Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.43 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2011 – 2014

Đề tài:

PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG
MẠI, THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TRÊN
INTERNET

Giảng viên hướng dẫn:
CN. Phạm Mai Phương
Bộ môn: Luật Thương mại
Khoa Luật- ĐHCT

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Ngọc Tiếng
MSSV: 5117354
Lớp: Luật Thương mại K37

Cần Thơ, 11 /2014


LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, người viết xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô Khoa Luật- Đại
học Cần Thơ, các Thầy Cô đã dạy những kiến thức pháp lý, kỷ năng sống đồng thời đã
đánh thức sự đam mê học hỏi của bản thân người viết.


Tiếp theo, người viết cũng xin gửi lời cám ơn đến thầy cố vấn học tập là thầy Cao
Hoàng Tiến, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ người viết trong học tập cũng như các
hoạt động phong trào trong suốt bốn năm học vừa qua. Cám ơn các bạn trong lớp Luật
thương mại K37 đã động viên, giúp đở người viết trong quá trình học tập cũng như là giai
đoạn làm luận văn vừa qua.
Cuối cùng, người viết xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên hướng
dẫn của cô Phạm Mai Phương, Cô đã chỉ dẫn, giúp đở cũng như đưa ra những ý kiến
đóng góp rất tích cực để người viết có thể hoàn thành tốt đề tài luật văn tốt nghiệp của
mình.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

 .........................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày………tháng…….năm ………..


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

 .........................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm ...


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................2
5. Bố cục của đề tài .....................................................................................................2
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ QUẢNG
CÁO TRÊN INTERNET ...............................................................................................3
1.1. Khái quát chung về quảng cáo thương mại........................................................3
1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của quảng cáo ..............................................3
1.1.2. Khái niệm của quảng cáo thương mại..............................................................5
1.1.3. Đặc điểm của quảng cáo thương mại ...............................................................7
1.2. Khái quát chung về quảng cáo trên Internet......................................................9
1.2.1. Khái niệm về quảng cáo trên Internet ..............................................................9
1.2.2. Các loại hình quảng cáo trên Internet ..............................................................9
1.2.2.1. Quảng cáo qua thư điện tử (email) ...........................................................9

1.2.2.2. Quảng cáo thông qua công cụ tìm kiếm ..................................................10
1.2.2.3. Quảng cáo hiển thị .................................................................................11
1.2.2.4. Quảng cáo đa phương tiện......................................................................11
1.2.2.5. Quảng cáo qua mạng xã hội ...................................................................12
1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo trên Internet .....................................13
1.2.3.1. Ưu điểm..................................................................................................13
1.2.3.2. Nhược điểm ............................................................................................15
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG
MẠI VÀ QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET ..............................................................16
2.1. Những quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại ...............................16
2.1.1. Các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo thương mại .................................16
2.1.1.1. Người quảng cáo ....................................................................................16
2.1.1.2. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo......................................................18
2.1.1.3 Người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo ...................................19


2.1.1.4. Người phát hành quảng cáo....................................................................19
2.1.1.5. Người tiếp nhận quảng cáo.....................................................................20
2.1.2. Các phương tiện quảng cáo ...........................................................................21
2.1.2.1. Các phương tiện đại chúng.....................................................................21
2.1.2.2. Các phương truyền tin ............................................................................22
2.1.2.3. Các loại xuất bản phẩm ..........................................................................23
2.1.2.4 Các loại bảng, biển, băng rôn, pa nô, áp phích, vật thể cố định, các phương
tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác ..................................................... 24
2.1.2.5. Các phương tiện quảng cáo thương mại khác .........................................25
2.1.3. Các hoạt động quảng cáo bị cấm ...................................................................25
2.1.4. Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo thương mại ..................................28
2.2. Các quy định về quảng cáo trên Internet .........................................................29
2.2.1. Quản lý quảng cáo trên Internet.....................................................................29
2.2.2. Cơ quan quản lý ............................................................................................33

2.2.3. Thủ tục đăng kí quảng cáo trên Internet.........................................................34
2.3. Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo .......................................................34
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ
QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET NÓI RIÊNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN.....44
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về quảng cáo thương mại nói chung .............44
3.1.1. Chồng chéo thẩm quyền quản lý ...................................................................45
3.1.2. Triển khai thực hiện chưa hiệu quả................................................................47
3.1.3. Không đồng nhất các văn bản pháp luật ........................................................48
3.2. Thực trạng trong hoạt động quảng cáo trên Internet......................................49
3.2.1. Xử phạt đối với các quảng cáo vi phạm trên Internet.....................................49
3.2.2. Kiểm duyệt nội dung quảng cáo ....................................................................50
3.2.3. Chưa kiểm soát hết các hoạt động quảng cáo trên Internet.............................51
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện ...............................................................................52
3.3.1. Đối với quảng cáo thương mại ......................................................................52
3.3.2 Đối với quảng cáo trên Internet ......................................................................54
KẾT LUẬN ..................................................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế nước ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế có sự
cạnh tranh gay gắt và vô cùng khốc liệt. Trước sự bùng nổ cạnh tranh như vậy các doanh
nghiệp ra sức đổi mới từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm để có thể tồn tại và đứng vững
trên thị trường. Kéo theo sự thay đổi đó đã giúp cho một số doanh nghiệp thành công
không những giữ vững được vị thế của công ty trên thị trường mà còn không ngừng phát
triển và lớn mạnh. Bên cạnh đó cũng không ít doanh nghiệp bị phá sản, một trong những
yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại trên của các doanh nghiệp là hoạt động
quảng cáo. Trước sự bùng nổ thông tin như hiện nay khách hàng có quá nhiều sự lựa

chọn, nếu các doanh nghiệp không tự khẳng định mình thì rất dễ bị bỏ rơi phía sau. Vì
vậy, quảng cáo là một hoạt động không thể thiếu của bất kì một doanh nghiệp nào nhằm
khai thác thị trường. Quảng cáo giúp cho các doanh nghiệp bán hàng nhanh hơn nhiều
hơn. Do đó, nó góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặc dù
mới chỉ hơn một thập kỉ kể từ khi Việt Nam bước vào kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa nhưng nghành quảng cáo ở Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ,
đặc biệt là lĩnh vực quảng cáo trên Internet.
Năm 2012 Luật quảng cáo được ban hành đây là văn bản pháp luật quy định một
cách cụ thể và toàn diện về hoạt động quảng cáo so với các văn bản trước đó. Luật quảng
cáo đã khắc phục được một số những khuyết điểm cơ bản của Pháp lệnh có hiệu lực năm
2002. Nhưng bên cạnh đó thì nó lại phát sinh những vấn mới chưa giải quyết được và
công tác triển khai áp dụng còn chậm nên Luật quảng cáo thực sự chưa đi vào cuộc sống
một cách triệt để. Cụ thể là hoạt động quảng cáo trên Internet còn quá nhiều lổ hổng dẫn
đến vi phạm ngày càng gia tăng. Trước sự phát triển của quảng cáo nói chung, quảng cáo
trên Internet nói riêng cần xây dựng những quy định mới để phù hợp với thực tế và giúp
nhà nước quản lý một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy người viết chọn đề tài: “Pháp
luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet” để tìm hiểu về
những vấn đề chung của hoạt động quảng cáo hiện tại và những vấn đề bất cập trong quá
trình áp dụng quy định pháp luật về quảng cáo thương mại nói chung và hoạt động trên
Internet nói riêng.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài: “ Pháp luật về quảng cáo thương mại và thực trạng quảng cáo trên
Internet” được thực hiện nhằm tổng hợp các quy định pháp luật hiện hành và cung cấp
một số thông tin về tình hình hoạt động quảng cáo tại Việt Nam. Đồng thời đề tài giới
GVHD: Phạm Mai Phương

1

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng



Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
thiệu khái quát về sự hình thành, phát triển và pháp luật điều chỉnh của quảng cáo trên
internet. Qua đó làm rõ các vấn đề trong quy định quảng cáo hiện nay để đưa ra những
giải pháp phù hợp với sự phát triển xã hội.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, người viết chỉ tìm hiểu các hoạt động của
quảng cáo trong giới hạn là quảng cáo thương mại, và những quy định của quảng cáo về
chủ thể của hoạt động quảng cáo, phương tiện, các hoạt động quảng cáo bị cấm, thẩm
quyền quản lý quảng cáo, xử lý vi phạm quảng cáo. Trên cơ sở đó người viết tìm các quy
định có liên quan điều chỉnh hoạt động quảng cáo trên Internet và thực trạng của hoạt
động này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu nội dung của đề tài, người viết đã sử dụng phương pháp:
Tổng hợp, phân tích, so sánh các quy định của pháp luật quảng cáo với các quy
định của pháp luật có liên quan.
Sử dụng các ví dụ thực tế để phân tích các vấn đề có liên quan đến hoạt động
quảng cáo.
5. Bố cục của đề tài
Với mục đích và phương pháp nghiên cứu nêu trên, kết cấu của đề tài bao gồm ba
phần: lời mở đầu, phần nội dng và phần kết luận.
Trong đó phần nội dung của đề tài bao gồm ba chương
Chương 1: Lý luận chung về quảng cáo thương mại và quảng cáo trên Internet.
Chương 2: Những quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại và quảng
cáo trên Internet .
Chương 3: Thực trạng quảng cáo thương mại nói chung và quảng cáo trên
internet nói riêng và đề xuất hoàn thiện.
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã cố gắng và được sự hướng dẫn tận
tình của Cô Phạm Mai Phương. Nhưng do hạn chế về kiến thức và tài liệu tham khảo nên
luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý thầy cô cùng các bạn thông cảm và

đóng góp ý kiến cho bài viết hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!

GVHD: Phạm Mai Phương

2

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ QUẢNG CÁO TRÊN
INTERNET
1.1. Khái quát chung về quảng cáo thương mại
1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của quảng cáo
Từ ngàn năm trước con người đã biết làm quảng cáo. Mục đích của quảng cáo là để
bán hàng, hoặc để tác động vào đám đông, tạo ra các lợi thế về uy tín cá nhân, các mục
đích chính trị hoặc quân sự. Kênh truyền thông chủ yếu dựa vào cơ chế phát tán tin đồn
truyền miệng. Theo các tài liệu còn ghi lại thì cha đẻ của hình thức quảng cáo là một
người Ai Cập cổ. Ông đã bán dán tờ thông báo đầu tiên trên tường thành Thebes vào
khoảng năm 3000 trước Công nguyên lúc bấy giờ người Ai Cập cổ đại đã dùng giấy
papyrus làm các bản chào hàng và thông báo. Trong khi đó, thì người ta lại tìm thấy tại
La Mã và khu đô thị cổ Polime ( Italia) các bức tranh tường quảng cáo về nhà cho thuê,
các trận giác đấu và thậm chí giờ đóng cửa của các nhà tắm công cộng tại địa
phương.Vào thế kỷ sau đó, ở Hy Lạp hình thức thông báo này trở nên rất phổ biến khi
các thông tin dành cho công chúng được vẽ lên các tấm bảng gỗ trưng bày ở quảng
trường thành phố.
Đến thời Trung cổ, quảng cáo truyền miệng được phát triển được phát triển thành
một hình thức đặc biệt là rao hàng rong công cộng tại các thị trấn. Song song với việc rao

bán hàng hóa của mình thì người này còn nhận được tiền của thương nhân để rao bán
hàng hóa, dịch vụ của họ cho công chúng nghe. Đến thế kỷ XV, sau khi Johannes
Gutenberg ( 1398- 1468) thợ cơ khí người Đức, phát minh ra máy in và nghề in bắt đầu
phát triển, quảng cáo đã xuất hiện hình thức mới là tờ rơi. Đến thế kỷ XVII mẫu quảng
cáo báo chí đầu tiên xuất hiện trên một tờ tuần báo tại Anh. Tuy nhiên, trong thời cổ đại
và trung đại, với hình thức tự cấp tự túc, quảng cáo chỉ mang tính đơn lẻ, tự phát. Ngành
quảng cáo chỉ thực sự phát triển khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ vào thế kỷ 19.
Máy móc được chế tạo ra đã giúp sản xuất hàng hóa nhanh và rẻ hơn, dễ dàng hơn. Đó
cũng chính là nguyên nhân sự cạnh tranh bắt đầu xuất hiện khi có nhiều nhà sản xuất làm
ra cùng một loại hàng hóa khiến cung vượt hẳn mức cầu. Qua đó thấy rõ một hướng giải
quyết có hiệu quả và tất yếu là phải quảng cáo.
Từ lĩnh vực báo in, quảng cáo truyền chuyển vào hệ thống phát thanh vào cuối
những năm 1920 và các nhà quảng cáo còn tự xây dựng những chương trình phát thanh
riêng cho họ. Đến thập kỷ 40 cuối thể kỷ XX, vô tuyến truyền hình xuất hiện nhưng chỉ bắt
đầu phổ biến từ những năm 1950, khi kinh tế mỹ khởi sắc sau chiến tranh và giá bán sản
phẩm ngày càng giảm xuống. Quảng cáo truyền hình có bước nhảy vọt trở thành phương
GVHD: Phạm Mai Phương

3

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
tiện quảng cáo phổ biến nhất của nghành quảng cáo. Sau một thời gian tăng trưởng tốc độ
của quảng cáo lại bị dừng lại vào những năm 1970, khi tất cả các công ty lớn đều liên tục
tăng ngân sách cho quảng cáo tiếp thị và bành trướng ra thị trường quốc tế. Song hiệu quả
của quảng cáo không tăng nhưng chi phí thì lại tăng liên tục. Đòi hỏi các công ty phải
chuyển hướng sang xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp.
Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại các hình thức quảng cáo,

tiếp thị hiện đại xuất hiện lục tục và không ngừng phát triển như quan hệ công chúng, tổ
chức trương trình khách hàng, tiếp thị qua điện thoại, tham gia tài trợ sự kiện thể thao,
chương trình game show, quảng cáo trên Internet… Qua đó chúng ta không thể phủ nhận
một điều là không ai có thể tiên đoán trước được sự phát triển như thế nào của nghành
quảng cáo trong giai đoạn tiếp theo, tuy nhiên có thể khẳng định vai trò vô cùng to lớn
của nó trong xã hội hiện đại.1
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quảng cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của người tiêu dùng, của tổ chức cá nhân trong hoạt động quảng cáo, góp phần phát triển
kinh tế- xã hội, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản để điều chỉnh hoạt động quảng cáo.
Ngày 19/8/1990 Bộ Văn Hóa – Thông tin ( hiện nay là Bộ Văn Hóa thể thao và Du lịch )
ban hành chỉ thị số 738/ VP về công tác quảng cáo. Ngày 29/6/1991 Ủy ban Khoa học Kỹ
thuật Nhà nước và Bộ Văn Hóa- Thông tin ban hành thông tư số 1191/TT/LB quy định
về quản lý nhãn và quảng cáo sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên đến ngày 31/12/1994 Chính
phủ mới ban hành Nghị định 194/CP về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, đây
được xem là văn bản cấp nhà nước đầu tiên quy định một cách toàn diện về hoạt động
quảng cáo.Sau nghị định 194/NĐ-CP còn có một số văn bản như Thông tư 37/1995 Của
Bộ Văn hóa- Thông tin hướng dẫn Nghị định 194/NĐ-CP; Nghị định số 32/1999/NĐ-CP
ngày 5/5/1999 về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ triển lãm; Thông tư số
18/2001/TT- BTM ngày 12/7/2001 hướng dẫn thực hiện hoạt động hội trợ triển lãm
thương mại quy định tai Nghị định số 32/1999/NĐ-CP về khuyến mại, quảng cáo thương
mại và hội chợ triển lãm;
Ngày 16/11/2001, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số
39/2001/PL- UBTVQH10 về quảng cáo. Đây được xem như là văn bản quy định quảng
cáo một cách toàn diện nhất lúc bấy giờ nó đã định nghĩa một cách bao quát hơn về
quảng cáo có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với các văn bản trước đó. Để cụ thể hóa
Pháp lệnh này ngày 13/3/2003 Chính phủ ban hành Nghị định 24/2003/NĐ-CP của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo; Đồng thời Bộ Văn hóa – Thông tin
cũng ban hành Thông tư số 43/2003/TT- BVHTT ngày 16/7/2003 hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 24/2003/NĐ- CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
1


Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh, Nxb Lao động- xã hội, 2008, tr. 9.

GVHD: Phạm Mai Phương

4

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
Pháp lệnh quảng cáo. Ngoài ra, các Bộ, nghành khác cũng ban hành các văn bản hướng
dẫn thực hiện Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản không ngừng được sữa đổi, bổ sung,
thay thế nhằm tạo dựng cơ sỡ pháp lý cần và đủ cho hoạt động quảng cáo rõ ràng, phù
hợp hơn với xã hội nay.
Các văn bản hiện hành điều chỉnh về quảng cáo:
Sau hơn mười năm được ban hành, Pháp lệnh quảng cáo đã không còn đáp ứng
được nhu cầu phát triển của hoạt động quảng cáo trước sự phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế thị trường. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phát triển quảng cáo, khắc phục
những bất cập của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành trong lĩnh vực Quảng cáo, ngày
21 tháng 6 năm 2012 tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khía XIII đã thông qua Luật quảng
cáo, Luật quảng cáo là văn bản pháp luật dưới hình thức Luật đầu tiên và có hiệu lực
pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động quảng cáo kể từ ngày 01/01/2013. Sự ra đời của
Luật quảng cáo với những điểm mới đã khắc phục được những nội dung không còn phù
hợp ở Pháp lệnh, đồng thời thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đối với các hoạt
động quảng cáo, góp phần đưa nghành quảng cáo Việt Nam hòa nhập sâu hơn nữa thế
giới. Về cơ bản, các quy định về nội dung quảng cáo chặt chẽ hơn nhưng quy định thực
hiện lại khá đơn giản. Đây cũng là chủ trương của nhà nước nhằm tải các thủ tục hành
chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng cáo trong nước. Bên cạnh còn
có các văn bản liên quan như:

+ Luật cạnh tranh năm 2004.
+ Luật thương mại năm 2005.
+ Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết một số điều
của Luật quảng cáo.
+ Thông tư số 10/2013/TT-BVVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ Văn hóa, thể
thao và du lịch quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật quảng cáo.
+ Nghị định 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật
thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
+ Nghị định 68/2009/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều
4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 01/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
thương mại về xúc tiến thương mại.
1.1.2. Khái niệm của quảng cáo thương mại
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc để thực hiện việc giới thiệu
thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty, hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền
GVHD: Phạm Mai Phương

5

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả
tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác
động đến người nhận thông tin. Quảng cáo với tư cách là một hoạt động kinh tế xã hội
được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, qua đó thể hiện những sắc thái khác nhau:
- Ở góc độ ngôn ngữ học, quảng cáo có nghĩa là thông báo thông tin một cách rộng
rãi. Việc giới thiệu rộng rãi thông tin không chỉ là nhu cầu của hoạt động kinh doanh mà

còn là công việc rất cần thiết để đáp ứng những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã
hội và do đó, quảng cáo thương mại chỉ là một trong số các loại hình quảng cáo nói chung.
- Ở mặt xã hội học, quảng cáo là quá trình truyền thông tin có định hướng tới người
mua để kích thích họ làm hành động mua sản phẩm và dịch vụ mà quảng cáo đã giới thiệu.
- Còn ở cách tiếp cận về mặt hành vi thì quảng cáo là việc sứ dụng phương tiện
thông tin để truyền tin về sản phẩm dịch vụ tới các phần tử trung gian hoặc tới các khách
hàng cuối cùng trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.2
- Trong tiếng La tinh, từ “ quảng cáo” ( adverture) có nghĩa là sự thu hút long
người, là gây sự chú ý và gợi dẫn. Sau này, thuật ngữ trên được sữ dụng trong tiếng Anh
là “Advertise”. Các dịch giả giải thích nghĩa “ Advertise” là sự gây chú ý ở người khác,
thông báo cho người khác một sự kiện gì đó.
Từ điển “ Quảng cáo” ( Advertising) định nghĩa: “ Quảng cáo là một loại thông tin
phải trả tiền, có tính đơn phương, không dành cho riêng ai, có vận dụng mọi biện pháp và
phương tiện thông tin đại chúng nhằm hổ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một xí
nghiệp, một mục đích, một ứng cử viên hoặc một tổ chức nào đó…được nêu danh trong
quảng cáo”. Để truyền tải thông tin, người quảng cáo phải trả tiền cho công việc đó.
Quảng cáo có tính thông tin một chiều từ phía người ra quảng cáo nhằm mục tiêu đã định
là thái độ ứng xử cuối cùng của khách hàng. Trong quảng cáo, không có đối thoại chỉ là
độc thoại, thường là tự đề cao mình. Đặc điểm này của quảng cáo có thể gây ra phiền toái
cho công chúng trong khi đánh giá tính chính xác, trung thực của thông tin. Nếu luật
pháp không có cách thức kiểm soát thỏa đáng, doanh nghiệp sẽ sử dụng quảng cáo để
phát ngôn tùy ý, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và thương nhân khác. Với tính
chất đại chúng, thông tin được nhiều người biết đến, quảng cáo cho phép khẳng định tính
chính thức cho sản phẩm và góp phần tạo nên uy tín cho sản phẩm. Chính vì vậy, ở các
nước, Chính phủ đều cấm quảng cáo những mặt hàng hạn chế sữ dụng hoặc không có lợi
cho kinh tế nước nhà.3

2
3


Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh, Nxb Lao động- xã hội, 2008, tr. 12.
Giáo trình luật thương mại tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2006, tr.151.

GVHD: Phạm Mai Phương

6

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam được điều chỉnh bởi hai loại văn bản pháp luật :
Các văn bản pháp luật về quảng cáo nói chung và các văn bản quy định về quảng cáo
thương mại.
Trước khi có Luật Quảng cáo thì tại điều 4 Pháp lệnh về quảng cáo quy đinh: “
Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời”. Đến nay
khi đã có Luật quảng cáo thì khái niệm về quảng cáo được định nghĩa một cách chi tiết và
bao quát hơn “ Quảng cáo là sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời; sản phẩm dịch vụ không có mục đích
sinh lời; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin
tức thời sự, chính sách xã hội, thông tin cá nhân”.4 Như vậy, ở đây chúng ta có thể hiểu
đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có
khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực
hiện một mục tiêu chính trị, văn hóa xã hội nào đó. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng
cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân và hoạt động quảng cáo có thể
thông qua thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Hoạt động quảng cáo về hoạt động
kinh doanh, về hàng hóa dịch vụ có sinh lời của thương nhân, hoạt động quảng cáo cho
thương nhân khác để thu phí dịch vụ chính là hoạt động quảng cáo thương mại. Còn theo
quy định của Luật thương mại thì “ Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương

mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ của mình”.5
Các hoạt động quảng cáo sẽ có tác dụng nhằm tăng sự nhận thức của người tiêu
dung về sản phẩm của doanh nghiệp: giới thiệu về sản phẩm mới với khách hàng, củng cố
sức mua đối với sản phẩm đã được ưa chuộng, thúc đẩy hành vi mua hàng, sử dụng dịch vụ
thương mại. Đồng thời quảng cáo còn giúp khách hàng hiểu biết rõ hơn về doanh nghiệp
sản xuất, cung ứng dịch vụ. Trong hoạt động kinh doanh thương mại, quảng cáo được xem
là phương tiện quảng bá sản phẩm nhằm xúc tiến bán hàng, đồng thời nó còn là công cụ
marketing hiệu quả và phương tiện giúp tích lũy tài sản vô hình cho doanh nghiệp. 6
1.1.3. Đặc điểm của quảng cáo thương mại
Đặc điểm của quảng cáo thương mại trong pháp luật hiện hành, thì quảng cáo
thương mại chỉ là một bộ phận của hoạt động quảng cáo nói chung. Để phân biệt với các
hoạt động xúc tiến thương mại khác thì quảng cáo thương mại có những đặc điểm đặc thù
như sau:
4

Luật Quảng cáo năm 2012, điều 2.
Luật Thương mại năm 2005, điều 102.
6
Ths. Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật thương mại 1A, Đại học Cần thơ, 2007, tr.88.
5

GVHD: Phạm Mai Phương

7

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet

+ Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư cách là người
kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh của mình hoặc để kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm cho phép quảng cáo thương
mại phân biệt với các hoạt động thông tin, cổ động do cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức xã hội…thực hiện nhằm tuyên truyền về đường lối chủ tương của Đảng và
Nhà nước.Với bản chất là một hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, quảng
cáo thương mại khác biệt với quảng cáo nói chung, mặc dù chúng đều có chung đặc điểm
là một quá trình thông tin.
+ Về tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần
thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp
đồng dịch vụ. Do quảng cáo có tác động rất lớn đến hoạt động bán hàng, cung ứng dịch
vụ nên thương nhân sữ dụng quảng cáo để khuyếch trương hàng hóa dịch vụ của mình,
tăng cường cơ hội thương mại và cơ hội lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ
quảng cáo được pháp luật thừa nhận là một dịch vụ thương mại thông qua phí dịch vụ,
thương nhân thu được lợi nhuận một cách trực tiếp. Trong trường hợp tự mình quảng cáo
không đạt được hiệu quả mong muốn, thương nhân có quyền thuê thương nhân khác thực
hiện việc quảng cáo cho mình và chi trả phí dịch vụ vì việc đó.
+ Cách thức xúc tiến thương mại: Trong hoạt động quảng cáo thương mại, thương
nhân sử dụng sản phẩm sản phẩm và phương tiện quảng cáo để thông tin về hàng hóa
dịch vụ đến khách hàng. Những thông tin bằng hình ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng hóa
dịch vụ cần giới thiệu…được truyền đến công chúng thông qua phương tiện truyền thanh,
truyền hình, ấn phẩm..Đặc điểm này cho phép phân biệt phân biệt quảng cáo thương mại
với những hình thức khác.
+ Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ để
xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân.
Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, thương nhân giới thiệu về một loại hàng
hóa, dịch vụ mới, tính ưu việt về chất lượng, giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sữ
dụng…Như vậy, thương nhân có thể tạo sự nhận biết và kiến thức về hàng hóa dịch vụ,
có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hóa, dịch vụ của công ti khác thông qua
việc nhấn mạnh đặc điểm và những lợi ích của một nhãn hiệu cụ thể ( quảng cáo cạnh

tranh) hoặc thông qua việc so sánh tính ưu việt của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại
(quảng cáo so sánh). Quả thật đây là những lợi thế mà thương nhân có thể khai thác vì nó
có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng nhu cầu tiêu dùng xã hội, bao gồm cả tiêu dùng
cho cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất.7

7

Giáo trình luật thương mại tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2006, tr.154.

GVHD: Phạm Mai Phương

8

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
1.2. Khái quát chung về quảng cáo trên Internet
1.2.1. Khái niệm về quảng cáo trên Internet
Cách đây hơn 70 năm , kể từ khi kỹ nghệ quảng cáo hiện đại ra đời, những người
hoạt động trong nghành này đều phải công nhận rằng quảng cáo chính là sự phản ánh
trực tiếp xã hội đương thời. Một ấn phẩm của công ty quảng cáo N.W.Ayer & Són của
Mỹ năm 1926 viết: “ Mỗi ngày trôi qua, bức tranh về thời đại mà chúng ta đang sống đều
được ghi lại một cách đầy đủ và sinh động trong các mục quảng cáo trên báo và tạp chí”.
Còn giờ đây chỉ với kết nối modem, chúng ta có thể thấy bức tranh ấy ngay trên màn hình
máy tính.8
Quảng cáo trên Internet còn gọi là quảng cáo trực tuyến ra đời khi Internet bắt đầu
xuất hiện, kinh doanh loại hình này có khả năng ảnh hưởng đến thị trường, doanh nghiệp
thu được những lợi nhuận khổng lồ. Quảng cáo trên Internet được hiểu là hoạt động giới
thiệu quảng bá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua công cụ là mạng thông tin máy

tính. Cũng như các loại hình quảng cáo khác quảng cáo trên Internet nhằm cung cấp
thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán. Nhưng quảng cáo
trên các Website khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó
giúp các người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào
quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm từ các quảng cáo online trên Web. Quảng
cáo trên Internet đã tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng
của mình, và giúp họ tiến hành quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người
tiêu dùng. Các phương tiện khác có khả năng nhắm chọn nhưng chỉ có Internet mới có
khả năng tuyệt vời đến thế.9
1.2.2. Các loại hình quảng cáo trên Internet
1.2.2.1. Quảng cáo qua thư điện tử (email)
E-mail đang dần thay thế cách gửi thư qua bưu điện và doanh nghiệp có thể nhanh
chóng gữi thông tin tiếp thị tới hàng loạt địa chỉ e-mail với chi phí rẻ. Một hình thức mà
doanh nghiệp có thể áp dụng là khuyến khích đăng ký nhận bản tin điện tử mà
(Newsletters) nhằm tạo sự chủ động tiếp nhận thông tin cho khách hàng, từ đó tạo tâm lý
thoải mái, thiện cảm với thông tin doanh nghiệp đem đến. Tại Việt Nam, nhiều doanh
nghiệp đã sử dụng hiệu quả hình thức e-mail marketing để tiếp cận khách hàng như
Vietnamworks với bản tin việc làm, Jetstar với bản tin khuyến mãi giá vé máy bay,
Nhommua hay Muachung với các e-mail thông tin về mặt hàng giảm giá. Một điển hình
khác là từ địa chỉ e-mail có cái tên rất kêu Vietnam E-marketing, hàng ngày gửi đi
khoảng hơn hai triệu email tiếp thị với nội dung hấp dẫn như: “ Quý vị đã biết gì về công
nghệ E- marketing chưa?” cũng từ địa chỉ email này, người ta rao bán hơn 2 triệu địa chỉ
email Việt Nam cùng một phần mềm có khả năng gửi 20.000 email/giờ.
8
9

Nhóm tác giả Elicon, Quảng cáo trên Internet, NXB Hà Nội, 2000, tr. 11.
Nhóm tác giả Elicon, Quảng cáo trên Internet, NXB Hà Nội, 2000, tr. 7.

GVHD: Phạm Mai Phương


9

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
Với mức chi phí giá rẻ hình thức quảng cáo qua email hấp dẫn khá nhiều doanh
nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, tiểu thương, cá nhân có nhu cầu mua bán. Quảng
cáo qua email đang đi đến mọi ngóc ngách của cuộc sống bất chấp hiệu quả đo đếm được
như thế nào. Một doanh nghiệp tính toán rằng, để đến với hàng triệu khách hàng, nếu
quảng cáo trên truyền hình phải tốn trung bình 150- 200 đồng/ lượt người xem, báo giấy
80- 100 đồng/lượt người đọc. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì email bộc lộ khá
nhiều bất cập như các loại email gửi với số lượng lớn và không hữu ích với phần lớn
thường được gọi là spam10. Hầu hết người dùng đang bội thực vì email quảng cáo này,
không những thế email còn đang dần trở thành công cụ để lừa đảo trực tuyến như phát
tán virus, khủng bố bom thư, giả mạo lừa đảo người dùng cung cấp mật khẩu, số tài
khoản Ngân hàng. Bên cạnh đó là hàng loạt các thiệt hại ngoài khả năng kiểm soát.
Nguyên nhân là do máy chủ Việt Nam thiếu hệ thống kiểm soát thư rác, thì các hộp thư
miễn phí của nước ngoài như Yahoo, Gmail lại hoạt động khá ổn. 11
1.2.2.2. Quảng cáo thông qua công cụ tìm kiếm
Trung tâm Internet Việt Nam ( VNNIC) cho biết theo kết quả nghiên cứu thì đến
tháng 4/2011 thì Việt Nam có 28,3 triệu người sữ dụng Internet, trong đó có 91% sử dụng
công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin và các sản phẩm. Tại Mỹ, quảng cáo tìm kiếm là
hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất chiếm 46% doanh thu nghành ( 12tỷ
USD/năm 2010). Tuy nhiên ở Việt Nam, quảng cáo tìm kiếm mới chỉ chiếm khoảng 20%
doanh thu nghành tức 100tỷ/năm 2010. Đặc điểm của quảng cáo tìm kiếm là chi phí được
tính theo từng lần nhấp chuột. Chi phí doanh nghiệp phải trả sẽ tính theo số lượt click
chuột vào quảng cáo. Để quảng cáo trên công cụ tìm kiếm một cách hiệu quả thì chúng ta
không thể không nhắc đến hình thức SEM.

SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing liên quan đến nhiều marketing
online. SEM chính là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích là
giúp cho wedsite của bạn đứng đầu ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm
trên Internet, nhằm giới thiệu tới khách hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tùy chiến
lược sản phẩm mà nó có những chiến lược SEM khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất.12
SEM bao gồm SEO và PPC ( pay per click- google adwords).
SEO được viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization ( Tối ưu hóa công cụ
tìm kiếm). SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa
10

“ Spam” được Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13-8-2008 của Chính phủ Về chống thư rác, điều 3, khoản 1
giải thích là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải
tiếp nhận theo quy định của pháp luật. Thư gác trong nghị định này bao gồm thư điện tử rác và tin nhắn rác.
11
Marketing Vietnam, Quảng cáo qua email- đâu là giải pháp?,
[ ngày truy cập 22-8-2014].
12
Nguyễn Minh Cúc, Những kiến thúc cơ bản nhất về SEM, [ Ngày truy cập 23- 8- 2014].

GVHD: Phạm Mai Phương

10

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
wedsite trở lên than thiện với máy chủ tiềm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng wedsite của
bạn trên các công cụ tìm kiếm mà điển hình như Google, Yahoo, Bing…khi người dùng
tìm kiếm với các keyword ( từ khóa) liên quan.13

PPC là hình thức sữ dụng dịch vụ liên kết được tài trợ của các công cụ tìm kiếm nó
xuất hiện bên trên và bên phải của công cụ tìm kiếm. Lợi thế của việc sữ dụng phương
thức PPC là hiệu quả ngay lập tức chứ không mất thời gian như SEO ( SEO phải mất thời
gian từ 2- 4 tháng mới lọt top 10), độ phủ từ khóa rộng, có thể quảng cáo vài chục từ
khóa một lúc, tuy biến quảng cáo nhanh chóng có thể đo được hiệu quả quảng cáo. Theo
hình thức này thì các đơn vị đặt quảng cáo phải chi trả cho bộ máy tìm kiếm một khoản
phí được quy định trên mỗi cú click vào mẫu quảng cáo.
Cả hai hình thức của SEM đều làm tăng lượt truy cập của người dùng vào wedsite
bạn với nội dung họ quan tâm. Qua đó nhận thấy nếu lượng truy cập vào wedsite tăng thì
tiềm năng khách hàng cũng sẽ cao hơn. Ngày nay SEM là hình thức quảng cáo rất có giá
trị trên Internet cùng với mạng xã hội.14
1.2.2.3. Quảng cáo hiển thị
Quảng cáo hiển thị là sự truyền tải thông điệp quảng cáo một cách trực quan bằng
việc sữ dụng văn bản, logo, hình ảnh động, video, hình ảnh, hoặc các phương tiện đồ họa
khác. Quảng cáo hiển thị thường nhắm vào mục tiêu người dùng với những đặc điểm
riêng biệt để tăng hiệu quả quảng cáo. Những người quảng cáo trực tuyến thường( thông
qua máy chủ của họ) thường sử dụng cookies( kỷ thuật để xác định người dùng duy nhất)
để quyết định quảng cáo nào được hiển thị với những khách hàng riêng biệt. Cookies có
thể theo dõi khi nào một người dùng rời trang web mà không mua bất cứ gì, vì thế nhà
quảng cáo có thể tái định vị người dùng với các hiển thị quảng cáo từ những trang mà
người dùng đã từng xem. Quảng cáo hiển thị được xem là hình phát triển sớm nhất trong
lĩnh vực quảng cáo trên Internet và với mức chi phí thấp nó cũng đã cung cấp một phạm
vi rộng hơn so với các diễn đàn. Qua đó có thể quảng cáo bằng cách mua không gian web
hoặc trong một tháng hay một năm tùy thuộc vào nhu cầu quảng cáo của bạn.15
Quảng cáo hiển thị trực tuyến đang là xu hướng nóng nhất trong quảng bá sản
phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Điều này là do thực tế là có một sự gia tăng đáng chú
ý của người sữ dụng internet mổi ngày. Ngày nay có nhiều người đang dựa vào Internet
cho các nhu cầu cơ bản bao gồm cả mua sắm.
1.2.2.4. Quảng cáo đa phương tiện
Quảng cáo đa phương tiện hay thường gọi là Rich Media/Video là hình thức

quảng cáo tương tác, cho phép dựa trên công nghệ nhúng Falsh và Java để kết hợp hình
13

SEM là gì? Tại sao phải làm SEM, [ Ngày truy cập 22-8-2014].
SEM là gì? Vai trò của SEO và PPC trong SEM, [ Ngày truy cập 23-8-2014].
15
Quảng cáo hiển thị, [ Ngày truy cập 29-8-2014].
14

GVHD: Phạm Mai Phương

11

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
ảnh âm thanh và truyền tải nội dung qua Internet băng thông rộng. Sự kết hợp đa phương
tiện đem đến cho Rich media nhiều dạng sản phẩm quảng cáo phong phú như TVC, trò
chơi, flash… Để có thể khai thác loại hình, các site phải cần có hạ tầng kỹ thuật thương
ứng và do đó cửa sổ xem video là một công cụ không thể thiếu.
Các nhà Google, Yahoo, Jupiter Research.. là những nhà cung cấp đi tiên phong
trong việc sử dụng Rich Media khi nhận ra hạn chế của các phương tiện và hình thức
quảng cáo truyền thống. Chẳng hạn, với truyền hình thì hình ảnh sẽ trôi đi không thể
tương tác với TVC mà phải xem đi xem lại nhiều lần mới nhớ tên sản phẩm và doanh
nghiệp. Sau đó tìm hiểu khách hàng lại thông qua những kênh khác. Còn Rich Media với
sức hội tụ sức mạnh đa phương tiện là giải pháp cho bài toán công nghệ quảng cáo
online. Và ngay lập tức nó đã thu hút được sự chú ý của doanh nghiệp và người tiêu dùng
bởi những tiềm năng mà quảng cáo đem lại trên phương tiện truyền thông , những địa chỉ
tiện lợi và có hiệu quả cho các loại hình này là các trang Web chia sẻ video, hoạt hình,

nhạc trực tuyến và đặc biệt là trò chơi trục tuyến. Chúng ta có thể đăng xen sản phẩm,
dịch vụ vào các loại hình này đồng thời xây dựng một số thành phần thích hợp liên quan
đến thương hiệu của bạn.
1.2.2.5. Quảng cáo qua mạng xã hội
Mạng xã hội bao gồm những Website cung cấp các công cụ cho phép mọi người
chia sẻ thông tin với nhau như phim ảnh, trang Web tương tác online với nhau theo nhiều
cách như: bình luận, kết nối, chia sẽ về một nội dung, blog hay trang web nào đó. Những
trang mạng xã hội dần đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với phần lớn các
cư dân mạng bởi những tính năng vượt trội của nó, nhắc đến đây chúng ta không thể bỏ
qua những trang mạng đang làm mưa làm gió với sự nổi tiếng và thành công như
Facebook, Youtube, Myspace, Twitter, Linkedln, Blog Y!360…Các trang mạng này đã
thu hút đông đảo người đăng kí và sử dụng ở mọi lứa tuổi, trung bình mỗi ngày có
khoảng 100 triệu thành viên hoạt động trên facebook, đối với các mạng xã hội khác như
Twitter, my space, Linkedin cũng có con số lên đến vài chục triệu. Đây cũng chính là lý
do mà mạng xã hội trở thành công cụ lý tưởng cho các nhà quảng cáo trực tuyến để thỏa
sức tận dụng và khai thác quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình. Do hình thức quảng
cáo này chỉ bằng những bước cơ bản và hoàn toàn miễn phí thì có thể sở hữu một tài
khoản trên mạng xã hội và khi một thông tin về sản phẩm cũng như dịch vụ được đăng
lên các trang web mạng xã hội, thì nó sẽ được lan truyền nhanh chóng từ người này sang
người khác trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ giúp cho các nhà quảng cáo xây dựng
cộng đồng mạng tính tương hỗ giữa các sản phẩm- khách hàng, khách hàng- sản phẩmkhách hàng thông qua những bình luận, nhận xét và chia sẽ bài viết cho các thành viên
khác từ người sử dụng. Sự phản hồi trực tiếp của khách hàng sẽ giúp cải thiện sản phẩm,
dịch vụ tốt hơn. 16
16

Quảng cáo trên các mạng xã hội, [ Ngày truy cập 1-9-2014].

GVHD: Phạm Mai Phương

12


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo trên Internet
1.2.3.1. Ưu điểm
Khả năng nhắm chọn
Nhà quảng cáo trực tuyến trên mạng có rất nhiều khả năng nhắm chọn mới. Họ có
thể nhắm vào các công ty, các quốc gia hay khu vực địa lý cũng như họ có thể sữ dụng cơ
sỡ dữ liệu để làm cơ sở cho tiếp thị trực tiếp. Họ cũng có thể dựa vào sỡ thích cá nhân và
hành vi của người tiêu dung để nhắm vào đối tượng thích hợp.
Khả năng theo dõi
Quảng cáo trên Internet còn giúp cho các nhà tiếp thị nghiên cứu được xu hướng
thị trường và có thể theo dõi hành vi của người sữ dụng đối với nhãn hiệu của họ và tìm
hiểu sở thích cũng như mối quan tâm của những khách hàng triển vọng . Chúng ta có thể
lấy ví dụ như : một hãng bán điện thoại di động có thể theo dõi hành vi của người sữ
dụng thông qua cái site của họ và xác định xem có nhiều người quan tâm đến quảng cáo
của họ hay không ? Đồng thời qua đó họ cũng có thể xác định được hiệu quả của quảng
cáo thông qua số lần quảng cáo được nhấn, số người mua sản phẩm, và số lần tiến hành
quảng cáo,... để đưa ra phương pháp kinh doanh thích hợp trong từng thời điểm. Nhưng
điều này rất khó thực hiện với các quảng cáo truyền thống như trên tivi, báo chí và bảng
thông báo.
Tính linh hoạt và khả năng phân phối
Một quảng cáo trực tuyến trên mạng luôn luôn hiện diện suốt 24/24 giờ một ngày,
cả tuần, cả năm, điều này rất tiện trong việc cập nhật thông tin mới về sản phẩm hay hủy
bỏ những sản phẩm đã hết hàng. Vì thế bạn chỉ cần 1 thao tác nhấp chuột là món hàng đã
bắt đầu được chuyển tới nhà bạn một cách nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó thì nhà quảng
cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu
tiên và có thể thay thế quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu

quảng cáo trên báo chí, chỉ thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo
tivi với mức chi phí rất cao cho việc thay đổi quảng cáo thường xuyên.
Tính tương tác
Mục tiêu của nhà quảng cáo online là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu
hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng có
thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thỏa mãn thì có thể mua. Ví dụ ,
một quảng cáo cho phần mền máy tính mới ra lò, thì bạn chỉ cần down về bản dùng thử
trong vòng 1 tuần hay hơn ( tùy thuộc vào nhà quảng cáo) sau đó nếu bạn ưng ý thì có thể
mua bản quyền thông qua quảng cáo đó và có thể thanh toán oline. Mặc khác bạn cũng có
thể được đưa tới nơi trưng bày sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp. Nếu bạn
GVHD: Phạm Mai Phương

13

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
thích phần mền đó thì họ có thể mua trực tiếp. Không có loại hình thông tin đại chúng
nào lại có thể dẫn khách hàng từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không
gặp trở ngại nào như mạng Internet.
Nhìn chung hình thức quảng cáo trên Internet đã đem lại rất nhiều lợi ích cho cả
người tiêu dùng lẫn người bán và một điều dễ nhận thấy ở đây là nó rất đa dạng về công
cụ sữ dụng bạn có thể dùng audio, video, blog, email, social media hay newsletters .. cho
quảng cáo trực tuyến chứ không phải mất nhiều công sức để kí hợp đồng, thỏa thuận với
các đói tác truyền thông. Thiết nghĩ trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, thì
thế giới đang được thu nhỏ ngay tại nhà của bạn, bạn chỉ cần ngồi tại nhà mà có thể mua
hay bán bất cứ thứ gì bằng 1 cái lick chuột.17 Để thấy được những ưu điểm đó chúng ta
có thể xem qua bảng so sánh giữa quảng cáo trên Internet với một loại quảng cáo truyền
thông khác mà điển hình là quảng cáo trên truyền hình:

Đề Mục

Quảng cáo Internet

Quảng cáo Truyền hình

Chi phí quảng cáo

Chi phí thấp, khoảng:

Chi phí rất cao, có thể là:

2.000.000VND/tuần

150.000.000VND/phút

Thời gian quảng cáo dài:
Tính theo tuần, tháng, quý,

Thời gian quảng cáo ngắn:

Thời gian quảng cáo

Tính theo phút, giây

năm

Người xem quảng cáo

Tập trung, đúng đối tượng


Phân tán, số lượng đông,
nhưng phần nhiều không
quan tâm đến quảng cáo
xem vì mục đích giải trí.

Thời điểm xem quảng cáo

Bất kì thời điểm nào trong
ngày, truy cập vào Wedsite
là thấy quảng cáo

Cố định theo thời điểm phát
sóng, theo chương trình lên
lịch trước

Tính chủ động khi xem
quảng cáo

Tự nguyện và chủ động dẫn
đến giao dịch thành công
cao

Xem quảng cáo bị động
nhiều khi gây phản cảm,
thường xuyên chuyển kênh
khi đến quảng cáo

Lượng thông tin truyền tải


Không giới hạn

Bị giới hạn do thời gian và
kinh phí

17

Quảng cáo trực tuyến và những điều cần biết, o/internet-marketing/quang-cao-tructuyen-va-nhung-dieu-can-biet.html, [ Ngày truy cập 23-8-2014].

GVHD: Phạm Mai Phương

14

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
Bài viết, hình ảnh, âm
Hình thức truyền tải thông
tin

thanh, Đường link, file đính
kèm,

Hình ảnh, âm thanh

Sau khi quảng cáo

Thông tin có thể lưu lại và
dễ dàng tìm kiếm trên


Thông tin không được lưu
lại trừ khi có kí hợp đồng và

Google

thanh toán chi phí quảng
cáo mới.

1.2.3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bậc của quảng cáo trên Internet thì nó cũng bộc lộ
những điểm hạn chế bởi vì để tiếp cận được với quảng cáo trên Internet thì người dùng
phải có máy tính và máy tính phải được kết nối Internet lien tục hoặc ngắt quãng.
Người dùng phải có kỹ năng duyệt Wed.
Ở các nước phát triển, việc tin tưởng vào quảng cáo và mua hàng trực tuyến rất
phổ biến, còn ở nước ta đây thực sự chỉ là chỉ mới là một xu hướng và chỉ thật sự có hiệu
quả với một số ngành nghề phù hợp.
Các văn bản và chính sách đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều khe hở cho
lừa đảo trực tuyến cũng đang phát triển làm giảm độ tin cậy của quảng cáo trên Internet.
Đây là một phương thức quảng cáo không quá mới mẻ nhưng so với tiềm lực hiện tại
phương thức này vẫn chưa được khai thác nhiều, chất lượng dịch vụ chưa được khai thác
nhiều, chất lượng dịch vụ còn nhiều điều phải bàn cãi. Một khi chọn đã chọn phương
pháp này thì doanh nghiệp phải chấp nhận việc một buổi sáng nào đó, quảng cáo của
mình không hiện trên website đã hợp tác do nguyên nhân: trang web ngưng hoạt động để
bảo trì..
Thời gian quảng cáo trên Internet khá ngắn, khiến cho doanh nghiệp khó đi sâu
vào tâm thức người tiếp nhận, đối với những hình thức quảng cáo doanh nghiệp trên
Internet- trong nhiều trường hợp phương pháp này không hiệu quả vì bị bỏ sót hoặc do
quá dài, người đọc, người xem chỉ đọc sơ lược. Đặc biệt đối với quảng cáo thương hiệu
trên Internet thì nếu có sai sót trong chất lượng hình ảnh so với thực tế, hình ảnh thương

hiệu chắc chắn sẽ không được định vị trong người tiêu dùng.18

18

Quảng cáo trực tuyến, [ Ngày truy
cập 24-8-2014].

GVHD: Phạm Mai Phương

15

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ
QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET
2.1. Những quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại
2.1.1. Các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo thương mại
Có nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại với mục đích
cách thức và mức độ khác nhau đó có thể là: người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ
quảng cáo, người cho thuê phương tiện quảng cáo, người phát hành quảng cáo và người
tiếp nhận quảng cáo.19
2.1.1.1. Người quảng cáo
Theo quy định của Luật Quảng cáo thì người quảng cáo là tổ chức cá nhân có yêu
cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc của bản thân tổ chức, cá nhân
đó.20 Trong quảng cáo thương mại thì người quảng cáo là thương nhân.
Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của
thương nhân nước ngoại được phép hoạt động tại Việt Nam có quyền quảng cáo về hoạt

động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ
quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình.
Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp thực hiện hoạt động
quảng cáo thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại
diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo để thực hiện
quảng cáo cho thương nhân mà mình đại diện.
Thương nhân nước ngoài muốn quảng cáo thương mại về hoạt động kinh doanh
hàng hóa dịch vụ của mình tại Việt Nam thì phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ
quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện. 21
Để thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại thì người quảng cáo có những
quyền như:
Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa , dịch vụ của mình.
Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo.
Được cơ quan có thẩm quyên về quảng cáo của địa phương thông tin về quy
hoạch quảng cáo ngoài trời được phê duyệt.

19

Giáo trình luật thương mại tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2006, tr.158.
Luật Quảng cáo năm 2012, điều 2, khoản 5.
21
Luật Thương mại năm 2005, điều 103.
20

GVHD: Phạm Mai Phương

16

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng



Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
Ngoài các quyền thì người quảng cáo còn có các nghĩa vụ sau:
Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng
cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về
các thông tin đó.
Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phù hợp với nội dung quảng cáo
Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực
hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo
trong trường hợp thuê người khác thực hiện.
Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng
cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.22
Điều kiện để thương nhân có thể tiến hành hoạt động hoạt động quảng cáo hàng
hóa dịch vụ nhằm xúc tiến thương mại: Phải có giấy phép kinh doanh, có giấy chứng
nhận hàng hóa, dịch vụ đăng kí ở Việt Nam, có giấy chứng nhận chất lượng.. do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Ngoài ra khi tham gia hoạt động quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc
biệt thì thương nhân cần phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định cuả pháp luật về y tế; phải
có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ y
tế phê duyệt.
Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật
về y tế.
Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia
dụng và y tế phải có giấy chứng đăng ký lưu hành do Bộ y tế cấp.
Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định
của Luật quảng cáo phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn

thực phẩm đối với nững sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm
dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có
thẩm quyền nước sản xuất và giấy phép lưu hành.
Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất
lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng
ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn
22

Luật Quảng cáo năm 2012, điều 12.

GVHD: Phạm Mai Phương

17

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với những thực phẩm, phụ gia thuộc danh mục
phải công bố tiêu chuẩn.
Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn
hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật.
Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản
xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu.
Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ
thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có
ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ nông nghiệp
và Phát triển nông thông cấp.
Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt
đặc tính của sản phẩm.

Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ cho trồng trọt , thức ăn chăn
nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản
phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.23
2.1.1.2. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
Trong giai đoạn đầu phát triển ban đầu của quảng cáo, những nhà sản xuất kinh
doanh trên thị trường thường tự thực hiện quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ của mình.
Tuy nhiên, khi cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng chuyên môn hóa, đã dần dần hình
thành thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Từ đó xuất hiện nhiều khái niệm như
Theo Luật thương mại thì: Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là hoạt động
thương mại của thương nhân để thực hiện việc quảng cáo thương mại cho thương nhân
khác.24 Bên cạnh đó Luật Quảng cáo cũng có ghi nhận khái niệm về người kinh doanh
dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng
cáo.25 Quá trình thực hiện quảng cáo càng phức tạp thì càng nảy sinh các loại hình dịch
vụ đảm nhận từng khâu một. Trong nghành quảng cáo hiện đại, nhà cung cấp dịch vụ
quảng cáo có thể xếp vào những nhóm như: Dịch vụ đặt chỗ quảng cáo, dịch vụ tư vấn
quảng cáo, dịch vụ thiết kế quảng cáo, dịch vụ sản xuất sản phẩm quảng cáo ( in ấn, chụp
ảnh, làm phim, đặt hàng….), các dịch vụ hỗ trợ khác ( nghiên cứu thị trường, tiếp thị trực
tiếp, ….). Một thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thể cung cấp một hoặc
nhiều dịch vụ quảng cáo. Khi thực hiện dịch vụ quảng cáo của mình họ nằm ở vị trí trung
gian giữa người quảng cáo và người tiếp nhận quảng cáo. Nhưng trên thực tế thì họ được
người quảng cáo trả tiền để thực hiện các dịch vụ quảng cáo vì thế họ ở cùng một bên
23

Luật Quảng cáo năm 2012, điều 20.
Luật Thương mại năm 2005, điều 104.
25
Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh, Nxb Lao động- xã hội, 2008, tr. 33.
24


GVHD: Phạm Mai Phương

18

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại, thực trạng quảng cáo trên Internet
với người quảng cáo trong quan hệ quảng cáo. Do mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với
người quảng cáo, là bên tư vấn ý tưởng quảng cáo hoặc thực hiện quảng cáo cho người
quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo không thể tránh khỏi trách nhiệm liên
đới trong trường hợp quảng cáo sai trái. Theo Luật Quảng cáo thì người kinh doanh dịch
vụ quảng cáo được quyết định hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo,
được người quảng cáo cung cấp thông tin trung thực. chính xác về tổ chức, cá nhân, sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng
cáo, tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch quảng cáo của địa phương và
được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng
cáo ngoài trời, yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo. Bên cạnh thì người kinh doanh
dịch vụ quảng cáo phải hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo,
kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ
quảng cáo, chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện, cung
cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc người
cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật.26
2.1.1.3 Người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo
Người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu địa
điểm, phương tiện quảng cáo.Người cho thuê địa điểm có thể là thương nhân hoặc không
phải là thương nhân. Khắc phục những điểm hạn chế của Pháp lệnh Quảng cáo về tranh

chấp liên quan đến địa điểm quảng cáo gây ra những ảnh hưỡng không nhỏ đến chất
lượng và sự an toàn của phương tiện quảng cáo. Luật Quảng cáo đã quy định bổ sung về
quyền và nghĩa vụ của người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo. Theo đó, người
cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo được lựa chọn người quảng cáo, người kinh
doanh dịch vụ quảng cáo, chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý cho địa điểm quảng cáo,
phương tiện quảng cáo và an toàn của phương tiện quảng cáo; thực hiện đúng ngĩa vụ
trong hợp đồng cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo đã cam kết, liên đới chịu trách
nhiệm trong trường hợp lắp, dựng công trình quảng cáo không đúng với giấy phép xây
dựng hoặc chưa được cấp giấy phép xây dựng.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.27
2.1.1.4. Người phát hành quảng cáo
Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc
trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm
26
27

Luật Quảng cáo năm 2012, điều 13.
Luật Quảng cáo năm 2012, điều 15.

GVHD: Phạm Mai Phương

19

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiếng


×