trung bình kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm
thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là do tác động bởi phương pháp Động não mà có,
chứ không phải do ngẫu nhiên.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,25 cho thấy mức độ ảnh hưởng của
việc vận dụng phương pháp “Động não” trong dạy học Sinh học 8 làm tăng kết quả học
tập của học sinh là lớn.
Kết quả của đề tài “Vận dụng phương pháp Động não” trong dạy học Sinh học 8 ở
trường trung học cơ sở N’Thol Hạ đã được kiểm chứng.

Hình 2. Biểu đồ so sánh kết quả giá trị trung bình của nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm trước và sau tác động.
4.2. Bàn luận kết quả.
Sau tác động bằng phương pháp Động não, điểm trung bình cộng của nhóm thực
nghiệm = 6,67 còn kết quả trung bình cộng của nhóm đối chứng = 5,54. Độ chênh lệch
điểm trung bình của hai nhóm là │O3-O4│ = 1,13 cho thấy điểm trung bình của hai lớp

Trang 9


đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt, lớp được dạy học bằng phương pháp mới
“Động não” có điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm là
SMD = 1,25. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng t-test độc lập sau tác động của hai lớp là p = 0,00001 < 0.05. Kết
quả đó đã khẳng định sự chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu
nhiên mà là do tác động bởi phương pháp dạy học đã vận dụng.
4.3. Hạn chế:
Thứ nhất là năng lực bản thân tôi: Năng lực dạy học, năng lực nghiên cứu khoa
học cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là hiểu biết về phương pháp Động
não của bản thân còn có những hạn chế nhất định.
Thứ hai là điều kiện về thời gian tiết học và số lượng học sinh trong lớp học cón
quá đông: Theo phương pháp Động não, thì việc tiến hành hoạt động cần phát huy hết ý
tưởng của các em, trong khi lớp học nhiều học sinh, thời gian hạn hẹp nên có lúc hiệu quả

sử dụng phương pháp chưa cao.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
5.1. Kết luận.
Việc vận dụng phương pháp Động não vào dạy học môn Sinh học 8 ở trường Trung học
cơ sở N’Thol Hạ đã làm tăng kết quả học tập môn Sinh học của học sinh lớp 8.
5.2. Khuyến nghị.
- Đối với giáo viên phải luôn nghiên cứu tìm tòi, vận dụng những phương pháp dạy học
tích cực vào quá trình dạy học, trong đó có phương pháp Động não.
- Sử dụng tối đa và có hiệu quả mọi đồ dùng dạy học hiện có và đồng thời tăng cường tự
làm một số đồ dùng dạy học phù hợp để phục vụ cho các tiết dạy.
- Phải biết lựa chọn những nội dung phù hợp để vận dụng phương pháp mới, khi đó hiệu
quả mới cao.

PHỤ LỤC
I- Kết quả kiểm tra.
1- Kết quả kiểm tra trước và sau tác động của lớp thực nghiệm (8A3):
TT

Lớp thực nghiệm

Họ tên học sinh
Trang 10


Kiểm tra trước tác động

Kiểm tra sau tác động

1
K’ Chúc

6
2
Nguyễn Tiến Dũng
6
3
Mai Tiến Đạt
4
4
Vương Quang Điền
4
5
K’ Được
5
6
K’ Quỳnh Giang
6
7
Cil Pam K’ Hêr
7
8
Kon Sa Ha Khrớp
4
9
K’ Khuyên
6
10 Cil Yũ K’ Lan
5
11 Cil Yũ Ra Loen
5
12 Nguyễn Tự Lực

7
13 K’ Mơ
6
14 K’ Nghiệp
5
15 Cil Yũ K’ Nhi
5
16 Cil Pam Ha Ni Tô
4
17 Nguyễn Hào Quang
6
18 Kon Sa RiNai
5
19 Lơ Mu Rô Đia Nia
6
20 Sơ Nưr Ha Rúp
6
21 Kon Sa Se Pha Ny
5
22 K’ Sinh
4
23 Ka Să K’ Soan
6
24 Dạ Ju Ha Thái Sương
3
25 Lơ Mu K’ Thoa
5
26 Cil Pam K’ Thuận
4
27 K’ Long K’ Thuynh

4
28 K’ Thủa
7
29 Cil Pam K’ Trân
4
30 K’ Uynh
5
2. Kết quả kiểm tra trước và sau tác động của lớp đối chứng (8A4):
TT
1
2
3
4
5
6
7

Họ tên học sinh
K’ Minh Chức
Klong K’ Đim
Ka Să K’ Đức
Lơ Mu Esai
Ka Să Ha Hải
K’ Hiếu
K’ Mai

8
6
5
6

6
7
7
6
7
7
7
7
6
7
7
7
6
7
8
8
6
7
7
6
7
7
6
8
7
4

Lớp đối chứng
Kiểm tra trước tác động Kiểm tra sau tác động
4

6
5
5
5
3
6

Trang 11

5
5
6
7
6
4
7


8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

20
21
22
23
24
25
26

Lơ Mu Quỳnh May
Cil Pam Mị Then
K’ My Tâm
Lê Văn Nam
Lơ Mu NaySa
Vũ Quỳnh Như
Sơ Nưr Ha Nhuy
K’ Phương
K’ Qúy
Cil Pam K’ RôBịt
K’ Sứ
Ka Să K’ Sun
A Dắt Ha Thoát
Tạ Xuân Thùy
K’ Thuých
Kon Sa Tuyết Trinh
Lơ Mu Anh Vũ
Cil Pam Ha Phin
Kon Sa Ha Quân

6
6

4
5
6
5
4
5
7
5
6
6
5
6
4
4
5
5
6

6
5
5
6
6
5
5
5
7
6
5
6

4
6
5
4
6
5
7

II- Đề và đáp án kiểm tra.
1- Đề và đáp án bài kiểm tra trước tác động:
Đề bài:
Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý mà em cho là đúng hoặc đúng nhất của các câu sau, mỗi
câu trả lời đúng được 1 điểm.
Câu 1. Đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật trong số các đặc điểm cho dưới đây
là:
A. đi bằng hai chân
B. răng phân hoá thành 3 loại
C. có tiếng nói, có chữ viết
D. phần thân có hai khoang, ngăn cách nhau bởi cơ hoành
Câu 2. Con người là loài tiến hoá nhất và có nguồn gốc gần với:
A. lớp Bò sát
B. lớp Thú
C. lớp Chim
D. lớp Lưỡng cư
Câu 3. Cơ quan nằm trong khoang ngực trong số các cơ quan dưới đây là:
A. dạ dày
B. gan
C. thận
D. phổi
Câu 4. Tổng hợp và vận chuyển các chất là chức năng của bào quan:

A. Lưới nội chất
B. Bộ máy Gôngi
C. Ti thể
D. Trung thể
Câu 5. Hấp thụ chất dinh dưỡng trong ống tiêu hoá là chức năng của:
Trang 12


A. mô cơ
B. mô liên kết
C. mô thần kinh
D. mô biểu bì
Câu 6. Một nơron điển hình gồm 3 bộ phận là:
A. thân, các sợi nhánh, sợi trục
B. thân, nhân và các sợi nhánh
C. thân, nhân và sợi trục
D. nhân, các sợi nhánh và sợi trục
Câu 7. Cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích là nhờ:
A. chỉ cần cung phản xạ
B. cung phản xạ và thêm vòng phản xạ
C. cơ quan phản ứng
D. cơ quan thụ cảm
Câu 8. Hệ cơ quan có vai trò chỉ đạo các hệ cơ quan còn lại là:
A. hệ vận động
B. hệ hô hấp
C. hệ thần kinh
D. hệ tuần hoàn
Câu 9. Để phòng chống nhiễm khuẩn đường ruột, cách phải làm thường xuyên là:
A. rửa tay sau khi ăn
B. rửa tay trước khi ăn

C. chải răng trước khi ăn
D. chải răng sau khi ăn
Câu 10. Cơ thể được cung cấp năng lượng từ hoạt động:
A. sinh sản của tế bào
B. lớn lên của tế bào
C. trao đổi chất của tế bào
D. cảm ứng của tế bào
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
D
A
D
A
B
C
B
C

2- Đề và đáp án bài kiểm tra sau tác động:
Đề bài:
(Thời gian 15 phút)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý mà em cho là đúng của các câu sau, mỗi câu trả lời đúng
được 1 điểm.
Câu 1. Bộ xương gồm 3 phần là:
A. xương đầu, xương thân, xương chi
B. xương đầu, xương lưng, xương chi
C. xương ngực, xương lưng, xương chi D. xương đầu, xương ngực, xương chi
Câu 2. Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ thuộc về khớp bán động là:
A. khớp ở đầu gối
B. khớp ở cổ tay
C. khớp ở cột sống
D. khớp ở hộp sọ
Câu 3. Xương to ra là nhờ sự phân chia các tế bào ở:
A. đầu xương
B. màng xương
C. khớp xương
D. tuỷ xương
Câu 4. Đem đốt một mẩu xương, xương sẽ giòn, dễ vỡ là do xương đã bị mất:
A. chất đường
B. chất béo
Trang 13


C. muối canxi
D. chất cốt giao
Câu 5. Bàn tay người có khả năng lao động, đặt biệt là do sự phát triển của:
A. cơ vận động ngón cái
B. cơ vận động cánh tay

C. cơ vận động bàn tay
D. cơ vận động cẳng tay
Câu 6. Cột sống của người thích nghi với tư thế đứng thẳng, nên có:
A. cong ở 1 chỗ
B. cong ở 2 chỗ
C. cong ở 3 chỗ
D. cong ở 4 chỗ
Câu 7. Cơ và xương có mối liên hệ với nhau, thể hiện ở đặc điểm:
A. cơ gắn vào 2 đầu của cùng 1 xương B. cơ gắn vào 2 đầu xương khác nhau, qua khớp
C. cơ nối 2 đầu xương với nhau
D. cơ nối 2 thân xương với nhau
Câu 8. Tính chất của cơ là:
A. co rút
B. dãn ra
C. co và dãn
D. cứng chắc, không co dãn được
9. Khi tham gia giao thông bằng xe máy, bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm là để giảm chấn
thương (khi không may có tai nạn xảy ra):
A. lồng ngực
B. nội quan khoang bụng
C. tuỷ sống
D. sọ não
Câu 10. Ngồi học đúng tư thế giúp cơ thể :
A. không bị chấn thương sọ não
B. không bị cong vẹo cột sống
C. phát triển hệ cơ chắc khoẻ
D. không bị bệnh loãng xương
ĐÁP ÁN
Câu
Đáp án


1
A

2
C

3
B

4
D

5
A

6
D

7
B

8
C

9
D

10
B


III. Giáo án có vận dụng phương pháp Động não.
TIẾT 11. TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG
VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau khi học bài này học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
- So sánh được bộ xương và hệ cơ của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi
với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo (có sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới).
- Nêu được ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và
xương. Nêu được các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh.
2. Kĩ năng :
Trang 14


- Rèn kĩ năng gìn giữ, bảo vệ sức khoẻ cơ, xương cho bản thân.
- Rút ra kiến thức qua kênh hình và và qua thực tiễn.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức gìn giữ bảo vệ hệ vận động để có thân hình cân đối.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1. Giáo viên :
- Tranh 11.1 , 11.2 , 11.3 , 11.4 sách giáo khoa.
- Sơ đồ tư duy để củng cố:

2. Học sinh :
- Xem trứơc bài và kẻ bảng 11 vào vở.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương.
- Con người có nguồn gốc từ đâu ?

3. Hoạt động dạy và học
Giới thiệu bài : Chúng ta đã biết con người có nguồn gốc từ động vật lớp Thú. Trong quá
trình tiến hóa con người đã thích nghi với chế độ lao động sáng tạo, vì thế cơ thể người có nhiều
biến đổi trong đó có cơ và xương. Vậy hệ vận động của con người khác động vật ở những điểm
nào ? Và làm thế nào để mỗi người gìn giữ, rèn luyện hệ vận động phục vụ tốt cho việc học tập
và lao động?
a. Họat động 1 : Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
- Giáo viên hướng dẫn hoc sinh tìm hiểu thông tin - Học sinh quan sát hình sách giáo khoa
qua quan sát kênh hình sách giáo khoa.
và trên bảng
- Giáo viên hướng dẫn thảo luận nhóm 4 phút - Trao đổi nhóm đưa ra các ý kiến, nhóm
Trang 15


hoàn thành bài tập và trả lời câu hỏi :
+ Đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với
tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân và lao động.
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên bảng báo
cáo.
- Giáo viên nhận xét đánh giá và hòan thiện bảng
11.
- Dựa vào kết quả của bảng 11, liên hệ kiến thức
đã học thảo luận nhóm trong 2 phút trả lời câu
hỏi:
+ Những đặc điểm nào của bộ xương người thích
nghi với tư thế đứng thẳng đi bằng 2 chân ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
- Giáo viên chốt lại.

Bảng 11. So sánh xương người và động vật
Các phần so sánh
- Tỉ lệ sọ não / mặt
- Lồi cằm xương mặt
- Cột sống
- Lồng ngực
- Xương chậu
- Xương đùi
- Xương bàn chân
- Xương gót
 Tiểu kết :

cử thư ký ghi chép và cử đại diện báo cáo.
- Các nhóm đưa ra được một số ý kiến,
chẳng hạn:
+ Đặc điểm cột sống
+ Lồng ngực phát triển mở rộng
+ Tay và chân phân hóa
+ Khớp linh họat tay được giải phóng
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến, nhóm
khác nhận xét bổ sung.

- Học sinh rút ra kế luận.

Ở người

Ở thú

- Lớn
- Phát triển

- Cong 4 chỗ
- Mở rộng sang hai bên
- Nở rộng
- Phát triển khỏe
- Xương ngón ngắn bàn
chân hình vòm
- Lớn phát triển về phía sau

- Nhỏ
- Không có
- Cong hình cung
- Phát triển theo hướng lưng bụng
- Hẹp
- Bình thường
- Xương ngón dài xương bàn chân
phẳng
- Nhỏ

Sự tiến hóa của bộ xương người thể hiện ở : Thể tích hộp sọ lớn, cột sống cong 4 chỗ, lồng
ngực nở rộng sang 2 bên, xương tay và xương chân phân hóa thích nghi với tư thế đứng thẳng,
đi bằng 2 chân.
b. Họat động 2 : Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú
Họat động của giáo viên
Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu
thông tin sách giáo khoa. Quan sát tranh một
số cơ trên cơ thể trả lời câu hỏi :
+ Hãy cho biết cơ mặt phân hoá thành từng
nhóm phù hợp với chức năng biểu hiện các
trạng thái tình cảm của con người như thế
nào ?

+ Hãy kể 1 số nhóm cơ tay, cơ chân mà em

Họat động của học sinh
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin trong sách
giáo khoa . Quan sát hình 14.4 và một số
tranh hệ cơ ở người.
- Học sinh có thể trả lời và bổ sung:
-> Lo âu, suy tư, sợ hãi, vui cười.
-> Cơ điều khiển ngón cái và ngón út phát

Trang 16


biết và vai trò của nó với con người ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân biệt từng
nhóm cơ.
+ Sự tiến hóa của hệ cơ ở người so với hệ cơ ở
thú thể hiện như thế nào ?
- Giáo viên chốt lại.
 Tiểu kết :

triển, thực hiện chức năng sử dụng công cụ
lao động , nhóm cơ quay, gập, duỗi cổ tay, cơ
cẳng chân to khoẻ.
-> Học sinh trả lời

- Cơ mặt và cơ vận động lưỡi phát triển → biểu hiện tình cảm, tiếng nói.
- Cơ tay và chân phân hoá, nhất là cơ ngón cái phát triển giúp người sử dụng công cụ lao động.
c. Họat động 3 : Vệ sinh hệ vận động
Họat động của giáo viên

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình
11.5 dựa vào kiến thức đã biết trao đổi nhóm
2 phút trả lời câu hỏi :
+ Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta
cần làm gì ?
+ Để chống cong vẹo cột sống trong lao động
và học tập cần phải chú ý những điều gì ?
- Giáo viên nhận xét phần thảo luận của học
sinh và bổ sung kiến thức.
- Giáo viên hỏi thêm
+ Em hãy tự liên hệ bản thân và cho biết xem
bản thân em hoặc bạn của em có bị vẹo cột
sống không ? Nếu đã bị thì vì sao ?
+ Hiện nay có nhiều học sinh bị cong vẹo cột
sống theo em vì nguyên nhân nào ?
+ Sau bài học hôm nay em sẽ làm gì ?
- Giáo viên liên hệ : Cần rèn luyện và lao
động để xương và cơ phát triển cân đối, luyện
tập TDTT phù hợp, lao động vừa sức, biết
được nguyên nhân gãy xương để tự phòng
tránh.
 Tiểu kết :

Họat động của học sinh
- Học sinh quan sát hình 11.5 sách giáo khoa
trang 39 trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời:
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ
sung.

- Học sinh tự rút ra kết luận.

- Học sinh tự liên hệ bản thân, đưa ra ý kiến
và nhận xét bổ sung.

- Để cơ xương phát triển cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, lao động vừa sức.
- Để chống cong vẹo cột sống cần mang vác đều ở hai bên, ngồi học đúng tư thế.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Củng cố: giáo viên chiếu sơ đồ tư duy để củng cố.
- Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở người mà không có ở động vật :
a. Xương sọ lớn hơn xương mặt
Trang 17


b. Cột sống cong hình cung
c. Lồng ngực nở theo chiều lưng bụng
d. Cơ nét mặt phân hóa
e. Cơ nhai phát triển.
f. Khớp cổ tay kém linh hoạt.
g. Khớp chậu đùi có cấu tạo hình cầu hố khớp sâu.
h. Xương bàn chân xếp trên một mặt phẳng.
i. Ngón chân cái đối diện với các ngón kia.
- Dặn dò :
- Học bài trả lòi câu hỏi sách giáo khoa.
- Chuẩn bị thực hành theo nhóm như nội dung sách giáo khoa và mang đến lớp vào tiết tới:
+ Mỗi nhóm chuẩn bị 2 nẹp dài 40 cm, rộng 4 – 5 cm
+ 4 cuộn băng y tế hoặc vải sạch, mỗi dải rộng 4 – 5 cm, khâu lại thành băng dài 2m.
 RÚT KINH NGHIỆM.

IV. Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

Tên đề tài: “Vận dụng phương pháp Động não trong dạy học Sinh học 8 ở trường
trung học cơ sở N’Thol Hạ”.
Người nghiên cứu:
Đơn vị : Trường THCS N’Thol Hạ, Đức Trọng.
Bước
1. Hiện trạng, nguyên
nhân

Hoạt động
Hiện trạng: Học sinh lớp 8 có tư duy độc lập, khả năng giải quyết
vấn đề chưa cao trong học tập môn Sinh học ở lớp. Chất lượng
môn Sinh học của học sinh lớp 8 còn thấp so với mặt bằng chung
của trường, của huyện.
Nguyên nhân:
+ Phương pháp dạy học của giáo viên còn thiếu tính tích cực,
bài học còn nặng nề, chưa thu hút học sinh. (Nguyên nhân chọn)
+ Học sinh chưa biết ý nghĩa của việc học tập bộ môn.
Trang 18


+ Học sinh chưa có được phương pháp ghi nhớ tốt, hay quên bài.
+ Học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động…

2. Giải pháp thay thế

3. Vấn đề nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu

4. Thiết kế


5. Đo lường

- Giáo viên phải tìm hiểu, vận dụng các phương pháp dạy học
tích cực trong các bài dạy của mình, trong đó có phương pháp
Động não trong dạy học Sinh học 8.
- Tôi (giáo viên trực tiếp giảng dạy) đã nghiên cứu, tìm hiểu và
sử dụng phương pháp Động não trong soạn bài và giảng dạy,
tôi chọn 2 lớp 8A3 làm lớp thực nghiệm và lớp 8A4 làm lớp đối
chứng.
Tôi chọn các tiết phù hợp trong Phân phối chương trình môn
Sinh học 8 để giảng dạy, như sau:
Tiết 5. Phản xạ
Tiết 7- Bộ xương
Tiết 8 – Cấu tạo và tính chất của xương
Tiết 9- Cấu tạo và tính chất của cơ
Tiết 10. Hoạt động của cơ
Tiết 11. Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động.
- Việc vận dụng phương pháp Động não có làm tăng kết
quả học tập môn Sinh học của học sinh lớp 8 hay không?
- Có, việc sử dụng phương pháp Động não có làm tăng kết
quả học tập môn Sinh học của học sinh lớp 8.
- Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương.
- Kiểm tra các nhóm tương đương bằng ttest độc lập.
- Tôi chọn 2 lớp 8 năm học 2015 - 2016 để nghiên cứu:
+ Nhóm thực nghiệm: Lớp 8A3
+ Nhóm đối chứng: Lớp 8A4
- Dữ liệu cần thu thập là kiến thức đối với môn Sinh học 8.
- Sử dụng bài kiểm tra thường trên lớp (15 phút) làm bài KT

trước và sau tác động.
- Kiểm chứng độ tin cậy: kiểm chứng bằng kiểm tra nhiều lần.
- Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu: Tôi nhờ các giáo viên cùng
môn, cùng tổ cùng phân tích bài kiểm tra, đối chiếu với chuẩn
Kiến thức kĩ năng và Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học
Trang 19


của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

6. Phân tích dữ liệu

- Sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập và mức độ ảnh
hưởng SMD trong phân tích kết quả điểm số bài kiểm tra.

7. Kết quả

Chưa có kết quả

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số kỹ thuật dạy và học tích cực. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình SEQAP.
2. Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học. Sách chuyên khảo. TS. Nguyễn Phúc
Chỉnh Nhà xuất bản Giáo dục 2005. Têp PDF
3. Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn: Phần sinh hoạt chuyên môn về
phương pháp, phương pháp dạy học tích cực (trang 137). NXB Đại học Sư phạm. Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
4. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học trung học cơ sở. Ngô
Văn Hưng (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Đỗ Thị Hà, Dương Thu Hương, Phan Hồng
The. NXB giáo dục Việt Nam 2009.
5. Mô-đun THCS 18 – Phương pháp dạy học tích cực. Tài liệu bồi dưỡng thường

xuyên cấp THCS. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tệp tin pdf.
6. Dạy học sinh học ở trường Trung học cơ sở tập 1, tập 2. Nguyễn Quang Vinh.
7. Sách giáo khoa và sách giáo viên môn Sinh học lớp 8. Nguyễn Quang Vinh (Tổng
chủ biên). NXB Giáo dục 2007.
8. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Dự án Việt – Bỉ.
Trang 20


NXB Đại học Sư phạm 2010
9. Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt - Bỉ. NXB Đại học Sư phạm
2010
10. Động não. Wikipedia Tiếng Việt.
11. 25 Useful Brainstorming Techniques. PERSONAL EXCELLENCE.COM
N’Thol Hạ, tháng ….. năm ………
Người thực hiện

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HIỆU TRƯỞNG
Nhận xét: .................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Trang 21


..................................................................................................................................................
Đánh giá: .................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
…………., ngày …… tháng …. năm ………
Hiệu trưởng

Trang 22



×