Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

kỹ thuật gây trồng cây mỡ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 27 trang )

Bài thuyết trình nhóm:
Chủ đề: Kỹ thuật gây trồng cây Mỡ
GV giảng dạy: Ths. Lương Thị Anh


Nội dung


I. Giá trị sử dụng của cây Mỡ
Gỗ mỡ có màu trắng hoặc vàng nhạt, mềm nhẹ, tỷ trọng ở
độ ẩm 15% là 0,480. Gỗ Mỡ chịu được mưa nắng và dễ gia
công.
 Kinh tế:
Gỗ Mỡ có dăm mịn, thịt đều
và dễ gia công. Thường
được sử dụng làm nguyên
liệu chế biến trong công
nghiệp.
công nghệ sản xuất ván ghép
thanh dạng finger joint từ gỗ mỡ


 Xây dựng và Thủ công:
Gỗ mỡ chịu được mưa nắng, ít co rút, nứt nẻ, bắt sơn, ít
bị mối mọt và mục. Được sử dụng trong nhiều công việc
như: làm cột, kèo nhà, làm đô mộc…

Kèo nhà trong kiến trúc nhà
thờ, đền..

Chế biến đồ thủ


công mỹ nghệ


 Thẩm mỹ:
Mỡ là cây gỗ lớn thường xanh cao tới 25-30m nên có thể
cho bóng mát quanh năm cũng như tạo thêm mỹ quan cho
đô thị.

Những cây mỡ mới trồng trên tuyến đường
Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội


II. Đặc điểm hình thái
 Mỡ là cây gỗ nhỡ thường xanh cao từ 25-30m, đường kính
ngang ngực trung bình 30cm.
 Thân thẳng, đơn trục, một ngọn chính vỏ màu trắng
bạc.Thịt màu trắng có mùi thơm.
 Lá đơn mọc cách, phiến lá
hình trứng, gân nổi rõ ở hai
mặt.
 Hoa lưỡng tính, to, màu
trắng phớt vàng, mọc đơn
độc ở đầu cành. Quả kép
hình trụ.


III. Đặc điểm sinh thái
 Là loài cây ưa sáng, nhiệt độ trung bình năm từ 2224ºC. Lượng mưa từ 1400-2000mm/năm. Độ ẩm
không khí trên 80%.
 Phân bố ở độ cao 300-400m trở xuống. Sinh trưởng tốt

trên các loại đất fearalit. Các loại đất rừng vừa mới
khai thác xong.
 Hệ rễ rất phát triển, rễ cọc ăn sâu 2-3m. Có khả năng
tái sinh bằng trồi mạnh.
 Cây ra quả vào tháng 2-4, quả chìn vào tháng 8-9, vỏ
ngoài màu đỏ, hạt màu đen.


Phân bố
 Thế giới: Trung Quốc,
Lào.
 Việt Nam
Yên Bái, Hà Giang, Tuyên
Quang, Phú Thọ, Thanh
Hóa, Hà Tĩnh , rải rác đến
Quảng Bình.

Ảnh minh họa


IV. Kỹ thuật gây trồng cây mỡ
1. kỹ thuật thu hái hạt
giống
 Thu hái giống ở lâm
phần từ 8 tuổi trở lên,
chu kỳ sai quả từ 2-3
năm.
 Thời gian thu hái: từ
30/8-15/9. Vùng trung
tâm có thể sớm hơn 5-10

ngày.


 Chỉ thị độ chín: Khi vỏ màu
xám, một số mắt quả nứt lộ
ra vỏ hạt đỏ. Tốt nhất nên
hái khi có 20-30% số cây
có vỏ nứt.
 Cách thu hái: Trèo lên cây
hoặc đứng dưới đất thu hái.
Tuyệt đối không bẻ cành.


2. Tách hạt ra khỏi quả
Quả hái về phải phân loại, quả chưa chín cần ủ lại.
Đống ủ cao không quá 50cm, thông gió, ngày đảo lại 1 lần.
Sau khi tách mang hoạt đỏ ngâm nước lã 2-3 ngày sau đó
đãi sạch lấy hạt đen.
Hong khô hạt và cho vào bảo quản.


Đãi hạt mỡ

Hong khô hạt


3. Bảo quản hạt giống
a.Bảo quản hạt trong cát ẩm
Độ ẩm của hạt bảo quản là 24-25%. Trộn đều với cát
ẩm 15-16% theo tỷ lệ 1hạt+3cát.

Đánh thành từng luống cao không quá 20cm, rộng 0,81m, tránh để luống bị chiếu nắng, mưa dột.
Sau 3-5 ngày đảo lại 1 lần, nếu cát khô bổ sung thêm
nước.
Thời gian sống của hạt là 1 năm, tỷ lệ nảy mầm giảm
15-20%.


b. Bảo quản PE
Độ ẩm hạt bảo quản 18-20%, hạt đựng trong túi phải
hàn kín miệng, giữ nhiệt độ ổn định 5-10%.
Duy trì được sức sống hạt từ 1-3 năm.


V. Kỹ thuật gieo ươm
 Nơi chọn đất làm vườn ươm
 Đất bằng phẳng, thoát nước tốt, gần khu vực trồng
và có đủ lượng nước tưới vào mùa khô.
 Tránh được gió hại chính như gió Lào, đồng thời tránh được
thung lũng hẹp hoặc dễ bị sương muối làm hại cây con.


 Đất thuộc loại đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, lượng
mùn trên 2%.
 Cày bừa kỹ trước khi lên luống, khử nấm bằng phooc
môn 1-2,5%, tưới 1-3 lít nước rồi phủ đất 48 giờ để diệt
nấm.
 Đất phải ủ 5-10 ngày mới được gieo hạt.




 Xử lý hạt giống.
 Do hạt Mỡ có dầu vì vậy tùy điều kiện thời tiết nóng rét, khô
ẩm mà có thể ngâm hạt trong nước lã hoặc nước ấm không
quá 40 độ để nguội dần trong 4-6 giờ, vớt ra đem ủ trong túi
vải mỗi ngày rửa chua 1 lần khi hạt nứt vỏ đem gieo.
 Hoặc ủ hạt trong cát ẩm cho đến khi hạt nứt nanh thì đem
gieo (trước khi gieo phải loại bỏ hạt thối,hạt lép).


 Gieo Hạt :
 Gieo hạt trực tiếp vào bầu : kích thước 10×15cm hoặc
7×11cm , thành phần ruột bầu 80% thầng đất A + 20 %
phân chuồng hoai mục. Gieo hạt giữa bầu, độ sâu lấp đất
từ 0,5 - 1cm.
 Gieo hạt trên luống đất theo hàng : Mật độ gieo 1kg trên
80-120m2 , cự ly hàng tùy theo tuổi ươm, sau khi gieo
xong phải lấp đất ngay, độ sâu lấp đất 0,3-0,5 cm và che
phủ bằng rơm rạ đã được khử trùng bằng nước vôi loãng.


 Sau khi gieo cây có 2 -3 lá thì tỉa đem cấy ,cấy cây trồng
vụ xuân cự ly 10×10cm, vụ thu 10 ×15cm hoặc tùy theo
thời gian nuôi cây trong vườn ươm.


 Chăm sóc cây con :
 Luống hạt phải tưới đủ ẩm, được che phủ giữ ẩm và độ xốp.
 Tưới nước: trong 3 tháng đầu khi gieo hạt 15-20 ngày đầu
khi cấy, lượng nước tưới tùy thuộc vào độ ẩm thực tế của đất.
 Khi có sương muối phải kịp thời tưới rủa sương muối.

 Làm cỏ phá váng cho cây định kỳ 15ngày/lần.
 Phòng trừ nấm cho cây.
 Đình chỉ chăm sóc cây ươm trước khi đem trồng 1 tháng.


VI. Kỹ thuật trồng
 Tiêu chuẩn chọn đất: chọn đất ở rừng kiệt, rừng mới khai
thác trắng, rừng nữa xen cây bụi, tầng đất dày ẩm.


 Xử lý thực bì: Nơi đất dốc <20º, địa hình đồi bát úp, khí
hậu thuận lợi, chặt thẳng dọn sạch, nơi đất dốc trên 20º
phát băng theo đương đồng mức. Mật độ trồng 25003300/ha, những nơi đất tốt trồng với mật độ thưa hơn. Hố
có kích thước 30x30x30cm.
 Thời vụ trồng: Những nơi đầu năm thời tiết ấm mưa phùn
thì trồng chính vào vụ xuân, những nơi muà xuân có thời
tiết khô, ít mưa phùn, gió lào đến sớm thì vụ trồng chính
là vụ thu hoặc trồng vào mùa mưa.


 Chăm sóc rừng trồng: Năm đầu và năm hai mỗi năm
chăm sóc 2-3 lần, năm 3 chăm sóc 1-2 lần, sau đó mỗi
năm một lần.
Cây thường bị ong ăn lá mỡ phá hoại, chỉ cần xới đất sâu
6-7cm, rộng hơn hình chiếu tán lá 20-50cm. Với những
cây bị nặng mỗi năm xới 1-2 lần.


 Rừng mỡ kinh doanh gỗ lớn: Nên tỉa thưa 4 lần. Lần thứ
nhất: Cuối tuổi 4, những lần sau cách lần tỉa thưa trước 23 năm. Phạm vi tỉa thưa trên dưới 50%.

 Rừng mỡ kinh doanh gỗ nhỏ: Nên tỉa thưa vào cuối tuổi
4-5. Mật độ 1200-1600 cây/ha.


×