Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.29 KB, 1 trang )
Trong chương trình Ngữ văn 9, em đã được đọc rất nhiều tác
phẩm của các nhà văn, nhà thơ trưởng thành trong quân đội. Và
em đã thực sự ấn tượng bởi tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng.
Trong chương trình Ngữ văn 9, em đã được đọc rất nhiều tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ trưởng thành
trong quân đội. Và em đã thực sự ấn tượng bởi tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang
Sáng.
Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn chiến sĩ. Ông sinh năm 1932 ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, tham
gia kháng chiến chống Pháp và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Trong đợt tập kết ra bắt năm 1954,
ông bắt đầu viết văn. Nguyễn Quang Sáng viết nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim
nhưng tác phẩm nào cũng gây ấn tượng cho người đọc và mang đậm màu sắc cuộc sống của con người
Nam Bộ trong chiến tranh. Sau kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục tham gia chống đế quốc Mĩ và sáng
tác văn học. Năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ, vào thời điểm một cuộc kháng chiến chống Mĩ gay go,
ông đã cho ra đời truyện ngắn Chiếc lược ngà. Tác phẩm tố cáo tội ác chiến tranh đã làm cha - con, vợ chồng phải xa nhau để rồi khi trở về đứa con không nhận cha, đến khi nhận ra thì cũng là lúc chia tay.
Vẫn thể loại quen thuộc, thể loại truyện ngắn ít nhân vật, ít tình huống, thời gian, không gian cũng chỉ
diễn ra nhất định theo từng hoàn cảnh đã làm nổi lên tình cha con thiêng liêng cao đẹp. Có thể nói, câu
chuyện mà Chiếc lược ngà đề cập đến đã gây cho người đọc nhiều cảm xúc với nội dung nhẹ nhàng mà
thấm đẫm chất nhân văn. Đó là câu chuyện của ông Ba - một trong những cán bộ được cô giao liên trẻ
dẫn đường. Tuyến đường mà cô dẫn là tuyến đường đầy nguy hiểm, cạm bẫy bởi
bọn giặc thường lùng quét rất gắt gao. Ông Ba có hành lí và tư trang giản dị, đó là tài liệu và chiếc lược
ngà - kỉ vật người bạn nhờ đem về cho cô con gái. Thấy chiếc lược ông lại nghĩ về câu chuyện xưa.
Người bạn của ông là ông Sáu, trong một đợt dược về thăm nhà sau 8 năm xa cách rất thương con mà đứa
bé lại không nhận ra cha. Đứa bé đó là Thu - một cô bé bướng bỉnh, ương ngạnh, đầy cá tính nhưng cũng
rất ngây thơ. Nó không nhận ra cha, lạnh lùng với anh Sáu. Mời vào ăn cơm nó nói trống không, muốn
nhờ chắt nước cơm nó cũng nói trổng. Thế rồi khi nó biết lỗi lầm của mình, biết tội ác cùa lũ giặc gây ra
vết thẹo cho ba và nhận ra ba thì cũng là lúc anh Sáu phải ra đi. Bé Thu đã biểu hiện tình cảm quá mãnh
1iệt. Nó không cho ba đi, ghì chặt lấy Ba và cất tiếng gọi ba như xé lòng, xé ruột mọi người. Đem theo
nỗi nhớ con, anh Sáu dồn công làm bằng được chiếc lược ngà tặng con. Nhưng chuyện không may đã xảy
ra, khi chưa kịp trao cho con, anh đã hy sinh và trước khi nhắm mắt, anh gửi bạn đem cho con. Và cuối
cùng, điều bất ngờ là cô giao liên nhanh nhẹn ấy chính là bé Thu đã lớn. Chiếc Lược ngà đã diễn tả một
cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, của cha con ông