Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

tuyển tập đề thi ngữ văn theo hướng mới có câu hỏi đọc hiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.28 KB, 55 trang )

ĐỀ sô1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà
hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết
mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với
những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau
với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống
con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa,
những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm
hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau
khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình,
hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người
khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho
người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống
cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà
cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có
kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng
nhiều càng tốt”.
(Trích Về việc đọc sách – Nguồn Internet)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về ý nghĩa của việc đọc sách đối với
lớp trẻ ngày nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão.


Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chi còn anh và em.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Trích Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)
Câu 5: Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,25đ)
Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Tình ta như
hàng cây / Đã qua mùa gió bão / Tình ta như dòng sông / Đã yên ngày thác lũ.

(0,5đ)
Câu 7: .Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn


thơ mang ý nghĩa gì? (0,25đ)
Câu 8: Anh/ chị hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả qua những dòng thơ:
Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh và em
…/Cùng tình yêu ở lại. Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng. (0,5đ)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
“Trước tình trạng xảy ra một số vụ bạo lực học đường trong thời gian gần đây, Bộ Giáo
dục và Đào tạo vừa có công văn đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở
giáo dục tăng cường công tác quản lý học sinh, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, các
buổi chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong việc “nói không với hành
vi bạo lực và tệ nạn xã hội”, phát huy vai trò của học sinh trong việc ngăn chặn, tố giác tội

phạm, tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân, bạn bè để có biện pháp xử lí
kịp thời”.
(Báo Dân trí – ngày 24 tháng 3 năm 2015)
Với những nỗ lực của ngành Giáo dục nhằm ngăn chặn bạo lực học đường như Báo
Dân trí đưa tin, giả sử là một học sinh tham gia Diễn đàn “Nói không với bạo lực” do Đoàn
trường tổ chức, anh/chị hãy viết một bài tham luận (với hình thức bài văn nghị luận khoảng
600 chữ) trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn thơ sau:
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2012)
-HẾTPhần I.
Đọc hiểu
(3,0 điểm)
Câu 1
(0,25)
Câu 2
(0,5)

Câu 3
(0,25)
Câu 4
(0,5)


Hướng dẫn chấm

Điểm

Trả lời đúng theo một trong các cách: Phong cách ngôn ngữ chính
luận/ Phong cách chính luận/ chính luận.
Trả lời sai hoặc không trả lời
Ghi đúng câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Nói tới sách là
nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà
hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau.
Ghi câu khác hoặc không trả lời.
Trả lời đúng theo một trong các cách: Thao tác lập luận phân tích/
thao tác phân tích/ lập luận phân tích/ phân tích
Trả lời sai hoặc không trả lời.
Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng của bản thân,
không lặp lại ý của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải
chặt chẽ, có sức thuyết phục.

0,25
0
0,5

0
0,25
0
0,5


Câu 5

(0,25)
Câu 6
(0,5)

-Với những trường hợp sau:
+ Nêu ý nghĩa của việc đọc sách nhưng không phải là quan điểm
riêng của bản thân mà lặp lại ý của tác giả trong đoạn trích đã cho.
+ Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng nhưng không
hợp lí, không thuyết phục.
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục.
+ Không có câu trả lời.
Trả lời đúng theo một trong các cách: thơ ngũ ngôn/ thơ tự do
Trả lời sai hoặc không trả lời

0

0,25
0

Trả lời đúng 3 biện pháp tu từ trong các biện pháp tu từ được sử

0,5

dụng:
+ so sánh: Tình ta như hàng cây / Tình ta như dòng sông

+ ẩn dụ: mùa gió bão/ ngày thác lũ
+ điệp cấu trúc: Tình ta như…/ Đã qua… Đã yên…
Trả lời đúng 1 -2 biện pháp tu từ trong số nêu trên.


Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 7
(0,25)

Câu 8
(0,5)

Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” lặp lại hai lần
trong đoạn thơ có ý nghĩa: khẳng định tình yêu thủy
chung, bền chặt, không thay đổi.
Trả lời đúng:

- Với những trường hợp:
+ Trả lời sai hoặc chung chung, không rõ ý.
+ Không trả lời
- Trả lời đúng về quan niệm về tình yêu của tác giả:

Dù vạn vật có
vận động, biến thiên nhưng có một thứ bất biến, vĩnh
hằng, đó chính là tình yêu. Tình yêu đích thực vượt qua
thời gian và mọi biến cải của cuộc đời. (Có thể diễn đạt theo
cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục).
- Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả: (đúng hay sai, phù hợp
hay không phù hợp,.. như thế nào?).
- Với những trường hợp:
+ Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả hoặc nhận xét theo hướng
trên.
+ Hoặc nêu chưa đầy đủ quan niệm của tác giả theo hướng trên
nhưng nhận xét có sức thuyết phục.
- Với những trường hợp:

+ Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét hoặc
ngược lại;
+ Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc
nhận xét không có sức thuyết phục;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý;
+ Không có câu trả lời.

II. Làm
văn.
7,0 điểm

0,25
0
0,25

0
0,5

0,25

0


Câu 1
(3,0 đ)
a. 0,5 đ

b. 0,5 đ

c.1,0 đ


Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng
bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy
đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên
kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài,
Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn
đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ
với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn
đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các
phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ
có 1 đoạn văn
- Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả
bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những nỗ lực nhằm ngăn chặn
bạo lực học đường – “Nói không với bạo lực”
- Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. (Bạo lực
học đường)
- Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận
điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử
dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa
nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống,
cụ thể và sinh động.
- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Làm rõ thực trạng : nêu được cách nhìn nhận của riêng mình về
vấn nạn bạo lực học đường hiện nay, những băn khoăn, lo ngại của
dư luận xã hội về tình trạng bạo lực học đường gia tăng và phức tạp

và những nỗ lực của ngành Giáo dục.

0,5

0,25
0
0,5
0,25
0
1,0

+ Làm rõ vấn đề đặt ra: Hiểu “Nói không với bạo lực” là muốn
nói đến thái độ quyết liệt với bạo lực – cụ thể là bạo lực học đường,
là quyết tâm ngăn chặn và đấu tranh giữ cho môi trường học đường
thực sự là ngôi nhà chung ấm áp, thân thiện, an toàn cho tất cả các
thành viên.
+ Bàn luận: bày tỏ sự đồng tình đối với vấn đề được nêu: “Nói
không với bạo lực”, đưa được những dẫn chứng mang tính thời sự
(vụ đánh hội đồng ở Cần Thơ, vụ bạo hành khiến nạn nhân mất khả
năng nói, vụ cô giáo rượt đuổi học trò…), phân tích những hậu quả
của nó để thấy được ý nghĩa của vấn đề mà diễn đàn nêu ra và đưa
được những giải pháp cụ thể và thiết thực …. Lập luận phải chặt chẽ,
có sức thuyết phục.
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung
quanh làm sao để “phát huy vai trò của học sinh trong việc ngăn
chặn, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối
với bản thân, bạn bè”
- Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận

0,75



d. 0,5 đ

e. 0,5 đ

Câu 2
(4,0 đ)

a. 0,5

b. 0,5

c. 2,0

điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên
kết chưa thật chặt chẽ.
- Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên
- Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên
- Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên
- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử
dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); thể hiện được dấu
ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc, thể hiện ý phản biện
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số
suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và
pháp luật.
- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm
và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật.

- Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không
đáng kể)
- Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng
bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy
đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học
tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,
từ ngữ, ngữ pháp.
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài,
Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn
đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ
với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn
đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các
phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1
đoạn văn.
Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài
viết chỉ có 1 đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tính dân tộc của thơ Tố Hữu
qua 8 dòng đầu bài thơ Việt Bắc.
- Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. (đoạn
thơ hoặc tính dân tộc trong thơ Tố Hữu)
- Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận
điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử
dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và
đưa dẫn chứng
- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
+ Bàn luận về tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn thơ:
Ý1. Sơ lược về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu:

0,5
0,25
0
0,5

0,25
0
0,5
0,25
0

0,5

0,25
0
0,5
0,25
0
2,0


- Tính dân tộc là những dấu ấn độc đáo, không lặp lại, biểu hiện
những gì là bản sắc, là những nét riêng biệt đặc thù của một dân tộc.
Tính dân tộc trong văn học được thể hiện ở phương diện nội dung và
nghệ thuật.
- Tính dân tộc trong thơ thơ Tố Hữu:

+ Ở phương diện nội dung: phản ánh những vấn đề của hiện thực đời
sống cách mạng, những tình cảm chính trị có sự gắn bó, hòa nhập với
truyền thống tình cảm và đạo lí của dân tộc.
+ Ở phương diện nghệ thuật: sử dụng các thể thơ dân tộc, lối nói
truyền thống của dân tộc (cách so sánh, ẩn dụ, hiện tựợng chuyển
nghĩa, cách diễn đạt gần với ca dao dân ca).
Ý2. Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đọan thơ:
- Ở phương diện nội dung: Đoạn thơ tái hiện cuộc chia tay lưu luyến
giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ cách mạng.
 Bốn câu thơ đầu là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở lại,
khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội
nghĩa tình, thể hiện tâm trạng nhớ thương, tình cảm gắn bó, thủy
chung của quê hương Việt Bắc, con người Việt Bắc dành cho người
về xuôi.
 Bốn câu sau là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi: tâm
trạng bâng khuâng, bồn chồn đầy lưu luyến, bịn rịn của người kháng
chiến đối với cảnh và người Việt Bắc.
 Nghĩa tình sâu nặng của người kháng chiến đối với chiến khu Việt
Bắc, của quần chúng đối với cách mạng trong thơ Tố Hữu là sự kế
thừa tình cảm, đạo lý sống của con người Việt Nam “Uống nước nhớ
nguồn”, ân nghĩa thủy chung.
- Ở phương diện nghệ thuật:
 Thể thơ lục bát: Tố Hữu đã vận dụng và phát huy được ưu thế của
thể thơ lục bát, một thể thơ dân tộc có nhạc điệu nhẹ nhàng, uyển
chuyển rất phù hợp để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của kẻ ở, người về.
 Kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao.
 Sử dụng tài tình đại từ mình – ta.
 Lối nói truyền thống được thể hiện qua biện pháp hoán dụ. Câu thơ
giàu nhạc điệu với hệ thống từ láy, cách ngắt nhịp…
 Tất cả đã làm nên giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết. Đoạn

thơ là khúc hát ru kỉ niệm, khúc hát ân nghĩa, ân tình.
Ý3. Đánh giá
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ Việt Bắc nói chung là minh chứng
cho sự thành công của thơ Tố Hữu trong việc kết hợp hai yếu tố:
Cách mạng và Dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca.
- Tính dân tộc là một trong những đặc điểm nổi bật làm nên phong
cách thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp của thơ ca truyền thống
nhưng vẫn mang đậm hồn thơ của thời đại Cách mạng.
- Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận
1,5 –
điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên
1,75
kết chưa thật chặt chẽ.
- Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
1,0- 1,25
- Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên
0,5–0,75
- Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
0


d. 0,5

e. 0,5

- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử
dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); văn viết giàu cảm
xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong
quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số
suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và
pháp luật.
- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm
và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật.
- Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không
đáng kể)
- Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

0,25
0
0,5
0,25
0

ĐỀ SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất
giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và
ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo
đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ
người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng
giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự
tự do của mình...”


(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân tộc
trong bối cảnh hiện nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên.
Biển ồn ào, em lại dịu êm


Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên.
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên....

(Trích Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)
Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 6. Chỉ ra 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “ Anh như con tàu,
lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên.” (0,25 điểm)

Câu 7. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 8. Nêu cảm nhận của anh/ chị về câu thơ “Biển một bên và em một bên” trong đoạn thơ.

Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm)
Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản
lĩnh.

Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
trên.
Câu 2 (4.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai nhân vật: nhân vật Tnú trong truyện ngắn
“Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành và nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những
đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai, Nhà
xuất bản giáo dục, 2014).
- - - - -Hết- - - - Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh…………………………………..SBD:…………………….

SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẢNG NINH

ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM


TRƯỜNG THCS&THPT NGUYỄN BÌNH
---------------

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút


Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: Phong cách ngôn ngữ chính luận.

- Điểm 0,25: Nêu đúng phong cách ngôn ngữ;
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận/ thao tác bình luận/ lập
luận bình luận/ bình luận.

- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo một trong các cách trên;
- Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3: Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc
lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.

- Điểm 0,25: Ghi lại đúng câu văn trên;
- Điểm 0: ghi câu khác hoặc không trả lời.
Câu 4: Thí sinh nêu được quan điểm của bản thân về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện
nay, không nhắc lại quan điểm của tác giả đã nêu trong đoạn trích. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức
thuyết phục.

- Điểm 0,5: Nêu được quan điểm của bản thân về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh
hiện nay; viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu về hình thức.
- Điểm 0,25: diễn đạt được 1 số ý nhưng chưa đảm bảo cấu trúc đoạn văn.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Không nêu được quan điểm của bản thân, hoặc nhắc lại quan điểm của tác giả trong
đoạn trích;
+ Nêu quan điểm của bản thân nhưng không hợp lý;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ràng, không thuyết phục;
+ Không trả lời.
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.


- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 6: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là: biện pháp so sánh (ở dòng thơ Anh như
con tàu), ẩn dụ/điệp ngữ/điệp cấu trúc câu(trong câu Biển một bên và em một bên)

- Điểm 0,25: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ;
- Điểm 0,125: Trả lời đúng 1 trong 3 biện pháp tu từ theo cách trên


- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 7:

+ Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là anh – người lính biển.
+ Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ kể về phút chia tay của nhân vật anh (của tác giả)
với nhân vật em để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển. Phút giây đó có sự hòa
quyện tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương; đồng thời, nhắn nhủ anh không cô độc vì
được sống trong tình em và tình biển, tình quê hương.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng cả 2 ý trên (Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải có sức
thuyết phục)
- Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa rõ ý;
- Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời.
Câu 8: Thí sinh nêu được cảm nhận của bản thân về nội dung của câu thơ (nhấn mạnh sự hòa quyện
giữa tình cảm cá nhân và tình cảm cộng đồng). Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

- Điểm 0,5: Nêu được cảm nhận của bản thân về nội dung của câu thơ, viết đoạn văn đảm
bảo yêu cầu về hình thức.
- Điểm 0,25: diễn đạt được 1 số ý nhưng chưa đảm bảo cấu trúc đoạn văn.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Cảm nhận không đúng nội dung của câu thơ của tác giả; hoặc cảm nhận không rõ
ràng, không thuyết phục;

+ Không có câu trả lời.
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn
bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên
kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết
chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện
được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.


- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự
hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn
chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giải thích ý kiến:
++ Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con người không mong muốn trong cuộc
sống. Ví dụ: ốm đau, tai nan, chiến tranh, xung đột,…
++Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản
lĩnh: nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không chỉ hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm của mình và của
người mà quan trọng hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc sống. .
=> Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của con người.
+ Phân tích, bình luận ý kiến:
++ Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống.
++ Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người khác, thấy được tình cảm của tập
thể và cả dân tộc.
++ Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ được tầm vóc của trí tuệ và
bản lĩnh của mình.
++ Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo, sáng
suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng.
+ Bài học nhận thức và hành động:
++ Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua nghịch cảnh.
++ Cần

dũng cảm đương đầu với sóng gió, thất bại, gặp khó khăn không bi quan, chán nản

++ Dũng cảm thay đổi lối sống, suy nghĩ để thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt
++ Cần linh hoạt, nhạy bén khi gặp trở ngại, đứng lên sau mỗi lần vấp ngã


++ Sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch cảnh với cả cộng đồng.

- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải
thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ
riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm)
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập
văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn
học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết
chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện
được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1

đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Vẻ đẹp của hai nhân vật: nhân vật Tnú trong truyện
ngắn “Rừng xà nu” và nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”.


- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự
hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):

- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về 2 nhà văn Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, 2 tác phẩm: Rừng xà nu, Những
đứa con trong gia đình và 2 nhân vật Tnú và Việt.
+ Điểm chung giữa hai nhân vật:
++ Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của
quê hương, của dân tộc: Tnú là người con của làng Xô man, nơi mọi người đều hướng về cách
mạng, tin tưởng Đảng “ Đảng còn, núi nước này còn”. Việt sinh ra trong gia đình có truyền
thống yêu nước, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng,má là người phụ nữ Nam bộ kiên
cường trong đấu tranh, hai chị em tiếp nối ba má
++ Họ đã chịu nhiều bi kịch thương đau do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất
mát của cả dân tộc: Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn bằng “ trận mưa cây sắt”, bản
thân bị giặc đốt cháy mười đầu ngón tay; Việt chứng kiến cái chết của ba má- ba bị chặt
đầu, ,má chết vì đạn giặc.
++ Họ đã biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu và chiến thắng: Tnú lên đường đi
“ lực lượng”; Việt vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu
vì sức mạnh của lòng căm thù, vì tình yêu thương: Tnú dùng bàn tay tàn tật của mình bóp cổ
tên chỉ huy đồn giặc; Việt rượt đuổi, tiêu diệt được xe bọc thép của địch.
++ Họ đều mang phẩm chất của người Việt Nam kiên gan trong cuộc chiến chống thù:

Tnú từ nhỏ đã gan góc, dũng cảm, mưu trí (xé rừng, lội chỗ nước sâu khi đi liên lạc, bị giặc
bắt, đầy những vết dao chém trên lưng vẫn không khai cộng sản. Vượt ngục, lãnh đạo dân làng
mài giáo gươm, bị đốt mười đầu ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt quân thù). Việt bị
thương rất nặng trong trận đánh, lạc mất đồng đội vẫn chắc tay súng quyết tâm sống mái với kẻ
thù. Việt hồn nhiên, vô tư nhưng trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế của
người anh hùng.
++ Họ đều là những con người rất giàu lòng yêu thương. Ở Tnú là tình cảm với vợ con, tình
cảm với buôn làng, quê hương. Ở Việt là tình cảm với gia đình (chị Chiến, ba má, chú Năm), tình cảm
với đồng đội...


+ Về sự khác biệt ở hai nhân vật:

++ Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên, được đặt trong
mối quan hệ sâu sắc với buôn làng, rừng xà nu, quan hệ cá nhân trong đời sống chung của cộng
đồng, qua lời kể mang âm hưởng của lối kể “Khan”; đặc biệt hình ảnh bàn tay gây ấn tượng
đậm nét và sâu sắc.
++Việt toát lên vẻ đẹp của người con anh hùng trong một gia đình nông dân Nam bộ có
truyền thống yêu nước, đặt trong mối quan hệ giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân
tộc, qua lối trần thuật của chính nhân vật lúc bị thương lạc mất đồng đội, ở giữa chiến trường,..
+ Đánh giá chung:
++ Hai nhân vật góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của truyện
++ Vẻ đẹp của hai nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Việt Nam, chủ nghĩa
anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
++ Khẳng định vị trí của 2 nhân vật trong lòng người đọc, rút ra bài học cho bản thân.
- Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm
(phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có
quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ
riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả.
ĐỀ SÔ 4


Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí
quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây. Hang Sơn
Đoòng dài khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và dòng sông. Không gian bên trong hang có
thể chứa được... một tòa nhà 40 tầng.
Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động
Sơn Đoòng không phải theo cách truyền thống - đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo
thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại. Với "siêu hang
động" Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác.
Sơn Đoòng nằm trên một đường đứt gãy hướng Bắc - Nam, chính trục đứt gãy này tạo

điều kiện cho hang động lớn nhất thế giới này hình thành một cách mạnh mẽ qua dòng chảy
không gì cản được của dòng nước lũ và bào mòn thành hang động tuyệt vời mà các nhà khoa
học gọi là “Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này
không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này”.
(Theo dulich.dantri.com.vn ngày 17/05/2015)
Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,25 điểm)
Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 4. Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc và
suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với các danh thắng thiên nhiên của đất nước. (0,5
điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
... Hạt gạo làng ta
Có bão tháng Bảy
Có mưa tháng Ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
(Trích Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
Câu 5. Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. (0,25 điểm)
Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”? (0,25
điểm)
Câu 7. Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Nước như
ai nấu/Chết cả cá cờ. (0,5 điểm)
Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có
của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn
thơ trên. (0,5 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
“Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì”. Đó là
chia sẻ của Nguyễn Thị Ánh Viên sau khi giành huy chương vàng và phá kỉ lục SEA Games ở
nội dung 200m bơi bướm chiều ngày 9 tháng 6 năm 2015.
Từ chia sẻ trên của Ánh Viên, anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày
suy nghĩ về sự nỗ lực của con người trong cuộc sống.


Câu 2 (4,0 điểm):
Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Bài thơ thể hiện quan niệm rất
mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu. Lại có ý kiến khác cho rằng: Bài thơ thể hiện
quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống.
Từ cảm nhận về bài thơ, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm).
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí; phong cách ngôn ngữ khoa học; phong cách ngôn ngữ
báo chí kết hợp phong cách ngôn ngữ khoa học .
- Điểm 0,25: trả lời đúng một trong ba phương án trên
- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2. Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích là: “Huyền bí và mênh mông đủ làm
choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà
du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây.”
- Điểm 0,25: Ghi lại đúng câu văn trên
- Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời
Câu 3. Phương thức biểu đạt chủ yếu: thuyết minh
- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4. HS có thể có những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, nhưng cần nêu bật được: Cảm xúc

yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng cũng như những danh thắng thiên nhiên
khác có trên đất nước. Từ đó, nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và
huy những vẻ đẹp đó; đồng thời, phải có những hành động thiết thực để bảo tồn cũng như
quảng bá các di sản thiên nhiên của đất nước.
- Điểm 0,5: HS trình bày được cảm xúc và suy nghĩ đúng đắn của bản thân
- Điểm 0,25: Chỉ nêu được cảm xúc hoặc chỉ bày tỏ được suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân
- Điểm 0: Cảm xúc và suy nghĩ không đúng đắn hoặc không có câu trả lời
Câu 5. Hình ảnh đối lập: Cua ngoi lên bờ - Mẹ em xuống cấy
- Điểm 0,25: trả lời đúng như trên
- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động
vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh
thần.
- Điểm 0,25: Trả lời được những nội dung trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí,
thuyết phục
- Điểm 0: Trả lời sai nội dung hoặc không trả lời
Câu 7. Phép tu từ so sánh: Nước như ai nấu.
Hiệu quả: làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng của nước – mức độ
khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân.
- Điểm 0,5: Nêu đầy đủ phép tu từ và phân tích hiệu quả biểu đạt
- Điểm 0,25: Chỉ nêu được phép tu từ, không phân tích được hiệu quả biểu đạt (hoặc phân tích
sai)
- Điểm 0: Trả lời sai hoàn toàn hoặc không trả lời
Câu 8. HS có thể có những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần bày tỏ được thái độ tích cực: nâng
niu, trân trọng những sản phẩm lao động; biết ơn và quý trọng những người đã làm ra những


sản phẩm ấy.
- Điểm 0,5: Trình bày được quan điểm cá nhân hợp lí, thuyết phục
- Điểm 0,25: Câu trả lời còn chung chung, chưa rõ ý

- Điểm 0: Không có câu trả lời
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
* Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để
tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; điễn đạt trôi
chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt
chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được
nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự nỗ lực của con người trong cuộc sống
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai
các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận); biết
kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể
và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích:
“Nỗ lực”: là cố gắng đem hết công sức ra để làm việc gì đó; là toàn tâm toàn ý theo
đuổi điều mình muốn và ráng sức biến điều đó thành hiện thực.
+ Phân tích – chứng minh:

++ Trong cuộc sống, mỗi người đều mong muốn có được những thành công nhất định.
Song thành công không phải tự nhiên mà có. Đó là thành quả của cả một quá trình cố gắng, nỗ
lực phấn đấu của bản thân mỗi người.
++ Sự nỗ lực trong cuộc sống của con người được biểu hiện rất đa dạng, phong phú: nỗ
lực trong học tập; nỗ lực trong lao động sản xuất; nỗ lực trong thi đấu thể thao; nỗ lực trong
nghiên cứu khoa học...
++ Sự nỗ lực của mỗi người sẽ mang lại những hiệu quả to lớn không chỉ cho cá nhân
mà còn góp phần cải tạo cuộc sống của cả cộng đồng.
+ Bình luận:
++ Khẳng định sự nỗ lực là rất cần thiết đối với cuộc sống mỗi người.
++ Ca ngợi những tấm gương không ngừng cố gắng, phấn đấu và đã gặt hái được thành
công như Nguyễn Thị Ánh Viên...
++ Cần biết phê phán một thực tế: trong xã hội vẫn còn biết bao kẻ lười nhác, không tự
đặt ra mục tiêu nào để phấn đấu, ngại cố gắng vươn lên mà lại muốn có được ánh vinh quang
của thành công.
+ Bài học nhận thức và hành động:


(HS có thể có những suy nghĩ và diễn đạt khác, nhưng phải hợp lí và có sức thuyết
phục).
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích,
phân tích, bình luận) còn chưa được đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
4. Sáng tạo (0,5 điểm).
- Điểm 0,5 : Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và
các yếu tố biểu cảm,…); có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng

sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2 (4,0 điểm):
* Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để
tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng
cảm thụ văn học tốt; điễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ,
ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt
chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn
tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bài thơ Sóng thể hiện quan niệm về tình yêu
của Xuân Quỳnh: vừa truyền thống, vừa hiện đại, mới mẻ.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai
các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa

nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
++ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các
nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, thể hiện vẻ đẹp
tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đắm thắm và


luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
++ Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, là bài
thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập
Hoa dọc chiến hào (1968).
+ Giải thích 2 ý kiến:
++ Quan niệm mới mẻ, hiện đại là quan niệm ngày nay, quan niệm của n hững người có
đời sống văn hóa, tinh thần tự do, dân chủ và không bị ràng buộc ý thức hệ tư tưởng phong
kiến.
++ Quan niệm truyền thống là quan niệm có từ xưa, được bảo tồn trong cuộc sống hiện
đại, trở thành nét đặc trưng về tư tưởng, văn hóa của một cộng đồng dân tộc.
+ Cảm nhận về bài thơ:
++ Bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu
+++ Tình yêu là trạng thái tâm lí phong phú, đa dạng, luôn chứa đựng những biến động
thao thức, bất thường; vừa nồng nàn, táo bạo, tha thiết; vừa tỉnh táo, đắm say.
+++ Trong tình yêu, người phụ nữ không cam chịu, nhẫn nhục mà luôn chủ động, khao
khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt, đồng cảm, bao dung; dám sống hết mình cho tình yêu,
hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.
++ Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống
+++ Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách.
+++ Tình yêu gắn liền với lòng chung thủy, đức hi sinh, yêu thương gắn bó, khát vọng
về một mái ấm gia đình hạnh phúc.
++ Nghệ thuật thể hiện

+++ Bài thơ có âm hưởng vừa dạt dào sôi nổi vừa êm dịu, lắng sâu. Kết cấu song trùng
hai hình tượng sóng và em giúp người phụ nữ biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn và những quan niệm
về tình yêu vừa mới mẻ, hiện đại, vừa sâu sắc mang tính truyền thống.
+++ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, cách ngắt nhịp linh hoạt, nghệ thuật so sánh, nhân
hóa, ẩn dụ được sử dụng sáng tạo, tài hoa.
+ Bình luận hai ý kiến
++ Cả hai ý kiến đều đúng. Bài thơ Sóng thể hiện rất rõ những quan niệm mang tính mới mẻ,
hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, nồng nàn, đắm say, mãnh liệt của Xuân Quỳnh về tình
yêu. Nhưng mặt khác, quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có gốc rễ sâu xa trong tâm thức
dân tộc. Vì thế thơ Xuân Quỳnh nói chung và bài thơ Sóng nói riêng tạo được sự đồng điệu
tâm hồn của nhiều thế hệ độc giả.
++ Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về vẻ
đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: vừa truyền thống, vừa hiện đại.
(HS có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác, nhưng phải hợp lí và có sức thuyết
phục).
- Điểm 1,5 – 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân
tích, bình luận) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 - 1,25: Đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 – 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.


4. Sáng tạo (0,5 điểm).
- Điểm 0,5 : Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và
các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện sự tinh tế, khả năng cảm thụ văn học
tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp
luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

ĐỀ 6
Câu I. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
…Không những là người cán bộ đã dành trọn cả một đời vì Đảng, vì dân, đồng chí Nguyễn
Bá Thanh còn là một người con hết mực hiếu thảo, một người chồng thủy chung, một người anh,
một người cha, một người ông mẫu mực, hết lòng thương yêu vợ, thương yêu các con, các cháu...
mãi mãi là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.
Với những công lao cống hiến to lớn của mình, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã được Đảng,
Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng
Nhất, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước; nhưng cao
quý nhất và đáng tự hào nhất, chính là tấm huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ,
đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí…
( Trích Điếu văn tại lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng,
Trưởng ban Nội chính Trung ương - Báo điện tử INFONET giới thiệu ngày 16/02/2015).
Trả lời các câu hỏi sau:
1/- Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên.
2/- Nêu nội dung chính của văn bản.
3/- Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu văn “cao quý nhất và đáng tự hào nhất, chính
là tấm huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng
như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí” .Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?
Câu II. (3,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lời

khuyên sau đây: “Hãy vui với người đang vui, hãy khóc với người đang khóc!”.
Câu III. (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: ở truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân chú tâm miêu tả kĩ lưỡng hiện thực
tàn khốc trong nạn đói thê thảm mùa xuân 1945. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Ở tác phẩm này, nhà
văn chủ yếu hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói
khát, xác xơ của họ.
Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
………………..Hết………………..


Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh:……………………………Số báo danh:……………………Lớp: ……
Chữ ký giám thị 1:…………………………Chữ ký giám thị 2:………


HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN – BIỂU
ĐIỂM
Câu
I.

Ý
1

Nội dung
Trả lời đúng các yêu cầu sau
Phong cách ngôn ngữ trong văn bản:
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

(Cho điểm tối đa khi học sinh nêu đúng 2 trong 3 phong cách trên)

Điểm
2,0
0,5

2

Nội dung chính của văn bản:
0,5
- Thương tiếc và ca ngợi đồng chí Nguyễn Bá Thanh là một người cán bộ cách
mạng kiên trung, một người con, người chồng, người anh, người cha, người ông
mẫu mực.
- Những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao tặng để ghi nhớ
công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Bá Thanh.

3

- Biện pháp tu từ về từ trong câu văn : Ẩn dụ: tấm huân chương của lòng dân
0,25
- Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là ca ngợi, tin tưởng, ngưỡng mộ và tri 0,75
ân vô hạn của nhân dân trước những đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Bá
Thanh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.(0,5đ)
Yêu cầu chung:
3,0
a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo
lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp, chính tả, .
b.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song
nhất thiết lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, thuyết phục; cần làm rõ các ý chính sau:


II.

1

2

3

Yêu cầu cụ thể:
1- Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận
(Dẫn dắt, dẫn lại câu nói, thực chất ý nghĩa của lời khuyên: kêu gọi, nhen ươm sự sẻ
chia, đồng cảm giữa con người với con người)
2-Thân bài: Giải thích và bàn luận
a- Giải thích ý kiến: Cần quan tâm đến người chung quanh bằng sự đồng cảm, sẻ
chia với những vui /buồn, hạnh phúc/ khổ đau, thành công/ thất bại, gian khó, hoạn
nạn...của họ
b- Bàn luận ý kiến:
- Hãy vui với người đang vui: Sự sẻ chia, đồng cảm của người chung quanh có tác
dụng cổ vũ, khích lệ để họ có thêm động lực ý chí để vươn đến thành công, hạnh
phúc cao hơn (Nêu dẫn chứng)
- hãy khóc với người đang khóc : Sự sẻ chia, đồng cảm của người chung quanh có
tác dụng động viên, nâng đỡ để họ vượt qua trạng thái bi quan, nặng nề, tiếp tục nỗ
lực để có được niềm vui thành công và hạnh phúc trong tương lai (nêu dẫn chứng).
- Khẳng định lời khuyên trên là lời kêu gọi, nhen ươm cho cách sống đúng và đẹp.
- Phê phán hiện tượng thờ ơ, vô cảm với người chung quanh, lối sống ích kỉ chỉ biết
đến lợi ích riêng mình (dẫn chứng).
3- Kết bài: Khái quát vấn đề, liên hệ, rút ra bài học cho bản thân

0,5


0,5

1,5

0,5


III.

1

2

3

4

5

Cảm nhận về truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân và bình luận các ý kiến…
Yêu cầu chung
- Thí sinh biết huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo
lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài nghị luận văn
học.
- Thí sinh có thể cảm nhận và lí giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí
lẽ, có căn cứ xác đáng và bám sát văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Vài nét về tác giả Kim Lân
- Vài nét về tác phẩm “Vợ nhặt”

- Giới thiệu hai ý kiến
Thân bài
Giải thích ý kiến
- “Hiện thực tàn khốc” là toàn bộ hiện thực đời sống vô cùng khắc nghiệt, gây hậu
quả nghiêm trọng, đau xót. Ý kiến thứ nhất coi việc tái hiện không khí bi thảm
trong nạn đói mùa xuân 1945 là cảm hứng chủ đạo của nhà văn Kim Lân khi viết
“Vợ nhặt”.
- “Vẻ đẹp tiềm ẩn” là vẻ đẹp của đời sống nội tâm, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp của đạo
lí, tình nghĩa,…còn ẩn giấu bên trong cái vẻ ngoài tầm thường, xấu xí. Ý kiến thứ
hai coi việc phát hiện, ngợi ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn con
người mới là cảm hứng chủ đạo của nhà văn trong tác phẩm “Vợ nhặt”.
Cảm nhận về tác phẩm “Vợ nhặt”
- Trong “Vợ nhặt”, Kim Lân chú tâm miêu tả hiện thực tàn khốc khi nạn đói thê
thảm mùa xuân 1945 diễn ra:
+ Hiện thực đói khát tàn khốc khiến ranh giới của sự sống và cái chết trở nên hết
sức mong manh.
+ Hiện thực đói khát tàn khốc hiện diện qua cả hình ảnh, âm thanh, mùi vị.
+ Hiện thực tàn khốc khiến giá trị con người trở nên rẻ rúng.
+ Hiện thực tàn khốc khiến con người sống cuộc sống không ra người.
- Ở “Vợ nhặt”, Kim Lân càng chú tâm thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn ở những người dân
nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ.
+ Vẻ đẹp của đạo lí, của tình người.
+ Vẻ đẹp ở ý thức, trách nhiệm đối với gia đình.
+ Vẻ đẹp ở niềm tin mãnh liệt vào tương lai, tin vào sự sống.
Bình luận về ý kiến
- Trong “Vợ nhặt”, quả thực Kim Lân có miêu tả hiện thực tàn khốc trong nạn đói
1945, nhưng nhà văn vẫn chủ yếu hướng vào thể hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn của
người lao động. Chính nhiệt tình ngợi ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm
hồn, vẻ đẹp nhân phẩm và đạo lí của người dân xóm ngụ cư mới là cảm hứng chủ
đạo của nhà văn và từ đó tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm.

- Hai nhận định trên về truyện ngắn “Vợ nhặt” tuy có điểm khác nhau nhưng không
hề đối lập. Trái lại, hai ý kiến cùng làm nổi bật giá trị của tác phẩm cũng như tư
tưởng của Kim Lân qua truyện ngắn này.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

5,0

0,5

0,5

2,5

1,0

0,5

ĐỀ 7
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:
Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan sức


cho dân để kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc,
mà không biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi trọng
sức dân để giữ nước, chống giặc.
Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người nói:
phải “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm
những việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.
(Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)

Câu 1. Đặt nhan đề cho phần trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào
đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng. (0,25 điểm)
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 8:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 4. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất. (0,25)
Câu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai. (0,25 điểm)
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên? (0,5 điểm)
Câu 7. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
(0,5 điểm)
Câu 8. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời
trong khoảng 6-8 dòng. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng bạo lực học
đường và phương châm hành động: “Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học sinh hiện
nay.


Câu 2. (4,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp độc đáo của hai đoạn văn sau:
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng
vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như
một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có
lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm
thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ
mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn
cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm
được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là
thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca
của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc
vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi
màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình
như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một
tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về
mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông
Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn
hóa xứ sở.
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng phủ Ngọc Tường)
-------HẾT----------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN

THI THỬ LẦN 2

KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài:180 phút
----------ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM (Gồm 5 trang)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Nhan đề: Lấy dân làm trọng/ Vì dân/ Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh.
- Điểm 0,5:
+ Trả lời đúng theo một trong các cách trên;
+ Nhan đề khác nhưng hợp lí.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.


×