Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ LAN THOA
MSSV: 6116210

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT SÔNG
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

Cần Thơ, 2014
1


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Đôi nét về tiểu thuyết hậu hiện đại


1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết hậu hiện đại
1.1.2. Những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của tiểu thuyết hậu hiện đại Việt
Nam
1.2. Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
1.2.1. Tiểu sử tác giả
1.2.2. Quan niệm sáng tác
1.2.3. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
1.3. Giới thiệu tiểu thuyết Sông

CHƯƠNG 2: CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU VÀ ĐIỂM NHÌN
TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG
2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
2.1.1. Chi tiết nghệ thuật
2.1.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống
2.2. Kết cấu của tiểu thuyết Sông
2.2.1. Kết cấu đảo tuyến đồng hiện
2.2.2. Kết cấu lắp ghép
2.3. Điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm
2.3.1. Điểm nhìn bên ngoài

2


2.3.2. Điểm nhìn bên trong

CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU, NGÔN NGỮ, KHÔNG GIAN VÀ
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG
3.1. Giọng điệu trần thuật
3.1.1. Giọng sắc lạnh
3.1.2. Giọng nhớ tiếc, khắc khoải trong hoài niệm

3.2. Ngôn ngữ
3.2.1. Từ ngữ chỉ trạng thái, hành động theo kiểu Nam bộ
3.2.2. Từ ngữ chỉ địa danh hư cấu
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật
3.3.1. Không gian nghệ thuật
3.3.2. Thời gian nghệ thuật

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Ngọc Tư là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn chương
đương đại. Đến với tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc dễ dàng nhận ra như
có một Nam bộ thu nhỏ đang tồn tại, những nét đặc trưng về phong tục tập quán,
địa hình, cả lời ăn tiếng nói của con người Nam bộ đều được nhà văn khai thác trên
nhiều khía cạnh. Nguyễn Ngọc Tư đã cho ra đời quyển tiểu thuyết đầu tay – Sông,
được ấn hành vào năm 2012. Tiểu thuyết gồm 229 trang do nhà xuất bản Trẻ và Sai
gon media ấn hành. Được viết theo lối du khảo, Sông mở ra một thế giới huyền bí,
nương theo dòng chảy của Sông là từng kí ức về mảng đời của mỗi nhân vật hiện
lên sống động và đầy ray rứt. Kẻ này người kia dấn thân vào cuộc hành trình vô
định trong Sông và cũng lần lượt biến mất đầy bí ẩn. Tác phẩm như một xã hội thu
nhỏ, một bức tranh đa sắc màu với nhiều vấn đề nổi cộm được đưa vào như thời sự,
chính trị, xã hội.
Tiếp sức cho nội dung là cả một phần nghệ thuật mới lạ và đặc sắc. Từ cách

xây dựng kết cấu, cốt truyện đến việc chọn lọc chi tiết và sử dụng ngôn ngữ đều
mang đến cho Sông dấu ấn riêng. Tiếp thu những cách tân về nghệ thuật, tác phẩm
mang âm hưởng khá đậm nét của nền văn chương hậu hiện đại. Một lối viết chuyện
nhẩn nha, khơi gợi, các tình tiết bị chẻ nhỏ, tác phẩm như lồng ghép vô vàn những
câu chuyện khác nhau mà phải gắng công đọc hết độc giả mới nhận thấy sự kết
dính. Các sự kiện xoáy vào nhau khiến người đọc như mắc kẹt ở giữa những sự
kiện. Cả không gian lẫn thời gian nghệ thuật cũng được nhà văn thể hiện trên nền
của kết cấu phân mảnh, lắp ghép. Tiểu thuyết Sông đánh dấu bước ngoặt trên con
đường tiếp nhận những lí luận thi pháp thể loại mới trong quá trình sáng tác văn học
đương đại của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Có thể nói nhà văn đã bước từ cánh đồng
nhỏ bé ra dòng sông rộng lớn mênh mông.
Theo sự nghiên cứu của người viết, vấn đề nội dung trong Sông đã được
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình cũng như các công trình luận văn đề cập đến khá
nhiều, riêng vấn đề nghệ thuật vẫn chưa được khảo sát sâu. Hơn thế nữa chính sự
4


yêu thích nhà văn này là những lí do khiến người viết chọn đề tài: Đặc điểm nghệ
thuật trong tiểu thuyết Sông của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

2. Lịch sử vấn đề
Kể từ khi ra đời đến nay tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư đã nhận
được nhiều sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu. Nhà văn trẻ Mai Anh
Tuấn – người đã đọc khá kĩ càng tiểu thuyết Sông cho rằng: “Với Sông, Nguyễn
Ngọc Tư càng cho thấy mình là người tận lực với cơ địa văn hóa vùng miền, bởi,
xét rộng hơn, phần lớn những không gian nổi bật, những hình tượng nghệ thuật
vươn tới biểu tượng trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư, một cách chủ ý, đều dấp dính
sông nước và những hắt bóng của nó như lời ăn tiếng nói, phong cảnh tập tục, đến
nhân tình thế thái” [23]. Tác phẩm mang đậm nét văn hóa vùng miền sông nước
không chỉ tái hiện qua không gian mà còn ở nếp sống, phong tục tập quán của

những con người nơi đây, mọi sinh hoạt thường nhật đều diễn ra trên sông, lấy
nguồn nước này để nấu ăn, tắm giặt. Họ buôn bán trên ghe xuồng và coi nó như một
ngôi nhà di động, cuộc sống con người gắn bó rất mật thiết với sông nước. Hơn thế
nữa, cả một vùng đất Nam bộ được đưa vào tác phẩm còn thể hiện qua ngôn ngữ
mang màu sắc địa phương đậm nét. Đúng là chỉ có người “tận lực với cơ địa văn
hóa vùng miền” mới có thể khai thác sâu xa đến vậy.
Cũng theo nhà văn Mai Anh Tuấn thì giọng điệu trong Sông cũng có những
thay đổi, bứt phá ngoạn mục: “Bên cạnh giọng điệu tưng tửng, hóm hỉnh, giễu nhại
thường thấy, là giọng văn sắc lạnh, trưng thông tin mà lược cảm xúc. Nhiều câu
văn đột ngột tách dòng, án ngữ như một định đề ngắn gọn. Nếu coi “văn lạnh trơ,
đọc sợ” và “người viết giỏi thì không được và không nên thương hại nhân vật của
mình” là một chủ ý khi viết Sông thì quả thật, tiểu thuyết này gây không ít hoang
mang cho người đọc” [23]. Không phải giọng điệu khô khan mà ở đây giọng văn có
phần sắc lạnh hơn, cảm xúc đang trong mạch thể hiện bỗng nhiên bị dập tắt ngang
bởi những câu ngắt dòng đột ngột đôi lúc làm người đọc hụt hẫng. Và Mai Anh
Tuấn cũng công nhận là nếu đặt ra tiêu chí coi người viết giỏi là người không bao
giờ được thương hại nhân vật của mình thì Sông đã đạt được mức thành công nhất
định.

5


Nhận xét về cách thể hiện trong văn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Hoài Phương
trong “Sông và hành trình “bản ngã” của Nguyễn Ngọc Tư”, có viết: “Văn chị có
cái nồng hậu của con người miền Nam” [20], cái nồng hậu ấy được tỏa ra từ lớp từ
địa phương được sử dụng thường xuyên, dày đặc, ở việc tái hiện tính cách Nam bộ
điển hình, ở cả cái duyên mặn mà phù sa của vùng sông nước chín rồng ngay trong
con người tác giả. Bên cạnh đó, Hoài Phương cũng nhận xét một số hạn chế trong
việc lựa chọn chi tiết của Nguyễn Ngọc Tư: “Những chi tiết về tính dục gây ám ảnh
đôi khi chị hơi lạm dụng khiến cuốn tiểu thuyết đôi chỗ quá rậm rạp, nhiều đạm, mà

giá tiết chế hơn chắc sẽ làm chủ tốt hơn nhịp điệu tác phẩm” [20]. Những chi tiết về
tính dục nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm tác phẩm hơi thô thiển và dễ làm người đọc
khó chịu khi những cảnh “nóng” được lột tả quá trần trụi.
Còn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thì cho rằng: “Nguyễn Ngọc Tư có tài
viết những chuyện bình thường, giản dị nhưng không đơn giản. Trong Sông vẫn là
không gian sông nước quen thuộc trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Với
việc cho nhân vật ra đi men theo dòng sông, Nguyễn Ngọc Tư đã làm được hai việc:
vừa phản ánh hiện thực, kể, tả về những vùng đất dọc hành trình vừa men theo
dòng chảy tâm trạng để nhân vật bộc lộ mình. Từng chương, từng chương của Sông
hiện lên như những truyện ngắn. Lối viết nhẩn nha, dẫn dụ tạo nên sự hấp dẫn từ
những mảng miếng tưởng như rời rạc, chắp vá, câu chuyện dần mở ra theo từng
trang sách. Sông như đời người với những khúc quanh...” [19]. Không gian sông
nước là mảng đề tài quen thuộc trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Ở Sông tác giả
vừa phản ánh cuộc sống thực tại của những con người sống ven sông, vừa tái hiện
lại tâm trạng của các nhân vật. Mỗi chương như mỗi câu chuyện riêng biệt, chúng
được kết nối lại với nhau trên dòng sông hư ảo. Lối kết cấu phân mảnh, cốt truyện
rời rạc đã tạo được sự hấp dẫn từ những miếng ghép độc lập. Lối kết cấu này đã
mang đến cho tiểu thuyết sự mới lạ, quanh co, gấp khúc như chính cuộc đời. Đoạn
kết tác phẩm để lại cho độc giả những trăn trở, day dứt về số phận nhân vật. Chất
liệu nghệ thuật được dùng để tạo nền khéo léo đã góp phần làm nên điểm nhấn cho
cả một vùng trời huyền ảo mà nhà văn dụng công xây nên.
Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến trái chiều. Trần Hữu Dũng lại cho rằng
yếu tố hư cấu trong tác phẩm mang tính tiêu cực bởi nó cố tình không để người đọc

6


liên tưởng đến bất kì địa danh quen thuộc nào: “ở những tác giả khác thì một địa
phương hư cấu được cả một khối cư dân làm nền cho câu chuyện, với cá tính và
lịch sử đặc biệt của họ, còn sông Di của Nguyễn Ngọc Tư chỉ là... sông Di (dù cô có

cho thêm vài chi tiết hư cấu về lịch sử, nhân chủng của vùng ấy). Đó là một hư cấu
tiêu cực (không muốn độc giả liên tưởng đến địa danh quen thuộc nào khác) hơn là
tích cực (với những cái đặc trưng ở nơi ấy)” [16]. Trần Hữu Dũng nhận xét thêm
với những địa danh hư cấu Nguyễn Ngọc Tư đã làm “rối trí” người đọc. Vì sông Di
không mang đến ý nghĩa về mặt địa lí nên hơi thừa, nó không mang chức năng cung
cấp thêm thông tin mới về một vùng miền nào. Tiếp đó, Trần Hữu Dũng cũng chỉ ra
hậu quả của việc lựa chọn bối cảnh hơi khó tiếp cận: “Với một bối cảnh địa dư “bán
hư cấu”, Nguyễn Ngọc Tư giao cho độc giả một nhiệm vụ nặng nề là dùng chính
quá khứ, trải nghiệm của mình để “giải mã” câu chuyện mà cô kể. Nhiều người (ở
một lứa tuổi chưa quá già, tôi đoán) sẽ thích thú tìm thấy ở đây một sự đồng điệu
bất ngờ, song tôi e rằng không ít độc giả sẽ thấy Sông quá xa lạ với họ. Tác phẩm
này, tôi ngại, sẽ “kén”độc giả là vì thế.” [16].
Trên cơ sở những bình luận của các nhà nghiên cứu đã khơi, chúng tôi xin
tiếp tục và cụ thể hơn đi sâu khám phá tác phẩm trên phương diện nghệ thuật. Việc
tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Sông từ góc độ này giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn
giá trị của tác phẩm.

3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài luận văn này, chúng tôi hướng tới những mục đích sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu rõ những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện,
kết cấu, ngôn ngữ thể hiện và thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Sông của Nguyễn Ngọc Tư.
Thứ hai: Nhìn từ phương diện thể loại, chúng tôi mong muốn tìm ra được
những nét cố định cũng như những điểm mới lạ trong phong cách sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư ở thể loại tiểu thuyết so với các thể loại khác.
Thứ ba: Thấy được vai trò và đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư trong việc phát
triển thể loại tiểu thuyết ở vùng đất Nam bộ trong thời kì đương đại.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xoay quanh vấn đề đặc điểm nghệ thuật

tiểu thuyết Sông của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

7


Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong tiểu thuyết Sông cùng
những bài viết, sách bình luận văn học và những tư liệu tham khảo có nội dung liên
quan với đề tài nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Sông
của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, người viết sử dụng những phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau đây:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Để tìm ra những đặc điểm về nghệ thuật
tiểu thuyết Sông, người viết đi vào phân tích các khía cạnh về cốt truyện, kết cấu,
điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian và thời gian nghệ thuật
nhưng đồng thời cũng có cái nhìn tổng quát về nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm.
Phương pháp loại hình: Nhằm nhận dạng, xác định ý nghĩa, tìm ra những đặc
điểm nghệ thuật tiểu thuyết được thể hiện trong Sông.
Phương pháp thống kê: Giúp người viết xử lí số liệu trong quá trình khảo sát.
Từ đó rút ra những kết luận mang tính khái quát về vấn đề nghệ thuật trong tác
phẩm.
Phương pháp so sánh: Đặt tiểu thuyết Sông trong mối quan hệ với các tác
phẩm trước đó của Nguyễn Ngọc Tư để thấy được sự khác biệt cũng như những kế
thừa, đổi mới trong tác phẩm.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng thao tác chứng minh, bình luận,… để làm
nổi bật vấn đề nghiên cứu.

8



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Đôi nét về tiểu thuyết hậu hiện đại
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết hậu hiện đại
Để tìm hiểu về tiểu thuyết hậu hiện đại trước tiên cần làm rõ khái niệm chủ
nghĩa hậu hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại xuất phát từ phương Tây và du nhập vào
nước ta qua con đường hội nhập. Charles Jencks cho rằng: “Chủ nghĩa hậu hiện đại
trên căn bản là một thứ hỗn hợp mang tính chiết trung của bất cứ truyền thống nào
với những gì vừa mới qua: nó vừa là sự kế tục vừa là sự siêu việt hoá của chủ nghĩa
hiện đại. Những tác phẩm xuất sắc nhất của nó có đặc điểm là mang tính lưỡng mã
(double-coded) và tính châm biếm (irony), tạo thành một đặc điểm của sự lựa chọn
rộng rãi, xung đột và bất liên tục của truyền thống, bởi vì tính đa tạp này tô đậm rất
rõ nét chủ nghĩa đa nguyên của chúng ta” [21], chủ nghĩa hậu hiện đại là sự kế thừa
của chủ nghĩa hiện đại, nó mang tính lưỡng phân và cố gắng vượt khỏi khuôn mẫu
của truyền thống. Tiếp thu chủ nghĩa hậu hiện đại, nền văn học thế giới cũng vẽ ra
một viễn cảnh mới, một nền văn học hậu hiện đại hướng đến những vùng ngoại
biên. Điển hình cho “trào lưu” này phải kể đến các tác giả: Gunter Grass và Peter
Handke (Đức); Georges Perec và Monique Wittig (Pháp); Umberto Eco và Italo
Calvino (Italy); Angela Carter và Salman Rushdie (Anh)...
Nằm trong tương quan các tiền đề lịch sử, xã hội, ý thức và sự giao lưu văn
hóa quốc tế toàn cầu. Văn học nước ta cũng đang dần bị đẩy theo xu hướng hậu
hiện đại của thế giới, một trong số đó có thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết hậu hiện
đại đã phá vỡ đi khuôn mẫu truyền thống, mang nhiều yếu tố giễu nhại, tính pha
trộn thể loại... Đó là một nền tiểu thuyết phân mảnh, rời rạc, chẻ nhỏ các “đại tự sự”
thành các “tiểu tự sự” về con người đương đại trong sự lồng ghép, chắp vá, đảo lộn
tuần tự. Nó không đòi hỏi sự nhất quán và hoàn thiện trên phương diện hình thức tự
sự nên nội dung có phần lỏng lẻo và phi logic. Cách xây dựng nhân vật hay các yếu
tố khác về không gian, thời gian, điểm nhìn trần thuật... không nhất quán và không


9


gắn liền với cốt truyện. Đây thường là các tiểu thuyết có số trang khá lớn, dao động
khoảng trên 200 trang.

1.1.2. Những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của tiểu thuyết hậu hiện đại Việt
Nam
Về kết cấu: Không giống với tiểu thuyết truyền thống, kết cấu phải tuân theo
một trật tự tuyến tính, sự việc nào diễn ra trước thì kể trước, sự việc nào diễn ra sau
thì kể sau. Tiểu thuyết đương đại thường có kết cấu lắp ghép, phân mảnh, không có
mốc phân định rõ ràng trật tự cốt truyện. Về hình thức, kiểu kết cấu này có vẻ rời
rạc, lỏng lẻo. Phần nội dung phi logic, cái thực - ảo đan xen, diễn biến sự kiện bị
xáo trộn, có khi đứt gãy lưng chừng và một sự kiện khác lại chắp nối vào. Điều này
làm xuất hiện nhiều kiểu kết cấu phức hợp với khả năng dung nạp nhiều thể loại
khác trong tiểu thuyết như kịch, truyện ngắn, nhật kí…
Một tiểu thuyết như dung chứa mỗi tiểu tự sự nhỏ về cuộc đời, bị đập nát,
chẻ nhỏ thành từng mảnh vụn, có sự đan cài cái xấu – cái tốt, cái thiện – cái ác, cái
cao cả - cái thấp hèn. Bức tranh đa sắc ấy được thể hiện thành công qua Lão Khổ,
Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật, Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, Trong
sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái, Sông của Nguyễn Ngọc Tư…
Kết cấu lắp ghép trong Trong sương hồng hiện ra (Hồ Anh Thái) bắt đầu từ
sự kiện Tân bị điện giật năm 1987, rồi nhân vật từ từ bị đẩy về quá khứ trong trạng
thái hôn mê – hồi tỉnh. Hồ Anh Thái đã tái hiện bốn mốc thời gian 1961, 1967,
1970, 1987, ở mỗi thời điểm đều xuất hiện những câu chuyện khác nhau. Câu
chuyện về tòa nhà A1 khu tập thể cánh đồng xanh bị sụt lỡ là mầm mống của thói
ích kỉ, bệnh thành tích trong quá khứ. Từ đó, còn biết bao câu chuyện hiện ra để
Tân có dịp trải nghiệm, bóc trần quá khứ mạ vàng, lung linh mà thế hệ của Tân cứ
ngỡ đó là quá khứ thần thánh thiêng liêng. Tiếp nối vào chuỗi sự kiện là hình tượng

người cha, câu chuyện cuộc đời ông, câu chuyện về chiếc tàu khách bị đắm dưới
sông Hồng. Hồ Anh Thái đã dụng công chẻ nhỏ các câu chuyện trên để chúng dù đã
bị bóc tách nhưng vẫn giữ được mối liên hệ nội tại và gắn kết với các sự kiện ngoài
nó trên bờ quá khứ - hiện tại – tương lai.

10


Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh) là câu chuyện ghép lại từ những phân
đoạn nhỏ. Hài nhi ở trong bụng mẹ 72 giờ này đã nghe tất cả những gì xảy ra ở
bệnh viện từ việc một bà mẹ sinh con rồi bỏ lại bệnh viện, chuyện về cô gái sẩy
thai, chuyện bỏ con của gã thanh niên… Có đến chín sự việc xảy ra xuyên suốt, rời
rạc khác nhau trong toàn bộ tác phẩm. Những mảnh ghép cuộc đời xâu chuỗi trong
tâm thức của một hài nhi tạo nên bản hòa âm đa thanh, nhiều cung bậc, gấp khúc
như chính cuộc đời thật. Còn trong Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh) các sự kiện bị
đập nát thành những mảnh vụn chồng chéo nhau, thời gian và không gian bị làm mờ
nhòe giữa hai bờ thực - ảo. Những câu chuyện đầu năm 2000 rồi tới cuối năm 1990,
quay về giữa năm 2000 ngày đầu tháng. Cứ thế nối tiếp nhau trong sự lắp ghép, chia
tách đầy chủ ý của tác giả.
Về nhân vật: Các nhà văn đương đại luôn đi sâu vào thế giới nội tâm để
khám phá nhân vật ở chiều sâu bên trong tính cách, khơi vào cõi tâm linh, vô thức,
tiềm thức. Tác phẩm không tái hiện những nhân vật điển hình mang tầm vóc lịch sử
mà có khi dựng lên hàng loạt hình ảnh những đám người u tối, nghịch dị, lưu manh,
trơ trẽn. Khai thác mạnh mẽ bản chất “con người bên trong con người”: Người đi
vắng, Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương, Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Người
đàn bà trên đảo, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái...
Nhân vật Tín trong Thoạt kì thủy (Nguyễn Bình Phương) hiện lên là hình
ảnh một kẻ điên loạn với giấc mơ về một con cú trôi sông, ma mị và đầy ảo mộng.
Nhân vật luôn sống trong một thế giới vô thức, nhầm lẫn giữa thực - ảo.
Trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, nhân vật lại được

bao bọc bởi lớp ngoài hào nhoáng nhưng bên trong mục rỗng, đồi bại, sống với đời
bằng hai khuôn mặt. Những nhân vật bị tha hóa về mặt đạo đức, nhân cách như
Cốc, Phũ hay Yên Thanh. Hai gã lưu manh với nhu cầu tình dục trụy lạc bên trong
luôn bị che giấu bởi mác trí thức Tây học, thanh niên thanh lịch. Còn Yên Thanh
đứa con gái mang khuôn mặt hoa khôi lại có cuộc sống cực kì thác loạn, điên rồ.
Ngoài ra, nhân vật còn có xu hướng trở thành những “cái bóng”, những kí
hiệu hay biểu tượng hơn là những thực thể trọn vẹn. Đó là những nhân vật không có
hành trình số phận cụ thể mà chỉ xuất hiện xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm như
một hình tượng. Thiên sứ trong Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) là biểu tượng của quan
11


điểm tôn giáo hay hài nhi trong Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh) là biểu tượng
của sự sống trong quan niệm của người Đông Á, bào thai cũng có suy nghĩ, cảm
nhận và ý thức đầy đủ như một con người trưởng thành.
Về không gian và thời gian nghệ thuật: Trong tiểu thuyết đương đại, thường
xuất hiện không gian huyền ảo, tâm linh. Nó có sự gần gũi với không gian kì ảo
trong văn học dân gian. Nhưng nếu không gian kì ảo trong văn học dân gian được
xem là một môi trường tồn tại, môi trường sinh hoạt khác để người ta gởi gắm
những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng đời sống thì không gian trong tiểu thuyết
đương đại có thể chỉ là hình thức tạo dựng bầu không khí hư ảo, tạo sự huyền bí, ma
mị của tác giả đương đại. Đặc điểm này thường xuất hiện trong các tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư. Làng Đồng
trong Lão Khổ của Tạ Duy Anh hiện lên với những mối thù dân tộc, với chằng chịt
những cuộc thanh trừng đẫm máu, để rồi mỗi người phải gánh chịu những báo ứng.
Còn Sông của Nguyễn Ngọc Tư, tác giả cũng tái hiện cái không gian lạnh lẽo, ma
quái của chợ Chằm và cả ở Đồng Nàng.
Bên cạnh đó, không gian đồng – hiện, đan xen giữa quá khứ - hiện tại cũng
thường xuyên xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm đương đại từ tiểu thuyết cho đến
cả truyện ngắn. Bởi không gian luôn nằm trong mối tương quan với kết cấu, mà loại

kết cấu phân mảnh, lắp ghép thì lại chẻ nhỏ và xáo trộn các sự kiện nên không gian
thường xuất hiện không liên tục mà đan xen qua lại theo dòng chảy tâm trạng nhân
vật. Việc thường xuyên để nhân vật hồi tưởng lại quá khứ sẽ dễ dàng đẩy không
gian quá khứ về tồn tại song song cùng không gian hiện tại. Không gian trong Đức
Phật, nàng Savitri và tôi (Hồ Anh Thái), từ thế giới hiện đại, vùng đất thánh nơi
Đức Phật ra đời, theo lời kể của nàng Savitri không gian lùi dần về Ấn Độ cổ đại,
không gian hoàng cung, đền thờ... Kết thúc tác phẩm, nhà văn lại đưa người đọc
quay về thời hiện đại.
Còn về thời gian thì phi tuyến tính do bị ảnh hưởng của kết cấu phân mảnh.
Thời gian bị xáo trộn, đảo lộn hoàn toàn giữa các mốc mà thông thường chúng sẽ
tuân theo trật tự trước sau. Thời gian có thể bắt đầu từ sự kiện ở giữa hoặc ở cuối
tác phẩm, không nhất thiết phải tuân theo trật tự tuyến tính. Điều này dễ dàng nhận
thấy nhất trong Trong sương hồng hiện ra (Hồ Anh Thái), có bốn mốc thời gian

12


xuất hiện 1961, 1967, 1970, 1987 nhưng tác giả không để nhân vật về quá khứ từ
năm 1961 mà thời gian bị đảo lộn hoàn toàn. Có khi nhân vật trải qua sự kiện trong
tương lai trước rồi mới lùi về quá khứ để tìm ra nguyên nhân. Nhìn chung, không
gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết đương đại gần như là chỉ được xây
dựng trong dòng chảy từng khoảnh khắc, qua khoảnh khắc này rồi thì sự kiện khác
xuất hiện kèm theo không gian và thời gian khác nữa. Cứ thế, có thể ví tiểu thuyết
đương đại như miếng pizza nhiều lát cắt mà ở mỗi lát có một thứ nhân và gia vị
khác nhau tạo cảm giác mới mẻ, “lạ miệng” cho độc giả.
Về ngôn ngữ: Các nhà văn đương đại chủ trương sử dụng ngôn ngữ đời
thường nhất, bình dân nhất để nói về hiện thực thô nhám. Đưa một cách có giới hạn
các từ thô tục vào văn chương nhằm tạo ra khí vị đại chúng nhưng vẫn không làm
mất đi giá trị thẩm mĩ. Một số từ chỉ bộ phận kín của đàn ông, đàn bà hoặc quan hệ
tình dục được sử dụng công khai, rộng khắp, bằng những ngôn ngữ “thô” nhất bản

năng con người được khai quật đến tận cùng. Tiểu thuyết đương đại vì thế phảng
phất âm hưởng giễu nhại đối với các vấn đề trong cuộc sống. Ngôn ngữ nhiều lúc
mang đậm vị mặn chát tục tĩu, kích thích liên tưởng đến những điều thầm kín riêng
tư. Chính điều này đã giúp xóa bỏ khoảng cách giữa cao cấp và bình dân, giữa sang
trọng và hèn mọn. Phù hợp với tinh thần giải thiêng (không tuyệt đối hóa một cách
cao cả, phi thường).
Sử dụng các loại ngôn ngữ phá “chuẩn”, giúp nhà văn thoát khỏi một bề mặt
phẳng lì để hướng tới việc tạo tác những tác phẩm gần như là cuộc sống thực tại.
Quan điểm trên thể hiện qua tác phẩm Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Mười
lẻ một đêm, Đức phật nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái, Sông của Nguyễn
Ngọc Tư…
Trong Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh) xuất hiện hàng loạt từ đồng nghĩa:
“tụt”, “đẻ”, “trút”, “xồ ra”… sự giao hợp là “ngứa nghề”, làm tình là “tráng men”.
Trong đối thoại xuất hiện khẩu ngữ, tiếng lóng “Đ.mẹ”, “Mẹ kiếp”, “vạch quần
đái”. Sông (Nguyễn Ngọc Tư) thì sáng tạo ra các từ “cúc cu”, “chim”… Những từ
gợi tình như: “đi vào đàn bà”, “sục”, “tụt”, “tự sướng”, “ngóc”…

13


1.2. Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
1.2.1. Tiểu sử tác giả
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Bạc Liêu, sau đó theo gia đình về sinh
sống ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Cuộc sống gia đình khó khăn, Nguyễn Ngọc Tư rời ghế nhà trường từ năm
mười lăm tuổi để bán rau phụ giúp cha mẹ trang trải cuộc sống mưu sinh. Với niềm
đam mê viết lách để được thể hiện, trải nghiệm bản thân và cuộc sống, nhà văn đã
tập tành viết nhật ký. Năm 1995, truyện ngắn Đổi thay - một truyện ngắn được trích
trong nhật ký của tác giả, đã được đăng trên Tạp chí văn nghệ Cà Mau như một cơ
duyên dẫn dắt Nguyễn Ngọc Tư đến với con đường văn nghiệp. Bằng sự tinh tế

nhạy cảm, khả năng cảm thụ cuộc sống và con người, thêm vào đó là tài năng thiên
bẩm, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện năng lực bứt phá, dồi dào và mạnh mẽ khi đạt
giải nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ II của Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí
Minh với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt (2000). Cũng từ đó nhiều tập truyện
của Nguyễn Ngọc Tư liên tục được độc giả trong và ngoài nước quan tâm, đặc biệt
là khi tập truyện Cánh đồng bất tận ra đời năm 2006. Với truyện ngắn cùng tên
Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã làm dấy lên một làn sóng làm xôn xao dư
luận, với nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Có thể nói, với Cánh đồng bất tận,
Nguyễn Ngọc Tư đã thật sự tạo được dấu ấn mạnh mẽ, khẳng định tên tuổi và tài
năng của mình trên văn đàn Việt Nam. Ngoài ra, ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư
cũng rất xuất sắc trong mảng tạp văn và gần đây nhất, nhà văn đã thử nghiệm với
thể loại mới đó là tiểu thuyết, cũng nhận được phản ứng tích cực từ phía độc giả.
Với sự nỗ lực không ngừng và quá trình lao động miệt mài đầy sáng tạo
trong vòng ba năm liên tục từ 2003 đến 2005, nhà văn đã cho ra đời bốn tập truyện
ngắn. Nguyễn Ngọc Tư đã phần nào khẳng định tên tuổi trong đội ngũ sáng tác trẻ
hiện nay và cũng xác lập một phong cách riêng biệt mang dấu ấn “Nguyễn Ngọc
Tư” – một cây bút Nam bộ hào sảng, chất phác và cũng rất mặn mà.

14


1.2.2. Quan niệm sáng tác
Mỗi nhà văn có những cảm nhận và quan điểm riêng về cuộc sống, chính điều này
đã chi phối đến phong cách cũng như đặt nền tảng cho quan niệm sáng tác. Tạo nên
dấu ấn riêng biệt.
Nguyễn Ngọc Tư cũng có một quan niệm nhẹ nhàng, nhưng không cẩu thả
về nghề văn của mình, nhà văn cho rằng khi xúc động và đủ cảm xúc, có suy nghĩ
về cái mình đã trải qua, có nhu cầu phải viết thì chắc chắn phải viết thôi. Như một
nhu cầu tự nhiên, một khi cảm xúc bị dồn nén mà không được thể hiện thì sẽ gây ức
chế tinh thần, vì thế việc mượn câu chữ để giải tỏa là một nhu cầu tất yếu. Và đối

với Nguyễn Ngọc Tư khi nào cảm xúc đã chín, đã đủ thì mới có thể viết văn: “cảm
xúc là hàng đầu” [22], điều này cho thấy nhà văn rất có ý thức về nghề nghiệp,
không hời hợt, nông nổi, không cẩu thả, luôn coi trọng chất lượng hơn số lượng.
Bên cạnh đó viết văn cũng là cách Nguyễn Ngọc Tư thể hiện suy nghĩ của mình về
cuộc sống và con người xung quanh.
Tình yêu đối với quê hương Nam bộ, những trăn trở về số phận và đời sống
con người Nam bộ là những cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư. Dưới ngòi bút của nhà văn, cuộc sống quẩn quanh bế tắc, những kiếp người
chật vật mưu sinh hiện lên rõ nét, ám ảnh đến nhức nhối lòng người. Cảnh đời ấy
được tái hiện trên phông nền tăm tối của làng quê nông thôn nghèo khổ, thiếu thốn.
Con người vì thế đôi lúc trở nên ích kỉ, nhẫn tâm và đầy vụ lợi. Truyện ngắn Cánh
đồng bất tận là một minh chứng rõ nét cho những suy tư của Nguyễn Ngọc Tư về
sự mục nát của xã hội nông thôn thời hiện đại, nguyên nhân cũng chính cái nghèo
cái khổ gây nên. Những cánh đồng thiếu nước khô cằn, những con người tơi tả, xơ
xác với nỗi lo thất mùa, những đàn vịt chạy đồng bệnh tật... Vì không chịu được
cuộc sống nghèo khổ nên người mẹ đan tâm bỏ mặc những đứa con. Vì sự hận thù
ấu trĩ, Út Vũ đã đẩy biết bao người đàn bà vào con đường cùng khi nhẫn tâm bỏ rơi
lúc họ cần đến anh ta nhất. Hay trong truyện ngắn Thương quá rau răm, Nguyễn
Ngọc Tư cũng tái hiện sự thiếu thốn, xa xôi heo hút nơi Cù Lao Mút Cà Tha mà mỗi
phận người gắn bó ở đây như những kẻ biệt lập với thế giới xung quanh bao náo
nhiệt, hiện đại.

15


Mong muốn của Nguyễn Ngọc Tư là được đi nhiều hơn, hòa mình vào cuộc
sống của người nông dân để cảm được chân thật nhất những tâm tư, tình cảm của
họ. Chỉ có hòa mình vào đời sống thực tế thì nhà văn mới tạo nên được các tuyệt tác
gần gũi nhưng vẫn gởi gắm được thông điệp to lớn. Nguyễn Ngọc Tư đã chia sẻ:
“nếu không còn làm ở chỗ hiện tại (Hội Văn Học Nghệ Thuật Cà Mau) cô muốn sẽ

về công tác ở một Hội Nông Dân ở vùng xa, vùng sâu hơn nữa, nơi không ai biết cô
là nhà văn nhà báo (ít ra trong vài tháng đầu, cô nói đùa) để cô biết thêm về đời
sống của họ” [15]. Ở Nguyễn Ngọc Tư, người đọc nhận ra một cây bút hồn hậu, đầy
đam mê trong công việc sáng tạo ra những tác phẩm mang giá trị chân, thiện, mĩ sâu
sắc. Một con người không quản khó khăn luôn thể hiện khao khát dấn thân vào
những vùng đất xa xôi, hẻo lánh, một nơi mà không ai biết mình là nhà văn, nhà báo
đơn thuần chỉ để hiểu thật cặn kẽ, chính xác đời sống của những người nông dân.
Song song đó, Nguyễn Ngọc Tư cũng nhận ra những bất cập của nghề văn,
luôn phải chịu sự xăm soi của dư luận: “Tôi như một kẻ đẽo cày giữa đường, ai qua
cũng ngó nghiêng chỉ trỏ một tí” [13]. Đã là người của công chúng thì luôn phải làm
vừa lòng độc giả nhưng không vì thế mà nhà văn nản lòng, dễ buông xuôi chiều ý
độc giả một cách tùy tiện. Nguyễn Ngọc Tư luôn cố gắng được là mình, cố gắng giữ
vững chính kiến của bản thân sau những ồn ào xung quanh các tác phẩm.
Tóm lại, Nguyễn Ngọc Tư có một quan niệm khá hồn nhiên và nhẹ nhàng về
sáng tác văn chương. Nhà văn muốn được thể hiện nhiều hơn, mạnh mẽ và quyết
liệt hơn trên từng trang viết dù có phải trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống.

1.2.3. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu từ năm 1995 khi truyện
ngắn đầu tay Đổi thay được đăng trên báo. Sau đó, hàng loạt các truyện ngắn khác
của nhà văn ra đời và đã đạt được những thành công nhất định. Cụ thể, tập truyện
ngắn Ngọn đèn không tắt được xuất bản năm 2000 đã đạt hai giải thưởng, giải nhất
cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ II do Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh phối
hợp cùng báo Tuổi Trẻ tổ chức và giải thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam.
Tiếp theo đó, năm 2003 tập truyện Giao Thừa ra đời lại tiếp tục nhận giải thưởng
của Hội nhà văn Việt Nam. Cũng trong năm này với những đóng góp cho văn học
nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư được Trung Ương Đoàn trao tặng Mười gương mặt trẻ
16



tiêu biểu. Năm 2006, Nguyễn Ngọc Tư nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam
với tác phẩm Cánh đồng bất tận, năm 2008 truyện ngắn này nhận giải thưởng văn
học các nước ASEAN do Hoàng gia Thái Lan trao tặng, Nguyễn Ngọc Tư là người
Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng cao quý này.
Các tác phẩm chính đã xuất bản gồm:
Ngọn đèn không tắt (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2000)
Ông ngoại (tập truyện cho thiếu nhi, Nhà xuất bản Trẻ, 2001)
Giao thừa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2003)
Biển người mênh mông (truyện và kí, Nhà xuất bản Trẻ, 2003)
Nước chảy mây trôi (truyện và kí, Nhà xuất bản Trẻ, 2004)
Cánh đồng bất tận (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2005)
Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2008)
Khói trời lộng lẫy (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thời Đại, 2010)
Đảo (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2014)
Sống chậm thời @ (tản văn in chung với Lê Thiếu Nhơn, nhà xuất bản Thanh niên,
2006)
Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (tạp văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2006)
Ngày mai của những ngày mai (tạp văn, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2007)
Yêu người ngóng núi (tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2010)
Sông (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Trẻ, 2012)

1.3. Giới thiệu tiểu thuyết Sông
Sông kể về chuyến phượt dọc sông Di của nhân vật Ân cùng hai người bạn
đồng hành là Bối và Xu. Nhân vật chính là Ân bỏ lại sau lưng gia đình và công việc
đầy triển vọng ở một công ty truyền thông ra đi để quên cuộc tình ngang trái với Tú.
Theo lời nhờ cậy của sếp, Ân nhận trọng trách viết một cuốn sách về sông Di và tìm
người đồng nghiệp tên Ánh. Trên mỗi chặng đường nhân vật đi qua đều có những
câu chuyện khác nhau về những con người nơi vùng đất mới.
Men theo sông Di, các nhân vật ghé qua các vùng đất ven sông. Xóm cồn là
điểm đến đầu tiên, ở đây một trận sụt lở vừa mới xảy ra và mọi người thì đang gói

17


ghém đồ đạc chuẩn bị chuyển đi. Họ gặp hai ông cháu chủ ghe chở khách và biết
được mối quan hệ éo le cùng những lời đồn thổi ác ý mà người dân nơi đây dùng để
chì chiết hai con người nhỏ bé này. Ở Ngã Chín, các nhân vật được biết về quán
Tầm Sương cùng các mĩ nữ nổi tiếng đã bị dìm sâu xuống lòng sông Di. Đến với
Vĩnh Châu, hình ảnh mẹ con chị Bế sống quạnh quẽ, lẻ loi trên chiếc ghe chở hàng
khiến Ân không nguôi nghĩ về thân phận bất hạnh, đơn chiếc của những người đàn
bà sống trên sông nước lênh đênh. Tân Quới mở ra với hình ảnh những bông hoa
son trắng muốt. Nơi đây gắn liền với tích truyện về nghệ nhân đầu tiên sáng tạo ra
nghề đẽo chi là Út Hết, ông đã giết chết năm mạng người nhà Hưng Phát Lộc và bỏ
đi biệt tích. Người dân Tân Quới còn nhắc nhớ ông vì bức tượng chị May với cánh
tay đẽo bằng gỗ rất khéo léo và tinh xảo.
Hành trình đang dang dở thì đột nhiên Bối biến mất không lí do để lại cho
hai người còn lại một dấu hỏi chấm và sự thiếu hụt lớn. Nhưng không vì thế mà họ
chấm dứt cuộc hành trình khi còn quá sớm. Ân và Xu tiếp tục đi nhưng sự hoài nghi
bắt đầu len lỏi vào tâm trí Ân, Ân cảm thấy không thể nắm bắt và chưa hiểu cặn kẽ
hết về con người Xu. Hai người cùng nhau đến Đồng Nàng, gặp Lượm và cô gái có
tài nghe được Ốc Bụt hát. Những con ốc đắt như vàng và họ mưu sinh chủ yếu bằng
cách bắt chúng đem bán cho lái buôn Hoa Bắc. Khi đến Trấn Biên, Ân và Xu tình
cờ gặp một ông già và một cô gái tên Phụng cứ khư khư ôm hũ tro cốt trong tay. Cả
bốn người cùng đồng hành đến làng Ể Uu xem tượng đá có cảm tính như người,
biết khóc biết lả mồ hôi và một bờ môi đỏ mọng, ma mị, quyến rũ. Sau đó, họ đến
hồ Thiên, nơi ông già sẽ hồi tưởng lại những chiến tích anh hùng của một thời trận
mạc đã qua, riêng Xu và Ân chỉ muốn ngắm vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nơi đây, còn
Phụng thì sẽ giải phóng mình khỏi hũ tro cốt tai quái. Kế đó, ông già trở về thành
phố và Phụng cũng biến mất bất ngờ. Ân và Xu tiếp tục đi qua dãi đất Thượng Sơn,
có dân tộc Đào sinh sống. Họ đã từng rất giàu có cho đến khi thương lái Hoa Bắc
đến mua hết tất cả mọi sản vật. Giờ đây họ nghèo nàn, xơ xác và khốn cùng đến nỗi

phải bán cả nội tạng lẫn những đứa con của mình.
Ân và Xu gặp lại Phụng ở bến xe và bị Phụng bám riết không buông. Đến
Túi, Xu có ý định dừng chuyến đi ở đây. Thêm vào đó, việc nảy sinh mối quan hệ
giữa Xu và Phụng cũng khiến Ân có chút thất vọng về tình cảm đang nhen nhóm

18


với Xu. Trong tâm trạng Ân xuất hiện những suy nghĩ gần như là xuôi theo chiều
hướng tiêu cực. Tú buông bỏ cậu để kết hôn, Xu cũng lừa dối cậu vì có liên can
trong việc Bối mất tích. Cuối cùng, vì quá thất vọng trong tình yêu, mất hết niềm tin
và cảm thấy không còn động lực để sống. Ân đã quyết định kết thúc cuộc hành trình
ở rốn Túi bằng cách nhấn chìm chiếc thuyền đang đi cùng Xu và Phụng.

19


CHƯƠNG 2:
CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG
2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Theo Trần Đình Sử, La khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam
cốt truyện là: “Chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch, nằm
dưới lớp lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm” [8, tr. 92]. Cốt truyện có
hai tính chất cơ bản, một là các sự kiện được diễn ra theo mối quan hệ nhân quả,
hàm chứa một ý nghĩa nhất định, có mở đầu và kết thúc, hai là cốt truyện tuân thủ
theo trật tự trước sau.
Theo khảo sát của người viết thì các tác phẩm đương đại nói chung và tiểu
thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư nói riêng thì đa số đã phá vỡ tính tuyến tính, tính
thống nhất về nhân quả và trật tự thời gian của cốt truyện truyền thống. Nổi bật lên

là loại cốt truyện rời rạc, lắp ghép, các sự kiện chồng chéo và độc lập với nhau. Nhà
văn đã rất tài tình khi xây dựng cốt truyện bằng cách lựa chọn chi tiết nghệ thuật
độc đáo và tạo nên các tình huống truyện hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

2.1.1. Chi tiết nghệ thuật
Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chi tiết nghệ thuật là “Các
tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” [4, tr. 51]. Tùy
theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh
xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác
giả trong tác phẩm. Nguyễn Ngọc Tư cũng là một nhà văn rất tinh tế trong việc lựa
chọn và sáng tạo chi tiết, trong Sông có khá nhiều chi tiết, các chi tiết được thể hiện
ở nhiều dạng khác nhau, có những đặc điểm riêng biệt nhưng đều làm bật lên được
ý đồ nghệ thuật của tác giả.
Nhóm chi tiết lí giải được khai thác ở nhiều tình tiết, nằm rải rác trong toàn
bộ tác phẩm mà phải rất chú ý mới phát hiện ra ý nghĩa sâu xa của nó. Chi tiết này
là nguyên nhân dẫn đến chi tiết kia nhưng chúng không được sắp xếp theo trình tự
liên tục mà đứt quãng, chồng chéo rất khó để tách biệt. Nhóm chi tiết này là nguyên
nhân làm thay đổi mạnh mẽ tâm lí nhân vật Ân, trở thành động lực thôi thúc nhân
20


vật tiếp tục cuộc hành trình vô định. Thứ nhất, đó là chi tiết liên quan đến những tin
nhắn của Tú. Trong suốt chuyến đi, giữa Ân và Tú vẫn giữ mối liên lạc qua những
tin nhắn. Những tưởng chính điều này sẽ giúp hàn gắn mối quan hệ đã rạn nứt, gây
cảm giác nhớ thương và sẽ thúc dục Ân phải trở về Sài Gòn trong một ngày sớm
nhất. Nhưng diễn biến của sự việc lại hoàn toàn ngược lại, nó khiến nhân vật rơi
vào trạng thái hoài nghi đối với tình yêu. Ân không muốn cuộc đời mình là bản sao
của cuộc đời mẹ cậu “Xúng xính khoác lên người những thứ gọi là tình yêu, những
người gọi là người yêu, để lúc bất trắc không có ai ở bên mình. Lúc cần không có,
lúc có lại chẳng cần” [11, tr. 167]. Khi Tú liên tục nhắn tin “ngoái lại đi Ân” [11, tr.

167], “chỉ một cơ hội nhỏ nhoi thôi cũng không thể cho Tú sao?” [11, tr. 167], đối
với một người nhạy cảm như Ân khi đọc những tin nhắn này của người yêu thì rất
dễ mềm lòng, đã gợi lên trong nhân vật không ít những hoang mang và bối rối,
trong tâm tư nhân vật phân vân giữa tiếp tục đi hay quay lại, về để đón nhận lại tình
yêu bất chấp việc làm người tình trong bóng tối hay dấn thân vào cuộc hành trình
phía trước để tìm quên tất cả. Nhưng khi đã trải qua phút yếu lòng bất chợt để suy
xét kĩ càng mọi việc, Ân vô cùng thất vọng và mất niềm tin nơi Tú. Ân muốn Tú
chứng tỏ tình yêu bằng hành động chứ không phải việc rên rỉ kiểu như “há miệng
chờ sung” bởi nếu yêu và trân trọng Ân thật lòng tại sao “Tú không vứt bỏ ngay từ
khi nhắn tin ấy. Đi khỏi đó và tìm thấy cậu trên một chặng nào đó của sông Di. Cậu
không như chị Ánh, ít nhất có vài ba người trong công ty biết cậu ở đâu, nếu muốn”
[11, tr. 188]. Thêm vào đó, sẽ không có gì đảm bảo hoàn toàn là Tú không bỏ rơi
cậu lần nữa, tất cả những điều tệ nhất đều có thể xảy ra, khi đó người đau khổ nhất
vẫn là Ân. Vậy nên, tại sao Ân lại phải cho Tú thêm cơ hội làm khổ mình? Ân rơi
vào trạng thái thật sự đã muốn buông xuôi và từ bỏ. Cuộc du khảo dọc sông Di của
Ân xuất phát từ nguyên nhân chính là Tú lấy vợ, Ân ra đi để tìm quên quá khứ và
giờ đây, khi nhận ra không thể lưu luyến và bấu víu thì Ân chẳng còn gì để quay lại,
việc tiếp tục đi là cách đơn giản nhất để giải thoát.
Kế đó là chi tiết liên quan đến ông giám đốc xuất bản, người đã đề nghị Ân
viết sách về sông Di “thất tình thì đi sông viết cho anh cuốn sách. Di chuyển vẫn
mau nguôi hơn là ngồi một chỗ, không phải sao?” [11, tr. 62] và tiện mắt để ý xem
chị Ánh đang sống đâu đó dọc sông Di. Cái ý tưởng đó giúp Ân “có thêm mục đích

21


cho cuộc đi. Ngoài đi để quên” [11, tr. 67]. Nhưng sách viết chưa xong, việc tìm
người cũng chưa có dấu vết Ân nhận được tin bất ngờ “sếp chết hồi 9 giờ 30 sáng
qua, thứ hai” [11, tr. 185]. Người đàn ông ấy vội nằm xuống khi bao nhiêu những
ấp ủ còn dang dở, cuộc hành trình đi dọc sông Di của ông cùng chị Ánh bị bỏ lỡ vì

“Đến Bình Khê, ông đột ngột phải về vì vợ báo tin con gái động kinh vào viện” [11,
tr. 63]. Và giờ đây ông trao cái nhiệm vụ ấy lại cho Ân, nhưng quan trọng hơn ông
muốn Ân tìm chị Ánh, vì cái lần từ biệt ở sông Di “ông không biết đó là lần cuối
cùng mình nhìn thấy người tình” [11, tr. 63]. Sự ủy thác của người đàn ông vừa qua
đời kia cũng gần như tảng đá đè lên vai Ân “người đàn ông vừa qua đời kia, chắc là
cũng đâu muốn cậu về. Ông phó thác cho cậu đi tìm câu trả lời, mà đến chết ông
vẫn chưa nhận được” [11, tr. 189]. Đây cũng là một trong những lí do nữa khiến
cho nhân vật không thể chọn cách quay lại, đã đi thì đi đến cùng.
Bên cạnh nhóm chi tiết lí giải, nhóm chi tiết dự báo cũng được nhà văn sử
dụng một cách khéo léo. Chi tiết lúc Ân nhìn thấy chiếc quách cũ nát, dù đã biết bên
dưới cái sạp thuyền mục rã kia là một lỗ hổng được bịt tạm bợ nhưng cậu vẫn quyết
định thuê để đi ra ngoài giữa Túi. Và lúc Ân hỏi Phụng lại một lần nữa cho chắc
chắn là cô có thật sự muốn đi ra rốn Túi không bằng giọng điệu hù dọa đủ kiểu “ở
ngoài đó không có gì đẹp đẽ, hay ho hết” [11, tr. 217], “Càng không có đàn ông”
[11, tr. 217]. Chỉ cần để ý đến hai chi tiết này là đã nhận ra ngay điều bất thường
trong suy nghĩ của Ân, dường như cậu đang có dự tính gì đó cho chuyến đi của
mình. Khi cậu nói với Xu “Ra giữa Túi sẽ tính. Chỗ đó xưa tới giờ người ta giải
quyết những phân vân” [11, tr. 205]. Ân đã nhen nhóm ý định muốn kết thúc cuộc
đời ở đây, nên khi tìm được chiếc quách cũ nát thì cậu đã không ngần ngại mà thuê
lại. Và cuối cùng, tất cả mọi thứ đều bị cậu nhấn chìm ở rốn Túi. Chi tiết khi Ân hồi
tưởng về chị San cũng phần nào dự báo được sự sắp đặt về cái chết mà cậu sẽ tạo
nên. “Cậu gạch chân mấy chữ “trốn vào thứ gì đó để quên”” [11, tr. 222], Ân cũng
muốn giải thoát cho cuộc đời mình như cách chị San đã làm cho cuộc đời chị. Tìm
về “cõi hư vô” để quên, để giải thoát cuộc đời khỏi bi lụy của “cõi Ta - bà” là quan
niệm xưa nay của nhà Phật. Quan niệm ấy được Nguyễn Ngọc Tư vận dụng để
dựng nên cái kết cho số phận nhân vật của mình. San, một người đàn bà luôn phải
lội ngược dòng để sống, để viết với đam mê, giẫm đạp lên dư luận để tồn tại. Cuối
cùng nhận lại sự ghẻ lạnh của gia đình, sự phản bội của những người tình, sự cô độc

22



khi chẳng còn mái ấm tình thân. Ân, một người con trai mang trong mình tính nữ
cao độ, tồn tại dị biệt giữa cuộc sống của những người bình thường, không thể
hưởng tình yêu trọn vẹn. Họ buộc lòng phải ra đi để tìm được
sự thanh thản, bình yên thật sự. Đây chính là nhu cầu tìm về bản thể, sống thật với
chính mình.
Tiếp theo là những chi tiết chỉ được nhà văn đề cập sơ lược thoáng qua, nằm
rải rác ở khắp tác phẩm. Chi tiết về những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi.
Trong số tất cả những người hảo tâm ấy có được bao nhiêu người thành tâm vì
thương cảm mà cưu mang những đứa trẻ tội nghiệp. Hay họ vì những lí do nào khác
mà gắng gượng thực hiện nghĩa cử cao đẹp kia “Một đôi vợ chồng bán rau quả ở
Thới Lai mang thằng bé quấn khăn cháo lòng về. Hai mươi ngày sau họ trả lại vì
nó không khóc một tiếng nào, nhưng lý do chính là những món tiền mà người có
lòng trắc ẩn xúm vào cho cũng vãn” [11, tr. 91]. Chính ma lực đồng tiền đã khiến
tình người bị chà đạp, người ta lợi dụng cái mác “nhà hảo tâm” để trục về cho mình
khoản lợi nhuận béo bỡ. Từ chi tiết này, nhà văn đã lên án những kẻ vô đạo đức, dối
trá, tham lam trong xã hội. Hay hình ảnh đứa trẻ bị ông chủ đánh bằng vỏ sầu riêng
“đứa nhỏ bị chủ nó tát tươm máu bằng một mảnh vỏ sầu riêng, bị bắt quỳ dưới trời
mưa” [11, tr. 111], như gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn ngược đãi trẻ em vẫn
đang diễn ra với những hình thức vô cùng tàn nhẫn. Đề cập đến vấn đề thời sự gay
cấn hiện nay, chủ quyền biển đảo quê hương được thể hiện khéo léo qua dòng chữ
in trên áo Bối “Biển của tao trời đất của tao” [11, tr. 9]. Nhà văn đã làm cho tác
phẩm mang hơi hướng chính trị khi tái hiện những câu chuyện hư cấu dựa trên sự
việc diễn ra ngoài cuộc sống. Đó là việc người Trung Quốc gián tiếp dùng tiền để
hủy hoại và làm tiệt chủng mọi nguồn lợi sinh vật với mục đích phá hoại nền kinh tế
nước ta “Ốc đắt như vàng, đắt vì huyền thoại và vì bọn lái buôn Hoa Bắc. Món gì
họ săn lùng đều trở nên đắt đỏ” [11, tr. 104], “Thương lái Hoa Bắc qua lại đất
người Đào mua bất cứ gì nơi này có. Từ bụi cỏ sa lệ cao chỉ bằng ngón tay cho đến
những thân gỗ nghiến giữa đại ngàn. Từ chiếc khăn sặc sỡ chít đầu cho đến cái gùi

đựng củi. Đất đá. Vật dụng. Cây cỏ. Tất cả đều được mua với giá cao và người Đào
với ba con mắt gần như không biết thương nhân Hoa Bắc mua để làm gì. Qua biên
giới, những cây móng bò ấy, những bụi gai ấy, những vỉa đất khô cằn sẽ đi về

23


đâu?” [11, tr. 181]. Họ đánh vào tâm lí cần tiền của dân ta nên thu mua tất cả những
loại sản vật quý giá nhất. Vì không biết âm mưu ấy, ta ra sức khai thác để bán đi mà
không biết rằng những sản vật quý hiếm sẽ ngày một cạn kiệt, khan hiếm, khó mà
tái tạo lại được. Thâm độc hơn thương lái Hoa Bắc giờ đây còn mua cả nội tạng
người và trẻ con. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhân quyền mà cả thế giới
lên án gay gắt.
Việc lựa chọn cũng như sử dụng khéo léo những chi tiết đắt giá cho ta thấy
được tài năng, sự sáng tạo của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Dựa vào những ưu điểm
của chi tiết nghệ thuật, nhà văn đã vận dụng nó một cách tài tình vào trong tác phẩm
của mình, góp phần không nhỏ vào thành công của Sông.

2.1.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống
Tình huống truyện là tình thế nảy sinh câu chuyện, là duyên cớ, là một sự
việc nào đấy mà tác giả dựa vào đó để triển khai toàn bộ tác phẩm. Tác phẩm xây
dựng được tình huống rõ nét, độc đáo sẽ giúp người đọc dễ dàng nắm bắt từng giai
đoạn và các diễn biến bất ngờ trong câu chuyện. Trong Sông, Nguyễn Ngọc Tư đã
xây dựng được các tình huống nổi bật, tạo được điểm nhấn và nút thắt để các sự
kiện phía sau phát triển lên. Nhìn chung tình huống trong Sông đa phần không phải
là các sự kiện xung đột gay gắt quyết liệt giữa các nhân vật hay giữa nhân vật với
cuộc sống trong tác phẩm mà nó thường là những tình huống mang ý nghĩa quyết
định hoặc đơn giản chỉ là sự trải nghiệm hay một khía cạnh nhỏ trong nội tâm nhân
vật.
Đầu tiên là tình huống bỏ đi, mang trong mình nỗi thất vọng với người tình

đồng tính, là thời điểm, là cái cớ để nhân vật chính quyết định ra đi để quên. Đối
với Ân, Tú như một phần tế bào trong cơ thể cậu, tình yêu khiến con người ta luôn
trong cảm giác tất cả mọi người đều biến mất, chỉ còn mỗi một người tồn tại. Chưa
bao giờ Ân thôi nghĩ cho cảm giác của Tú “cậu tắt máy vì sợ Tú mất ngủ” [11, tr.
35], “cậu thường hăm hở bỏ lại những cuộc vui chỉ vì Tú than đau răng, mỏi vai”
[11, tr. 107]. Ân luôn cố chứng tỏ và muốn Tú nhận ra sự chân thành trong tình yêu
của cậu, rằng Tú quan trọng hơn tất cả mọi việc và cuộc vui trong đời Ân. Dường
như Ân sống cho người tình quá nhiều, buồn vui đều là vì Tú “Cậu đứng ngoài gió
bão vì cậu toàn chăm chú vào mẹ, sau này là Tú. Họ vui cậu vui họ buồn cậu buồn”
24


[11, tr. 77]. Chính vì tình yêu ấy quá lớn lao, mãnh liệt, tưởng chừng như có thể bất
chấp sự sống vì nhau. Nhưng tất cả cố gắng đều trở thành vô nghĩa khi Tú bỏ rơi
Ân, mặc kệ, lỡ hẹn với cậu trên bãi biển, phủ nhận tình yêu để gắng gượng cho một
cuộc sống “ớn ói”. Đau khổ, hằn học, tất cả đã thôi thúc Ân thực hiện một chuyến
đi dài, đi để trốn chạy hiện thực và tìm quên phiền não. Còn Bối và Xu quyết định
đồng hành trong cuộc hành trình cũng có những lí do riêng. Là người đam mê
những cơn giông và có khoái cảm cực độ với những tia sét, Bối giải thích đi cho bớt
buồn chán “mùa này lang thang sẽ săn được rất nhiều giông gió” [11, tr. 10]. Bên
cạnh đó, chính Bối cũng cảm thấy tẻ nhạt với cuộc sống gia đình hiện tại “cha mẹ
Bối cùng với đứa em gái suốt ngày chỉ biết hùng hục học để kiếm danh vị” [11, tr.
80]. Rơi vào hoàn cảnh thiếu vắng sự yêu thương quan tâm cần thiết của những
người thân yêu, Bối muốn làm một cuộc bứt phá ra khỏi cuộc sống ngột ngạt. Về
phần Xu, đi để thực hiện đơn đặt hàng cho một bộ lịch và không nguôi tìm kiếm câu
trả lời mình là ai? Mình đến từ đâu? Bởi vì Xu lớn lên trong trại mồ côi. Chính tình
huống bỏ đi này đã mở ra một chuyến phượt đầy những trải nghiệm mới mẻ trên
sông Di.
Trong tác phẩm, tình huống khát khao đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng đan xen
tồn tại. Cuộc sống của Ân bị chi phối quá nhiều bởi công việc, gia đình, hoàn

cảnh... khiến cậu không dám nhìn thẳng vào hiện thực. Suốt cuộc hành trình, Ân
luôn đào xới lại tâm thức, soi lại toàn bộ diện mạo bản thể mình. Người đàn ông cậu
gọi là cha chỉ gắn bó trên danh nghĩa giấy tờ, không hề mang lại cho cậu cảm giác
yêu thương gần gũi, không thực hiện trách nhiệm nuôi dạy cậu từ thuở ấu thơ cho
đến lúc trưởng thành. Bà ngoại, người từng muốn giết chết Ân khi cậu còn là bào
thai, người đã lạnh lùng xô Ân ra khỏi lòng khi cậu chạy đến ôm. Hình ảnh bà ngoại
hiện lên trong kí ức của Ân nhạt nhẽo, vô cảm “cái miệng móm mém của bà chưa
từng nhếch lên biểu thị một nụ cười, mắt chưa từng hiện lên gì khác ngoài nỗi thờ
ơ” [11, tr. 151]. Người duy nhất giúp Ân cảm nhận tình thân có thật chính là mẹ,
nhưng với mẹ dường như cậu chỉ là chỗ dựa tinh thần giúp bà yên tâm vì còn một
thằng con trai luôn thường trực bên cạnh mỗi khi bà gặp sự cố với những người
tình. Riêng Tú đã trở thành niềm đau dai dẳng, kỉ niệm với người ấy làm Ân đau
đến tận cùng. Ân ra sức lật lại tất cả những gì mình đã có, những gì đã trải qua

25


×