Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

thực trạng và giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật thuế giá trị gia tăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.94 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2011-2015

Đề Tài
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VI
PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Quyền
MSSV: 5115926
Lớp: Luật Tư pháp 2-K37

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. Lê Thị Nguyệt Châu

Cần Thơ, 12/2014


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

:

Bộ luật Hình sự



DN

:

Doanh nghiệp

GTGT

:

Giá trị gia tăng

NSNN

:

Ngân sách nhà nước


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................

.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................

Cần thơ, ngày 9 tháng 12 năm 2014


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................

.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................

Cần thơ, ngày 9 tháng 12 năm 2014


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT

VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ...............................................................................3
1.1. Khái niệm vi phạm và vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng .................3
1.2. Các hành vi vi phạm Luật thuế GTGT ...........................................................4
1.2.1. Mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp ...................................................4
1.2.2. Cố tình kê khai sai để chiếm đoạt tiền hoàn thuế .......................................7
1.2.3. Khai thấp giá trị thực của hàng hóa trên hóa đơn giá trị gia tăng.............9
1.2.4. Tạo giao dịch mua bán hàng hóa giả mạo..................................................9
1.2.5. Hạch toán, kế toán và kê khai thuế sai quy định ......................................11
1.3. Nguyên nhân của vi phạm pháp luật thuế giá trị gia tăng............................12
1.4. Xử lý vi phạm về thuế.....................................................................................13
1.4.1. Đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng ..................13
1.4.2. Nguyên tắc, thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về thuế................................13
1.4.3. Thời hiệu xử lý vi phạm pháp luật về thuế ..............................................14
1.4.4. Hình thức xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng...................14
1.4.5. Hình thức xử lý hình sự về thuế giá trị gia tăng.......................................15
1.4.5.1. Tội trốn thuế ........................................................................................15
1.4.5.2. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước .....................................................................................................17
1.4.5.3. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp
ngân sách nhà nước.............................................................................................18
1.4.5.4. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản .............................................................19
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG................................................................................................................22
2.1. Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật .....................................22
2.1.1. Điều chỉnh pháp luật thuế để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế..............22
2.1.2. Hoàn thiện cơ chế thi hành phù hợp với sự phát triển của công nghệ
thông tin..............................................................................................................23
2.1.3. Hoàn thiện pháp luật thuế gắn với việc thực hiện chính sách thuế .........24
2.1.4. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo thi hành luật thuế ........................................25



2.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật thuế giá trị
gia tăng ..................................................................................................................26
2.2.1. Cải cách mạnh mẽ công tác thanh tra, kiểm tra thuế ...............................26
2.2.2. Hiện đại công tác quản lý thuế bằng công cụ tin học...............................29
2.2.3. Hoàn thiện chế độ quản lý chứng từ, hoá đơn giá trị gia tăng.................31
2.3. Một số biện pháp chống gian lận thuế GTGT trong thời gian tới................30
2.3.1. Các giải pháp tiếp tục hoàn thiện Luật thuế giá trị gia tăng ....................30
2.3.1.1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
.................................................................................................................................. 30

2.3.1.2. Hoàn thiện các quy định về giá tính thuế và thuế suất, phương pháp tính
thuế..................................................................................................................32
2.3.1.3. Cần sửa đổi các quy định về khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng.34
2.3.1.4. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết
toán thuế giá trị gia tăng..................................................................................38
KẾT LUẬN ...............................................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì thuế cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng
và chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Việc thực thi một số chính sách
thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo ổn định cho nguồn thu này và trong cấu trúc các khoản thu
về thuế thì thuế giá trị gia tăng đóng một vai trò quan trọng. Ở Việt Nam thì 70 %1
ngân sách Nhà nước là thu từ thuế nên cần phải có phương pháp tính hợp lý nhằm đảm
bảo sự công bằng cho các đối tượng nộp thuế kết hợp với việc hạch toán thuế tại các
doanh nghiệp phải theo đúng chế độ kế toán, tài chính và quy định của pháp luật.
Qua quá trình thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng, bên cạnh những thành tựu đạt

được, còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Các vụ gian lận thuế giá trị gia tăng ngày càng
nhiều, các hình thức ngày càng tinh vi hơn cho thấy vấn đề gian lận thuế GTGT đã trở
nên vô cùng nguy hiểm và đáng báo động bởi nó tạo ra sự bất công bằng cho các đối
tượng nộp thuế. Trong 5 năm (2008-2013), hai lực lượng công an và ngành thuế đã
phối hợp cung cấp trao đổi qua lại 27.516 công văn, tài liệu, thông tin về vụ việc liên
quan đến lĩnh vực thuế. Theo báo cáo cơ quan công an đã khám phá và phối hợp với cơ
quan thuế xử lý hình sự 218 vụ; xử lý hành chính 10.155 vụ việc vi phạm trong lĩnh
vực thuế. Đã xử lý thu hồi vào ngân sách 782,6 tỷ đồng tiền thuế trốn, tiền phạt vi
phạm hành chính về thuế, đã đưa ra khởi tố một số tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng
hóa đơn bất hợp pháp chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng2. Tình trạng này làm
đau đầu các nhà quản lý nói riêng và xã hội nói chung, có những kẻ đã lợi dụng những
kẽ hở trong luật và trong quản lý của nhà nước ta để bòn rút tiền từ ngân sách nhà nước
và đút túi cá nhân mình.
Để góp phần đảm bảo công bằng giữa các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế thì việc
nghiên cứu cơ chế thi hành Luật thuế giá trị gia tăng có ý nghĩa quan trọng trong đánh
giá thực trạng và những giải pháp để hoàn thiện pháp Luật thuế giá trị gia tăng. Xuất
phát từ những điều đó tôi đã mạnh dạn tham gia nghiên cứu đề tài “thực trạng và giải
pháp hạn chế vi phạm pháp luật thuế thuế giá trị gia tăng”.

1

Http://www.tapchitaichinh.vn/Phap-luat-kinh-doanh/Ban-them-ve-giai-phap-chong-gian-lan-thue/49887.tctc,
[truy cập ngày 04/8/2014].
2
Http://baodientu.chinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=183711, [truy cập ngày 23/6/2014].


2. Mục tiêu nghiên cứu
Là một sinh viên Luật năm cuối, trong khung chương trình đào tạo, tôi được học về
Luật thuế giá trị gia tăng. Qua quá trình học tôi nhận thấy bản thân mình và các bạn

sinh viên khác rất lúng túng trong việc hiểu về bản chất của các hành vi vi phạm Luật
thuế giá trị gia tăng. Do đó, khi chuẩn bị chọn đề tài viết luận văn tốt nghiệp, với lòng
ham mê học hỏi cùng với những thắc mắc muốn được giải đáp tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu về thực trạng và giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật thuế giá trị gia tăng.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Chỉ trong một thời gian ngắn, mà vốn kiến thức và khả năng phân tích tổng hợp còn
nhiều hạn chế, do đó tôi chỉ xin trình bày trong luận văn này những tìm hiểu của riêng
mình dựa trên quá trình nghiên cứu thực tiễn áp dụng những quy định của Luật thuế giá
trị gia tăng và chỉ ra những hành vi vi phạm pháp luật, từ đó có thể góp phần kiện toàn
về mặt pháp lý quy định của Luật thuế giá trị gia tăng.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
“Thực trạng và giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật thuế giá trị gia tăng” đây là đề
tài thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn cũng như đối với các cá nhân và doanh
nghiệp. Để thực hiện đề tài này người viết đã sử dụng tổng hợp các phương pháp như:
phương pháp phân tích câu chữ, phương pháp liệt kê, phương pháp thu thập, trích lọc
các bài bình luận về vấn đề vi phạm pháp luật thuế giá trị gia tăng.
5. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm hai
chương:
Chương 1: Khái quát về vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật thuế thuế giá trị gia
tăng
Chương 2: Giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật thuế thuế giá trị gia tăng
Do thời gian có hạn, trình độ nghiên cứu và khả năng đánh giá, nhìn nhận vấn đề
còn nhiều hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được sự góp ý chân thành từ phía quý thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn
thiện hơn.


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1. Khái niệm vi phạm và vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng
Cùng với sự ra đời của Nhà nước, thuế xuất hiện để đảm bảo cho hoạt động bình
thường của cơ quan Nhà nước, bởi vì thuế là một nguồn thu quan trọng nhất của Nhà
nước, là cơ sở để đảm bảo chi cho Ngân sách Nhà nước.
Thuế được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, ở góc độ kinh tế - tài chính thuế được
hiểu là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc của thể nhân và pháp nhân cho Nhà
nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định.
Dưới góc độ pháp lý: Thuế là khoản nộp bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng pháp luật
mà các cá nhân, tổ chức phải nộp vào NSNN. Các khoản nộp này không mang tính đối
giá và không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế.
Xuất phát từ định nghĩa trên ta có thể thấy một số tính chất cơ bản và quan trọng
của thuế:
- Thuế là khoản đóng góp mang tính chất cưỡng chế và pháp lý cao.
- Thuế là trực tiếp đối với các cá nhân và tổ chức nộp thuế.
- Trong nguồn thu ngân sách của nhà nước thì thuế chiếm một tỉ trọng rất lớn.
- Thuế là cơ sở quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại của bộ máy nhà nước
và giúp bộ máy nhà nước có thể thực hiện được các chính sách đặt ra.
Thuế giá trị gia tăng còn được gọi là VAT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Về
bản chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu. Các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp
dịch vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế GTGT thông qua
giá cả hàng hóa dịch vụ chịu thuế.
Trong khoa học pháp lý vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi trái luật và có lỗi do
chủ thể có năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ. Vì vậy, vi phạm pháp luật về thuế là hành vi làm trái các quy định về thuế,


do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại đến trật tự công
cộng và phải chiu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình3.


Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì hành vi vi phạm pháp luật được
cấu thành bởi các yếu tố là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của
hành vi vi phạm4. Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật về thuế có các dấu hiệu cơ bản
như sau:
Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật về thuế là các tổ chức hoặc cá nhân có
liên quan đến họat động thu thuế như người nộp thuế, cơ quan thuế hoặc công chức
ngành thuế và các cá nhân khác. Những chủ thể này thường được trao các thẩm quyền
và nghĩa vụ pháp lý nhất định khi tham gia vào quá trình thu thuế.
Khách thể vi phạm pháp luật thuế là những quan hệ xã hội được pháp luật thuế
bảo vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
Hành vi vi phạm pháp luật thuế là hành vi trái pháp luật. Tính trái pháp luật của
hành vi thể hiện qua việc làm trái những gì mà pháp luật thuế đòi hỏi chủ thể pháp luật
phải tuân thủ khi họ tham gia vào quá trình hành thu thuế.
Về phương diện chủ quan, vi phạm pháp luật về thuế bao giờ cũng phản ánh
mức độ lỗi của người thực hiện.
Theo Luật quản lý thuế, hành vi vi phạm pháp luật về thuế bao gồm các hành vi sau
đây5:
(1). Vi phạm các thủ tục thuế.
(2). Chậm nộp tiền thuế.
(3). Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được
hoàn.
(4). Trốn thuế, gian lận thuế.
Pháp luật thuế GTGT là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều
chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, quản lý và quyết toán
thuế GTGT. Như vậy, vi phạm pháp luật thuế GTGT là hành vi làm trái các quy định
của luật thuế GTGT, do tổ chức cá nhân thực hiện có ý hoặc vô ý, gây ảnh hưởng đến
3

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb. Tư pháp năm 2007, Tr. 308.


4

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp năm 2006, Tr. 501.
Xem Điều 103 của Luật Quản lý thuế năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012.

5


việc đăng ký, kê khai, quản lý và quyết toán thuế GTGT và phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
1.2. Các hành vi vi phạm Luật Thuế giá trị gia tăng
1.2.1. Mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Trong điều kiện thực hiện thuế GTGT, hoá đơn, chứng từ là cơ sở để kiểm tra thuế
GTGT, là căn cứ xác định thuế GTGT đầu vào và đầu ra để xác định số thuế GTGT
được khấu trừ, miễn giảm, phải nộp hay được hoàn lại trong kỳ. Điều này đòi hỏi các
cơ sở kinh doanh phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hoá đơn, chứng từ ở cả khâu mua
và khâu bán vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của Nhà nước và quyền lợi của
các cơ sở sản xuất kinh doanh. Do đó, việc kiểm soát và tự kiểm soát ở khâu lập chứng
từ, hoá đơn hay tiếp nhận chứng từ hoá đơn có ý nghĩa quyết định với cơ quan quản lý
chức năng trong việc tính toán số thuế phải nộp nói riêng và quản lý nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước nói chung. Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển
với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phong phú, đa dạng thì vấn đề chứng từ, hoá đơn
ngày càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Vì vậy, hoá đơn, chứng từ là một nội dung hết
sức quan trọng được quy định trong pháp luật thuế GTGT.
Thời gian qua, một số cơ sở kinh doanh đã lợi dụng mua bán, sử dụng hoá đơn bất
hợp pháp kể cả hoá đơn đặc thù như vé để thu lợi bất chính, chiếm đoạt tiền thuế
GTGT, thuế Thu nhập DN, tham ô tài sản nhà nước. Các hoá đơn này đều ẩn chứa thuế
nên phải được quản lý một cách nghiêm ngặt theo đúng quy định. Việc mua bán, sử
dụng hoá đơn bất hợp pháp cần phân biệt hai trường hợp:

Thứ nhất, Hoá đơn thật nhưng hành vi mua bán, sử dụng bất hợp pháp, gồm:
- Mua bán hoá đơn chưa ghi nội dung.
- Mua bán hoá đơn có ghi nội dung (kể cả vé) nhưng không có hàng hoá,
dịch vụ kèm theo hoặc không đúng mặt hàng.
- Có chệnh lệch về giá trị giữa các liên của hoá đơn.
- Mua hoá đơn của DN đã bỏ trốn sau ngày có thông báo.
Thứ hai, Mua bán, sử dụng hoá đơn giả mạo (thường hoá đơn không ghi nội
dung).
Hậu quả của việc mua bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp không chỉ gây thiệt hại tài
sản của Nhà nước thông qua thuế mà còn tạo ra sự không công bằng trong cạnh tranh
giữa các DN cùng loại, làm băng hoại môi trường kinh doanh lành mạnh của nhà đầu
tư, gây khó khăn cho những DN làm ăn chân chính.


Để ngăn chặn hành vi vi phạm hoá đơn nói trên, đối với trường hợp giả mạo hoá đơn
nhằm bán hoá đơn cần phải xử lý nghiêm khắc bằng biện pháp chế tài hình sự, vì đây
là hành vi giả mạo ẩn chứa thuế gây thiệt hại nghiêm trọng khó lường hết; còn đối với
người mua, người sử dụng hoá đơn giả mạo thì tuỳ động cơ, mục đích mà sử lý nghiêm
khắc bằng chế tài hành chính hoặc hình sự. Đối với trường hợp mua bán, sử dụng hoá
đơn thật nhưng bất hợp pháp thì phải xử lý theo quy định của pháp luật.
Do các quy định thông thoáng về đăng ký thành lập DN, tại hầu hết địa phương trên
toàn quốc đều có tình trạng tội phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để khấu trừ, hoàn
thuế diễn ra trên diện rộng và ngày càng tinh vi, phức tạp. Nhiều vụ việc cơ quan điều
tra không xử lý được vì không tìm ra kẻ chủ mưu. Khi kiểm tra tình hình kê khai, nộp
thuế của DN, cơ quan thuế tại nhiều địa phương phát hiện hàng loạt DN không tồn tại
ở nơi đã đăng ký trụ sở chính. Nhiều trường hợp người đứng tên chủ DN chỉ là lái xe
ôm, nông dân được thuê làm chủ DN và thực tế không có hiểu biết về pháp luật. Việc
thành lập DN để mua, bán hóa đơn nhằm trốn thuế và trục lợi từ việc hoàn thuế GTGT
diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Điển hình, Công an Thành phố Cần Thơ khởi tố và
bắt giam một cá nhân chuyên bán hóa đơn cho các DN khác để hưởng lợi. Trường hợp

của ông Đỗ Hoàng Khánh (lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng thương mại Đỗ
Hoàng Khánh tại Thành phố Cần Thơ). Từ giữa năm 2012 đến tháng 6/2013, ông
Khánh đã bán 580 hóa đơn thuế GTGT khống cho 87 DN với tổng giá trị hàng hoá ghi
gần 47 tỷ đồng để hưởng lợi 3 tỷ đồng.
Một hình thức bán hóa đơn khác là thành lập chuỗi DN ở nhiều địa phương khác
nhau để cung cấp hóa đơn qua nhiều mắt xích trung gian. Có trường hợp mua bán hóa
đơn qua 7 khâu. Đây là chiêu bán hóa đơn bị phát hiện tại các DN ở tỉnh Đồng Nai
như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phúc Lộc, Công ty trách nhiệm hữu hạn
thương mại dịch vụ Phú Hưng Long, Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn thương
mại dịch vụ Phú Hưng Long, Doanh nghiệp tư nhân Ân Hồng Phước, Công ty trách
nhiệm hữu hạn Trường An Phát Đạt. Các đơn vị này có vốn chủ sở hữu rất thấp (bình
quân dưới 20 tỷ đồng/DN), nhưng doanh thu (năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm
2013) đã lên tới 32,3 nghìn tỷ đồng. Doanh thu cao nhưng số thuế GTGT các DN phải
nộp chỉ có 4 tỷ đồng. Với thủ đoạn này, các DN trên đã rút ruột ngân sách qua việc
khấu trừ thuế GTGT tới 1.617 tỷ đồng. Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố và bắt giam


các bị can và đang tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý các đường dây mua bán hóa đơn
bất hợp pháp có liên quan6.
Với tình hình trên các quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC7 về điều kiện tự in, đặt
in hóa đơn, sử dụng hóa đơn xuất khẩu cũng hạn chế tình trạng sử dụng hóa đơn của cá
nhân và các doanh nghiệp ma để thu lợi bất chính. Như vậy Doanh nghiệp có vốn trên
15 tỷ mới được tự in hóa đơn, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng hóa đơn thì có
thể sử dụng hóa đơn bán hàng do Cục Thuế bán. Đây là điều kiện khó khăn hơn đối với
doanh nghiệp so với quy định cũ trong khi điều kiện trước đây chỉ là vốn điều lệ trên
01 tỷ đồng. Tuy nhiên quy định này đồng thời kiểm soát chặt hơn việc sử dụng, mua
bán hóa đơn bất hợp pháp trong thời gian qua.
1.2.2. Cố tình kê khai sai để chiếm đoạt tiền hoàn thuế
Hàng năm, ngân sách Nhà nước thất thoát nhiều tỷ đồng do các doanh nghiệp cố
tình gian lận thuế, trong đó có một số vụ gian lận lớn tập trung trong khâu hoàn

thuế giá trị gia tăng. Đối với các DN, thuế giá trị gia tăng là một sắc thuế hiện đại
và có cách tính tương đối rõ ràng. Do đó, để gian lận được loại thuế này, các DN đã
sử dụng rất nhiều cách thức và thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm qua mặt các cơ quan
chức năng. Các thủ đoạn chủ yếu thường được các doanh nghiệp sử dụng, đó là8:
Thứ nhất, làm tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giảm thuế GTGT đầu
ra phải nộp. Theo quy định, các DN xuất khẩu hàng hóa sẽ có thuế suất thuế GTGT là
0% nên các đơn vị xuất khẩu sẽ được hoàn lại thuế GTGT, do đó DN tìm cách lập hồ
sơ hàng bán ra là “xuất khẩu” để có số thuế GTGT bằng không (0). Khi đó, doanh
nghiệp sẽ được Nhà nước hoàn toàn bộ số thuế GTGT đầu vào hoặc giảm số thuế phải
nộp (nếu có).
Thứ hai, hành vi tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. DN kê khai khấu trừ
thuế GTGT các hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng,
hết giá trị sử dụng.

6

Http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/nhieu-doanh-nghiep-ma-rut-ruot-ngan-sach-697300.tp, [truy cập ngày

21/10/2014].
7

Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14
tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa
đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hiệu lực từ ngày 1/6/2014.
8

Http://www.tapchitaichinh.vn/dien-dan-khoa-hoc/Giai-phap-chong-gian-lan-trong-hoan-thue-gia-tri-giatang/51354.tctc, [truy cập ngày 10/8/2014].


DN khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa - dịch vụ không phục vụ trực tiếp cho

hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc kê khai khấu trừ các hóa đơn dùng cho cá nhân,
gia đình không mang tên, mã số thuế của công ty.
DN kê khai thuế GTGT được khấu trừ không đúng với ngày chứng từ nộp
thuế GTGT ở khâu nhập khẩu (giấy nộp tiền vào NSNN); DN không phân bổ hoặc
phân bổ sai thuế GTGT đầu vào cho mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế.
Thứ ba, hành vi giảm thuế GTGT đầu ra. Các sai phạm về thuế GTGT đầu ra
chủ yếu tập trung vào việc giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra. Nghiêm trọng hơn là
hiện tượng bán hàng không xuất hóa đơn để che dấu doanh thu đầu ra, nhằm chiếm
đoạt tiền thuế GTGT người mua đã nộp cho người bán, đồng thời tránh tối đa nghĩa vụ
thuế phải nộp. Có thể thống kê ra một số hành vi của các DN sau: Một số DN không kê
khai hoặc kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT của hoạt động xây dựng, kinh doanh
bất động sản (xây nhà để bán). Phần lớn DN gian lận bằng cách xuất hóa đơn chưa kịp
thời hoặc hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao nhưng chưa thu được tiền của
khách hàng nên chưa ghi nhận doanh thu và xuất hóa đơn. DN chủ yếu kê khai doanh
thu và thuế GTGT theo giá trị đã thanh toán tiền mà không kê khai doanh thu theo biên
bản nghiệm thu công trình bàn giao, hoặc thu tiền của khách hàng theo tiến độ hợp
đồng nhưng chưa kê khai thuế GTGT theo quy định. Mục đích của việc này là tránh
doanh thu, hoặc điều chuyển số thuế GTGT hàng tháng, tránh bật dương thuế quá lớn,
ảnh hưởng đến dòng tiền và nghĩa vụ phải nộp.
Việc khai thiếu thuế GTGT đầu ra còn xảy ra ở khâu hàng hóa tiêu dùng nội bộ: DN
thường tránh việc khai thuế GTGT vì cho rằng đây là việc tiêu dùng nội bộ, không phát
sinh doanh thu, lợi nhuận và cơ quan thuế cũng ít quan tâm đến nên đã bỏ sót khoản
thuế đầu ra này. Hình thức gian lận này cũng lặp lại ở doanh thu xuất cho chi nhánh,
DN thường kê khai thiếu hoặc không kê khai thuế GTGT.
Thứ tư, điều chỉnh thuế GTGT đầu vào và đầu ra không đúng quy định: Nhiều
DN lợi dụng kẽ hở cán bộ thanh tra chỉ kiểm tra tính hợp lý của bảng kê (chấm hóa
đơn) mà không để ý đến các khoản điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT của kỳ trước nên
DN đã cố tình điều chỉnh giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra (giảm) và điều chỉnh
tăng thuế GTGT đầu vào của kỳ trước (tăng) không đủ cơ sở, các khoản điều chỉnh
không có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh, dẫn đến giảm thuế GTGT phải nộp

kỳ này hoặc tăng thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau nhằm gian lận thuế.


Thứ năm, xác định sai thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ. Các DN sản xuất,
kinh doanh còn gian lận thuế GTGT bằng cách “nhập nhèm” thuế suất. Việc cố tình kê
nhầm thuế suất thuế đầu ra kê khai thuế GTGT mặt hàng chịu thuế suất 10% thành mặt
hàng chịu thuế suất thấp hơn là 5%, hoặc đưa mặt hàng thuộc diện chịu thuế sang mặt
hàng không chịu thuế; Cố tình “khai man” thuế đầu vào khai thuế suất 5% (vận
chuyển, hàng nông sản, đất, đá, cát sỏi) thành 10% để được tăng khấu trừ hoặc hoàn
thuế cũng diễn ra phổ biến ở các DN kinh doanh các mặt hàng được ưu đãi thuế suất.
Về vấn đề hoàn thuế GTGT, đây là một vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý bởi cả
tính chất phức tạp của vấn đề cùng với sự mới mẻ cuả nghiệp vụ hoàn thuế GTGT và
với sự chắp vá của các văn bản pháp luật. Lợi dụng những kẽ hở trong luật mà doanh
nghiệp thường có các thủ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước,chính vì vậy cần có sự
kiểm soát chặt chẽ hơn từ phía cơ quan chức năng cũng như sự tự giác chấp hành luật
thuế của DN.

1.2.3. Khai thấp giá trị thực của hàng hóa trên hóa đơn giá trị gia tăng

Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn và kê khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá
khách hàng thực tế thanh toán. Hành vi này thường gặp ở các DN kinh doanh nhà hàng
khách sạn, vận tải tư nhân, xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy,
hàng trang trí nội thất. Các công ty xây dựng (nhà dân và đơn vị xây dựng vãng lai) khi
thi công các công trình ở các địa phương khác hay xây nhà tư nhân thường khai báo
không trung thực, không kê khai hoặc giấu bớt một phần công trình. Hành vi gian lận
này làm giảm thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến số thu ngân sách hàng năm.
Điển hình là hành vi này là việc khai thấp giá trị thực tế giá ô tô và xe máy, Bộ Tài
chính đã ban hành Thông tư 71/2010/ TT-BTC hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở
kinh doanh ô tô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán ô tô, xe hai bánh gắn máy trên hóa

đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường. Đây
là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan thuế đấu tranh ngăn chặn tình trạng khai thấp
giá trị thực tế giá nhằm trốn thuế ở hai mặt hàng này. Tuy vậy, còn một số lĩnh vực
khác chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu, đó là tình trạng nhập khẩu bình Ắc quy, Cụ
thể là đối với nhãn hiệu Rocket và Atlas nhập khẩu từ Hàn quốc. Hóa đơn GTGT của


nhà nhập khẩu, phân phối ghi cho một đại lý như sau: Loại bình SMFNX 100 là
295.000 đồng/bình; SMF NX120 là 545.000 đồng/bình. Trong khi báo giá (giá bán
thực tế) hai loại ắc quy này là 980.000 đồng/bình và 1.765.000 đồng/bình. Việc ghi hóa
đơn GTGT chỉ là để đối phó các lực lượng chức năng kiểm tra. Như vậy, với mỗi chiếc
ắc quy (lớn, nhỏ tùy loại), các doanh nghiệp kinh doanh ắc quy nhập khẩu đã thu được
chênh lệch gấp 3 lần trị giá khai báo với cơ quan Hải quan, Thuế, Quản lí thị trường.
Với các thủ đoạn như trên, các doanh nghiệp làm ăn không chân chính có thể trốn một
lượng thuế khá lớn (GTGT và Thu nhập DN). Nhà nước thì thất thu thuế, trong khi
gánh nặng chi tiêu ngân sách mỗi năm một tăng, còn các doanh nghiệp sản xuất ắc quy
thì điêu đứng vì không thể cạnh tranh nổi với hàng trốn thuế. Đồng thời, không có nhà
sản xuất chân chính nào có thể cạnh tranh được, làm cho doanh nghiệp và sản phẩm
của các doanh nghiệp làm ăn chân chính bị ảnh hưởng và làm suy giảm khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp cũng như sản phẩm sản xuất trong nước.
1.2.4. Tạo giao dịch mua bán hàng hóa giả mạo
Tạo giao dịch mua bán hàng hóa giả tạo là hành vi giao dịch giữa 2 hay nhiều bên,
tuy nhiên không có sự chuyển quyền sử dụng (sử hữu) của hàng hóa làm tăng chi phí
bên mua và giảm thuế thu nhập DN.
Mục tiêu của thủ đoạn này là chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước thông qua hoàn
thuế hoặc tiếp tay cho hành vi tham nhũng NSNN của một bộ phận công chức được
giao nhiệm vụ mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước. Thủ đoạn này
nhằm giúp cho bên mua tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giảm chi phí tính
thuế thu nhập DN.
Điển hình cho thủ đoạn này là hành vi xuất khẩu khống nhằm chiếm đoạt tiền qua

hoàn thuế GTGT từ NSNN. Xuất khẩu khống chủ yếu diễn ra đối với phương thức xuất
khẩu tiểu ngạch qua biên giới. Dạng gian lận này đã có một thời bị ngăn chặn đấu tranh
quyết liệt nên giảm bớt nhưng trong vài năm gần đây lại có xu hướng bùng phát với
những hình thức tinh vi hơn, đặc biệt có dấu hiệu trầm trọng là ở các tỉnh giáp ranh
Campuchia. Lợi dụng hệ thống sông ngòi chằng chịt để quay vòng hàng hóa: Sau khi
làm thủ tục xuất khẩu sang nước bạn thì lại đưa hàng hóa quay trở lại Việt Nam không
qua cửa khẩu, rồi sau đó lại làm thủ tục xuất khẩu. Trong trường hợp này, các đối
tượng cấu kết với đối tác nước ngoài để hoàn tất các thủ tục để đủ điều kiện đề nghị
hoàn thuế GTGT. Cùng với đó, các đối tượng này cũng áp dụng chiêu thức mua hóa
đơn để hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào và chi phí tính thuế thu nhập DN. Không phải


ngẫu nhiên mà kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Campuchia tăng
nhanh đáng ngờ, kèm theo đó, số tiền hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu
sang Campuchia cũng tăng nhanh chóng: Năm 2011, tăng 196,4% so với năm 2010 và
năm 2012, tăng 190% so với năm 2011. Trong khi đó số thuế nộp ngân sách hàng năm
của các DN xuất khẩu tiểu ngạch phát sinh không đáng kể, chỉ bằng khoảng 1% - 2%
số tiền thuế đã hoàn9.
Ngoài xuất khẩu khống, giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ giả mạo còn được thực hiện
chủ yếu thông qua các hợp đồng bán hàng khống; các hợp đồng cung cấp dịch vụ
khống và xuất hóa đơn khống. Hành vi này được thực hiện ở cả DN “ma” và cả ở các
DN đang hoạt động kinh doanh bình thường.
Đây là hành vi trốn thuế khá phổ biến hiện nay, thực tế DN không có khoản chi này
nhưng đã tự tạo ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi không có thực, vì thế có thể gọi
đây là chi khống. Chi khống thể hiện qua những bảng kê thanh toán giả mạo với chữ ký
giả, hợp đồng lao động giả mạo (có trường hợp tên người lao động không có thật; có
trường hợp tên người lao động là có thật nhưng thực sự không làm việc cho DN đó) và
thể hiện ở những hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh khác. Bằng hành vi này, DN
không chỉ trốn thuế thu nhập DN mà còn trốn cả thuế GTGT thông qua việc khấu trừ
khống thuế GTGT đầu vào. Đối với những hóa đơn đi mua, để phát hiện, cơ quan thuế

phải làm tốt công tác đối chiếu, xác minh. Tuy nhiên, với công nghệ đối chiếu hóa đơn
thủ công như hiện nay thì hiệu quả còn rất thấp, bởi vì tỷ lệ hóa đơn có thể đối chiếu so
với số hóa đơn cần đối chiếu là quá nhỏ. Hơn nữa, trong trường hợp DN bán hóa đơn
sử dụng hóa đơn của những khách hàng không lấy để bán cho những người có nhu cầu
mua hóa đơn thì việc đối chiếu cũng không đem lại kết quả.
Thủ đoạn tạo giao dịch mua hàng giả mạo không hoàn toàn trùng với thủ đoạn
thành lập DN “ma”, do việc tạo giao dịch mua hàng giả mạo không chỉ thực hiện thông
qua hành vi mua hóa đơn, song giữa chúng có mối liên hệ mật thiết. DN “ma” là DN
được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng thực tế không sản xuất
kinh doanh, chỉ nhằm mục đích đủ điều kiện để được phát hành hóa đơn, từ đó bán hóa
đơn cho các đối tượng khác hoặc trung gian lập hóa đơn mua bán khống, lập hồ sơ giả
mạo để xin hoàn thuế. Mức độ thiệt hại do những hóa đơn trôi nổi này gây ra là không

9

Http://www.baohaiquan.vn/pages/canh-giac-hanh-vi-chiem-doat-thue-gtgt-trong-hoat-dong-xnk-tieungach.aspx, [truy cập ngày 3/7/2014].


thể kiểm soát được, bởi nó hoàn toàn phụ thuộc vào số chi phí đầu vào cần hợp thức
hóa của DN mua bán hóa đơn.
Vì vậy các cơ quan chúc năng cần có sự phối hợp và đề xuất giải pháp ngăn chặn,
đẩy lùi hành vi thủ đoạn gian lận tiền hoàn thuế nhằm đảm bảo sự lành mạnh đối với
hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua biên giới, tránh thất thoát NSNN.
1.2.5. Hạch toán, kế toán và kê khai thuế sai quy định
Mục tiêu chủ yếu của hành vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật là che giấu
doanh thu tính thuế, hạch toán tăng chi phí tính thuế thu nhập DN và tăng thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ. Các kiểu hạch toán sai chế độ kế toán rất đa dạng. Khi bị kiểm
tra phát hiện, cán bộ kế toán có thể lấy cớ là hạch toán nhầm để tránh bị phạt vì hành vi
trốn thuế. Kế toán có thể hạch toán giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm
giá, chiết khấu không đúng quy định. Kế toán có thể hạch toán sai tài khoản kế toán để

che giấu doanh thu.
Chẳng hạn, khi phát sinh doanh thu bán hàng, lẽ ra phải hạch toán vào tài khoản 511
thì kế toán lại hạch toán vào các tài khoản kế toán khác, như hạch toán vào tài khoản
338, 138... Một số DN nhượng bán, trao đổi vật tư không ghi nhận doanh thu mà chỉ
hạch toán thay đổi cơ cấu tài sản lưu động bằng các bút toán nhập, xuất, thu, chi hoặc
công nợ phải thu, phải trả; bán phế liệu không xuất hóa đơn, không ghi nhận doanh thu
hoặc hạch toán giảm chi phí sản xuất.
Các dạng hạch toán sai nhằm tăng chi phí được trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp và
tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chủ yếu là: hạch toán toàn bộ chi phí mua sắm
tài sản cố định, xây dựng cơ bản vào chi phí quản lý DN; đưa khấu hao tài sản cố định
phúc lợi vào chi phí khấu hao tài sản cố định; tài sản cố định hết thời gian khấu hao
vẫn trích khấu hao; hạch toán vào chi phí được trừ các khoản chi từ thiện, các khoản
chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ, chi mang tính chất tiêu dùng cá nhân của chủ
DN.
Hành vi gian lận này chỉ có thể bị phát hiện qua kiểm tra báo cáo quyết toán thuế
hoặc qua thanh tra tại cơ sở kinh doanh. Muốn phát hiện được hành vi này, cán bộ
thanh tra, kiểm tra phải vững vàng về nghiệp vụ kế toán và phải nhanh nhạy trong đánh
giá báo tài chính của DN.
1.3. Nguyên nhân của việc vi phạm pháp luật thuế giá trị gia tăng
Tình trạng vi phạm thuế GTGT ngày càng có xu hướng tăng nhanh với nhiều hình
thức ngày càng tinh vi để qua mặt các nhà quản lý. Tình trạng này xuất phát từ nhiều


nguyên nhân, có thể là nguyên nhân chủ quan, có thể là nguyên nhân khách quan
nhưng có một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, do chính sách, pháp luật quy định diện được hoàn thuế rộng, cho phép
khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ 0% tính theo giá trị hàng hoá mua vào theo bảng kê
đối với nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến mua của người không có hoá đơn
GTGT; không quy định việc xác nhận lý lịch tư pháp của người thành lập và quản lý
doanh nghiệp, vì vậy hàng loạt các doanh nghiệp “hữu danh vô thực” ra đời. Đi kèm

với những doanh nghiệp này là hàng vạn hoá đơn khống được phát hành để cung cấp
cho hoạt động “kinh doanh hoá đơn GTGT”. Sau khi thu được những “món hời” bất
chính, những doanh nghiệp này làm thủ tục giải thể hoặc biến mất.
Thứ hai, do trình độ quản lý chưa tương xứng với yêu cầu của công tác quản lý,
vì vậy các cơ quan quản lý bị các doanh nghiệp “qua mặt” một cách dễ dàng; thiếu sự
phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng với cơ quan thuế; giữa cơ quan thuế với
cơ quan hải quan; giữa cơ quan thuế, cơ quan hải quan với cơ quan công an, biên
phòng, quản lý thị trường nên không phát hiện được và ngăn chặn kịp thời các hành vi
gian lận.
Thứ ba, do công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức
chưa đuợc quan tâm đúng mức dẫn tới sự tha hoá biến chất của một bộ phận cán bộ,
công chức như nhận hối lộ tiếp tay bao che cho hành vi gian lận của các doanh nghiệp.
Thứ tư, do ý thức pháp luật của đối tượng nộp thuế và nhận thức của người dân
về thuế còn hạn chế, kỷ cương về thuế còn lỏng lẻo. Nhiều doanh nghiệp chỉ vì chạy
theo đồng tiền mà bất chấp pháp luật bất chấp đạo lý, bất chấp kỷ cương thuế miễn sao
thu được nhiều lợi nhuận.
Thứ năm, do áp dụng cơ chế “tiền thoái hậu kiểm”, cơ chế này được áp dụng
nhằm phục vụ chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các
doanh nghiệp phát triển sản xuất cũng như đề cao tính tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật của đối tượng nộp thuế. Nhưng mặt trái của cơ chế này là chi phí quản lý hành
chính thuế sẽ tăng lên nhiều cho việc “hậu kiểm” và đây cũng sẽ là gánh nặng quá sức
cho cán bộ thuế đồng thời gây không ít sức ép cho ngành.
1.4. Xử lý vi phạm về thuế
1.4.1. Đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng
Đối tượng bị xử lý bao gồm:
- Người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế;


- Cơ quan thuế, công chức quản lý thuế vi phạm pháp luật về thuế;
- Người có thẩm quyền và trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về thuế;

- Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử lý vi phạm
về thuế.
1.4.2. Nguyên tắc, thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về thuế10
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải
được xử lý nghiêm minh. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được
khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính về thuế khi có hành vi vi phạm pháp
luật về thuế.
Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải do người có thẩm quyền thực hiện.
Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng
thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi người vi phạm điều bị xử
phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về
từng hành vi vi phạm.
Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và
những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định mức xử phạt thích hợp.
Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định của
chính phủ.
Trường hợp vi phạm pháp luật về thuế đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thực
hiện theo pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự.

1.4.3. Thời hiệu xử lý vi phạm pháp luật về thuế11
Đối với hành vi vi phạm thủ tục về thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày
hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt.
Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là 05 năm,
kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt.

10
11


Điều 104 Luật Quản lý thuế năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012.
Điều 110 Luật Quản lý thuế năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012.


Thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của
thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện hành vi trốn
thuế, gian lận thuế thuế hoặc là ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết
định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ
tục tố tụng hình sự, sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án nhưng
có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết
định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, cơ quan ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc
đình chỉ vụ án phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền xử lý
vi phạm pháp luật về thuế. Trong trường hợp này, thời hiệu xử lý vi phạm là 03 tháng,
kể từ ngày người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế nhận được quyết định
đình chỉ và hồ sơ vụ án.
Trong thời hiệu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của luật quản lý thuế mà người nộp
thuế lại tiếp tục thực hiện vi phạm mới cùng hành vi đã vi phạm trước đó hoặc cố tình
trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu theo quy định tại các khoản
1, 2 và 3 của luật quản lý thuế mà thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế được
tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành
vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1.4.4. Hình thức xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng12
Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải
chịu xử phạt bằng một trong các hình thức sau đây:
 Phạt cảnh cáo:
Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản được áp dụng đối
với:
Vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai và có tình tiết giảm nhẹ đối với
các vi phạm thủ tục thuế ít nghiêm trọng.

Vi phạm về thủ tục thuế do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi thực hiện.
 Phạt tiền:
Hình thức phạt tiền được quy định cụ thể về từng hành vi vi phạm pháp luật về
thuế như sau:

12

Điều 6 Thông tư 166/2013/TT-BTC Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.


Phạt theo số tiền tuyệt đối đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế, mức
phạt tối đa không quá 200 triệu đồng đối với người nộp thuế là tổ chức và không quá
100 triệu đồng đối với người nộp thuế là cá nhân. Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể
đối với một hành vi vi phạm thủ tục về thuế là mức trung bình của khung phạt tiền
được quy định đối với hành vi đó;
Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết
tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo
nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt
tiền có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt
tiền, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được
vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền. Đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế thì
mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung
bình của khung phạt tiền.
Phạt 0,05% trên số tiền chậm nộp trong 90 ngày đầu kể từ khi quá hạn, và
0,07% từ ngày 91 trở đi đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, tiền phạt.
Phạt 20% đối với hành vi kê khai sai dẫn đến kê khai thiếu, hoặc số tiền thuế
được hoàn cao hơn.
Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền trốn thuế đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản NSNN đối với
hành vi vi phạm quy định tại Điều 14 Thông tư 166/2013/TT-BTC13.
1.4.5. Hình thức xử lý hình sự về thuế giá trị gia tăng
Áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 thì các tội phạm về
thuế GTGT được xử lý như sau:
1.4.5.1. Tội trốn thuế
Tội trốn thuế xâm phạm tới những quy định pháp luật của Nhà nước về thuế làm
thất thu NSNN.
Tội trốn thuế thể hiện ở hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để
không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức thuế phải
đóng. Hành vi này thường thể hiện ở việc gian dối trong kê khai hàng hóa sản xuất
hoặc kinh doanh (ví dụ: kinh doanh không đăng ký hoặc đăng ký không đúng quy
13

Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính về Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm
hành chính về thuế, hiệu lực từ ngày 1/1/2014.


mô sản xuất, chủng loại hàng hóa; sử dụng các giấy tờ, chứng từ không đúng quy
định hoặc sửa chữa chứng từ, hóa đơn hoặc dùng chứng từ, hóa đơn quay vòng
nhiều lần).
Hành vi trốn thuế chỉ cấu thành tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Số tiền trốn thuế từ một trăm triệu đồng trở lên;
- Số tiền trốn thuế dưới một trăm triệu đồng nhưng trước đó người vi phạm đã bị
xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về các tội
quy định tại các Điều 153, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195,
196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm.
Bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự có thể là chủ
thể của tội phạm này.

Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi
gian dối của mình đối với khách hàng là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn
thực hiện hành vi phạm tội.
 Khung hình phạt:
Điều 161 quy định ba khung hình phạt:
Khung 1: quy định phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt
cải tạo không giam giữ đến hai năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp
không có tình tiết tăng nặng.
Khung 2: quy định phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến ba năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp số tiền
trốn thuế từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này.
Khung 3: quy định hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm, áp dụng đối với người
phạm tội trong trường hợp số tiền trốn thuế từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác (như: tiêu hủy chứng từ gây khó khăn cho việc
điều tra hoặc có hành vi chống người thi hành công vụ).
Hình phạt bổ sung: ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp
dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.
1.4.5.2. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước


Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp
NSNN. Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp
ngân sách do Nhà nước thống nhất phát hành.
Hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi làm
giả hóa đơn, chứng từ này (làm giả hoàn toàn hoặc sửa lại nội dung của hóa đơn, chứng
từ thật đã hết giá trị). Người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình hoặc tham
gia ở từng công đoạn: tìm các mẫu cần làm giả, tạo ra các bản in, mua giấy (nếu hóa
đơn, chứng từ làm bằng giấy đặc biệt), máy in, mực in; tìm địa điểm.

Phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN là hành vi đưa ra lưu hành trên
thị trường các loại hóa đơn, chứng từ này không đúng thẩm quyền hoặc trái với các
quy định của Nhà nước.
Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN là hành vi mua đi bán lại để kiếm
lời các loại hóa đơn, chứng từ này không được phép mua bán.
Hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN chỉ cấu
thành tội phạm nếu có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc
đã bị kết án về tội này, chưa được xoa án tích mà còn vi phạm.
Số lượng hóa đơn, chứng từ lớn được xét ở nhiều khía cạnh (như: số lượng đủ lớn để
buôn bán nhiều ngày, gây thiệt hại lớn cho NSNN, doanh nghiệp dùng các loại hóa
đơn, chứng từ đó; thu lợi bất chính lớn.
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được
hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN của mình là
nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện tội phạm.
Đối với tội này hậu quả xảy ra không phải là bắt buộc, tức là chưa cần gây ra hậu quả
thì tội phạm đã hoàn thành. Hậu quả tội phạm này gây ra rất nghiêm trọng vì nó xâm
phạm đến việc quản lý và phát hành chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
 Hình phạt
Điều 164a quy định hai khung hình phạt:
Khung 1: quy định phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, áp dụng đối với
người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.


Khung 2: quy định hình phạt tù từ một năm đến năm năm áp dụng đối với người
phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (là trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong phân phối hóa đơn, chứng từ);

- Hóa đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
- Thu lợi bất chính lớn;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một
năm đến năm năm.
1.4.5.3. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp
ngân sách nhà nước
Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách
nhà nước, xâm phạm chế độ kế toán, thống kê được Nhà nước quy định thống nhất
trong phạm vi nền kinh tế quốc dân. Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm các loại
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách do Nhà nước thống nhất phát hành chưa nhập dữ
liệu hoặc đã được nhập dữ liệu nhưng chưa hết thời hạn lưu trữ.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước.
Hành vi của tội phạm này thể hiện ở một trong các hành vi sau:
- Vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN là
hành vi hủy bỏ chứng từ, hóa đơn, sổ sách, báo cáo kế toán và thống kê chưa hết thời
hạn bảo quản và lưu trữ theo quy định của pháp luật.
- Cho người khác sửa chữa hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN hoặc đem cho
chứng từ, hóa đơn thu nộp NSNN lưu không để cho người khác sử dụng vào việc thanh
quyết toán hoặc không thực hiện đúng các biện pháp về bảo quản dẫn đến hư hại (mối
mọt, cháy, rách nát) hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN.


×