Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Vấn đề ở đời và làm người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.56 KB, 1 trang )

Với triết lí nhân văn hành động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói: \"Nghĩ cho cùng... mọi vấn đề là vấn đề ở đời và làm người. Ở
đời và làm người phải thương nước, thương dân, thương nhân
loại đau khổ bị áp bức\".
Với triết lí nhân văn hành động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Nghĩ cho cùng... mọi vấn đề là vấn đề ở
đời và làm người. Ở đời và làm người phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp
bức". Trong Di chúc thiêng liêng, Người đã viết: đầu tiên là vấn đề con người. Rõ ràng, đối tượng trung
tâm trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới là xây dựng con người mới. Con người nói ở đây là mỗi
một con người Việt Nam, là con người trong gia đình, trong xã hội, là người công dân của nước nhà,
người đảng viên, người cán bộ của Đảng và Nhà nước, nói rộng ra là con người trên cả hành tinh của
chúng ta. Cho nên, chiến lược con người là chiến lược số một. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết
phải có con người xã hội chủ nghĩa.
Trong sự nghiệp xây dựng con người, điều quan trọng bậc nhất là xây dựng lí tưởng, đạo đức. Lí tưởng
nói ở đây là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Đạo đức nói ở đây là suốt đời phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, đặt công việc, đặt lợi ích của dân lên trên hết. Đạo đức nói ở đây là phải luôn gắn
với tài năng, trí tuệ, coi trọng nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài. Trong giai đoạn đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thanh niên ta, cán hộ ta càng phải dốc lòng học tập, nâng cao vượt
bậc trình độ khoa học kĩ thuật và quản lý, rèn luyện tác phong công nghiệp, trong lúc đó vẫn phải coi
trọng đạo đức, lí tưởng, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu biết lịch sử, địa lí nước nhà.
Đạo đức nói ở đây là phải tôn trọng quyền làm chủ của người dân, là yêu hòa bình hữu nghị với các dân
tộc. Đảng viên, cán bộ cần phải gương mẫu. Đạo đức là gốc của người cán bộ.
Người từng viết bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, coi chủ nghĩa cá nhân và
những xu hướng cơ hội là những hành vi có hại đến sự nghiệp đoàn kết trong Đảng, trong xã hội, chẳng
khác nào tiếp tay cho địch. Người đã coi trọng, biểu dương những "người tốt, việc tốt", tạo nên phong
trào rộng lớn từ những em bé đón các bậc lão thành, từ những đảng viên cho đến những nhân sĩ yêu nước.
Điều đáng tiếc, đáng lo là trong những năm gần đây, bên cạnh những người tốt, cán hộ tốt, ngày càng
xuất hiện những con người, kể cả thanh niên, đảng viên, cán bộ đã bị tha hóa, nghiêm trọng nhất là không
còn có lí tưởng, chỉ biết chạy theo lợi ích cá nhân, chạy theo đồng tiền bằng bất cứ giá nào. Những hiện
tượng vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền làm chủ của dân; tệ quan liêu, tham nhũng, những hành vi phi
đạo đức mà Bác Hồ đã coi là "giặc nội xâm", có nơi đã trở nên trầm trọng. Có thể nói rằng, bên cạnh


những tệ nạn xã hội, chúng ta đang đứng trước một tình hình tha hóa về tư tưởng, làm cho những con
người bị tha hóa ấy trở thành mảnh đất thuận lợi cho mưu đồ "diễn biến hòa bình" của những thế lực thù
địch. Chúng ta cần nhìn vào sự thật và có quyết tâm lớn chặn đứng nguy cơ nói trên.
Trong lúc đó, càng phải nêu cao tấm gương của những điển hình tốt, những tấm gương sáng về đạo đức
cách mạng. Bởi vì, như Bác Hồ đã nói: một tấm gương tốt còn có tác dụng hơn một trăm bài diễn văn.
loigiaihay.com



×