Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở huyện .........., tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.42 KB, 94 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 76,5% dân số sống ở nông
thôn. Vì vậy, trong quá trình phát triển đất nước thì phát triển nông nghiệp,
nông thôn là một nhiệm vụ rất quan trọng. Để có thể thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ đó, bên cạnh các chủ trương, chính sách xã hội phù hợp, cần có
những nguồn lực hỗ trợ cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá nông
nghiệp, nông thôn như tài chính, kỹ thuật - công nghệ... Đặc biệt phải kể
đến một nguồn lực quan trọng, đó là nguồn nhân lực, chủ thể của quá trình
công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Nói đến chủ thể của quá trình
này, không thể không nhấn mạnh đến nguồn nhân lực nữ ở nông thôn.
Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng trong lực lượng lao
động xã hội ở nước ta hiện nay (chiếm 50,84% so với tổng số dân; trong
lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, lực lượng lao động nữ chiếm 52,8%).
Họ đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất và đóng một
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn. Tuy nhiên, họ cũng
gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình lao động sản xuất, từ chính
bản thân họ (trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ,...) hay những khó
khăn hạn chế khách quan (như việc tiếp cận với các nguồn vốn, việc làm,
các dịch vụ xã hội...). Vấn đề đặt ra là cần đánh giá đúng thực trạng của lực
lượng lao động nữ ở nông thôn hiện nay, đồng thời tìm hiểu những khó
khăn và hạn chế của họ, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi
nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng lao động này và qua đó thúc
đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn
hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ở Gia Bình cũng vậy, cơ bản gióng tình hình chung của đất nước,
dân số cũng chủ yếu sống bằng nghề nông, thực hiện chủ chương phát triển
khu công nghiệp, đô thị hóa… dẫn đến nhiều diện tích canh tác bị chuyển



đổi sang mục đích sử dụng khác đã tác động lớn, trực tiếp đến việc làm của
lao động nữ. Đặc biệt nhóm lao động nữ trong độ tuổi 35 – 39 phải chịu
sức ép rất lớn trong việc tìm kiếm việc làm tại địa phương. Do vậy tác động
trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu lao động nữ, một bộ phận lao động nữ
chuyển đổi nghề sang kinh doanh buôn bán nhỏ, một bộ phận làm nghề tiểu
thủ công nghiệp, nghề truyền thống tại địa phương, một bộ phận nữ ra
thành phố kiếm sống…việc làm không ổn định, tình trạng dư thùa lao
động, thiếu việc ngày càng gia tăng. Do đó, vấn đề giải quyết việc làm, tạo
nhiều chỗ làm mới cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng
là một trong những vấn đề cấp bách, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của huyện. Để làm được điều này huyện không chỉ
chú trọng chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp
mà còn phải vùa nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nền
kinh tế tri thức, tiếp thu công nghệ mới, vừa góp phần giải quyết việc làm
cho hàng ngàn lao động giản đơn. Điều này đòi hỏi vai trò, trách nhiệm rất
lớn của các cấp quản lý, phải nhanh trong nắm bắt thực trạng, xu thế phát
triển cũng như cơ hội và những thách thức đối với vấn đề giải quyết việc
làm cho lao động nữ, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết huyện, Đảng
bộ đề ra.
Với những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại Học
viện – Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng với kinh nghiệp công tác,
cũng như thực tế địa bàn huyện, học viên lựa chọn đề tài “Giải quyết việc
làm cho lao động nữ ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu
Khi nói đến lao động nữ, người ta thường nhắc đến cuốn sách “Vai
trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” của Ester Boserup (1970). Theo nhà
khoa học nữ này thì cho đến những năm 1970, những nghiên cứu chỉ ra



rằng mặc dù phụ nữ thường là những người có đóng góp chính vào năng
suất chủ yếu của cộng đồng, nhất là trong nông nghiệp, nhưng những đóng
góp của họ không được tính đến trong thống kê quốc dân cũng như trong
kế hoạch hoá và thực hiện các dự án phát triển. Cuốn sách của E. Boserup
đã được coi là lần đầu tiên đặt lại vấn đề trong cách đánh giá về vai trò của
phụ nữ, qua cuốn sách của mình, bà đã chứng minh vai trò kinh tế của phụ
nữ thông qua nghiên cứu phụ nữ nông dân vùng Tây Sahara, châu Phi.
Điều này trước những năm đầu của thập kỷ 70, các nhà tạo lập chính sách
và trong giới nghiên cứu kể cả những nhà khoa học nữ đã không thấy hết
và do vậy không công nhận một cách đúng đắn vai trò kinh tế rất quan
trọng của phụ nữ.
Ở Việt Nam công trình nghiên cứu về phụ nữ đầu tiên xuất bản được
phát hành rộng rãi và dịch ra nhiều thứ tiếng là cuốn “Phụ nữ Việt Nam qua
các thời đại” của Lê Thị Nhâm Tuyết (1973, 1975). Nhìn từ góc độ nhân
học xã hội, tác giả đã phân tích trong cuốn sách những nét cơ bản về các
truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đặc
biệt về vai trò truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong sản xuất nông
nghiệp. Cuốn sách đã trình bày nhiều tư liệu dân tộc học - lịch sử có giá trị
khoa học, gây tiếng vang trong giới nghiên cứu. Một phần tư thế kỷ sau, tác
giả cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” lại cho xuất bản cuốn
“Hình ảnh Phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI”. Như lời giới thiệu
cuốn sách của GS. Vũ Khiêu: Cuốn sách này đã thu thập những ý kiến khác
nhau xung quanh những vấn đề lớn của người phụ nữ Việt Nam và đặc biệt
là giới thiệu các kết quả thu được qua các cuộc điều tra khoa học. Cuốn
sách tập trung vào những đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam trong lịch
sử, trong lao động nghề nghiệp, trong gia đình, trong quản lý xã hội.
Khoảng mươi năm trở lại đây - nhất là từ đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII - có nhiều cuốn sách xuất bản với nội dung đề cập đến vấn đề phụ
nữ với phát triển kinh tế hoặc bàn về phụ nữ với phát triển nông nghiệp,

nông thôn. Để tiện theo dõi, chúng tôi chia theo một số chủ đề như sau:


* Phụ nữ và phân công lao động theo giới:
Phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân (Lê Ngọc Văn,
1999); Phân công lao động trong kinh tế hộ gia đình nông thôn - vấn đề
giới trong cơ chế thị trường (Vũ Tuấn Huy, 1997); Phân công lao động nội
trợ trong gia đình (Vũ Tuấn Huy và Deborah Carr, 2000); Phân công lao
động theo giới trong gia đình ngư dân đánh bắt hải sản (Lê Ngọc Văn,
1999); Vấn đề giới trong kinh tế hộ: tìm hiểu phân công lao động nam nữ
trong gia đình ngư dân ven biển miền Trung (Lê Tiêu La và Lê Ngọc
Hùng, 1998);
* Phụ nữ với phát triển ngành, nghề:
Tìm hiểu cơ cấu kinh tế và khả năng phát triển ngành nghề của phụ
nữ nông thôn (Lê Ngọc Lân, 1997); Vấn đề ngành, nghề của phụ nữ nông
thôn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
(Lê Thi, 1999); Người buôn bán nhỏ ở vùng trung du Bắc bộ (Bùi Quang
Dũng, 2000); Những vấn đề chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn
hiện nay (Đỗ Thị Bình, 1997); Phụ nữ nghèo nông thôn trong cơ chế thị
trường (Đỗ Thị Bình và Lê Ngọc Lân, 1996); Vấn đề tạo việc làm, tăng thu
nhập, nâng cao địa vị người phụ nữ hiện nay (Lê Thi, 1991); Lao động nữ
di cư từ nông thôn ra thành phố (Hà Thị Phương Tiến - Hà Ngọc Quang,
2000)
Những công trình trên đây nghiên cứu khá sâu sắc từng khía cạnh
của vấn đề phụ nữ với phát triển kinh tế nhưng chưa có công trình nào thực
sự tập trung vào nghiên cứu vấn đề lao động nữ ở nông thôn hiện nay.
Nghiên cứu đề tài, Tác giả hy vọng đem lại sự đóng góp nhỏ bé vào việc
nghiên cứu một nguồn lực và là một chủ thể quan trọng trong phát triển
kinh tế nông thôn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích


Xem xét thực trạng lực lượng lao động nữ ở nông thôn huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh hiện nay để thấy được những tiềm năng và trở ngại,
hạn chế của họ, từ đó đề ra các giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của
lực lượng lao động này trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ
Làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về lao động, việc làm cho lao động nữ,
vai trò ý nghĩa và sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho lao động nữ.
Phân tích đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao
động nữ huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh từ năm 2005 – 2010.
Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao
động nữ huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu vấn đề lao động
nữ ở nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, không chỉ với tư cách là
một nguồn lực quan trọng, mà còn là chủ thể quyết định sự phát triển kinh
tế-xã hội ở nông thôn.
Đề tài chú trọng nghiên cứu tình hình giải quyết việc làm cho lao
động nữ ở 14 xã, thị trấn của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Luận văn nghiên cứu vấn đề lao động nữ ở nông thôn với bối cảnh
kinh tế - xã hội của nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở nguyên lý của tư tưởng Hồ Chí
Minh, những quan điểm, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà
nước về giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói
riêng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.



Để đạt được mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng trong luận văn, trong đó các
phương pháp cụ thể sau đây được sử dụng phổ biến: logic và lịch sử, phân
tích và tổng hợp, thống kê...
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hoá trên phương diện lý thuyết những vấn đề cơ bản về lao
động nữ nông thôn ở các nước đang phát triển, những đặc điểm và các nhân
tố ảnh hưởng.
Làm rõ thực trạng của lực lượng lao động nữ ở nông thôn huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh hiện nay, những thuận lợi và khó khăn của họ.
Đưa ra được các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng và phát huy có
hiệu quả nguồn lực này trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn
ở nước ta hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 3 chương:
Chương 1: Vài nét về lao động nữ và việc làm cho lao động nữ ở nông
thôn ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ ở huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nữ ở
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Chương 1: VÀI NÉT VỀ LAO ĐỘNG NỮ VÀ VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM
1.1. Đặc điểm của lao động nữ ở nông thôn.


1.1.1 Lao động nữ nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao

động.
Lao động nữ nông thôn luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong lực lượng
lao động và điều này đúng trong hầu hết các nhóm tuổi.
Bảng 1.1: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo nhóm tuổi, giới tính và
nơi cư trú (%)
Nhóm tuổi

Nam
72.7
21.8
52.4
68.1
92.8
97.9
98.5
98.3
97.8
94.4
92.8
79.2
55.9

Tổng số
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44

45-49
50-54
55-59
60-64
65+

Thành thị
Nữ
28.9
13.9
25.3
29.4
27.8
37.5
40.6
38.1
36.1
43.8
36.3
31.8
14.7

Nam
82.5
44.3
74.3
85.6
97.1
98.9
98.4

98.3
98.9
97.1
96.1
90.9
66.3

Nông thôn
Nữ
67.3
34.5
61.5
71.4
76.9
82.2
84.3
82.8
81.4
77.5
72.7
60.6
35.8

Khác với Việt Nam, ở Trung Quốc, nhóm phụ nữ nông thôn tham gia
lực lượng lao động cao nhất ở độ tuổi 20-29, tiếp đó là nhóm tuổi 30-39 và
giảm dần theo các nhóm tuổi cao hơn. Điểm tương đồng với Bangladesh là
ở nông thôn Trung Quốc phụ nữ độ tuổi 60-64 vẫn còn 32,53% tham gia
lực lượng lao động, con số này cao gấp 2,5 lần phụ nữ thành thị cùng nhóm
tuổi.
Bảng 1.2: Tỷ lệ lao động theo tuổi và giới tính:

Điều tra dân số năm 1982 và 1990 (%)
Nhóm tuổi
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49

Điều tra 1982
Nam
70.55
96.13
98.59
98.83
98.86
98.63
97.47

Nữ
77.82
90.34
88.77
88.77
88.46
83.34
70.57

Trung Quốc

Nam
Nữ
61.38 68.22
92.38 89.62
97.87 90.79
98.58 90.93
98.83 91.02
98.66 88.12
97.68 81.01

Điều tra 1990
Thành thị
Nam
Nữ
39.97 42.13
81.41 79.90
95.51 87.78
97.36 89.76
98.06 89.52
98.18 85.22
96.91 73.37

Nông thôn
Nam
Nữ
68.21 76.43
96.55 93.02
98.96 92.10
99.17 91.49
99.16 91.76

98.86 89.31
97.99 84.09


50-54
55-59
60-64
65+

91.42
82.96
63.66
31.11

50.90
32.87
16.37
4.73

93.32
83.60
63.18
32.59

61.96
44.94
27.21
7.95

89.93

72.98
38.52
18.96

41.70
21.40
12.00
3.58

94.76
88.05
72.53
37.02

Nguồn: United Nation (1997), Women in China - A Country profile

Một đặc điểm là phụ nữ thường làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau
hơn là nam giới. Ở các nước phát triển, hầu hết các phụ nữ không tham gia
sản xuất nông nghiệp thì tham gia vào các công việc dịch vụ, nhưng ở các
nước đang phát triển, lực lượng nữ tham gia sản xuất trong các nhà máy
đang tăng lên ngang bằng với số phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực dịch
vụ. Phụ nữ tham gia sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp thường tập
trung ở một số ngành: 2/3 lực lượng lao động trong ngành may mặc trên
thế giới là phụ nữ, số lượng phụ nữ tham gia lĩnh vực may mặc chiếm 1/5
số lượng phụ nữ đang lao động trong lĩnh vực công nghiệp. Trong khi đó
nam giới lại chiếm tỷ phần lực lượng lao động cao hơn ở các ngành như:
mỏ, cơ khí, xây dựng, giao thông...
Mặt khác, do cầu về lao động tăng bền vững trong thời kỳ tăng trưởng
nhanh cũng đã thu hút một lượng lớn phụ nữ tham gia vào lực lượng lao
động. Các ngành kinh tế xuất khẩu quan trọng như may mặc và điện tử

cũng dựa vào nguồn lao động nữ kỹ năng thấp, tuy nhiên phần lớn số lao
động này đều biết đọc, biết viết.
Nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, từ năm 1978, các xí nghiệp huyện
- xã (TVES) đã thu hút một lượng lớn các công nhân nông thôn, trong đó
có nhiều phụ nữ (tức những người rời đất nhưng không rời quê hương). Giả
sử rằng 30% của số 28,3 triệu công nhân làm việc ở các TVES vào năm
1978 là phụ nữ, khi đó có khoảng 8,5 triệu phụ nữ làm việc cho các TVES
vào năm 1978 và số phụ nữ trong các TVES tăng tới 15,9 triệu năm 1988
và 19,6 triệu năm 1993. Tuy nhiên tỷ trọng của phụ nữ trong tổng số công
nhân ở các TVES thì chỉ tăng chút ít từ 32,4% năm 1988 lên 33,9% năm
1993. Tỷ lệ tham gia của phụ nữ vào các TVES rất khác nhau trong sản
xuất công nghiệp, 15-16% trong xây dựng và 10% ở các hoạt động khác.

70.69
54.16
32.53
9.33


Trong năm 1993 tỷ trọng của phụ nữ trong tổng số công nhân của TVES là
38% trong sản xuất nông nghiệp, 10% trong ngành xây dựng và 41% ở các
hoạt động khác. Trong sản xuất công nghiệp, phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn trong
các lĩnh vực như lắp ráp, là những lĩnh vực cần nhiều lao động và sản xuất
những mặt hàng đã được chuẩn hoá và sử dụng công nghệ đơn giản (chẳng
hạn phụ nữ chiếm 60-70% trong những xí nghiệp sản xuất đồ nhựa, dệt và
quần áo).
1.1.2 Lao động nữ còn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực có chuyên môn kỹ
thuật thấp.
Tuy tỉ lệ lao động nữ trong tổng số lao động mới được giải quyết việc
làm tăng lên và có khả năng vượt kế hoạch, nhưng lao động nữ tập trung

chủ yếu ở lĩnh vực có chuyên môn kỹ thuật thấp, có thu nhập thấp và việc
làm không ổn định. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ so với
nam còn cách biệt lớn, dẫn đến tính cạnh tranh của lao động nữ trên thị
trường lao động không cao.
Hiện nay, trong các ngành nghệ đã có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu
lao động, nhưng sự chuyển dịch này vẫn còn bất bình đẳng. Mặc dù, số lao
động trong khu vực nông - lâm -ngư nghiệp có chiều hướng giảm, nhưng
xét về cơ cấu giới, thì số lao động nữ được giải quyết việc làm mới chỉ
chiếm tỷ lệ cao trong khu vực nông - lâm -ngư nghiệp, thủy sản, còn trong
khu vực công nghiệp – xây dựng là 36% và khu vực thương mại – dịch vụ
chiếm 56,4%.
Theo điều tra năm 2007 của Tổng cục Thống kê, thu nhập của phụ nữ
chỉ bằng 74,5% so với nam giới trong các làng nghề, lĩnh vực, bằng 81,5
thu nhập của lao động nam ở cùng trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung;
bằng 90,1% ở cùng trình độ cao đẳng và chỉ bằng 86% ở cùng trình độ từ
đại học trở lên. Tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và nữ cũng cần nghiên
cứu, xem xét.


Vấn đề trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp kém thường gắn với ít cơ
hội có việc làm và thất nghiệp, trong khi trình độ chuyên môn kỹ thuật của
lao động nữ so với lao động nam vẫn còn sự cách biệt khá lỡn và tính cạnh
tranh không cao, lao động nữ khó tránh những rủi ro dễ vấp phải trong nền
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế hiện nay.
Vấn đề tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và nữ cũng là nội dung cần
được xem xét, khi tuổi thọ của người dân đã được nâng lên.
Biểu 1: Tỷ lệ lao động phân theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ
thuật năm 2007 (Đơn vị:%)
Lao động phổ
thông


CNKT không
có bằng

CNKT có
bằng

Trung cấp

Cao đẳng, đại
học

Chung

100

100

100

100

100

Lao động nữ

55,59

38,1


30,1

47,5

41,2

Nguồn: Điều tra lao động - việc làm năm 2007 của Bộ Lao động -Thương binh và
Xã hội, và tính toán của tác giả

1.1.3 Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến.
Bất bình đẳng giới tồn tại ở hầu hết các nước đang phát triển. Điều đó
trước hết bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ có học vấn quá thấp, tức là rất ít
phụ nữ có kỹ năng hoặc có điều kiện để cạnh tranh một cách bình đẳng
trong những công vệc được trả lương cao. Một nguyên nhân khác không
kém phần quan trọng là những định kiến xã hội coi thường phụ nữ đã được
hình thành ở hầu hết các nước đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ
có bằng cấp cao và kỹ năng tốt, công việc mà họ làm vẫn không được ghi
nhận một cách xứng đáng.
Gần như ở khắp nơi, mức thu nhập của phụ nữ nông thôn chưa bằng
một nửa của nam giới nông thôn. Có khi, cùng làm một việc như nhau, nam
giới được trả công nhiều hơn phụ nữ. Phổ biến hơn nữa, người ta chia công
việc theo giới. Thế mặc cả yếu của phụ nữ là do thân phận xã hội thấp kém,


thực tế bị nam giới áp đảo về thể chất, chức phận làm mẹ thôi thúc phải
làm việc. Phụ nữ phải nuôi con và không có lương ăn thì không thể mặc cả,
trừ phi cố sống cố chết đòi được một mức tối thiểu nào đó. Và họ ít khi có
khả năng thương lượng vì họ cần việc làm bằng bất kỳ giá nào trong những
thời điểm khó khăn trong năm, đặc biệt trong mùa mưa và khi giáp hạt.
Như một phụ nữ đã kể: "Chúng tôi có thể làm gì? Liệu chúng tôi có ngồi

nổi ở nhà nghe con cái kêu gào vì đói hay không? Chúng tôi có thể chịu
đựng một hai đêm, nhưng sau đó thì chúng tôi phải đến với bất cứ ai cho
chúng tôi ít việc làm. Đây là thời buổi khó khăn và con trẻ phải khổ sở vô
cùng. Mà ngay cả cái đói của chính chúng tôi cũng khó lòng mà chịu đựng
nổi"
Theo số liệu thống kê năm 1989 thì 60% nam giới tham gia thành
phần lao động này được trả mức lương của người lao động có chuyên môn
trong khi đó thì chỉ có 18% phụ nữ chỉ được trả ở mức như vậy. Trong khi
80% số phụ nữ tham gia lực lượng lao động chính thức ngoài xã hội cũng
là thành viên làm các loại công việc nhà không được trả lương. Số nam giới
như vậy chỉ có 37% mà thôi. Một loại hình lao động phổ biến nhất trong
thành phần lao động không chính thức là buôn bán, tiếp theo là các công
việc sửa chữa, chuẩn bị thức ăn, mua bán và tham gia mô hình sản xuất
nhỏ.
Sự tham gia của phụ nữ trong nông nghiệp nhìn chung bị lãng quên.
Rất nhiều lao động của họ trong những hình thức không được trả công và
vì thế không được xem là hoạt động kinh tế. Sự phát triển của công nghệ và
hiện đại hoá không giúp gì cho phụ nữ nông thôn. Các chương trình phát
triển nông thôn và cơ khí hoá nông nghiệp sau này đã giảm bớt đói nghèo
nhưng đồng thời nó cũng đem lại sự giảm đi đáng kể về sử dụng lao động
đối với cả nam và nữ.
Ngay cả điều này cũng có những ảnh hưởng bất lợi đối với phụ nữ.
Lao động của họ phần lớn được thực hiện bằng công nghệ hiện đại và một


vài trường hợp được thay thế bởi nam giới. Những nghề trước đây do phụ
nữ và nam giới đảm nhận như thu hoạch mùa màng thì do nam giới đảm
trách trong khi phụ nữ lui về lĩnh vực gia đình của họ, trở thành những
người nội trợ hoàn toàn. Đây là quá trình “nội trợ hoá” phụ nữ nông thôn,
một kết quả gián tiếp của những chính sách phát triển nông nghiệp trước

đó. Điều này tạo nên sự phân biệt giữa vai trò khác nhau trong sản xuất,
trong kinh tế gia đình giữa phụ nữ và nam giới, trong đó nam giới là người
đóng vai trò chính còn phụ nữ chỉ là người đóng vai trò phụ.
Các thành viên của tổ chức nông nghiệp mà ở đó giáo dục và đào tạo
về công nghệ mới chủ yếu là nam giới. Sự phân biệt về hệ tư tưởng này
giữa nam giới người đóng vai trò chính và phụ nữ người nội trợ có cái giá
phải trả là phụ nữ nông thôn mất một cơ sở kinh tế của họ. Cho dù họ tiếp
tục có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Mặc dầu trong những năm 1980, số lượng đông hơn bao giờ hết các
phụ nữ nông dân đảm đương công việc đồng áng, tạo ra thu nhập từ các
hoạt động sản xuất trong gia đình và nhận tiền lương cũng như các công
nhân tạm thời ở các nhà máy, công việc của họ vẫn thuộc diện được trả
công thấp nhất.
Các ước tính bằng số có sự khác nhau đáng kể, nhưng các nghiên cứu
cho thấy phụ nữ làm công việc gia đình nhiều hơn nam giới. Một số nghiên
cứu cho biết ở những nước phát triển ngày nay, phụ nữ chỉ làm hơn một
nửa công việc gia đình; một số nghiên cứu khác lại cho biết phụ nữ làm
70% hoặc nhiều hơn công việc nội trợ. Trong gia đình có cả bố và mẹ, nam
giới lao động kiếm tiền và phụ nữ không được tham gia vào lao động được
trả công, vì thế dễ hiểu tại sao phụ nữ lại làm hầu hết công việc nội trợ.
Mặc dù vậy, sự sắp xếp hộ theo kiểu cổ điển này dẫn đến sự không bình
đẳng về quyền lực: phụ nữ làm việc nhà không được trả công, phụ thuộc
vào sự quyết định của chồng trong việc sử dụng thu nhập bằng tiền.


Trong khi cho phép nữ giới tăng thu nhập, một nhu cầu cấp thiết, việc
tham gia ngày càng tăng của nữ giới vào lực lượng lao động nữ trong một
số trường hợp đã tạo ra những mối quan tâm mới đối với lao động nữ.
Những vấn đề như điều kiện làm việc tồi tàn, sự tiếp xúc với những nguy
cơ sức khoẻ, tỉ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp cao hơn, sức khoẻ và an toàn

của người lao động, và những hình thức bóc lột mới như lạm dụng tình dục
ở nơi làm việc đang được quan tâm. Phải thừa nhận rằng những ngành công
nghiệp này đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm kèm theo các lợi ích cho nữ
giới. Đồng thời, rất nhiều trong số những công việc này có khuynh hướng
không đáng tin cậy, ngắn hạn, thuộc về loại không có kỹ năng hoặc bán kỹ
năng với rất ít cơ hội thu được kỹ năng với điều kiện lao động chung phi
tiêu chuẩn và lương thấp. Trong những trường hợp này, những lợi ích tích
cực đối với nữ giới bị trung hoà bởi những ảnh hưởng bất lợi của điều kiện
làm việc không tốt, đặc biệt là về những phương diện sức khoẻ và an toàn
của người lao động.
1.1.4 Chênh lệch về trình độ học vấn của phụ nữ so với nam giới ở bậc
học ngày càng cao.
Sự chênh lệch về cơ hội học tập của trẻ em gái và phụ nữ khu vực
nông thôn và dân tộc thiểu số là một thách thức lớn. Tỷ lệ bỏ học của trẻ
em giá ở các vung nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số là
vấn đề đáng quan tâm. Công tác xóa mù chữ cho phụ nữ ở lứa tuổi từ 15
đến dưới 40 hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ học vấn của phụ nữ
so với nam giới ở bậc học ngày càng cao, càng chênh lệch.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2007, tỷ lệ nam trong học hàm
phó giáo sư là 88,33% và nữ là 11,67%; ở học hàm giáo sư là 94,9% và
5,1%. Học vị tiến sĩ khoa học nam là 90,33 và nữa là 9,78; học vị tiến sĩ
nam chiếm 82,98%, nữ là 17,02%. Trình độ thạc sĩ là khả quan nhất với
69,47% năm và 30,53% nữ


Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ nữ vẫn là vấn đề rất
bức xúc, mặc dù nhiều Bộ, ngành và tỉnh thành phố đã bước đầu coi trọng
công tác này. Sự thiếu chủ động phối hợp trong thực hiện các giải pháp
giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội Vụ và Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội đã dẫn đến tình trạng yếu kém về trình độ chuyên môn kỹ thuật

hiện nay chậm được giải quyết.
1.1.5 Tỷ lệ tử vong bà mẹ trẻ em chưa giảm mạnh.
Thách thức lớn nhất hiện nay là tỷ lệ tử vong bà mẹ trẻ em giảm chưa
mạnh, nhất là ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Số phụ nữ mắc và
chết do bệnh tai biến sản khoa vẫn có xu hướng gia tăng. Công tác giáo dục
sức khỏe chưa sâu rộng đến các đối tượng, nên chưa thay đổi được ý thức
và hành vi của các bà mẹ trong chăm sóc trước sinh, trong sinh và sau sinh.
Phong tục tập quán lạc hậu sinh đẻ vẫn ảnh hưởng sâu sắc, đặc biệt là vùng
dân tộc thiểu số, dẫn đến nguy cơ tử vong cao cho mẹ và con.
Tuy tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV hiện thấp hơn nam giới, nhưng có xu thế
tăng (năm 2006 là 20,3% và năm 2007 là 23,5%). Phụ nữ mang thai nhiễm
HIV/AIDS còn chiếm tỷ lệ khá cao ở một số tỉnh trọng điểm, cao nhất là ở
Quảng Ninh 1,31%, tiếp đó là Điện Biên 1,13% và TP HCM là 1%..
1.1.6 Tỷ lệ cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ còn thấp.
Tỷ lệ cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ còn thấp; đa số phụ nữ giữ cương vị
cấp phó, ngay cả ở những lĩnh vực có tỷ lệ lao động nữ cao như giáo dục
đào tạo và y tế. Tỷ lệ lãnh đạo nữ cấp Bộ và Vụ trưởng ở các cơ quan quản
lý nhà nước có xu hướng giảm. Theo Bộ Nội vụ, số nữ Bộ trưởng và tương
đương từ 12% khóa 2002-2007 giảm xuống còn 4,55% khóa 2007-2011;
thứ trưởng và tương đương giảm từ 9% xuống 8,41%; vụ trưởng và tương
đương từ 6% giảm xuống 5,53%.
Công tác quy hoạch cán bộ còn chưa được quan tâm đúng mức. Việc
triển khai công tác cán bộ nữ thiếu đồng bộ dẫn đến thiếu nguồn cán bộ nữ
bổ sung cho nhiều vị trí lãnh đạo.


Ngay Bộ Y tế là cơ quan được đánh giá thực hiện khá tốt công tác
VSTBPN, đã đề cao được vai trò lãnh đạo, quản lý phụ nữ, đến tháng 6
năm 2008 tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo các cấp của ngành y tế chiếm 37% (vượt
chỉ tiêu 7%),trong đó tỷ lệ nữ đảng viên là 34,7%. Tuy nhiên, cán bộ nữ

thường chỉ giữ cương vị lãnh đạo cấp thấp hơn so với nam giới. Đối với
cấp phòng, tỷ lệ nữ cấp trưởng thấp hơn nữ cấp phó (nữ Trưởng phong có
tỷ lệ 37,4%, nữ Phó trưởng phòng là 43,8%); đối với các chức vụ cao hơn
như Giám đốc và Phó Giám đốc nữ, tỷ lệ còn thấp hơn nữa (như Giám đốc
nữ chỉ chiếm 12,7%; Phó Giám đốc nữ chiếm tỷ lệ 24%). Các Bộ khác
cũng trong tình trạng tương tự.
Tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em diễn biến phức tạp, có
hướng tăng và quốc tế hóa. Bạo lực gia đình mới nhiều hình thức khác
nhau đối với phụ nữ còn tồn tại cả ở thành thị và nông thôn, trong tất cả các
nhóm xã hội.
1.1.7 Việc lồng ghép vấn đề giới vào hoạch định chính sách và kế hoạch
phát triển còn lúng túng.
Bộ máy hoạt động VSTBPN các cấp tuy đã kiện toàn nhưng chất
lượng hoạt động còn hạn chế, cán bộ đều thực hiện nhiệm vụ theo chế độ
kiêm nhiệm, dựa trên lòng nhiệt tình là chính, nên chưa dành đủ thời gian
và trí tuệ cho công tác này.
Việc lồng ghép vấn đề giới vào hoạch định chính sách và kế hoạch
phát triển còn lúng túng. Mức kinh phí cấp cho hoạt động VSTBPN vừa
không thống nhất, vừa có sự chênh lệch lớn, dẫn đến tình trạng bị động của
Ban VSTBPN. Có tới 22% Bộ, ngành không nắm được kinh phí bố trí, mặc
dù các đơn vị này đều cho rằng có lập dự toán hàng năm.
1.2 Việc làm của lao động nữ.
1.2.1 Một số khái niệm.
(Copy trong phần luận văn)


1.2.2 Vai trò của lao động nữ.
Phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử
dựng nước và giữ nước. Ngày nay trong công cuộc đổi mới vai trò của phụ
nữ càng được phát huy trong tất cả các lĩnh vực. Nghị quyết của Bộ chính

trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ngày 12-07-1993
đã khẳng định: “Giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong
những mục tiêu của Cách mạng Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp lâu dài
đến sự phát triển của đất nước. Bồi dưỡng lực lượng phụ nữ phát huy sức
mạnh và chăm lo sự phát triển mọi mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường
xuyên, rất quan trọng của Đảng ta trong mọi thời kỳ cách mạng”. Nghị
quyết chỉ rõ: “Một trong những công tác lớn quan trọng của Đảng ta hiện
nay là: Giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm
xã hội, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi phụ nữ.
Xuất phát từ đặc điểm lao động nữ ngoài việc thực hiện những nghĩa
vụ lao động còn phải đảm nhận chức năng làm mẹ. Bởi thế họ có những
đặc điểm riêng về giới tính (sức khoẻ, tâm sinh lý) chỉ phù hợp với những
điều kiện lao động nhất định. Bộ luật lao động dành hẳn chương X gồm 10
Điều (Điều 109 đến Điều 118) quy định riêng cho lao động nữ nhằm đảm
bảo quyền làm việc của phụ nữ được bình đẳng về mọi mặt với nam giới.
Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử trong việc tuyển
chọn, nâng bậc lương, xử lý kỷ luật…và đảm bảo những ưu đãi nhất định
cho lao động nữ để họ thực hiện tốt chức năng của mình.
* Vai trò của lao động nữ nông thôn Gia Bình.
Trước đây ở nông thôn, nông nghiệp chủ yếu dựa vào lao động chân
tay. Vì vậy, mỗi khi vào vụ, bất kỳ già trẻ, gái trai đều phải tham gia vào
công việc. Sau khi tầng lớp thanh niên, trung niên di chuyển đến đô thị
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá những năm qua, sức lao động
chủ yếu chỉ là người già và phụ nữ, đồng thời hiện tượng nữ hoá và lão hoá


ngày càng trầm trọng. Năm 1990, số phụ nữ tham dự vào công việc đã lên
tới 45%.
Bảng 1.10: Biến đổi tỷ lệ cơ cấu thời gian lao động của nhà nông
theo giới tính (%)

Năm
1967
1971
1975
1980
1985
1990

Lao động gia đình
Nam
Nữ
69.3
30.3
65.8
34.2
64.6
35.4
58.3
41.7
59.3
40.7
55.4
44.6

Đổi công
Nam
Nữ
73.4
26.6
62.9

37.1
69.3
30.7
49.5
50.5
46.9
53.1
36.5
63.5

Tổng số
Nam
71.9
66.7
66.7
57.4
57.2
52.7

Nữ
28.1
33.3
33.3
42.6
42.8
47.3

Bảng trên cho thấy thời gian lao động của phụ nữ so với nam giới năm
1967 là 30,3%, năm 1990 là 44,6%. Đặc biệt về mặt đổi công của phụ nữ
trong cùng thời gian đó tăng lên từ 26,6% (năm 1967) đến 63,5% (năm

1990) gấp đôi so với đổi công của đàn ông
Thực tế, những năm 60 lực lượng lao động ở nông thôn rất phong phú
nên chỉ có 1/3 số người làm nghề nông là tham gia vào công việc, lao động
già và lao động nữ trở thành thứ yếu. Song hiện nay đại bộ phận mọi người
đều đã tích cực tham gia lao động. Cùng với họ tầng lớp cư dân phi kinh tế
dưới 14 tuổi cũng đã được huy động vào làm việc.
Mặc dù nông nghiệp nông thôn Gia Bình đã có trình độ cơ khí hoá cao
nhưng số người trong mỗi hộ không nhiều, lại còn phải sử dụng lao động
vào việc bảo dưỡng máy móc,... nên tỷ lệ lao động trong các hộ gia đình
năm 1967 chiếm tới 78% và năm 1990 là 80,7%. Thời gian làm việc bình
quân của một nông dân năm 1967 là 568,99 giờ, năm 1990 là 923,95 giờ
(tính bình quân thời gian làm việc của một hộ nông nghiệp là 1,592,69 giờ)
1.2.3 Ưu đãi đối với lao động nữ.
Nhà nước đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ, có chính sách khuyến
khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm
thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh
hoạt làm việc không trọn ngày trọn tuần hoặc giao việc tại nhà. Được từng


bước cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ chuyên nghiệp, chăm
sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần cho lao động nữ.
Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm mở rộng nhiều loại hình đào
tạo thuận lợi cho lao động nữ để ngoài nghề đang làm, lao động nữ còn có
thêm dự phòng.
Lao động nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động mà không phải bồi thường khi có giấy chứng nhận của thầy thuốc nếu
tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, và lao động nữ phải báo
trước cho người sử dụng lao động một thời gian nhất định tuỳ thuộc vào sự
chỉ định của thầy thuốc.
Lao động nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh con từ 04 đến 06

tháng theo điều kiện lao động, tính chất của công việc địa điểm làm việc.
Nếu sinh đôi thì mỗi con sinh thêm được nghỉ 30 ngày. Trong thời gian
nghỉ vẫn được đảm bảo lương, chế độ Bảo hiểm xã hội.
Lao động nữ làm việc nặng nhọc khi có thai đến tháng thứ bảy, được
chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm một số giờ làm việc hàng
ngày mà vẫn hưởng đủ lương. Trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi
ngày 30 phút. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi
ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương.
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ.
Ở nước ta, lao động nữ là nguồn lực to lớn góp phần quan trọng trong
việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Vì vậy, cùng với những chính sách kinh tế đúng đắn, Đảng và Nhà nước đã
thực hiện một hệ thống chính sách xã hội công bằng và tiến bộ, hướng vào
mục tiêu phát triển con người, tạo điều kiện cho tất cả mọi người, kể cả
nam và nữ đều có thể đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung. Thực tế
cũng khẳng định, tiềm năng lao động nữ đã được phát huy và vị thế của
người phụ nữ được nâng cao trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những
thuận lợi, lao động nữ cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt


trong lĩnh vực lao động, việc làm ở cả khu vực kinh tế chính thức và phi
chính thức.
Biểu 2 . Tình trạng việc làm của lao động nữ (đơn vị %)

Chung cả nước
Lao động nữ

Thất nghiệp thành thị
4,6
5,2


Thất nghiệp nông thôn
1,7
2,6

1.3.1.Những nhân tố về điều kiện tự nhiên.
Đây là điều kiện đầu tiên, quan trọng, có khả năng tạo thuận lợi hoặc
gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Chẳng hạn, độ mầu mỡ tự nhiên của
đất đai ; diện tích canh tác bình quân đầu người ; điều kiện khí hậu, thủy
văn thuận lợi hoặc bất lợi cho phát triển các loại cây trồng và con vật nuôi ;
trữ lượng của hầm mỏ ; tài nguyên rừng và biển...
Nhưng thực tế, sự giàu có về tài nguyên không tỷ lệ thuận với khả
năng phát triển ổn định của đất nước, dự trữ kinh tế của quốc gia cũng như
sự phát triển ở mức cao trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị.
Trong thực tế, có những nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên như Nhật
Bản, Xin-ga-po, nhưng với công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến, và
phương pháp quản lý khoa học đã tạo ra được nhiều việc làm cho xã hội,
trong đó có lao động nữ. Vì vậy, điều kiện tự nhiên của mỗi nước chỉ là cơ
sở quan trọng ban đầu cho phát triển sản xuất. Việc tiếp theo của mỗi nước
là phát huy mặt thuận, hạn chế mặt không thuận của điều kiện tự nhiên chi
phối nền sản xuất, trên cơ sở đó hoạch định chính sách phát triển đúng đắn,
bền vững nhằm mục tiêu quan trọng là phát triển con người - chủ thể và
động lực chủ yếu của nền sản xuất và mọi hoạt động xã hội.
1.3.2 Nhân tố thuộc về sức lao động nữ.
Nhân tố này bao gồm những đòi hỏi mà lao động nữ cần có để đáp
ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Nói rộng hơn, chỉ có từ việc
nghiên cứu và hiểu thấu những đặc điểm của lao động nữ thì Nhà nước, mà


cụ thể là các nhà hoạch định chính sách mới có thể đề xuất những biện

pháp thích ứng tạo việc làm phù hợp cho họ.
Trong bối cảnh nước ta hiện nay, cung về số lượng lao động nữ đang
dư nên vấn đề này trở nên đơn giản. Nhưng điều rất quan trọng ở đây là
những yêu cầu về chất lượng sức lao động nữ. Do đó, lao động nữ muốn
tìm được việc làm, nhất là việc làm có thu nhập cao, phù hợp với năng lực,
trình độ, thì đặc biệt phải đầu tư cho sức lao động của mình, cả về thể lực
và trí lực. Bên cạnh đó, vấn đề không kém phần quan trọng là phải có các
thông tin về thị trường lao động, biết các cơ hội việc làm. Do đó, việc
thông tin về thị trường lao động giúp cho phụ nữ lựa chọn được ngành nghề
mà thị trường lao động đang cần và sẽ cần trong tương lai để thực hiện sự
đầu tư có hiệu quả, chủ động tìm kiếm việc làm và nắm bắt các cơ hội tìm
việc làm trở nên hết sức cần thiết. Mỗi phụ nữ cần tùy thuộc vào điều kiện
và khả năng cụ thể của mình, tranh thủ các nguồn tài trợ (từ gia đình và các
tổ chức xã hội) để tự định hướng kỹ năng, phát triển sức lao động nhằm
nâng cao nhận thức, kiến thức và kinh nghiệm. Đó cũng chính là điều kiện
cần thiết để họ duy trì việc làm, tạo cơ hội tìm được việc làm phù hợp, có
thu nhập cao ; và qua đó, nâng cao vị thế của lao động nữ.
Xét về phương diện giới, phụ nữ có thiên chức mang thai, sinh con
và nuôi con : Trong điều kiện kinh tế thị trường, vấn đề này luôn được coi
là "hạn chế của phụ nữ" với tư cách người đi tìm việc. Trong thực tế, do
nhiều vấn đề phức tạp khác chi phối, làm cho các chủ sử dụng lao động
phải cân nhắc, lựa chọn, và nếu không quán triệt quan điểm bình đẳng giới
thì hầu hết các chủ sử dụng lao động chỉ muốn tuyển chọn lao động nam.
Mặt khác, về đặc điểm sức khỏe sinh lý, phụ nữ thường hạn chế về
thể lực so với nam giới, nên không thích hợp với công việc nặng nhọc, độc
hại ảnh hưởng đến sức khỏe, như những công việc trên độ cao lớn, những
nghề làm việc dưới nước, những công việc tiếp xúc với hóa chất, hay
những công việc đòi hỏi cường độ lao động cao. Như vậy, do đặc điểm sức



khỏe sinh lý mà phạm vi lựa chọn công việc của phụ nữ vô hình trung đã bị
thu hẹp so với nam giới.
Ngoài ra, xét về những đặc điểm xã hội, so với nam giới, điều kiện
sinh hoạt của lao động nữ thường phức tạp hơn. Cũng do nhiều nguyên
nhân khác chi phối, lao động nữ thường có trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn thấp hơn lao động nam. Bên cạnh đó, tính rụt rè, kém tự tin
vào chính bản thân mình đang là những trở ngại dẫn đến khó tìm kiếm việc
làm trên thị trường lao động.
1.3.3 Chế độ, chính sách đối với lao động nữ
1.3.3.1 Chính sách giáo dục
Mặc dù rất nhiều nước đã ban hành luật giáo dục bắt buộc, coi giáo
dục cơ sở là một quyền của con người, không có sự phân biệt về giới
nhưng trong nhiều thiết chế, cách tổ chức thực hiện giáo dục đã ngăn cản
các bé gái đến trường nhiều hơn các bé trai. Như vậy, việc không tính đến
ảnh hưởng của sự phân biệt và bất bình đẳng giới đối với việc thực hành
các quyền cơ bản của con người đã làm suy yếu hiệu lực của các quy định
của pháp luật.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Khi phụ nữ không có cơ hội học
hành thì họ sẽ không có quyền quyết định trong gia đình và do đó gặp phải
các trở ngại nghiêm trọng trong việc nuôi dạy những đứa con khoẻ mạnh
và giỏi giang. Họ cũng có xu hướng sinh nhiều con hơn số họ muốn, làm
tăng thêm các áp lực lên gia đình và chính bản thân họ. Do vậy, việc giáo
dục con gái rất quan trọng để cải thiện dinh dưỡng trong gia đình và làm
giảm tỷ lệ sinh đẻ cũng như tỷ lệ trẻ tử vong. Tuy nhiên, ở Việt Nam,
khuynh hướng giáo dục thiên về tuyển chọn học sinh nam đang được chú
trọng. Các bậc cha mẹ coi việc giáo dục cho con gái là ít hữu hiệu hơn đối
với việc giáo dục cho các con trai. Họ luôn luôn sợ việc giáo dục như vậy
sẽ cản trở triển vọng hôn nhân hay cuộc sống gia đình của con gái họ. Giáo
dục cho một cô gái có thể đem đến ít lợi ích kinh tế hơn, đặc biệt là nếu cô



ta gặp phải sự phân biệt đối xử trong công việc nếu lấy chồng sớm, hoặc
không làm việc nữa và chuyển về sống ở làng quê của chồng.
Bên cạnh việc học hành, lao động nữ thường phải đối đầu với một trở
ngại về các chính sách hỗ trợ sản xuất, khuyến nông. Các nghiên cứu cho
thấy rằng các đại diện khuyến nông tập trung vào nam nông dân, mặc dù
nhiều khi phụ nữ là những người cấy trồng chính vì chồng của họ làm việc
ở xa nông trại
1.3.3.2 Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và phúc lợi xã hội
Xét về mặt chính sách, pháp luật không có sự phân biệt đối xử giữa
nam và nữ. Tuy nhiên, trên thực tế sự khác biệt giới trong thực hiện chính
sách bảo hiểm xã hội (BHXH) vẫn tồn tại ở các mặt sau:
- Về tuổi hưu, đa số người lao động đồng tình với các điều khoản quy
định trong luật. Tuy nhiên, một số người lao động lại cho rằng nên quy
định tuổi hưu của nữ ngang bằng với nam. Trên thực tế, tuổi hưu bình quân
thực tế giữa nam và nữ đều thấp hơn tuổi quy định và có sự chênh lệch khá
xa giữa nam và nữ. Theo báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
(2008), tuổi hưu bình quân của nam là 54,8 tuổi so với 60 tuổi và nữ là 49,2
tuổi so với 55 tuổi, chệnh lệch tuổi hưu giữa nam và nữ là 5,6 tuổi. Như
vây, lao động nữ hết tuổi lao động sớm hơn nam giới, dẫn đến lương hưu sẽ
thấp hơn lao động nam.
- Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi sinh con được nghỉ từ
4-6 tháng. Tuy nhiên, một số lao động nữ chỉ nghỉ 2 hoặc 3 tháng, họ tự
nguyện đi làm trước thời hạn. Lý do chính là sợ bị mất việc làm, và muốn
có thêm thu nhập. Mặt khác, các quy trình, thủ tục thực hiện chế độ BHXH
hiện nay còn nhiều bất cập, rào cản, nhiêu khê.
1.3.3.3 Chính sách ưu tiên trong tuyển dụng lao động và đào tạo nghề dự
phòng cho lao động nữ.



- Điều 110 của Bộ luật Lao động sửa đổi (năm 2002) quy định: Các
doanh nghiệp phải thực hiện đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ ngoài
nghề đang làm để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc
điểm tâm, sinh lý. Nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 5% số doanh nghiệp
thực hiện đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ, trong số đó chủ yếu là
các doanh nghiệp nhà nước. Đào tạo nghề dự phòng là việc cần thiết cho cả
lao động nữ và nam trong điều kiện nền kinh tế có nhiều chuyển đổi về cơ
cấu sản xuất, kinh doanh như hiện nay.
1.3.3.4 Chính sách tiền lương và thu nhập đối với lao động nữ
Trong các doanh nghiệp, tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào kết quả
lao động và hiệu quả kinh tế. Do đó, tiền lương, tiền công trả cho người lao
động bảo đảm được tính công bằng, không có sự phân biệt về giới. Tuy
nhiên, trong thực tế, lao động nữ nhận tiền lương và thu nhập thấp hơn nam
giới.
Báo cáo năm 2008 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy,
thu nhập bình quân của lao động nữ luôn thấp hơn mức thu nhập chung ở
mọi cấp so sánh. Điều đó cũng có nghĩa là thu nhập của lao động nữ luôn
thấp hơn lao động nam. Mức thu nhập bình quân chung của lao động nam
hiện nay khoảng 1,2 triệu đồng/tháng (trong khu vực doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài) và mức thu nhập bình quân chung của lao
động nữ là khoảng 1,1 triệu đồng/ tháng. Như vậy, thu nhập bình quân
chung của lao động nữ chỉ bằng 89% thu nhập của nam giới và lao động nữ
chỉ nhận được 86% mức tiền công cơ bản của nam giới.
1.3.4 Điều kiện, môi trường lao động đối với lao động nữ trong các
doanh nghiệp.
1.3.4.1 Giờ làm việc và tình trạng làm thêm giờ.
Theo quy định của Bộ Luật Lao động, người lao động làm việc
40giờ/tuần. Nhưng trên thực tế, đa số người lao động nói chung và lao
động nữ nói riêng phải làm việc vượt quá thời gian quy định. Khoảng 60%



số lao động nữ và 48,9% số lao động nam làm việc thêm giờ với thời lượng
quá 4h/ngày, trong những cơ sở sản xuất nhỏ thì con số này còn cao hơn
nhiều. (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2008). Tình trạng kéo dài
thời gian lao động ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người lao động,
trong đó có sức khỏe sinh sản của lao động nữ
1.3.4.2 Môi trường làm việc và bảo hộ lao động.
Môi trường lao động là nơi những người lao động thực hiện những
hoạt động sản xuất, dịch vụ. Chính trong môi trường này, người lao động
phải chịu đựng các yếu tố cấu thành môi trường lao động. Điều này ảnh
hưởng tới sức khỏe và về lâu dài sẽ gây ra các "bệnh nghề nghiệp". Những
yếu tố dễ nhận biết và thường gặp nhất là bụi, các chất khí và chất thải độc
hại, nhiệt độ cao và tiếng ồn. Hiện nay, môi trường làm việc của các doanh
nghiệp đều vượt quá tiêu chuẩn quy định cho phép, có khoảng 23% số lao
động phải làm việc trong môi trường độc hại. Để bảo đảm an toàn và sức
khỏe cho người lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đào
tạo về an toàn, vệ sinh lao động và trang bị các phương tiện bảo hộ cho
người lao động.
1.3.4.3 Vấn đề sức khỏe của lao động nữ.
Theo quy định, khi lao động nữ có thai đến tháng thứ 7, các doanh
nghiệp không được ép buộc làm thêm giờ, làm ca đêm hoặc đi công tác xa,
được tạo điều kiện chuyển sang làm các công việc khác nhẹ hơn. Tuy
nhiên, việc chấp hành các quy định này ở các doanh nghiệp nói chung là
chưa tốt, số doanh nghiệp vi phạm vẫn còn khá phổ biến. Theo quy định
của Bộ luật Lao động, lao động nữ có thai được phép nghỉ việc để đi khám
thai, được nghỉ việc trong trường hợp sảy thai nhưng vẫn được hưởng bảo
hiểm. Tuy vậy, số doanh nghiệp áp dụng đầy đủ quy định này hiện nay là
rất ít.
1.4 Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số địa phương.
1.4.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Hà Nam



Chiếm 51% tổng số dân toàn tỉnh, phụ nữ Hà Nam có vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, có nhiều đóng góp trong chương
trình xoá đói, giảm nghèo ở địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị
hoá, tình trạng lao động nữ dôi dư cần giải quyết việc làm ngay tại địa
phương trở nên bức xúc.
Xuất phát từ thực trạng trên, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hà
Nam đã chủ động đề ra nhiều biện pháp, nhằm tham gia giải quyết việc làm
cho phụ nữ nông thôn và phụ nữ nghèo, nhất là phụ nữ vùng bị thu hồi đất
cho mục tiêu đô thị hóa. Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Hoàng
Thị Định cho biết: "Hàng năm, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm
của tỉnh hội và Hội LHPN các huyện, thành phố khảo sát nhu cầu cung ứng
lao động tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh; nhu cầu học nghề
của các đối tượng lao động chưa có việc làm, lao động dôi dư; ký kết hợp
đồng với giáo viên, nghệ nhân truyền nghề, chủ động xây dựng đề án,
chương trình dạy nghề đúng, trúng nhu cầu việc làm. Nhờ đó, mỗi năm hơn
80% số lao động học nghề tại trung tâm đều tìm được việc làm ổn định.
Thu nhập bình quân của lao động trong các xí nghiệp may đạt 1,5 triệu
đồng/tháng, các cơ sở thêu ren từ 500 nghìn đến một triệu
đồng/người/tháng".
Trong công tác dạy nghề, hội phụ nữ tỉnh chú trọng tới chất lượng đào
tạo và giới thiệu việc làm phù hợp, ổn định lâu dài. Năm 2010, với số tiền
1.750 triệu đồng do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp, Trung tâm
dạy nghề của hội mở các lớp đào tạo miễn phí cho gần 900 đối tượng phụ
nữ nghèo, lao động nữ tại các địa phương bị thu hồi nhiều diện tích đất
canh tác (trong tổng số gần hai nghìn người được đào tạo); giới thiệu việc
làm cho 1.500 người.
Giám đốc Trung tâm dạy nghề tỉnh hội, Trương Thị Hải Thịnh cho
biết: "Ba năm trở lại đây, trung tâm chú trọng mở các lớp dạy nghề phù



×