Tiểu luận cơ khí
2012
Lời nói đầu
Hiện nay,trong các quá trình sản xuất sản,lắp giáp,kiểm tra chất lượng sản
phẩm trong các ngành công nghiệp nói chung như sản xuất phân bón,vật liệu
xây dựng,thực phẩm...đều phát triển theo xu hướng tự động hóa ngày càng
cao.Để đảm bảo quá trình sản xuất ổn định thì cần thiết phải có quá trình
cung cấp phôi chính xác về thời gian,không gian và liên tục theo chu kỳ của
hệ thống một cách tin cậy.Vì vậy quá trình cấp phôi là một trong những yêu
cầu cần thiết nhất phải được nghiên cứu và giải quyết trong các hệ thống sản
xuất tự động nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động,hiệu quả sử dụng
máy móc cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu hệ thống cấp phôi tự động là giải quyết từng giai đoạn một
cách triệt để trong tổng thể toàn bộ hệ thống cấp phôi trong từng điều kiện
làm việc cụ thể của từng máy móc,thiết bị và công đoạn sản xuất.Đảm bảo hệ
thống ổn định và đạt năng suất cao.
Trong đề tài này chúng em tìm hiểu nguyên lý hoạt động một phần quan
trọng của quá trình cấp phôi tự động đó là cơ cấu cấp phôi.cơ cấu cấp phôi
trong hệ thống rất quan trọng quyết định đến năng xuất của cả hệ thống.với
việc ứng dụng công nghệ rung vào hệ thống cấp nắp chai tự động không
những đáp ứng các yêu cầu trên mà còn giúp tăng năng xuất cũng như hiệu
quả sử dụng của hệ thống.
Cuối cùng, nhóm em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình của
giảng viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Hồng Cẩm, cùng các thầy cô giáo và
các bạn sinh viên khoa cơ khí của trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái
Nguyên đã giúp đỡ nhóm hoàn thành xong toàn bộ nội dung của bài tiểu luận
cơ khí này!
Thái Nguyên ngày 18 tháng 5 năm 2012
Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trang 1
Tiểu luận cơ khí
2012
Mục lục
Mục lục……………………………………………………….....2
1.Giới thiệu……………………………………………………….3
1.1.Giới thiệu về hệ thống cấp phôi tự động .............……………….3
1.2. Giớ thiệu một số cơ cấu cấp phôi................................…………..3
2.Tổng quan.....................................................................................6
2.1. Cơ sở lý thuyết tính toán phễu rung ...............................................7
2.2. Tính toán phễu rung trong hệ thống cấp nắp chai...........................9
3.Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................................12
4.Kết luận......................................................................................................12
5.Tài liệu tham khảo.....................................................................................13
Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trang 2
Tiểu luận cơ khí
2012
1. Giới thiệu
1.1.Giới thiệu về hệ thống cấp phôi tự động.
Hiện nay,trong các quá trình sản xuất sản,lắp giáp,kiểm tra chất lượng
sản phẩm trong các ngành công nghiệp nói chung như sản xuất phân bón,vật
liệu xây dựng,thực phẩm...đều phát triển theo xu hướng tự động hóa ngày
càng cao.Để đảm bảo quá trình sản xuất ổn định thì cần thiết phải có quá
trình cung cấp phôi chính xác về thời gian,không gian và liên tục theo chu kỳ
của hệ thống một cách tin cậy.Vì vậy quá trình cấp phôi là một trong những
yêu cầu cần thiết nhất phải được nghiên cứu và giải quyết trong các hệ thống
sản xuất tự động nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động,hiệu quả sử
dụng máy móc cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu hệ thống cấp phôi tự động là giải quyết từng giai đoạn một
cách triệt để trong tổng thể toàn bộ hệ thống cấp phôi trong từng điều kiện
làm việc cụ thể của từng máy móc,thiết bị và công đoạn sản xuất.Đảm bảo hệ
thống hoạt động ổn định và có độ tin cậy cao.
1.2. Giớ thiệu một số cơ cấu cấp phôi.
1.2.1.Phễu cấp phôi có phiến trượt chuyển động lên xuống.
1
2
A
A-A
3
α
4
H
A
Hình 1.1. Phễu cấp phôi có phiến trượt chuyển động lên xuống
1.Máng dẫn phôi
3. Con quay
2. Phễu chứa phôi
4. Phiến trượt
Nguyên lý hoạt động :
Phễu (2) dạng hình hộp chữ nhật, đáy nghiêng. Máng dẫn phôi (1), được
kẹp chặt, ép sát với thành phễu. Phần làm việc của máng bố trí nghiêng, đảm bảo
Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trang 3
Tiểu luận cơ khí
2012
cho sự dịch chuyển của phôi dưới tác dụng của trọng lực. Song song với máng
người ta bố trí phiến trượt (4). Phiến trượt này vào lúc lấy phôi thì đi xuống vị trí
dưới cùng. Phiến trượt chuyển dịch xuyên qua lớp phôi đổ trong phễu.
Những phôi rơi trên mặt đầu của phiến trượt được nâng lên phía trên nhờ
có mặt nghiêng ở đầu phiến trượt mà các phôi đó rơi vào máng dẫn phôi. Phiến
trượt đi xuống dưới, còn các phôi ở trong máng sẽ trượt theo mặt nghiêng của
máng.
Trong quá trình dịch chuyển những phôi đã được định hướng (trong lòng
máng) sẽ đi qua cửa sổ, tạo nên bởi máng dẫn và con quay. Những phôi không
được định hướng (không nằm trong lòng máng) khi đến cửa sổ sẽ bị con quay có
răng (3) hất ngược trở lại vào trong phễu. Con quay hất những phôi không nằm
trong cùng một hàng như vậy, loại trừ được khả năng chèn phôi khi đi qua cửa sổ.
Hoặc khi trên máng dẫn phôi đã được xếp đầy hàng thì con quay phóng phôi sẽ
loại trừ khả năng chèn phôi.
Mức cao nhất của phôi trong phễu cần thấp hơn máng dẫn phôi một ít.
Ưu điểm:
Kết cấu đơn giải,gọn nhẹ,thực hiện quá trình cấp phôi và định hướng phôi
dễ dàng.Điều khiển dễ nên cơ cấu này có khẳ năng tự động hóa cao.
Nhược điểm:
Cơ cấu này chỉ phù hợp với những phôi có kich thước nhỏ dạng ống,dạng
bạc,con lăn,hình vành khăn...
Phạm vi ứng dụng:
Đối với cơ cấu cấp phôi hình phễu này sử dụng thích hợp nhất đối với
những phôi hình trụ dài,thích hợp với những chi tiết có l/d >1 [2].
1.2.2. Cơ cấu cấp phôi rời kiểu đĩa ma sát
Hình 1.2. Cơ cấu cấp phôi rời kiểu đĩa ma sát
1. Đĩa quay
2. Con quay có răng
Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trang 4
Tiểu luận cơ khí
2012
3. Máng dẫn phôi
4. Thanh gạt
Nguyên lý làm việc :
Phôi được đưa lên đĩa (1) quay đều, nhờ ma sát trên mặt đĩa, phôi quay
theo và do lực ly tâm các phôi đó dạt ra vành ngoài đĩa, khi đi ngang qua máy dẫn
sẽ được con quay (2) có răng hất vào máng dẫn. Thanh gạt (4) làm nhiệm vụ khi
các phôi bị dạt ra sát thành và đi ngang qua thành gạt (4) sẽ chỉ còn một lớp tránh
hiện tượng các lớp chồng lên nhau sẽ không đi vào máng dẫn được.
Ưu điểm:
Kết cấu đơn giản,làm viêc tin cậy,ổn định và đạt năng suất cao.
Nhược điểm:
Cơ cấu nay hay xảy ra hiện tượng tắc nghẽn phôi nên cơ cấu này cần có
thêm hệ thống khí nén để giúp quá trình cấp phôi được liên tục.
Phạm vi ứng dụng :
Loại này thích hợp cho phôi dẹt (l/d <1) có chiều dày lớn hơn 1(mm) [2].
1.2.3.Cơ cấu cấp phôi kiểu phễu rung.
Nguyên lý làm việc :
Phễu rung (2) thường được đặt trên 3 hoặc 4 lò xo lá (5) nghiêng được cố định
trên đế (6)quá trình rung được truyền vào phễu từ các nam châm điện (3) đặt trên
đế.Ngoài ra còn có một hệ thống đỡ ràng buộc sự chuyển động của phễu.Vì
thế,có một ngẫu lực xoắn rung theo phương thẳng đứng.Dưới lực tác dụng của
quán tính của phôi do cơ cấu rung truyền sang sẽ làm cho phôi di chuyển cưỡng
bức trên cơ cấu rung và thực hiện việc cấp phôi.
Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trang 5
Tiểu luận cơ khí
2012
Ưu điểm:
Kết cấu đơn giản,nhỏ gọn,ít xảy ra hiện tượng tắc hoặc ngẽn phôi. Tốc tốc
độ di chuyển phôi đạt năng suất cao.Phù hợp với nhiều loại phôi dặc biệt với các
phôi có hình dáng phức tạp.
Điều chỉnh công suất máy dễ dàng bằng việc điều chỉnh tần số dòng điện [1].
Nhược điểm:
Khi cơ cấu này làm việc gây tiếng ồn và rung động lớn,ảnh hưởng đến các
cơ thiết bị khác.
Phạm vi ứng dụng:
Cơ cấu này thích hợp với nhiều loại phôi có hình dạng phúc tạp nên được sử
dụng rộng rãi trong cấc hệ thống cấp phôi tự động [1].
2.Tổng quan.
Nghiên cứu hệ thống cấp phôi tự động là giải quyết từng giai đoạn một cách
triệt để trong tổng thể toàn bộ hệ thống cấp phôi trong từng điều kiện làm việc cụ
thể của từng máy móc,thiết bị và công đoạn sản xuất.Đảm bảo hệ thống hoạt
động ổn định và có độ tin cậy cao.Trong phần này chúng em chỉ tìm hiểu một
phần nhỏ của quá trình cấp phôi tự động.
Trong thực tế của nghành sản xuất người ta sử dụng khá rộng rãi các cơ cấu
cấp phôi bằng cơ khí,phối hợp cơ khí-điện,cơ khí-khí nén(băng tải,vít tải, phễu
cấp phôi có phiến trượt chuyển động lên xuống, cơ cấu cấp phôi rời kiểu đĩa ma
sát..).nhưng trong hệ thống cấp nắp chai thì phễu rung được sử dụng thông dụng
nhất vì những ưu điểm cũng như tính hợp lý của nó.vì vậy chúng em chọn hướng
nghiên cứu úng dụng của phễu rung trong hệ thống cấp nắp chai tự động.để hiểu
được nguyên lý hoạt động cũng như những ưu điểm của hệ thống này và khả
năng ứng dụng vào thực tế.
Trong đề tài này chúng em tìm hiểu nguyên lý hoạt động một phần quan trọng
của quá trình cấp phôi tự động đó là cơ cấu cấp phôi.cơ cấu cấp phôi trong hệ
thống rất quan trọng quyết định đến năng xuất của cả hệ thống.với việc ứng dụng
công nghệ rung vào hệ thống cấp nắp chai tự động không những đáp ứng các yêu
cầu trên mà còn giúp tăng năng xuất cũng như hiệu quả sử dụng của hệ thống.
Nắp chai bia đươc tiêu chuẩn hóa như sau [3]:
Φ27
Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trang 6
6
Φ32
Tiểu luận cơ khí
2012
2.1. Cơ sở lý thuyết tính toán phễu rung
Xét cơ cấu 4 khâu bản lề chuyển động lắc
Trong mặt phẳng nằm ngang như hình 1.4
Xét vật A có khối lượng m đặt trên thanh BC trong mặt phẳng nằm ngang như
hình 1.4 khi O1B quay một góc α-α1 với vận tốc góc là ω thì vật A cùng với thanh
BC di chuyển song phẳng xuống dưới.
Gọi gia tốc lớn nhất trong hành trình này là a,ta có:
Fms=m(g-atd).f
Fqt=-m.an
Trong đó: atd là gia tóc theo phương thẳng đứng.
an là gia tốc theo phương ngang.
f: hệ số ma sát.
Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trang 7
Tiểu luận cơ khí
2012
khi O1B quay một góc α-α1 với vận tốc góc là ώ thì vật A cùng với thanh BC di
chuyển lên trên khi đó tương tự ta có:
Fʼms=m(g+aʼtd).f
Fʼqt=-m.aʼn
Nếu ω=ώ thì về giá trị a ʼtd=atd,an=aʼn.khi đó ta có:
Khi thanh chuyển động xuống thấp nếu Fms
tương đối về phía bên trái.khi thanh đi lên thì Fms>Fqt nên vật bám chắc vào thanh
BC.như vậy sau một chu ki vật A đã dịch sang trái một lượng là s.Quá trình hoạt
động nhu vậy xảy ra liên tục vật A sẽ có xu hướng dời khỏi thanh BC.
Xét trường hợp thanh BC đặt nghiêng một góc β như hình 1.5
Ta cũng phân tich tương tự như trên nhưng trọng lực G ta tách thành 2 thanh
phần Gn và Gd tương ứng với phương nằm ngang va phương thẳng đứng theo BC
Ta có:
=
+
Thiết lập các công thức tính tương tự ta có nhận xét:
Khi thanh BC chuyển động đi xuống để vật A có khả năng chuyển động tương
đối so với BC sang bên trái thi ta phải có:Fqt>Fms+Gn
Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trang 8
Tiểu luận cơ khí
2012
Khi thanh BC chuyển động đi lên để vật A không có chuyển động tương đối so
với thanh BC thi ta phải có: Fqt
Để phễu rung hoạt động được thì ta phải có đủ hai điều kiện trên.tùy thuộc vào
từng loại phôi mà ta có giá trị góc β khác nhau.[1]
2.2. Tính toán phễu rung trong hệ thống cấp nắp chai.
Sơ đồ phễu rung như hình vẽ.
Hình 1.6 giói thiệu một phễu rung có phễu chứa nắp chai để dự trữ và cấp
cho quá trình cấp phôi.Các nắp chai ở dưới đáy phễu gặp cánh hướng được bố
trí theo góc nghiêng và tiếp tuyến với cánh xoắn,do vậy các nắp chai có thể dễ
dãng trượt trên cánh xoắn và thực hiện chuyển động lên phía trên khi phễu rung
hoạt động.
Phễu chứa nắp chai được gắn cố định với tấm đáy thông qua các bu lông
.Trên bệ của phễu rung người ta gắn 3 thanh lò xo tiếp tuyến với vòng tròn bán
kính r.Giữa phễu rung và bệ có một liên kết tru trượt để cho phễu định hướng
rung động quanh tâm của nó.
Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trang 9
Tiểu luận cơ khí
2012
3 nam châm điện được bố trí theo hướng tiếp tuyến với vòng tròn bán kính r(hình
1.7) [1].Nhờ vậy mà khi có lực hút của nam châm phễu sẽ chuyển động trượt trên
bạc và động thời chuyển động quay quanh tâm của nó để tạo nên sụ dịch chuyển
nắp chai trên cánh xoắn.Ở phía cuối rãnh xoắn bố trí co cấu định hướng nắp chai
(hình 1.8) và máng dẫn nắp chai đi đến đầu đập của máy đóng nắp.Đối với những
phôi không đúng định hướngsẽ rơi trở lại lòng máng nhờ cơ cấu định hướng.Quá
trình như vậy diễn ra liên tục tục thuc hiện qua trình cấp nắp.
Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trang 10
Tiểu luận cơ khí
2012
Cơ cấu định hướng rất đơn giản chỉ gồm có hai chi tiết hình trụ như trên
hình 1.8.Những nắp nằm úp sẽ bị lật ra và rơi trở lại phễu.những nắp nằm ngửa sẽ
đi qua hai chi tiết này và đi dến máng dẫn phôi.
Đối với phôi là nắp đã được tiêu chuẩn hóa nên theo [1] ta có:
-Đường kính phễu :Dp=500 (mm)
-tần số dòng điện :f=50(Hz)
-Bước xoắn của rãnh:t=1,5h+b1=1,5.32+15=60(mm)
h:kích thước biên lớn nhất cua phôi.
b1:chiều dầy cánh xoắn.
-Chiều rộng rãnh xoắn:B=b+(2÷3)=32+2=34(mm)
b:đường kính phôi.
Rãnh xoắn được bố trí nghiêng một góc 5˚ để phôi không bị rơi ra khỏi rãnh
xoắn.Góc đáy nón của phễu nghiêng một góc 170˚ để đảm bỏa quá trình cấp phôi
không bị gián đoạn [1].
3.đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu giảm ảnh hưởng của rung động,tiếng ồn trong quá trình sản
xuất đến các thiết bị khác.Để hạn chế ảnh hưởng của rung động ta nghiên cứu sử
dụng các vật liệu có tính chất giảm chấn(lò xo,cao su...)để cách ly cơ cấu với nền
nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng gì đến hoạt động của cơ cấu.
4.kết luận.
Bằng phương pháp lý thuyết chúng em đã tìm hiểu được nguyên lý hoạt
động của hệ thống cấp phôi bằng phương pháp rung và ứng dụng của nó trong hệ
thống cấp nắp của dây truyền sản xuất bia tự động.Do vấn đề thời gian cũng như
kinh tế nên chúng em không thể xây dựng được mô hình vật lý cụ thể để khảo sát
sự hoạt động của cơ cấu này.
Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trang 11
Tiểu luận cơ khí
2012
Tài liệu tham khảo
[1].Châu Phạm Lực,Phạm Văn Song-trang bị công nghệ và cấp phôi tự độngTrường Đại học Đà Nẵng,2003.
[2].Võ Anh Huy-tự động hóa sản xuất-Trường Đại học Đà Nẵng,2003.
[3].Bùi Văn Hiển,thiết kế máy đóng nắm chai bia,luận văn thạc sỹ-Trương Đại
học Bách Khoa Đà Nẵng,2007.
Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trang 12