Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất – thực tiễn tại tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011 – 2015
ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT – THỰC TIỄN TẠI
TỈNH HẬU GIANG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Phan Trung Hiền

Nguyễn Nhật Quỳnh

Bộ Môn: Luật Hành Chính

MSSV: 5116015
Lớp: Luật Hành Chính K37

Cần Thơ, tháng 11/2014


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
.......................................................................................................................................................


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................


Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài .............................................................................................................. 2
4. Kết cấu luận văn............................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1:SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT ..................................................................................................................... 4
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ...... 4
1.1.1 Khái niệm về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
và phát triển kinh tế............................................................................................................................ 4
1.1.2 Khái niệm cây trồng và các loại cây trồng ................................................................................ 5

1.1.3 Khái niệm vật nuôi và loại vật nuôi .......................................................................................... 8
1.1.4 Khái niệm về thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất .................................. 8
1.1.5 Khái niệm bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất ........... 10
1.2. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT .......................................................................................................... 11
1.2.1. Mục đích của công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất ................. 11
1.2.3. Vai trò của công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất ..................... 11
1.3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ TÍNH TOÁN BỒI
THƯỜNG VÈ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ..................................................................................... 13
1.3.1. Thời điểm trồng cây, nuôi vật nuôi ........................................................................................ 13
1.3.2. Các thời điểm được tính hoặc không tính bồi thường trồng cây, nuôi vật nuôi .................... 13
1.3.2.1. Công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện ......................................................... 13
1.3.2.2. Ban hành thông báo thu hồi đất .......................................................................................... 14
1.3.2.3. Ra quyết định thu hồi đất .................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC
THU HỒI ĐẤT ................................................................................................................................ 16
2.1 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG,
VẬT NUÔI ...................................................................................................................................... 16
2.1.1 Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 1993....................................................................... 16
2.1.2 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến khi có Luật Đất đai năm 2003 .................... 16
2.1.3 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến khi có Luật Đất đai năm 2013 ................... 18
2.1.4 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2013 ............................................................................ 19
2.2 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ........ 20
2.2.1. Trường hợp cây trồng, vật nuôi không được bồi thường ...................................................... 20
2.2.2. Trường hợp cây trồng, vật nuôi được bồi thường .................................................................. 23
2.3. CHỦ THỂ THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG ................................................................................. 26
2.3.1 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ................................................................................ 26
2.3.2 Tổ chức phát triển quỹ đất ...................................................................................................... 27
2.4 CÁCH TÍNH BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ...................................................... 31
2.4.1.Cách tính cây trồng ................................................................................................................. 31

2.4.2 Cách tính vật nuôi ................................................................................................................... 36
2.6. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
.......................................................................................................................................................... 38


CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG .............................................. 44
3.1 Tình hình thu hồi đất và những ảnh hưởng đối với cây trồng, vật nuôi .................................... 44
3.1.1 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp .......................................................................................... 44
3.1.2 Bảo vệ đất nông nghiệp........................................................................................................... 45
3.1.3 Thu hồi đất phi nông nghiệp nhưng có ảnh hướng đến cây trồng, vật nuôi ........................... 46
3.2 THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VỀ CÂY TRỒNG, VẬT
NUÔI................................................................................................................................................ 48
3.2.1 Thuận lợi ................................................................................................................................. 48
3.2.2 Khó khăn ................................................................................................................................. 49
3.3 THỰC TRẠNG VỀ THIỆT HẠI CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI CHƯA ĐƯỢC PHÁP LUẬT
QUY ĐỊNH TÍNH BỒI THƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THU HỒI ĐẤT TẠI HẬU
GIANG ............................................................................................................................................. 50
3.3.1 Ảnh hưởng từ bụi khu công nghiệp làm vườn cây ăn trái không thể sinh hoa kết quả .......... 50
3.3.2 Nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi ................................................... 51
3.3.3 Một số kiến nghị về ảnh hưởng bụi khu công nghiệp và nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm
năng suất cây trồng vật nuôi. ........................................................................................................... 52
3.3.3.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hệ thống chính sách pháp luật .............................. 53
3.3.3.2 Đẩy mạnh hoạt động quan trắc và kiểm kê nguồn thải ........................................................ 53
3.3.3.3 Kiểm soát, giảm phát thải chất ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất công nghiệp trong
địa bàn tỉnh. ...................................................................................................................................... 54
3.3.3.4 Tăng cường sự tham gia của công đồng, dân cư.................................................................. 54
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 58



Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu
lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh. Bảo đảm phúc lợi
xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường
hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội,
tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
là những mục tiêu mà Việt Nam phải đạt được. Để hoàn thành được những mục tiêu trên
cần phải có nhân lực và vật lực đầy đủ. Bên cạnh việc đầu tư cho “hệ thống chất xám quốc
gia” Nhà nước ta cũng đang từng bước hoàn thành cơ sở vật chất hiện đại, thực hiện những
đề án nhằm mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển
kinh tế. Công việc này không phải là vấn đề đơn giản khi mà quỹ đất công hạn chế không
đáp ứng đủ nhu cầu đề ra do vậy Nhà nước ta buộc phải thực hiện phương án thu hồi đất từ
nhân dân. Thu hồi đất đi liền với bồi thường nhưng không phải chỉ bồi thường đất mà còn
cả những thiệt hại mà quá trình thu hồi đất gây ra trong đó có vấn đề “thiệt hại cây trồng,
vật nuôi khi thu hồi đất”. Ngoài bồi thường đất ra đây được xem là một vấn đề nhạy cảm
mang tính thời sự cao. Bởi cơ cấu đất sử dụng cho nông nghiệp của nước ta chiếm tỉ trọng
cao thu hồi đất đa phần là đất tốt sẽ phải ít nhiều ảnh hưởng đến đất nông nghiệp và những
sản phẩm nông nghiệp có trên đất. Khi mà pháp luật bồi thường cây trồng, vật nuôi của
nước ta vẫn trong tiến trình hoàn thiện.
Đối với Hậu Giang một tỉnh lỵ mới thành lập cách đây không lâu nhưng có sự vươn
lên vượt bậc trong kinh tế cũng như xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra
mạnh mẽ kéo theo hoạt động thu hồi đất phục vục cho phát triển kinh tế, an ninh, quốc
phòng, lợi ích công cộng cũng diễn ra với số lượng nhiều và liên tục. Do vậy, công tác bồi
thường cây trồng vật nuôi cũng từ đó được đẩy mạnh hơn. Để hiểu rõ hơn quá trình hình

thành phát triển của pháp luật về bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi trên cả nước nói
chung và địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng cùng với mong muốn tìm ra ưu khuyết điểm mà
công tác bồi thường cây trồng vật nuôi mang lại để từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật
Việt Nam hiện hành người viết đã chọn đề tài “ Hoàn thiện pháp luật về bồi thường cây
trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất” làm mục tiêu nghiên cứu của mình.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền

1

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

2. Mục tiêu nghiên cứu
Trọng tâm đề tài người viết tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật về vấn đề
bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất, thực tiễn áp dụng những quy định
đó tại địa bàn tỉnh Hậu Giang, qua đó tìm ra được những thuận lợi và khó khăn hạn chế
trong quá trình đưa pháp luật vào áp dụng thực tế và muốn tìm những trường hợp được bồi
thường và không được bồi thường cũng như những trường hợp bị thiệt hại nhưng không
được bồi thường về cây trồng, vật nuôi nhằm khắc phục khó khăn hạn chế để đảm bảo
quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại trên cơ sở hài hòa lợi ích của các bên giữa
người bị thu hồi đất, chủ đầu tư và Nhà nước. Góp phần hạn chế những bức xúc trong dân,
tránh tình trạng khiếu nại, khiếu kiện của người dân bị thiệt hại do quá trình thu hồi đất gây
nên.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, người viết nghiên cứu tập
trung vào các nội dung cụ thể như sau:
Các quy định về bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất vì mục

đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng theo quy định
của Luật Đất đai năm 2013 đồng thời so sánh đối chiếu với các quy định của Luật Đất đai
năm 2003 vừa hết hiệu lực.
Các quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hậu Giang trong công
tác bồi thường thiệt hại cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghiên cứu thực tế áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật
nuôi trong địa bàn tỉnh Hậu Giang.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài những phần bắt buộc như mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn có kết cấu sau:
Chương 1: Sơ lược về vấn đề bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu
hồi đất
GVHD: TS. Phan Trung Hiền

2

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

Trong phạm vi của chương này người viết tập trung vào cơ sở lý luận chung về bồi
thường thiệt hại cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất như các khái niệm về thu hồi đất, khái
niệm cây trồng và loại cây trồng, khái niệm vật nuôi và loại vật nuôi, song song đó người
viết cũng nêu lên mục đích và vai trò của công tác bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi
cũng như những lưu ý khi tính toán xác định thiệt hại cây trồng, vật nuôi.
Chương 2: Pháp luật về bồi thường cây trồng và vật nuôi khi Nhà nước thu hồi
đất
Trong chương này ngoài việc trình bày quy định pháp luật pháp luật về bồi thường

thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất như điều kiện để được bồi
thường, chủ thể thực hiện bồi thường, cách tính bồi thường, …. thì người viết cũng nêu ra
lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà
nước thu hồi đất.
Chương 3: Thực tiễn pháp luật về thường cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu
hồi đất tại địa bàn tỉnh Hậu Giang
Tại chương này người viết nêu lên tình hình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang, qua đó người viết xin đưa ra những thuận lợi khó khăn khi thực hiện công
tác bồi thường thiệt hại cây trồng vật nuôi, những thiệt hại về cây trồng vật nuôi chưa được
bồi thường để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục.

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

3

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

CHƯƠNG 1
SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
Trên hành trình học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý, công tác xác định rõ khái
niệm, những nhân tố cơ bản của đối tượng phản ánh trong một khái niệm pháp lý được
xem là những nhân tố cơ bản quan trọng nhất cho việc hiểu và vận dụng pháp luật theo
đúng tinh thần của nhà làm luật nhằm tránh gây ra những hệ quả bất cập trong công tác
thực thi pháp luật. Vì lí do đó trong chương đầu tiên của đề tài người viết muốn đưa người
đọc đến những khái niệm cơ bản về bồi thường cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi

đất.
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, CÂY TRỒNG, VẬT
NUÔI
1.1.1 Khái niệm về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng và phát triển kinh tế
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thu hồi là lấy lại cái đã đưa ra, đã cấp phát hoặc bị
người khác lấy.1 Từ đây có thể hiểu thu hồi là việc người có quyền sở hữu lấy lại cái đã
đưa ra, đã cấp phát hoặc lấy lại cái bị người khác lấy đi trước đó.
Về mặt pháp luật, Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp đầu tiên ghi nhận cơ sở hiến
định về thu hồi đất của Việt Nam, là cơ sở pháp lí quan trọng để Luật Đất đai năm 2013
quy định chi tiết các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển
kinh tế - xã hội.2
Theo đó Luật Đất đai năm 2013 có quy định “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà
nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng
đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”3 Khái niệm này

1

Nguyễn Như Ý(chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn Hóa-Thông tin năm 1999, trang 1593.
TS.Phan Trung Hiền: “ Kiến nghị cơ sở hiến định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” Tạp chí nghiên cứu
lập pháp,06(238),2013, tr. 45-50.
3
Khoản 11, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013
2

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

4

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh



Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

ra đời từ rất sớm và song hành cùng các văn bản Luật Đất đai. Ở đây thu hồi đất được chia
làm hai nhóm :
Nhóm 1 là thu hồi đất của các đối tượng được Nhà nước trao quyền sử dụng đất nay
thu hồi lại vì mục đích quốc phòng, an ninh;4 phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng;5 hoặc do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có
nguy cơ đe dọa tính mạng con người.6
Nhóm 2 là thu hồi đất của người sử dụng vi phạm pháp luật về đất đai được quy
định chi tiết trong Điều 64, Luật Đất đai năm 2013.
Tuy nhiên trong phạm vi nghiêm cứu đề tài người viết chỉ tìm hiểu các vấn đề liên
quan đến thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích
quốc gia công cộng.
Nếu giao đất cho, thuê đất là những thủ tục pháp lý nhằm hình thành nên quan hệ sở
hữu đất đai của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức thì thu hồi đất chính là việc Nhà nước chấm
dứt quan hệ sở hữu đất đai của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức.
Đây là một quyết định hành chính mang tính chất bắt buộc nhằm chấm dứt quan hệ
pháp luật về quyền sử dụng đất của người bị thu hồi đất và được chuyển sang cho Nhà
nước, dù người bị thu hồi có đồng ý hay không thì quyết định vẫn được thực thi.
Thu hồi đất được xem là thành phần cốt lõi trong quá trình thực hiện dự án, kế
hoạch đầu tư cho quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển
kinh tế vì nó không những ảnh hưởng tới tiến độ dự án mà còn ảnh hưởng đến an ninh kinh
tế ổn định về xã hội của khu vực bị thu hồi đất.
1.1.2 Khái niệm cây trồng và các loại cây trồng
Cây trồng là các loại thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên hoang dại do nhu cầu sử
dụng con người mang chúng về trồng trọt chăm sóc và theo thời gian chúng được lai tạo
nhân giống ra nhiều loài khác nhau nhưng có chung nguồn gốc ban đầu.

Theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau mà người ta có nhiều cách phân loại cây trồng.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài người viết xin được phân loại cây trồng theo những
loại sau:
4

Điều 61, Luật Đất đai năm 2013
Điều 62, Luật Đất đai năm 2013
6
Điều 65, Luật Đất đai năm 2013
5

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

5

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

 Cây trồng hàng năm
Pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn nào đưa ra khái
niệm cụ thể về cây trồng hàng năm tuy nhiên có một số văn bản đã đưa ra định nghĩa về đất
trồng cây hàng năm như “Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian
sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc...
hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng
cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)…”7 trước đây khi luật Đất đai năm 2003
còn hiệu lực một số văn bản hướng dẫn có đưa ra khái niệm về đất trồng cây hàng năm như
sau: “Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ

khi giao trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử dụng theo chế độ
canh tác không thường xuyên theo chu kỳ, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích
chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm
khác”8
Từ khái niệm đất trồng cây hàng năm là căn cứ đưa ra khái niệm cây hàng năm là
loại cây trồng có thời gian sinh trưởng và tồn tại không quá một năm,tức là thời gian từ khi
gieo hạt đến khi thu hoạch không quá một năm,khi đó chỉ có giống cây trồng là cầu nối
giữa các năm, cây hàng năm có loài chu kì là 12 tháng có loài chu kì chỉ vài tháng. “Cây
hàng năm bao gồm cây lương thực có hạt (lúa, ngô, kê, mỳ...), cây công nghiệp hàng năm
(mía, cói, đay...), cây dược liệu hàng năm, cây thực phẩm và cây rau đậu.”9
 Cây trồng lâu năm
Cũng như cây trồng hàng năm, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể cho cây trồng lâu
năm mà luật chỉ đưa ra khái niệm về đất trồng cây lâu năm là “đất trồng các loại cây có
chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và

7

Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 74/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
8
Số 1.1.1 bảng 1 Điểm 2.2, Khoản 2, Mục II Thông tư số 08/2007/TT- BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ
Tài nguyên và môi trường Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
9
Giải thích thuật ngữ, nôi dung và phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê nông nông, lâm nghiệp và thủy sản,
[truy cập ngày 17/6/2014]

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

6


SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam,
quýt, nhãn, cọ, dừa…”10
Từ khái niệm cây trồng hàng năm ta có thể làm căn cứ để đưa ra khái niệm cây
trồng lâu năm là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng và cho ra sản phẩm hơn một năm
(01) bao gồm cây hàng năm như có thể thu hoạch hơn một năm.
Thường cây lâu năm là những loài cây ăn quả như vải thiều, sầu riêng, cam, bưởi,…
ngoài cây ăn quả ra còn có cây công nghiệp như chè, cà phê,... cây dược liệu lâu năm như
quế, đỗ trọng…
 Cây rừng
Thực vật rừng hay cây rừng gồm tất cả các loài cây, loài dây leo, loài cỏ thuộc thực
vật bậc cao có mạch phân bố trong rừng. Chúng là thành phần chính của hệ sinh thái rừng
và là nguồn tài nguyên quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Ở từng nơi, từng lúc thành phần thực vật rừng có thể thay đổi; đó là kết quả sinh trưởng
phát triển của từng loài và sự thích ứng của chúng với những biến động của nhân tố ngoại
cảnh. Vì vậy, thực vật rừng ở mỗi địa phương trong thời điểm nhất định không chỉ phản
ánh hiện trạng tài nguyên, tính đa dạng sinh học mà còn phản ánh tình trạng môi trường
rừng. Nơi lập địa khắc nghiệt thành phần thực vật thường đơn giản, chất lượng thấp;
nơi lập địa tốt, ít bị tác động không những chất lượng rừng cao mà thành phần thực vật
rừng cũng phong phú đa dạng.11
 Lâm sản
Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các
sinh vật rừng khác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.12
Về định nghĩa lâm sản ngoài gỗ ta còn có thể hiểu nó là bao gồm những sản phẩm
không phải gỗ có nguồn gốc sinh vật được khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng và có

nhiều giá trị sử dụng. Như vậy, lâm sản ngoài gỗ là một bộ phận chức năng quan trọng của
hệ sinh thái rừng. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới là một đơn vị của tự nhiên, một thể thống
nhất, biện chứng của các loài cây gỗ lớn, cây bụi thảm tươi, thực vật kí sinh, phụ sinh, dây
10

Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 74/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
11

Thực vật rừng, [truy cập
ngày 17/6/2013]
12
Khoản 19 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

7

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

leo, các động vật, các sinh vật, các chất hữu cơ, vô cơ… tập hợp các cây, con cho sản phẩm
lâm sản ngoài gỗ là một bộ phận hợp thành của đơn vị tự nhiên đó, rất phong phú cả về số
loài cây, tuổi cây, dạng sống, ứng dụng và giá trị của nó.13
Với tính đa dạng về số lượng cũng như thành phần đó ngoài gỗ ra lâm sản ngoài gỗ
còn mang lại lợi ích kinh tế vô cùng to lớn cho người dân, như đặc sản rừng, dược liệu quý,
cây kiểng, …. Do vậy, khi thực hiện công tác bồi thường thiệt hại cần hết sức lưu ý đến giá

trị kinh tế mà lâm sản mang lại để tránh gây thiệt hại không đáng có cho người dân.
1.1.3 Khái niệm vật nuôi và loại vật nuôi
Theo tiến sĩ Lê Văn Hằng vật nuôi là các động vật đã được thuần hóa và chăn nuôi
trong lĩnh vực nông nghiệp.Vật nuôi chủ yếu là gia súc và gia cầm. Hầu hết các vật nuôi
ngày nay đều có nguồn gốc từ các động vật hoang dã. Quá trình biến các động vật hoang
dã thành vật nuôi được gọi là quá trình thuần hóa, quá trình này được thực hiện bởi con
người.14
Tuy nhiên, căn cứ quy định về bồi thường đối với cây trồng vật nuôi thì của Luật
Đất đai 2013 thì “Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản
thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:…” 15 Từ đó, ta thấy trong công tác đền
bù về vật nuôi thì chỉ có vật nuôi là thủy sản mới có quyền được bồi thường thiệt hại còn
các loại vật nuôi gia súc gia cầm không được bồi thường.
Do vậy, trong khuôn khổ đề tài vật nuôi được hiểu là các loài thủy sản.
1.1.4 Khái niệm về thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất
Trong từ điển Tiếng Việt “ Bồi thường là đền bù những tổn hại gây ra”16 tức hành
vi của chủ thể này gây tổn hại đến chủ thể khác thì buộc phải đền bù những thiệt hại đã gây
nên một cách tương xứng.
Bồi thường thiệt hại về cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất là sự bù đắp một
cách hợp lý những tổn thất bao gồm những tổn thất hữu hình và vô hình mà quá trình thu
hồi đất cùng với quá trình thực hiện dự án đem đến.

13

Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo môn Khoa học môi trường đề tài: Rừng và tầm quan trọng
của rừng,năm 2011, tr.20
14
Lê Văn Hằng, Giáo trình giống vật nuôi, Nxb.Giáo Dục,năm 2009,tr.6
15
Khoản 2, Điều 90, Luật Đất Đai năm 2013
16

Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển bách khoa, năm 2010, tr.150

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

8

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

Tại sao nói vậy? Vì khi thu hồi Nhà nước chỉ thu hồi đất – không thu hồi tài sản có
trên đất.Tức Nhà nước chỉ lấy đất và những thứ có trên đất không có giá trị sử dụng buộc
phải tháo dỡ, di dời trong đó có vật nuôi và cây trồng. Điều đó không chỉ ảnh hưởng lợi ích
hiện tại của người dân mà còn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế sau khi thu hồi. Chính người
chủ đất cũng không thể nào không bị tổn thất thì huống hồ chi cây trồng, vật nuôi của họ
không bị ảnh hưởng tổn hại. Điển hình là những tổn hại sau đây:
Thứ nhất, cây trồng, vật nuôi phải thu hoạch cho dù chưa đến kỳ thu hoạch để bàn
giao lại đất
Đối với cây trồng và cả vật nuôi tùy theo mỗi loại giống cây và giống vật nuôi mà
thời gian sinh trưởng phát triển khác nhau điển hình như cây cà phê chè thời gian mang
quả trên cây từ lúc bắt đầu hình thành quả non đến khi quả chín là từ 7 đến 8 tháng,17con
cá rô đồng Hậu Giang thời gian từ khi thả nuôi đến khi cá đạt được kích cỡ thương phẩm
phải mất từ 4 đến 5 tháng.18
Khi nuôi, trồng bất kể loại cây nào con vật nào người dân đều mong muốn sản
phẩm của mình đưa ra thị trường phải được giá cao và phải có lợi nhuận do đó khi thu
hoạch nông sản luôn phải đúng thời điểm để đạt được năng suất cao. Nhưng khi Nhà nước
thu hồi đất nông sản chưa đến thời điểm thu hoạch thì cũng phải thu hoạch sớm và thời
gian thu hoạch phải trước thời gian bàn giao đất cho Nhà nước khiến cho người dân bị rơi

vào tình thế bị động làm cho nông sản họ sản xuất ra bị kém chất lượng, số lượng và dĩ
nhiên nông sản của họ bị rơi vào tình cảnh “giá rẻ như cho”. Đó chỉ mới là thiệt hại trước
mắt, nếu nông sản là cây trồng lâu năm thì thiệt hại đâu chỉ thế đôi khi có những hộ gia
đình nguồn thu nhập chính đó chính là những cây cam, cây quýt,… nhưng khi Nhà nước
thu hồi đất thì phần cây đó nguồn thu nhập đó cũng ra đi mặc dù họ vẫn nhận được bồi
thường có giá trị cao nhưng đó chỉ là thu nhập tạm thời trong khi nếu Nhà nước không thu
hồi phần đất thì những mùa vụ sau vườn cây trái lâu năm đó sẽ thu lợi nhuận gấp nhiều
lần phần giá trị bồi thường.
Thứ hai, trong trường hợp có thể di dời được, nhưng khi di dời chất lượng của cây
trồng, vật nuôi sẽ bị giảm sút
17

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến cây cà phê [ truy cập ngày: 19/7/2014]
18

Cá rô
/>76 [truy cập ngày: 22/8/2014]

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

9

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

Nói đến việc di chuyển của vật nuôi, cây trồng là một công đoạn vô cùng khó khăn
và tốn nhiều chi phí điển hình với một số cây trồng lâu năm nếu muốn di chuyển cây thuận

lợi phải trải qua nhiều công đoạn như cắt cành, cắt đỉnh sinh trưởng, cắt rễ, tạo bầu cây,
nhổ cây ra khỏi mặt đất,... Chưa kể đối với vật nuôi là thủy sản việc di chuyển lại càng khó
khăn hơn.
Khi thực hiện quá trình di chuyển cây trồng, vật nuôi phải chịu ảnh hưởng của quá
trình di dời như cắt cành, cắt rễ, vật nuôi là thủy sản bị đưa ra khỏi môi trường sống bình
thường một thời gian, khi di chuyển khó tránh bị va chạm xây xác ảnh hưởng lớn đến khả
năng miễn nhiễm bệnh đồng thời thời gian phát triển của cây trồng vật nuôi cũng sẽ bị ảnh
hưởng.
Thêm nữa mỗi loại cây trồng, vật nuôi sinh trưởng phù hợp với từng loại thổ
nhưỡng, vùng nước khác nhau khi di chuyển đến môi trường khác chúng cần phải có thời
gian thích nghi hòa hợp với môi trường sống mới, đôi khi lại không phù hợp bằng môi
trường cũ làm cho cây trồng, vật nuôi rơi vào tình trạng phát triển chậm, giảm năng suất
khi thu hoạch gây thiệt hại vô cùng lớn.
1.1.5 Khái niệm bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi
đất
Rất tiếc cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra
khái niệm cụ thể về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi
đất.
Luật Đất đai năm 2003 có quy định:”bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc
Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu
hồi đất”19với định nghĩa này ta thấy luật chỉ đưa ra khái niệm bồi thường về đất khi nhà
nước thu hồi đất mà không nêu cụ thể “giá trị quyền sử dụng đất” bao gồm những gì? Vì
khi thu hồi thiệt hại của người dân không phải chỉ có đất mà còn thêm những tài sản gắn
liền với đất kể cả tổn thất về tinh thần của người dân mất đất.
Theo khoản 13 Điều 3 Dự thảo Luật Đất đai năm 2013, khái niệm bồi thường được
bổ sung như sau: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả cho người có
đất bị thu hồi những thiệt hại về quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất do việc thu hồi đất gây ra” Khác với khái niệm ở Luật Đất đai năm
19


Khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

10

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

2003 Dự thảo có thêm vào cụ từ quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất.
Nhưng đến ngày 01/07/2014 Luật Đất Đai 2013 chính thức có hiệu lực đã đưa ra
khái niệm “ bồi thường về đất” thay cho khái niệm “bồi thường” của Luật Đất Đai
2003.Tuy nhiên cả hai đều không nhắc đến khái niệm “bồi thường tài sản gắn liền với đất”
đây là một điều đáng tiếc vì theo người viết khái niệm phải bao gồm tất cả những gì cần
phải biết về vấn đề không chỉ cần ngắn gọn dễ hiểu mà còn phải có nội hàm thu hồi đất
đem đến những thiệt hại vật chất lẫn tinh thần, bồi thường không đơn thuần là chỉ bồi
thường cái nhà phá đi hoặc bồi thường đất, mà còn cả cuộc sống của người dân, chưa kể
đến những ảnh hưởng trực tiếp từ việc thực hiện dự án nếu khái niệm bồi thường vẫn
không xác định rõ những thiệt hại mà thu hồi đất gây nên dẫn đến tình trạng bồi thường
không đủ với những thiệt hại gây nên.
1.2. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.2.1. Mục đích của công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất
Về mặt hành chính có thu hồi đất là một quá trình không phải tự nguyện, có tính
cưỡng chế, vẫn đòi hỏi có sự “hi sinh”, không phải là sự đền bù ngang giá tuyệt đối. Từ đó
thấy rằng nếu không thể tránh khỏi việc thu hồi đất thì công tác bồi thường được hiểu

không chỉ là sự đền bù vật chất đơn thuần mà còn là sự đảm bảo giảm thiểu tối đa những
thiệt hại mà chủ thể bị thu hồi phải gánh lấy, tạo mọi điều kiện để giúp cho chủ thể bị thu
hồi có thể có cuộc sống ổn định, tiếp tục sản xuất
Công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất khi Nhà nước thu
hồi đất cũng không ngoài mục tiêu trên đó là giảm mức chênh lệch về sự thiếu ngang giá
trong quá trình bồi thường, trả lại giá trị đã mất đi của tài sản gắn liền với phần đất bị thu
hồi.
1.2.3. Vai trò của công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất
Đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, do đó các quy định về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư phải thường xuyên thay đổi để tránh tình trạng so bì, khiếu nại của
người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự án nhưng thực hiện thu hồi đất
qua nhiều năm. Trong đó công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi đóng một vai trò không
nhỏ nhằm hài hòa lợi ích của các bên
GVHD: TS. Phan Trung Hiền

11

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

 Đối với Nhà nước
Là một quốc gia nông nghiệp với tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2012 là
33095,1 nghìn ha20với tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2012 đạt 27,5 tỷ USD,
trong đó nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản đứng nhất, nhì trong tốp đầu của thế giới cho
thấy nông nghiệp và đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng. Các chính sách về đất đai có ảnh
hưởng to lớn đến sự ổn định của nền kinh tế cũng như chính trị nước nhà. Một trong những
chính sách về đất đai nhận được nhiều sự quan tâm theo dõi đó là chính sách bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư. Riêng về mảng bồi thường cây trồng vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp lợi
ích của chủ thể bị thu hồi. Nếu đền bù, giải quyết không thỏa đáng sẽ là nguyên nhân tạo
những điểm nóng đáng quan ngại như khiếu kiện vượt cấp, biểu tình đông người, dễ bị kẻ
xấu lợi dụng gây mất trật tự, ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế, bất ổn chính trị.
Ngược lại, nếu như giải quyết thỏa đáng sẽ nhận được sự ủng hộ của người dân, chủ thể bị
thu hồi đất nhanh chóng bàn giao đất tạo điều kiện cho chủ đầu tư thi công, công trình đẩy
nhanh tiến độ hoàn thành dự án, hạn chế lãng phí thời gian và chi phí, tạo điều kiện phát
triển kinh tế, củng cố nền chính trị.
 Đối với chủ thể bị thu hồi
Công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng người bị ảnh trực tiếp nhất đó là
nông dân vì mỗi một cây trồng, mỗi loại vật nuôi là một phần tài sản gắn liền với sự mưu
sinh của họ. Tuy Nhà nước chỉ thu hồi đất nhưng tài sản trên đất chính là thành quả, công
sức mà người nông dân gây dựng họ đã bỏ vào đó công sức và tiền của nhưng vì lợi ít
chung của cộng đồng, quốc gia, vì sự phát triển của đất nước họ buộc phải hi sinh phần tài
sản của mình và sự hi sinh ấy phải được bù đấp xứng đáng. Nếu Nhà nước thu hồi đất gây
thiệt hại nhưng đền bù, hỗ trợ không thỏa đáng sẽ kiến người dân lâm vào tình cảnh “mất
cả chì lẫn chày”. Nếu cơ quan thực hiện công tác bồi thường một cách nhanh chóng chính
xác, xác định đúng thiệt hại, giải đáp những thắc mắc một cách hợp lí. Lòng tin vào cơ
quan quản lý ngày càng được củng cố, họ sẽ nhiệt tình phối hợp trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ. Nhanh chóng bàn giao đất tạo điều kiện thuận lợi giải phóng mặt bằng giao đất
cho chủ đầu tư. Tránh lãng phí thời gian, hạn chế kiếu kiện kiếu nại.

20

Hiện trạng sử dụng đất (Tính đến 01/01/2012),
[ truy cập ngày 30/6/2014]

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

12


SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

 Đối với chủ đầu tư
Khi đưa ra cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra khung giá đất, bảng giá đất, giá
đất chi tiếc thì luôn quy định giá đất nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nói riêng thường
thấp hơn so với các loại đất khác nhằm mục đính bảo vệ đất lúa, đất nông nghiệp. Nhưng
khi thực hiện các dự án, chủ đầu tư thường nhắm vào hai loại đất này để hạn chế chi phí
khi bồi thường.
Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vô cùng phức
tạp và gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, công tác bồi thường nói chung bồi thường cây trồng,
vật nuôi nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ hoàn thành dự án cũng như kinh phí.
Thực tế cho thấy địa phương nào hoàn thành tốt công tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng thì địa phương đó thu hút được nhiều nhà đầu tư. Ngược lại, công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng chậm trễ không nhận được sự đồng thuận của nhân dân đo đó rất ít
nhà đầu tư chịu vào đầu tư vì e ngại dự án bị đình trệ, chậm tiến hành, vốn đầu tư lâu thu
hồi, lợi nhuận kém, đôi khi dẫn đến thua lỗ…
1.3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ TÍNH TOÁN
BỒI THƯỜNG VÈ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
1.3.1. Thời điểm trồng cây, nuôi vật nuôi
Thời điểm trồng cây, nuôi vật nuôi có vai trò rất quan trọng trong công tác xác định
thiệt hại và tính toán bồi thường về cây trồng vật nuôi nó quyết định xem áp dụng phương
án bồi thường hay hỗ trợ cũng mức giá bồi thường ….
Đối với cây trồng nếu xác định được thời điểm trồng cây sẽ xác định được cây thuộc
loại cây hàng năm hay cây lâu năm, để xác định là loại cây con cây mới trồng hay sắp thu
hoạch, thu hoạch, cây trồng được bao nhiêu tháng, … Nhằm phân loại cây, tính toán giá

bồi thường. Đối với vật nuôi khi xác định được thời điểm nuôi sẽ xác định được sự sinh
trưởng, phát triển lúc đền bù là đến kỳ thu hoạch chưa hay còn trong thời kì phát triển để
đưa ra mức bồi thường hợp lý.
1.3.2. Các thời điểm được tính hoặc không tính bồi thường trồng cây, nuôi vật nuôi
1.3.2.1. Công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
Khoản 2, Điều 49, Luật Đất đai năm 2013 có quy định“Trường hợp đã có kế hoạch
sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục
đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người
GVHD: TS. Phan Trung Hiền

13

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu
người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.” Theo đó những loại
cây trồng lâu năm xuất hiện trên diện tích đất đã có thông báo quy hoạch thì được xem là
cây trồng trái pháp luật và sẽ không được xem xét bồi thường khi thu hồi đất. Vì khi đầu tư
vào cây trồng lâu năm người dân phải bỏ vào một khoảng chi phí lớn về cải tạo đất, mua
cây giống, chăm sóc cây trồng, … nhưng không có sự chắc chắn về khả năng sinh lãi từ
loại cây trồng này vì nằm trong khu vực đất quy hoạch đất sẽ bị thu hồi bất cứ lúc nào
trong thời hạn 03 năm sau khi công bố kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện do đó việc cấm
trồng cây lâu năm là hợp lí nhằm mục đích hạn chế tổn thất cho người dân có đất bị thu hồi
cũng như chi phí bồi thường từ ngân sách Nhà nước.
Và dĩ nhiên, cây trồng lâu năm xuất hiện trước khi có kế hoạch sử dụng đất hàng

năm của cấp huyện và cây trồng hàng năm xuất hiện sau khi có kế hoạch sử dụng đất hàng
năm của cấp huyện thì vẫn được xem xét bồi thường.
1.3.2.2. Ban hành thông báo thu hồi đất
Trước khi có quyết định thu hồi đất, cơ quan chuyên môn thuộc tham mưu cho
UBND cấp có thẩm quyền trong thời hạn quy định ban hành thông báo đến người bị thu
hồi đất trong khu vực dự án biết về chủ trương thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất có các
nội dung chính sau đây: “nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất,
điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.”21
Nội dung trên được gửi đến từng người có đất bị thu hồi, họp phổ biến đến người
dân trong khu vực có đất bị thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng niêm
yếu tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ( UBND cấp xã) và điểm sinh hoạt chung của khu
dân cư có đất bị thu hồi. Ngoài việc thông báo này, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng cùng với UBND cấp xã, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành
các nội dung trong thông báo. Đây được xem là thời điểm bắt đầu cho công tác thu hồi đất.
Trong những trường hợp nhà nước thu hồi đất nhưng không bồi thường mà Luật Đất
đai năm 2013 quy định có trường hợp “Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định
của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có

21

Khoản 1, Điều 67, Luật Đất đai năm 2013

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

14

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi

khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

thẩm quyền.”22 Theo đó khi nhận được thông báo người dân không được quyền tạo lập
thêm bất cứ tài sản nào như xây dựng thêm công trình kiến trúc, trồng thêm cây trồng, thả
nuôi vật nuôi lên phần đất bị thu hồi mà phải giữ nguyên hiện trạng đó đến khi có người
đại diện cơ quan chức năng đến để điều tra, kiểm sát, đo đạc, kiểm đếm,…để xác định thiệt
hại, tính toán bồi thường hợp lí. Cây trồng, vật nuôi được tạo lập thêm sẽ được coi là tài
sản trái phát luật và không được xem xét bồi thường.
1.3.2.3. Ra quyết định thu hồi đất
Bồi thường là bù đắp đúng theo những thiệt hại mà người dân gánh chịu khi Nhà
nước thu hồi đất. Tuy nhiên có một số trường hợp người dân nhằm muốn kiếm lợi thêm từ
việc bồi thường đã cố tình tạo lập thêm những phần tài sản, cây trồng bất hợp pháp, có
nghĩa là sau khi có quyết định thu hồi đất biết được phần đất của mình bị thu hồi người dân
đã trồng thêm cây cối, nuôi thêm ao cá, tôm, … Đây được xem là những tài sản không hợp
pháp.
Cũng như trường hợp đã nhắc đến ở phần trên nhằm tạo sự công bằng giữa các chủ
thể bị thu hồi đồng thời thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, phòng ngừa ngăn chặn
hành vi “đón đầu” quy hoạch khi mà thông báo thu hồi đất được đưa ra mọi tài sản được
tạo lập sau ngày thông báo có hiệu lực đều không được tính bồi thường và dĩ nhiên khi
quyết định thu hồi đất được ban hành tài sản bao gồm cả cây trồng vật nuôi được tạo lập
sau ngày quyết định ban hành cũng vẫn không được bồi thường kể cả được tạo lập trước
khi có quyết định nhưng sau khi có thông báo thu hồi đất cũng vẫn không được tính bồi
thường.

22

Khoản 2, Điều 92, Luật Đất Đai năm 2013

GVHD: TS. Phan Trung Hiền


15

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
2.1 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC BỒI THƯỜNG CÂY
TRỒNG, VẬT NUÔI
2.1.1 Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 1993
Tuy thuật ngữ “ bồi thường” hay “đền bù” đã xuất hiện từ rất sớm bắt đầu từ năm
1959 tại Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959 của hội đồng Chính phủ quy định tạm thời
về trưng dụng ruộng đất trong chương II đã nhắc đến việc “Bồi thường cho người có đất bị
trưng dụng” nhưng lúc này việc bồi thường chỉ xoay quanh đất không thấy một điều luật
nào nhắc đến bồi thường cây trồng vật nuôi gắn liền với “đất bị trưng thu”.
Mãi cho đến hơn 10 năm sau đó khi thông tư 1792/TTg ngày 11/01/1970 của Thủ
tướng Chính phủ về quy định một số điểm tạm thời về bồi thường về bồi thường nhà, đất
đai, cây cối lâu niên, các hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế mở rộng
thành phố cũng đề cập vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Nhìn chung, giai đoạn này khái niệm “bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà
nước thu hồi đất” nói chung “bồi thường cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất” vẫn
chưa được các nhà làm luật chú tâm đến.
2.1.2 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến khi có Luật Đất đai năm 2003
Luật Đất đai năm 1993 vẫn chưa dành một điều luật nào quy định bồi thường thiệt
hại đối với cây trồng, vật nuôi mà chỉ quy định về quyền của người sử dụng đất là “…,
được bồi thường thiệt hại khi bị thu hồi”.23

Năm 1994, Đảng ta ban hành chính sách lớn về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Luật Đất đai 1993 lại lỡ nhịp trong điều chỉnh quá trình chuyển dịch đất đai
mà nội dung chủ yếu là chuyển một diện tích đất ngày càng rộng từ khu vực nông nghiệp
sang sử dụng cho các dự án đầu tư công tác đền bù trở nên phức tạp hơn. Nhằm bắt kịp thời
23

Khoản 6, Điều 73, Luật Đất Đai năm 1993

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

16

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

đại Chính phủ ban hành Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 quy định về việc đền bù thiệt hại
khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng thì vấn đề bồi thường cây trồng, vật nuôi được quy định như sau: “Mức đến
bù đối với cây trồng hàng năm và vật nuôi trên đất có mặt nước 1- Mức đền bù đối với cây
hàng năm và vật nuôi trên đất có mặt nước tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch một vụ
tính theo mức thu hoạch bình quân của 3 vụ trước đó theo giá nông sản, thuỷ sản thực tế ở
thị trường địa phương tại thời điểm đền bù. 2- Mức đền bù đối với cây lâu năm được quy
định như sau: a) Nếu cây trồng đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản hoặc mới bắt đầu thu
hoạch thì đền bù toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu, chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất. b)
Nếu cây trồng đang ở thời kỳ thu hoạch thì đền bù theo giá trị còn lại của vườn cây. Giá trị
còn lại của vườn cây bằng giá trị đầu tư ban đầu cộng chi phí chăm sóc đến vụ thu hoạch
đầu tiên trừ phần đã khấu hao. Trong trường hợp không xác định được giá trị còn lại của

vườn cây thì mức đền bù tối đa bằng 2 năm sản lượng tính theo sản lượng bình quân của 3
năm trước đó và theo giá của nông sản cùng loại ở thị trường địa phương tại thời điểm đền
bù. c)Nếu là các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì đền bù toàn bộ chi phí đầu tư ban
đầu và chi phí chăm sóc tính đến thời điểm thu hồi đất. d) Nếu là cây lâu năm đến thời hạn
thanh lý thì chỉ đến bù chi phí cho việc chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây”. 24
Tiếp theo đó vào ngày 22/4/1998 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ về
đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng được ban hành tiếp nối Nghị định 90/CP quy định về vấn đề
bồi thường cây trồng, vật nuôi như sau: “ Mức đền bù thiệt hại đối với cây hàng năm, vật
nuôi trên đất có mặt nước được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch trong 1 năm theo
năng suất bình quân của 3 năm trước đó với giá trung bình của nông sản, thuỷ sản cùng
loại ở địa phương tại thời điểm đền bù. Mức đền bù thiệt hại đối với cây lâu năm, được
tính bằng giá trị hiện có của vườn cây ( không bao hàm trị giá đất ) tại thời điểm thu hồi
đất theo thời giá của địa phương.”25
So với Luật Đất đai năm 1987 Luật Đất đai năm1993 và những văn bản hướng dẫn
có liên quan đã đề cập đến vấn đề bồi thường vật nuôi cũng như đã quy định chi tiết hơn về
cách mức tính bồi thường cho từng trường hợp, từng dự án khác nhau. Tuy nhiên, quy định
24

Điều 1, Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vì
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
25
Điều 23, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 22/4/1998 của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất
sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

17

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh



Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

áp giá đền bù theo sản lượng thu hoạch trong 1 năm theo nâng suất bình quân của và 3 năm
trước đó với giá trung bình của nông sản, thuỷ sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm đền
bù theo người viết không mấy khả thi bởi tập quán trồng trọt cũng như việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng khiến công tác xác định năng suất sẽ khó khăn, đồng thời giá cả thay đổi theo
từng ngày từng giờ nhưng phương án bồi thường lại kéo dài nên sẽ khó theo kịp với giá
nông sản thực tế tại thời điểm bồi thường.
2.1.3 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến khi có Luật Đất đai năm 2013
Luật Đất đai là công cụ pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý, điều tiết các mối
quan hệ về đất đai. Qua gần 10 năm thi hành, Luật Đất đai năm 1993 đã phát huy khá tốt
vai trò ổn định các mối quan hệ về đất đai. Tuy nhiên, nó cũng đã bộc lộ những hạn chế
nhất định, dẫn đến việc thực thi pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không
tốt đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, cần thiết phải ban hành
Luật Đất đai 2003 được ban hành thay thế Luật Đất đai năm 1993.Sau khi Luật Đất đai
2003 ra đời, vấn đề bồi thường về cây trồng, vật nuôi đã được quy định cụ thể hơn kể cả
trong luật và các nghị định hướng dẫn. Cụ thể nhất tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy
định như sau:26
Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu
hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất
trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm
thu hồi đất.
Mức bồi thường đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây
(không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất) theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.
Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì
được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho
các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại
thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ
theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

26

Điều 24, Nghị định 197/2004/ NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

18

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) được bồi thường theo quy định sau:
Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không
phải bồi thường;
Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được
bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì
được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể
do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế.
Tiếp đến năm 2009, Nghị định 69/2009/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của
Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ tái định cư được ban hành. Tuy những sửa đổi, bổ sung trong Nghị định này không có

điều khoản dành cho cây trồng, vật nuôi nhưng vẫn có ảnh hưởng khá lớn trong công tác
bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi. Vì cây trồng, vật nuôi cũng là một phần
trong tổng tài sản gắn liền với đất một mối quan hệ khó thể tách rời với thu hồi đất, bồi
thường đất.
2.1.4 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2013
Luật Đất Đai năm 2013 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Luật mới đã khắc
phục những điểm hạn chế chưa được quy định trong luật cũ và giải quyết được những vấn
đề còn khó khăn trong thực tiễn về bồi thường và thu hồi đất.Tuy nhiên, những quy định về
bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi cũng không khác gì so với Luật Đất đai năm
2003 khác chăng là Luật Đất đai năm 2013 dành cho vấn đề về bồi thường thiệt hại về cây
trồng, vật nuôi 1 điều luật trong 212 điều. Cụ thể là khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt
hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây: 27
Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu
hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong
03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu
hồi đất;
Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây
theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng
đất;

27

Điều 90, Luật Đất đai năm 2013

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

19

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh



Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì
được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá
trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm
sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi
thường thực hiện theo quy định sau đây:
Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì
không phải bồi thường;
Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch
thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển
được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi
thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với những quan hệ xã hội về đất đai biến
đổi vô cùng phức tạp, quy định về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi từng bước hoàn
thiện ngày càng rút ngắn khoảng cách chêch lệch giữa giá trị thiệt hại và giá trị đền bù cho
người dân.
2.2 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CÂY TRỒNG, VẬT
NUÔI
2.2.1. Trường hợp cây trồng, vật nuôi không được bồi thường
Theo quy định tại Điều 92 Luật Đất đai năm 2013 thì các trường hợp sau đây sẽ
không được bồi thường về tài sản gắn liền với đất nói chung, cây trồng, vật nuôi nói riêng
khi Nhà nước thu hồi đất:
Trường hợp thứ nhất: “Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu
hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65

của Luật Đất đai năm 2013” :
Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử
dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

20

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

mà tiếp tục vi phạm.”28 Đất sử dụng không đúng mục đích được hiểu là người sử dụng đất
không đúng với mục đích sử dụng đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyết định giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giấy tờ khác về quyền sử dụng
đất, hoặc trường hợp đang sử dụng vào nhiều mục đích, nhưng trong giấy tờ hợp pháp về
quyền sử dụng đất ghi sử dụng vào một mục đích và ngược lại…Đồng thời do đã có sai
phạm trong mục đích sử dụng nhiều lần nên khi thu hồi đất người có đất bị thu hồi sẽ
không được bồi thường về cây trồng, vật nuôi cũng như các công trình xây dựng có trên
phần đất bị thu hồi.
“Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất”29. Theo quy định của Luật Đất Đai 2013 thì
“ Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô
nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.” 30
Hành vi gây ô nhiễm đất gây ra hậu quả nghiêm trọng về chất lượng của đất tạo nên nhiều
hệ lụy về sau đây là hành vi không tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường.Có thể nói
người sử dụng đất không hoàn thành nghĩa vụ chung của người sử dụng đất quy định tại

Điều 170 của Luật Đất đai năm 2013 do đó khi bị thu hồi đất người sử dụng đất không
được bồi thường là điều hợp lý.
“Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà
nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho”31 Do dự liệu về một số hành vì gây hại đến diện tích
đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân
khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc
dụng…Trừ một số trường hợp đã chuyển mục đích sử dụng và được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt thì hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông mà nhận tặng
cho, chuyển nhượng đất trồng lúa hoăc hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trong khu vực
rừng nói trên mà vẫn nhận tặng cho, chuyển nhượng sẽ bị thu hồi đất mà không được đền
bù.

28

Điểm a, Khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai năm 2013
Điểm b, Khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai năm 2013
30
Khoản 25, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013
31
Điểm d, Khoản 1,Điều 64, Luật Đất đai năm 2013
29

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

21

SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh



×