Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Đề cương cao học quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.01 KB, 38 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Đối ngoại
------o0o------

Foreign Service Training Center

TÀI LIỆU HỌC TẬP
Khoá Cập nhật kiến thức đối ngoại 2011

HÀ NỘI – 2011


TẬP 1: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM

MỤC LỤC
Bài 1: Quan hệ quốc tế trong thời kỳ Chiến tranh lạnh: Giai đoạn 1945 đến đầu
thập kỷ 70, đầu thập kỷ 70 đến cuối 80 ..........................................................................2
Đề cương bài giảng .......................................................................................................2
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................4
Bài 2: Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn lịch sử của
đất nước ...........................................................................................................................5
Đề cương bài giảng .......................................................................................................5
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................17
Bài 3: Chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn Đổi mới 1986 đến nay...................18
Đề cương bài giảng .....................................................................................................18
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................37

1



Bài 1: Quan hệ quốc tế trong thời kỳ Chiến tranh lạnh: Giai đoạn 1945 đến đầu thập
kỷ 70, đầu thập kỷ 70 đến cuối 80
Đề cương bài giảng
I. Tình hình thế giới sau Thế chiến II
1.

2.

Những thay đổi lớn sau CTTG II
1.1.

Thay đổi trong so sánh lực lượng

1.2.

Những vấn đề thời hậu chiến

1.3.

Những điều chỉnh trong chính sách của các quốc gia

Cục diện 2 cực
2.1.

Khả năng chi phối của Mỹ và Liên Xô

2.2.

Sự trông đợi của phần còn lại


II. Tổng quan tình hình QHQT 19945-1991
1.

2.

3.

4.

QHQT trong giai đoạn 1945- cuối thập kỷ 50: Hình thành trật tự 2 cực
1.1.

Quá trình thực hiện các cam kết Yalta

1.2.

Hình thành các khối

1.3.

Chạy đua vũ trang

1.4.

Bùng nổ Chiến tranh lạnh

QHQT trong thập kỷ 60: Xuất hiện những thách thức
2.1.

Khuynh hướng hòa hoãn


2.2.

Cao trào giải phóng dân tộc

2.3.

Chủ nghĩa khu vực

QHQT trong thập kỷ 70: Thập kỷ hòa dịu
3.1.

Đối thoại Xô-Mỹ

3.2.

Đối thoại Đông-Tây: Tiến trình Helsinky

3.3.

Giải quyết các xung đột khu vực

QHQT trong thập kỷ 80: Kết thúc Chiến tranh lạnh
4.1.

Căng thẳng trở lại trong giai đoạn 1980-1984

4.2.

Hòa dịu trở lại trong nửa cuối thập kỷ 80


2


III.

Chiến tranh lạnh và những hệ quả
1.

2.

3.

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh
1.1.

Cấp độ quốc gia

1.2.

Cấp độ quốc tế

1.3.

Cấp độ cá nhân

Những đặc điểm cơ bản của Chiến tranh lạnh
2.1.

Một cuộc chiến toàn cầu


2.2.

Một cuộc chiến toàn diện

2.3.

Một cuộc chiến đặc biệt

2.4.

Một cuộc chiến khốc liệt

Hệ quả của Chiến tranh lạnh
3.1.

Sự phân hóa, nghi kỵ

3.2.

Sự suy kiệt của các bên

3.3.

phát triển của chủ nghĩa khu vực

3.4.

Sự bùng nổ của cách mạng KH-KT


3.5.

Sự nổi lên của một số nước

3


Tài liệu tham khảo
1.

Đỗ Sơn Hải, Lịch sử QHQT 1945-1991, Tập bài giảng.

2.

Lý Kiện, Ngọn lửa chiến tranh lạnh, Nxb Thanh Niên.

3.

Mactin Mc Cauley (1998), Russia, America and the Cold war, 1994-1991.

Longman, London-New York.
4.

Nguyễn Cơ Thạch, Thế giới 50 năm qua và 25 năm tới, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 1997.
5.

Nguyễn Xuân Sơn, Trật tự thế giới trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Nxb


Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996
6.

PGS.PTS Nguyễn Xuân Sơn (1997), Trật tự thế giới thời kỳ chiến tranh

lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 27- 89.
7.

Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam, Giáo trình Lịch sử QHQT 1945-1990,

Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội, 2001.
8.

Trương Tiểu Minh (2002), Chiến tranh lạnh và di sản của nó, Nxb Chính

trị quốc gia.

4


Bài 2: Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn lịch sử của đất
nước
Đề cương bài giảng
Yêu cầu:
-

Nắm được cấu trúc một bài chính sách đối ngoại (CSĐN),

-


Hệ thống hoá những nét cơ bản nhất của CSĐN từ 1945 đến Đại hội XI
(2011),

-

Cung cấp một số đoạn trích cần thiết cho làm bài thi.

1. Khái niệm
Đường lối bao gồm “những vấn đề cơ bản, có ý nghĩa chỉ đạo lâu dài”. Chính sách
bao gồm “những vấn đề mang tính chủ trương, giải pháp, đối sách... cụ thể”1.
Cấu trúc của CSĐN:
-

Cơ sở hoạch định: tình hình thế giới (đặc điểm thời đại, xu thế quan hệ
quốc tế) và thực trạng VN, mục tiêu của đất nước trong giai đoạn.

-

Nội dung: mục tiêu, nhiệm vụ (lợi ích dân tộc-an ninh, phát triển, ảnh
hưởng-và nghĩa vụ quốc tê), đường lối, chính sách (nguyên tắc, phương
châm, định hướng lớn).

-

Triển khai thực hiện: hướng tổ chức và biện pháp triển khai.

Nhân tố quan trọng chi phối CSĐN: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời ký
quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011- gọi tắt là Cương lĩnh 2011): “Sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng VN”2
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Người

đã đặt nền móng vững chắc cho nền ngoại giaoViệt Nam. Tư tưởng ngoại giao của
Người là linh hồn của nền ngoại giao đổi mới.
Tầm quan trọng của CSĐN (ngoại giao): Hans .J.Morgethau: “Nếu như đạo đức
quốc gia là nguồn cảm hứng của quyền lực dân tộc thì ngoại giao là bộ não của quyền lực
đó…và nếu như tầm nhìn của nền ngoại giao đó không rõ ràng, những đánh giá của nó
1

Học Viện ngoại giao, Phạm Bình Minh (chủ biên), Định hướng chiến lược đối ngoại Việt nam đến 2020, Nxb
CTQG. Hà Nội, 2010, trang 44.
2
Đảng Cộng sản Việt nam, Văn kiện đại hội XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 66.

5


thiếu chính xác thì mọi điều kiện địa chính trị-kinh tế thuận lợi của quốc gia đó sẽ không
được phát huy. Một nền ngoại giao mạnh có thể khơi dậy được cả những tiềm năng chưa
được khai thác của một quốc gia và biến nó thành hiện thực chính trị một cách đầy đủ, an
toàn…”3.
2. Đường lối, chính sách đối ngoại 1945-1946
Đường lối: chưa gọi tên song thể hiện tinh thần độc lập tự chủ
Chính sách:
Cơ sở hoạch định: gắn bối cảnh quốc tế với nhiệm vụ VN: “Cuộc chiến tranh
giành độc lập của các dân tộc...không phải là màn đầu cho cuộc đại chiến thế giới lần thứ
ba như người ta tưởng; đó chỉ là một bộ phận của phong trào tranh đấu xây dựng hoà
bình và giữ vững hoà bình trên thế giới hiện nay mà thôi.”4
Phân tích “Bốn mâu thuẫn lớn của thế giới hiện thời (mâu thuẫn giữa Liên Xô và
các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa vô sản và tư bản, mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức và
chủ nghĩa thực dân, mâu thuẫn giữa các đế quốc với nhau) vẫn tồn tại”, Đảng ta đã rút ra
kết luận độc đáo: “Trong bốn mâu thuẫn ấy, mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với

chủ nghĩa thực dân gay go hơn hết ở Đông Nam châu Á”5 và “Giai đoạn cách mạng trên
thế giới hiện tại vẫn là giai đoạn dân chủ tự do và độc lập dân tộc.”6
Mục tiêu của đất nước, tính chất cách mạng:
-

Hội nghị TW VIII (5-1941): Cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn
hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”7 (1930: cách mạng tư
sản dân quyền).

-

Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (2-1951) khẳng định: Cách mạng
Việt Nam hiện nay là một cuộc Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân”8.

3

Hans. J.Morgethau, Politics among natiions-the struggle for power and peace-Sixth edition, Trích theo Tổng luận:
50 năm hoạt động ngoại giao Việt Nam , Bộ ngoại giao, (tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội, 1999, trang 111-112.
4
Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 8, trang 22.
5

Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 8, trang 22.

6

Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 8, trang 4.

7


Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998, tập 7, trang 119.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tập 12, Chính cương Đảng Lao
động Việt Nam, trang 429-443.
8

6


Mục tiêu CSĐN: Giữ vững hoà bình để bảo vệ chính quyền non trẻ, chuẩn bị lực
lượng cho kháng chiến.
Chính sách đối ngoại 3-10-1945:
-

Cơ sở: “Căn cứ vào tình hình quốc tế và hiện trạng nước Việt Nam ta”, vào
“thái độ của các liệt quốc”

-

Mục tiêu của đất nước: “đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh
viễn”.

Nhiệm vụ đối ngoại: “Nước Việt Nam còn đương ở giai đoạn đấu tranh kịch liệt,
tất chính sách ngoại giao phải có mục đích cốt yếu là giúp cho sự tranh đấu ấy thắng lợi”
và “cùng các nước Đồng minh xây dựng nền hòa bình thế giới”.
Nguyên tắc: “lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng”;
nguyên tắc “bình đẳng” với các “nước tiểu dân tộc toàn cầu”.
Nội dung: Nêu các định hướng lớn: hai hướng ưu tiên: với các nước lớn (đồng
minh): “trên lập trường bình đẳng và tương ái” và với láng giềng: Với Trung Quốc:
“thành thực hợp tác trên tình thần bình đẳng...tương trợ mà cùng tiến hoá”; Với Lào và
Campuchia: “dây liên lạc lấy dân tộc tự quyết làm nền tảng , ... giúp đỡ lẫn nhau sánh vai

ngang hàng mà tiến hoá” . Với “các nước tiểu dân tộc toàn cầu”: thân thiện, hợp tác chặt
chẽ, ủng hộ lẫn nhau.
Triển khai: “bằng mọi phương pháp êm dịu hay cương quyết” 9
Chính sách đối ngoại rộng mở và hợp tác: Trong thư gửi Tổng thư ký Liên hợp
quốc tháng 12 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Việt Nam sẵn sàng thực thi chính
sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”, “Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho
đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật của nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ
của mình; sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường xá giao thông cho việc buôn bán
quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh
đạo của Liên hợp quốc”10.

9

Học viện Quan hệ Quốc tế, Nguyễn Phúc Luân (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc

lập tự do, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, trang 38-40.
10

Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, Tuyển tập, tập 4, trang 470.

7


Định hướng lớn:
-

Với Pháp: “Riêng với chính phủ Pháp Đờ Gôn chủ trương thống trị Việt
Nam thì kiên quyết chống lại”.
“Đối với Pháp: độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”11


-

Với Tưởng: “Đối với Tàu, ta vẫn chủ trương Hoa-Việt thân thiện, coi Hoa
kiều như dân tối huệ quốc12. “Nên tránh xung đột về quân sự mà chỉ xung
đột bằng chính trị”13. Chính sách “Câu Tiễn”.

-

Với Mỹ: Tranh thủ Mỹ công nhận nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam và
“giao hoà với chúng ta”14.

Hiệp định sơ bộ 6-3-1946
Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, ta chấp nhận lùi ba bước: Độc lập hạn chế (quốc gia tự
do nằm trong khối Liên hiệp Pháp), chủ quyền hạn chế (cho phép 15.000 quân Pháp vào
miền Bắc trong 5 năm, mỗi năm rút 1/5) và thống nhất có điều kiện (tổ chức trưng cầu
dân ý về hợp nhất ba kỳ).
Đổi lại, ta được Pháp đồng ý “chấm dứt các cuộc xung đột” và sẽ tiếp tục gặp lại
để giải quyết “Những liên lạc ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài, chế độ tương lai
của Đông Dương, những quyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp ở Việt Nam”.
Hội nghị Phông-ten-nơ-blô (6 -7 đến 1-8 -1946)
Tạm ước ngày 14-9-1946: “được rất ít, nhưng có còn hơn không”. Đó là lời Chủ
tịch Hồ Chí Minh nói trong cuộc họp báo 15-9-1946 trước khi rời Paris.
Định hướng tập hợp lực lượng:
-

“Ta có mạnh thì họ mới chịu “đếm xỉa đến”. Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ
trong tay của kẻ khác, dầu kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy”....
“Trong cuộc chiến đấu giải phóng cho ta, cố nhiên là phải kiếm bạn đồng

11


Văn kiện Đảng TT, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 8, trang 27.
Văn kiện Đảng TT, tập 8, trang 27.
13
Văn kiện Đảng TT, tập 8, trang 6.
14
Văn kiện đảng toàn tập, tập 8, trang 5- 6: Hội nghị Bắc kỳ của Đảng.
12

8


minh, dầu rằng tạm thời bấp bênh có điều kiện, nhưng công việc của ta
trước hết ta phải làm lấy”.15
-

“Thuật ngoại giao là làm cho mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn
hết”16.

-

“Mục đích của ta lúc này là tự do, độc lập. Ý chí của ta lúc này là dân chủ,
hoà bình. Là bạn của ta trong giai đoạn này tất cả những nước nào, những
dân tộc hay lực lượng nào trên thế giới tán thành mục đính ấy, cùng ta
chung một ý chí ấy”.17

-

“Muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương lực lượng”18


Nghệ thuật đấu tranh:
-

Giữ vững vấn đề nguyên tắc và linh hoạt trong xử lý
 Nguyên trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Lưu Văn Lợi: “Độc lập và hoà
bình, nguyên tắc và linh hoạt, đó là bản sắc ngoại giao Việt Nam, đó
là lịch sử ngoại giao Việt Nam”19.
 Năm 1946, Hồ Chí Minh: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.

-

Nhân nhượng có nguyên tắc
 Nhân nhượng về mặt Đảng,
 Nhân nhượng về chính quyền,
 Nhân nhượng về mặt quốc gia,
 Nhân nhượng về lợi ích kinh tế văn hoá cho Pháp.

-

Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương:
 Đảng ta đã vận dụng hết sức sáng tạo sách lược của Lê-nin:” Chỉ có
thể thắng một kẻ địch mạnh hơn bằng một sự nỗ lực hết sức lớn và
với điều kiện bắt buộc là phải lợi dụng một cách hết sức tỉ mỉ, hết
sức chăm chú, hết sức cẩn thận, hết sức khôn khéo bất cứ một “rạn
nứt” bé nhỏ nhất nào giữa các kẻ thù…cũng như phải lợi dụng mọi

15

Văn kiện Đảng toàn tập, Thông cáo của TƯ ĐCS Đông Dương “Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và trách
nhiệm cần kíp của Đảng”, Nxb CTQG, tập 7, trang 244.

16
Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, trang 27.
17
Văn kiện Đảng TT, Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng về kháng chiến kiến quốc ngày 25-11-1945, Nxb
CTQG, Hà Nội, 2000, tập 8, trang 437-439.
18
Chỉ thị của BCH TƯ về kháng chiến kiến quốc ngày 25-11-1945
19
Lưu Văn Lợi, Về bản sắc ngoại giao Việt Nam, Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại Giao,
Nxb CTQG, Hà Nội, 2000.

9


khả năng dù bé nhỏ nhất để nắm cho được một bạn đồng minh tạm
thời, bấp bênh, có điều kiện, ít vững chắc và ít đáng tin cậy”20
 “Trước cách mạng tháng Tám, Đảng ta đã lợi dụng rất kịp thời sự
xâu xé chí tử giữa Nhật và Pháp để đẩy mạnh cao trào kháng Nhật,
cứu nước và khi Nhật đầu hàng, đã lãnh đạo nhân dân chớp thời cơ
Tổng khời nghĩa thắng lợi. Sau cách mạng tháng Tám”…”Lúc thì
tạm hoà hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc
thì tạm thời hoà hoãn với Pháp để để đuổi cổ quân Tưởng và quyét
sạch bọn phản động tay sai của Tưởng, giành thời gian củng cố lực
lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, điều mà Đảng đã biết chắc là không thể nào tránh khỏi. Những
biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách mạng
nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lê-nin-nit về
vận dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân
nhượng có nguyên tắc.”21
-


Lợi dụng thời cơ:
 Cách mạng tháng Tám: mẫu mực về lợi dung thời cơ.
 Thời cơ 6-3-1946: cuộc đọ súng tại Hải Phòng sáng 6-3-1946: thời
cơ để ép Pháp phải ký Hiệp định sơ bộ ngay chiều hôm đó với Phụ
khoản hạn chế số lượng và thời hạn đóng quân Pháp ở miền Bắc, rất
bất lợi cho Pháp, khiến Chính phủ Pháp ngỡ ngàng.

3. Chính sách đối ngoại thời kháng chiến chống Pháp 1947- 1954
3.1.
-

Cơ sở hoạch định
Thế giới bước vào Chiến tranh lạnh, hai phe, hai cực. Ý thức hệ là tiêu chí
quan trọng trong tập hợp lực lượng.

20
21

-

Giữa những năm 1950: Liên Xô, TQ đi vào hoà hoãn với phương Tây.

-

VN đi vào kháng chiến trong vòng vây. Cần vũ khí.

Lê Nin toàn tập, tiếng Việt, Nxb ST, Hà Nội, 1969, trang 81-82.
Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, sđd, trang 31.


10


3.2.

Định hướng lớn

Giai đoạn 1947-1949: Ngoại giao phá vây.
-

Đặt cơ quan đại diện ở Thái Lan và Miến Điện, lập phòng thông tin ở một
số nới, cử cán bộ đi một số hội nghị quốc tế.

-

Cuộc gặp Paul Mus ở Thái Nguyên ngày 12-5-1947: Bác Hồ: Việt Nam
muốn hoà bình nhưng không phải là hoà bình với bất cứ giá nào! Mà phải
là hoà bình trong độc lập, tự do.”22

1950-1954:
-

Mục tiêu: tranh thủ sự ủng hộ và viện trợ, Tham dự Hội nghị Geneva

-

Đặt quan hệ ngoại giao với các nước XHCN: hai ngọn cờ: độc lập dân
tộc và CNXH.

-


Tranh thủ viện trợ của TQ và LX. Nhận cố vấn cao cấp của TQ.

Hội nghị Geneva 1954:
-

Hai vấn đề cốt lõi: giới tuyến quân sự tạm thời để tập kết quân hai bên và
thời hạn Tổng tuyển cử.

-

Hiệp định Geneva là thắng lợi ngoại giao to lớn. Một nửa nước được giải
phóng, làm căn cứ địa và cơ sở pháp lý cho đấu tranh trong giai đoạn sau.

-

Hạn chế.

4. Chính sách đối ngoại thời kháng chiến chống Mỹ 1954- 1975
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh giá: “Kháng chiến chống Mỹ là bản anh
hùng ca trọn vẹn. Hiệp định Paris là thắng lợi ngoại giao tuyệt vời”.23
Cơ sở hoạch định:
Mỹ là tên đế quốc đầu sỏ, đánh Việt Nam vì chiến lược toàn cầu và phải điều
chỉnh chiến lược toàn cầu để rút khỏi Việt Nam. Cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc đụng
đầu lịch sử giưa hai hệ thống XHCN và TBCN, giữa phong trào giải phóng dân tộc và
CNĐQ, giữa hoà bình công lý, lương tri loài người và chiến tranh tàn bạo.
22
23

Bộ ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, trang 101.

Bộ ngoại giao, Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004, trang 57.

11


Đồng minh chiến lược của ta có chia rẽ. Hai đồng minh lớn coi nhau là kẻ thù.
Nhiệm vụ chiến lược: NQ TW 15 (1-1959) hai nhiệm vụ chiến lược (độc lập dân
tộc và CNXH) và sách lược (miền Nam độc lập, hoà bình, trung lập).
Nhiệm vụ công tác đối ngoại: đánh thắng đế quốc Mỹ vừa vì lợi ích của ta vừa vì
cách mạng thế giới vừa bảo vệ CN Mác Lê nin.
Chiến lược đánh Mỹ: “Chúng ta không chủ trương đánh và tiêu diệt đến tên lính
Mỹ cuối cùng ở miền Nam và bắt đế quốc Mỹ đầu hàng vô điều kiện…Chúng ta chủ
trương đập tan ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, bắt chúng phải thừa nhận những điều
kiện của chúng ta”24. Nhân dân Việt Nam sẵn sàng “trải thảm đỏ và rắc hoa cho Mỹ
rút”25.
Nghị quyết TƯ XII: “Chỉ khi nào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ bị đè bẹp, những
mục tiêu độc lập, hòa bình, dân chủ, trung lập của nhân dân miền Nam được bảo đảm thì
ta mới có thể thương lượng để giải quyết vấn đề Việt Nam”.26
Đường lối đối ngoại: Độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế.
Chính sách đối ngoại: ”Chúng ta cần tranh thủ đến cao độ sự đồng tình và ủng
hộ của các nước XHCN, của các dân tộc Á, Phi, Mỹ la tinh và của nhân dân thế giới,
kể cả nhân dân Mỹ”.27
Định hướng đối ngoại lớn:
Với các đối tác chính: Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Campuchia, nhân dân Mỹ, nhân
dân thế giới:
-

Nghị quyết TƯ 12 khoá III (1965): “Bảo vệ Liên Xô, bảo vệ Trung Quốc,
đoàn kết với Liên Xô, đoàn kết với Trung Quốc để đoàn kết và bảo vệ toàn
phe XHCN và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chúng ta quyết

không bao giờ đi trệch khỏi đường lối ấy”28

24

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, tập 26, trang 593, 625, 629, 638
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II, Nxb CTQG, 1995, tr 367: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với ông Lapira,
giáo sư luật học người Italia ngày 11-11-1965.
26
ĐCS VN, Văn kiện Đảng Toàn tập , Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, tập 26, trang 649.
27
Đảng Cộng sản Việt nam, Văn kiện Đảng Toàn tập , Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, tập 26, trang 640, NQ TƯ XII.
28
ĐCS VN, Văn kiện Đảng Toàn tập , Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, tập 26, trang 611.
25

12


-

Khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, ngày 19-6-1970, Bộ
Chính trị đã ra Nghị quyết, coi “Đông Dương là một chiến trường”, chủ
trương “tăng cường khối đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương
thành một khối thống nhất, có một chiến lược chung, kiên trì và đẩy mạnh
cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ba nước chống đế quốc Mỹ và bè
lũ tay sai”. “Miền Bắc là “hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam” và
“hậu phương của các nước Campuchía và Lào”.29

-


“Nhân dân Mỹ đánh từ trong đánh ra, nhân dân ta đánh từ ngoài đánh vào.
Hai bên giáp công mạnh mẽ thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân
Việt- Mỹ nhất định sẽ thắng”.30

-

Nghị quyết XII: “Chúng ta ra sức phấn đấu để mở rộng và tăng cường mặt
trận thống nhất của nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ xâm lược và ủng
hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta”.31

Triển khai thực hiện:
-

Chính sách tập hợp lực lượng: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại.(2 nhiệm vụ chiến lược, 1 sách lược; 4 mục tiêu: hòa bình, hòa
hiếu, chính nghĩa, pháp lý)

-

Tổ chức: toàn diện: kết hợp quân sự, chính trị, ngoại giao. Đặc thù: “hai mà
một, một mà hai”

-

Hai hướng:
 Tranh thủ sự ủng hộ về tinh thần, viện trọ kinh tế và quân sự quý báu.
 Trực tiếp đấu tranh ngoại giao theo hai giai đoạn:

-


1965-1967: cùng với những đòn ngoại giao để làm sáng tỏ chính nghĩa của
ta trên trường quốc tế, ta tập trung đánh mạnh về quân sự, tạo thế mạnh mở
đàm phán.32

29

ĐCSVN, Văn kiện Đảng Toàn tập , Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, tập 26, trang 227, 262.
Bộ ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, trang 216.
31
ĐCSVN, Văn kiện Đảng Toàn tập , Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, tập 26, trang 649.
32
Tuyên bố 5 điểm (ngày 22-3-1965 của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam) và Lập trường bốn điểm (ngày 8-41965 của Chính phủ ta) nêu rõ nguyên tắc cho một giải pháp cho vấn đề Việt Nam đồng thời qua đó cho thế giới rõ
Mỹ là kẻ xâm lược, vi phạm pháp lý Giơ-ne-vơ 1954, cuộc đấu tranh của nhân dân ta là chính nghĩa.
30

13


-

1968-1973: đánh-đàm

Hội nghị Paris
Hiệp định Paris: Mỹ đi, ta ở: thay đổi tương quan lực lượng để giải phóng miền
Nam.
-

Nghệ thuật đấu tranh ngoại giao
 Kiên định mục tiêu vừa là nguyên tắc vừa là nghệ thuật đấu tranh ngoại
giao. Trong Giác thư gửi Tổng thống G.Ford, H.Kissinger thú nhận:

“Bắc Việt Nam không hề thay đổi các mục tiêu ngoại giao mà chỉ thay
đổi không đáng kể lập trường ngoại giao của họ…Bắc Việt Nam khiến
chúng ta phải liên tục chịu sức ép của công luận”.33
 Luôn giữ thế chủ động và độc lập tự chủ:
o Tuyên bố 5 điểm, 4 điểm, 10 điểm, 7 điểm, Dự thảo.
o Mỹ đòi ta đàm vô điều kiện. LX: đàm sơm, TQ chưa đàm: VN:
khi nào Mỹ ngừng ném bom MB thì đàm.
 Biết “thắt chặt” và “mở khéo”: Thắt chặt vấn đề chính trị ở miền Nam
và vấn đề quân miền Bắc ở lại miền Nam. Mở: chưa đánh đổ nguỵ ngay
 Tạo dựng và lợi dụng thời cơ:
 Khai thác mâu thuẫn trong nội bộ đối phương: khoét sâu mâu thuẫn
Mỹ-ngụy.
 Sách lược:
o Sách lược miền Nam “ độc lập, hòa bình, trung lập”,
o Sách lược “Lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam
do các bên Việt Nam giải quyết” do Mặt trận nêu từ 8-5-1969
o Sách lược “Thời hạn rút hết quân Mỹ là thời hạn thả hết tù binh
Mỹ” (Lập trường bảy điểm 1-7-1971)
o Sách lược “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”

33

Bộ Ngoại giao, Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về VN, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004, trang 548, 549.

14


 “Thắng từng bước cho đúng”: So sánh 3 hiệp định. Hiệp định sơ bộ 63-1946, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 và Hiệp định
Paris về Việt Nam 1973 (chính trị, quân sự, kinh tế, tác động quốc tế,
pháp lý: quốc gia tự do, 4 thành tố của quyền dân tộc cơ bản, quyền tự

quyết).
5. Chính sách đối ngoại thời tiền Đổi mới
Cơ sở hoạch định:
-

Cục diện đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình. Cách mạng khoa học và
công nghệ mới. Thế giới chuyển dần sang ưu tiên cho phát triển. Liên Xô
bao vây Trung Quốc. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bắt đầu đi
xuống.
Mỹ rút về quân sự khỏi ĐNÁ-lỗ trống quyền lực. ASEAN nhiệt tình với
Việt Nam. Nạn diệt chủng ở Campuchia. Bọn Polpot chống Việt Nam.

-

Tư duy theo ý thức hệ còn nặng trên thế giới.

-

VN sau 1975: đứng trước cơ hội để phát triển.

-

Thuyết “Ba dòng thác cách mạng” với vai trò tiên phong của VN (Đại
hội IV, V, VI).

Chính sách đối ngoại:
1975-1978: hé mở. 1979-1986: Bị vây, 1986-1991: Đổi mới-phá vây
-

Chính sách:

Đại hội IV: Củng cố, tăng cường QH với “tất cả các nước XHCN”, bảo vệ
và phát triển “quan hệ đặc biệt” với Lào và CPC. Ủng hộ ĐNÁ ”độc lập…
trung lập thật sự”, chống đế quốc “đứng đầu là đế quốc Mỹ.”
Đại hội V, VI:

-

Quan hệ với LX: Hòn đá tảng trong CSĐN;

-

Liên minh đặc biệt VN-Lào-CPC;

-

Chống bành trướng, bá quyền;

-

Chống Mỹ;

-

Đối lập với ASEAN TBCN.
15


Định hướng lớn:
-


Chiến tranh biên giới Tây Nam:
 Nguyên nhân: Bọn Polpot: phản động và phản bội (diệt chủng,
chống VN). Tác động của bên ngoài.
 Tính chất: Ta đánh trả: hợp pháp.
 Truy kích và đáp lời kêu gọi giúp nhân dân CPC khỏi hoạ diệt
chủng: Hợp pháp và đại nghĩa (Từ 2006: có toà quốc tế xử bọn cầm
đầu diệt chủng).
 Vấn đề CPC kéo dài do tác động của các nước lớn. Ta ở lâu: mất cơ
hội tập trung cho phát triển.

-

Chiến tranh biên giới phía Bắc.
Nguyên nhân: chủ yếu do chính sách bá quyền, bành trướng.

-

Với Mỹ: Vấn đề bình thường hoá quan hệ.

-

Với ASEAN: Lỡ cơ hội gia nhập từ 1976.

Hệ quả: Khủng hoảng kinh tế. Bị bao vây cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị.
Nguyên nhân:
-

Chính sách thù địch của bên ngoài.

-


Tư duy, nhiệm vụ công tác đối ngoại?

-

NQ 13 BCT (1988): “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta sau khi giải
phóng miền Nam, cả nước thống nhất và đi lên CNXH là phải củng cố và
giữ vững hoà bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế. Đó là
nhân tố quyết định củng cố và giữ vững an ninh và độc lập”34

34

Cố Phó Thủ tướng Nguyễn Cơ Thạch: Những chuyển biến trên thế giới và tư duy mới của
chúng ta, Tạp chí Quan hệ quốc tế, số 1, 1990, trang 7.
16


Tài liệu tham khảo
1. Bộ Ngoại giao (2008), Hỏi đáp về tình hình thế giới và chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Lê Khả Phiêu (2000), “Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh”,
Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (4).
3. Nguyễn Phúc Luân (2006), “Dấu ấn “ngoại giao trong rừng” những năm
đầu cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược 1947- 1950”, Tạp chí
Nghiên cứu quốc tế (4).
4. Nguyễn Vũ Tùng (biên soạn), Học viện Quan hệ Quốc tế, “Chính sách đối
ngoại Việt Nam: Tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, tập II (19752006)”, NXB Thế giới, Hà Nội, 2007.
5. PGS, TS Vũ Dương Huân (2009), Vài suy nghĩ về chính sách đối ngoại và
ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn 1975- 1995, Một số vấn đề quan hệ
quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam tập II, Nxb Chính trịHành chính, trang 97.

6. Văn kiện của Đại hội Đảng cộng sản VN từ Đại hội IV đến X.
7. Vũ Đoàn Kết (biên soạn), Học viện Quan hệ Quốc tế, “Chính sách đối
ngoại Việt Nam: Tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, tập I (1945-1975)”,
NXB Thế giới, Hà Nội, 2007.

17


Bài 3: Chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn Đổi mới 1986 đến nay
Đề cương bài giảng
I. Giai đoạn 1986-1991
1. Cơ sở hoạch định
-

Thế giới chuyển mạnh sang ưu tiên kinh tế.
Quan hệ giữa các nước lớn cải thiện từng đôi một
Cải cách, cải tổ ở XHCN

-

VN đi vào đổi mới: Từng bước bỏ kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, chuyển
dần sang kinh tế thị trường định hướng XHCN.

2. Chính sách đối ngoại
2.1. 1986-1988: Nghị quyết 32 BCT (7-1986) và Đại hội VI (12-1986).
-

Bắt đầu đổi mới tư duy.

-


Chính sách: Đại hội VI: “Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện chính
sách đối ngoại hoà bình và hữu nghị”35.
“Chúng ta chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước
không phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc
cùng tồn tại hoà bình”36.

-

Những định hướng lớn:
 NQ 32: Chuyển sang hình thái đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình
với Trung Quốc, Mỹ và ASEAN.
 Với TQ: “Một lần nữa, chúng ta chính thức tuyên bố rằng: Việt
Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp
nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, vì
hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới”37.
 Giải quyết vấn đề Campuchia, ta chuyển từ “Cộng hoà nhân dân
Campuchia là “đại diện chân chính, hợp pháp duy nhất của nhân dân
Campuchia anh dũng”38 sang: “Chính phủ ta chủ trương tiếp tục rút

35

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VI, trang 105.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VI, trang 107-108.
37
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VI, St, H. 1986, trang 107.
38
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội V, ST, H. 1982, trang 146.
36


18


quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia, đồng thời sẵn sàng
hợp tác với tất cả các bên để đi tới một giải pháp chính trị đúng đắn
về Campuchia”39.
-

Kết quả: do chính sách tập hợp lực lượng chưa thay đổi nên chưa tiến triển
lớn.
2.2. 1988-1991: Nghị quyết 13 BCT (20-5-1988).

“Nghị quyết 13 về đối ngoại của Bộ Chính trị là một cuộc đổi mới mạnh mẽ tư duy
trong việc đánh giá tình hình thế giới, trong việc đề ra mục tiêu và chuyển hướng toàn bộ
chiến lược đối ngoại của ta. Bộ Chính trị cho rằng việc đổi mới này là “sự vận dụng chủ
nghĩa Mác Lênin và kết hợp chủ nghĩa quốc tế chân chính với chủ nghĩa yêu nước trong
sáng trong tình hình mới”40.
-

Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại:
Nghị quyết 13 đã nêu bật nét mới của bối cảnh quốc tế: ''Các nước lớn, kể
cả những nước có tiềm lực mạnh, buộc phải giảm chạy đua vũ trang hạt
nhân và chi phí quốc phòng, giảm cam kết về quân sự ở bên ngoài và dàn
xếp với nhau về các vấn đề khu vực để tập trung vào củng cố bên trong,
chạy đua ráo riết về kinh tế và khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra nền kinh tế
phát triển cao vào cuối thế kỷ này. Xu thế đấu tranh và hợp tác trong cùng
tồn tại giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau ngày càng phát triển. Biện
pháp và hình thức đấu tranh có thể đa dạng, nhưng vẫn chung một tính chất
phức tạp và quyết liệt của cuộc đấu tranh giai cấp trên thế giới”41.


-

Mục tiêu của nước ta: “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta sau khi
giải phóng miền Nam, cả nước thống nhất và đi lên CNXH là phải củng cố
và giữ vững hoà bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế. Đó là
nhân tố quyết định củng cố và giữ vững an ninh và độc lập”42.”Toàn bộ
đường lối và chính sách của chúng ta, ở trong nước cũng như về đối ngoại,
đều phải phục vụ cho mục tiêu và lợi ích cơ bản và lâu dài đó”43.

39

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VI, St, H. 1986, trang 108.
Cố Phó Thủ tướng Nguyễn Cơ Thạch, Những chuyển biến trên thế giới và tư duy mới của chúng ta, Tạp chí Quan
hệ quốc tế, số 1. 1990, trang 7.
41
Cố Phó Thủ tướng Nguyễn Cơ Thạch, sđd, trang 7
42
Cố Phó Thủ tướng Nguyễn Cơ Thạch, sđd, trang 7. (NQ 13 BCT: trang 3)
43
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 13 BCT, trang 4
40

19


-

Đổi mới tư duy về lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế:

-


Đổi mới tư duy về an ninh và phát triển: “Cần có quan điểm mới về an ninh
và phát triển trong thời đại ngày nay để khẳng định mạnh mẽ phương
hướng ưu tiên tập trung cho sự nghiệp giữ vững hoà bình và phát triển kinh
tế”…”Với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng
với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ càng có khả năng giữ
vững độc lập và xây dựng thành công CNXH hơn”.44

-

Đổi mới chiến lược đối ngoại:
 Mục tiêu: Hoà bình để phát triển.
 Phương thức đấu tranh: chuyển từ đối đầu sang đấu tranh trong cùng
rtồn tại hoà bình với Trung Quốc, Mỹ và ASEAN.
 Đường lối đối ngoại:
 Định hướng lớn: Với Lào và CPC: Trung Quốc, Liên Xô (không nêu
hòn đá tảng nữa). Với Mỹ.
 Triển khai
o Vấn đề CPC: Rút quân: 26-9-1989: rút hết quân tình nguyện.
Ý nghĩa.
o Tìm giải pháp chính trị: Mở đối thoại: Thông cáo chung VNIndonesia: 29-7-1987, Gặp gỡ H-S(12-1087), Các cuộc gặp
không chính thức ở Inđônesia-JIM- 1 (25-28/7/1988) và JIM2 (19-21/2/1989JIM1. Hội nghị Paris vòng 1 (30-7 đến 30-81989), vòng 2 (21 đến 23 tháng Mười 1991). Đàm với TQ (11989), với Mỹ (8-1990).
o Với ASEAN: Sau JIM1, Thủ tướng Thái Lan: Biến Đông
Dương từ chiến trờng thành thị trường. Quan hệ kinh tế bất
đầu đi lên.
o Bình thường hoá quan hệ với TQ 1-1989: đàm phán về vấn đề
CPC và bình thường hoá quan hệ. 3-11-1991: Bình thường
hoá.

44


Cố Phó Thủ tướng Nguyễn Cơ Thạch, sđd, trang 7 (NQ 13 BCT trang 4)

20


o Với Mỹ: Từ ngày 6-8-1990, ta đã bắt đầu đàm phán. Ngày 54-1990, Hoa Kỳ nêu Bản "lộ trình", gắn việc giải quyết vấn
đề Campuchia và MIA với bình thường hoá quan hệ Việt
Nam- Hoa Kỳ theo bốn bước, bắt đầu từ sau khi ký Hiệp định
Pari về Campuchia.
II. Chính sách đối ngoại giao đoạn 1991-2011
1. Cơ sở hoạch định
1.1. Về bối cảnh quốc tế
Chiến tranh-hoà bình: Từ Đại hội VIII (1996) Đảng ta nhận định: “Nguy cơ chiến
tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi” và Đại hội IX nêu thêm: “Trong vài thập kỷ tới ít có
khả năng xẩy ra chiến tranh thế giới”.
Về cục diện thế giới:
Cương lĩnh 1991: “Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình
quốc tế hoá sâu sắc”.
“Trước mắt, CNTB còn có tiềm năng phát triển kinh tế, nhờ ứng dụng những
thành tựu mới của khoa học và công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, thay đổi cơ cấu
sản xuất, điều chỉnh các hình thức sở hữu và chính sách xã hội”.
Cương lĩnh phân tích mâu thuẫn cơ bản vốn có của CNTB, mâu thuẫn trong các
nước TBCN và giữa các nước tư bản phát triển với nhau và rút kết luận: “Chính sự vận
động của tất cả các mâu thuẫn đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ
quyết định số phận của CNTB”(trái “Ba dòng thác cách mạng”).
Tuy nhiên, Cương lĩnh còn nêu“mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư
bản đang diễn ra gay gắt”, “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là
cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. CNXH hiện đứng trước nhiều khó khăn thử

thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng
nhất định sẽ tiến tới CNXH vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử.”45

45

Lê Mậu Hàn, Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2009, trang 126128.

21


Đại hội VIII (1996) nêu 5 “đặc điểm của tình hình thế giới” và 5 “xu thế của quan
hệ quốc tế”
Đại hội IX: hai xu thế và một đặc điểm “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách
quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực,
vừa hợp tác, vừa đấu tranh”; “Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh
đòi hỏi bức xúc của các quốc gia dân tộc”;“Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người
nhất định sẽ tiến tới CNXH”.46
Cương lĩnh 2011: hai xu thê, “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời
đại là các nước với chế độ chính trị xã hội khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu
tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các
nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó
khăn, thách thức nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử,
loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH”47.
Về khu vực Châu Á-TBD: Từ chỗ nêu hai đặc điểm: “kinh tế năng động” song
“tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định”(Đại hội VIII), sang chỗ nhấn mạnh
“kinh tế năng động, trong đó Trung Quốc có vai trò to lớn” (Đại hội IX) “năng động và
hợp tác”(Đại hội X), Đại hội XI đã tổng hợp và nâng cấp những đặc điểm của khu vực
này là: “Khu vực Châu Á-TBD tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều
hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây bất ổn
định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên”48.

1.2. Về Việt Nam
“Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.49
Về thách thức: Từ Nghị quyết 32 BCT (7-1986) ta bắt đầu nêu rõ nguy cơ tụt hậu
của kinh tế nước ta so với các nước trong khu vực. Từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa

46

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, trang 13-14
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội V, trang 139 nêu: Sự câu kết giữa tên đế quốc đầu sỏ với chủ nghĩa
bành trướng và chủ nghĩa bá quyền Trung quốc là một đặc điểm nổi bật của tình hình quốc tế hiện nay.
48
Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 96.
49
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 92.
47

22


nhiệm kỳ (1-1994) Đảng ta nêu bốn nguy cơ, từ Đại hội VIII đã coi nguy cơ là thách
thức.50
Đại hội XI nhắc lại các thách thức: “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới”; “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưỏng, đạo đức
và lối sống”; ...”diễn biến hòa bình”; “Trong nội bộ , những biểu hiện xa rời mục tiêu
CNXH”, “tự diễn biến, tự chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp...”.51
Mục tiêu của đất nước:
Đại hội XI: “Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn
đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng

XHCN”52
2. Về cơ sở của nhiệm vụ công tác đối ngoại;
Về mâu thuẫn cơ bản của Việt Nam sau 1975: “Để thực hiện mục tiêu dân giàu
nước mạnh theo con đường XHCN, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình
trạng kinh tế-xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện
mục tiêu đó, trước hết là các thế lực thù địch chống độc lập dân tộc và CNXH. Có thể coi
đó là mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ ở nước ta, đó là mâu thuẫn giữa hai con
đường nhưng được trình bày với nội dung cụ thể”53.
Về nội dung thời kỳ quá độ: Cương lĩnh 1991 “bỏ qua chế độ TBCN”. Đại hội IX
(2001) nói rõ hơn: "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ
qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và và
kiến trúc thượng tầng TBCN nhưng tiếp thu và kế thừa những thành tựu mà nhân loại đạt
được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học công nghệ"54. Đây là cơ sở lý luận để ta
thoát ra khỏi tư duy nặng về ý thức hệ, cho chính sách đối ngoại“đa phương hoá, đa dạng
hoá”- quan hệ với các nước tư bản mà không sợ mất lập trường.

50

Nguy cơ tút hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt; «diến biến
hoà bình»; Tình hình CÁ-TBD và Biển Đông còn diễn biến phức tạp; Chệch hướng XHCN và quan liêu tham
nhũng, Văn kiện ĐH VIII, trang 79.
51
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 185.
52
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG. Hà Nội, 2011, trang 71.
53
Đảng Lao động Việt Nam, Văn kiện Đại hội VII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 153, 154.
54
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, trang 21, 84.


23


Về đấu tranh giai cấp: Đại hội IX: "Nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp
ở nước ta hiện nay là thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng
XHCN, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch..."55.
Về sở hữư tư liệu sản xuất chính: Cương lĩnh 2011 hoàn thiện quan điểm của Đại
hội X:” ...có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp56.
Về đại đoàn kết dân tộc:
Cương lĩnh sửa“các dân tộc trong nước” thành “các dân tộc trong cộng đồng Việt
Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển” nhằm đoàn kết cả
người Việt Nam ở nước ngoài-một nhiệm vụ của công tác đối ngoại.
Mục tiêu của chính sách đối ngoại:
Đại hội XI đã xác định mục tiêu của chính sách đối ngoại là “Vì lợi ích quốc gia,
dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”57. Bảo đảm lợi ích quốc gia,
dân tộc là cơ sở cơ bản để xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng một
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh là phù hợp với lợi ích quốc gia dân tộc và là
điều kiện cần để thực hiện các lợi ích đó. (trước đây đã nói lợi ích quốc gia, dân tộc: NQ
13 BCT, NQ TƯ 8 (2003)...
Cấu trúc nhiệm vụ công tác đối ngoại:
Từ thời đổi mới, ta luôn xác định nhiệm vụ công tác đối ngoại của ta gồm hai vế:
vì lợi ích dân tộc và vì trách nhiệm với quốc tế. Lợi ích dân tộc bao gồm ba vế: lợi ích về
an ninh, lợi ích về phát triển và lợi ích về ảnh hưởng trên trường quốc tế. Ba mặt này
quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đại hội X (2006) khẳng định: “Kết hợp kinh tế-xã hội với quốc phòng, an ninh
theo phương châm phát triển kinh tế-xã hội là nền tảng để bảo vệ Tổ quốc; ổn định chính
trị, củng cố quốc phòng-an ninh vững mạnh là điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội.
Thực hiện tốt đường lối đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi cơ hội củng


55

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, trang 86.
Đảng Cộng sản Việt nam, Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 70. Bổ sung chữ “phù hợp”.
57
Đảng Cộng sản Việt nam, Văn kiên đại hội XI, Nxb CTQG Hà Nội, 2011, trang 83, 236.
56

24


×