Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

DỰ THI dạy học THEO CHỦ đề TÍCH hợp môn sinh học 9 vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.25 KB, 40 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ỨNG HÒA
TRƯỜNG THCS CAO THÀNH

HỒ SƠ
DỰ THI DẠY HỌC
THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

1. Tên chủ đề dạy học:

“Vai trò của môi trường và tài nguyên
thiên nhiên đối với đời sống con người”.

2. Môn học chính của chủ đề : Sinh học.
3. Các môn học được tích hợp:

Hóa học, GDCD,

Địa lý, Vật lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, ...

1


PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN
Sở giáo dục và đào tạo Thành Phố Hà Nội.
Phòng GD &ĐT Huyện Ứng Hòa.
Trường THCS Cao Thành.
Địa chỉ: Cao Thành - Ứng Hòa – Hà Nội.
ĐT: 0433.899196. Email:
Thông tin về nhóm giáo viên:
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết ( trưởng nhóm )


Ngày Sinh: 09/10/1979.

Môn: sinh học

ĐT: 01655379167.- Email:
2. Họ và tên: Tạ Thị Kim Ngân
Ngày sinh: 01/7/1983

2

Môn: Hóa - Sinh


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC: “ VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI ” (4 tiết).
Môn: Sinh học 9
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được môi trường là gì từ đó nêu được thế nào là môi trường sống của
sinh vật.
- Kể tên được các môi trường sống của sinh vật, nêu được thế nào là tài nguyên thiên
nhiên.
- Nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Hiểu được hiệu quả phát triển môi trường bền vững, nêu được vai trò của môi
trường, tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người và sinh vật.
- Biết được vai trò của nước trong đời sống và sản xuất , xác định được những nguyên
nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biết đề xuất các biện pháp phòng chống ô nhiễm
nguồn nước
- Kể được những quy định cơ bản của phát luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên

thiên nhiên.
- Nêu được biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2. Kỹ năng:
- Giáo dục ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên
thiên nhiên, từ đó biết báo cho những người có trách nhiện để kịp thời sử lý.
- Biết bảo vệ môi trường ơ nhà ở trường, ở nơi công cộng đồng thời nhắc nhở các bạn
cùng thực hiện. kết hợp tuyên truyền cho mọi người dân cùng làm.
3. Thái độ:
Có ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
- Ý thức được nước là nguồn tài nguyên vô giá
- Có ý thức sử dụng hợp lí nguồn nước ngọt và giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm
.- Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
tài nguyên thiên nhiên.
- Học sinh cần có năng lực vân dụng kiến thức liên môn: Địa lý, hóa học, lịch sử,
GDCD, ngữ văn, vật lý, mỹ thuật âm nhạc… Để giải quyết các vấn đề trong bài học
đặt ra.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC:

3


- Đối tượng dạy học của bài là học sinh.
- Số lượng là 33em
- Số lớp thực hiện 1 lớp
- Khối lớp: 9
Một đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài này:
+ Bài học chúng tôi thực hiện là 4 tiết sinh học 9 đồng thời giảng dạy luôn đối với học
sinh lớp 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.

+ Các em là học sinh lớp 9 nên việc tiếp cận với kiến thức chương trình THCS là
thuận lợi. Học sinh không còn bỡ ngỡ lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp,
đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng
dạy.
IV. Ý NGHĨA BÀI HỌC:
Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học
vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc hết sức cần thiết. Điều
đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải
không ngừng trau rồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải
quyết các tình huống các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả
nhất. Chúng tôi trình bày và thực hiện và thử nghiệm một bài học nhỏ đối với môn
sinh học 9.
- Chúng tôi thấy rằng “Tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực. đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề
trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn
học đó.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sang tạo
trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
- Đối với bài học này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được thế nào là môi
trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên,các yếu tố của môi trường và tài nguyên
thiên nhiên, các loại môi trường sống của sinh vật.hiểu được nguyên nhân ngây ô
nhiễm môi trường,vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống
con người. Nắm được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên. Nêu được biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, tài
nguyên thiên nhiên cấp độ vi mô và vĩ mô. Từ các kiến thức liên môn đã được tích
hợp trong bài học.
- Khi Chúng tôi bắt tay vào thực tế để thực hiện bài học này thì tôi nhận thấy khi soạn
bài học có kết hợp các kiến thức các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn,
hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức học sinh sẽ linh hoạt hơn ,
sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và

được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vân dụng vào kiến thức vào thực tế tốt hơn.
V.THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU:
GV:
- Sưu tÇm mét sè h×nh ¶nh vÒ vai trò của m«i trường và tài nguyên thiên nhiên
4


- Sưu tÇm mét sè h×nh ¶nh vÒ c¸c nguyªn nh©n g©y « nhiÔm nguồn nước
- Chia líp thµnh 4 nhãm.
- Đồ dùng sắm vai
- Thông tin, tranh ảnh, videoclip về bảo vệ môi trường về tài nguyên thiên nhiên.
- Biểu đồ về sự biến đối diên tích rừng ở Việt Nam qua các thời kì.
- Phiếu câu hỏi cho hoạt động thảo luận nhóm.
- Thiết bị đồ dung dạy học liên quan đến công nghệ thông tin( Máy chiếu, đĩa CD –
máy chiếu Profecter).
Học sinh : tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
VI.

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đồ dung học tập của học sinh
3. bài mới

- Vào bài: Hôm nay cô và trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu kiến thức về môi trường và
tài nguyên thiên nhiên. Để học tốt bài này thì đòi hỏi chúng ta vân dụng kiến thức của
nhiều môn như: Hóa học, Địa lý, GDCD, Ngữ văn,vật lý, âm nhạc…Và kể cả nhiều
kiến thức chính trị xã hội
- Bài mới: Trình bày các quá trình dạy học - học trên bài giảng powerpoint
- Bài học được tiến hành trong bốn tiết học (180 phút)
- Tóm tắt nội dung chính của bài học mà giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu như

sau :
+ Mục I: Hình thành khái niện môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Để giúp học sinh hình thành khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên, GV và
học sinh quan sát tranh thiên nhiên và môi trường, sử dụng phương pháp vấn đáp kỹ
thuật động não, yêu cầu học sinh kết hợp nhớ lại kiến thức đã học của môn GDCD và
kiến thức đã học của môn sinh học, địa lý, ngữ văn, các kiến thức tự nhiên, xã hội do
học sinh tự tìm hiểu.
+ Mục II: Tìm hiểu vai trò tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
đối với đời sống con người.
Các phương pháp dạy học được sử dụng quan sát, phân tích, thảo luận nhóm, vấn đáp.
Các kĩ thuật dạy học như động não, nhóm
GV đưa ra các thông tin, sự kiện, câu chuyện, tranh ảnh… về tài nguyên và vai trò
của rừng, tài nguyên nước, về môi trường để học sinh phân tích , đánh giá, nhận xét,
rút ra kết luận.
Mục này cần tích hợp các kiến thức về sinh học, ngữ văn, địa lý.
+ Mục III: Tìm hiểu vai trò của nước và biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước
Các phương pháp dạy học được sử dụng quan sát, phân tích, thảo luận nhóm, vấn đáp.
Các kĩ thuật dạy học như động não, nhóm
5


HS hiểu được vai trò của nước trong đời sống và sản xuất , xác định được những
nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biết đề xuất các biện pháp phòng chống ô
nhiễm nguồn nước.
Mục này cần tích hợp các kiến thức về sinh học, hóa học, vật lý, GDCD, toán.
+ Mục IV: Tìm hiểu vì sao cần bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên thiên , trách
nhiệm của cá nhân và nhà nước.
Các phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử dụng: Thảo luận, vấn đáp, nhóm,
lập dự án, động não. GV giúp học sinh thấy được: môi trường sống của chúng ta đang
bị ô nhiễm nặng, nguồn tài nguyên đang bị khai thác thiếu kế hoạch, bị tàn phá, săn

bắt, khai thác đến mức cạn kiệt ( Qua các tranh ảnh, thông tin, videoclicp)
GV cho học sinh tìm hiểu tình huống, phân tích thông tin, để xác định trách nhiện của
cá nhân và nhà nước. Từ đó Lập kế hoạch bảo vệ MT và tài nguyên thiên nhiên.
Mục này cần tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý, sinh học.
+ Mục V: hướng dẫn học sinh thực hành thảo luân vấn đáp……
GV hướng dẫn HS làm thêm bài tập, trò chơi ô chữ để khắc sâu kiến thức và lập bản
đồ tư duy để khái quát hóa bài học.
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà

6


CHỦ ĐỀ: VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI. (4 TIẾT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. kiến thức:
- Nêu được thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Kể tên được các yếu tố của môi trường.
- Hiểu được thế nào là MT sống của sinh vật
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Kể tên được các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
- Nêu được vai trò của môi trường và tài nguyên đối với đời sống con người.
- Biết được vai trò của nước trong đời sống và sản xuất , xác định được những
nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biết đề xuất các biện pháp phòng chống ô
nhiễm nguồn nước
- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên
thiên nhiên
- Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ MT, TNTN.


2.Kỹ năng:
- Biết bảo vệ MT ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng
thực hiện.
- Tuyên truyền cho gia đình, nhân dân về bảo vệ môi trường.
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ MT, TNTN.Biết báo cho
những người có trách nhiệm để xử lý.
- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về tình hình môi trường, TNTN ơ nước ta và ở
địa phương.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi gây hại với MT, TNTN.
- Kĩ Năng tư duy sang tạo về biện pháp hành động để bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên.

3.Thái độ.
- Có ý thức gìn giữ và bảo vệ MT, TNTN, ủng hộ các biện pháp bảo vệ MT, TNTN.
- Lên án phê phán đấu tranh với nhữ hành vi,biểu hiện vi phạm pháp luật
về bảo vệ
MT, TNTN.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Tranh ảnh, thông tin, videoclip về bảo vệ MT và TNTN.
- Biểu đồ về sự biến đổi diện tích rừng ở Việt Nam qua các thời kì
7


- Phiếu câu hỏi cho các hoạt động thảo luận nhóm
- Máy chiếu, đầu Profecter
HS: -Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra đồ dùng học sinh
3.Bài mới: Hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu kiến thức về MT,TNTN

đồng thời vận dụng kiến thức của nhiều môn để học tốt bài này.
Hoạt động 1:QUAN SÁT VÀ TÌM HIỂU VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN,
MÔI TRƯỜNG.
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

GV cho hs quan sát một số bức tranh và I.Thế nào là MT ?
mô tả thiên nhiên và MT sống quanh ta.
? Quanh ta em thấy MT là gì?
* MT:là toàn bộ các
điều kiện TN nhân tạo
bao quanh con người,
có tác động đến đời
sống, sự tồn tại, phát
triển của con người và
TN.
Vậy thế nào MT sống của sinh vật?
*MT sống của sinh vật
là bao gồm tất cả
những gì bao quanh
chúng, tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp lên
sự sống, phát triển và
sinh sản của sinh vật.
Qua quan sát hình ảnh và kiến thức đã học
ở môn GDCD em hãy cho biết TN bao
gồm những yếu tố nào?
HS: Trả lời
Những Điều kiện TN

có sẵn (rừng núi sông)
hoặc do con người tạo
ra, như may bay đường
sá, công trình thủy lợi,
rác , khói bụi...
8

Hình thành và
phát triển năng
lực

Năng lực tự học và
năng lực sử dụng
ngô ngữ.

Năng lực tư duy để
tìm ra khái niệm
MT sống của sinh
vật.

Năng lực tư duy


GV; hỏi
Những yếu tố TN vừa kể trên có cần thiết
với con người không? Nó có giá trị như
thế nào đối với đời sống con người ?
HS: Trả lời
GV nhấn mạnh đây là nguồn tài nguyên
quan trọng kết hợp với những kiến thức đã

học thuộc môn địa lí và các tài liệu khác.
Em hiểu tài nguyên thiên nhiên là gì?

Năng lực giải
quyết vấn đề.

* TNTN là những của
cải có sẵn trong TN mà
con người có thể khai
thác , chế biến, sử dụng
phục vụ cuộc sống của
chúng ta ( Tài nguyên
rừng, TN đất, biển,
khoáng sản, nước ...)

GV tích hợp kiến thức môn địa lí
Tài TNTN nước ta rất phong phú và đa
dạng:
Tài nguyên nước có 2360 con sông dài
trên 10 km
Sinh vật: Thực vật có tới 14600 loài. Động
vật 11200 loài.

GV: Các em đã hình thành hai khái niệm
em hãy cho biết TNTN và MT có quan hệ TNTN là một bộ phận
với nhau như thế nào?Cho VD cụ thể?
thiết yếu của MT. Một
họat động khai thác TN
GV chốt kiến thức.
để ảnh hưởng đến MT.

MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên.
TNTN là những của cải vật chất có sẵn
trong tự nhiên mà con người có thể khai
thác, chể biến, sử dụng, phục vụi cuộc
sống con người. TNTN là một bộ phận
thiết yếu của MT, có liên quan chặt chẽ
với MT.
GV: Nhấn mạnh MT ở bài học này là MT
sinh thái khác hẳn MT xã hội, như“ Như
môi trường giáo dục, MT học tập’’.
9


Hoạt động 2: THẢO LUẬN NHÓM TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY Ô
NHIỄM MT VÀ VAI TRÒ CỦA MT, TNTN.
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

GV: Đưa bảng thông tin về tình hình MT,
tác động của con người và hậu quả của
tác động đó đối với MT, TN
Cho học sinh nghiên cứu thông tin
Câu hỏi: dựa vào bài 53 SGK sinh 9 ở
mục II em hãy hoàn thành bảng 53.1 vậy
hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây
cháy rừng sẽ dẫn đến hậu quả gì?

HS trả lời
GV tích hợp môn lịch sử,hóa học cung
cấp thông tin:
Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất độc
điôxin vào ngày 10/8/1961 do chiếc máy
bay trực thăng H34 theo quốc lộ 14 từ
Kom Tum lên Đắc Lộ bắt đầu cuộc chiến
tranh hóa học dã man bậc nhất trong lịch
sử nhân loài với mật danh“Ranch Hand’’,
cho tới khi kết thúc năm 1971, đã có
khoảng 170kg điôxin-loại chất độc mà chỉ
cần một thìa cà phê cũng có thể giết hàng
trục triệu người. Điôxin loại chất độc đe
dọa trực tiếp đến sự sống của mỗi loài
sinh vật là vùng rừng dày đặc. Quảng trị
sớm trở thành một trọng điểm trong kế
hoạch thiết lập“vành đai trắng’’ của giặc.
Khoảng 15.000 nạn nhân trong đó gần
2.000 người chết do nhiễm độc quá nặng.
Có hơn 1.500ha rừng, hoa màu thời đó đã
bị chết do chất độc từ máy bay Mỹ thả
xuống, chủ yếu tập trung ở huyện Can Lộ

II.Vai trò của môi
trường và tài nguyên
thiên nhiên:

Hình thành và
phát triển năng
lực


Năng lực tự học
Năng lực tư duy

10

Môi trường và tài
nguyên thiên nhiên có
tầm quan trọng đặc biệt
đối với đời sống con
người.
-Cung cấp cơ sở vật
chất để phát triển kinh
tế-văn hóa-xã hội(cung
cấp: khoáng sản, gỗ
quý, thủy hải sản...)
-Tạo cuộc sống tinh


ngày nay.Những lớp người từ chiến
trường xưa kia bị nhiễm độc trở về để lại
cho thế hệ con cháu của họ những căn
bệnh và tật di truyền. Trên toàn lãnh thổ
Việt Nam hiện có hàng nghìn cháu bé bị
tật bẩm sinh do nhiễm chất độc điôxin.
Đế quốc Mỹ dội bom xuống cánh rừng
Trường Sơn không những làm giảm diện
tích rừng che phủ của ta, mà còn làm cho
môi trường bị ô nhiễm nặng và kéo dài
qua các thời kì rất khó khắc phục.

GV: cho học sinh nghiên cứu thông tin
bài 58 SGK
Thảo luận nhóm:
Câu 1:Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
lũ lụt ( mà do con người tạo ra)?
Câu 2: Thế nào là sử dụng hợp lí tài
nguyên rừng ?
Câu 3: Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có
ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên
khác?
Câu 4: Nêu tác dụng của rừng đối với đời
sống con người?
GV:chốt lại nội dung thảo luận của học
sinh
Câu 1:- khai thác rừng bừa bãi ,không
theo quy hoạch, không tuân thủ biện pháp
lâm sinh, không tái sinh rừng.
- Lâm tặc hoành hành
- Nạn du canh ,du cư ,phá rừng lấy đất
canh tác , nhiều
- Vụ cháy rừng ,xâm hại tới tài nguyên
- Diện tích rừng phòng hộ bị thu hẹp
Câu 2: sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là
phải kết hợp giữa khai thác có mức độ tài
nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng .
Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên,
các vườn quốc gia ....để bảo vệ các khu
rừng quý đang có nguy cơ bi khai thác .
VD: Việt Nam có diện tích rừng lớn
nhưng diện tích rừng ngày càng giảm

Câu 3: Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có
ảnh hưởng tới

thần cho con người như
các khu du lịch...
-Làm con người vui
tươi, khỏe mạnh, làm
giàu đời sống tinh thần

11

Năng lực hợp tác
Năng lực tư duy


Việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên
sinh vật khác
Như :giữ vai trò quan trọng trong điều
hòa khí hậu, góp phần ngăn chặn nạn lũ
lụt, xói mòn đất .....rừng là ngôi nhà
chung của động vật và vi sinh vật
Câu 4:vai trò của rừng đối với đời sống
con người
Cung cấp nhiều loại lâm sản quý,như gỗ
củi thuốc nhuộm ,thuốc chữa bệnh , điều
hòa khí hậu
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá mà
có thể khai thác
Chế biến,sử dụng phục vụ cho đời sống
của con người

GV:đưa thông tin :
GV kể: trong tác phẩm văn học“Nắng
Đồng Bằng’’ của Chu Lai,có một chi tiết
rất đáng chú ý : Trong đoàn người chạy
loạn, không tìm ra nguồn nước uống mấy
tên lính ngụy,chiếm một hố bom có một ít
nước ,chúng bắt mọi người phải đổi
những đồ trang sức quý giá để lấy một ca
nước uống và ai cũng chấp nhận .
? Câu chuyện trên em hãy cho biết giá trị
của tài nguyên nước trong đời sống con
người?
HS trả lời:
GV các em hãy vận dụng những kiến thức
đã học ở môn sinh và địa lí em hãy phân
tích tác động và ảnh hưởng của môi
trường đối với đời sống con người ?
- môi trường trong lành
- môi trường bị ô nhiễm
HS phân tích
GV : từ việc nghiên cứu thông tin kết hợp
những kiến thức hiểu biết của môn sinh
học và địa lí, em hay rút ra kết luận về vai
trò của môi tường và tài nguyên thiên
nhiên đối với đời sống con người ?

12

Năng lực giao
tiếp, năng lực sư

dụng ngôn ngữ


GV tích hợp môn ngữ văn
Em hãy giải thích câu thành ngữ “rừng
vàng, biển bạc’’
GV kết luận :câu thành ngữ “rừng vàng
biển bạc” là câu
Nói quen thuộc của ông cha ta chỉ sự giàu
có , trù phú của nước ta về TNTN .Câu
nói thể hiện lòng tự hào niềm yêu quý đối
với của cải giang sơn gấm vóc của dân tộc
.Rừng vàng : ý muốn nói vai trò của rừng
đối với con người là rất quan trọng , quý
như vàng. Từ rừng có thể khai thác được
nhiều lâm sản , trồng trọt , rừng là lá phổi
xanh điều hòa bầu khí quyển ....Biển
bạc:là nơi cung cấp nguồn thủy hải sản vô
giá , đồng thời biển là nơi du lịch ...
Chúng ta hãy hành động để bảo vệ “rừng
vàng biển bạc” . con người ta phải biết
cách khai thác hợp lí để cho rừng và biển
trở thành vàng bạc thực sự.(tức là nó chỉ
đúng khi con người chúng ta biết khai
thác sử dụng đúng cách, chứ không thể đi
phá cây , chặt rừng ,đánh bắt thủy hải sản
không theo quy định mà gọi là “rừng
vàng biển bạc” được.)
GV cho HS quan sát tranh về môi trường
bị ô nhiễm

-Em có nhận xét gì về thực trạng môi
trường sống của chúng ta hiện nay?
-Qua các kiến thức về tự nhiên và xã hội
em có nhận xét gì về thực trạng của
nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt
Nam và thế giới?
GV kết luận:

13

Năng lực giao
tiếp, năng lực sư
dụng ngôn ngữ


-Đất trồng trọt đang bị mất khả năng sản
xuất do nạn xói mòn nhiều đất hoang hóa
và bạc màu
-nguồn nước(sông,biển,hồ...) đang bị ô
nhiễm nặng.
-diện tích rừng bị thu hẹp, mất dần những
cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, những
loại gỗ quý,những loài động vật quý hiếm
-khí hậu có sự thay đổi, trái đất đang dần
nóng lên
+ Môi trường sống đang bị ô nhiễm
+ TNTN đang bi khai thác cạn kiệt
GV:tiếp tục cho thảo luận nhóm
-nhóm 1: Nêu các hành vi làm ô nhiễm
môi trường ?

Bản thân em đã có những hành vi gì gây
ảnh hưởng đến môi trường?
-nhóm 2: Nêu các hành vi làm cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên ? liên hệ bản thân và
gia đình.
-nhóm 3: Các hành vi làm ô nhiễm môi
trường . Cạn kiệt tài gây ra những hậu quả
gì?
HS báo kết quả và nhận xét . bổ xung
(Gv lưu ý :Hiện nay bản thân các em. Gia
đìnhcác em và những người xung quanh
đã có những hành vi làm ô nhiễm môi
trường như: lạm dụng thuốc bảo vệ thực
vật vứt rác thải không phân hủy bừa bãi ...
Đối với tài nguyên thiên nhiên thì cũng đã
khai thác và sử dụng nguồn nước sạch
bừa bãi :rửa chuồng lợn .đánh vữa hồ xây
dựng ....Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có
nguy cơ thiếu nước sạch đê phục vụ nhu
cầu đời sống con người) do đó:
Nước là một tài nguyên thiên nhiên quý.
Vì nước rất quan trọng trong đời sống và
sản xuất, vậy thế nào được gọi là nước
sạch, nước bị ô nhiễm đồng thời các em
thấy được vai trò của nước và những biện
pháp để bảo vệ nguồn nước thông qua
hoạt động III

14


Năng lực hợp tác,
năng lực giải
quyết vấn đề, năng
lực tự quản lý.


Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ BIỆN PHÁP CHỐNG
Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
* Mục tiêu: - HS hiểu được vai trò của nước trong đời sống và sản xuất , xác định
được những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biết đề xuất các biện pháp
phòng chống ô nhiễm nguồn nước.
* Thực hiện:

15


Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hình thành và
phát triển năng
lực

III. Vai trò của nước
trong đời sống vào sản
xuất. Chống ô nhiễm
nguồn nước
1.Một số tính chất của
nước:

- GV tích hợp môn Khoa học lớp 4: Các
em hãy quan sát cốc nước trên bàn các em
và sử dụng các giác quan để nhận biết
màu, mùi, vị của nước!
- HS: Sử dụng các giác quan và nhận xét
được:
Nước là chất lỏng không màu, không
mùi, không vị.

Năng lực tư duy
và năng lực sử
dụng ngôn ngữ.

- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung và rút ra
kết luận.
-Nước là chất lỏng
không màu, không mùi,
không vị.
- GV tích hợp môn Vật lí 7 và bài 36
trang 123 môn hóa học : Cho HS quan sát
hình ảnh đo nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông
đặc của nước ,GV giới thiệu: Hình a đo
nhiệt độ hơi nước đang sôi. Hình b đo
nhiệt độ nước đá đang tan.

-GV:Hãy cho biết nhiệt độ sôi và nhiệt độ
đông đặc của nước?
- HS quan sát hình ảnh và nêu được:
Nước sôi ở 1000C, đông đặc ở 00C.
m

m
-DGV
= nhận
D =xét, chỉnh lí, bổ sung và rút ra
V

V

16


Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hình thành và
phát triển năng
lực

2. Vai trò của nước
- GV tích hợp môn Mĩ thuật: GV Mời
nhóm 1 giới thiệu tranh tự vẽ về chủ đề
vai trò của nước
HS : Treo tranh và trình bày nội dung bức
tranh.
- HS nêu được:
+ Nước hòa tan một số chất cần thiết cho
cơ thể.
+ Nước tham gia vào nhiều quá trình hóa
học quan trọng trong cơ thể.

+ Nước cần thiết cho đời sống và cho các
ngành sản xuất( Nông nghiệp, công
nghiệp, giao thông vận tải,...)
GV nhận xét bổ sung.
Mời các em tham khảo một số bức tranh
của hoạ sĩ vẽ về vai trò của nước để bổ
sung kiến thức mĩ thuật và hiểu hơn về
vai trò của nước.
GV:Em hình dung nếu không có nước thì
Năng lực tư duy
sự sống của con người và các loài sinh vật
trên trái đất sẽ ra sao?
HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.
HS : con người và các loài sinh vật trên
trái đất sẽ chết nếu không có nước .
GV:Nêu các vai trò cuả nước mà các em Nước hòa tan nhiều
đã tìm hiểu được?
chất dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể sống.
Nước cũng tham gia
vào nhiều quá trình hóa
học quan trọng trong
cơ thể người và động
vật. Nước rất cần thiết
cho đời sống hang
ngày, sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp,
xây dựng, giao thông
vận tải…
17



- GV:Các em thân mến! Các em muốn 3. Biện pháp chống ô
xem phim không? Cô giáo mời các em nhiễm nguồn nước
xem đoạn phim sau.
GV: Cảm xúc của em khi xem phim?
HS : Qua đoạn phim em thấy rằng con
Năng lực tư duy,
người không thể sống được nếu thiếu
năng lực giải
nước.
quyết vấn đề.
GV: Đúng rồi các em ạ ! Đoạn phim đã
cho chúng ta thấy nỗi khổ của những
người dân sống ở 1 nơi nguồn nước khan
hiếm. Bạn nhỏ trong đoạn phim phải rất
vất vả mới cỏ thể lấy được 1 chút nước
mang về cho bố đang bị bệnh.
- GV: Lượng nước trên trái đất phân bố
không đồng đều cho HS quan sát biểu đồ
“sự phân bố nước trên trái đất” để học
sinh thấy được lượng nước ngọt là rất nhỏ
so với lượng nước trên trái đất và thông
báo thực trạng nước hiện nay.
-GV giảng: Song nhu cầu sử dụng nước
ngày càng tăng .
Chiếu bài tập trên màn hình:
Hướng dẫn:
a.Tích hợp môn Toán 6: Tính tỉ số (%) bài
16 toán 6 tập 2

(GV nhắc lại quy tắc tính tỉ số %)
b.Vẽ biểu đồ:Tích hợp môn toán 7 bài 3
biểu đồ toán 7 tập 2
- GV hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu đồ
đoạn thẳng.
- GV: Yêu cầu HS quan sát các hình ảnh
của nhóm trên màn hình, thảo luận nhóm
theo kĩ thuật khăn phủ bàn nêu nguyên
nhân gây ô nhiễm nguồn nước qua từng
bức tranh của nhóm mình
- YC đại diện nhóm lên treo kết quả hoạt
động, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS: Trao đổi nhóm để thống nhất đáp án
trả lời:
* Nhóm 1:
- Nguyên nhân:
+Do sinh hoạt của con người( đổ rác,...)
+Do sự phân huỷ của xác động thực vật.
18

Năng lực tính
toán.

Năng lực hợp tác


- Biện pháp:Không vứt rác thải, xác chết
động vật xuống sông , ao, hồ,...
* Nhóm 2:
- Nguyên nhân:Do sản xuất nông

nghiệp( phun thuốc trừ sâu, thốc diệt
cỏ,...)
- Biện pháp: Hạn chế sử dụng thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ.
* Nhóm 3:
- Nguyên nhân: Do hoạt động của các nhà
máy, xí nghiệp
- Biện pháp: Xử lí nước thải sinh hoạt ,
nước thải công nghiệp, khí thải ra môi
trường. Trồng cây xanh
GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung và rút ra
kết luận

- Không vứt rác thải,
xác chết động vật
xuống sông , ao, hồ,...
- Hạn chế sử dụng
thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ.
-Xử lí nước thải sinh
hoạt , nước thải công
nghiệp, khí thải ra môi
trường. Trồng cây xanh
- Sử dụng tiết kiệm
nguồn nước sạch.

- Tích cực tuyên truyền
chống ô nhiễm nguồn
nước.


- GV tích hợp bài 17,môn Địa lí 7: Hậu
quả của ô nhiễm nguồn nước?
- GV tích hợp bài 17,môn Địa lí 7: Đề
xuất các biện pháp chống ô nhiễm nguồn
nước?
- HS: báo cáo các đề xuất của mình, nêu
được: Sö dông tiÕt kiÖm nguån níc s¹ch
- GV cho HS xem đoạn video sử dụng
nước lãng phí và yêu cầu học sinh đề xuất
biện pháp chống cạn kiệt nguồn nước.
- GV đề xuất thêm giải pháp: TÝch cùc
tuyªn truyÒn chèng « nhiÔm nguån níc
- GV tích hợp môn Mĩ thuật: GV Mời
nhóm 2 giới thiệu tranh tự vẽ về chủ đề
giữ gìn vệ sinh môi trường nước .
HS : Treo tranh
19

Năng lực tư duy,
năng lực giải
quyết vấn đề.


- GV: Trong tranh các bạn đã làm được
những việc gì để bảo vệ môi trường
nước?
HS : Trình bày nội dung bức tranh và đối
chiếu với những biện pháp đã chốt ở trên.
GV nhận xét bổ sung.
GV kết luận: ô nhiễm môi trường . Hủy

hoại môi trường. sử dụng tài nguyên
không hợp lí, Không có kế hoạch sẽ làm
mất cân bằng sinh thái ,làm cho môi
trường bị suy thoái gây các hiện tượng lũ
lụt, mưa bão, làm ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh hoat của con người .do đó đòi hỏi
chúng ta cần có những biệt pháp, tránh
nhiệm để bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
GV cung cấp thêm thông tin về vai trò
của biển, đảo:
* Tuần lễ biển và hải đảo Viêt Nam từ
ngày 1/6 dến ngày 8/6, được chính phủ
quy định trong nghị định số 25/2009/NĐCP ngày 06/3/2009 và được tổ chức hàng
năm để hưởng ứng ngày môi trường thế
giới ( 05/6 ) và ngày đại dương thế giới
( 08/6 ).
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hàng
năm là dịp để Việt Nam khẳng định tiềm
lực lớn về kinh tế Biển, thể hiện ý chí
quyết tâm phát triển toàn diện ngành nghề
Biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường
vùng Biển, Đảo bền vững và bảo vệ vững
chắc chủ quyền quốc gia trên Biển.
Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt
Nam là dịp để tuyên truyền, vận động mọi
người dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn
tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát
huy giá trị của tài nguyên và môi trường
Biển, Đảo; lòng tự hào, ý thức dân tộc đối

với chủ quyền vùng Biển của tổ quốc, góp
phần giữ vững ổn định và phát triển đất
nước.

20


Hoạt động 4 :TÌM HIỂU NHỮNG BIỆT PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt
III.Bảo vệ môi trường
và tài nguyên thiên
nhiên.

Hình thành và
phát triển năng
lực
năng lực tự học,
năng lực tư duy

GV cung cấp một số tranh ảnh về bảo vệ
môi trường, tai nguyên thiên nhiên.
1.Bảo vệ môi trường
-Giữ cho môi trường
Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường?
trong lành, sạch đẹp,
đảm bảo cân bằng sinh
GV kết luận

thái, cải thiện môi
trường.
GV dùng phương pháp động não .nêu ra -Ngăn chặn, khắc phục
những vấn đề sau:
các hậu quả xấu do
con người và thiên
nhiên gây ra.

? GV hỏi: Em hiểu thế nào là bảo vệ
TNTN

2. Bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên.
- Khai thác, sử dụng
hợp lý,tiết kiệm nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
Năng lực giải
quyết vấn đề.

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên là trách nhiệm của ai?
-Là trách nhiệm của mọi người,mọi quốc
gia, mọi dân tộc
Em hãy cho biết các biệt pháp bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên?

21

3. Các biệt pháp bảo
vệ môi trường và tài

nguyên thiên nhiên.
-Thực hiện quy định
của pháp luật về bảo
vệ MT và TNTN
-biết tiết kiệm các


-Theo em Nhà nước có trách nhiệm gì
trong việc bảo vê môi trường và tài
nguyên thiên nhiên?
HS trả lời
-Ban hành luật về bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trường
-Quản lí việc khai thác tài nguyên
-kiểm tra giám sát và sử lí các hành vi
làm ô nhiễm môi trường .
GV cung cấp một số điều luật(SGK sinh
học 9 bài 61 trang 184)
Bản thân em đã và sẽ làm gì để góp phần
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên ?
HS trả lời. HS khác nhận xét.
GV: dựa vào kiến thức địa lí 7 em hãy
cho biết các nước trên thế giới đã tham
gia kí kết nghị định gì về cắt giảm lượng
khí thải toàn cầu?
HS trả lời: nghị định thư Kiôtô
GV mở rộng thêm kiến thức về nghị định
thư Kiôtô.
GV nhận xét, chốt ý.

*kết luận:
-biệt pháp vi mô (hành động của mọi
người): giữ gìn vệ sinh môi trường xung
quanh ,trồng cây xanh sử dụng hóa chất
bảo vệ thực vật đúng quy định..
-Biện pháp vĩ mô (của nhà nước) : ban
hành pháp luật về bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên:tuyên truyền. Giáo
dục cho mọi người dân về nghĩa vụ bảo
vệ môi trường: xử lí những hành vi, vi
phạm: tham gia các chương trình, hợp tác
quốc tế và bảo vệ môi trường.

nguồn TNTN
-Lên án, phê phán ,tố
cáo các hành vi làm ô
nhiễm môi trường, làm
suy kệt tài nguyên
thiên nhiên.
Năng lực giải
quyết vấn đề.

Hoạt động 5 : XỬ LÍ TÌNH HUỐNG VÀ TRÌNH BÀY SUY NGHĨ VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu : phát triển kĩ năng đánh giá và ứng xử trước những tình huống liên quan
đến vấn đề môi trường .
-Rèn luyện các KNS: Ra quyết định : tư duy phê phán: kiểm soát cảm xúc.

22



Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

GV nêu tình huống: Ở gia đình nơi Nam
sinh sống . một số người thường vứt xác
động vật chết xuống hồ, ao
Hoặc vứt rác ra đường
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
sau:
+ Em hãy nhận xét hành vi nêu trên .
+Nếu em là Nam chứng kiến việc đó em
sẽ làm gì ?
HS thảo luận tranh luận về cách đánh giá
hành vi . về những cách ứng xử có thể có
và những điều có lợi
Hoặc có hai cách ứng xử và lựa chọn cách
ứng xử tối ưu trong những trường hợp
điều kiện cụ thể.
* kết luận: GV định hướng cho học sinh.
- Hành vi đó là sai, vi phạm pháp luật gây
ô nhiễm môi trường, nguồn nước, ảnh
hưởng sấu đến sức khỏe con người.
- Nếu chứng kiến sự việc, em phải ngăn
chặn bằng cách góp ý, khuyên nhủ, thuyết
phục, người đó không vứt xác động vật
chết ra đường hoặc xuống ao, hồ; Phân
tích rõ tác hại của việc làm đó, nếu không
ngăn chặn được kịp thời báo người có

trách nhiệm biết để ngăn chặn, xử lý.
(Có thể cho học sinh chơi trò chơi sắm
vai trong tình huống trên).
GV tiến hành cho HS chơi trò chơi ô chữ.
HS thực hành và trình bày cá nhân.
GV yêu cầu học sinh nhân xét.
GV kết luận và cung cấp đoạn văn mẫu.
Hè vừa qua các em đã có chuyến tham
quan du lịch xuyên việt cùng gia đình.
Chuyến tham quan đó khiến em rất vui.
Tuy nhiên có một vài điều về vấn đề
MTTN mà em gặp phải trong chuyến đi
đó khiến em rất buồn. Đó là hiện tượng
không giữ gìn vệ sinh đường phố, có rất
nhiều biểu hiện gây ô nhiễm môi trường,
23

Xử lý được tình huống
đặt ra và nhận thức
được hành vi đúng, sai
và tuyên truyền được
về ý nghĩa của môi
trường và tài nguyên
thiên nhiên đối với đời
sống con người.

Hình thành và
phát triển năng
lực
Năng lực giao

tiếp, năng lực
hợp tác, năng lực
giải quyết vấn đề.


nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường
hoặc nơi công cộng, ăn song một que kem
hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt
giấy xuống đất, Uống song một lon nước
ngọt hay một chai nước suối, vứt lon hay
vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù
thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí
khi ăn song một tép kẹo cao su, họ cũng
không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi
trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác.
Công viên. Nơi được xem là có bầu
không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con
người thư giãn, hay chùa chiền, Vốn là
nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi
hiện tượng này. Đối với em những hành
vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng, đổ
nước thải sinh hoạt xuống cống rãnh là
những hành động xấu. Đáng chê trách.
Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng
cho mọi người. Em mong rằng mỗi người
cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi
trường để môi trường sống của chúng ta
nói chung và ở những nơi thamquan du
lịch nói riêng ngày càng trong sạch.


Hoạt động 6:

VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỂ LIÊN HỆ THỰC TẾ
Hỏi và trả lời
GV đặt câu hỏi về những nội dung đã học, gọi 1 HS này lại đặt câu hỏi tiếp tục 1 câu
hỏi nữa, HS thứ 2 trả lời và tiếp tục quá trình hỏi và trả lời với các bạn trong lớp cho
đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại ( xem tư liệu tham khảo cho Hoạt
động 6)
GV đưa câu hỏi, bài tập lên bảng cho học sinh quan sát và trả lời.
Câu 1: Em hãy nhận xét về môi trường Việt Nam hiện nay.
Câu 2: Hiện tượng đất bị xói mòn rửa trôi, nghèo kiệt dinh dưỡng, ô nhiễm là do
những nguyên nhân nào?
Câu 3: Theo em, rừng có vai trò như thế nào đối với con người?
Câu 4: Nguồn nước ở Việt Nam nhiều nơi bị ô nhiễm là do nguyên nhân nào?
Câu 5: Theo em các khu đô thị, khu dân cư nông thôn của ta bị ô nhiễm bụi
nghiêm trọng là do đâu?
Câu 6: Ở xã, thôn em ở có tình trạng ô nhiễm MT không? Kể tên một số nguyên
nhân gây ô nhiễm đó .
24


Câu 7: Để xây dựng trường ta luôn xanh- sạch- đẹp, theo em học sinh chúng ta cần
thực hiện những công việc cụ thể nào ?
Câu 8: theo em thế nào là sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên ?
Đáp án
Câu 1: Xuống cấp nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng.
Câu 2: Thoát hóa, khô hạn, sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa ngập úng do chất thải,
phân hóa học và chất độc hóa học.
Câu 3:Điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, giữ nước ngầm và giữ các nguồn gen quý
Câu 4: Nước thải CN, thủ CN,nước.

Thải sinh hoạt chưa xử lý xả vào nguồn nước mặt; sử dụng hóa chất trong CN,NN ->
nước ngầm bị ô nhiễm.
Câu 5: Nhà máy thải khói bụi: các phương tiện GT: các công trình XD
Câu 6:(HS kể các hiện tượng ở địa phương) VD: vứt rác chất thải bừa bãi; Đổ nước
thải chất thải CN vào nguồn nước sử dụng phân hóa học quá mức; sử dụng thuốc trừ
sâu không đúng cách hoặc dùng thuốc độc trừ sâu; Đốt rừng làm nương;Dùng thuốc
nổ, chất hóa học đánh bắt cá.
Câu 7: HS cần: -Giữ gìn vệ sinh lớp sạch sẽ.
-Trồng và chăm sóc cây bóng mát, cây cảnh.
-Tuyên truyền bằng nhiều biệt pháp trong trường ( kịch, vẽ tranh, thi
làm đồ dùng tự chế bằng VL phế thải, thi viết về chủ đề MT ...)
-Tuyên dương, khen thưởng, kỷ luật.
-Bố trí hợp lý các khu nhà vệ sinh...
Câu 8:sống hòa hợp thân thiện với thiên nhiên là: sống gần gũi,thân thiện;tôn trọng quy
luật thiên nhiên;biết khai thác hợp lý, khắc phục những tác hại cho thiên nhiên gây ra.
Hoạt động 7: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG KẾ
HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở ĐỊA
PHƯƠNG
Mục tiêu:- HS biết đánh giá tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở địa
phương và góp phần bảo vệ môi trường , tài nguyên thiên nhiên .
-Rèn luyện KNS: Tìm hiểu về xử lí thông tin : tư duy phê phán: lập kế hoạch, đảm
nhận trách nhiêm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hình thành và
phát triển năng
lực
Cách tiến hành:
Năng lực tư
a. GV hướng dẫn các nhóm HS xây dựng

duy, năng lực
25


×