Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.01 KB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2011-2015

PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ
BẢO VỆ

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. CAO NHẤT LINH

LÊ THỊ MINH TƠ

Bộ môn Luật Thƣơng mại

MSSV: 5116033
Lớp: Luật Thƣơng mại 2 - K37

Cần Thơ, Tháng 12/2014


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Gia
đình, người thân đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ tinh thần
cho người viết khi gặp trục trặc, khó khăn trong suốt thời gian
qua. Và xin cho con gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã bao
năm vất vả lo lắng cho con cả về vật chất lẫn tinh thần, tiếp thêm


nguồn động lực để con vượt qua những khó khăn trong cuộc sống
và học tập.
Đồng thời, người viết cũng xin chân thành cám ơn Quý thầy
cô khoa Luật đã tận tình giảng dạy, hỗ trợ cho người viết trong
quá trình học tại trường cũng như trong quá trình thực hiện đề tài
này. Đặc biệt là thầy Cao Nhất Linh - Giảng viên khoa Luật
trường Đại học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo người
viết trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Và cũng xin cảm ơn những người bạn đã nhiệt tình trao đổi,
hỗ trợ người viết để hoàn thành luận văn này.
Khi thực hiện đề tài này người viết đã cố gắng hoàn thành một
cách tốt nhất. Song, do còn hạn chế về thời gian tìm hiểu nghiên
cứu đề tài; kiến thức và vốn hiểu biết còn hạn chế nên không
tránh khỏi những sai sót. Người viết rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của Quý thầy cô cùng các bạn để hoàn thiện đề tài này
hơn.
Người viết xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Giảng viên hƣớng dẫn


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Hội đồng phản biện


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
5. Bố cục của luận văn .......................................................................................................2
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ ..........4
1.1 Khái quát chung về dịch vụ bảo vệ ............................................................................4
1.1.1 Khái niệm dịch vụ ..................................................................................................4
1.1.2 Khái niệm về bảo vệ ............................................................................................... 5
1.1.3 Khái niệm về dịch vụ bảo vệ ..................................................................................6
1.1.3.1 Định nghĩa dịch vụ bảo vệ.......................................................................................... 6
1.1.3.2 Đặc điểm của dịch vụ bảo vệ ..................................................................................... 6

1.2 Khái quát về kinh doanh dịch vụ bảo vệ ...................................................................7
1.2.1 Khái niệm về kinh doanh dịch vụ bảo vệ.............................................................. 7
1.2.2 Phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ ....................................................8
1.2.3 Vai trò của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ ...............................................9
1.2.3.1 Vai trò của dịch vụ bảo vệ đối với nền kinh tế ........................................................... 9
1.2.3.2 Vai trò của dịch vụ bảo vệ đối với trật tự an toàn xã hội ........................................ 10
1.2.3.3 Vai trò giải quyết việc làm ....................................................................................... 10


1.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về kinh doanh dịch
vụ bảo vệ ........................................................................................................................... 11
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ ...15
2.1 Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ .......................................................................15
2.1.1 Điều kiện về chủ thể kinh doanh ........................................................................15
2.1.2 Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.......17
2.1.3 Điều kiện về vốn ..................................................................................................20


2.1.4 Điều kiện, tiêu chuẩn đối với nhân viên bảo vệ .................................................21
2.1.5 Điều kiện về trang thiết bị, công cụ hỗ trợ ......................................................... 22
2.1.6 Điều kiện khác .....................................................................................................23
2.1.7 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ ............................... 24
2.1.8 Các hành vi bị cấm trong kinh doanh dịch vụ bảo vệ .......................................25
2.2 Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ .................26
2.2.1 Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ bảo vệ................................................................................................................26
2.2.2 Thành phần, số lượng hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ bảo vệ................................................................................................................27
2.2.3 Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ bảo vệ................................................................................................................29
2.3 Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự ......29
2.3.1 Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự ...30
2.3.2 Thời hạn giải quyết hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về
an ninh, trật tự ..............................................................................................................31
2.4 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ ........................ 31
2.4.1 Quyền và nghĩa vụ chung ...................................................................................31
2.4.1.1 Quyền của doanh nghiệp .......................................................................................... 32
2.4.1.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp ...................................................................................... 33


2.4.2 Quyền và nghĩa vụ đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ ............35
2.5 Quản lý nhà nƣớc về kinh doanh dịch vụ bảo vệ ....................................................39
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN .........40
3.1 Những bất cập trong quy định của phấp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ ......40
3.2 Hƣớng hoàn thiện ......................................................................................................43
3.2.1 Hướng hoàn thiện pháp luật ...............................................................................43
3.2.2 Một số giải pháp khác ......................................................................................... 46
KẾT LUẬN .......................................................................................................................48


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thị trường từ khi hội nhập ngày càng phát triển đạt nhiều thành tựu rực
rỡ. Kinh tế thị trường ra đời và phát triển nhanh chóng trong hai thập niên vừa qua đã
đem lại sự thay đổi to lớn, toàn diện bộ mặt kinh tế - chính trị - xã hội - văn hóa nước ta.
Do đó đời sống vật chất tăng lên dẫn đến nhu cầu của con người cũng tăng theo. Nếu như
trước đây, nhắc đến dịch vụ bảo vệ thì dường như là một khái niệm khá mới mẻ, xa lạ một dịch vụ xa xỉ không cần thiết với nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức thì nay đã
hoàn toàn ngược lại. Chất lượng cũng như số lượng doanh nghiệp bảo vệ tỷ thuận với tốc
độ phát triển của nền kinh tế, định hình một nghề mới trong xã hội, nghề nguy hiểm
nhưng vẫn hấp dẫn nhiều lao động tham gia.
Thật ra, lĩnh vực bảo vệ đã có từ rất lâu đời ở Trung Hoa cổ đại, nơi hình thành nên
con đường tơ lụa, để đảm bảo cho chuyến đi các thương gia phải xây dựng cho mình một
đội ngũ bảo vệ riêng (nghề bảo tiêu). Kể từ đó bảo vệ dần dần trở thành đội ngũ không
thể thiếu của các thương gia và chính từ đây lĩnh vực bảo vệ đã được chuyển lên một
bước mới khi mà các doanh nghiệp được hình thành. Đối với Việt Nam lĩnh vực này

cũng đã có từ khá lâu và chỉ mới bắt đầu rõ nhất vào những năm 1990.
Theo thời gian mọi người bắt đầu nhận ra những giá trị cốt lõi mà dịch vụ bảo vệ
mang lại, nó không còn đơn thuần là bảo vệ tài sản, đảm bảo an toàn cho cá nhân hay
doanh nghiệp mà còn góp phần không nhỏ vào công cuộc đảm bảo an ninh, trật tự an
toàn xã hội. Dần dần dịch vụ bảo vệ là một nhu cầu thiết thực của xã hội. Từ đó, mà ngày
càng nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ đặc biệt này và cạnh
tranh với nhau quyết liệt.
Chính sự phát triển một cách “ồ ạt” của dịch vụ bảo vệ cũng gây ra những tiêu cực
trong hoạt động kinh doanh. Nhận thấy điều đó mà Nhà nước đã có những quy định siết
chặt hơn trong việc quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Để giúp cho những chủ thể có ý
định kinh doanh dịch vụ này có cái nhìn tổng quan về các quy định điều chỉnh hoạt động
kinh doanh dịch vụ bảo vệ cũng như chỉ ra nhưng khiếm khuyết, kẻ hở trong quy định
của pháp luật và đề xuất ý kiến hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này. Vì thế người viết
chọn đề tài “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp
của mình!

GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 1

SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của luận văn là làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch
vụ bảo vệ. Trình bày cho doanh nghiệp, nhân viên bảo vệ và khách hàng hiểu và áp dụng
đúng các quy định của pháp luật, giúp họ hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham
gia vào dịch vụ bảo vệ và giúp cho hoạt động này đi vào “quỹ đạo” của nó.
Trên cơ sở những bất cập trong quy định của pháp luật người viết cũng đưa ra

những giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo
vệ, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, áp dụng có hiệu quả các quy định vào thực
tiễn, đảm bảo quyền lợi cho các bên khi tham gia hoạt động này.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ chương trình đào tạo cử nhân luật, luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu, phân tích những quy định liên quan đến thành lập doanh nghiệp và kinh doanh dịch
vụ bảo vệ dựa trên góc độ của chủ thể muốn kinh doanh dịch vụ bảo vệ và tìm hiểu
những quy định về lĩnh vực mà mình kinh doanh. Do giới hạn về khả năng, điều kiện và
thời gian nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về kinh
doanh dịch vụ bảo vệ trên cơ sở của pháp luật hiện hành và không nghiên cứu những quy
định hết hiệu lực, không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh dịch vụ bảo vệ,
những bài viết của các luật sư, báo chí,... Người viết sử dụng một số phương pháp như:
phương pháp phân tích luật viết dựa trên quy định hiện hành; phương pháp so sánh, đối
chiếu với những quy định trước khi được sửa đổi, bổ sung thay thế; và phương pháp tổng
hợp,…
5. Bố cục của luận văn
Với đề tài “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ” ngoài các phần Lời nói đầu,
Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của luận văn được chia thành 3
chương, cụ thể:
Chƣơng 1: Khái quát chung về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Trong chương này người viết tập trung phân tích những khái niệm, những vấn đề
pháp lý về dịch vụ bảo vệ và kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Lịch sử hình thành và phát triển
của pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam.

GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 2


SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Chƣơng 2: Quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Với chương này người viết nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về
các vấn đề như: các điều kiện để tham gia kinh doanh dịch vụ bảo vệ, trình tự thủ tục
thành lập doanh nghiệp bảo vệ, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo vệ,…
Chƣơng 3: Một số bất cập trong quy định về kinh doanh dịch vụ bảo vệ và một
số đề xuất hoàn thiện
Sau khi phân tích những quy định của pháp luật hiện hành, người viết đưa ra những
vấn đề mà theo người viết cần được sửa đổi, bổ sung, thay thế và đưa ra một số giải pháp
nhằm góp phần hoàn thiện các quy định về kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 3

SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ
BẢO VỆ
Trong nền kinh tế thị trường thì kinh doanh dịch vụ là lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm
năng phát triển. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi dịch vụ phải thể hiện tính năng ưu
việt, sự toàn diện và khả năng đáp ứng tốt mục đích sử dụng của khách hàng.
Dịch vụ bảo vệ là một ngành kinh doanh không phải mới trên thị trường Việt Nam,

và đã mang lại những giá trị kinh tế nhất định, đáp ứng khá tốt nhu cầu sử dụng loại hình
dịch vụ đặc biệt của người dân. Bên cạnh đó, dịch vụ bảo vệ đã góp phần giữ gìn an ninh
trật tự, an toàn xã hội. Vì thế mà cần có những quy định tạo điều kiện thuận lợi, “làm đà”
cho dịch vụ bảo vệ phát triển khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường hiện
nay.
1.1 Khái quát chung về dịch vụ bảo vệ
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ về bản chất là hoạt động cung ứng dịch vụ, do đó nó sẽ
có những đặc điểm chung của loại hình dịch vụ và những đặc điểm riêng do tính chất đặc
thù của loại hình dịch vụ này. Để khái quát về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ ta sẽ
“đi” từ nguồn gốc, từ cái chung của nó là dịch vụ và những lý luận cơ bản nhất về dịch vụ
bảo vệ.
1.1.1 Khái niệm dịch vụ
Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ trọng nông
nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp và cuối cùng vai trò
của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế dịch vụ là một ngành kinh tế trọng điểm đối với
các nước phát triển nó đóng góp một phần không nhỏ trong tổng sản phẩm quốc dân.
Dịch vụ trở thành ngành “xu hướng” và là mục tiêu để các nước đang phát triển thay đổi
cơ cấu kinh tế, bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế chung của các nước.
Có khá nhiều thuật ngữ để chỉ ngành dịch vụ như: “kinh tế mềm”, “công nghiệp siêu
hình”, “kinh tế tam đẳng”,… tuy có nhiều cách gọi về dịch vụ nhưng về bản chất của dịch
vụ theo quan điểm của C.Mác thì: “Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa,
khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy,
GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 4

SVTH: Lê Thị Minh Tơ



Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát
triển”.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu
cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công”.1
Dịch vụ là kết quả của quá trình lao động và sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu cuộc
sống của con người, dịch vụ không tồn tại hữu hình như hàng hóa do đó không thể cầm
nắm, không thể lưu trữ được,… Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình, phi vật chất không thể
cầm nắm. Dịch vụ không trực tiếp tạo ra giá trị vật chất và được hình thành trên cơ sở sự
khai thác chất xám con người và sự sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
Về mặt luật học thì: “ Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và
tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm
Việt Nam theo quy định của pháp luật”2 và luật cũng đưa ra định nghĩa cho hoạt động của
nó: “ cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng
dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử
dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử
dụng dịch vụ theo thỏa thuận”.3
Có thể thấy dịch vụ là một sản phẩm vô hình với hình thái là một công việc cụ thể
nhằm thỏa mãn nhu cầu con người, hoạt động cung ứng dịch vụ được tiến hành nhằm
mục đích sinh lợi, đây là điểm phân biệt của cung ứng dịch vụ trong thương mại với
những hoạt động dịch vụ khác không nhằm mục đích sinh lợi nhưng ranh giới này ngày
càng mờ nhạt do các hoạt động cung ứng dịch vụ hiện nay đa phần đều nhằm mục đích
sinh lợi.
1.1.2 Khái niệm về bảo vệ
Ta có thể đưa ra khái niệm về bảo vệ dựa trên từ loại của nó bao gồm động từ và
danh từ thì:
Về mặt động từ thì bảo vệ là hành vi cụ thể của con người nhằm mục đích che chở,
chống lại tác nhân gây hại, bảo đảm sự nguyên vẹn cho một đối tượng cụ thể. Đối tượng
của hoạt động này có thể là hữu hình hoặc vô hình. Nó có thể là tài sản, sức khỏe, tính
mạng, hay là công bằng, chính nghĩa,…

Nếu như xét về mặt danh từ thì cụm từ bảo vệ được dùng để chỉ những người làm
việc trong một cơ quan, tổ chức và nhiệm vụ của họ là bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn tài
sản cho cho cơ quan, tổ chức đó.
1

Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2004, tr 256.
Khoản 2, Điều 4, Luật giá năm 2012.
3
Khoản 9, Điều 3, Luật thương mại năm 2005.
2

GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 5

SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1.1.3 Khái niệm về dịch vụ bảo vệ
1.1.3.1 Định nghĩa dịch vụ bảo vệ
Mặc dù có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về kinh doanh dịch vụ nhưng
chưa có một khái niệm thống nhất về dịch vụ bảo vệ. Các văn bản hướng dẫn chỉ đưa ra
phạm vi kinh doanh dịch vụ bảo vệ, qua đó thấy được đối tượng có thể được bảo vệ khi
thương nhân kinh doanh dịch vụ bảo vệ gồm con người, tài sản, an ninh trật tự.
Bảo vệ là việc che chở gìn giữ cho một đối tượng nào đó được an toàn, tránh bị hư
hỏng, mất mát. Do đó có thể hiểu dịch vụ bảo vệ là việc thực hiện hoạt động gìn giữ, che
chở, đảm bảo sự nguyên vẹn cho một đối tượng cụ thể theo yêu cầu của một bên (là
khách hàng) và bên thực hiện là thương nhân trên cơ sở hợp đồng dịch vụ bảo vệ.
1.1.3.2 Đặc điểm của dịch vụ bảo vệ

Ngoài những đặc điểm cơ bản của dịch vụ như sản phẩm dịch vụ là: “Tính vô hình,
không xác lập được quyền sở hữu trên dịch vụ; khó tiêu chuẩn hóa; quá trình sản xuất,
cung ứng và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, dịch vụ không thể cất trữ và lưu kho bãi
được”4 thì dịch vụ bảo vệ cũng có những đặc điểm riêng thể hiện tính chất đặc biệt của
công việc bảo vệ:
Thứ nhất, Đối tượng được bảo vệ là sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của con
người, tài sản, hàng hóa, trụ sở cơ quan, nhà cửa, an ninh trật tự của các sự kiện, hoạt
động vụ chơi giải trí,…
Thứ hai, Sản phẩm của dịch vụ là sự an toàn, toàn vẹn của đối tượng được bảo vệ,
đáp ứng được nhu cầu về an toàn như mong muốn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Thứ ba, Doanh nghiệp và nhân viên bảo vệ chỉ được thực hiện yêu cầu của khách
hàng trong phạm vi cho phép của pháp luật. Từ chối thực hiện các thực hiện các yêu cầu
trái với quy định của pháp luật và phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền về sự việc
trên. Đây là điểm đặc thù của loại hình dịch vụ này.
Thứ tư, Nhân viên bảo vệ là những người được tuyển chọn nghiêm ngặt và đào tạo
chuyên sâu; phải đáp ứng những tiêu chuẩn về sức khỏe, lý lịch và trình độ văn hóa theo
quy định của pháp luật.
Thứ năm, Hoạt động của dịch vụ đòi hỏi nhân viên cung ứng dịch vụ luôn trong tinh
thần cảnh giác cao, thích ứng tốt và sẵn sàng ứng phó với những tình huống phức tạp;
trong nhiều tình huống có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của nhân viên bảo vệ,

4

Nguyễn Như Phát, Pháp luật thương mại dịch vụ Việt Nam và hội nhập kinh tế Quốc tế, NXB Bưu Điện, 2006, tr
13.

GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 6


SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
do đó nhân viên bảo vệ còn phải có lòng can đảm, tinh thần trách nhiệm, kinh nghiệm
làm việc,…
Thứ sáu, Dịch vụ bảo vệ vừa là ngành nghề kinh doanh đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp, đồng thời cũng góp phần giữ gìn an ninh trật tự công cộng, phòng chống các loại
tội phạm,…
1.2 Khái quát về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Để tham gia hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần nắm rõ những đặc tính của
nó, những quy định của pháp luật về hoạt động đó (nếu có). Với hoạt động kinh doanh
dịch vụ bảo vệ cũng không ngoại lệ vì thế, dựa trên cơ sở những lý luận về dịch vụ bảo
vệ người viết muốn có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, phạm
vi kinh doanh dịch vụ bảo vệ cũng như vai trò của dịch vụ bảo vệ đối với các mặt của đời
sống kinh tế - xã hội.
1.2.1 Khái niệm về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Theo quy định tại khoản 2, Điều 4, Luật doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi, bổ sung
năm 2009, 2013 thì: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch
vụ trên thị trường nhằm mục địch sinh lợi.”
Có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ là hoạt động cung ứng dịch vụ của
thương nhân. Mà hoạt động “cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên
(sau đây gọi là bên cung ứng dich vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và
nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh
toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.”5
Vì vậy, có thể hiểu kinh doanh dịch vụ bảo vệ là việc thương nhân sử dụng nhân
viên bảo vệ cung ứng dịch vụ bảo vệ cho khách hàng là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử
dụng nhằm thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.
Dựa trên đối tượng được bảo vệ trong phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo

vệ mà chủ thể kinh doanh được phép tiến hành quy định tại Nghị định số 52/2008/NĐ-CP
ngày 22/02/2008 của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ và được hướng
dẫn cụ thể tại Điều 1, Mục I Thông tư số 45/2009/TT- BCA ngày 14/07/2009 của Bộ
Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày
22/04/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì dịch vụ bảo vệ được chia thành 3
loại:

5

Khoản 9, Điều 3, Luật thương mại năm 2005.

GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 7

SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
+ Dịch vụ bảo vệ con người. Được giới hạn trong phạm vi của hoạt động bảo vệ tính
mạng, sức khỏe của người được bảo vệ. Nhân viên bảo vệ thường được gọi là “vệ sỹ” khi
tiến hành cung ứng dịch vụ bảo vệ này cho khách hàng thay vì là nhân viên bảo vệ.
+ Dịch vụ bảo vệ tài sản. Đối tượng được bảo vệ là tài sản bao gồm: tài sản của cá
nhân, hàng hóa, nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh, trụ sở cơ quan, tổ chức. Hoạt động
bảo vệ tài sản, hàng hóa bao gồm cả giao, nhận tài sản, hàng hóa.
+ Dịch vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Đây là dịch vụ bảo đảm an toàn và giữ gìn an
ninh, trật tự cho các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội.
Thông thường, các doanh nghiệp bảo vệ sẽ phân loại dịch vụ bảo vệ mà doanh
nghiệp mình cung ứng dựa trên tính chất mục tiêu được bảo vệ, gồm có:
+ Dịch vụ bảo vệ mục tiêu cố định. Mục tiêu cố định là những mục tiêu không có sự

thay đổi về không gian, địa điểm có thể là trụ sở tổ chức, nhà xưởng, ngân hàng, siêu thị,
khách sạn, tầng hầm giữ xe,…
+ Dịch vụ bảo vệ mục tiêu di động. Mục tiêu di động là hàng hóa vận chuyển được
bằng các phương tiện vận tải và con người.
Trên đây là phân loại hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà người viết dựa trên
quy định của pháp luật và thực tiễn phân loại trong kinh doanh của các doanh nghiệp bảo
vệ trên thị trường hiện nay. Có thể sẽ còn cách phân loại khác dựa trên tiêu chí mà người
muốn phân loại cho là phù hợp trong hoàn cảnh phân loại mà người viết chưa biết đến.
1.2.2 Phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Phạm vi hoạt động kinh doanh không phải xác định theo phạm vi lãnh thổ mà là giới
hạn những hoạt động cung ứng dịch vụ mà thương nhân được phép thực hiện khi tiến
hành kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Việc quy định phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ
giúp cho thương nhân, nhân viên bảo vệ cũng như người sử dụng dịch vụ bảo vệ biết
được giới hạn công việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể trên
khi tham gia vào quan hệ thương mại này.
Theo quy định tại Thông tư số 45/2009/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì phạm vi hoạt
động kinh doanh dịch vụ bảo vệ được phép tiến hành gồm:6
- Dịch vụ bảo vệ con người gồm các hoạt động bảo vệ sự an toàn về tính mạng, sức
khỏe của người được bảo vệ.

6

Điều 1, Mục 1, thông tư số 45/2009/TT-BCA ngày 14/7/2009 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính Phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 8


SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- Dịch vụ bảo vệ tài sản, hàng hóa, nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh, trụ sở cơ
quan, tổ chức bao gồm các hoạt động bảo vệ an toàn về tài sản, hàng hóa (kể cả các hoạt
động giao, nhận tài sản, hàng hóa), nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan,
tổ chức theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Dịch vụ bảo vệ an ninh, trật tự các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội, bao
gồm các hoạt động bảo vệ an toàn và giữ gìn an ninh, trật tự cho các hoạt động này theo
thỏa thuận trong hợp đồng.
Với quy định này sẽ giúp cho các doanh nghiệp bảo vệ xác định được hoạt động nào
doanh nghiệp mình được phép thực hiện. Cũng như giúp cơ quan quản lý phát hiện
những sai phạm của các doanh nghiệp có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nhằm đưa hoạt
động này đi đúng trật tự.
1.2.3 Vai trò của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Dịch vụ bảo vệ không đơn thuần là một ngành nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp bảo vệ góp phần phát triền nền kinh tế, mà còn có vai trò quan trọng
đối với an ninh trật tự, an toàn xã hội cũng như cơ hội việc làm cho người dân mà nó tạo
ra. Đó là lý do vì sao Nhà nước cần khuyến khích thương nhân đầu tư, kinh doanh và
phát triển dịch vụ này, nhằm khai thác triệt để những lợi ích mà nó mang lại.
1.2.3.1 Vai trò của dịch vụ bảo vệ đối với nền kinh tế
Dịch vụ bảo vệ góp phần phát triển giá trị của ngành dịch vụ chuyển đổi cơ cấu
ngành theo hướng tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ giảm tỷ trọng công nghiệp và nông
nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho xã hội và đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân.
Khi thực hiện đa dạng hoá các loại hình dịch vụ bảo vệ, các công ty bảo vệ sẽ sử
dụng triệt để, có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực bảo vệ để thu lại
nguồn lợi lớn. Một khi các dịch vụ bảo vệ phong phú của các công ty có thể đáp ứng tốt
nhu cầu của thị trường thì đây sẽ là cơ hội tốt để các đơn vị kinh doanh loại hình an ninh
chuyên biệt này có thể quảng bá hình ảnh của mình sâu rộng đến khách hàng, tạo niềm

tin cũng như tiền đề cho sự phát triển rộng lớn sau này.
Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, không ít doanh
nghiệp phải ngừng hoạt động, hoặc sản xuất cầm chừng, dẫn đến tình trạng nhiều lao
động mất việc, hoặc thiếu việc làm, phải quay trở lại nông thôn, đời sống gặp khó khăn.
Khi các loại hình dịch vụ bảo vệ phát triển trên diện rộng sẽ tạo công ăn việc làm cho
không ít lao động, giải quyết được phần nào áp lực cho xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp
phần xây dựng và phát triển đất nước.

GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 9

SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Doanh nghiệp bảo vệ cũng tạo cho khách hàng sử dụng dịch vụ của mình tâm thế
yên tâm, khách hàng có thể tập trung kinh doanh, làm việc mà không phải bận tâm đến
vấn đề an ninh trật tự, an toàn cho tài sản của mình,… Do đó góp phần thúc đẩy hoạt
động kinh doanh hiệu quả hơn, tạo cho đối tác, khách của khách hàng tâm lý yên tâm khi
đến giao dịch.
1.2.3.2 Vai trò của dịch vụ bảo vệ đối với trật tự an toàn xã hội
Trước tình hình rối ren của xã hội hiện nay thì việc đảm bảo an ninh, duy trì trật tự
là việc làm cần thiết. Dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam ra đời khoảng hơn thập kỷ trước, tuy
còn khá mới mẻ nhưng tính tới thời điểm này trên cả nước đã có hàng trăm công ty bảo
vệ chuyên nghiệp, hoạt động kinh doanh với các loại hình dịch vụ khác nhau. Việc đa
dạng hóa các loại hình dịch vụ bảo vệ trong bối cảnh hiện nay được xem là hướng đi
đúng đắn vì lợi ích của khách hàng nói riêng và xã hội nói chung.
Với xu thế chung hiện nay thì các loại hình dịch vụ bảo vệ đã góp mặt trong hầu hết
các ngành nghề và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển xã hội một

cách toàn diện. Không những thế, lực lượng bảo vệ còn góp phần đáng kể trong việc ổn
định an ninh, giữ gìn trật tự xã hội. Với chuyên môn và nghiệp vụ được đào tạo bài bản,
đội ngũ an ninh chuyên biệt này đã liên kết chặt chẽ cùng lực lượng công an xã, phường
nơi làm việc để duy trì ổn định an ninh địa phương, giúp người dân đề cao tinh thần cảnh
giác, phòng chống tội phạm.
Sự xuất hiện của dịch vụ bảo vệ ngoài việc đảm bảo sự an toàn cho các cá nhân,
đoàn thể doanh nghiệp mà vô hình chung đã góp phần mang lại nhiều giá trị tích cực cho
xã hội. Có thể khẳng định một điều: Trong bối cảnh xã hội hiện đại thì bảo vệ sẽ được
xem là một lực lượng an ninh trọng điểm.
Bên cạnh việc giải quyết nhu cầu về việc làm thì sự phát triển của dịch vụ bảo vệ đã
gián tiếp ngăn chặn, làm giảm tệ nạn xã hội, gánh nặng về an ninh trật tự khi một số phần
tử không có công ăn việc làm ổn định, tụ tập, chơi bời, gây rối làm mất an ninh trật tự.
Khi được tuyển dụng vào làm việc cho các doanh nghiệp bảo vệ thì nhân viên sẽ được
học qua các khóa đào tạo về pháp luật, võ thuật, đạo đức tác phong nghề nghiệp, kỹ năng
cứu nạn,… Phần nào giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của nhân viên, trang bị những
kỹ năng có ích cho nhân viên không chỉ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mà có thể áp dụng
vào thực tế cuộc sống hằng ngày.
1.2.3.3 Vai trò giải quyết việc làm
Nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ ngày càng tăng và theo quy luật cung - cầu đã kéo
theo đó là sự ra đời của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Sự xuất hiện của
các doanh nghiệp này đã tạo ra cơ hội việc làm cho người dân là khá lớn. Hơn nữa những
GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 10

SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
yêu cầu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên bảo vệ không

cao, không khó để đạt được nên một bộ phận người dân bị thất nghiệp, chưa có việc làm
phù hợp có thể đáp ứng được đã tạo ra thêm nhiều sự lựa chọn cho người dân.
Bên cạnh việc sử dụng số lượng nhân viên tiến hành cung ứng dịch vụ cho khách
hàng thì doanh nghiệp bảo vệ cũng có nhu cầu sử dụng nhân viên văn phòng làm việc
trong các bộ phận của doanh nghiệp vì vậy mà cơ hội việc làm được tạo ra tỷ lệ thuận với
sự ra đời của các doanh nghiệp.
1.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về kinh doanh dịch
vụ bảo vệ
Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về kinh doanh dịch vụ
bảo vệ được có thể chia thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Trước khi Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ra đời.
+ Giai đoạn 2: Từ khi Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ra đời đến khi được thay thế
bằng Nghị định số 52/2008/NĐ-CP.
+ Giai đoạn 3: Từ khi Nghị định số 52/2008/NĐ-CP cho đến nay.
Cụ thể:
+ Giai đoạn 1:
Nhu cầu an toàn luôn đi đôi với sự tồn tại và phát triển của con người. Con người
luôn tìm mọi cách để bảo vệ chính mình cũng như tài sản của mình trước sự xâm hại của
bất kỳ tác nhân nào. Đôi khi người ta không thể tự bảo vệ mình thì có thể thuê người
khác bảo vệ mình hay tài sản của mình. Do vậy mà dịch vụ bảo vệ ra đời, đáp ứng cho
nhu cầu được bảo vệ của người dân.
Dù sử sách không ghi chép cụ thể nghề bảo về ra đời khi nào, nhưng chúng ta có thể
thấy bảo vệ là nghề xuất phát từ rất lâu, đặc điểm ban đầu của nghề này bắt nguồn từ
những người lính cổ. Công việc của họ là bảo vệ thành quách, vua chúa và những người
có chức sức trong xã hội cũ.
Từ thời Trung cổ ở châu Âu (phía Tây) và châu Á, lực lượng an ninh trật tự phát
triển mạnh. Ở Trung Quốc và Nhật Bản các tầng lớp ưu tú của đất nước cũng sử dụng an
ninh tư nhân để bảo vệ mình cùng tài sản của họ. Hệ thống tổ chức lực lượng an ninh trật
tự tư nhân đi vào hoạt động thường xuyên đã điều hành những nguời lính tư nhân hành
nghề một cách bài bản trong các cơ quan an ninh hay các công ty bảo vệ chuyên nghiệp.

Và cho đến nay, dịch vụ bảo vệ nói chung và dịch vụ bảo vệ tài sản nói riêng ngày
càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện đại, riêng tại Việt Nam, mặc dù dịch vụ bảo
GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 11

SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
vệ ra đời từ khá lâu ở các nước bạn nhưng rất lâu sau đó dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam mới
trở nên phổ biến và được xã hội công nhận.
Bắt đầu từ sau khi đất nước đi vào cải cách, nền kinh tế từ tập trung bao cấp chuyển
dần sang kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước, dịch vụ bảo vệ mới bắt đầu phát
triển. Đây là thời kì ra đời nền kinh tế đa thành phần, trong đó nở rộ nhất là các công ty
tư nhân bao gồm các công ty của người Việt Nam, các công ty của người nước ngoài và
các công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn của nước ngoài.
Các khu chế xuất lần lượt được hình thành ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và
các tỉnh thành khác trong cả nước, thu hút các nhà doanh nghiệp nhỏ và vừa từ nước
ngoài vào xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Chính sự ra đời của các công ty nước
ngoài và các thành phần kinh tế tư nhân làm xuất hiện nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ tài
sản, tư nhân, doanh nghiệp… chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Mặc dù dịch vụ bảo vệ đã ra đời từ những năm 1990 nhưng vẫn chưa có văn bản cụ
thể điều chỉnh cho loại hình dịch vụ này. Đến giữa năm 2001 thì Chính phủ mới ban hành
Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ngày 25/04/2001 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Sự
ra đời của Nghị định này đánh dấu bước phát triển của dịch vụ bảo vệ trong hệ thống
ngành nghề của Việt Nam và sự quan tâm của Nhà nước đối với ngành dịch vụ này. Để
hướng dẫn những quy định tại Nghị định này được áp dụng vào thực tế thì Bộ Công an đã
có hướng dẫn thực hiện thông qua Thông tư số 07/2001/TT-BCA ngày 18/09/2001 hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 14/2001/NĐ-CP.

+ Giai đoạn 2:
Nghị định số 14/2001/NĐ-CP và Thông tư số 07/2001/TT-BCA đã quy định chi tiết
các điều kiện thành lập doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh dịch vụ bảo vệ, tuy nhiên
không quy định tiêu chuẩn cụ thể của nhân viên bảo vệ, chương trình đào tạo nhân viên,
nguyên tắc chung cho hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ,…
Mặt khác, không có quy định doanh nghiệp phải chịu chi phí đào tạo của nhân viên
bảo vệ, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp thu tiền đào tạo của người tìm việc nhưng
sau đó lại không ký kết hợp đồng lao động với họ với lý do không đảm bảo các yêu cầu
của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.
Do vậy, khi tình hình kinh tế - xã hội có sự thay đổi, nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ
cũng như định hướng mở rộng loại hình dịch vụ này tăng đã gây không ít khó khăn cho
các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ này, cơ chế bảo
đảm quyền lợi cho doanh nghiệp kinh doanh cũng như khách hàng của doanh nghiệp
không còn phù hợp.
GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 12

SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong giai đoạn này chịu sự điều
chỉnh của Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về quản lý vũ
khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và Thông tư số 05/TT-BNV (C13) ngày 29 tháng 09 năm
1996 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 47/CP của
Chính phủ về việc sử dụng phương tiện cung ứng dịch vụ. Việc thành lập doanh nghiệp
bảo vệ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp được quy định
theo Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Cho đến
ngày 01/07/2006 thì Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực thì việc thành lập doanh

nghiệp bảo vệ phải tuân thủ theo quy định của luật này.
+ Giai đoạn 3:
Thấy được những hạn chế của Nghị định số 14/2001/NĐ-CP và Thông tư số
07/2001/TT-BCA, Chính phủ đã quyết định thay thế bằng Nghị định số 52/2008/NĐ-CP
ngày 22/02/2008 của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ và được hướng
dẫn cụ thể tại Thông tư số 45/2009/TT- BCA ngày 14/07/2009 của Bộ Công an hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 về quản lý
kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Sự ra đời của hai văn bản này nhằm chấn chỉnh và đưa doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoạt động theo đúng trật tự pháp luật, dần loại bỏ
những doanh nghiệp bảo vệ không đủ điều kiện, không đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng, thậm chí là vi phạm pháp luật.
Việc làm này cho thấy sự thay đổi trong cách nhìn nhận của các nhà làm luật về
hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ và sự thay đổi này để phù hợp với yêu cầu thực tế
cho sự phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh của dịch vụ bảo vệ.
Bên cạnh có sự thay đổi về quy định trực tiếp điều chỉnh về lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ bảo vệ thì những quy định về thành lập doanh nghiệp, quản lý công cụ hỗ trợ
cũng có sự thay đổi để phù hợp với nguyên tắc chung,… Cụ thể:
+ Về thành lập doanh nghiệp thì được áp dụng các quy định trong Luật doanh
nghiệp năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
+ Về quản lý công cụ hỗ trợ được áp dụng pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10
ngày 02/07/2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 10 Về xử lý vi phạm hành chính
và được thay thế bằng Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Và Nghị định số
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và
chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thay thế cho Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 1995 và Nghị định số 49/CP ngày 15/08/1996 của Chính phủ Về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự,…
GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 13


SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Những hành vi của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực kinh doanh dịch
vụ bảo vệ được thay đổi theo sự thay đổi nguyên tắc chung của các lĩnh vực liên quan.
Trong đó, Nghị định số 52/2008/NĐ-CP - văn bản điều chỉnh trực tiếp đưa ra nguyên tắc
hoạt động của doanh nghiệp bảo vệ, nhân viên bảo vệ,… là bước tiến quan trọng khẳng
định sự cải cách trong công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước. Nhưng sự thay đổi
này cũng đặt ra những yêu cầu mới, thách thức cho doanh nghiệp đang kinh doanh dịch
vụ bảo vệ và chủ thể có ý định tham gia kinh doanh dịch vụ này.7

7

Những thách thức, khó khăn, vướng mắc trong quy định của pháp luật cũng như thực tế áp dụng sẽ được người
viết phân tích cụ thể ở phần sau.

GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 14

SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH
VỤ BẢO VỆ

Nhà nước cho phép cá nhân, tổ chức tự do kinh doanh, nhưng là “tự do trong khuôn
khổ” quy định của pháp luật, phải tuân thủ những quy tắc xử sự chung. Đối với dịch vụ
bảo vệ thì vừa chịu sự điều chỉnh của các quy định chung của Luật doanh nghiệp, Luật
thương mại,… Đồng thời phải tuân thủ các quy định chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp
hoạt động kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp, hoạt động của nhân viên bảo vệ.
2.1 Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Tại Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 03/09/2009 của Chính phủ Quy định về điều
kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì không có quy
định cụ thể về điều kiện của dịch vụ bảo vệ mặc dù đây là ngành nghề đòi hỏi phải có
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.8 Bên cạnh đó còn có quy định về mức vốn
pháp định đối với chủ thể kinh doanh dịch vụ này. Vì thế mà chủ thể kinh doanh dịch vụ
bảo vệ vừa phải đáp ứng đủ các điều kiện chung khi tiến hành hoạt động kinh doanh và
vừa phải có đủ điều kiện đặc thù của dịch vụ bảo vệ.
2.1.1 Điều kiện về chủ thể kinh doanh
Thuật ngữ “chủ thể kinh doanh” được dùng rất phổ biến trong các báo, tạp chí, giáo
trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành pháp lý - kinh tế. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có
một khái niệm chính thức nào.
Theo Từ điển tiếng Việt, “kinh doanh” được hiểu là “tổ chức việc sản xuất buôn
bán sao cho sinh lời”9. Với nghĩa phổ thông này từ “kinh doanh” không những có nét
nghĩa “buôn bán” mà còn bao hàm cả nét nghĩa “tổ chức việc sản xuất”. Hơn thế nữa,
không phải tất cả các hoạt động sản xuất, buôn bán đều là “kinh doanh”. Về mặt pháp lý
thì: “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lợi”.10

8

Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 của Chính phủ Về quản lý kinh doanh dịch vụ
bảo vệ.
9

Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2006, tr 378.
10
Khoản 2, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013.

GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 15

SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Với định nghĩa “kinh doanh” rộng như vậy ta có thể hiểu: “Chủ thể kinh doanh là
bất kỳ cá nhân, tổ chức, đơn vị nào theo quy định của pháp luật thực hiện một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.11
Cũng có ý kiến cho rằng :“ Chủ thể kinh doanh là những tổ chức, cá nhân thực hiện
hoạt động kinh doanh mang tính chất nghề nghiệp, hoạt động với hình thức pháp lý nhất
định và đã làm thủ tục, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay giấy
chứng nhận đầu tư… theo quy định của pháp luật.”12Có thể thấy định nghĩa chủ thể kinh
doanh trong trường hợp này hẹp hơn, cụ thể hơn và sát với nghĩa của luật thực định hơn.
Nhà nước quy định về chủ thể kinh doanh được phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ
theo nguyên tắc: “Chỉ những doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo
đúng quy định của pháp luật và có Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh
doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định này mới được tiến hành hoạt động
kinh doanh dịch vụ bảo vệ.”13 Do đó chủ thể muốn kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải thỏa
hai điều kiện theo quy định thứ nhất là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp; thứ hai là
phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định.
Ở nội dung này người viết chỉ xem xét điều kiện chủ thể kinh doanh là doanh
nghiệp. Trong đó doanh nghiệp bao gồm các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công

ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.14 Vì vậy mà các chủ thể khác như
Hộ gia đình, Hợp tác xã,… không được phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Về nguyên tắc, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong nước chỉ được liên
doanh với doanh nghiệp bảo vệ nước ngoài khi thực hiện dịch vụ bảo vệ mà đòi hỏi phải
có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được và chỉ thực
hiện dưới hình thức liên doanh góp vốn, đầu tư trang bị kỹ thuật, nghiệp vụ bảo vệ. Do
đó cần có văn bản xác nhận trang bị, kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ
cao mà Việt Nam chưa sản xuất được của cơ quan quản lý khoa học và công nghệ từ cấp
tỉnh trở lên.
Và phần vốn góp của doanh nghiệp nước ngoài chỉ được dưới 50% vốn pháp định
và tổng tài sản của doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp nước ngoài phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ bảo vệ,
có số vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 500.000 USD trở lên. Doanh nghiệp
11

Phan Công Thương, Một số vấn đề về chủ thể kinh doanh, Nghiên cứu lập pháp, số 6, tháng 7/2001, tr 52-53.
Bùi Xuân Hải, Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, 2013, tr 16.
13
Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 của Chính phủ Về quản lý kinh doanh dịch vụ
bảo vệ.
14
Điều 1, Luật doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013.
12

GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 16

SVTH: Lê Thị Minh Tơ



Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
nước ngoài có nghĩa vụ chứng minh chỉ kinh doanh dịch vụ bảo vệ không thực hiện hoạt
động kinh doanh nào khác cũng như tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Thời gian hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp phải liên tục từ năm năm trở lên tính đến ngày đăng
ký liên doanh với doanh nghiêp Việt Nam.
Người đại diện cho phần vốn góp của doanh nghiệp trong liên doanh với doanh
nghiệp Việt Nam chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước
có liên quan.
2.1.2 Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Với những quy định hiện hành về điều kiện chủ thể được phép kinh doanh dịch vụ
bảo vệ thì không có quy định cụ thể những đối tượng được phép kinh doanh, mà chỉ liệt
kê loại trừ những đối tượng không được phép kinh doanh. Từ đó có thể thấy nếu một cá
nhân, tổ chức muốn kinh đoanh dịch vụ bảo vệ cần kiển tra xem mình có thuộc đối tượng
không được thành lập, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này hay không.
Đối với người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và những
người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc,
Giám đốc, Phó Giám đốc và các sáng lập viên thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ bảo vệ thì còn phải có:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng.
- Có trình độ học vấn cao đẳng, đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế,
luật.
- Không thuộc những trường hợp luật quy định không được thành lập. quản lý
doanh nghiệp.
Có thể thấy luật quy định tất cả thành viên trong Hội đồng thành viên, Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và các sáng lập
viên thành lập doanh nghiệp đều phải đáp ứng đủ các yêu cầu trên chứ không phải chỉ
một vài người đại diện.
Luật doanh nghiệp quy định chung cho những cá nhân, tổ chức không được thành
lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể tại khoản 3 điều 13 Luật doanh nghiệp

năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản
nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Là việc sử dụng tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước và có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước, kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước, đất được giao để thực
GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 17

SVTH: Lê Thị Minh Tơ


Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, kinh phí được tài trợ bởi Chính
phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài, thu nhập được tạo ra từ việc sử dụng các tài sản và
kinh phí nói trên.15
Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới hình thức có
được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào mục đích chia cho một số
hoặc tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị dưới mọi hình thức; bổ sung vào ngân
sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước; lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ riêng cho lợi ích của cơ quan, đơn vị.16
+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.17
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan,

đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công
lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định
của pháp luật.
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà
nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự.
15

Khoản 2, Điều 14, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật
Doanh nghiệp.
16
Khoản 3, Điều 14, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật
Doanh nghiệp.
17
Khoản 1, khoản 2, Điều 4, Luật cán bộ, công chức năm 2008.

GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 18

SVTH: Lê Thị Minh Tơ



Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh
doanh.
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.18
“1. Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng
quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm
đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp
100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.
2. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà
doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất
kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà
cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật
này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh
nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm
kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
4. Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp
doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng.”
Vậy đối với chủ thể thành lập doanh nghiệp bảo vệ nếu vi phạm một trong các
trường hợp trên sẽ không được thành lập, quản lý doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp bảo vệ nói riêng. Và thời gian bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp là 3 năm kể
từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
Tuy Luật doanh nghiệp quy định tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp bị cấm
thành lập, quản lý doanh nghiệp thì được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp, không
bắt buộc tổ chức phải có tư cách pháp nhân nhưng Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng
dẫn chi tiết thi hành Luật doanh nghiệp giới hạn khả năng thành lập, quản lý doanh
nghiệp của tổ chức, chỉ có tổ chức có tư cách pháp nhân mới được thành lập doanh
nghiệp.19
Bên cạnh quy định chung thì Nghị định số 52/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ

bảo vệ quy định thêm những đối tượng sau sẽ không được thành lập, quản lý doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và trực tiếp thực hiện hoạt động bảo vệ.20
- Người đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính (nay là Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012); đang
18

Điều 130, Luật phá sản năm 2014.
Khoản 1, Điều 12 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật doanh nghiệp.
20
Điều 4, Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 của Chính phủ Về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
19

GVHD: TS.Cao Nhất Linh

Trang 19

SVTH: Lê Thị Minh Tơ


×