Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Bài giảng Quản trị dự án Cử nhân Quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.49 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN HỌC:

QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GV: HUỲNH NHỰT NGHĨA


GiỚI THIỆU






Tên học phần: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Số đơn vị học trình: 4
Trình độ: Đại Học
Phân bố thời gian: 60 TIẾT
Điều kiện tiên quyết: Đã học qua các môn:
Quản trị học, Marketing, …


MỤC TIÊU


Học xong môn học này sinh viên có thể:







Phát biểu được các khái niệm về dự án và dự án đầu tư;
Liệt kê được các loại dự án;
Biết sử dụng các phương pháp và các kỹ thuật để lập,
thẩm định và quản trị dự án đầu tư,…

Học xong môn này sinh viên có thể biết và lập được
một dự án đầu tư cụ thể. Biết cách thẩm định một dự
án có khả thi hay không, và trình tự tiến hành một
dự án đầu tư như thế nào?…


PHƯƠNG PHÁP




Thảo luận
Làm việc nhóm
Khảo sát thực tế


NỘI DUNG


PHẦN I – DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ LẬP DỰ ÁN
ĐẦU TƯ
• Chương 1 – Một số vấn đề chung về đầu tư và dự án đầu


• Chương 2 – Trình tự và nội dung nghiên cứu của quá
trình lập dự án đầu tư
• Chương 3 – Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ dự án đầu tư
• Chương 4 – Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư
• Chương 5 - Nghiên cứu kinh tế - xã hội và môi trường
của dự án đầu tư


PHẦN II – THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ


CHƯƠNG 6: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ



CHƯƠNG 7 – PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ
THUẬT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ


PHẦN 3 - QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ











CHƯƠNG 8 – TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ
CHƯƠNG 9 – QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TIẾN
ĐỘ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CHƯƠNG 10 - PHÂN PHỐI NGUỒN LỰC CHO
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CHƯƠNG 11 - QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN
ĐẦU TƯ
CHƯƠNG 12 - QUẢN LÝ RỦI RO ĐẦU TƯ


TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Điểm quá trình
Trong đó: Tích cực trên lớp
Bài tập nhóm
Kiểm tra
Thi cuối học kỳ:
Theo thang điểm

10

30%
10%
10%
10%
70%



TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO
Tài liệu học tập: Đề cương bài giảng môn Quản trị dự
án đầu tư
Tài liệu tham khảo:










Phước Minh Hiệp, Lê Thị Vân Đan. Thiết lập và thẩm định dự án
đầu tư, NXB Thống Kê năm 2007,
Nguyễn Xuân Thuỷ, Trần Việt Hoa, Nguyễn Việt Ánh. Quản trị
dự án đầu tư, NXB Thống Kê 2003,
Viện sĩ, tiến sĩ khoa học, Nguyễn Văn Đáng. Quản lý dự án,
NXB Tổng hợp Đồng Nai,
Harold Bierman, JR. Seymour Smidt. TS, Nguyễn Xuân Thủy,
Bùi Văn Đông biên dịch. Quyết dịnh dự toán vốn đầu tư phân
tích kinh tế các dự án đầu tư, NXB tổng hợp TP.HCM, 2006.


CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


Mục đích, yêu cầu:

• Trang bị những kiến thức cơ bản về đầu tư và dự
án đầu tư.
• Nắm được kiến thức để tiếp thu và vận dụng cho
các chương tiếp theo của môn học



Nội dung chính:
• Đầu tư và hoạt động đầu tư vốn
• Dự án và dự án đầu tư.


1.1 ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VỐN


1.1.1 Khái niệm đầu tư
Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài
chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động
và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một
thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận
và lợi ích kinh tế xã hội.
T - H - T’


1.1.2. Các loại đầu tư


Theo chức năng quản lý vốn đầu tư
• Đầu tư trực tiếp
• Đầu tư gián tiếp




Theo nguồn vốn
• Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
• Đầu tư ra nước ngoài



Theo tính chất đầu tư
• Đầu tư chiều rộng (đầu tư mới):
• Đầu tư chiều sâu



Theo thời gian sử dụng: có đầu tư ngắn hạn, đầu tư
trung hạn và đầu tư dài hạn






Theo lĩnh vực hoạt động: có đầu tư cho sản
xuất kinh doanh, đầu tư cho nghiên cứu khoa
học, đầu tư cho quản lý..
Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư
• Đầu tư phát triển
• Đầu tư chuyển dịch




Theo ngành đầu tư
• Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
• Đầu tư phát triển dịch vụ:
• Đầu tư phát triển công nghiệp


1.1.3 Các giai đoạn đầu tư:




Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào
khai thác sử dụng


1.2. KHÁI NIỆM DỰ ÁN VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


1.2.1 Dự án
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dự án
• Theo từ điển tiếng anh Oxford: Dự án là một chuỗi các sự việc
tiếp nối được thực hiện trong khoàn thời gian giới hạn và ngân
sách được xác định nhằm mục tiêu là đạt được kết quả duy
nhất nhưng được xác định rõ
• Theo Viện quản trị dự án: Dự án là một nổ lực tạm thời được
thực hiện để tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ duy nhất .

• Theo đại bách khoa toàn thư: Dự án (Project) là điều người ta có
ý định làm hay đặt kế hoạch cho một ý đồ, một quá trình hành
động,…
• Theo ngân hàng thế giới: Dự án là tổng thể các chính sách, hoạt
động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt
được những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định.


1.2.1 Dự án


Như vậy, Dự án là một tổng thể các hoạt động
phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm hoặc
dịch vụ duy nhất trong khoản thời gian xác
định với sự ràng buộc về nguồn lực trong bối
cảnh không chắc chắn.


1.2.2 Dự án đầu tư




A. Khái niệm: Theo luật đầu tư thì dự án đầu tư là
tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến
hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong
khoảng thời gian xác định.
Về mặt hình thức nó là một tập hợp hồ sơ tài liệu
trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt
động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được

những kết quả và thực hiện được những mục tiêu
nhất định trong tương lai.








Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ
quản lý sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các
kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời
gian dài.
Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ
thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư
sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm
tiền đề cho cho các quyết định đầu tư và tài trợ
Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các
hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá
nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các
kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông
qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.


B . Yêu cầu của dự án đầu tư






Tính khoa học
Tính thực tiễn
Tính pháp lý
Tính đồng nhất


C. Phân loại dự án đầu tư


Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy
phép đầu tư
• Đối với dự án đầu tư trong nước: Để tiến hành
quản lý và phân cấp quản lý, tuỳ theo tính chất của
dự án và quy mô đầu tư, các dự án đầu tư trong
nước được phân theo 3 nhóm A, B và C.
• Đối với các dự án đầu tư nước ngoài: gồm 3 loại
dự án đầu tư nhóm A, B và loại được phân cấp cho
địa phương


Phân theo trình tự lập và trình duyệt dự án




Nghiên cứu tiền khả thi: Hồ sơ trình duyệt của
bước này gọi là báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi.
Nghiên cứu khả thi: Hồ sơ trình duyệt của

bước này gọi là báo cáo nghiên cứu khả thi.


Theo nguồn vốn


Dự án đầu tư bằng vốn trong nước (vốn cấp
phát, tín dụng, các hình thức huy động khác)
và dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài
(nguồn viện trợ nước ngoài ODA và nguồn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI).


TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG




1. Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính,
nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất
kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về
lợinhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Đầu tư có đặc điểm phải
có vốn; thời gian đầu tư dài và lợi íchmang lại thể hiện lợi
ích tài chính và lợi ích kinh tế xã hội. Quá trình đầu tư gồm
3 giai đoạn:chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư và kết thúc
đưa dự án vào khai thác sử dụng.
2. Dự án là một tổng thể các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau
nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất trong khoản
thời gian xác định với sự ràng buộc về nguồn lực trong bối
cảnh không chắc chắn.












3. Dự án đầu tư được xem xét
- Về mặt hình thức nó là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày
một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí
theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện
được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý
sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính,
kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể
hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất
kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho cho
các quyết định đầu tư và tài trợ.
- Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt
động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các
mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong
một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn
lực xác định.










4. Yêu cầu của dự án đầu tư
- Tính khoa học
- Tính thực tiễn
- Tính pháp lý
- Tính đồng nhất
5. Có nhiều loại dự án đầu tư, tuỳ theo các tiêu thức
phân loại (Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp
giấy phép đầu tư; theo trình tự lập và trình duyệt dự
án; theo nguồn vốn…)


×