MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................2
I. KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN ...............................................3
1)ĐỊNH NGHĨA........................................................................................3
2)NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN........3
3)NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM...4
II.SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN.......5
2.1 SỰ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN....................................5
2.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN .........................6
III. THỰC TRẠNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
.....................................................................................................................10
1)MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
HIỆN NAY .............................................................................................10
2)CHÂN DUNG VỀ CUỘC SỐNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN
NAY........................................................................................................12
3)TẠI SAO HỌ BỊ ĐỐI XỬ NHƯ VẬY?..............................................14
IV. PHƯỜNG HƯỚNG THÚC ĐẨY......................................................16
1)TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN...............................................16
2)TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC:..............................18
3)TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG:.................21
4)NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN.........................................22
KẾT LUẬN...........................................................................................23
Tài liệu tham khảo................................................................................24
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 1986 nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang
nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội Đảng lần thứ
X, Đảng và nhà nước ta đã lấy mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào
năm 2020. Để hoàn thành mục tiêu đó, đẩy mạnh CNH-HĐH với chú trọng
phát triến công nghiêp là nhiệm vụ trước mắt và hàng đầu.
Hiện nay, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nước ta đang đứng trước những cơ hội lớn và cả những thách thức lớn. Nội
dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay được Đảng ta
xác định là “thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát
triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công; đấu tranh ngăn chặn
và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ
độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn
vinh, nhân dân hạnh phúc”. Trong sự nghiệp CNH-HĐH to lớn đó, Đảng và
nhà nước ta đã xác định giai cấp công nhân làm nòng cốt trong lực lượng lao
động, là đội quân tiên phong trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Vì vậy việc
nghiên cứu sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam là hết sức
cần thiết giúp giai cấp công nhân lấy đó làm cơ sở lý luận phát triến và hoàn
thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. . . Chính vì lý do đó mà em
chọn đề tài: “Tìm hiểu sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam từ 1986
đến nay”. Bài tiểu luận của em gồm 3 phần:
I. Khái niệm giai cấp công nhân
II. Sự ra đời và phát triển của gia cấp công nhân
III. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
IV. Phương hướng thúc đẩy giai cấp công nhân
Do thời gian và năng lực còn hạn chế nên em xin sự góp ý của thầy cô và
các bạn dể bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
I. KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1)ĐỊNH NGHĨA
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát
triển cùng với quá trình phát triển của nên công nghiệp hiện đại với nhịp độ
phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực
lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công
nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra
của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất
và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay.
2)NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu (với
trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày càng có những sáng chế,
phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất). Vì thế, giai cấp công
nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội.
Có lợi ích giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản (giai cấp
công nhân: xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và
làm chủ xã hội. Giai cấp tư sản không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ bản
đó). Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
Là “giai cấp dân tộc” - vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và
chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình.
Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình: đó là chủ nghĩa Mác-Lênin phản
ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân , đồng thời hệ tư tưởng đó dẫn dắt
quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải
phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp công nhân ở Đảng tiên phong
của mình là Đảng Cộng Sản (Đảng Mác-Lênin).
Bất kỳ giai cấp công nhân nước nào, khi đã có đảng tiên phong của nó,
đều có những đặc điểm cơ bản, chung nhất đó. Do vậy, giai cấp công nhân
mỗi nước đều là một bộ phận không thể tách rời giai cấp công nhân trên toàn
thế giới. Vì vậy chủ nghĩa Mác-Lênin mới có quan điểm đúng đắn về sứ mệnh
lịch sử toàn thế giới cùa giai cấp công nhân.
3
Từ những đặc điểm vốn có đó, giai cấp công nhân mới có ba tính chất cơ
bản là:
a) Tính tổ chức, kỷ luật cao.
b) Tính tiên phong (về phương thức sản xuất, về tư tưởng, về Đảng của
nó).
c) Tính triệt để cách mạng.
3)NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất của thực dân Pháp. Sinh ra trong lòng một dân tộc có truyền thống
đấu tranh chống ngoại xâm, trong điều kiện đất nước bị kẻ thù xâm lược,
khiến cho ý chí và động cơ cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam được
nâng lên gấp bội. Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân nước ta đã anh dũng,
kiên cường đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Phong trào đấu tranh của công
nhân từng bước trưởng thành, phát triển từ tự phát đến tự giác và không
ngừng lớn mạnh. Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam - tổ chức chính trị - xã
hội rộng lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam - là kết quả tất yếu của
quá trình phát triển phong trào công nhân nước ta cùng với việc chuẩn bị các
điều kiện lý luận, tư tưởng, chính trị, tổ chức của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc.
Đại đa số xuất thân từ nông dân nghèo ra đô thị, vào các đồn điền, xưởng máy
nhỏ… làm thuê cho chủ tư sản xâm lược.
Chủ yếu sống bằng sức lao động, nguồn thu nhập chính là tiền công và
cũng có thể có cổ phần hay cổ phiếu.
Khi ra đời với trình độ khoa học kĩ thuật, tay nghề và mức sống còn
thấp, vì Việt Nam lúc đó chưa có nền công nghiệp hiện đại; chịu ảnh hưởng
nặng nề của sản xuất nhỏ, tiểu nông.
Có truyền thống lao động cần cù, yêu nước nồng nàn, gắn bó mật thiết
với dân tộc, nhất là nông dân và các tầng lớp lao động.
Sớm được giác ngộ cách mạng và thành lập Đảng tiên phong do Hồ Chí
Minh - Người đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và Đông Dương -
sáng lập và rèn luyện. Giai cấp công nhân sớm trở thành giai cấp lãnh đạo
cáhc mạng Việt Nam từ khi có Đảng của nó. Hơn 70 năm qua, giai cấp công
4
nhân và nhân dân Việt Nam đã thu được nhiều thắng lợi to lớn trong cách
mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc sống đổi mới hiện nay, tuy đã có nhiều thành tựu to lớn,
song giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là về
trình độ văn hóa cơ bản, khoa học công nghệ và tay nghề; giác ngộ chính trị
và mức sống tuy có khá hơn sau những năm dổi mới có kết quả, nhưng nhìn
chung cũng còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
II.SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
2.1 SỰ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Giai cấp công nhân Việt Nam thật sự đã hình thành từ đầu thế kỉ XX.
Nhưng nếu dùng khái niệm chính trị-xã hội học mà Ăng-ghen dùng thì tuy đã
thành giai cấp, nhưng còn ở bước đầu, giai đoạn “ tự mình” hay “ tự phát”.
Phong trào công nhân nước ta phát triển trên các nền lịch sử bản thân giai cấp
ấy và gắn rất chặt với các phong trào dân tộc. Tất nhiên, dù phát triển nhanh
chóng đến đâu theo quy luật của lịch sử phong trào công nhân quốc tế, phong
trào công nhân Việt Nam cũng phải trải qua hai giai đoạn khác biệt.
Chính những đặc điểm ấy, giai cấp công nhân nước ta nhanh chóng trưởng
thành, chỉ trong hai thập kỉ đã hoàn thành “quá trình lịch sử” để chuyển từ tự
phát sang tự giác và sớm thể hiện tính dân tộc và quốc tế trong sáng.
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ): Các cuộc chiến tranh của
giai cấp công nhân Việt Nam tuy mạnh, nhưng còn tản mạn và tự phát. Phần
lớn các cuộc đấu tranh thiếu tổ chức lãnh đạo và chỉ tập trung vào đòi quyền
lợi kinh tế, quyền sống trước mắt. Đó là những cuộc đấu tranh : bỏ việc về
quê, lãn công, đòi tăng lương, chống đánh đập. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh
của công nhân trên các tuyến đường sắt Hà nội- Lạng Sơn, Thiếc- Kẽm Cao
Bằng, Gạch Yên Viên, Dệt Sợi Nam Định ... Song cũng có một số cuộc đấu
tranh hoà vào phong trào dân tộc như ủng hộ nghĩa quân Yên Thế của Đề
Thám, công nhân đã tham gia bắt cóc các tên thực dân có máu mặt ở Bắc Kỳ ,
giúp nghĩa quân có điều kiện “ thương lượng’ với kẻ thù. Trong cao trào yêu
nước và Dân chủ 1925-1926: Công nhân đã tham gia các cuộc đấu tranh ở Sài
Gòn. Như nhận xét của Đ/C Tôn Đức Thắng “Lúc đó, công nhân chúng tôi
5
đứng ở ngoài cửa toà báo Tiếng Chuông Rè mà ủng hộ”.Tình hình đã đổi
khác kể từ khi Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập ( tháng 3-1919 ) và đặc
biệt khi tổ chức Quốc tế Công hội đỏ ra đời ( 1921 ) thu hút phần lớn phong
trào công nhân Quốc tế chống giới chủ tư bản, Công đoàn Vàng trong tay các
Đảng xã hội dân chủ cải lương và cơ hội, thực sự khẳng định tính cách xã hội
chủ nghĩa của phong trào... Cũng từ năm 1919, nhiều cuộc bãi công của công
nhân đã có tính cách quốc tế, tính giai cấp nâng cao: Đó là cuộc bãi công của
công nhân thuỷ thủ trên tàu Sácnơ ở Hải Phòng ( cuối năm 1919 ), của công
nhân và thuỷ thủ trên 8 tàu thuộc Hãng Hàng hải Pháp (tháng 3-1920)....Khi
chính phủ cách mạng của Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu ( Trung Quốc) thực
hiện chính sách “ Liên Nga, Liên Cộng, phù trợ công nông” thì chuyển biến
của phong trào công nhân nước ta càng mạnh.Số lượng các cuộc bãi công
ngày một tăng và quan trọng hơn là bãi công có tính cách chính trị, có tổ chức
lãnh đạo. Nếu như năm 1927 có 7 cuộc bãi công lớn, thì năm 1929 có đến 24
cuộc, năm 1930 là 30 cuộc với số lượt người tham gia lên đến ngót 32000
người. Nhìn chung, các cuộc bãi công từ năm 1925 đến năm 1929 đã thuần
thục về chính trị và là một điều kiện quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam đầu năm 1930.
2.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
- Điều đầu tiên có thể dễ nhận thấy là so với thời kỳ trước đây, số
lượng công nhân trên thế giới tăng lên rất nhanh.
Xét trên quy mô toàn thế giới, những năm gần đây, trừ một số nước G7,
hoặc xét rộng ra là các nước OECD là những nước đã hoặc đang chuyển sang
giai đoạn hậu công nghiệp, còn lại phần lớn các quốc gia vẫn còn trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với quá trình phát triển công
nghiệp, số lượng công nhân trên thế giới vẫn đang tăng lên một cách tuyệt
đối.
Nếu thống kê ta thấy, thời kỳ Mác Ăng ghen cuối thế kỷ XIX số lượng
công nhân trên thế gới chỉ có khoảng trên 10 triệu thì đến đầu thế kỷ XX là
119 triệu, đến cuối thế kỷ XX đã tăng lên đến trên 660 triệu và đến nay số
lượng GCCN khoảng trên 800 triệu (năm 2003).
6
- Thứ hai, kết cấu giai cấp công nhân cũng có những biến động:
Số lượng công nhân trong tổng số lao động làm thuê tăng lên. Nếu như
năm 1950 tỷ trọng lao động làm thuê ở các nước tư bản trong tổng số dân cư
chiếm 69% thì đến năm 1980 tỷ lệ này là 81,8%, hiện nay là 86 %. Trong đó
ở các nước tư bản phát triển như sau: Anh là 79,6%, Mỹ là 77%, Canada
76,3%, Đức là 75 %.
Cơ cấu công nhân cũng biến đổi theo lĩnh vực ngành nghề.
Tác động của khoa học - kỹ thuật đã đưa đến sự thay đổi của cơ cấu kinh
tế. Nếu giai cấp vô sản thế kỷ XIX được hình thành bởi 3 bộ phận là vô sản
công nghiệp, vô sản hầm mỏ và vô sản công nghiệp, thì dưới chủ nghĩa tư bản
hiện đại, giai cấp vô sản có mặt ở cả 3 lĩnh vực: Khu vực I (ngành nông lâm,
ngư nghiệp), khu vực II (khai thác, chế tạo, xây dựng), khu vực III (ngành
kinh tế dịch vụ và công nghệ cao).
Ngày nay giai cấp công nhân đang biến động mạnh theo hướng giảm
trong từng ngành, từng bộ phận ở khu vực I, II và tăng ở khu vực III. Thể
hiện:
Cơ cấu công nhân lao động ở các khu vực:
Nước
Ngành nông lâm nghiệp Khai thác chế tạo dịch vụ, công nghệ cao
Mỹ
3% 28% 71%
Nhật
7% 34% 59%
Đức
4% 38% 58%
Anh
2% 29% 69%
Pháp
5% 29% 66%
Cùng với sự phát triển nhanh của khoa học-công nghệ, trình độ người
lao động nói chung cũng được nâng lên đáng kể. Thể hiện ngay ở nước ta
nhưng năm gần đây trình độ học vấn của công nhân đã tăng nhanh. Nếu như
năm 1986 ta có khoảng 40% công nhân có văn hoá cấp PTTH thì đến nay số
lượng đó là 70%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2005 chỉ 26%, năm 2006
khoảng 31%.
Ở các nước tư bản phát triển phần lớn công nhân có trình độ lành nghề.
Chỉ có khoảng 10 % công nhân có trình độ thấp và không lành nghề.
7
Trong giai cấp công nhân hiện nay cũng có sự phân tầng mạnh mẽ. Giai
cấp công nhân ở các nước tư bản hiện nay phân hoá thành 3 bộ phận:
Một bộ phận giai cấp công nhân hiện đại, có mức sống trung lưu, đây là
bộ phận hữu cơ cấu thành lực lượng sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất
chủ yếu ở các nước tư bản phát triển.
Bộ phận thứ hai là công nhân nghèo khó: Việc làm không ổn định, lao
động phổ thông, giản đơn, văn hoá thấp.
Bộ phận thứ ba là giai cấp công nhân vô gia cư: Có việc làm không ổn
định.
Bộ phận thứ tư: Lao động nhâp cư, lực lượng này chủ yếu từ các nước ở
châu Á và châu Phi di cư sang các nước tư bản phát triển.
Thứ ba, phải khẳng định rằng, hiện nay giai cấp công nhân hiện đại vẫn là
lực lượng chủ yếu trong cuộc đấu tranh với giai cấp thống trị ở các nước tư bản.
Nội dung các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân tập trung vào những nôu
dung: đòi các quyền dân sinh, dân chủ, đặc biệt là đòi việc làm; đấu tranh
chống chiến tranh, đòi hoà bình; đấu tranh bảo vệ môi trường, chống bóc lột,
chống phân biệt chủng tộc.
Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân đã mở rộng và hoà vào cuộc
đấu tranh của nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp trong xã hội, nhưng nhìn chung
các cuộc đấu tranh không đặt ra vấn đề thay đổi chế độ chính trị. Điều này do
nhiều nguyên nhân: Một mặt, do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa ở Đông Âu đã tạo ra sự hẫng hụt về nhận thức chính trị và đối
tượng đấu tranh trong giai cấp công nhân. Mặt khác, hiện nay các nước tư
bản, đặc biệt là các nước phát triển đã tiến hành điều chỉnh: nâng cao mức
sống chung của toàn xã hội; đa dạng hoá các chế độ sở hữu, khuyến khích
người lao động mua cổ phần; Cải cách quản lý, tăng thu nhập cho bộ phận cán
bộ quản lý.
Về tình hình công nhân Việt Nam hiện nay:
Hiện nay, tổng số công nhân trong các doanh nghiệp đến giữa năm 2006
là 11,5 triệu trong đó: Doanh nghiệp nhà nước là 1,84 triệu, DN FDI là 1,2
triệu, Doanh nghiệp ngoài nhà nước 2,96 triệu, cơ sở kinh doanh cá thể 5,29
triệu.
8
Tuy nhiên tình hình công đoàn ở trong các doanh nghiệp có nhiều vấn đề
đáng lưu tâm:
Một là, số lượng tập hợp đoàn viên ít. Số lượng kết nạp đoàn viên mới
chủ yếu trong đội ngũ cán bộ công chức và doanh nghiệp nhà nước. Trong khi
đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh của chúng ta số lượng có tổ chức công
đoàn chưa đủ 10 %, số lượng đoàn viên chưa đủ 3 %.
Năm Kết nạp đoàn viên mới Công nhân chiếm
2003 143.555 10.723 (7,4%)
2004 157.500 12.899 (8,1%)
2005 169.461 11.646 (6,8%)
Hai là, tình trạng nhạt về chính trị, không quan tâm sinh hoạt chính trị,
đoàn thể trong đội ngũ công nhân ngày càng gia tăng một cách đáng ngại.
Ba là, công nhân Việt Nam hiện nay nổi lên một số điểm:
Học vấn công nhân tăng lên nhưng, ý thức, nhất là ý thức tổ chức kỷ luật
kém. Theo thống kê từ năm 1995 đến 6/2006 đã có 1265 cuộc đình không
thông qua tổ chức công đoàn, không đúng trình tự pháp luật. Trong đó đình
công ở DNNN là 87 cuộc (chiếm 6,9%), đình công ở DN FDI 841
cuộc (chiếm 66,5 %), Dân doanh 336 cuộc (chiếm 26,6 %). Nguyên nhân chủ
yếu là do:
+ Kinh tế: 33% là do lương thấp (người sử dụng lao động không trả lương
theo mức sử dụng lao động).
25 % là do không trả lương theo cam kết.
25% là do làm thêm giờ quá nhiều.
+ Hiện trạng các chủ lao động vi phạm pháp luật: vi phạm luật lao động,
buộc công nhân làm việc với cường độ quá cao, lương trả ít, không thực hiện
nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động ...
Thực trạng công nhân trên thế giới và những vấn đề nảy sinh trong đội
ngũ công nhân và người lao động nước ta, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có
những chính sách chiến lược và cụ thể. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
nhấn mạnh: Đối với giai cấp công nhân phải phát triển về số lượng, chất
lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và
nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi dầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá
9