Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Các con đường giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 20 trang )

CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC
1. Khái quát về các con đường giáo dục
1.1. Khái niệm
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục toàn diện, nhằm đạt được mục
đích giáo dục một các có hiệu quả, nhà trường phải tổ chức một cách hợp lý
các loại hình hoạt động và giao tiếp cho học sinh.
Thông qua các hoạt động sẽ giúp học sinh một mặt chiếm lĩnh các giá trị
văn hóa, những kinh nghiệm của cá nhân, làm phát triển và hoàn thiện nhân
cách. Một mặt giúp học sinh có cơ hội thể hiện những hiểu biết và năng lực
nhằm tự điều chỉnh và khẳng định được vai trò của cá nhân.
Những những loại hình hoạt động cơ bản đó được coi là những con
đường giáo dục.
Những con đường giáo dục thực chất là những loại hình hoạt động cơ
bản được tổ chức với sự tham gia tích cực, tự giác của người được giáo dục
theo định hướng của mục đích giáo dục đã xác định.
Trong nhà trường có các con đường giáo dục cơ bản sau:
- Con đường hoạt động dạy học
- Con đường hoạt động lao động
- Con đường hoạt động xã hội
- Con đường hoạt động tập thể
- Con đường hoạt động vui chơi
1.2. Những đặc điểm của các con đường giáo dục
- Có mục đích đa dạng liên quan đến các loại hình hoạt động xã hội, giúp
cho người được giáo dục chiếm lĩnh các giá trị xã hội và hình thành, phát
triển nhân cách bản thân.
- Mỗi con đường giáo dục đều thể hiện sự thống nhất giữa các mục đích,
nội dung, phương pháp và những phương tiện giáo dục nhất định nhằm giáo
dục.


- Người được giáo dục tham gia một cách có tự giác, tích cực, độc lập


với tư cách là chủ thể của hoạt động dưới sự tổ chức và điều khiển của nhà
giáo dục.
- Những con đường giáo dục cần được thực hiện một cách phối hợp vì
không có con đường nào là vạn năng.
- Con đường giáo dục phải được thực hiện một cách sáng tạo cho phù
hợp với đặc điểm sinh lý, đặc điểm lứa tuổi của người được giáo dục.
- Những con đường giáo dục luôn vận động và phát triển theo sự vận
động và phát triển của kinh tế xã hội, của khoa học công nghệ của quá trình
giáo dục cũng như yêu cầu đối với nhân cách con người. Do đó mà phải
thường xuyên đổi mới nội dung hình thức và phương pháp tổ chức để phù hợp
với sự đổi mới của xã hội, tranh sự rập khuôn.
2. Các con đường giáo dục và mối quan hệ biện chứng của các con đường
giáo dục
2.1. Con đường hoạt động dạy học
2.1.1. Khái niệm
Dạy học là một hoạt động mà trong đó học sinh tự giác, tích cực độc lập
hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã được xác định dưới sự tổ chức của giáo
viên nhằm phát triển nhân cách theo các mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, dạy học
đươc coi là một con đườngi gáo dục mang lại hiệu quả rất cơ bản.

2.1.2. Vai trò


- Hoạt động dạy học giúp cho học sinh chiếm lĩnh được những tri thức sơ
đẳng ngày càng có hệ thống, vừa chiếm lĩnh được cách thức và những phẩm
chất hoạt động trí tuệ( tính hướng, bề rộng, bề sâu, tính độc lập, tính linh hoạt,
mềm dẻo, phê phán, tính nhất quán, tính khái quát).
Trên cơ sở đó các em phát triển được trí tuệ. Có thể coi như đây là hiệu
quả có tính đặc trưng của hoạt động dạy học.
- Dạy học giúp cho học sinh tiếp nhận được tri thức ngày càng toàn diện,

cân đối về tự nhiên, xã hội, tư duy và kĩ thuật.
Hệ thống tri thức này sẽ giúp cho học sinh có được những hiểu biết ngày
càng đầy đủ và chân thực về thế giới hiện thực, làm cơ sở cho việc hình thành
nhu cầu, trách nhiệm cải tạo thế giới phục vụ cho lợi ích của bản thân và cho
xã hội.
- Dạy học giúp cho học sinh không những nắm được hệ thống những tri
thức mà còn chuyển hóa chúng thành những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng, đảm
bảo cho các em biết kết hợp học với hành, biết vận dụng những điều đã học
vào thực tiễn muôn màu muôn vẻ, tạo ra năng lực để các em bước vào cuộc
sống, hòa nhập và giải quyết được những vấn đề do cuộc sống đặt ra.
- Dạy hoc không những giúp các em chiếm lĩnh được những tri thức
khoa học, những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng mà còn chiếm lĩnh hệ thống
những chuẩn mực ứng xử trong mối quan hệ đa dạng để có thể hội nhập vào
uộc sống cộng đồng. Hay nói cách khác, dạy học mang lại cả hiệu quả giáo
dục.
Ví dụ: Khi học về bài đạo đức thì học sinh sẽ tự ý thức được việc mình
phải làm và những việc không nên làm. Điều đó được thể hiện ở việc kính
trọng ông bà cha mẹ, đi thưa về bẩm, giúp đỡ những người khó khăn hơn
mình.
- Dạy học là con đường giáo dục có vị trí , tác dụng quan trọng nhất
trong toàn bộ các hoạt động giáo dục. Hiện nay, dạy học luôn hướng vào
người học, lấy hoạt động của giáo viên làm trung tâm, người học tích cực,
chủ động lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo dưới vai trò chủ đạo của giáo viên,
xem người học vừa là chủ thể, vừa là mục đích cuối cùng của quá trình đó.

2.1.3. Điều kiện


- Coi trọng vai trò của học sinh, phải hướng về học sinh. Trong quá trình
dạy học, học sinh vừa là chủ thể, vừa là mục đích cuối cùng.

- Phải kích thích vào tạo điều kiện cho học sinh học tập một cách sáng
tạo. Sáng tạo trong học tập là tạo ra được cái mới với bản thân khi còn là học
sinh.
- Phải áp dụng những phương pháp sáng tạo, cần coi trọng đúng mức đến
việc phân hóa, cá nhân hóa đến việc thu hút tất cả các học sinh vào hoạt động
học tập, kết hợp mật thiết giữa học lý thuyết và thực hành trong các loại tình
huống.
- Phải tạo ra môi trường tri thức thích hợp để học sinh thích ứng và học
lấy cách chiếm lĩnh tri thức. Tạo điều kiện ngay cho học sinh định hướng và
tiếp nhận, sử dụng tri thức như một sức mạnh.
- Phải vận dụng phối hợp các hình thức hoạt động dạy học khác nhau
trong quá trình dạy học và ưu tiên số một là phải đảm bảo chất lượng của
chúng, tránh chạy theo thành tích.
- Phải đảm bảo cho học sinh nắm được nền tảng ngày càng rộng về tri
thức và kỹ năng, tạo điều kiện cho các em học lên và sau này bước vào cuộc
sống có thể học bằng nhiều hình thức thích hợp.
- Phải đảm bảo được vai trò chủ đạo có tầm quan trọng đặc biệt của giáo
viên, không được làm lu mờ hoặc đề cao quá mức vai trò của người giáo viên.
2.1.4. Mối quan hệ biện chứng
- Đối với con đường hoạt động lao động :
+ Hoạt động dạy học giúp học sinh nâng cao ý thức , hiểu biết về tầm
quan trọng của hoạt động lao động.
+Thông qua hoạt động lao động, giáo dục cho học sinh lòng yêu lao
động yêu người lao động, yêu sản phẩm lao động.
- Đối với hoạt động xã hội :
+ Hoạt động dạy học giúp các em phát huy được ý thức và năng lực tự
giác, tạo điều kiện để các em nhận thức được nhiều giá trị đa dạng của cuộc
sống xã hội.
+ Dạy học tạo ra môi trường thuận lợi để học sinh lĩnh hội những kinh
nghiệm xã hội. Thông qua con đường dạy học, học sinh sẽ phát triển một cách



có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực hoạt động, yêu cầu
then chốt để hướng tới chất lượng ngày càng cao của công việc học tập.
2.2. Con đường tổ chức hoạt động lao động
2.2.1. Khái niệm
Hoạt động lao động là hoạt động hướng vào việc tao ra sản phẩm nhất
định bằng cách làm biến đổi đối tượng hoạt động nhằm đáp ứng (thỏa mãn)
một nhu cầu nào đó của con người (chủ thể lao động).

2.2.2. Vai trò
Hoạt động lao động có vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên
phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ:
- Nhằm nhằm vào việc hình thành cho thế hệ trẻ những phẩm chất, năng
lực cơ bản của người lao động giúp các em có đủ khả năng bước vào lao động
sản xuất.
- Hoạt động lao động vừa giúp cho học sinh có nhiều cơ hội thuận lợi để
vận dụng những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có liên quan đã được học và mở
rộng, đào sâu làm cho chúng phong phú hơn, vững chắc hơn.


- Hoạt động lao động không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng lao
động mà còn có thể sáng tạo ra những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần một
cách vừa sức, phục vụ cho cuộc sống hằng ngày.
- Hoạt động lao động nếu được thực hiện tốt sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến hiệu quả của các mặt giáo dục khác như: trí dục,đức dục, mỹ dục, thể dục
và nó được xem như là một con đường để giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả.
+ Đối với giáo dục đạo đức: giúp cho học sinh hình thành và phát triển
được nhiều phẩm chất tốt đẹp của người lao động như lòng yêu lao động, yêu
người lao động, yêu sản phẩm lao động, thói quen làm việc có kế hoạch, kỹ

thuật, bảo đảm an toàn lao động, tiết kiệm, thái độ đúng đắn với lao động và
của cải.
Ví dụ: Khi tham gia hoạt động lao động các em thấy sung sướng và hài
lòng với những gì mà các em làm ra.
+ Đối với giáo dục thẩm mỹ: Hoạt động lao động còn giúp các em
nhận thức và cảm nhận cái đẹp trong lao động, trong sản phẩm lao động,
trong bản thân con người lao động. Không những vậy, các em còn có cơ hội
sáng tạo cái đẹp thông qua lao động.
Ví dụ: các em tự làm ra sản phẩm của riêng mình, sáng tạo ra những gì
mà các em thích: vẽ, đan, thêu thùa...
+ Đối với giáo dục thể chất: Hoạt động lao động giúp các em ý thức
rèn luyện thể chất và thông qua đó mà giúp các em rèn luyện và phát triển thể
chất để đáp ứng được yêu cầu của bản thân hoạt động lao động mà còn áp
dụng được nhu cầu phát triển thể chất nói chung.
Ví dụ như việc tập thể dục hằng ngày, tự phục vụ bản thân: biết vệ sinh
cá nhân, giặt giũ quần áo làm cho bản thân các em được khỏe khoắn.
2.2.3. Điều kiện:
Để hoạt động lao động phát tác dụng giáo dục cần phải có những điều
kiện sau:
- Tổ chức cho các em tự giác, tích cực tham gia nhiều hình thức lao động
đa dạng như: lao động tự phục vụ, lao động sản xuất, lao động công ích, lao
động giúp đỡ gia đình... tùy thuộc vào mục tiêu giáo dục.
Ví dụ:


+ Lao động công ích: Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ ; tu sửa,
chăm sóc các công trình công cộng như công viên, nghĩa trang, đường phố ;
lao động để lấy tiền cứu trợ (công tác từ thiện) ; trồng cây gây rừng, giúp đỡ
các gia đình khó khăn, neo đơn ...
+ Lao động tự phục vụ: Ở nhà: sắp xếp đồ dùng gia đình và cá nhân,

chăm sóc gia súc gia cầm, chăm sóc em nhỏ, làm các công việc phục vụ học
tập,...Ở trường các em có thể làm những việc tu sửa, trang trí lớp học, xây
dựng vườn trường, sân trường, trồng hoa, trồng cây, vệ sinh làm đẹp lớp, đẹp
trường ...
- Kết hợp giữa hoạt động lao động đơn giản và hoạt động lao động kỹ
thuật, lao động chân tay với lao động trí óc.
- Kích thích sự sáng tạo của các em trong quá trình lao động.
- Thống nhất được trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân trong hoạt
động lao động.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội của hoạt
động của các em.
- Kích thích trẻ muốn lao dộng và trang bị cho trẻ các kiến thức để biết
lao động (Các em phải biết được mình phải làm gì? Làm như thế nào? Làm
cho ai?) nhằm tạo điều kiện cho trẻ được bộc lộ tính độc lập và sự tích cực
cao nhất.
- Cần chú ý đến việc động viên, khích lệ, khen ngợi các hoạt động lao
động của các em cũng như coi trọng việc khơi dậy khả năng sáng tạo ở trẻ.
- Nhà trường phải chủ động phối hợp với gia đình và địa phương để tổ
chức cho học sinh. Nhà trường cũng cần tăng cường xây dựng những cơ sở
vật chất cần thiết như: vườn trường, xưởng trường.
- Đảm bảo tính giáo dục của lao động, tránh sự lạm dụng sức lực của học
sinh nhằm mục đích kinh tế đơn thuần.Công việc lao động phải phù hợp với
khả năng của học sinh về mặt sức khoẻ, thể chất lẫn mặt tâm lí lứa tuổi cũng
như những đặc điểm cá nhân học sinh.
- Chú ý đến đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá biệt của học sinh tránh
những công việc nặng nhọc hoặc thời gian lao động quá dài.
- Lựa chọn những công việc mang ý nghĩa xã hội cao để động viên đông
đảo học sinh tự giác tham gia. Cần phải kết hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh
để tổ chức các buổi lao động có ý nghĩa xã hội − nhân đạo.
- Hoạt động lao động phải tạo ra được giá trị vật chất, tinh thần phục vụ

cho lợi ích xã hội. Giá trị đó càng lớn thì ý nghĩa GD của lao động càng cao.
- Mọi hoạt động lao động của học sinh trong nhà trường phải được tổ
chức trong tập thể, hoạt động chung, hoạt động cùng nhau.


- Tổ chức nhiều loại hình lao động khác nhau, lựa chọn, phối hợp chúng
một cách hợp lí để tổ chức giáo dục lao động cho học sinh. Nó tránh được sự
nhàm chán, tăng cường hứng thú và tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện được
các kĩ năng lao động trong các hoàn cảnh, các công việc khác nhau.
- Tổ chức lao động thường xuyên. Giáo dục lao động cần phải tiến hành
thường xuyên, liên tục trong suốt QTGD : Làm cho tri thức, kĩ năng, thói
quen lao động được rèn luyện, củng cố vững chắc, có hệ thống. Giáo dục lao
động cần phải có nội dung, chương trình, kế hoạch, tránh tình trạng lao động
một cách tuỳ tiện, theo thời vụ....
- Đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động kết hợp với việc rèn luyện ý thức
xây dựng và bảo vệ môi trường.
2.2.4. Mối quan hệ biện chứng
2.3. Con đường hoạt động xã hội
2.3.1. Khái niệm
Hoạt động xã hội là hoạt động mà trong đó học sinh tham gia tích cực và
tự giác để góp phần phát triển xã hội về nhiều mặt( như: bảo vệ môi trường,
giữ gìn vệ sinh môi trường , góp phần xóa đói giảm nghèo, phòng chống
AIDS và các tệ nạn xã hội) …vv
2.3.2. Vai trò hoạt động xã hội
Hoạt động xã hội đươc coi là con đường giáo dục mang ý nghĩa to lớn
đối với học sinh
Thứ nhất: Hoạt động xã hội tạo điều kiện cho các em tham nhập cuộc
sống xã hội, gắn bó với cuộc sống xã hội, ý thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc



rằng mình là một thành viên của xã hội. trong điều kiện hiện nay, khi nước ta
còn đang diễn ra sự nghiệp đổi mới và phát triển thì việc tổ chức cho các em
tham gia các hoạt động xã gội lại càng có ý nghĩa.
Thứ hai: Hoạt động xã hội giúp cho các em có điều kiện vận dụng những
điều đã học và cuộc sống ở chừng mực nhất định; mặt khác tạo điều kiện để
các em nhận thức được nhiều giá trị đa dạng của cuộc sống làm cho vốn hiểu
biết được mở rộng đào sâu, phát triển vầ nhất là phản ánh được cuộc sống
thực.
Ví dụ: Cho các em học sinh tiểu học tham gia giữ gìn môi trường và bảo
tồn văn hóa qua đó thể hiện sự tôn vinh văn hóa của đất nước cũng như quết
tâm bảo vệ môi trường xanh- sạch – đẹp.
Thứ ba: Hoạt động xã hội giúp cho các em có cơ hội trực tiếp đóng góp
sức lực, trí tuệ tiền của của mình vào sự phát triển của xã hội tùy theo năng
lực và điều kiện của mình. Từ đó hình thành và phát triển được những xúc
cảm, tình cảm tích cực của một thành viên của xã hội
Ví dụ: Cho các em tham giá vào hành động góp tiền, góp sách vở, đồ
dùng học tập cho những bạn gặp điều kiện, hoàn cánh khó khăn như ; lũ lụt
… Như vậy mỗi hoạc sinh khi tự mình đóng góp những phần nhỏ bé ấy giúp


đỡ bạn bè các em cảm thấy hài lòng, vui sướng về sự đóng góp của mình và
mong muốn được góp nhiều hơn nữa.
Thứ tư: hoạt động xã hội giúp cho các em có cơ hội mở rộng các quan hệ
xã hội như quan hệ với người khác, với những tổ chức xã hội, cơ quan những
cơ sở sản xuất những đoàn thể xã hội nhờ đó có thể giao lưu tiếp xúc và học
tập những điều bổ ích.
Ví dụ: Sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện hè…hay phát cơm
từ thiện cho những bệnh nhân ở bệnh viện
Thứ năm: Hoạt động xã hội giúp cho các em phát huy được ý thức và
năng lực tự giác làm quen với các hoạt động gắn liền với cộng đồng tạo điều

kiện để các em thích ứng được với cuộc sống xã hội, rèn luyện những kỹ năng
hòa nhập xã hội
Ví dụ: Sinh viên sư phạm huế tham gia tình nguyện hè giúp bà con dân
tộc A Lưới, sinh viên cùng dân làm đường,đào mương…
2.3.3. Điều kiện
- Nội dung hoạt động cần phong phú, đa dạng có liên quan đến nhiều
lĩnh vực như: khoa học công nghê, văn hóa, giáo dục, chính trị xã hội, y tế
môi trường.
Ví dụ: tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, các hoạt động vì giữ gìn
môi trường, các buổi tọa đàm…..
- Cùng với nội dung phong phú các hoạt động xã hội cần được thực hiện
bằng nhiều hình thức đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với những nhu cầu đặc điểm
tâm sinh lí của các em học sinh.
- Những hoạt động gắn với cộng đồng địa phương, tạo nên sự gắn bó
giữa các em với cộng đồng
Ví dụ: tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ vì trẻ em khuyết tật cùng địa
phương để quên góp cho người nghèo..
- Những hoạt động xã hội còn được tổ chức sao cho các em phát huy
được tinh thần tự quản, không bị phụ thuộc vào giáo viên
Ví dụ: sinh viên tình nguyên tiếp sức mùa thi . tổ chức buổi giao lưu với
học sinh…


- Trong quá trình tổ chức các hoạt động xã hội, cần thu hút được sự hỗ
trợ giữa các tổ chức xã hội, các đoàn thể xã hội
Ví dụ: học sinh, sinh viên tham gia các tổ chức tình nguyện vì trẻ em đến
trường cần có các tổ chức công ty tài trợ. Tổ chức văn nghệ để quên góp vì trẻ
khuyết tật cần có nhà tài trợ…v..v
- Những hoạt động xã hội cần mang lai hiệu quả rõ rệt, cụ thể, thiết thực
tránh phô trương hình thức, lãng phí tiền của

Ví dụ: khi đã tổ chức một chương trình cần phải mang lại hiệu quả như
giúp người dân sửa đường..hay tổ chức chương trình văn nghệ, cần phải đúng
kế hoạch tránh lãng phí tiền của.
2.3.4. Mối quan hệ biện chứng
- Đối với con đường hoạt động dạy học: Hoạt động xã hội giúp cho học
sinh thêm nắm vững các kiến thức lý thuyết của con đường hoạt động dạy
học, hoạt động xã hội giúp các em có điều kiện tiếp cận gần hơn và thực tế
hơn với các khái niệm, các kiến thức đã được dạy.
Ví dụ: Khi được dạy về môi trường và bảo vệ môi trường, các em được
thầy cô truyền thụ lý thuyết, nhưng khi tham gia vào các hoạt động xã hội như
trồng cây, nhặt rác, làm vệ sinh trường lớp đã giúp các em hiểu rõ hơn về thế
nào là bảo vệ môi trường và có ý thức trong bảo vệ môi trường…
- Đối với con đường hoạt động lao động: Lồng ghép vào trong hoạt động
xã hội là các hoạt động lao động giúp các em hiểu được tầm quan trọng của
lao động, và lao động sẽ tác động rất lớn đến xã hội, giúp xã hội phát triển.
Các hoạt động xã hội sẽ giúp cho các em thêm yêu lao động, hiểu được “lao
động là vinh quang” khi tham gia các hoạt động xã hội…
Ví dụ: Khi cho học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội như tham gia
vào các chuyến đi thăm hỏi các bạn mồ côi, các bạn có hoàn cảnh khó khăn,
giúp đỡ các bạn ấy trong sinh hoạt, đây là một hình thức lao động công ích
thông qua các hoạt động xã hội, vừa giúp các em hoàn thiện nhân cách vừa
hình thành trong các em tình yêu lao động và lao động có ích cho mọi người
và xã hội…
- Đối với con đường hoạt động tập thể: Chính việc tham gia vào hoạt
động xã hội là một hình thức để các em được tham gia con đường hoạt động


tập thể, giúp các em đoàn kết với nhau hơn trong các hoạt động tập thể mang
tính xã hội.
Ví dụ: Khi các em tham gia vào một chương trình Tìm hiểu phòng chống

HIV và các tệ nạn xã hội, các em có cơ hội chia sẻ hiểu biết của mình cho mọi
người xung quanh, các em được lập thành nhóm theo lớp, theo khối, qua đó,
các em giao lưu, đoàn kết để chung sức tham gia cuộc thi…
- Đối với con đường hoạt động vui chơi: Hoạt động xã hội giúp các em
tự tin hơn khi tham gia các hoạt động vui chơi, khi tham gia vào các hoạt
động xã hội, các em trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, gần gũi hơn với mọi
người nên khi tham gia vào các hoạt động vui chơi sẽ không còn rụt rè hay e
ngại nữa…
Ví dụ: Khi tham gia vào các hoạt động xã hội, các em có cơ hội thể hiện
sự quan tâm của mình đến mọi người, đến thế giới xung quanh, các em sẽ có
trách nhiệm hơn với thế giới xung quanh mình, bên cạnh đó các em sẽ mạnh
dạn hơn khi tiếp xúc với người lạ, là một điều kiện thuận lợi để khi tham gia
vào hoạt động vui chơi các em sẽ tự tin mà nhiệt tình hơn…
2.4. Con đường hoạt động tập thể
2.4.1. Khái niệm
Hoạt động tập thể là hoạt động chung của tập thể,do tập thể tự quản,tự
thiết kế tự điều chỉnh..vv nhằm đạt được mục đích chung,đáp ứng mọi lợi
ích của mọi thành viên trong sự thống nhất với mọi lợi ích của xã hội
Ví dụ:hoạt động múa hát sân trường,hoạt động tình nguyện,hoạt động
văn nghệ thể thao


2.4.2. Vai trò
- Hoạt động tập thể giúp cho học sinh chuyển hóa một cách tự giác,
những yêu cầu của nhà trường, của xã hội thành những yêu cầu của bản thân
tự giác thực hiện những yêu cầu đó nhằm hình thành những hành vi thói quen
tương ứng,không những thực hiện được những yêu cầu do nhà trường, xã hội
đề ra, mà còn tự mình đè ra những yêu cầu riêng và tự giác cùng nhau thực
hiện mà không có sự gò ép nào từ bên ngoài. Cả tập thể cũng như mỗi thành
viên sẽ điều chỉnh hành vi ứng xử của mình cho phù hợp với những yêu cầu

chuẩn mực đã được quy định
Ví dụ: Yêu cầu của nhà trường là học sinh phải tích cực hoạt động tập
thể và thông qua hoạt động tập thê học sinh sẽ đặt ra những yêu cầu của bản
thân mình và từ đó giúp học sinh hình thành những hành vi và thói quen như
chuẩn bị bài đến lớp,tham gia xây dựng bài cùng bạn cùng tham gia đóng góp
vào tập thể
- Do đó có thể nói rằng thông qua hoạt động tập thể các thành viên của
nó không chỉ là đối tương của giáo dục mà quan trọng hơn còn là chủ thể tự
giáo dục. Riêng trong mối quan hệ tập thể thành viên, tập thể được coi là chủ
thể giáo dục.
- Hoạt động tập thể giúp cho học sinh có những cơ sở để bộc lộ những kỹ
năng tự quản trên cơ sở luân phiên phụ trách các công việc chung. Chính vì
vậy mà các em không bị bỡ ngỡ trước các hoạt động ngay khi còn ngồi trên
ghế nhà trường.
Ví dụ: Học sinh tham gia các hoạt động có tổ chức như thu gom giấy
vụn,hoat động tủ sách của bạn dó vậy các em cũng có thể luân phiên thay
nhau để phụ trách đảm nhiệm quản lí được tình hình của nhóm
- Thông qua hoạt động tập thể sẽ hình thành cho học sinh những điều tốt
đẹp, điều chỉnh hành vi cuộc sống có văn hóa, giúp cho học sinh bộc lộ những
khả năng và rèn luyện cho học sinh tinh thần kỷ luật đoàn kết sự hợp tác giữa
các thành viên,giúp cho học sinh vươn lên và hình thành tốt nhiệm vụ được
giao.
- Tạo môi trường giao lưu:


+ Mọi người sống,tồn tại và phát triển luôn phải thực hiện các mối
quan hệ của tự nhiên và xã hội,tập thể là nơi đưa lai cho người học những môi
trường này.Trong đó người học giao tiếp với nhau và diễn ra những mặt thống
nhất và mâu thẫn.Từ đó dẫn tới sự tác động lẫn nhau,ảnh hưởng lẫn nhau,học
tập điều hình thành và phát triển nhiều mặt nhân cách của con người

Ví dụ: Khi tham gia các hoạt động tập thể học sinh sẽ có những quan
điểm riêng để đóng góp cho tập thẻ,cũng như phản đối những các gây hại cho
tập thể.
- Phương tiện và điều kiện giáo dục
Tập thể lớp nhóm, chi đoàn là nơi các em giao lưu, trao đổi học vấn, tư
tưởng, quan điểm tình cảm với nhau, trong tập thể luôn đề ra những phương
tiện ứng xử, cách ăn nói, đi dứng. Họ yêu cầu và đòi hỏi lẫn nhau trong khi
thực hiện những hành vi và điều chỉnh hành vi theo chuẩn mực hành vi ấy của
xã hội, chính vì thế mà con người không thể đứng ngoài tập thể và nhân cách
con người không thể phát triển bên ngoài tập thể. Bởi lẽ chỉ có thể tạo ra
những điều kiện, phương tiện làm phát triển nhân cách con người.
- Tổ chức cho học sinh sinh hoạt tập thể là một hoạt động giáo dục quan
trọng của nhà trường. Tập thể là một tập hợp nhiều cá nhân cùng nhau hoạt
động theo một mục đích tốt đẹp.
Hai yếu tố quan trọng của tập thể có ý nghĩa giáo dục lớn là chế độ sinh
hoạt và dư luận tập thể. Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý, với kỷ luật nghiêm,
hoạt động có kế hoạch, có tổ chức và nề nếp sẽ tạo thói quen sống có văn hoá,
hình thành ý chí và nghị lực cho học sinh. Dư luận tập thể lành mạnh luôn trợ
giúp con người nhận thức những điều tốt đẹp, điều chỉnh hành vi cuộc sống
có văn hóa.
- Trong hoạt động tập thể, các cá nhân cùng nhau hoạt động, tinh thần
đoàn kết, tình thân ái, tính hợp tác cộng đồng được hình thành. Đó là những
phẩm chất quan trọng của nhân cách. Trong sinh hoạt tập thể, một mặt các cá
nhân tác động lẫn nhau, mặt khác sự tác động của nhà sư phạm thông qua tập
thể, đến tập thể sẽ tạo thành tác động tổng hợp có tác dụng giáo dục rất lớn.
Tập thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáo dục con người, tổ chức tốt
các hoạt động tập thể là con đường giáo dục đúng đắn.
2.4.3. Điều kiện



Để con đường hoạt động tập thể phát huy tốt được tác dụng giáo dục cần
có những điều kiện nhất định
Tập thể cần được xây dựng đẻ trở thành một tập thể vững mạnh với đầy
đủ những đặc trưng cơ bản của nó
Một là có ý nguyện chung thực hiện những mục đích thống nhất có ý
nghĩa xã hội. Các mục đích nắm tri thức,kỹ năng trao dồi đạo đức,rèn luyện
thể lực bồi dưỡng óc thẩm mĩ
Hai là có các hoạt động chung được tổ chức một cách khoa học để đạt
được những mục đích đó
Ba là có hệ thống các quan hệ, quan hệ lệ thuộc vào các mặt trách nhiệm
giũa các thành viên trong tập thể,quan hệ chỉ huy-phục tùng,quan hệ quyết
định thi hành,quan hệ hợp tác phối hợp tương trợ
Bốn là có cơ quan tự quản tập thể do tập thể bầu ra,do tập thể bãi miễn
giữ chức năng tổ chức lãnh đạo tập thể nhằm thực hiện ý chí nguyện vọng
chung của tập thể xã hội
Năm là một bộ phận hữu cơ của xã hội,có quan hệ nhiều mặt với tập thể
khác,sống đời sống chung với xã hội,đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích cá
nhân và lợi ích tập thể,giữa lợi ích tập thể với xã hội
Hoạt động tập thể có nội dung phong phú và các hình thức tổ chức hấp
dẫn có liên quan đến học tập,lao động thể dục thể thao,vui chơi giải trí hoạt
động xã hội, khi đó hoạt động sẽ có thu hút sự tham gia mạnh mẽ của mọi
thành viên và mang lại hiệu quả cao.
Hoạt đông tập thể phải được tổ chức một cách có mục đích thiết thực,có
kế hoạch hợp lí có sự phân công cụ thể có những điều kiện vật chất tối cần
thiết.
Hoạt động tập thể phải là một hoạt động tự quản,toàn thể các thành viên
phải cùng nhau hoạt động vì mục đích chung, với tinh thần tự giác tích cực,
tránh tình trạng giáo viên làm thay cho học sinh.
Trong quá trình tiến hành các hoạt động tập thể,cần gây được dư luận xã
hội lành mạnh nhằm tán thành,biểu dương những ý nghĩ lời nói,hành vi

xấu,dư luận tập thể có sức mạnh to lớn trong việc điều chỉnh các mối quan hệ
trong tập thể,xây dựng động cơ hoạt động,hoàn thiện hành vi ứng xử,dư luận


tập thể được giáo viên thông qua các cuộc nói chuyện cởi mở các buổi thảo
luận tự do,các lời phân tích đánh gía sâu sắc và sát hợp với các sự kiện diễn ra
trong tâp thể.
Muốn vậy, nhà trường và các nhà sư phạm cần:
- Xây dựng tốt các mối quan hệ tập thể (quan hệ tình cảm, quan hệ chức
năng, quan hệ trách nhiệm công việc và quan hệ tổ chức thể hiện bằng nội
quy, kỷ luật tập thể).
- Tổ chức các hoạt động đa dạng trong tập thể. Xây dựng các viễn cảnh
trong tương lai cho tập thể. Việc xây dựng viễn cảnh xuất phát từ mục tiêu
giáo dục của lớp, của trường từ đó đem lại niềm vui, hy vọng cho con người.
Nếu không xác định mục đích cần đến trong tương lai, con người sẽ rơi vào
tình trạng mất phương hướng.
- Xây dựng truyền thống tốt đẹp cho tập thể, chẳng hạn như : Truyền
thống học tập giỏi, truyền thống lao động, truyền thống văn nghệ, thể dục thể
thao giỏi; mỗi loại truyền thống đều có ý nghĩa giáo dục riêng
- Xây dựng và hướng dẫn dư luận lành mạnh. Dư luận có sức mạnh điều
chỉnh các mối quan hệ trong tập thể. Dư luận tập thể lành mạnh là một nhân
tố quan trọng, có tác dụng lớn đến sự phát triển của các cá nhân và cả tập thể.
- Tổ chức phong trào thi đua trong lớp, trường. Ngày nay, yêu cầu giáo dục
trong tập thể cần được tiếp cận với những yêu cầu mới, hướng hoạt động của
tập thể vào những mục tiêu rộng lớn hơn đến tinh thần “Giáo dục nhân văn, vì
sự hiểu biết quốc tế”, làm cho con người không chỉ gắn với các tập thể nhỏ bé
mà vươn tới cuộc sống trên bình diện quốc tế và lợi ích của nhân loại
2.4.4. Mối quan hệ biện chứng
Con đường hoạt động tập thể có mối quan hệ biện chứng quan trọng với
các con đường khác như con đường hoạt động lao động,con đường hoạt động

xã hội,hoạt động vui chơi,con đường dạy học…vv Thông qua đó nó là cơ sở
làm cho các con đường đó thực hiện có hiệu quả.
Ví dụ: Hoạt động làm báo tường về đề tài kỉ niêm ngày thành lập Quân
đội nhân dân Việt Nam thông qua hoạt động này giúp cho các em có được
điều kiện vui chơi, giải trí, tuy nhiên các em cũng phải tìm tòi ra những bài
thơ bài văn hay hoặc sáng tác, vẽ tranh…vv thông qua đó các em cũng được


học tập và hiểu biết thêm những kiến thức bổ ích,thông qua đó các em sẽ
được giáo dục về tình yêu quê hương đất nước,tình đoàn kết ,từ đó các em
cũng lao động tìm tòi ra những cái mới đóng góp cho xã hội…Từ ví dụ trên ta
thấy rõ được điều này.
2.5. Con đường hoạt động vui chơi
2.5.1. Khái niệm
Vui chơi là một dạng hoạt động cơ bản của xã hội có vai trò quan trọng
trong sự phát triển nhân cách.
Vui chơi là một dạng hoạt động nhằm thỏa mãn sở thích, hứng thú và
nhu cầu phát triển thể chất, trí tuệ, ý chí, tình cảm của con người. Cùng với
những hoạt động khác như lao động, học tập,..Vui chơi là một hoạt động giải
trí, giao lưu xã hội, đặc biệt là để phát triển tính cộng đồng, trách nhiệm
chung, tình yêu thương đồng loại.Qua đây, rèn luyện kĩ năng giao tiếp và hoạt
động, phát triển tình cảm, niềm tin đạo đức, xúc cảm.
Vui chơi là một nhu cầu cần thiết không chỉ với người lớn mà còn đặc
biệt quan trọng với trẻ em, nhất là lứa tuổi tiểu học.


2.5.2. Vai trò
Con đường hoạt động vui chơi có khả năng giáo dục quan trọng
- Con đường hoạt động vui chơi giúp các em phát triển được nhiều phẩm
chất đạo đức như tình thân ái , đoàn kết, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng

trách nhiệm,…; đồng thờ khắc phục những tính xấu như ích kỉ, tính chơi trội,
tính giả thiết, v.v…
Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi kéo co, yêu cầu các em phaỉ kết hợp nhuần
nhuyễn tập hợp sức mạnh để kéo thắng đối thủ kéo co của mình=> phát huy
tính đồng đội, có trách nhiệm.
- Con đường hoạt động vui chơi giúp cho các em có cơ hội nhận thức
được thế giới, nâng cao hiểu biết về tự nhiên, về xã hội( qua thăm quan, du
lịch, xem phim ảnh,…); phát triển trí thông minh, sáng tạo( qua đành cờ, giải
toán vui,..); phát triển năng khiếu( qua trò chơi thiết kế mĩ thuật, ca múa,…).
Ví dụ: Tổ chức trò chơi “ chúng em yêu giao thông”, qua đó giáo dục
cho các em thực hiện tốt luật giao thông, thêm hiểu biết về giao thông.
- Con đường hoạt động vui chơi giúp các em phát triển óc thẩm mĩ: biết
cảm thụ cái đẹp trong thiên nhiên( qua thăm quan du lịch, cắm trại,..), cái đẹp
trong nghệ thuật, văn học( qua đọc truyện, xem phim, xem và tham gia biểu
diễn những vở kịch, những điệu múa,…), cái đẹp trong quan hệ xã hội( qua
vui chơi tập thể,…); đồng thời, cũng biết sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống.
Ví dụ: Tổ chức cho các em đi xem múa rối nước để biết thêm cái đẹp
trong nghệ thuật múa rối nước ở nước ta.
- Con đường vui chơi giúp cho các em được những phẩm chất vận
động( nhanh, bền, khéo) qua các trò chơi vận động, qua các buổi dã ngoại, thể
dục thể thao.
Ví dụ: Tổ chức trò chơi mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, cuộc thi chạy,…
Giúp các em vận động nhanh, linh hoạt và rèn luyện sức khỏe.
- Con đường vui chơi giúp cho các em thấy thoải mái, dễ chịu, phục hồi
sức lực sau những giờ học học tập, lao động, cũng như cảm thấy yêu đời, yêu
cuộc sống.


Vai trò của con đường hoạt động vui chơi được thể hiện trong công ước
liên hợp quốc, trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam

(1991)
2.5.3. Điều kiện
Để hoạt động vui chơi phát huy được tác dụng tốt, chúng ta cần:
- Chú trọng đến tính đa dạng, phong phú về mặt hình thức, hấp dẫn về
mặt nội dung và thu hút được sự tham gia tích cực của các em. Cần phải thiết
kế trò chơi đa dạng và tạo hứng thú cho các em, mở ra sân chơi thoải mái và
lành mạnh.
- Tổ chức các hoạt động trò chơi với các hình thức liên quan đến nhiều
lĩnh vực:
+ Khoa học kĩ thuật( rò chơi điện tử, trò choi kĩ thuật số, đố vui,…)
+ Văn học nghệ thuật( thưởng thức và tham gia diễn kịch, ca múa, hài
lành mạnh…)
+ Văn hóa, thể dục thể thao( xem và tham gia thể dục mềm dẻo, chơi
cầu lông, thi thanh lịch,…)
+ Tham quan du lịch( thăm di tích lịch sử, dã ngoại,…)
+ Giải trí thư giãn( kể và nghe những câu chuyện vui cười, chơi tú-lơkhơ,…)
- Lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, giới tính, có ích
cho các em để các em tham gia được mạnh dạn hơn, tự tin hơn.
- Các hoạt động vui chơi cần thức hiện đồng bộ ở nhà trường, gia đình và
cả ở xã hội với sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục( giáo viên, cha mẹ,Đoàn
thanh niên cộng sản,..)
- Tinh thần tự quản của học sinh cần được kích thích trong các hoạt động
vui chơi ở các mức độ khác nhau tùy theo lứa tuổi cụ thể, vốn kinh nghiệm,
tính chất hoạt động, điều kiện hoạt động. Mặt khác, cần đảm bảo tính bình
đẳng vui chơi đối với các em, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, địa vị xã
hội,…
- Những điều kiện cơ sở vật chất cần được đảm bảo: Trong giờ học (sân
chơi. Đồ chơi dụng cụ thể dục thể thao, bàn cờ. dàn vi deo, nhạc cụ,…)



Ngoài xã hội (các điểm vui chơi, giải trí, công viên, nhà văn hóa, cung thiếu
nhi,…). Trong gia đình (tùy hoàn cảnh mà sắm những thứ cần thiết để trẻ vui
chơi)
2.5.4. Mối quan hệ biện chứng
Các con đường giáo dục có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau chúng
ta cần vận dụng các con đường đó một cách hợp lí, chặt chẽ phục vụ cho các
em. Bởi chúng đều có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của
học sinh. Mối quan hệ biện chứng giữa các con đường đó được thể hiện cụ thể
sau đây:
- Đối với hoạt động tập thể: Thông qua con đường hoạt động vui chơi,
nêu cao tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm của các em học sinh. Từ đó
dễ dàng giao lưu chia sẽ, giúp hoạt động tập thể đạt kết quả cao.
- Đối với con đường hoạt động lao động: Thông qua hoạt động vui chơi,
các em có thể hiểu biết thêm về mọi thứ trong cuộc sống hằng ngày, biết được
những công việc mà mọi người đang làm như qua các trò chơi em tập làm chú
công an, tập trồng cây, tưới cây xanh,… Qua đó, giúp hoạt động lao động
thêm thuận tiện hơn, không làm cho các em bối rối trước những việc , hoạt
động lao động.
- Đối với con đường hoạt động xã hội:Thông qua con đường hoạt động
vui chơi, các em có những nhận thức về thế giới, về cuộc sống. Trong các
buổi tham quan, vui chơi tập thể các em nhận thức được các mối quan hệ xã
hội tồn tại xung quanh mình, từ đó giúp các em vận dụng và hiểu biết hơn
trong những mối quan hệ xã hội thường ngày.
- Đối với con đường dạy học: Thông qua hoạt động vui chơi, rèn chi các
em tinh thần tự giác, trách nhiệm trong công việc, có hiểu biết sơ đẳng về tự
nhiên, về xã hội, phát triển trí thông minh, nhanh nhẹn,…góp phần thiết thực
trong con đường học tập, tạo thuận lợi cho quá trình dạy học.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×