Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

bài giảng sinh thái nhân văn chương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 28 trang )

SINH THÁI NHÂN VĂN
BÀI 1:
Lý thuyết sinh thái nhân văn

Khái niệm sinh thái nhân văn


Sinh thái nhân văn là gì?
Sinh thái nhân văn là nghiên cứu về mối quan hệ giữa
con người và thế giới tự nhiên. Xem hệ xã hội và hệ tự
nhiên là các hệ thống mở, liên tục tác động qua lại nhau,
thông qua các dòng vật chất, năng lượng và thông tin.
Những thay đổi ở một hệ là kết quả của những tác động
qua lại giữa các hợp phần nội tại trong chính hệ đó, và
những sức ép bởi những tác động từ hệ còn lại.

1


Mục đích




Nghiên cứu sinh thái nhân văn trong hệ sinh thái nông
nghiệp không giống như nghiên cứu sinh thái thuần tuý,
nó cuối cùng là giúp định hướng cho việc ra chính sách.
Mục tiêu của nó không những mô tả hoạt động chức năng
của hệ mà còn phải đề ra các cách từ đó hệ sinh thái nông
nghiệp có thể thay đổi để đáp ứng với một số nguyện
vọng cụ thể của con người: một nền nông nghiệp bền


vững.
Giúp các nhà khoa học xã hội và các nhà khoa học tự
nhiên có được hiểu biết rộng hơn về các vấn đề thuộc
chuyên ngành riêng lẻ của họ tác động qua lại trong thế
giới tự nhiên như thế nào.

Các cách tiếp cận sử dụng trong nghiên cứu sinh
thái nhân văn:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Chủ nghĩa môi trường quyết định
Chủ nghĩa môi trường có khả năng quyết định
Khái niệm sinh thái văn hoá
Mô hình dựa trên cơ sở hệ sinh thái
Mô hình dựa trên các thành phần tham gia
Mô hình hệ thống sinh thái nhân văn

Không có cách tiếp cận nào được cho là hoàn toàn mới.
Trong thực tế, một mô hình nào đó được đưa ra thường
là kết quả của sự hồi qui của nhiều mô hình đang được
hoặc đã từng được sử dụng trong khoa học xã hội.

2



1. Chủ nghĩa môi trường quyết định
Liệu có mối liên hệ giữa
các yếu tố khí hậu với mức
độ giàu nghèo của các
quốc gia?

1. Chủ nghĩa môi trường quyết định

3


1. Chủ nghĩa môi trường quyết định





Tất cả các khía cạnh về văn hoá và hành vi của con
người đều chịu chi phối bởi những ảnh hưởng trực tiếp
của môi trường.
Thống trị tư tưởng của các nhà địa lý trong những năm
1920s.
Ví dụ Anh là một quốc gia của những người đi biển bởi
vì dân cư ở đây thuộc chủng tộc sống trên đảo, bao
quanh bởi biển cả; người Arabs theo đạo [một thần]
Muslim vì họ sống ở sa mạc rộng lớn làm cho suy nghĩ
của họ hướng về một chúa; người Eskimos là người du
mục nguyên thuỷ vì điều kiện sống khắc nghiệt do nơi ở
lạnh giá của họ đã kìm hãm xã hội của họ phát triển.


Việt Nam: Có gì khác biệt giữa 3 vùng?
Miền bắc

Miền trung
Motivation achievement?

Miền nam

4


1. Chủ nghĩa môi trường quyết định
Another big bestseller from the author of "Guns,
Germs and Steel" follows his survey of cultures
approach to answer the question why certain societies
survive or do not with the provocative subtitle that
many cultures choose to die by making seemingly
irrational decisions that lead toward their doom.
Unlike his earlier book in which environmental
determinism seemed to indicate that cultures were
gifted by being in the right regions of the Earth,
leading to their greater opportunity to become the
leading countries of today, Diamond delves deeper in
examining how selected societies faced with an
environmental crisis had the opportunity to turn back
from the brink but either lacked the knowledge or
allowed themselves to be lead into oblivion by
cultural and marketplace factors.

2. Chủ nghĩa môi trường có khả năng quyết định


5


2. Chủ nghĩa môi trường có khả năng quyết định




Trong khi môi trường không trực tiếp ảnh hưởng đến
sự phát triển của các nền văn hoá, sự hiện diện hoặc
thiếu vắng các yếu tố môi trường nào đó sẽ hạn chế sự
phát triển này – có thể cho phép hoặc ngăn cản sự phát
triển xảy ra.
Sự phát triển của các nền văn minh có thể giải thích
thông qua những phản ứng của con người trước các
điều kiện môi trường.
Nó không thể dự đoán được rằng văn minh hoá sẽ xảy
ra hay không xảy ra trong các điều kiện thích hợp nào
đó.

3. Khái niệm sinh thái văn hoá









Sinh thái văn hoá chủ yếu đặt trọng tâm vào nghiên cứu
khía cạnh con người trong công thức con người –môi
trường.
Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là động lực ở đó
cả văn hoá và môi trường liên tục thích ứng và tái thích
ứng trước những tác động thay đổi của yếu tố này lên
yếu tố kia
Steward đã giải thích các khía cạnh cấu trúc của văn hoá
người Shoshone trong bối cải nguồn tài nguyên hữu hạn
của nơi ở bán sa mạc, nghèo kiệt.
“Chỉ có tâm điểm văn hoá” (cultural core) là có ý nghĩa
thích nghi. Cụ thể, Steward nghĩ rằng công nghệ, dân số,
kinh tế, và tổ chức xã hội là một phần của “tâm điểm”

6


3. Khái niệm sinh thái văn hoá

4. Mô hình dựa trên cơ sở hệ sinh thái


Mô hình dựa trên cơ sở hệ sinh thái là cách tiếp cận trong
quản lý môi trường ở đó tất cả các tác động qua lại trong
phạm vi một hệ sinh thái (bao gồm cả con người) được quan
tâm thay vì các vấn đề, loài, hoặc dịch vụ sinh thái đơn lẻ nào
đó.




Mô hình quản lý dựa trên cơ sở hệ sinh thái thực sự được chú
ý từ những xung đột phát sinh trong quá trình bảo vệ các loài
bị đe doạ (ví dụ: cú lông đốm), bảo tồn đất, nước, đồng cỏ, gỗ
xây dựng…ở miền tây nước Mỹ vào những năm 1980s/90s.

7


4. Mô hình dựa trên cơ sở hệ sinh thái

4. Mô hình dựa trên cơ sở hệ sinh thái






Lịch sử phát triển mô hình quản lý trên cơ sở hệ sinh thái bắt
đầu từ những năm 1930s. Tại thời điểm này, các nhà khoa học
đã nhận thấy rằng cách tiếp cận hiện tại trong quản lý các
vườn quốc gia là không hiệu quả trong bảo vệ các loài.
Đến năm 1979, tầm quan trọng của cách tiếp cận trên cơ sở hệ
sinh thái lại được tái khảng định. Người ta thấy rằng loài gấu
xám ở vườn Quốc gia Yellowstone không thể duy trì được
quần thể nếu không gian sống của chúng chỉ gói gọn trong
khuân viên vườn quốc gia Yellowstone.
(mới đây Hà Lan có kế hoạch xây dựng các trục kết nối giữa các khu bảo
tồn quốc gia với nhau, giúp các loài có thể di chuyển từ nơi này đến nơi
khác. Tuy nhiên do khủng khoảng tài chính, kế hoạch này chưa được
thực hiện).


8


4. Mô hình dựa trên cơ sở hệ sinh thái


Cách tiếp cận dựa trên cơ sở hệ sinh thái thường áp dụng ở
qui mô lớn, đa dạng thuộc tính và các tác động qua lại. Bởi
vậy việc áp dụng là rất phức tạp và khó khăn.



Xác định rõ mục tiêu quản lý là bước đầu tiên quan trọng
trong tiếp cận quản lý trên cơ sở hệ sinh thái. Mục tiêu cần
vượt qua các “mục tiêu” thuần tuý khoa học (science-based).
Một tập hợp các mục tiêu và mối quan hệ giữa chúng là cần
thiết.
(Mục tiêu (goal) cần SMART (specific, measurable,
attainable, realistic, timely).

VD: mục tiêu sản xuất xe bus lội nước?

9


4. Thách thức







Không thể có một cách tiếp cận chung áp dụng cho các hệ sinh
thái khác nhau.
Cần xác định các đơn vị quản lý thích hợp, bao gồm nhu cầu
của cộng đồng sống bên trong và bên ngoài khu bảo tồn
Sự hợp tác và điều phối giữa các đơn vị chức năng
Rất ít hiểu biết về hoạt động chức năng của hệ sinh thái và
những tác động qua lại phức tạp.
Bởi vậy cách tiếp cận dựa trên cơ sở hệ sinh thái được cho là
rất quan trọng trong lập kế hoạch và quản lý môi trường, tuy
nhiên không được áp dụng rộng dãi.

10


5. Mô hình dựa trên các thành phần tham gia

5. Mô hình dựa trên các thành phần tham gia


Sự thích ứng xảy ra ở mức độ cá nhân chứ không phải ở mức
độ quần thể hoặc lớn hơn.



Mô hình phản ánh cả những quan tâm nói chung của các nhà
nhân chủng học về tiến trình ra quyết của các cá nhân và quan
điểm hiện tại của các nhà sinh học cho rằng chọn lọc tự nhiên

xảy ra đặc biệt ở mức độ cá thể.



Các cá nhân được cho là liên tục đưa ra các quyết định nhằm
khai thác nguồn lợi tự nhiên và chống chọi với môi trường.

11


5. Chuyện gì xảy ra?


Chủ nghĩa cá nhân: tốt hay xấu?



“thảm kịch của tình trạng cha chung không ai khóc” (tragedy
of the commons) do Garritt Hardin đưa ra (1968) thì tổng số
ảnh hưởng từ quyết định của các cá nhân --được xem là hợp
lý từ góc độ của mỗi cá nhân –đã tàn phá khả năng chuyên
chở của môi trường, bởi vậy làm giảm phúc lợi chung của
toàn cộng đồng.

6. Mô hình hệ thống sinh thái nhân văn


Quan tâm đến các đặc tính cơ bản về cấu trúc và chức
năng của hệ thống, chứ không phải là các nội dung cụ thể
của hệ thống.




Các nguyên tử, tế bào, tổ chức, hệ sinh thái, xã hội, và
thậm trí vũ trụ nói chung tất cả đều có các đặc tính giống
nhau –đó là tính tự tổ chức --bởi vậy có thể nghiên cứu
theo quan điểm của Giả thuyết hệ thống cơ bản.



Mô hình Cấu trúc-chức năng chỉ ra rằng tất cả các thể chế
xã hội đều tồn tại hài hoà lẫn nhau, và bởi vậy sự thay đổi
của một thể chế đơn lẻ sẽ dẫn đến những thay đổi của tất
cả các thể chế khác mà nó có quan hệ về mặt chức năng.

12


6. Mô hình hệ thống sinh thái nhân văn (tiếp---)


Trong Mô hình hệ
thống sinh thái
nhân văn, cả hệ
xã hội và hệ sinh
thái ở đó hệ xã
hội thực hiện
chức năng của nó
hợp nhất với nhau
thành các hệ

thống [lớn hơn],

Tác động qua lại với các hệ thống khác

và các hệ thống này sẽ có những thay đổi về cấu trúc theo
những thay đổi động lực bên trong nó.

6. Mô hình hệ thống sinh thái nhân văn (tiếp---)


Điểm mạnh của Mô hình hệ thống sinh thái nhân văn là nó
tập trung vào tiến trình thay đổi và thích ứng thay vì vào
các đặc trưng cấu trúc tĩnh của hệ xã hội và sinh thái.



Cách tiếp cận này đã tránh được tình trạng quan trọng hoá
một yếu tố nào đó đối với sự thay đổi: không phải yếu tố
của hệ xã hội hoặc môi trường là yếu tố chính dẫn đến thay
đổi, mà là sự thay đổi có thể diễn ra ở cả hai chiều hướng
(từ hệ xã hội sang hệ sinh thái hoặc ngược lại).

13


Dòng năng lượng








Năng lượng được xem như khả năng để thực hiện công
việc. Không có năng lượng tự do sẽ không có gì có thể
thay đổi, phát triển hoặc tiến hoá.
Năng lượng cần thiết để cấu thành nên vật chất với cấu
trúc phức tạp hơn để có thể chuyển tải số lượng thông
tin lớn hơn--đó là tiến trình của sự tiến hoá.
Không có năng lượng sẽ không có hệ sinh thái hoặc hệ
xã hội nào thực hiện được chức năng của chúng.
Mặc dù năng lượng đóng vai trò chính trong cấu
thành và thực hiện chức năng của các hệ thống, những
quan tâm chính trong nghiên cứu sinh thái nhân văn còn
bao gồm: dòng vật chất và thông tin.

Dòng năng lượng

14


Dòng năng lượng


Chúng khác nhau? Tại sao?

Dòng năng lượng trong hệ sinh thái nông nghiệp

15



Dòng năng lượng (tiếp---)


Các nghiên cứu đã tìm ra rằng nông nghiệp cơ khí hoá
hiện đại là rất tốn kém về mặt năng lượng với những đầu
tư về nhiên liệu địa khai.
WHY? and HOW?

Dòng năng lượng (tiếp---)
Ví dụ, Hệ thống nông nghiệp của người Trung quốc cũng
có hiệu quả về mặt năng lượng hơn là của người Mỹ bởi
lẽ nó đòi hỏi ít năng lượng đầu vào hơn để sản xuất ra
một lượng tương đương về lương thực. Trong nông nghiệp
Mỹ, 1 calori năng lượng bỏ ra chỉ thu được 2 đến 5
calories năng lượng thức ăn. Trong nông nghiệp Trung
quốc năng lượng thu về từ 20 đến 50 calorries năng lượng
thức ăn cho 1 calorie năng lượng đầu vào.

16


Dòng năng lượng (tiếp---)


Một quan tâm đặc biệt trong phát triển các chiến lược quản lý
cải tiến là tìm hiểu khả năng của hệ xã hội trong việc chuyển
năng lượng hiệu quả trở lại hệ sinh thái nông nghiệp như kế
hoạch đề ra.




Một số chiến lược ổn định năng suất có thể không khả thi
trong thực tế bởi vì nông dân không thể cơ động đầy đủ năng
lượng để thực hiện chúng.



Khả năng sử dụng các nguồn năng lượng có hiệu quả (cả
nguồn năng lượng con người và tự nhiên) còn có thể bị hạn
chế bởi những quan điểm và giá trị văn hóa.

Dòng năng lượng (tiếp---)


Một vấn đề về dòng năng lượng khác liên quan tới dòng năng
lượng lương thực sau khi thu hoạch. Phần nhiều những bàn
luận về sự thiếu hụt lương thực trên thế giới đơn giản dựa
trên những đánh giá trung bình về lượng calories/đầu người,
mặc dầu trong thực tế lương thực không bao giờ có thể phân
chia đồng đều, mà luôn có sự sai khác giữa lứa tuổi, giới tính,
địa vị xã hội.



Sự tiến hoá về văn hoá có thể trực tiếp phản ánh khả năng
tăng nên của con người trong việc sử dụng năng lượng từ
môi trường tự nhiên. White (1943) đưa ra công thức C = E x
T (culture, energy, technology).


17


Dòng năng lượng (tiếp---)


Phân tích về các hàm ý chính trị liện quan khả năng tiếp cận
năng lượng khác nhau cũng là một vấn đề cần được các nhà
khoa học xã hội nghiên cứu.



Việc sử dụng cái gọi là nguồn tài nguyên “năng lượng cứng”
dựa trên khả năng của công nghệ cao đã dẫn đến tình trạng
tập trung quyền lực chính trị trong khi đó sự trông cậy vào
các nguồn tài nguyên năng lượng mềm như năng lượng mặt
trời, sức gió, đã thúc đẩy tiến trình chuyển giao quyền lực
chính trị đến các cộng đồng ở địa phương.
Bởi vậy, con đường cần thiết phải tìm ra để hoạt động của
các hệ sinh thái nông nghiệp nhiệt đới phụ thuộc ít phụ thuộc
nhất vào nhiên liệu địa khai.

Dòng vật chất








Năng lượng và vật chất chỉ là các trạng thái khác nhau của
một thực thể vật lý, và chúng có thể chuyển dịch qua lại
nhau theo công thức của Einstein: E = MC2
Dòng vật chất đi qua hệ sinh thái thường được đề cập như
là chu kỳ dinh dưỡng hoặc chu kỳ sinh-địa-hoá.
Chu kỳ vật chất này là một sự tương phản cơ bản đối với
dòng năng lượng trong hệ sinh thái -- về cơ bản là đường
thằng.
Theo lý thuyết về sự tồn tại của loài người trên trái đất,
tuy nhiên sự phân biệt giữa dòng và chu kỳ là ít rõ ràng.

18


Dòng vật chất (tiếp---)






Các nhà khoa học tự nhiên nghiên cứu về dòng vật chất ở
hệ sinh thái nông nghiệp Southeast Asia đã đặc biệt quan
tâm đến 2 vấn đề: (1) sự cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng, đặc biệt là lượng N; và (2) chu kỳ thuỷ văn, đặc
biệt liên quan đến sói mòn đất và lượng nước tưới tiêu
Các dòng vật chất là quan trọng bởi vì cùng với năng
lượng chúng cấu thành nên các cấu trúc sinh học phức
tạp.
Ở các hệ sinh thái nhiệt đới, dinh dưỡng chủ yếu tích trữ

dưới dạng sinh khối. Trong khi đó, ở các hệ sinh thái ôn
hoà, dinh dưỡng được tính tụ trong đất, thảm mục.

Dòng vật chất (tiếp---)


Lòng tin và những giá trị văn hoá cũng có thể ảnh
hưởng đến lượng protein nhận được của con người.



Cùng với chu kỳ N và nước, hàng loạt các dòng vật
chất khác cũng có những ảnh hưởng trực tiếp đến
phúc lợi của con người.

19


Dòng thông tin


“Thông tin” đề cập tới bất cứ dấu hiệu nào về quá khứ,
hiện tại, và tương lai về một khía cạnh nào đó của một
thực thể. Nó được truyền bằng phương tiện của dòng
năng lượng, và vật chất.



Về mặt sinh thái, thông tin chỉ đơn giản là năng lượng và
vật chất được tổ chức hoặc được mô hình (organized or

patterned energy and material), giúp người quan sát hiểu
một cái gì đó về tình trạng quá khứ, hiện tại, và có thể cả
tương lai của một hệ sinh thái hoặc của các bộ phận cấu
thành nó.

Dòng thông tin

20


Dòng thông tin (tiếp---)


Minh chứng nổi bật nhất về ý nghĩa của dòng thông tin
trong thực hiện chức năng của hệ sinh thái được thấy qua
sự tiến hóa màu sắc ở động vật. Các động vật mang các
màu sắc khác nhau bởi vì chọn lọc tự nhiên đã dựa vào
các loại thông tin khác nhau mà các động vật này trao đổi
với các tổ chức sống khác.

Dòng thông tin (tiếp---)








Nhận thức của người nông dân về những rủi do môi

trường, và việc chọn lựa những chiến lược sản xuất thích
hợp cũng là một lĩnh vực cần được quan tâm của sinh thái
nhân văn trong nghiên cứu về dòng thông tin.
Rất nhiều can thiệp của con người vào hệ sinh thái là
nhằm để kiểm soát các dòng thông tin giữa các bộ phận
trong hệ.
Các loài côn trùng, dịch hại cũng biết sử dụng các dòng
thông tin (từ khu vườn chẳng hạn), để xác định các cây
trồng làm thức ăn thích hợp cho chúng.
Trong nghiên cứu sinh thái nhân văn, thông tin là khía
cạnh quan trọng nhất.

21


Dòng thông tin (tiếp---)


Trong những phân tích về chi phí-lợi nhuận trong nghiên
cứu hệ sinh thái nông nghiệp, các nhà kinh tế thường
quan tâm đến một loại thông tin đơn lẻ—giá cả--được đo
lường bằng đơn vị tiền tệ.



Các thứ hàng hoá không chỉ có giá trị thị trường mà còn
có giá trị sinh thái (các bộ phận cấu thành của môi trường
tự nhiên).




Giá trị sinh thái của các tài nguyên phi thị trường cần
phải được quan tâm trong tiến trình ra quyết định liên
quan đến việc sử dụng tài nguyên.

Giá trị sinh thái của các hệ sinh thái khác nhau

22


Dòng thông tin (tiếp---)


Nhờ khoa học, con người đã khám phá ra các bộ phận
cảm ứng nhân tạo giúp họ tăng khả năng nhận thức về các
dòng thông tin từ môi trường.



Sự sai khác có ý nghĩa nhất giữa con người và các loài
sinh vật khác không phải là ở cách thức thu nhận thông tin
mà là ở sự phản hồi sau khi nhận được thông tin—chế
biến, phân tích, và chọn lựa các phản hồi thích hợp tới các
thông tin nhận được này.

Tác động qua lại giữa hệ xã hội – hệ sinh thái





Dòng vào hệ xã hội từ hệ sinh thái –có thể dưới dạng
năng lượng, vật chất, hoặc thông tin.
Dòng vào hệ sinh thái từ hệ xã hội –cũng dưới dạng năng
lượng, vật chất và thông tin tạo ra từ các hoạt động của
con người.

23


Tác động qua lại giữa hệ xã hội – hệ sinh thái


Những thay đổi về thể chế của các hệ xã hội là do các đầu
vào từ hệ sinh thái.



Những thay đổi của hệ sinh thái sau khi nhận các dòng vào từ
hệ xã hội –hệ sinh thái cũng thay đổi khi nhận các dòng vào
từ hệ xã hội.
Những thay đổi của hệ xã hội sau khi tiếp nhận các dòng vào
từ hệ sinh thái có thể là biểu hiện của sự thích nghi. Tuy
nhiên, sự thích nghi này không phải luôn đồng nghĩa với việc
tạo ra một cuộc sống hạnh phúc hơn cho con người trong hệ
xã hội đó.

Ví dụ về tác động qua lại giữa hệ XH - hệ ST
Tăng diện tích
rừng


Chặt phá rừng
Sử dụng phân gia
súc làm chất đốt

Năng suất cây
trồng giảm
Đói nghèo

Đưa biogas vào
hệ thống

Tăng năng suất cây
trồng (phân, nước)

Tăng khoảng
cách giàu nghèo
Người nghèo phá
rừng, phá hệ thống
thuỷ lợi

24


Tổ chức hệ thống


Cả hệ sinh thái và hệ xã hội đều không hoàn toàn khép
kín. (tác động qua lại, trên cơ sở mạng lưới hệ thống và
trật tự của hệ thống).




Các hệ thống sinh thái hoặc xã hội hoạt động trong một
ma trận ngang và dọc của các hệ thống khác.



Vấn đề cần lưu ý trong nghiên cứu về sinh thái nhân văn
là việc phát triển các biện pháp khác ngoài biện pháp
dùng đơn vị tiền tệ để đánh giá hàng hoá.

Động lực của hệ thống


Tiến trình của sự tiến hoá là không thể đoán trước được, phụ
thuộc vào những thay đổi của sức mạnh chọn lọc tự nhiên. Sự
thích nghi, bởi vậy, là một tiến trình liên tục.



“không có mục tiêu về trò chơi của sự sống trừ việc tiếp tục
chơi, và có một luật duy nhất mà mọi người có thể biết là bất
kỳ một sự thay đổi nào của môi trường sống mà các loài sinh
vật không thích nghi được sẽ bị “hất” ra khỏi sân chơi và biến
thành hoá thạch.”

25



×