Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Rừng xà nu cho ta thấy rõ sức sông bất diệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.84 KB, 2 trang )

Đoạn văn đầu và cuốỉ truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung
Thành đã cho ta thâý rõ sức sông bất diệt của thiên nhiên và con
người Tây Nguyên.
DÀN BÀI
I. MỞ BÀI
- Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành đã phản ánh được cuộc sống chiến đâu anh hùng
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của đồng bào Tây Nguyên.
- Hai đoạn văn đầu và cuối của truyện ngắn này gây được ấn tượng mạnh vì đã nêu bật được sức sống
mãnh liệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.
II. THÂN BÀI
1. Với những tình tiết đặc sắc, túc giả đã miêu tả được hình ảnh rừng xà nu vừa cụ thể vừa mang ý
nghĩa tượng trưng
a) Tình tiết “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt
đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão... ở chỗ vết thương nhựa ứa ra...rồi dần dần bầm lại
và đặc quện lại thành từng cục máu lớn”- là hình ảnh rừng xà nu bị tàn phá bởi đạn đại bác của giặc Mỹ.
Đây cũng chính là một hiện thực khắc nghiệt trong cuộc chiến tranh. Giặc Mĩ điên cuồng bắn phá thiên
nhiên, con người gây ra bao nhiêu nước mắt. Với Tnú, với dân làng Xô-man, với người Tây Nguyên - thì
đó là món nợ phải trả băng máu.
b) Sức sống mãnh liệt của rừng xà nu cũng là sức sống bất diệt của dân làng Xô-man, của con người
Tây Nguyên: “Trong rừng có ít loại cây sinh sôi nảy nở nhanh như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục,
đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. “Cũng có ít
loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”. Hình ảnh mang ý
nghĩa tượng trưng cho dân làng Xô-man luôn khao khát vươn tới cuộc sống tự do, cuộc sống độc lập.
“Nhưng cũng có những cây vượt lên được ngang quá đầu người... Đạn đại bác không thể giết nổi chúng,
những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng... thay thế những cây đã già”.
Sự vươn lên mạnh mẽ của cây xà nu cũng chính là sự tiếp nối của các thế hệ trong cuộc đấu tranh một
mất một còn với giặc Mỹ của dân làng Xô- của con người Tây Nguyên (tiêu biểu là hình tượng Dít, bé
Heng...).
2. Hai đoạn văn tạo nên một kết cấu nhất quán trong tác phẩm
Mặc dù tác giả chỉ xen vào trong truyện những đoạn miêu tả, những cây xà nu - rừng xà nu là hình ảnh
xuyên suốt tác phẩm có ý nghĩa tượng trưng lớn.


a) Cây xà nu gắn bó mật thiết với dân làng Xô-man, có thể nói đó là một phần cuộc sống của họ. (Từ cụ
Mết được miêu tả: “ngực cáng như một cây xà nu lớn” cho đến lũ trẻ mặt mũi “lem luốc khói xà nu” đến
ánh lửa từ mất cây xà nu Tnú soi cho Dít gằn gạo. xà nu xông đen tấm bảng để Tnú và Mai học chữ …
bọn giặc đốt cháy mười ngón tay của Tnú cũng lại bằng nhựa cây xà nu. Vì thiên nhiên ở đây như hoà vào
cuộc sống, con người: “Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”.
b) Đoạn văn cuối truyện ngắn - hình ảnh rừng cây xà nu bị đạn đại bác chặt ngã được miêu tả, được
nhắc lại, kể cả hình ảnh:
“Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như
những lưỡi lê”- Hình ảnh này làm người đọc liên tưởng tới lời cụ Mết: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên!
Tất cả người già người trẻ, mỗi người phải tìm một cây giáo, một cây mác...”. Nỗi đau, niềm căm thù sôi


sục đã đánh thức họ. Họ không còn cách nào khác là phải tự đứng lên, nghe tiếng gọi của Đảng, để tự giải
phóng mình. Hình ảnh những cây xà nu nhọn hoắt như những lưỡi lê - cùng với dân làng Xô-man và giáo
mác, chông của họ là lời tuyên chiến với kẻ thù, là lời thách thức sống chết với giặc.
c) Cùng với cách sắp xếp thời gian độc đáo trong truyện, cùng với việc xây dựng rất tài tình những
phẩm chất điển hình ở những nhân vật điển hình – hai đoạn văn miêu tả rừng xà nu ở đoạn văn đầu và
cuối tác phẩm đã góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn này. Cũng thấy được nguyên nhân sâu xa
bên trong: đó chính là sự gắn bó, tình cảm thương yêu của nhà văn dành cho đồng bào Tây Nguyên.
III. KẾT BÀI
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã kết thúc, những dấu vết chiến tranh không còn nữa trên
những cánh rừng xà nu của Tây Nguyên.
- Các thế hệ tương lai phải sống xứng đáng với nỗi đau, sự kiên trung bất khuất. sức sống mãnh liệt của
con người Tây Nguyên anh hùng.
Nguyễn Sĩ Bá
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
>>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín,
nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại
học.




×