Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Em hiểu và nghĩ gì về câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.39 KB, 2 trang )

Câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” khuyến khích chúng ta sống theo
lòng nhân ái. Đó là một phương châm xử thế tích cực, dù có khi
tạm thời cái tiêu cực đang lấn át, người lương thiện bị thua thiệt.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Trong cuộc sống, chúng ta thường nói đến quan hệ nhân - quả, nghĩa là nhân nào - quả ấy, gieo gió thì
gặt bão, ở hiền thì gặp lành, mình cư xử với người chung quanh thế nào thì sẽ thu về một kết quả tương
xứng.
- Quan niệm trên đã phản ánh đúng thực tế cuộc sống chưa? Tại sao chung quanh chúng ta còn có kẻ ác
mà không bị trừng trị, có người hiền mà cuộc sống lại không ra sao? Vấn đề cần được phân tích kĩ trên
nhiều mặt.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thế nào là “Ở hiền gặp lành”?
Nếu ta tốt bụng, ăn ở tử tế, bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ người khác thì cuộc sống của ta sẽ được đền bù
xứng đáng, những điều tốt lành sẽ đến với ta.
2. Thực tế cuộc sống có diễn ra như điều khẳng định trên đây không? Vẫn có hai khả năng:
a. Thuận: Nhiều người ở hiền đã gặp lành. Đó là một điều dễ hiểu và rất chính đáng: khi mình ăn ở tử tế
với bà con, cô bác, bạn bè... thì mọi người có cảm tình với mình và sẽ sẵn sàng giúp đỡ mình khi cần
thiết.
b. Nghịch: Không phải bao giờ cuộc sống cũng theo lôgic thuận như trên: Không ít người ở hiền mà lại
rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống hẩm hiu, và ngược lại, có kẻ xấu mà đời sống vẫn đầy đủ, sung
sướng. Tại sao?
- Vì xã hội còn phức tạp: Những thế lực xấu vẫn tồn tại, bọn làm ăn không chính đáng, gieo thiệt hại
cho người xung quanh vẫn chưa hết và trong hoàn cảnh ấy ai cũng có thể là nạn nhân - trong đó có cả
người hiền.
- Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội thật công bằng nhưng việc cải tạo cái cũ, xây dựng cái
mới đòi hỏi thời gian. Phải dày công đấu tranh xây dựng mới biến được ước mơ thành hiện thực.
- Hơn nữa, chỉ ở hiền thôi chưa đủ khả năng tạo ra cuộc sống sung sướng (hiền mà lao động chưa giỏi,
những năng lực khác còn thiếu ).
3. Trước tình hình trên, chúng ta có nên “ở hiền” hay không? Dù thực tế có khi phũ phàng (kết quả
không tương xứng) ta vẫn nên giữ cách sống ở hiền: đó là cách sống đạo đức (nhân ái), mang đến cho tâm
hồn mình sự thanh thản (giúp ích được mọi người là niềm vui lớn). Lòng tốt của mình có khi lại là một


khả năng thức tỉnh, thuyết phục giáo dục kẻ xấu.
4. Cần đặt và giải quyết vấn đề trên đây trong một giới hạn: Không phải đối với bất cứ ai chúng ta cũng ở
hiền. Đối với bọn xấu, những kẻ bất lương, xã hội phải giáo dục, trừng trị và ta cũng phải tham gia vào
cuộc đấu tranh gian khổ này.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỂ
- Câu tục ngữ “Ớ hiền gặp lành” khuyến khích chúng ta sống theo lòng nhân ái. Đó là một phương châm
xử thế tích cực, dù có khi tạm thời cái tiêu cực đang lấn át, người lương thiện bị thua thiệt.


- Chúng ta mong cho tất cả những người ở hiền đều gặp lành, nhưng cũng phải nhìn trước những khả
năng diễn biến phức tạp (như trên đã phân tích) để tránh những hụt hẫng, bi quan. Mỗi chúng ta không
những cần hướng thiện mà còn phải kiên trì đấu tranh cho cái thiện.
Trích: loigiaihay.com



×