Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Soạn bài Hứng trở về

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.83 KB, 1 trang )

Soạn bài hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn
(Quy hứng)
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Nỗi nhớ quê hương ở hai câu thơ đầu có gì đặc sắc? (Lưu ý: bài thơ sử dụng những hình ảnh dân dã,
quen thuộc nhưng làm xúc động lòng người; lí giải vì sao.)
Nỗi nhớ quê hương của tác giả gắn bó thiết tha với những hình ảnh hết sức bình dị nơi quê nhà như: câu
dâu, nong tằm, hương lúa sớm, con cua. Những hình ảnh ấy hết sức dân dã nhưng làm xúc động lòng người
sâu sắc bởi đó là những hình ảnh gắn bó máu thịt với mỗi cuộc đời, mỗi con người. Hơn nữa những hình ảnh
ấy được tác giả nhắc đến khi tác giả ở Giang Nam – nơi đất khách quê người, nơi phồn hoa đô hội mà người
xa quê vẫn nhớ về quê nhà, không những vậy lại nhớ đến những hình ảnh hết sức gần gũi ấy bảo sao không
làm xúc động lòng người cho đặng!
Câu 2. Phân tích nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng
thơ độc đáo.
Thơ văn trung đại thường hướng tới những hình ảnh tao nhã, mĩ lệ nhưng ở đây Nguyễn Trung Ngạn lại lấy
cảm hứng từ những hình ảnh hết sức nhỏ nhặt, bình dị, mộc mạc, gần gũi và vô cùng thân thương nhưng
vẫn thể hiện được tất cả tấm lòng yêu nhớ quê hương của tác giả khiến bài thơ mang một nét riêng, riêng
nhưng không lạ lẫm mà trái lại nó vô cùng đặc sắc. Nó là một quan niệm thẩm mĩ mới lạ. Niềm tự hào dân
tộc còn tăng lên gấp bội, nâng giá trị của những cây dâu, nong tằm, nương lúa, con cua khi đặt nó lên cán
tân tình cảm của tác giả khi so sánh với cảnh phồn hoa của đất Giang Nam. Đó chính là sự ấm lòng trong
cảnh nghèo khó, đạm bạc nơi quê nhà còn hơn sung sướng nhưng tha phương nơi đất khách.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×