Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

ôn thi đại học chuyên đề hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.73 KB, 48 trang )

hồ Chí minh
Đề 1: Hãy nêu những tư tưởng chính trong quan điểm nghệ thuật của NAQ
- HCM.
Bài làm
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn. Sinh
thời Người không nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn
nghệ. Người yêu thích văn nghệ nhưng do yêu cầu của cuộc đấu tranh CM, Người
sáng tác thơ văn và chính Người đã trở thành nhà văn, nhà thơ lớn. Riêng về mặt
văn học, tác giả HCM có vị trí quan trọng trong lịch sử, không chỉ ở những sáng
tác thơ văn mà còn ở cả quan điểm sáng tác nghệ thuật của người.
Nói về quan điểm sáng tác nghệ thuật của HCM là nói về quan điểm của
Người với chính sáng tác của mình, đồng thời cũng là nói về một quan điểm nghệ
thuật có tầm khái quát rộng lớn, là chân lý trong sáng tạo nghệ thuật. Với HCM
sáng tác nghệ thuật là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả
cho sự nghiệp CM. Người quan niệm văn thơ là vũ khí chiến đấu có sức mạnh to
lớn và nhà thơ là chiến sỹ tham gia cuộc đấu tranh xã hội.
Trong bài thơ “Cảm tưởng đọc thiên gia thi” sau khi nhận xét tình cảm của
các nhà thơ xưa đối với thiên nhiên Người đã viết:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Thơ có thép nghĩa là thơ phải có tính chiến đấu, tính CM. Nhà thơ phải biết
xung phong nghĩa là nhà thơ bằng sáng tạo nghệ thuật tham gia vào các hoạt động
xã hội, tham gia vào công việc CM với tinh thần tiến công của người chiến sỹ.
Trong thư gửi các họa sỹ năm 1951 HCM khẳng định thêm quan điểm sáng tác của
mình: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt
trận ấy”. Từ câu nói này chúng ta thấy tác giả HCM đã khẳng định tầm quan trọng
của hoạt động văn học nghệ thuật, một mặt trận có nhiều gay go phức tạp, có tầm
quan trọng chẳng khác nào các mặt trận chính trị, kinh tế và xã hội khác. Cũng
trong câu nói ấy, Người đã xác định vai trò chiến sỹ và trách nhiệm to lớn của
người làm công tác văn hóa văn nghệ.



Quan điểm sáng tác trên của HCM là sự tiếp nối quan điểm văn học tiến bộ
của cha ông ta trong quá khứ và được nâng cao trong thời đại CM. Đó là sự tiếp
nối quan điểm văn chương “chuyên chú ở người” của Nguyễn Siêu, tinh thần “đâm
mấy thằng gian bút chẳng tà” của NĐC.
HCM đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức của văn học nghệ thuật. Với
Người đối tượng thưởng thức trong thời đại CM phải là quảng đại quần chúng
nhân dân. Quan điểm này thể hiện ở ngay trong cách viết của Bác. Trước khi cầm
bút bao giờ Người cũng tự đặt ra các câu hỏi: Viết cho ai?, viết để làm gì? rồi sau
đó mới quyết định: viết cái gì và viết như thế nào? theo tác giả chính đối tượng và
mục đích sẽ quyết định nội dung và hình thức viết.
Truyện và Ký của Người viết vào những năm 20 với mục đích tố cáo âm mưu
xảo quyệt của TD P và tay sai. Đối tượng tác động trước hết là nhân dân Pháp và
những người biết tiếng Pháp. Chính vì vậy truyện và ký được sáng tác bằng tiếng
Pháp với một bút pháp rất hiện đại ở châu Âu lúc đó. Còn những bài ca động viên,
tuyên truyền CM, đối tượng chủ yếu là quần chúng nhân dân với mục đích giác
ngộ, dẫn dắt quần chúng thì hình thức được Bác sử dụng rất giản dị, dễ hiểu như
một bài vè trong dân gian:
“Thương ôi những bạn dân cày
Chân bùn tay lấm suốt ngày gian lao”
hoặc:
“Dịp này là dịp trời cho
Lo cứu nước tức là lo cứu mình”
(Ca dân cày)
Do xác định được đối tượng tiếp nhận của văn học là quần chúng nhân dân nên
Người rất chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ. Phổ cập để
quần chúng hiểu và yêu thích văn nghệ, nhưng phải nâng cao để bồi dưỡng trình độ,
năng lực thẩm mĩ cho nhân dân.
Tác giả HCM luôn luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân
thật, phải phản ánh đúng bản chất của cuộc sống. Văn chương không cần phải thi



vị hoá cuộc sống, không cần phải làm cho cuộc sống trở nên mơ mộng mà văn
chương phải gắn với cuộc đời, nói những chuyện của cuộc đời và giúp người đọc
thêm yêu cuộc sống của mình hơn, phấn đấu cho một đời sống tốt đẹp hơn.
Xem triển lãm hội họa trong những năm đầu CM, Bác thấy các nghệ sĩ của
chúng ta là những người vẽ đẹp, có tài năng nhưng vẫn còn một số biểu hiện chưa
đúng, đặc biệt là trong việc phản ánh cuộc sống. Bác đã kịp thời góp ý “chất mơ
mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”. Người yêu cầu văn nghệ
sĩ phải miêu tả cho hay, cho chân thật tất cả những hiện thực của CM. Bên cạnh
việc phê phán những cái sai, cái xấu, văn học cần phải biểu dương cái tốt, cái đúng
và phải nêu gương người tốt việc tốt. Tính chân thực chính là cái gốc của văn
chương.
Về hình thức biểu hiện t/g HCM không tán thành lối viết cầu kỳ, xáo rỗng
“viết và nói cố nhiên phải vắn tắt song phải có nội dung. Phải chữa cho hết bệnh
nói dài viết rỗng”. Người luôn luôn phê phán cách viết theo kiểu “tràng giang đại
hải”, viết theo lối “rau muống”, Người quan tâm tới hình thức phải sao cho “trong
sáng vui tươi”. Là người biết nhiều tiếng nước ngoài và sử dụng khá thành thạo
chúng nhưng Bác luôn luôn quan tâm tới việc sử dụng tiếng Việt. Bác thường nhắc
nhở các văn nghệ sĩ tránh dùng từ nước ngoài một cách vô nguyên tắc. Bác căn dặn
các văn nghệ sĩ “không nên vay mượn lu bù để lòe thiên hạ”. Nhà văn, nhà thơ
phải là người sáng tạo, sử dụng ngôn từ cho hay và tinh tế.
Cũng về hình thức biểu hiện t/g HCM rất coi trọng tính dân tộc của các t/p
văn chương. Trong sáng tác của mình Người thường vận dụng lời ăn tiếng nói
hàng ngày của nhân dân và sử dụng linh hoạt các câu ca dao, tục ngữ trong bài viết
của mình. Chính vì lẽ đó, t/p của Bác được rất nhiều người ưu thích.
HCM là nhà thơ lớn nhưng trước hết Người là nhà CM lớn. Vì vậy đối với
Người văn thơ trước hết phải là vũ khí chiến đấu, nhà nghệ sĩ đồng thời là người
chiến sỹ phục vụ sự nghiệp CM của nhân dân, của đất nước. T/g HCM rất chú ý tới
tác dụng xã hội của văn chương đồng thời rất coi trọng giá trị nghệ thuật của t/p.

Đó là quan điểm thật sự khoa học và CM. Nó có tác dụng to lớn cả về lý luận lẫn
thực tiễn. Nó có tác dụng soi đường cho văn học CMVN.
vi hành


Đề 1: Anh (chị) hãy phân tích truyện ngắn "Vi hành" để thấy một sáng
tạo nghệ thuật độc đáo, bút pháp châm biến bậc thầy của NAQ.
Bài làm.
Bút pháp mỉa mai châm biếm, đả kích kẻ thù là một trong những nét sáng tạo
nghệ thuật độc đáo trong nhiều truyện ngắn của t/g NAQ. Bằng những sáng tạo độc
đáo ấy, NAQ đã phơi bày bản chất tàn bạo, giả dối của chế độ thực dân Pháp và
bộc lộ thái độ khinh bỉ bọn vua quan bù nhìn bán nước hại dân. Nhân chuyến đi ô
nhục của vua Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo năm 1922, t/g NAQ đã viết
truyện ngắn “Vi hành” đăng trên báo “Nhân đạo” Pháp tháng 2/1923 để lật tẩy
những âm mưu thâm độc của Pháp núp sau con bài chính trị Khải Định. Có thể nói
“Vi hành” là truyện ngắn thể hiện một cách tập trung nhất và thành công nhất những
nét nghệ thuật độc đáo và bút pháp châm biếm sắc bén của tác giả.
Sáng tạo độc đáo đầu tiên mà người đọc dễ dàng nhận thấy là ở việc đặt nhan
đề tác phẩm. “Vi hành” là một nhan đề có ý nghĩa sâu sắc mang tính hài hước và
châm biếm sâu cay. Mượn cách hiểu thông thường về nghĩa của từ “vi hành” là
cuộc đi kín đáo, lặng lẽ, bí mật của những nhà vua anh minh sáng suốt thời xưa để
tìm hiểu thực trạng cuộc sống nhân dân từ đó đề ra được những chính sách thích
hợp giúp dân đỡ lầm than khổ cực. T/g nói đến cuộc đi lén lút, ám muội của vua
Khải Định trên đất Pháp. Cuộc đi này làm gì có mục đích vì dân, cho dân. Nó là
cuộc đi của một con chó theo chủ, hết lòng vì chủ, một cuộc đi ám muội bẩn thỉu,
mang mục đích chính trị đê hèn. Cách đặt tên truyện như vậy thể hiện cái nhìn sắc
sảo đầy trí tuệ của t/g.
Thành công trước nhất của “Vi hành” về mặt nghệ thuật đó là việc sử dụng
hình thức một lá thư để kể chuyện, để dẫn dắt bạn đọc. Dùng hình thức một bức
thư trong việc viết truyện không phải là điều gì mới mẻ lúc bấy giờ. Trước NAQ

chắc chắn có nhiều người sử dụng hình thức này trong sáng tạo nghệ thuật. Bởi
vậy, việc sáng tạo ở đây phải được đánh giá chính là ở chỗ t/g NAQ đã sử dụng
một cách thành công hình thức thư ấy. Một mặt như phương tiện nghệ thuật phù
hợp nhất, một mặt khác lại như một vũ khí chiến đấu phục vụ đắc lực cho công
cuộc CM của mình. Đây là chỗ mới, chỗ sáng tạo của t/g.
Việc dùng hình thức thư từ như vậy trong “Vi hành” giúp t/g dễ dàng dùng
hình thức truyện lồng trong truyện để có cơ hội cho nhân vật Khải Định có đầy đủ


mọi điều kiện bộc lộ hết bản chất và chân tướng. ở đây chúng ta thấy có chuyện
của đôi trai gái người Pháp đan xen với chuyện của t/g với cô em họ. Khi thì đôi
trai gái người Pháp đánh giá nhận xét, bàn luận về Khải Định, khi thì t/g quay sang
trò chuyện tâm sự với cô em họ. Cách viết như vậy đã giúp cho t/g giấu đi cái chủ
quan để làm nổi bật lên là một giọng điệu trần thuật khách quan trong khi đánh giá,
nhận xét về Khải Định.
Nhờ hình thức thư từ riêng, chấp nhận lối viết phóng túng tự do nên trong “Vi
hành” t/g có thể chuyển đổi giọng điệu một cách thoải mái, linh hoạt tạo điều kiện
cho việc thể hiện tư tưởng. Đang từ giọng trần thuật khách quan, cuộc trò chuyện
của đôi trai gái Pháp về chuyển”vi hành” của vua Khải Định. Nhưng khi muốn
trình bày những suy nghĩ riêng tư t/g dễ dàng chuyển sang lời tâm sự, bộc bạch với
cô em họ của mình “cô thử nghĩ, làm sao mà không xúc động sâu xa được khi được
đối đãi như thế?”. Có thể chúng ta tìm thấy trong “Vi hành” nhiều giọng điệu khác
nhau như vậy. Khi thì trang nghiêm, khi thì thủ thỉ tâm sự, khi lại phẫn uất cao độ.
Với hình thức của một lá thư việc chuyển đổi giọng điệu như vậy đã giúp cho
giọng điệu gần gũi với đời thường mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu chung của
t/p, không gián đoạn mạch cảm xúc của t/g.
Cũng nhờ hình thức thư từ, việc chuyển cảnh của t/p cũng thuận lợi hơn rất
nhiều. Đang từ cảnh trò chuyện của đôi trai gái Pháp trên toa xe điện ngầm bên
Paris, t/g quay về quê nhà Việt Nam với cảnh “đôi chúng ta như đôi chim ấy thôi,
đậu vắt vẻo trên đầu gối ông bác thân yêu, nghe bác kể chuyện cổ tích”. Rồi lại đột

ngột sang Tàu, sang Nga cùng với việc vua Thuấn, vua Pie đi vi hành. Cách
chuyển cảnh như vậy là phù hợp với nội dung thông thường của một bức thư và vì
vậy người đọc không thấy phân tán khi phải theo t/g di chuyển hết từ không gian
này đến không gian khác, cách biệt nhau hàng ngàn cây số và cách xa chúng ta
hàng trăm thế kỷ.
Ngoài ra, với hình thức một bức thư t/g có thể liên hệ tạt ngang hoặc so sánh
một cách thoải mái. Thư riêng cho phép người viết đang từ “chuyện nọ xọ chuyện
kia”, đang từ đối tượng này sang đối tượng khác nhiều khi chẳng dính líu gì đến
nhau một cách khá dễ dàng. Đang nói chuyện về người Việt Nam bị mật thám
Pháp theo dõi, t/g chuyển sang nói chuyện vua Khải Định như một con rối mua vui
cho dân chúng Pháp. Rồi đang từ chuyện đôi trai gái Pháp trò chuyện với nhau trên
xe điện t/g chuyển sang nói chuyện suy đoán của bản thân mình về những hành vi


bất chính của Khải Định. Không ai cấm t/g liên hệ tạt ngang như vậy. Chính việc
liên hệ này giúp t/g tăng được hiệu quả của sự phê phán. Khải Định đã hiện lên
đúng với bộ dạng vốn có của hắn một kẻ chán cảnh làm ông vua to muốn nếm thử
cuộc đời của các cậu “công tử bé” sống hành lạc và mất hết nhân cách.
Nghệ thuật độc đáo của “Vi hành” còn được thể hiện trong việc xây dựng
nhân vật Khải Định. Là nhân vật chính nhưng Khải Định lại vắng mặt không hiện
lên trực tiếp trong t/p. Tuy vậy ông vua này vẫn được khắc họa một cách nổi bật
qua lời trò chuyện của đôi trai gái Pháp. Trong con mắt của họ Khải Định hiện lên
với chân dung kỳ quái, dị dạng, với khuôn mặt xấu xí, cái mũi tẹt, đôi mắt xếch và
mặt bủng như vỏ chanh. Trang phục của Khải Định cũng thật khác thường giống
như một con rối trong rạp xiếc, đầu hắn đội cái nón chóp như một chụp đèn, tay
đeo đầy nhẫn, trên người khoác đủ lụa là trông như một mụ đàn bà. Còn hành động
của Khải Định thì lấm lét như kẻ có hành vi bất chính, chắc chắn Khải Định không
phải như vua Thuấn, vua Pie “những bậc cải trang vĩ đại” muốn đi sâu vào cuộc
sống nhân dân mà Khải Định chỉ là một kẻ đi lo chuyện riêng, vì “những lý do ít
cao thượng”. Người Pháp thường gặp hắn ở trường đua ngựa, ở hiệu cầm đồ, ở kho

hành lý của nhà ga hơn thế nữa Khải Định xuất hiện ở Paris với tư cách là một vai
hề rẻ tiền trên sân khấu chính trị. Sự có mặt của hắn đã giúp cho người Pháp có
thêm một trò cười đúng lúc khi mà kho giải trí của họ đã cạn kiệt. Có thể nói rằng
bộ mặt xấu xa, bù nhìn, bán nước của vua Khải Định đã hiện lên một cách rõ ràng
dưới ngòi bút của t/g. Tính chiến đấu của truyện cũng chính là ở chỗ này.
Trong truyện ngắn việc sáng tạo tình huống truyện là một khâu then chốt. Tình
huống như một thứ nước rửa ảnh làm nổi rõ hình ảnh, tính cách hành động của nhân
vật và làm nổi bật tư tưởng của tác giả.
ở tác phẩm “Vi hành” t/g NAQ đã sáng tạo được một tình huống truyện độc
đáo. Đó là một chuỗi những sự lầm lẫn oái oăm, tức cười gây được hiệu quả châm
biếm cao. Trước hết là sự lầm lẫn của đôi trai gái Pháp trên xe điện ngầm. T/g người bị đôi trai gái nọ nhầm là vua Khải Định đành phải lằng lặng chịu đựng
những cặp mắt dò xét, soi mói của họ. Sự lầm lẫn của đôi trai gái ấy không phải là
sự vô lý bởi lẽ đối với người phương Tây họ khó phát hiện những nét khác nhau ở
người da vàng, khó phân biệt KĐ với t/g. Người cũng có cái mũi, nước da, mái tóc
giống với những người châu á khác. Tạo ra tình huống này, t/g có điều kiện để thể


hiện chân dung KĐ một cách khách quan hơn, tính châm biếm sâu cay hơn, đạt
hiệu quả nghệ thuật cao hơn.
Vì KĐ xuất hiện trên đất Pháp với hình dáng điệu bộ không có gì đúng với tư
cách của một ông vua cho nên không phải chỉ đôi trai gái nọ bị nhầm lẫn mà ngay
cả dân chúng Pháp cũng lầm tưởng rằng vua KĐ đang đi vi hành, đi tìm hiểu đời
sống của người dân Việt Nam trên đất Pháp. Thật là một sự khôi hài ! ở đây t/g sử
dụng phép “lạ hóa” KĐ trong con mắt người châu Âu để biến hắn từ một vị hoàng
đế thành một thằng hề ngộ nghĩnh chỉ đáng mua vui cho dân chúng Pháp. Sự phê
phán của t/g như vậy thật hết sức mạnh mẽ quyết liệt.
Nhưng KĐ hiện lên không phải chỉ có như vậy để tiếp tục phê phán tính chất
lén lút mờ ám của chuyến đi này t/g đã đẩy sự lầm lẫn lên cao hơn nữa. Tất cả dân
chúng Pháp đều bị nhầm lẫn, NAQ (tức t/g) hay bất kỳ người dân Việt Nam nào
khác đang sống trên đất Pháp đều là vua KĐ cả. Mà không phải chỉ dân chúng

Pháp ngay cả chính phủ Pháp kẻ đã mời đích danh KĐ sang Pháp cũng không nhận
được ra đâu là khách của mình nữa. Để tránh sự thất thố về mặt ngoại giao họ đành
đối xử với tất cả những người dân da vàng khác như đối với vị hoàng đế AN Nam.
Trên thực tế không thể có chuyện như vậy nhưng đây là một t/p nghệ thuật nên t/g
cố tình tạo ra tình huống truyện như vậy để dùng sức mạnh của nghệ thuật lột trần
chuyến đi ám muội của vị hoàng đế đó. Chuyện đúng là “bịa” nhưng lại phản ánh
những gì có thật về một chuyến đi, về một vấn đề đặt ra rất nghiêm túc trong cuộc
sống số phận của một dân tộc.
Trong “Vi hành” t/g đã rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật châm
biếm mỉa mai. Tiếng cười ở đây không giòn giã mà thâm trầm sâu lắng mang đầy
tính chất trí tuệ sắc sảo của dân tộc Việt Nam, humour của Pháp. Người đọc chỉ
phát hiện chất mỉa mai châm biếm của t/g và cười được khi họ có tầm am hiểu,
nhận thức cao. Phải khẳng định rằng nếu không có một trí tuệ lớn, một vốn văn hóa
sâu rộng cùng một tinh thần yêu nước cao độ thì khó có thể tạo ra một t/p “Vi
hành” có nội dung phong phú và nghệ thuật châm biếm sâu sắc đến như vậy. Cái
cười trong t/p là cái cười sắc sảo, giàu sắc điệu. Người đọc khi đọc xong phải ngẫm
nghĩ nhận ra cái chua chát, cái trái quy luật của sự vật hiện tượng rồi sau đó mới
cười. Sự sắc sảo của t/g là ở chỗ đã phát hiện ra những mâu thuẫn bên trong của
hiện tượng và đặt chúng cạnh nhau tạo nên sự đối lập gay gắt. Một bên là cái danh
khách mời đặt bên cái lén lút, nhố nhăng. Một bên cái tiếng hoàng đế thì cao lại đặt


cạnh cái dáng của một thằng hề lố bịch lại rất thấp. Tiếng cười từ sự tương phản đối
lập ấy càng nghĩ càng ngấm mà càng ngấm lại càng đau nhất là đối với một con người
yêu nước thương nòi như t/g NAQ.
“Vi hành” là một t/p có giá trị cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ
thuật và mang đầy tính chiến đấu. Tuy t/p được viết ra vì mục đích chính trị nhưng
lại đạt tới một trình độ nghệ thuật cao đặc biệt là nghệ thuật châm biếm trào phúng.
T/p là sự kết hợp hài hòa giữa chính trị, nghệ thuật, là thể hiện mối quan hệ giữa
chiến sĩ và nghệ sĩ. ở đây mũi tên chính trị đã được nghệ thuật chắp cánh và bay

trúng đích. Thành công lớn của t/p chính là ở chỗ đó.
Đề 2: Phân tích giá trị đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của NAQ trong
truyện ngắn Vi hành.
Bài làm.
“Vi hành” là truyện ngắn đạt đến sự mẫu mực của thể loại truyện ngắn viết về
đề tài chính trị nhưng lại rất giàu giá trị nghệ thuật. Truyện ngắn vì thế chính trị
100% mà nghệ thuật cũng 100%. “Vi hành” cho thấy sự điêu luyện trong ngòi bút
văn xuôi tự sự của NAQ, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn, cực ngắn được viết với
cảm hứng trào phúng mạnh mẽ để đạt tới tính chiến đấu cao. Với truyện ngắn “Vi
hành” NAQ đã kết hợp một cách tài tình giữa chất trữ tình trào phúng và chất
chính luận sắc sảo, kết hợp một cách hài hòa giữa nghệ thuật trào phúng phương
Tây (với tiếng cười umua) hóm hỉnh, nhẹ nhàng với nghệ thuật trào phúng phương
Đông thâm trầm sâu sắc. “Vi hành” đã thể hiện chất trí tuệ cao siêu và chất hiện
đại của ngòi bút truyện ngắn bậc thầy NAQ.
Truyện ngắn “Vi hành” in trên báo “Nhân đạo”ngày 19/2/1923 cùng một loạt
t/p của NAQ có chung một đề tài và hướng tới một mục đích. Đó là những t/p như
vở kịch “Con rồng tre”, “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc”, “Sở thích đặc biệt”...
hàng loạt những t/p này cũng như “Vi hành” ra đời nhân dịp KĐ - hoàng đế An
Nam theo lời mời của Chính phủ Pháp sang dự hội chợ thuộc địa ở Mác Xây. Hội
chợ được tổ chức với mục đích nhằm phô trương những “thành tựu” xâm lược của
CNTD Pháp dưới chiêu bài khai hóa văn minh đối với các nước thuộc địa. Hội chợ
vừa nhằm lừa bịp nhân dân Pháp và nhân dân TG về cái gọi là chính sách bảo hộ
Pháp, lại vừa muốn thu hút đầu tư của các nhà tư bản Pháp vào công cuộc khai thác
thuộc địa của Pháp ở ĐD. Chính vì lẽ đó mà trong truyện ngắn “Lời than vãn của


Bà Trưng Trắc” t/g đã nhân danh báo “Nhân đạo” mà gửi lời chào đầy mỉa mai tới
KĐ: “Nhân dịp KĐ sang Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp, bản báo có lời
chào tí ti đối với ngài, và giới thiệu với ngài truyện ngắn của một thần dân trung thành
của ngài là đồng chí NAQ”.

Còn với “Vi hành” NAQ vừa dựng bức chân dung đầy tính chất biếm họa của
vị hoàng đế An Nam lại vừa muốn phơi bày bản chất thống trị của TD Pháp, đối
với cái gọi là công cuộc bảo hộ ở ĐD. T/p đã thể hiện những tư tưởng lớn lao sâu
sắc có ý nghĩa thời đại thông qua nghệ thuật trào phúng hết sức độc đáo, đặc sắc
của mình.
Truyện ngắn “Vi hành” như chúng ta đã biết thực chất nhằm phơi bày bản
chất bù nhìn của cái gọi là hoàng đế An Nam nhưng t/p không hề rơi vào luận lý
khô khan mà thực sự là một t/p nghệ thuật bởi bức chân dung ấy của vị hoàng đế
đã được hiện lên từ một tình huống nhầm lẫn đầy tính chất hài hước. T/g đã bịa ra
một tình huống phải nói là hết sức hấp dẫn, ngỡ như để tự hào mà thực ra lại vạch
mặt vị hoàng đế. Đó là sự nhầm lẫn của đôi bạn trẻ người Pháp đối với nhân vật
“tôi” khi coi “tôi” là hoàng đế trong một toa xe điện ngầm. Tình huống nhầm lẫn
ấy đã để cho đôi bạn trẻ mặc sức dựng lên bức biếm họa về vị hoàng đế. Mỗi nét
biếm họa điểm vào bức chân dung này là mỗi chi tiết nhằm bóc trần sự giả dối của
cái gọi là vị hoàng đế kia.
Tạo nên tình huống nhầm lẫn t/p vừa khách quan hóa tư tưởng chủ quan của
mình khi đả kích, châm biếm, mỉa mai hoàng đế lại vừa như muốn nói rằng Chính
phủ Pháp chẳng lừa được ai, thái độ mỉa mai khinh bỉ của đôi bạn trẻ Pháp cũng là
thái độ của nhân dân Pháp đối với món hàng mà Chính phủ Pháp muốn quảng cáo
ở hội chợ Mác Xây về một chính quyền được bảo hộ qua vai trò của hoàng đế An
Nam. Tình huống cho thấy dẫu Chính phủ Pháp có tô son trát phấn, có khoác lên tên
vua nô lệ kia bao nhiêu vàng bạc châu báu, mũ mãn áo xiêm thì cũng chẳng lừa được
dân Pháp. Tạo được một tình huống như cái cớ để vẽ chân dung hoàng đế, ngòi bút
của NAQ quả thực đầy chất trí tuệ và vô cùng sắc sảo.
Hãy xem t/g từ tình huống này mà dựng chân dung hoàng đế ra sao?
Bức chân dung hoàng đế An Nam được vẽ bằng những nét biếm họa vừa của
nghệ thuật trào phúng phương Tây lại vừa từ cái nhìn gắn liền với văn hóa phương
Đông. Bức chân dung ấy đã vẽ từ gương mặt tới trang phục cùng với vai trò chính



trị để cuối cùng bản chất chính trị được phơi ra ánh sáng. Xét về phương diện này
“Vi hành” như một cái kính “chiếu yêu” để người đọc có thể nhìn vào đó mà thấy
rõ bản chất yêu ma của sự vật.
Trước hết bức chân dung được điểm từ bộ mặt của vị hoàng đế với những nét
vẽ như mắt xếch, mũi tẹt da bủng như vỏ chanh... Một bộ mặt như thế có thể đem
đến cho bạn đọc Pháp những tiếng cười giải trí bởi cái dị dạng của nó mà lại là cái
dị dạng của mặt hoàng đế. Nhưng nhìn từ con mắt của người phương Đông thì tự
thân diện mạo ấy đã không thể coi là diện mạo của vị hoàng đế, không thể coi là
“long nhan”. Một hoàng đế như thế chỉ có thể là hoàng đế rởm mà thôi. Hơn thế
nữa cái bộ mặt quái thai kia chẳng phải là do CNTD Pháp trong sự “cưỡng bức”
các nước thuộc địa đẻ ra sao. ý nghĩa trào phúng vì thế mang tính chiến đấu rất
cao.
Bức biếm họa được tiếp tục bằng những nét vẽ trang phục hết sức đặc biệt
gây tiếng cười chế giễu cho bạn đọc Pháp bởi sang đầu TK XX mà kẻ đứng đầu
một nhà nước trang phục như được móc ra từ thời cổ đại: đầu đội cái “chụp đèn”,
cổ đeo đầy hạt cườm, “đủ cả bộ lụa là”, ngón tay đeo đầy nhẫn. Người Pháp nhìn
hắn như nhìn một cái “manơcanh”, một thứ phương tiện để quảng cáo cho các nhà
hàng. Mà xem ra thì hắn cũng có hơn gì chiếc “manơcanh” để Pháp khoác lên đó
những thứ cần quảng cáo cho chính sách “khai hóa văn minh”. Nhưng nhìn từ quan
niệm của người phương Đông thì 1 hoàng đế như thế có khác gì phường “giá áo túi
cơm”, lúc thường thì vơ vét cho đầy túi tham khi đất nước lâm nguy chỉ biết lo
thân mình, lo ăn chơi, hưởng lạc. Vua mà như thế thì chỉ là kẻ mọt dân, hại nước
muôn đời nguyền rủa.
Vai trò của hoàng đế theo lời chính phủ Pháp thì quan trọng đấy nhưng bản
báo “Nhân đạo chỉ gửi lời chào tí ti” vì nhân dân Pháp qua đôi bạn trẻ kia chỉ coi
hắn như một trò giải trí, một trò giải trí không mất tiền, không đáng 1 đồng trinh.
Hắn xuất hiện khi kho giải trí của Pháp đã cạn như nhà băng ĐD. Hắn đến để mua
vui cho dân Pháp khi những thứ cổ nhất như cái lò Găng be, cái gương của
hêramicgen, khi vụ án giật gân về việc chặt người ra từng khúc không còn hấp dẫn
nữa. Người Pháp còn so sánh hết sức mỉa mai khi thấy rằng xem người làm nghề

leo trèo của xứ thánh Công gô, xem vợ lẽ nàng hầu còn phải mất 1500 franc, còn
xem vua chẳng mất xu nào. Về nhân cách chính trị cái điểm tựa cuối cùng cho sự
tồn tại của hoàng đế đã bị so sánh với 1 vai hề của lịch sử. Thậm chí cô bạn gái còn


mỉa mai hơn “em thích Sác lô hơn”. ở phương diện này ngòi bút của NAQ đã trở
nên hết sức sắc sảo và thâm trầm. Nếu coi mỗi nét vẽ biếm họa kia là một làn roi
quất vào hoàng đế để lột trần bản chất của hắn thì “ngón đòn” cực hiểm sau đây
như một cú điểm huyệt “chết tươi” làm cho hoàng đế không còn là hoàng đế nữa,
hoàng đế chỉ là con rối trên sân khấu chính trị mà kẻ giật dây, ông bầu nhà hát múa
rối chẳng phải ai khác ngoài chính phủ Pháp. Đó là “ngón đòn” thể hiện qua chi
tiết tưởng như hết sức nhẹ nhàng: “nghe đâu ông bầu nhà hát múa rối đã định lý
giao kèo rồi đấy” nhưng lại hết sức sâu xa. Mà thực ra hoàng đế An Nam xuất hiện
ở Pháp cũng chỉ để diễn vai con rối, không hơn không kém.
Nói đến tính hiện đại của truyện ngắn “Vi hành” có lẽ điều quan tâm trước hết
là cấu trúc t/p. Là truyện ngắn nhưng ngay sau tựa đề lại thấy dòng ghi chú: “Trích
những bức thư gửi cho cô em họ” do t/g tự dịch từ tiếng Nam. Từ những dòng ghi
chú ấy t/p đã đan xen vào dòng tự sự những đoạn thư. Đây là lối kết cấu rất thời
thượng lúc bấy giờ. Một nhà văn Pháp nổi tiếng Anphôngxđôđê đã từng viết cả
một tập truyện ngắn dưới tựa đề “Những bức thư gửi từ cối xay gió” trong đó mỗi
chuyện được viết dưới dạng một bức thư. Tuy nhiên “Vi hành” chỉ lấy những đoạn
thư như một cái cớ để nhân vật “tôi” có thể rút ra khỏi câu chuyện nhầm lẫn quay
trở lại bình luận chính sự kiến ấy. Thông qua cuộc trò chuyện với cô em họ nhân
vật đã đem vào t/p trữ tình trào phúng những đoạn chính luận vô cùng sâu xa, sắc
sảo. Người viết có thể trực tiếp bày tỏ thái độ phê phán, mỉa mai châm biếm qua
những đoạn thư đầy tính chất chính luận ấy. Đó là một nét rất mới và hết sức sáng
tạo đối với một t/p truyện.
Mặt khác, sự xen kẽ các đoạn thư đã mở rộng thời gian và không gian nghệ
thuật của truyện làm cho cốt truyện biến hóa linh hoạt, không bị bó hẹp trong thời
hiện tại, không bị hạn chế trong không gian của một toa tàu. Nhà văn mặc sức mở

rộng liên tưởng tới không gian của nước Nam, nước Tàu, nước Nga rồi lại trở về
Pháp. Câu chuyện có thể lùi về quá khứ khi còn nhỏ nghe ông bác kể chuyện, khi
lại lùi về thời vua Nghiêu, vua Thuấn, các thời đại Pie đệ nhất của nước Nga. Sự
mở rộng thời gian, không gian nghệ thuật đã dẫn dắt người đọc vào TG của những
liên tưởng hết sức phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Cấu trúc của t/p còn như một thủ
pháp xa lạ hóa, một thủ pháp được Bectônbrêch hết sức chú ý và dường như là
người khởi xướng. Những đoạn thư đan xen vào trong truyện đã góp phần lạ hóa
câu chuyện làm cho câu chuyện nhầm lẫn không trở nên nhàm chán, luôn luôn mới
mẻ, luôn luôn hấp dẫn. Thủ pháp lạ hóa thực ra trong tiểu thuyết trung đại của


Trung Quốc đã từng được quan tâm, được gọi là yếu tố “kì”, nhưng đối với bạn
đọc Pháp, bạn đọc phương Tây thì vẫn còn là những thủ pháp hết sức mới lạ. T/p
vì thế mà trở nên hết sức hiện đại. Nói đến nghệ thuật trào phúng là nói tới những
đặc sắc của ngôn ngữ kể chuyện.
“Vi hành” là nghệ thuật của ngôn từ, bởi thế đi tìm những đặc sắc trong nghệ
thuật trào phúng không thể không tìm đến giá trị trào phúng trong hệ thống ngôn
ngữ của t/p. ở “Vi hành” nghệ thuật trào phúng thể hiện qua ngôn ngữ chủ yếu là
thủ pháp chơi chữ và cùng với nó là giọng điệu t/p.
Thủ pháp chơi chữ được hiện ra ngay từ tựa đề của t/p, t/g đã sử dụng hai chữ
“vi hành” vốn mang ý nghĩa cao đẹp chỉ những chuyến đi của các bậc hoàng đế vĩ
đại như vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Pie thành những chữ chỉ hành vi lén lút, mờ
ám của hoàng đế An nam. Các bậc hoàng đế vĩ đại khi đi “vi hành” thì mặc thường
phục, còn hoàng đế An Nam thì gửi tất cả vàng bạc, châu báu vào hiệu cầm đồ, cả
ông quan, bà kiếc đều tống vào kho hành lí. Hàng loạt những từ ngữ vốn mang ý
nghĩa rất đẹp như: “hộ giá, tháp tùng, thầm kín” thực ra lại chỉ những hành động
lén lút theo dõi của mật thám Pháp đối với tất cả những người An Nam, những chữ
“hoàng đế, khai hóa, văn minh” vốn cũng có nghĩa đẹp nhưng lại mang ý nghĩa
mỉa mai.
Giọng điệu của t/p cũng là một giọng điệu đầy t/c mỉa mai về việc bình luận

chuyến đi lén lút của hoàng đế, t/g đã viết hàng loạt những câu hỏi với 1 giọng
châm biếm, sắc sảo “Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, bây giờ ngài lại muốn
nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé” trên sự mô tả sự theo dõi của mật thám,
t/g đã đã so sánh một cách mỉa mai khi so sánh mật thám với người mẹ, nhưng đó
là người mẹ “rình rập những bước đi của đứa con thơ” hoặc gọi bọn chúng là “cái
bóng bám vào gót giày của tôi”.
Đề 3: Phân tích tác phẩm để thấy rõ tính giàu trí tuệ và rất hiện đại của
Bác.
Bài làm.
NAQ không chỉ là một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc mà còn là một nhà thơ, nhà
văn lớn. Thơ của Người có thể sánh được với Lý Bạch, Đỗ Phủ, văn của Người
cũng có thể sánh với những cây bút châu Âu hiện đại như HuyGô, Banzắc. Tiêu


biểu nhất trong những sáng tác văn xuôi của Bác phải kể đến “Vi hành” - một
truyện ngắn vừa có nội dung sâu sắc, vừa có nghệ thuật độc đáo mang rõ phong
cách của Người.
Năm 1922, để phô trương thanh thế và khuyến khích khai thác thuộc địa, thực
dân Pháp đã mời Khải Định sang xem hội chợ ở cảng Mác xây với tư cách là một
thượng khách để Pháp khoe nước mẹ giàu mạnh. Khải Định đã vồ lấy cơ hội đó để
có dịp ăn chơi xa xỉ và vận động cho ngôi vua chắc chắn về tay con hắn sau này.
Phan Chu Trinh lúc đó ở Pháp đã công bố một bức thư nổi tiếng lên án Khải Định
có 7 tội đáng chết chém gọi là “Thư thất điều”, còn NAQ đã “chào đón” bằng một
loạt t/p như “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc”, “Sở thích đặc biệt”, vở kịch “Con
rồng tre”... Nổi bật nhất trong số đó là t/p “Vi hành”, một truyện ngắn độc đáo
được viết dưới hình thức một bức thư gửi cho cô em họ bằng tiếng Pháp được Bác
dịch ra tiếng Việt.
Truyện trước hết là đả kích xã hội phong kiến. ở đây truyện đả kích Khải
Định vì Khải Định là vua, mà vua là hiện thân của chế độ phong kiến. Vậy vua
Khải Định, dưới con mắt người Pháp đã hiện ra như thế nào?

Khải Định được t/g khắc họa rất chân thực từ bộ dạng đến tính cách bản chất.
Từ hình dáng đến phục sức, Khải Định đều rất kệch cỡm, nhố nhăng, lố bịch, buồn
cười :”Hắn có cả cái chụp đèn chụp lên đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy
những nhẫn, vẫn cái mũi tẹt ấy, đôi mắt xếch ấy, mặt bủng như vỏ chanh. Hắn đeo
lên người đủ cả bộ lụa là, bộ hạt cườm”. Trong xã hội tư bản phát triển, giữa thủ đô
Paris tráng lệ nổi tiếng TG với các mối ăn chơi trang điểm thì cách ăn mặc của
Khải Định quả là cổ lỗ sĩ.
Khải Định còn hiện lên là một tên vua ăn chơi, xấu xa, sa đọa, thô bỉ, không
có tư cách đàng hoàng làm nhục quốc thể. “Em thì em đã thấy hắn ở trường đua.
Trông hắn có vẻ nhút nha nhút nhát, lúng ta lúng túng hơn..., “có khi đã gửi tuốt ở
kho hành lý nhà ga để đi chơi vi hành đấy...”, “hay là chán cảnh là một ông vua to,
bây giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các công tử bé”. Như vậy Khải Định
đã lén lút đi vi hành để xuất hiện tại các nhà thổ, trong trường đua ngựa để lao vào
các cuộc cá cược như những con bạc khát nước. Và kết cuộc đã cháy túi phải vào
hiệu cầm đồ.


Trong con mắt của người Pháp, Khải Định chỉ là một tên hề mua vui, một con
rối trong bàn tay điều khiển của bọn thực dân Pháp, là con rối không đáng giá một
xu. “Em thì em thích sáclô hơn, phải trả những ngàn rưỡi Franc để xem vợ lẽ nàng
hầu của vua Cao Miên, xem tụi làm trò nhào lộn xứ thánh Công gô; hôm nay
chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua ở ngay bên cạnh. Nghe nói
ông bầu nhà hát múa rối còn định ký thuê giao kèo kia đấy”. Qua lời bộc lộ tâm
tình tự nhiên thể hiện sự đánh giá đúng đắn khách quan nhất của đôi trai gái người
Pháp và nói rộng ra là của cả nhân dân Pháp : cái giá của Khải Định cứ hạ thấp
dần. Nó khác xa với những lời lẽ bịp bợm trong các bài diễn văn của những quan
cai trị về vua Khải Định.
Tác phẩm “Vi hành” không chỉ dừng lại ở việc lên án đả kích tên vua bù nhìn
Khải Định mà nó còn hướng tới những chính sách thuộc địa dã man độc ác nham
hiểm và bịp bợm của bọn thực dân... Vì đây mới là kẻ thù chính mà nhà CM NAQ

cần đánh đổ trước tiên. Qua những lời bộc lộ suy nghĩ của nhân vật trữ tình “tôi”
khi thân mật, khi hóm hỉnh khi bông đùa, NAQ vừa khắc họa được những nét tính
cách đê tiện xấu xa của Khải Định, vừa khái quát lên được những tội ác tiêu biểu của
thực dân P. Bác tố cáo 3 tội ác chính của chúng.
Tác phẩm đã lên án chính sách ngu dân, đầu độc người bản xứ bằng thuốc
phiện và rượu cồn. Điều này được thể hiện qua câu nói lấp lửng nhưng đầy tính
chất mỉa mai có ý nghĩa châm biếm sây cay của nhân vật trữ tình “Phải chăng là
ngài muốn biết người dân Pháp dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alêchxan đệ
nhất có được sung sướng, được quyền uống nhiều rượu cồn và được hút nhiều
thuốc phiện bằng dân An Nam dưới quyền ngự trị của ngài hay không?”.
Phê phán lên án, vạch trần chính sách tuyên truyền dối trá bịp bợm: đi cướp
nước mà gọi là khai hoá bảo hộ. Bác đã bóc trần điều đó bằng cách nêu lên hai vế
câu trong đó có một vế câu chứa đựng sự mâu thuẫn phi lôgíc. Sự mâu thuẫn của
vế này đã vạch rõ sự phi lý mang tính chất bịp bợm của lời nói chứa dựng trong vế
kia “Cô em thân mến... thế này là các bánh xe vô lượng nó đã quay rồi đấy. Đến
nay tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hoá thì
bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp”.
NAQ còn tố cáo chế độ nhà tù chính sách mật thám truy nã bủa vây theo dõi
những người yêu nước Việt Nam trên đất Pháp. Qua việc “bịa” ra chuyện ngay


Chính phủ Pháp cũng không nhận ra đâu là Khải Định thật - do Khải Định vi hành
mà nhầm lẫn, nên để tránh sơ suất trong việc tiếp tân Chính phủ Pháp liền đối xử
với tất cả những người da vàng đặc biệt là NAQ như đối xử với hoàng đế An Nam,
rồi phái Cảnh sát ngầm đi bảo vệ rất cận thận :”cái vui nhất là ngay đến Chính phủ
cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa và để chắc chắn khỏi thất thố
trong nhiệm vụ tiếp tân, chính phủ bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào
hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt !... Cô thử nghĩ làm sao mà không
xúc động sâu xa khi được đối đãi như thế?”.
Tóm lại truyện “Vi hành” cho ta thấy thế nào là sự kết hợp nhuần nhuyễn hài

hoà giữa chính trị và nghệ thuật trong một loại hình văn học. Nó cũng cho ta thấy
thế nào là phong cách biến hoá đầy sáng tạo và giàu tính chất trí tuệ của Bác. Cho
nên rất có lý khi một nhà phê bình văn học nổi tiếng phương Tây cho rằng :”Vi
hành” là một bức tranh hoành tráng thời phục hưng được thu nhỏ trong khuôn khổ
một “chiếc tem thư”. Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng nhất TK XX người Mỹ thì nhận
xét “văn chương của Bác có lượng thông tin và chất lượng viết cao, cao tới mức độ
ít có ngòi bút nào sánh kịp” (Chomxki).
Mộ (chiều tối).
Bài làm.
Thơ của HCM nổi bật lên những đặc trưng hết sức cơ bản. Đó là trong hoàn
cảnh gian nan thử thách đến vô cùng thơ lại thể hiện vẻ đẹp nghệ sĩ của tâm hồn
HCM. Và trong những rung động đầy chất thơ ấy lại thể hiện một chất thép đặc
biệt - trong hoàn cảnh tù đày tăm tối nhất thì thơ lại bừng sáng. Vì thế thơ HCM là
một sự hoà quyện kỳ diệu của những mặt đối lập tương phản đến gay gắt. “Mộ”
chính là bài thơ như vậy, bài thơ làm hiện lên những rung động tinh tế từ một tình
yêu nồng nàn tha thiết đối với tạo vật của tâm hồn HCM, làm hiện lên bản lĩnh phi
thường của thi sĩ đồng thời là một chiến sỹ lỗi lạc. Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển
nhưng lại chứa đựng tinh thần thời đại ở người chiến sỹ HCM.
“Mộ” là một trong những bài thơ không hẳn đã được làm trong hoàn cảnh lưu
đày của người tù HCM nhưng chắc chắn đó là bài thơ ghi lại những cảm xúc,
những suy nghĩ của người tù HCM trên những chặng đường lưu đày. Trong 14
tháng bị giam cầm bởi nhà tù của TGT, người tù HCM đã bị giải tới 30 nhà tù của
13 huyện tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Đó là những cuộc lưu đày vô cùng cực


khổ. Nhiều khi phải đi bộ 53 cây số một ngày trong cảnh dãi nắng dầm mưa, thậm
chí nhiều đêm phải “ngồi trên hố xí đợi ngày mai”. Về mặt tinh thần có lúc người
tù “tự trào” khi so sánh mình để thấy còn cực khổ hơn cả con vật. “Ta” không chỉ
“bị người dắt tựa trâu bò” mà còn nhọc nhằn hơn cả con lợn bởi “ta thì người dắt,
lợn người khiêng”. Trong hoàn cảnh ấy phần lớn những người tù thường chỉ có thể

nghĩ về nỗi khổ tinh thần cũng như vật chất của mình, thường chỉ nghĩ tới sự giải
thoát cho bản thân mình khỏi cảnh đọa đầy ấy. Vậy mà đọc bài “mộ” nếu không
biết đó là bài thơ trích từ “NKTT” - HCM thật khó có thể hình dung đây là bài thơ
của người tù đang trong hoàn cảnh lưu đày. Người đọc chỉ thấy những rung cảm
hết sức tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ đích thực trước những biến thái tinh vi của
thiên nhiên tạo vật, trước hơi thở của cuộc sống vẫn đang dồi dào, mạnh mẽ khi
chiều xuống và cả lúc bóng đêm đã bao phủ.
Các nhà phê bình nghiên cứu thường nói tới một chất thép trong thơ HCM,
một chất thép đặc biệt ở “NKTT”, một chất thép không phải ở những bài thơ nói
chuyện thép hay lên giọng thép. Thì chính “Mộ” là bài thơ như vậy. Người ta cũng
thường nói tới những cuộc vượt ngục tinh thần nghĩa là những cuộc tự giải thoát
tinh thần ra khỏi cảnh ngộ đầy đau khổ và hiểm nghèo của mình. Đó là cuộc vượt
ngục tinh thần của HCM ở những bài thơ như “Ngắm trăng”, “Tảo giải”... và chính
“Mộ” đã chẳng phải là một bài thơ cho thấy cuộc vượt ngục tinh thần hết sức độc
đáo đó sao. Người tù đã thoát ra khỏi cảnh ngộ lưu đày của mình để trò chuyện, để
giao cảm với thiên nhiên tạo vật và để tâm hồn của mình bừng sáng lên ngọn lửa từ
một căn nhà xóm núi. Người tù đã sống với TG xung quanh bằng tất cả tâm hồn
mình, đến với “Mộ” không thể không đến với những cảm nhận như vậy về vẻ đẹp
của hồn thơ HCM, về sức mạnh tinh thần toát ra từ những vần thơ trữ tình, từ
những hình ảnh rất cổ điển và cũng rất hiện đại.
Bài thơ hiện ra như một bức tranh chiều cùng với tâm trạng của người tù
trong cảnh lưu đày và những rung động hết sức sâu xa trong tâm hồn của thi sĩ. Vì
thế bài thơ có kết cấu thành hai phần rõ ràng. Một là bức tranh thiên nhiên trong
cảnh chiều tối, một là bức tranh đời sống của xóm núi khi bóng đêm bắt đầu bao
phủ. Bởi thể nhìn từ kết cấu bài thơ khó có thể quy về thi đề cảnh chiều hôm và
tâm trạng người lữ thứ mặc dù ở đây có khung cảnh chiều hôm. Tâm trạng người
lữ thứ thực ra chỉ được gửi gắm một cách kín đáo vào hình ảnh của thiên nhiên tạo
vật trong bút pháp “tả cảnh ngụ tình”. Tâm trạng người lữ thứ không được bộc lộ
một cách trực tiếp rõ ràng như ở các bài thơ viết theo thi đề rất cổ điển này.



Như tựa đề của bài thơ, hai câu mở đầu là một bức tranh thiên nhiên rất gợi
một không khí cổ điển trong cái tĩnh lặng của nó, rất đậm màu sắc cổ điển bởi
những thi liệu mà nhà thơ đưa vào cảnh chiều tối này vốn hết sức quen thuộc. Đó
là khung cảnh chiều tối với một cánh chim bé nhỏ đang bay về phía rừng xa như
những nét vờn, vẽ trong bức tranh cổ “thu lâm phi yến” (Rừng thu và một cánh
chim yến bay). Vẻ đẹp cổ điển của bức tranh chiều còn được hiện ra ở thủ pháp rất
quen thuộc trong thơ Đường, thủ pháp điểm xuyết chấm phá những nét hết sức gợi
tả để làm sống dậy cái hồn tạo vật. Trong cái không gian mênh mông của xóm núi
ngọn bút thần của người họa sĩ ngôn từ chỉ điểm vào đó một cánh chim nhỏ, một
chòm mây lẻ loi mà đủ gợi ra cái hơi thở phập phồng của thiên nhiên tạo vật, cái
hồn tĩnh lặng của không gian vũ trụ. Người làm thơ như sống cùng với thiên nhiên
tạo vật. Vì thế như nhận ra cái mới trong một cánh chim chiều, sự định hướng của
cánh chim đang mải miết bay về rừng và niềm khao khát của cánh chim ấy khi đi
tìm một cái cây làm chốn ngủ. Một câu thơ bảy tiếng mà có tới 4 tiếng mô tả sự
sống, sự vận động của cánh chim nhờ đó mà không gian buổi chiều phập phồng
một sự sống. Đến cả chòm mây cũng vậy. Không còn là vật vô tri vô giác nữa.
Chòm mây lẻ loi mang nỗi cô đơn đang chậm chậm vượt qua bầu trời. Vì thế, hai
câu thơ là bức tranh chiều rất cổ điển gợi ta nhớ tới cảnh chiều hôm trong những
câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Du, của Bà Huyện Thanh Quan, của cả Lí Bạch. Đó
là những câu thơ:
“Chim hôm thoi thóp về rừng”.
hoặc:

“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn”.

hay

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn”.

Tuy nhiên ngay từ những câu thơ đậm màu sắc cổ điển này ta vẫn thấy những cảm
xúc mới mẻ hiện đại của hồn thơ HCM. Đó là những thi liệu mặc dù rất quen thuộc
nhưng nhà thơ đã thổi vào thi liệu ấy cái hồn của sự sống, sự vận động rất cụ thể,
vượt lên trên cái ước lệ của thơ xưa. Đó là sự phát hiện ra quy luật vận động của
tạo vật như nó vốn có. Cánh chim không chỉ được mô tả là cánh chim mỏi mà đó là
cánh chim đi tìm một chốn nghỉ sau một ngày kiếm sống vất vả. Chòm mây cũng


rất “động” không chỉ bởi chữ “độ” (nghĩa là vượt qua) mà còn bởi hai chữ “mạn
mạn” rất tạo hình. Cánh mây như đang vỗ giữa bầu trời. Đặc biệt hơn nữa hai câu
thơ với 14 chữ mà có tầng có lớp, có cao, có thấp, có xa có gần.
Với bút pháp “tả cảnh ngụ tình” nhà thơ HCM không phải không gửi gắm vào
đó nỗi niềm của người tù trong cảnh lưu đày. Nhà thơ không chỉ tinh tế trong sự
mô tả vận động của thời gian, không gian mà còn gửi gắm vào cánh chim chiều kia
cái mệt mỏi của người tù sau một ngày bị giải đi trên đường chuyển lao, niềm khao
khát của người tù khi mong chờ một chốn ngủ qua cánh chim “tầm túc thụ”.
Không thể không có sự soi chiếu giữa cái cô đơn của chòm mây với cảnh ngộ của
người tù xa xứ, đang sống cô đơn trên đất nước người và cả những ý nghĩ về sự tự
do của chòm mây với sự mất tự do của người chiến sỹ suốt đời chiến đấu cho tự
do. Hai câu thơ vì thế không chỉ đem đến cho người đọc những rung cảm thẩm mỹ
trước vẻ đẹp của bức tranh chiều mà còn gợi ra ở người đọc niềm cảm thông sâu
sắc của người làm thơ.
Với tựa đề “Chiều tối” ngỡ như bài thơ chỉ là niềm xúc động của thi nhân
trước vẻ đẹp của thiên nhiên ở một vùng rừng núi lúc chiều xuống, niềm xúc động
của một tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên để thấy bản lĩnh phi thường của người
tù HCM, ngỡ như bài thơ chỉ là cuộc trò chuyện của thi nhân với thiên nhiên tạo
vật và gửi gắm chút tâm trạng của một thi nhân - tù nhân vào sự sống của thiên
nhiên tạo vật ấy. Vậy mà ở câu thơ thứ 3 bức tranh chiều tối đã đột ngột xuất hiện

hình ảnh người thiếu nữ xóm núi đang say ngô và ngọn lửa hồng lên ở câu thơ thứ
tư làm bừng sáng cả không gian xóm núi, không gian một vùng sơn cước xa xôi.
Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã thấy cảm hứng thi ca ở HCM, ngay cả trong hoàn
cảnh đầy những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống cũng không chỉ hướng tới
thiên nhiên mà luôn gắn liền với sự sống của con người.
Sự xuất hiện hình ảnh của người thiếu nữ xóm núi khiến cho bức tranh chiều
càng trở nên có cấu trúc nhiều tầng lớp. Hình ảnh của những cánh rừng xa, của
chòm cây, của cánh chim, của một đám mây lẻ loi như bị đẩy lùi về phía xa. Để
trung tâm của bức tranh bây giờ là hình ảnh của cuộc sống đang diễn ra nơi xóm
núi, là hình ảnh người thiếu nữ trẻ trung, khỏe khoắn đã làm cho bức tranh chiều
trở nên sống động và dẫu sao cũng tươi tắn hơn. Hình ảnh người thiếu nữ xóm núi
được thể hiện một cách hết sức trân trọng qua những chữ “sơn thôn thiếu nữ” vậy
mà bản dịch thơ lại chuyển thành “cô em xóm núi”, những chữ hết sức xa lạ đối


với ngôn ngữ của HCM nhất là ngôn ngữ thơ khi tả cảnh, là một thứ ngôn ngữ hết
sức quan trọng, cổ điển mẫu mực. Hình ảnh người thiếu nữ trong công việc lao
động đã đem đến trong bức tranh chiều tối một sức sống mạnh mẽ sôi động và
chân thực.
Nhưng chữ “ma bao túc” ở câu thơ thứ ba được láy lại ở câu thơ thứ tư với sự
đảo trật tự thành “bao túc ma hoàn” tạo nên cái nhịp điệu sôi nổi khi hai dòng thơ
gắn kết với nhau. Nó khác hẳn với nhịp điệu chậm rãi, thưa thớt trong vận động
của thiên nhiên tạo vật qua “quyện điểu cô vân”, qua những “quy, tầm, túc”, những
“mạn mạn” và “độ” (nghĩa là vượt qua). Bởi ở đây là nhịp điệu cuộc sống đang vận
động trong quy luật của nó. Đồng thời sự nối kết của hai câu thơ qua thủ pháp lặp
của cụm từ “ma bao túc” còn gợi ra nhịp chuyển động sự quay vòng của chiếc cối
xay ngô. Ngỡ như ta đã lắng nghe được cái nhịp điệu cần mẫn của cuộc sống luôn
tiếp nối không bao giờ ngưng nghỉ. Thời gian cũng lặng lẽ trôi cùng chiếc vòng cối
xay ấy. Có thể nói cùng với hình ảnh người thiếu nữ xóm núi nhịp điệu của chiếc
cối xay ngô đã đem đến cho bức tranh chiều tối cái hơi thở trẻ trung khỏe khoắn.

Nhịp vận động của nhịp quay chiếc cối xay ngô như sự vận động của dòng
thời gian để bất ngờ làm bừng sáng ngọn lửa hồng ở chóp cùng của câu thơ như
muốn nói: bóng tối đã bao trùm xóm núi. Hình ảnh ngọn lửa hồng vừa như một thủ
pháp nghệ thuật cổ điển lấy sáng để nói tối lại vừa là điểm sáng trong TG nghệ
thuật của HCM. Mới biết câu thơ dịch thế là đã thừa một chữ “tối”. Người làm thơ
chỉ đặt vào bức tranh chiều ấy cái rực sáng của ngọn lửa là người đọc đã nhận ra
cái tối của không gian đang bao trùm cả một miền sơn cước. Xét về mặt cấu trúc
của bức tranh chiều tối phải thấy người họa sĩ ngôn từ đã chọn vị trí để làm cho
ngọn lửa soi sáng toàn bộ thiên nhiên tạo vật cũng như con người nơi xóm núi khi
bóng tối buông xuống. Nghĩa là từ một điểm chóp cùng của bức tranh, ngọn lửa
hồng ấy đã toả ánh sáng bao trùm và mạnh mẽ nhất. Người ta thường nói HCM
luôn hướng tới ánh sáng, hướng tới cuộc sống. Phải chăng “Chiều tối” cũng là một
bài thơ như vậy. Tuy nhiên phải nhìn sâu vào tâm hồn HCM mới thấy ngọn lửa
hồng kia vừa là tả thực mà lại vừa sáng lên từ chính tâm hồn đầy tình yêu đối với
thiên nhiên tạo vật, đối với cuộc sống, đối với con người. Đó là ngọn lửa của tâm
hồn, của trái tim HCM luôn là điểm sáng trong thơ của Người.
“Mộ” là một trong những bài thơ hay nhất của “NKTT” của HCM. Nó là kết
tinh của một tâm hồn nghệ sĩ đích thực với tình yêu thiên nhiên bao la với niềm tin


vào cuộc sống cũng như lòng yêu thương đối với con người, sự kết tinh của TG
nghệ thuật với những rung động hết sức tinh tế, những cảm xúc nồng nàn, TG nghệ
thuật ngay cả viết về cảnh chiều tối cũng tràn đầy ánh sáng, ánh sáng của ngọn lửa
luôn ở phía trước thôi thúc Người, nguồn ánh sáng không bao giờ tắt. Nó như đốm
lửa trước mặt cho những người dấn thân trong cuộc hành trình ban đêm không bao
giờ nản chí.
Tảo giải (Giải đI sớm).
Bài làm.
Uýt Man, nhà thơ người Mỹ đã từng viết: “Mở cuốn sách này ra ta sẽ gặp một
con người. Cũng có thể nói như vậy về NKTT của HCM”. Tập thơ nhật ký ấy

chính là bức chân dung tự họa của Người. Thậm chí bức chân dung tinh thần tự
họa của tập thơ này nhiều lúc còn được thể hiện một cách sinh động, đầy đủ và tập
trung trong một bài thơ. “Tảo giải” chính là bài thơ như thế. Bài thơ viết về những
cảm xúc và suy tưởng trước sự vận động của thời gian và không gian trong vũ trụ
song hành với cuộc chuyển lao của Người. Nhưng người đọc cùng lúc có thể nhận
thấy không phải chỉ người tù trong hai chữ “Tảo giải” mà là hình ảnh của một thi
nhân đang say ngắm vũ trụ đêm thu, hình ảnh của người chiến sỹ trong tư thế sẵn
sàng trên con đường đấu tranh của mình và đặc biệt là hình ảnh của một nhà hiền
triết đang từ sự vận động của vũ trụ mà suy ngẫm về quy luật vận động của đời
sống, của xã hội. Nhưng tư tưởng sâu xa ấy toát ra từ bức chân dung tinh thần lại
được thể hiện trong những hình ảnh đầy cảm xúc.
“Tảo giải” thực chất là hai bài thơ “tứ tuyệt liên hoàn”. Có thể gọi là “Tảo giải
1” và “Tảo giải 2”. Đó là sự liên hoàn dựa trên trục vận động của thời gian từ lúc
gà gáy lần thứ nhất, bóng đêm còn chưa tan cho đến bình minh đã rực hồng ở
phương Đông, nắng sớm đã bao trùm cả vũ trụ. Tất cả thiên nhiên tạo vật trong vũ
trụ, tất cả những cảm xúc những suy nghĩ, những liên tưởng trong TG tâm hồn của
người tù đều vận động trên cái trục thời gian ấy. Hình ảnh của nhân vật trữ tình vì
thế cũng vận động chuyển hóa trên cái trục thời gian này. Từ hình ảnh người tù nhân vật trữ tình đã thoát khỏi cảnh ngộ của mình để trở thành một thi nhân, một
chiến sỹ, một nhà tư tưởng lớn.
Nhìn từ cấu trúc của “Tảo giải” ta đã thấy tư duy nghệ thuật của HCM là thứ
tư duy luôn vận động theo chiều hướng tích cực. Hồn thơ HCM mặc dù luôn rung


cảm một cách tinh tế trước sự sống bên trong hết sức tinh vi của taọ vật nhưng bao
trùm vẫn là khuynh hướng vươn tới ánh sáng, hướng tới tương lai. Còn “Tảo giải”
hình ảnh của thiên nhiên tạo vật trong vũ trụ vì thế mà càng ngày càng trở nên tươi
sáng ấm áp nồng nàn. Dường như trong bất kỳ cảnh ngộ nào dù dữ dội khắc nghiệt
đến đâu hồn thơ HCM cũng nồng nàn, cũng tràn trề một sức sống, một tinh thần
lạc quan. “Tảo giải” nhìn từ góc độ cấu trúc là kết tinh những gì nổi bật của những
đặc trưng ấy trong thơ HCM.

Gắn liền với hai chữ “Tảo giải” là câu thơ “nhất khứ kê đề dạ vị lan” dường
như chỉ là câu thơ ghi lại thời điểm lên đường của người tù khi chuyển lao, thời
điểm còn rất sớm, mới là lúc gà gáy lần thứ nhất, gà gáy còn chưa tan nhưng cái
hồn của câu thơ đã không bị ràng buộc bởi ý nghĩa này. Trong cảnh bị chuyển lao
vào lúc đêm khuya như vậy người tù rất dễ rơi vào trạng thái cô đơn, tâm hồn dễ
rơi vào trạng thái lạnh lẽo. Vậy mà ngay từ câu thơ mở đầu của “Tảo giải” tiếng gà
gáy như âm thanh cuộc sống đã vang lên xóa tan cái yên tĩnh xua bớt đi cái lạnh
lẽo của đêm thu phương Bắc, làm cho lòng người như ấm lên, con người không
còn thấy cô đơn nữa. Cảm hứng của người tù trong cảnh lưu đày quả thực là một
cảm hứng mạnh mẽ tích cực, cảm hứng có thể nâng đỡ con người vượt lên trên
thực tại của mình. Ngay cả sự mô tả bóng đêm cũng cho thấy cái khuynh hướng
tích cực ấy của thi hứng khi nhà thơ viết “dạ vị lan”. “Dạ vị lan” nghĩa là bóng
đêm chưa tan chứ không phải là bóng đêm bao trùm tất cả. Bị chuyển lao trong đêm
Người vẫn nghĩ tới cái thời điểm bóng đêm sẽ tan.
Hình ảnh người tù từ hai chữ “Tảo giải” chuyển sang câu thơ thứ hai đã trở
thành hình ảnh của một nhà thơ đang say ngắm vũ trụ đêm thu. Cái lớn lao trong
tâm hồn HCM chính là ở chỗ người như quên đi cảnh ngộ của mình để hướng tới
bầu trơì đêm thu, để trò chuyện cùng trăng sao, hình ảnh “quần tinh ủng nguyệt
thướng thu san” tự nó đã là bức tranh thu đẹp một cách cổ điển. Một câu thơ đủ gợi
ra cả một không gian trong trẻo bao la và tĩnh lặng với chòm sao thu, vầng trăng
thu, những đỉnh núi mùa thu. Vũ trụ hiện ra chỉ trong một câu thơ mà thật sống
động. T/g không dừng lại ở những khái niệm về tạo vật mà thổi vào tạo vật cái hồn
rất thơ mộng từ những chữ “ủng”, “thướng”, và chữ “thu”. Theo đó có thể thấy
chòm sao đêm thu đang nâng vầng trăng thu lên và cả trăng sao đêm thu ấy đang
vượt lên trên đỉnh núi mùa thu. Cái tinh tế của những chữ “ủng, thướng” là ở chỗ
nó gợi ra một cuộc đồng hành giữa trăng sao và con người. Nhà thơ không chỉ trò
chuyện với trăng sao, ngắm nhìn vẻ đẹp của “thu san” mà còn thấy cả tạo vật trong


vũ trụ đang đồng hành cùng với mình. Nhà thơ in bóng lồng lộng vào vũ trụ đầy

trăng sao ấy. Chỉ tiếc trong bản dịch thơ đã làm mất đi một chữ “thu”. Một chữ
thôi nhưng đó là hồn thơ cổ điển, là sự tĩnh lặng của không gian vũ trụ.
Bức tranh đêm thu đẹp là thế, vậy mà vẫn có những cách hiểu “thô thiển hóa”
câu thơ. Đó là cách hiểu cho rằng hình ảnh “quần tinh” là hình ảnh của bọn lính
TGT còn vầng trăng là hình ảnh của Bác. “Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san”
là hình ảnh lính TGT áp giải Người đi vượt qua núi cao trên đường chuyển lao. Lại
có ý kiến cho rằng đó là hình ảnh quần chúng công kênh lãnh tụ... những cách hiểu
thiên về xã hội học dung tục. ở đây chỉ có thể cảm nhận những rung động đầy chất
thơ của người tù HCM, những rung động khiến Người quên cả cảnh ngộ của mình
để đến với trăng sao.
Đọc thơ HCM có thể thấy niềm cảm hứng trước thiên nhiên dù nồng nàn đến
đâu, bay bổng đến đâu cũng không làm cho người thoát ly thực tại. Cho nên ở đây
cũng vậy, từ cõi trăng sao đầy chất thơ Người trở về với con đường lưu đày của
mình. Trở về với con đường lưu đày nhưng không phải trong tâm trạng bực bội lo
âu buồn phiền mà với bản lĩnh phi thường. Người tự coi mình là một chinh nhân
chứ không phải tù nhân.
“Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng” câu thơ đã làm hiện lên hình ảnh không
phải là của một tù nhân mà là hình ảnh của một “chinh nhân”, một “chinh nhân” đã
sẵn sàng trên “chinh đồ”. Chữ “chinh nhân” vốn chỉ có ý nghĩa là “người đi xa”
còn “chinh đồ” vốn chỉ có ý nghĩa là “con đường xa”. “Chinh nhân” vẫn thường
hiện ra hình ảnh người chiến sỹ trong cuộc đấu tranh và “ chinh đồ” thường gợi ra
những chặng đường đầy thử thách. HCM đã coi mình là người chiến sỹ đang sẵn
sàng vượt qua những chặng đường xa. Vậy mà bản dịch thơ lại biến “chinh nhân”
thành “người đi”, biến cái “dĩ tại” thành sự “cất bước”, biến “chinh đồ” thành “con
đường thẳm” làm mất đi hình ảnh rất đẹp của người chiến sỹ, làm giảm đi cái phi
thường trong bản lĩnh của người làm thơ, làm mất đi cái âm hưởng trầm hùng khỏe
khoắn, cái khí thơ mạnh mẽ của câu thơ trong nguyên tác.
Hình ảnh người chiến sỹ càng trở nên hiên ngang trong câu thơ “nghênh diện
thu phong trận trận hàn” nghĩa là người chiến sỹ ấy vẫn ngẩng mặt bất chấp cái
lạnh của đêm thu, gió thu liên tiếp thổi về. Thêm một nét vẽ cho tư thế của người

chiến sỹ, câu thơ như dựng lên sừng sững trước mắt người đọc hình ảnh của một


con người với ý chí kiên cường đang vượt những chặng đường xa trong cuộc đấu
tranh vô cùng quyết liệt của mình. Nếu như ba thanh trắc trong những chữ “dĩ tại,
thượng” tạo ra cái âm hưởng mạnh mẽ trầm hùng thì hai chữ “trận trận” như gợi ra
âm hưởng từ mỗi bước đi của người chiến sỹ chứa đựng sức mạnh bất chấp mọi
thử thách, bước chân mang sức mạnh của cả cuộc CM trên những chặng đường đầy
khó khăn kia. Chỉ tiếc câu thơ dịch đã biến tư thế chủ động của người chiến sỹ với
hai chữ “nghênh diện” thành tư thế bị động trong hai chữ “rát mặt”. Cái âm hưởng
của hai chữ “trận trận” cũng không còn nữa khi dịch là “rát mặt đêm thu trận gió
hàn”. Đọc câu thơ dịch âm hưởng bỗng trở nên nhẹ thênh.
Bức tranh thiên nhiên với sự chuyển hóa sâu sắc, sự suy ngẫm sâu xa và thi
hứng nồng nàn biến chuyển trên cái trục thời gian cảm hứng trên đường chuyển lao
đã hướng tới một bình minh rực rỡ. Cả một vũ trụ đang diễn ra sự chuyển hóa
quyết liệt dữ dội căn bản và sâu sắc. Bức tranh thiên nhiên từ cảm hứng ấy được
mô tả trước hết ở sự tương phản đến gay gắt giữa cái sắc màu biến chuyển của
thiên nhiên, giữa màu trắng với màu hồng, giữa màu hồng và cái u ám tàn dư.
Nhưng đặc biệt là ở những động từ mô tả quá trình ấy:
“Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng
U ám tàn dư tảo nhất không”
Những động từ “dĩ thành” cho thấy sự chuyển hóa đã trở nên triệt để, màu trắng đã
trở thành màu hồng chứ không phải chuyển sang còn như một quá trình đang tiếp
diễn, động từ “tảo” (nghĩa là “quét” chứ không phải là “sớm”) với trạng từ “nhất
không” cũng để chỉ sự chuyển hóa triệt để (không phải chữ “tảo” là “sớm” như
SGK đã giải thích).
Sự tương phản gay gắt giữa các sắc màu, sự chuyển hóa một cách quyết liệt
của vũ trụ vừa gợi ra hình ảnh của một bình minh đã đến nhưng đồng thời còn
chứa đựng trong đó cái ý nghĩa sâu xa về bức tranh hiện thực trong đời sống xã hội
của nhân loại ở thời điểm ấy với sự đối kháng quyết liệt giữa các lực lượng phản

tiến bộ là CNĐQ, CNTD, CNPX với một nhân loại yêu hoà bình. Trong cuộc đấu
tranh quyết liệt giữa các lực lượng ấy ánh sáng đã chiến thắng bóng tối, bình minh
đã đẩy lùi bóng đêm, một tương lai tươi sáng đang đến. Người đã từ quy luật vận
động của tự nhiên, từ bóng tối đến ánh sáng mà khẳng định quy luật tất yếu của


cuộc sống. Vì vậy bức tranh “TG2” thấm đẫm màu sắc triết học. Bức tranh “TG2”
là sự gửi gắm, ký thác những tư tưởng lớn lao, sâu sắc của nhà hiền triết.
ở đây không còn là sự vận động thiên nhiên trong quy luật khách quan của nó
nữa mà là sự vận động trong cái nhìn của nhà tư tưởng lớn, nắm vững các quy luật
tồn tại và biến hoá của tự nhiên cũng như của xã hội; là sự vận động của cảm xúc.
Vì thế không chỉ có sự vận động của bóng đêm tới bình minh mà là sự vận động
của bóng tối hướng tới ánh sáng, từ bóng tối hướng tới tương lai, từ cái “trận trận
hàn” chuyển sang bao trùm cả vũ trụ, từ cái giá lạnh của lịch sử xã hội chuyển sang
cái ấm áp trong đời sống nhân loại đang đến gần, một cái nhìn như thế không phải
ở “Tảo giải” mới được HCM nhấn mạnh. Trong “Triêu cảnh” ta đã thấy một vầng
dương như thế vẫn mọc ở đầu non mới sớm để làm cho sông núi khắp nơi toả ánh
hồng, mặc dù trong nhà lao vẫn còn bóng tối. Ta đã từng thấy trong “Tảo” cũng
một bình minh như vậy trong sự tương phản với bóng tối nhà lao. Một vũ trụ trong
“tảo tình” cũng bừng sáng và ấm áp xua tan cái u ám của chốn ngục tù:
“Thái dương xuyên quá lung toàn bộ
Thiêu tận u yên dữ ám mai
Sinh khí dồn thì xung vũ trụ
Tù nhân cá cá tiếu nhan khai”.
Bởi thế thiên nhiên trong “TG2” luôn thống nhất với cảm quan đầy màu sắc triết
học trong thơ HCM nhất là ở “NKTT”.
Sự chuyển hóa của trạng thái của nhân vật trữ tình cũng hết sức đặc sắc. Từ
trạng thái người tù trong “TG1” đến trạng thái thiên nhiên của thi nhân, rồi cái hiên
ngang của người chiến sỹ qua “TG1” để rồi sừng sững hiện lên giữa cái không gian
khoáng đạt, hùng vĩ và rực rỡ của cả một bầu vũ trụ khi bình minh xuất hiện là

hình ảnh của một “hành nhân” với thi hứng nồng nàn. Chưa bao giờ trong thơ
HCM, bức chân dung của Người lại rạng rỡ một tinh thần lạc quan đến thế. Nhân
vật trữ tình qua hình ảnh của “hành nhân” như được kết tinh từ ánh sáng, hơi ấm để
thi hứng trở nên nồng nàn hơn, nhưng nhìn từ “tâm thế sáng tạo” của người nghệ sĩ
ta lại cũng có thể thấy dường như chính con người ấy đã tạo ánh sáng và hơi ấm,
sự sống vào vũ trụ bao la kia. Nhìn từ góc độ triết học phương Đông “hành nhân”


là kết quả của sự hoà hợp giữa trời đất và con người, sự “nhất thể” của “tam tài”
như trong “Kinh dịch” từng bàn tới.
“TG” đâu chỉ là bức chân dung tinh thần tự họa để “mở cuốn sách này ra ta sẽ
gặp một con người”. “TG” rất đặc trưng cho thế giới nghệ thuật mang đậm màu
sắc triết học của nhà thơ HCM. Nó là sự kết hợp hài hoà giữa bản lĩnh của người
làm thơ với cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ và những suy nghĩ thâm trầm của
nhà tư tưởng. Một bài thơ như “TG” có thể ký thác cả những tiên tri vô cùng chính
xác về tương lai của xã hội.
Bên cạnh đó “TG” còn là một bài thơ rất cổ điển, cổ điển từ cảm hứng tới thi
liệu, tới ngôn ngữ thơ, một thứ ngôn ngữ trong suốt để người đọc có thể từ thế giới
ngôn ngữ ấy mà nhìn thấu vũ trụ và cả thế giới tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Tân xuất ngục học đăng sơn.
Bài làm.
Nhà thơ, nhà văn hóa lớn nhất của TQ TK XX, Quách Mạt Nhược đã đánh giá
rất cao vẻ đẹp cổ điển của “NKTT” với nhận xét :”Nếu chọn một số bài thơ của
NKTT đặt vào giữa tuyển tập thơ Đường, thơ Tống thì khó có thể phân biệt” bởi ở
“NKTT” ta luôn nghe thấy âm vang của thơ Đường, thơ Tống, luôn tìm thấy vẻ
đẹp của một thi tứ cổ điển, một TG ngôn ngữ rất giàu chất đường thi, ngay cả khi
chủ đề của bài thơ gắn bó chặt chẽ với hiện thực của đời sống, tư tưởng và cảm xúc
gắn liền với thời đại. “Tân xuất ngục học đăng sơn” có thể coi là một trong các bài
thơ khó có thể phân biệt với thơ Đường, thơ Tống mà nội dung lại rất hiện thực,
hiện đại.

Xuất xứ của t/p trữ tình nhiều khi không hẳn là cái quyết định cho việc mở
cánh cửa vào TG nghệ thuật của người nghệ sĩ, nhưng cũng không phải không có ý
nghĩa đối với quá trình tìm hiểu của người nghiên cứu phê bình.
Bài thơ có tựa đề “ TXNHĐS” là bởi người biên tập “NKTT” đã dựa vào
những dòng hồi ký về “cuộc đời hoạt động của HCT”, về những ngày Bác mới ra
khỏi nhà tù TGT, sức khỏe yếu, mắt mờ, tóc bạc, chân tay mềm như bông, Bác đã
phải luyện tập một cách quyết liệt “dù phải bò, phải lết mỗi ngày cũng phải đi cho
được 10 bước”, sau Người đã leo được núi nhân đó làm bài thơ này. Tuy nhiên bài
thơ dù ra đời trong hoàn cảnh ấy cũng chưa hẳn chỉ để thể hiện bản lĩnh của người


×