Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.01 KB, 2 trang )
Đây là một vấn đề có nội dung rộng lớn, phong phú, vừa mang
tính truyền thống vừa mang tính hiện đại, rất thiết thực đối với
mỗi chúng ta trong cuộc sống và nếp sống hằng ngày.
Xây dựng và phát triển nền văn hóa mới, con người mới của xã hội mới mang vẻ đẹp mới đậm đà bản sắc
dân tộc đã được nhiều người nhắc tới, lưu ý nhiều đến văn minh, lịch sự. Đây là một vấn đề có nội dung
rộng lớn, phong phú, vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại, rất thiết thực đối với mỗi chúng
ta trong cuộc sống và nếp sống hằng ngày.
Thế nào là văn minh, lịch sự? - Văn minh là một khái niệm khá rộng lớn nói về trình độ phát triển đạt đến
một mức nhất định của xã hội loài người, có nền văn hóa vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng.
Ví dụ, văn minh Ai Cập; văn minh phương Đông... Hiểu theo nghĩa hẹp thì văn minh là chỉ con người, sự
vật nếp sống, nếp sinh hoạt đã được định hình với nhừng đặc trưng trong sáng, đẹp đẽ của nền văn hóa
phát triển cao. Ví dụ,, một nếp sống văn minh, một con người văn minh.
Vậy thế nào là lịch sự? - Lịch sự là có thái độ, cử chỉ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc phù hợp với quan niệm
và phép tắc xã giao của cộng đồng, của xã hội. Ví dụ, ăn nói lịch sự. Nói đến lịch sự là nói đến cách sống
đẹp vừa sang trọng, vừa nhã nhặn từ lới nói, cử chỉ, thái độ, hành động, cách ăn mặc, sách sống . Được
đồng loại quý mến, trân trọng.
Ở đây, chúng tôi chỉ bàn về nghĩa cụ thể, nghĩa hẹp của vấn đề văn minh, lịch sự.
Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta, xã hội ta nhiều đổi mới và phát triển đáng tự hào. Nhiều khu đô thị
mới ra đời. Giao thông phát triển mạnh. Đường sá, cầu cống đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Bến đò
ngang, cầu khỉ, cảnh xếp hàng chen lấn... đang được khẩn trương giải quyết.
Trong tập thơ Dòng nước ngược, Tú Mỡ từng viết:
Phá đình đi! Phá đình đi.
Còn đình hủ tục, còn di hại nhiều!
Có biết bao hủ tục từng diễn ra nơi cái đình “xôi thịt” ngày xưa của những lí đương, lí cựu, của nghị Quế,
mà Ngô Tất Tố đã nói đến trong tiểu thuyết Tắt đèn, trong phóng sự Việc làng, nay đã bị xóa bỏ. Nhưng
những đình làng Mông Phụ xứ Đoài, đình làng Đình Bảng ở Bắc Ninh, và hàng nghìn đình làng khác ở
xứ Đông, ở Sơn Nam Hạ... vẫn được tồn tại giữ gìn, vì đó là biểu tượng cho nền văn hóa cổ truyền của
dân tộc. Những túp lều gianh xiêu vẹo ẩm thấp đã được thay thế trong phong trào “ngói hóa”. Các công
trình đường, trường, trại, điện đã làm thay đổi hẳn bộ mặt nhiều xóm làng. Nông thôn Việt Nam đã và
đang phát triển trên con đường văn minh; kĩ thuật canh tác mới đã làm cho nền sản xuất nông nghiệp
được công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam trờ thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế