Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN rèn LUYỆN kĩ NĂNG sử DỤNG DỤNG cụ vẽ HÌNH CHO học SINH yếu kém TRONG môn TOÁN (HÌNH học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.64 KB, 7 trang )

Mục lục
A. Phần mỡ đầu:………………………………..Trang 2,3
I. Lí do chọn đề tài ………………………………..Trang 2
II.Thuận lợi và khó khăn………………………….Trang 3
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
B. Phần nội dung:………………………

Trang 4,5,6

I. Thực trạng học sinh……………………………...Trang 4
II. Giải pháp………………………………………..Trang 5
III. Kết quả đạt được ………………………………Trang 6
1. Đối với học sinh
2. Đối với giáo viên
C.Phần kết luận và kiến nghị :……………..Trang 6,7
I. Kết luận ………………………………………….Trang 6
II. Kiến nghị………………………………………...Trang 7

-1-


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DỤNG CỤ VẼ HÌNH CHO HỌC
SINH YẾU KÉM TRONG MÔN TOÁN (HÌNH HỌC)
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Học toán mà đặc biệt là môn hình học, mỗi học sinh đều cảm thấy có những
khó khăn riêng của mình:Sau đây là một vài nguyên nhân khó khăn đối với học sinh
1. Nhiều học sinh chưa nắm vững các khái niệm cơ bản, các định lí, tính chất
của các hình đã học. Một số chỉ “ học vẹt ” mà không biết cách vận dụng như thế nào
vào việc giải bài tập.


2. Đối với bộ môn hình học thì ngoài các bài toán chứng minh hình học còn
các bài toán dựng hình là dạng toán khó vì các em không nắm rõ bước cơ bản để vẽ
hình và không biết sử dụng dụng cụ nào để vẽ hình cho thích hợp, mà thời gian để
học dạng toán này thì quá ít và lại rải rác trong từng chương. Học sinh yếu kém ít
được tự luyện tập ở lớp một cách có hệ thống cũng như ở nhà nên khi gặp các bài tập
dạng này thường các em rất lúng túng nảy sinh tâm lý né tránh.
- Để khắc phục những nguyên nhân đã nêu và giúp học sinh có cơ sở học và
giải tốt các bài toán vẽ hình (dựng hình), có kĩ năng sử dụng thành thạo các dụng cụ
vẽ hình bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: “ Rèn kỹ năng sử dụng dụng
cụ vẽ hình cho học sinh yếu kém trong môn toán (Hình học) ” nhằm giúp các em hiểu
thấu đáo về vẽ hình ( các bài toán dựng hình cơ bản), có kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ
hình, hướng dẫn các em vận dụng các kiến thức cơ bản và có phương pháp tốt nhất để
vẽ đúng hình, là tiền đề để giải tốt các bài tập. Từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng
lập luận, sử dụng thành thạo các ngôn ngữ toán học, vẽ hình chính xác, lý luận chặt
chẽ là yếu tố không được thiếu của bài toán hình học mà giáo viên toán nào cũng
mong muốn học sinh mình đạt được.
-Tuy bản thân giáo viên đã hết sức cố gắng và suy nghĩ cẩn thận tập hợp kinh
nghiệm cùng nhiều dạng bài tập trong nhiều năm giảng dạy, nhưng chắc chắn không
tránh khỏi những chỗ sai sót do năng lực còn hạn chế. Bản thân giáo viên rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp.
-2-


II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KỸ
NĂNG SỬ DỤNG DỤNG CỤ VẼ HÌNH CHO HỌC SINH YẾU KÉM TRONG
MÔN HÌNH HỌC
1. Thuận lợi
Giáo viên luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, được tham dự nhiều
lớp, nhiều chuyên đề về toán để nâng cao trình độ chuyên môn. Mỗi học sinh luôn có
khả năng trang bị cho mình một bộ dụng cụ học tập. Đa số học sinh ngoan, lắng nghe

giáo viên hướng dẫn thao tác, tích cực học tập, yêu thích bộ môn toán thấy được sự
quan trọng của môn toán đối với các môn học khác . Giáo viên phối hợp các phương
pháp trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng theo quan điểm giáo dục “Học đi đôi
với hành”, “ Lý luận gắn với thực tế” thì toán “Dựng hình” là phương tiện tốt nhất để
rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ hình và giáo dục năng lực của
học sinh trong cuộc sống.
2. Khó khăn
- Số học sinh trong một lớp đông (trên 30 học sinh) nên việc quan tâm tỉ mỉ
đến từng đối tượng chưa cao.
- Học sinh bước đầu làm quen với bài toán “Dựng hình” vẽ hình có nhiều dạng
như: vẽ tam giác, tia phân giác của một góc, đường trung trực của đoạn thẳng… song
dàn trãi nhiều bài trong nhiều chương, dẫn đến học sinh khó hệ thống vì các em mau
nhớ nhưng không ôn lại sẽ mau quên. Bởi những khó khăn trên ít nhiều cũng ảnh
hưởng đến kết quả hình thành kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình để vẽ đúng hình
trong bài toán.
- Song giáo viên phải biết khắc phục những khó khăn đó tìm phương pháp
phù hợp, giúp các em thấy được môn hình học trở nên thân thuộc và biết vẽ hình và
sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ hình là điều tất yếu phải có.
B. PHẦN NỘI DUNG
I.THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU - KÉM SỬ DỤNG DỤNG CỤ VẼ HÌNH
TRONG MÔN HÌNH HỌC
- Học sinh yếu kém là dạng học sinh ít chịu khó học bài và làm bài tập ở nhà vì
đa số các em ít được sự quan tâm của cha mẹ, tự học là chính nên gặp bài khó, không
-3-


làm được các em bỏ qua không làm. Phần lớn dạng học sinh này không có đầy đủ
dụng cụ vẽ hình và không biết dùng dụng cụ nào để vẽ cho đúng hình và bắt đầu vẽ
từ đâu trước. Mặt khác các em không nắm rõ khái niệm, tính chất của hình cần vẽ và
thao tác vẽ các bài toán hình cơ bản. Sự thụ động và ngại làm dần đẩy các em tụt hậu

kiến thức.
- Trong tiết học hình có gần 20% học sinh không mang đầy đủ dụng cụ, bài tập
về nhà có bài toán hình có tới 70% học sinh không làm hoặc làm nhưng không vẽ
chính xác mà qua loa đại khái cho có hình vẽ.
- Qua nhiều năm giảng dạy môn toán, tôi nhận thấy học sinh yếu - kém còn yếu
ở kĩ năng vẽ hình, cụ thể là vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song
song, vẽ tam giác biết ba cạnh, vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa, vẽ tam giác
biết một cạnh và hai góc kề, vẽ tia phân giác của một góc, vẽ góc,vẽ góc với đường
tròn, vẽ hình qua bài toán tổng hợp …. Đó là nguyên nhân học sinh không vẽ đúng
hình dẫn đến không chứng minh được bài toán hình học.
- Ta đã biết: Trong hình học nếu không vẽ đúng hình và không chính xác thì
không thể chứng minh được. Bởi lý do đó nên tôi đặc biệt đòi hỏi mọi học sinh trong
giờ hình học phải có đầy đủ dụng cụ vẽ hình, thao tác đúng trong học tập, hoặc cả khi
lên bảng, nắm vững các bài toán dựng hình cơ bản đã trình bày trong sách giáo khoa.
Duy trì thường xuyên tạo cho các em một kỹ năng sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ
hình, phát triển tri thức hình học, biết vẽ hình, kiến thức hình để vận dụng vào đời
sống.
- Ta vốn biết trong hình học vẽ được hình chính xác và biết dùng dụng cụ để vẽ
đúng với từng dạng hình là điều rất quan trọng, đó là tiền đề giúp các em nắm được
nội dung bài toán cho gì, chứng minh gì để góp phần chứng minh bài toán được tốt
hơn. Từ thực trạng trên ta nhận thấy rõ những nguyên nhân vẽ hình không đạt. Dưới
đây là một số biện pháp rèn luyện cho học sinh có kĩ năng vẽ hình, sử dụng dụng cụ
vẽ hình chính xác.
II. GIẢI PHÁP: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DỤNG CỤ VẼ HÌNH CHO
HỌC SINH YẾU - KÉM TRONG MÔN TOÁN HÌNH
1. Kỹ năng
-4-


Là những hoạt động được hình thành do bắt chước hoặc trên cơ sở tri thức mà

có, kĩ năng đòi hỏi sự tham gia thường xuyên của tri thức, sự tập trung, chú ý và tiêu
tốn nhiều năng lượng. Hành động khái quát hóa, động tác chính xác đòi hỏi phải tập
trung nhiều lần và được lĩnh hội trong quá trình học tập.
2. Tại sao phải đặt vấn đề vẽ hình (dựng hình) và kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ
hình cho học sinh yếu kém trong toán hình học
- Dựng hình (Vẽ hình đối với học sinh ) chính là chứng minh trực quan sự tồn
tại của một khái niệm hình học mà ta nghiên cứu, ví dụ vẽ tia phân giác của một góc,
hay đường trung trực của đoạn thẳng… Mặt khác, dựng hình cũng là một phương
pháp quy nạp toán học và có nhiều vận dụng trong thực tế rất bổ ích. Thông qua bài
toán dựng hình (vẽ hình ở lớp) mà phát triển tư duy lôgíc góp phần củng cố và phát
triển tri thức hình học, phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh. Các bài
toán dựng hình (vẽ hình) cũng nhằm củng cố và phát triển kỹ năng sử dụng thành
thạo các dụng cụ vẽ hình, biết vẽ hình, kiến thiết hình để vận dụng vào đời sống.
3. Các dụng cụ để vẽ hình
Học sinh cần có các dụng cụ vẽ hình như: thước thẳng, êke, compa, thước đo
góc. Thước thẳng êke dùng để vẽ hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của
đoạn thẳng. Thước thẳng compa dùng vẽ đường trung trực của đoạn thẳng, vẽ tam
giác biết độ dài ba cạnh. Thước thẳng, compa, êke dùng vẽ hai đường thẳng song
song, vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa… Tuy nhiên ngoài việc biết tác dụng
của từng dụng cụ song học sinh phải biết sử dụng chúng cho thật đúng.
( ví dụ: lấy thực tế trên tiết dạy )
4. Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình qua bài toán chứng minh tổng hợp.
- Trong bài toán hình học, để có bài chứng minh đúng thì yếu tố ban đầu vô
cùng quan trọng là vẽ đúng hình , muốn vẽ đúng hình thì học sinh phải xác định được
nó là bài toán vẽ hình dạng nào đã học, dùng dụng cụ gì để vẽ. Xác định tốt vấn đề
này giúp học sinh vẽ hình đúng và chính xác.
- Hầu hết các bài toán chứng minh hình học là dựa vào cách vẽ hình, vẽ thêm
hình và kết hợp với nội dung giáo viên phân tích đi đến chứng minh.

-5-



- Nhìn chung giáo viên tác động có hiệu quả đến đối tượng học sinh yếu kém,
tạo cho các em sự tự tin trong học tập, tự mình bắt tay vào làm bài, tự vẽ hình, biết sử
dụng thành thạo dụng cụ học tập thì hiệu quả học tập của bản thân các em và cả lớp
sẽ được nâng cao, các em có niềm tin vào bản thân mình, yêu thích môn học hơn.
III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DỤNG CỤ
VẼ HÌNH CHO HỌC SINH YẾU KÉM TRONG MÔN TOÁN(HÌNH HỌC )
1. Đối với giáo viên
- Bản thân giáo viên không những trên trang giáo án mà còn cả lúc cầm tay
các em học sinh yếu kém, uốn nắn từng nét vẽ hình, chỉnh sửa cách cầm compa, êke,
đặt lại cho đúng vị trí … Tình yêu thương, sự quan tâm đó luôn được các em cảm
nhận và có nổ lực xứng đáng với các kết quả học tập, biết sử dụng dụng cụ vẽ đúng
hình, tiết dạy của giáo viên sôi nổi, thoải mái sinh động bản thân giáo viên cũng tự
rèn cho mình kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học, đạt được kết quả tốt khi dạy dạng
toán dựng hình cơ bản. Đặc biệt bản thân giáo viên được yêu mến hơn .
2. Đối với học sinh
- Có được kĩ năng vẽ hình, sử dụng tốt dụng cụ vẽ hình là êke, compa, thước
thẳng, thước đo góc …, hiểu rõ hơn về khái niệm hình đã học và lượng kiến thức cơ
bản để chứng minh hình học. Học sinh yêu thích bộ môn toán hơn, hứng thú học tập,
nâng cao năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng về không
gian, vận dụng vào đời sống thực tế.
- Tuy rằng vẽ đúng hình cũng chưa chắc làm tốt bài toán hình song từ những
kỹ năng vẽ hình, vẽ đúng hình là tiền đề quan trọng cùng kết hợp với phần nắm rõ giả
thiết, kết luận và các yếu tố chứng minh hình học giúp học tốt môn hình học có kỹ
năng chứng minh hình học, từ đó nâng cao chất lượng môn toán.
C. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
- Quá trình dạy học không phải chỉ là sự truyền giảng, thầy nói trò nghe, thầy
trò cùng thảo luận mà bản thân giáo viên tâm đắc hơn là sự “bắt tay chỉ việc”, “ học

đi đôi với hành”. Qua việc hướng dẫn học sinh vẽ hình ( những bài toán dựng hình cơ
bản ) vừa rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ hình vừa
-6-


giúp các em tiếp nhận bài toán dựng hình dưới một hình thức nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ
tiếp nhận. Từ đó giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động trong học tập, phát
triển kĩ năng quan sát, thực hành, nâng cao năng lực, ham thích học môn hình học
hơn.
- Trong chứng minh hình học thì yếu tố vẽ đúng hình, chính xác là yếu tố tiền
đề . Đã vẽ đúng hình thì đã giúp học sinh nắm vững khái niệm và tính chất về hình đã
học, đó là những yếu tố cần thiết khi chứng minh. Đặc biệt là đối với học sinh yếu
kém thực hiện tốt những điều nêu trên đã là một thành công đối với giáo viên vì tùy
năng lực mỗi đối tượng mà đặt ra mức yêu cầu cần đạt được và ngày một nâng dần.
Kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém của giáo viên là tạo niềm tin vào bản thân học
sinh qua những công việc nhỏ như tự tay vẽ hình biết sử dụng dụng cụ vẽ hình, tự tay
ghi giả thiết kết luận  tự tay chứng minh những bài toán dễ… từ đó dần cảm thấy
yêu thích bộ môn toán hơn .
II. KIẾN NGHỊ
- Hằng năm, bản thân giáo viên và đồng nghiệp dạy môn toán rất mong bộ
phận thiết bị của phòng giáo dục và nhà trường kịp thời bổ sung những đồ dùng dạy
học mới thay thế đồ dùng dạy học bị hư hỏng, độ chính xác không cao.
- Trên đây là nhũng kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được trong nhiều năm
giảng dạy. Kính mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp và các cấp quản lý. Xin
chân thành cảm ơn!
Vĩnh Mỹ A, ngày 26 tháng 9 năm 2014
DUYỆT CỦA HĐKH CỦA TRƯỜNG

NGƯỜI THỰC HIỆN


Trần Thanh Đoàn

-7-



×