Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

quy định trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của nhà nước ở nước ta hiện nay thực trạng và hướng đề xuất hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.36 KB, 52 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẤN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 2011-2014
ĐỀ TÀI:

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG VẬT CHẤT
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHI GÂY THIỆT HẠI
TÀI SẢN CỦA NHÀ NƢỚC Ở NƢỚC TA HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN

Giảng viên hƣớng dẫn:
Ths. Võ Duy Nam

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Quốc Tiển
MSSV: 5117352
Lớp: Luật Hành chính - K37
Mã Lớp: HG1163A1

Cần Thơ, 9/2014


LỜI CẢM ƠN
******
Đầu tiên, người viết xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô Trường Đại học Cần Thơ
đặc biệt là quý Thầy/Cô Khoa Luật và Khoa Phát triển nông thôn đã tận tình truyền dạy
những kiến thức, kĩ năng quý báo cho người viết trong suốt hơn ba năm qua, làm hành trang
cho người viết hoàn thiện hơn luận văn này. Hơn hết, người viết xin gửi lời cám ơn chân
thành đến Thầy Võ Duy Nam, người đã tận tình hướng dẫn, động viên người viết trong suốt


khoảng thời gian hoàn thành luận văn. Ngoài ra, cũng xin chân thành cảm ơn các tác giả của
những bài viết, sách, báo, tạp chí chuyên luận mà người viết đã sử dụng làm tài liệu trong
quá trình nghiên cứu.
Trong thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu, kĩ năng thực tế còn nhiều hạn chế,
luận văn chắc hẳn sẽ còn nhiều sơ sót. Người viết mong rằng sẽ nhận được những đóng góp
quý báo của quý Thầy/Cô, những người đi trước và những anh chị, đọc giả quan tâm đến đề
tài này. Với lòng đam mê học hỏi, tinh thần học tập, nghiên cứu nghiêm túc người viết mong
sẽ đóng góp thêm những ý kiến nhỏ của mình vào sự phát triển chung của nền khoa học pháp
lý.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quốc Tiển


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỜNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………..……………………………………………..1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG VẬT CHẤT CỦA CÁN BỘ
CÔNG CHỨC KHI GÂY THIỆT HẠI TÀI SẢN CỦA NHÀ
NƢỚC…………….………………………….…........................................3
1.1. Những vấn đề chung về cán bộ, công chức…………………...…….…….3
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức..…………..............................................3
1.1.2. Đặc điểm cán bộ, công chức…………………..…………….………..4
1.1.2.1. Là công dân Việt Nam………………………..………………….4
1.1.2.2. Được hình thành trên cơ sở quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm
được giao nhiệm vụ hay dựa trên quyết định công nhận kết quả bầu cử……..…….4
1.1.2.3. Cán bộ, công chức trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách
Nhà nước………………………………………………………………….....5
1.1.2.4. Cán bộ, công chức Nhà nước được giao cho những quyền hạn nhất
định…………………………………………………………………………6
1.1.3. Xác định đối tượng là cán bộ, công chức…………………….………..6
1.1.3.1. Xác định đối tượng là cán bộ………….…………………………6
1.1.3.2. Xác định đối tượng là công chức...........………………………….8
1.2. Khái niệm tài sản Nhà nƣớc và trách nhiệm bồi thuờng vật chất của cán bộ,
công chức khi gây thiệt hại tài sản Nhà nƣớc……………………………...…10
1.2.1. Khái niệm tài sản Nhà nước……………………...…………………10
1.2.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thuờng vật chất của cán bộ, công chức……..10
1.2.3. Đặc điểm trách nhiệm bồi thuờng vật chất của cán bộ, công chức………11
1.2.4. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thuờng vật chất đối với cán bộ, công chức
khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước…………………..……………………12
1.2.4.1. Nguyên tắc miễn trách nhiệm………………………..………….12
1.2.4.2. Nguyên tắc khách quan, công khai, công bằng……………………12
1.2.4.3. Nguyên tắc về mức và phương thức bồi thường………….………..13

1.2.4.4. Nguyên tắc trách nhiệm bồi thường trong trường hợp nhiều người cùng
gây thiệt hại…………………...……………………………………………13


1.2.4.5. Nguyên tắc trách nhiệm bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại do cố
ý hay vô ý…...……………………………………………………………...13
1.2.4.6. Nguyên tắc trách nhiệm bồi thường trong trường hợp có đơn xin tự
nguyện bồi thường thiệt hại…………………………………………………..14
1.2.5. Trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài
sản Nhà nước - một loại trách nhiệm pháp lý đặc thù…………………………...14
1.2.6. Ý nghĩa của việc xác lập chế định trách nhiệm bồi thường vật chất của cán
bộ, công chức…………………………………………………………….....15
1.3. Sơ lƣợc và quá trình hình thành và phát triển của chế định trách nhiệm bồi
thƣờng vật chất của cán bộ công chức……………………………………....16

CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG VẬT CHẤT CỦA CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC KHI GÂY THIỆT HẠI TÀI SẢN CỦA NHÀ NƢỚC…...19
2.1. Phạm vi trách nhiệm bồi thuờng vật chất của cán bộ, công chức………...19
2.2. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thuờng vật chất đối với cán bộ, công
chức……………………………………………………………………….20
2.3. Quy định về mức và phƣơng thức bồi thƣờng…………………………..21
2.3.1. Quy định chung……………………..……………………………..21
2.3.2. Mốt số loại trách nhiệm bồi thường vật chất cụ thể……………………22
2.3.2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật khi thi hành
công
vụ…..………………………………………………………….….…...22
2.3.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại các chi phí đào tạo, bồi dưỡng trong
trường hợp cán bộ, công chức tự ý bỏ việc……………………….……………25
2.3.2.3. Trách nhiêm bồi thường thiệt hại do thực hiện các quyết định hành

chính hợp pháp……………………………………………………………...26
2.4. Thủ tục áp dụng trách nhiệm bồi thƣờng vật chất……………...………27
2.4.1. Chuẩn bị xử lý…………………………………..…………………28
2.4.2. Xem xét ở hội đồng…………………………………………………29
2.4.3. Ra quyết định bồi thường………………………..………………….30
2.4.4. Khiếu kiện và giải quyết quyết định bồi thường……………………..…31
2.4.4. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền, tài sản bồi thường……………..……31


CHƢƠNG 3.

THỰC TRẠNG - HƢỚNG ĐỀ XUẤT HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT CỦA
CÁN BÔ, CÔNG CHỨC KHI GÂY THIỆT HẠI TÀI SẢN CỦA
NHÀ
NƢỚC…………………………...…………………………………………
33
3.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng vật chất của cán bộ, công
chức khi gây thiệt hại tài sản Nhà nƣớc.................................…………….….33
3.2. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng vật chất của cán
bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản Nhà nƣớc……………………...……..36
3.3. Quan điểm và một số hƣớng đề xuất hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm
bồi thƣờng vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản Nhà nƣớc…42
3.3.1. Quan điểm………………………………………………………...42
3.3.2. Một số hướng đề xuất hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường vật
chất của cán bộ, công chức………………………………….………………43

KẾT LUẬN…………………………………………..…………………48



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà nước là chủ thể duy nhất trong xã hội bạn hành pháp luật. Nhà nước với tư
cách là một chủ thể công quyền trong xã hội, được hình thành từ nhân dân và thực
hiện quyền đều hành, quản lý xã hội trong đó có những nhiệm vụ bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi những quyền và lợi ích hợp pháp này bị xâm
phạm. Tuy nhiên, Nhà nước không chỉ bảo vệ cá nhân, tổ chức khi các quyền và lợi
ích hợp pháp này bị xâm phạm mà còn bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình khi bị
xâm phạm. Trong việc quản lý, trong khi thi hành công vụ của người thi hành công vụ,
của cán bộ, công chức đã xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, làm thiệt hại, mất mát
tài sản của Nhà nước. Đây là một vấn đề đang được sự quan tâm nhằm bảo vệ tài sản
của Nhà nước trong trường hợp cán bộ, công chức gây ra. Để giải quyết cho vấn đề
này Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật trong việc bảo vệ, sử
dụng tài sản của Nhà nước và trách nhiệm của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại đến
tài sản của Nhà nước. Tuy nhiên, những văn bản này không đạt được hiệu quả cao
cũng như có những hành vi trốn tránh trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc
bồi thường thiệt hại.
Tài sản của Nhà nước là công cụ, phương tiện quan trọng góp phần thực thi
nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Do vậy, việc nâng cao công tác quản lý tài sản công
là một yêu cầu từ thực tiễn quản lý. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải nâng cao ý
thức trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản công được quy định tại Quy chế
chi tiêu nội bộ.
Thực tế trong thời gian qua, việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước nhất là hiệu
quả sử dụng luôn là vấn đề được Quốc hội, Chính phủ hết sức quan tâm. Tình trạng
cán bộ, công chức, cơ quan được được giao quản lý sử dụng tài sản Nhà nước một
cách lãng phí, sử dụng không đúng mục đích, sai quy định, làm thất thoát tài sản Nhà
nước, có những hành vi vi phạm pháp luật làm mất mát, hư hỏng làm thiệt hại đến tài
sản của Nhà nước. Hành vi vi phạm của cán bộ, công chức thì xảy ra thường xuyên mà
pháp luật quy định xử lý còn nhiều bất cấp, còn nhiều lỗ hỏng vì thế đây là một gánh

nặng cho ngân sách Nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật về
xử lý trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản
của Nhà nước cũng như công tác bảo vệ tài sản Nhà nước một cách hiệu quả. Với ý
nghĩa đó, người viết lựa chọn đề tài: “ Quy định trách nhiệm bồi thường vật chất của
cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước”.
2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các vấn đề chung về trách nhiệm bồi
thường vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước từ đó đi
sâu phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường vật chất
của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước. Việc nghiên cứu đề tài
cũng hướng đến việc tìm hiểu thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường vật chất
của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước nhằm tìm ra những bất
hợp lý trong quy định hiện nay hướng đến hoàn thiện quy định này trong tương lai. Vì
vậy mục đích chung của đề tài là hướng đưa ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả,
phù hợp với chính sách của Nhà nước, đường lối của Đảng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích các quy định của pháp luật về trách nhiệm
bồi thường vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước. Cụ
thể: các nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thuờng vật chất đối với cán bộ, công chức
khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước; Ý nghĩa của việc xác lập chế định trách nhiệm
bồi thường vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước;
phạm vi, căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thuờng vật chất đối với cán bộ, công
chức khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước; Quy định về mức và phương thức bồi
thường…
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã sử dụng các phương pháp so
sánh, phân tích luật, tổng hợp để làm rõ nội dung của đề tài cũng như những vấn đề
còn bất cập trong thực tế quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm bồi thường vật

chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luật, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề về cán bộ, công chức và trách nhiệm bồi thường vật
chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước.
Chương 2: Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường vật chất của cán
bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước.
Chương 3: Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi
thường vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước


CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG VẬT CHẤT CỦA CÁN BỘ
CÔNG CHỨC KHI GÂY THIỆT HẠI TÀI SẢN CỦA NHÀ
NƢỚC
1.1. Những vấn đề chung về cán bộ, công chức
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công vụ, công chức,
thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong khoa học hành
chính, theo các cách tiếp cận khác nhau, người ta đã đưa ra những cách giải thích khác
nhau về các thuật ngữ “cán bộ”, “công chức”. Thuật ngữ “cán bộ” được sử dụng khá
lâu tại các nước xã hội chủ nghĩa và bao hàm trong phạm vi rộng những người làm
việc thuộc khu vực nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội. Do đó,
nhiều khi thuật ngữ “cán bộ” được sử dụng tương đối thoải mái và gắn liền trong một
cụm từ “cán bộ, công chức, viên chức”.
Thuật ngữ “cán bộ”, “công chức” thường được hiểu một cách khái quát là
những người được nhà nước tuyển dụng, bầu hoặc bổ nhiệm nhận một công vụ hoặc
một nhiệm vụ nhất định, do nhà nước trả lương và có nghĩa vụ, bổn phận phục vụ nhân
dân, phục vụ nhà nước theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phạm vi rộng hẹp
khi xác định đối tượng là công chức hoặc là viên chức lại không giống nhau đối với

các quốc gia khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc vào thể chế chính trị, cách thức
tổ chức bộ máy nhà nước và ảnh hưởng của lịch sử, văn hóa mỗi quốc gia.
Pháp luật của nước ta trong mỗi thời điểm, hoàn cảnh xuất phát từ quan niệm
công vụ khác nhau nên có quan niệm khác nhau về đội ngũ những người thực thi công
vụ. Trong pháp luật nước ta hiện nay đồng thời tồn tại ba khái niệm “cán bộ”, “công
chức” và “viên chức”. Các “cán bộ”, “công chức” và “viên chức” mà pháp luật nói
chung và các văn bản luật hành chính nói riêng điều chỉnh, không chỉ làm việc trong
bộ máy , Nhà nước mà cả trong các cơ quan, tổ chức chính trị - Đảng, các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nhiệp. Thực trạng này là một nét đặc thù xuất
phát từ đặc thù của hệ thống chính trị nước ta hiện nay.
Vấn đề xác định cán bộ, công chức là một vấn đề quan trọng, là một yếu tố cơ
bản của quản lý Nhà nước. Cơ quan Nhà nước không thể hình thành và hoạt động nếu
không có cán bộ, công chức Nhà nước. Thật vậy, tất cả những hoạt động quản lý để
đảm bảo trật tự xã hội sẽ mất đi nếu thiếu đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, cán bộ,
công chức là những người quyết định mọi vấn đề trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy Nhà nước.


Như vậy, cán bộ, công chức Nhà nước là người đóng vai trò to lớn trong hoạt
động quản lý của Nhà Nước. Thông qua hoạt động của mình, họ đảm bảo sự lãnh đạo
của quá trình sản xuất, xác định hướng phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất,
thực hiện các biện pháp tổ chức… Cán bộ, công chức Nhà nước là lực lượng nồng cốt
quyết định mọi vấn đề của đất nước.
Cán bộ, công chức Nhà nước là những người làm việc trong các cơ quan Nhà
nước hoặc các tổ chức xã hội do tuyển dụng, bầu hoặc bổ nhiệm. Cán bộ, công chức
được trao những quyền hạn tương ứng với một chức vụ nhất định hoặc thực hiện công
việc theo sự ủy nhiệm của Nhà nước để thực hiện trực tiếp nhiệm vụ và chức năng
Nhà nước, trong danh sách biên chế, được trả lương và các chế độ phụ cấp khác từ
ngân sách Nhà nước.1
1.1.2. Đặc điểm cán bộ, công chức

Một người có thể trở thành cán bộ,công chức Nhà nước khi tham gia vào quan
hệ lao động với Nhà nước, mối quan hệ cán bộ, công chức – Nhà nước gắn liền với các
đặc điểm sau:
1.1.2.1. Là công dân Việt Nam
Theo Hiến pháp 1992 sửa đổi 2013 và các văn bản pháp luật về quốc tịch thì
“Công dân Việt nam là người có quốc tich Việt nam”. Đây là điều kiện cần để xác
định tư cách pháp lý để có thể trở thành cán bộ, công chức. Tuy nhiên, muốn thực sự
trở thành cán bộ, công chức, công dân còn phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định
tương ứng với tiêu chuẩn đòi hỏi của các cơ quan tổ chức và có quyết định tuyển dụng,
bổ nhiệm, công nhận bầu cử tương ứng.
Không riêng gì cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính mà ngay cả những
cán bộ công chức hoạt động chuyên trách thường xuyên trong các tổ chức chính trị,
chính trị xã hội, điều kiện tham gia đòi hỏi phải là công dân Việt nam.
1.1.2.2. Được hình thành trên cơ sở quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm
được giao nhiệm vụ hay dựa trên quyết định công nhận kết quả bầu cử
Cán bộ, công chức ở các vị trí khác nhau, quyết định chính thức công nhận tư cách cán
bộ, công chức là khác nhau.
 Đối với các ứng cử viên đắc cử chuyên trách vào cơ quan quyền lực, tổ chức chính
trị, chính trị - xã hội và có quyết định chuẩn y của cấp trên, tư cách cán bộ, công
chức xác định khi có quyết định bầu cử hoặc quyết định chuẩn y của cấp trên.
 Đối với các nhân viên tập sự của các cơ quan Nhà nước, cơ quan trực thuộc cơ
quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tư cách cán bộ, công chức
xác định khi có quyết định tuyển dụng sau khi đậu vào kỳ thi biên chế.
1

Phan Trung Hiền, Giáo trình hành chính Việt Nam – Phần 1 Những vấn đề chung của luật hành chính, Nxb
Trường Đại học Cần thơ, Cần thơ, 2009, tr 113.


 Đối với các chức danh cần phải có quyết định bổ nhiệm từ cơ quan Nhà nước, các

tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, thì tư cách cán bộ, công chức xác định từ khi có
quyết định bổ nhiệm đó.
1.1.2.3. Cán bộ, công chức trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách Nhà
nước
Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt “cán bộ, công chức” với những đối tượng
khác. Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu cần chứ chưa đủ để được coi là cán bộ, công
chức, nếu được coi là cán bộ công chức thì phải đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu của cán
bộ, công chức
1.1.2.4. Cán bộ, công chức Nhà nước được giao cho những quyền hạn nhất định
Những quyền hạn đó là phương tiện đảm bảo cho cán bộ, công chức Nhà nước
hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đồng thời, họ cũng phải gánh vác những nghĩa vụ
nhất định đối với Nhà nước, với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội. Thẩm quyền
của cán bộ, công chức là quyền hạn và trách nhiệm nằm trong giới hạn phạm vi của
công vụ tương ứng. Nói đến hoạt động công vụ là nói đến trách nhiệm của cán bộ,
công chức trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụ người
dân và xã hội. Về mặt pháp lý, trách nhiệm của cán bộ, công chức thường được xem
xét trong mối quan hệ thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ. Do đó, hoạt động công vụ
thể hiện trách nhiệm của cán bộ, công chức nhân danh quyền lực công thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật. Với ý nghĩa quan trọng như vậy,
bất kỳ Nhà nước nào cũng phải xây dựng một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả và nhấn
mạnh đến trách nhiệm công vụ. Nền công vụ của mỗi quốc gia luôn phải tương thích
với thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước hiện hành. Các quốc gia có thể chế
chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước khác nhau thì quan niệm về hoạt động công vụ
cũng có những điểm khác nhau. Tuy nhiên, xét đến cùng thì bản chất và mục tiêu cuối
cùng của hoạt động công vụ đều giống nhau. Công vụ là lao động đặc thù của cán bộ,
công chức trong bộ máy nhà nước, nhân danh quyền lực công để thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước, thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và phục vụ nhân
dân. Ở Việt Nam, do đặc thù riêng, các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và tổ
chức chính trị -xã hội là một hệ thống chính trị thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Giữa các cơ quan, tổ chức này luôn có sự liên thông trong sử

dụng nguồn nhân lực. Do đó, hoạt động công vụ không chỉ thuần tuý là hoạt động của
cán bộ công chức nhân danh quyền lực công, mà còn được hiểu là các hoạt động trong
phạm vi rộng hơn.Theo đó, hoạt động công vụ được hiểu là việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ
chức chính trị -xã hội và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công
lập.


1.1.3. Xác định đối tượng là cán bộ, công chức
1.1.3.1. Xác định đối tượng là cán bộ
Khắc phục nhược điểm của pháp luật về cán bộ, công chức trước năm 2008 là
chưa đưa ra định nghĩa khái niệm “cán bộ”. Luật cán bộ, công chức 2008 đã đưa ra
định nghĩa khái niệm “ cán bộ ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện” tại khoản 1 Điều
4, theo đó:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung
là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Từ định nghĩa này, “cán bộ ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện” có các dấu hiệu
sau:
 Là công dân Việt nam
 Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
 Làm việc trong các cơ quan Nhà nước
 Trong biên chế và hưởng lương tư ngân sách Nhà nước
Theo nghĩa này, cán bộ trong bộ máy hành chính bao gồm: Thủ tướng Chính phủ,
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Uy ban nhân dâ
cấp tỉnh và cấp huyện. Trong các chức danh trên thì chỉ có Thủ tướng là được bầu, còn
Chủ tịch Ủy ban nhân dân là được bầu và phê chuẩn, còn các chức danh như các Phó
Thủ tướng và Bộ trưởng là được phê chuẩn và bổ nhiệm. Các Phó Chủ tịch và Ủy viên

Ủy ban nhân dân trong pháp luật là được bầu, nhưng thực chất là được phê chuẩn theo
sự giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, sau đó còn được phê chuẩn bởi Chủ tịch
ủy ban nhân dân cấp trên hoặc Thủ tướng.2
Khái niệm “cán bộ, công chức cấp xã” lần đầu tiên được được bằng quy định tại
điểm g và h khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán
bộ, công chức năm 2003 và được quy định cụ thể bằng Nghị định số 14/2003/NĐ-CP
ngày 10-10-2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức cấp xã và Nghị định số
121/2003/NĐ-CP ngày 21-10-2003 vê chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức
cấp xã.
Còn khái niệm “cán bộ cấp xã” được định nghĩa riêng tại khoản 3 Điều 4 Luật
cán bộ, công chức 2008 như sau:

2

.Xem Điều 17, 49 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003.


Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã
hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ cấp xã chỉ có hai dấu hiệu cơ bản: là công dân Việt nam và được bầu cử
giữ chức vụ theo nhiệm kỳ, không có dấu hiệu trong biên chế Nhà nước và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước như cán bộ nói ở khoản 1 Điều 4.
Khoản 2 Điều 61 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định các chức vụ công chức
cấp xã gồm:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt
động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Như vậy, trong số 11 chức danh cán bộ cấp xã thì chỉ có 4 chức danh tại điểm
b, c là cán bộ Nhà nước còn lại là cán bộ trong cơ quan chính trị, chính trị - xã hội. Số
lượng cán bộ, công chức cấp xã do Chính phủ quy định cụ thể ( khoản 5 Điều 61 Luật
cán bộ, công chức năm 2008). Theo khoản 3 Điều 4, khái niệm “cán bộ cấp xã” bao
gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.3
1.1.3.2. Xác định đối tượng là công chức
Cũng như về khái niệm cán bộ, Pháp lệnh cán bộ, công chức không có định
nghĩa “công chức”. Nay thì định nghĩa “công chức”’ đã được đưa vào Luật cán bộ,
công chức năm 2008, cụ thể tại khoản 2 Điều 4:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
3

. Xem khoản 3 Điều 61 Luật cán bộ, công chức năm 2008


của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung
là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì

lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật.
Theo định nghĩa này, “công chức” có các dấu hiệu sau:
 Là công dân Việt Nam
 Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
 Công việc có tính chuyên nghiệp và thường xuyên
 Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị
- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân và Công an nhân dân và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập
 Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định số 06/2010/NĐ – CP ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Chính
Phủ quy định những người là công chức được ban hành trên cơ sở Luật cán bộ, công
chức 2008, quy định công chức làm việc ở các cơ quan sau đây:4
1) Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam
2) Công chức trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà
nước
3) Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ thành lập
4) Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện
5) Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân
6) Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân
7) Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội
8) Công chức trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân
9) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
Điểm mới của Luật cán bô, công chức 2008 là theo Điều 4 chính Thẩm phán,
Kiểm sát viên là công chức chứ không như theo Pháp lệnh cán bộ, công chức thì chỉ có
công chức thuộc bộ máy giúp việc cho Tòa án nhân dân, Kiểm sát nhân dân, còn Thẩm

phán, Kiểm sát viên là cán bộ. Gọi là công chức thì đúng hơn vì họ được bổ nhiệm và
có cả các dấu hiệu của cán bộ. Do vậy, theo Điều 7 và Điều 8 Nghị định 06/2010/NĐ4

. Xem Điều 3,4,5,6,7,8,9,10,11 Nghị định số 06/2010/NĐ – CP ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Chính Phủ quy
định những người là công chức


CP thì chỉ trừ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân đều là công chức.5
Công chức cấp xã được định nghĩa riêng tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ công
chức 2008:
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước.
Theo khoản 3 Điều 61 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định công chức
cấp xã có những chức danh sau:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng - thống kê;
d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa
chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính - kế toán;
e) Tư pháp - hộ tịch;
g) Văn hóa - xã hội.
Những chức danh công chức cấp xã nêu trên bao gồm cả công chức được luân
chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.6
1.2. Khái niệm tài sản Nhà nƣớc và trách nhiệm bồi thuờng vật chất của cán
bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản Nhà nƣớc
1.2.1. Khái niệm tài sản Nhà nước
Điều 53 Hiến pháp 1992 sửa đổi 2013 quy định: “ Đất đai, tài nguyên nước, tài

nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và
các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Điều 200 Bộ Luật dân sự 2005 quy định: “Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước
bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi,
sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm
lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công
trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại
giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định”.
Khoản 3 Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005 quy định: “Tài
sản nhà nước là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân
5

. Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013,

241.
6

. Khoản 4 Điều 51 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

tr


sách nhà nước, thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm nhà, công trình công
cộng, công trình kiến trúc và tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước; tài sản từ nguồn
viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà
nước”.
Qua các quy định trên cho thấy, tài sản Nhà nước rất đa dạng, phong phú được
phân bố trên phạm vi cả nước, được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Vì vậy,
việc quản lý cũng gặp nhiều khó khăn, sử dụng vào không đúng mục đích gây lãng

phí, cũng có những trường hợp sử dụng tài sản của Nhà nước để làm trái với pháp luật
gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. Hiện nay, có 4 hình thức xử lý vi phạm trong
lĩnh vực quản tài sản của Nhà nước, đó là: Xử lý hành chính; Xử lý hình sự; Xử lý kỷ
luật và truy cứu trách nhiệm vật chất. Nhưng trong bài viết này người viết chỉ trình bày
hình thức truy cứu trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản
của Nhà nước.
1.2.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thuờng vật chất của cán bộ, công chức
Trách nhiệm vật chất là lĩnh vực điều chỉnh đặc thù của luật dân sự. Do vậy,
quy định và áp dụng trách nhiệm vật chất không phải là chức năng đặc thù của luật
hành chính. Nhưng luật hành chính cũng điều chỉnh quan hệ trách nhiệm vật chất. Tuy
nhiên, trách nhiệm vật chất do luật hành chính điều chỉnh cũng có những quan niệm
rộng, hẹp khác nhau.
Theo nghĩa hẹp, khái niệm “trách nhiệm vật chất” trong luật hành chính chỉ là
dạng trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trước Nhà nước.
Từ lúc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay pháp luật chỉ quy định
một chiều – chiều mọi công dân, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và tổ chức
Nhà nước chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
Nhưng khái niệm “trách nhiệm vật chất” trong luật hành chính cần hiểu cả theo
nghĩa rộng, bao gồm không chỉ trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức, viên chức
như nói trên, mà còn cả trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động hành
chính và tố tụng hành chính. Bởi vì, “trách nhiệm bồi thường” thực ra cũng là “trách
nhiệm vật chất” xét theo đúng nghĩa của từ và bản chất của dạng trách nhiệm này.
Nhưng trong bài viết này chỉ nêu ra vấn đề “ trách nhiệm bồi thường của cán bộ, công
chức”.
Pháp lệnh cán bộ, công chức và các quy định của luật hành chính hiện hành quy
định cán bộ, công chức chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho Nhà nước
do những quy phạm pháp luật trong quá trình thực hiện công vụ gây ra cho Nhà nước.
Theo đó, Điều 39 Pháp lệnh cán bộ, công chức đã quy định: “Cán bộ, công chức làm
mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà
nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”, cụ thể hóa Pháp lệnh cán bộ,



công chức, Điều 2 Nghi định số 118/2006/NĐ – CP giải thích khái niệm trách nhiệm
vật chất: “Trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức'': là trách nhiệm bồi thường
bằng tiền của cán bộ, công chức cho cơ quan, tổ chức, đơn vị bị thiệt hại về tài sản do
cán bộ, công chức đó làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra”. Nhưng khái niệm này cũng
không khác gì so với quy định theo Khoản 4 Điều 39 của Pháp lệnh cán bộ, công chức.
Còn theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì hầu như không nhắc tới trách
nhiệm bồi thường của cán bộ, công chức, trừ một vấn đề nhỏ là trường hợp công chức
xin thôi việc theo nguyện vọng tuy chưc được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền
đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và còn phải bồi thường
chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.7 Quy định này chi áp dụng đối
với công chức, còn cán bộ thì không.
1.2.3. Đặc điểm trách nhiệm bồi thuờng vật chất của cán bộ, công chức
Trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức Nhà nước theo pháp luật hiện hành,
xuất phát từ bảm chất của quan hệ công vụ và hoạt động nghề nghiệp, có đặc điểm:
 Cơ sở pháp sinh trách nhiệm là có thiệt hại gây cho Nhà nước ( trực tiếp hay gián
tiếp) do hành vi trái pháp luật, có lỗi.
 Chủ thể của quan hệ trách nhiệm là cán bô, công chức nhà nước
 Đối tượng được “bồi thường” thiệt hại về tài sản là Nhà nước.
 Trách nhiệm này không được áp dụng độc lập, mà thường đi kèm theo trách nhiệm
kỷ luật theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 118/2006/NĐ – CP. Tuy nhiên, nó có thể
còn đi kèm theo cả trách nhiệm vật chất hành chính.
 Giữa cơ quan Nhà nước có thểm quyền truy cứu trách nhiệm vật chất và cán bộ,
công chức nhà nước bị truy cứu có quan hệ trực thuộc.
 Khác với trách nhiệm dân sự: mức bồi thường của trách nhiệm có thể là bồi
thường một phần hoặc bồi thường toàn bộ; khác cả về thủ tục giải quyết bồi
thường, phương thức bồi thường và đối tượng bồi thường.
1.2.4. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thuờng vật chất đối với cán bộ, công chức
1.2.4.1. Nguyên tắc miễn trách nhiệm

Điều 77 Luật cán bộ,công chức năm 2008 là điều mới quy định nguyên tắc này.
Theo đó, cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm trong hai trường hợp:
(1) Phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra
quyết định trước khi chấp hành.
Có lẽ cần quy định trường hợp này cụ thể, Vì xét cho cùng theo khoản 5 Điều 9
Luật cán bộ, công chức thì lỗi là của người ra quyết định. Vì thế, phải quy định rõ
trong trường hợp này người ra quyết định trái pháp luật phải có trách nhiệm bồi

7

. Xem Khoản 2 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức năm 2008


thường chứ không phải công chức thừa hành. Ngoài ra, quy định tại khoản 5 Điều 9
Luật cán bộ, công chức cũng cần hoàn chỉnh thêm để tránh khiếu kiện
(2) Do bất khả kháng theo quy định của pháp luật
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết
và khả năng cho phép”.8 Trong trường hợp này thì cán bộ, công chức không phải chịu
trách nhiệm. Nhưng cần làm rõ quy định nội dung “bất khả kháng”, các trường hợp
bất khả kháng phổ biến nên quy định là tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ.
1.2.4.2. Nguyên tắc khách quan, công khai, công bằng
Đây là nguyên tắc chung, cơ bản về truy cứu trách nhiệm vật chất của cán bộ,
công chức. Nguyên tắc này đòi hỏi khi truy cứu trách nhiệm vật chất, cũng như khi
quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, cơ quan người có thẩm quyền
phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế
gây ra. Việc thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm vật chất theo quy định tại Điều 9
Nghị định số 118/2006/NĐ – CP cũng thể hiện nguyên tắc này, nhưng còn thể hiện cả
nguyên tắc dân chủ.
1.2.4.3. Nguyên tắc về mức và phương thức bồi thường

Để thực hiện nguyên tắc này cần xác định giá trị tài sản bị thiệt hại: Giá trị tài
sản bị thiệt hại được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản (tính theo giá thị
trường tại thời điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại), trừ đi giá trị còn lại của tài sản
(nếu có) tại thời điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại.9
Nếu cán bộ, công chức không đủ khả năng bồi thường một lần sẽ bị trừ 20% tiền
lương hàng tháng cho đến khi bồi thường .10
Trong trường hợp cán bộ, công chức gây thiệt hại thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu
hay thôi việc thì phải hoàn thành việc bồi thường trước khi thuyên chuyển, nghỉ hưu hay
thôi việc; nếu không đủ khả năng bồi thường thì cơ quan quản lý cán bộ, công chức có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan mới hoặc chính quyền địa phương nơi cán bộ, công chức nơi
cư trú tiếp tục thu tiền bồi thường cho đến khi thu đủ.
Nếu cơ quan của cán bộ, công chức gây thiệt hại bị giải thể, sáp nhập thì cơ quan kế
thừa cơ quan giải thể, sáp nhập có trách nhiệm tiếp tục thu tiền cho đến khi thu đủ.
1.2.4.4. Nguyên tắc trách nhiệm bồi thường trong trường hợp nhiều người cùng
gây thiệt hại.
8

. Khoản 1 Điều 161 Bộ Luật dân sự 2005
. Điều 8 Nghị định 118/2006/NĐ- CP Ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm
vật chất của cán bô, công chức.
10
. Khoản 3 Điều 3 Nghị định 118/2006/NĐ- CP Ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý
trách nhiệm vật chất của cán bô, công chức.
9


Trường hợp có nhiều cán bộ, công chức cùng làm mất mát, hư hỏng hoặc gây
thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì họ đều phải liên đới chịu trách
nhiệm vật chất trên cơ sở mức độ thiệt hại tài sản thực tế và mức độ lỗi của mỗi
người.11

1.2.4.5. Nguyên tắc trách nhiệm bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại do cố ý
hay vô ý.
Tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi cố ý của cán bộ, công chức thì cán
bộ, công chức gây mất mát, hư hỏng, thiệt hại tài sản phải bồi thường toàn bộ giá trị
thiệt hại gây ra. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi vô ý của cán bộ, công
chức thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể cơ quan, người có thẩm quyền quyết định
mức và phương thức bồi thường.12
Trong nguyên tắc này luật quy định chưa được rõ ràng, nếu trong trường hợp
cán bộ, công chức gay thiệt hại do lỗi vô ý mà cán bộ không bồi thường tòan bộ, vậy ai
sẽ chịu phần thiệt hại còn lại? Cơ quan quản lý cán bộ, công chức có chịu trách nhiệm
bồi thường phần thiệt hại còn lại hay không ? hay Nhà nước chịu phần thất thoát đó.
Cần phải quy định cụ thể trong trường hợp này để tài sản Nhà nước không phải tổn
thất.
1.2.4.6. Nguyên tắc trách nhiệm bồi thường trong trường hợp có đơn xin tự nguyện
bồi thường thiệt hại.
Trường hợp cán bộ, công chức ngay sau khi gây ra thiệt hại có đơn xin tự nguyện
bồi thường thiệt hại và được cơ quan, người có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản về
mức, phương thức và thời hạn bồi thường thì không phải thành lập Hội đồng xử lý trách
nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức (sau đây gọi tắt là Hội đồng) theo quy định tại
Điều 9 Nghị định số 118/2006/NĐ- CP Ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ
quy định xử lý trách nhiệm vật chất của cán bô, công chức.13
1.2.5. Trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức- một loại trách
nhiệm pháp lý đặc thù
Trách nhiệm bồi thường vật chất là những hậu quả pháp lý bất lợi mà cán bộ,
công chức phải gánh chịu theo quy định của pháp luật khi gây thiệt hại tài sản cho Nhà
nước hoặc gây thiệt hại cho người khác.

11

. Khoản 4 Điều 3 Nghị định 118/2006/NĐ- CP Ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý

trách nhiệm vật chất của cán bô, công chức.
12
. Khoản 5 Điều 3 Nghị định 118/2006/NĐ- CP Ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý
trách nhiệm vật chất của cán bô, công chức.
13
. Khoản 6 Điều 3 Nghị định 118/2006/NĐ- CP Ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý
trách nhiệm vật chất của cán bô, công chức.


Xuất phát từ quy định Hiến pháp “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật”.
Trong Điều 39 Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định:
“Cán bộ, công chức làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây

thiệt hại tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Nhưng đến Luật cán bộ, công chức được ban hành thì không nói đến trách
nhiệm vật chất của cán bộ, công chức trừ một khoản nhỏ tại khoản 4 Điều 49 Luật cán
bộ, công chức quy định: “Công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin
thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.” Đây là
một thiếu sót của Luật.
Từ những quy định trên, có thể hiểu trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức là
một loại trách nhiệm pháp lý nhưng chi xuất hiện trong lĩnh vực hoạt động công vụ
hay quản lý của cán bộ, công chức:
 Chỉ áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành
vi đó.
 Là hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp
dụng.
 Luôn mang đến hậu quả pháp lý bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, vì là loại trách nhiệm pháp lý đặc thù nên trách nhiệm bồi thường

vật chất của cán bộ, công chức còn mang đặc điểm riêng sau đây:
 Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức là làm mất
mát, hư hỏng, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước.
 Trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức là trách nhiệm tài sản. Mục
đích của trách nhiệm này nhằm bù đắp cho Nhà nước những lợi ích vật chất.
 Hậu quả pháp lý bất lợi mà cán bộ, công chức phải gánh chịu là bồi thường cho
Nhà nước một khoản tiền nhất định.
Tóm lại, trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức theo nghĩa
khách quan là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh
giữa người vi phạm (cán bô, công chức) với bên bị vi phạm (Nhà nước) trong hoạt
động công vụ hay quản lý. Theo nghĩa chủ quan, trách nhiệm bồi thường vật chất là
hậu quả mang tính chất tài sản của bên vi phạm (cán bộ, công chức) nhằm khắc phục
hậu quả cho bên bị vi phạm (Nhà nước).
1.2.5. Ý nghĩa của việc truy cứu trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công
chức khi gây thiệt hại tài sản của Nhà nước


Những thiếu sót trong việc quản lý, bảo vệ tài sản làm thiệt hại, mất mát hư
hỏng tài sản của Nhà nước do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phải nghiêm khắc
kiểm điểm về phía chủ quan. Khuyết điểm chủ quan là:
 Việc giáo dục tu tưởng cho cán bộ, công chức chưa đầy đủ và thường xuyên, nên
tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ còn yếu.
 Các quy định về quản lý, bảo vệ tài sản của Nhà nước không được chấp hành
nghiêm chỉnh, công tác quản lý không chặt chẽ, việc kiểm tra đôn đốc thiếu thường
xuyên.
 Việc thưởng phạt không nghiêm minh, không kịp thời và còn phiến diện.
Thực tế đã chứng minh rằng phần lớn những thiệt hại tài sản xảy ra chủ yếu là
do thiếu trách nhiệm, không chấp hành đúng chế độ, không tôn trọng kỷ luật, nội quy
công tác và buông lỏng quản lý gây nên.
Việc thi hành chế độ trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức đối với tài sản

của Nhà nước không những là một nhiệm vụ chấp hành nguyên tắc, chế độ của Nhà
nước, mà còn là một trong những biện pháp quan trọng để sửa chữa, khắc phục những
thiếu sót trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước
Làm cho mọi người nhận thức được tinh thần cơ bản của chế độ trách nhiệm vật
chất là nhằm đề cao trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản Nhà nước. Mỗi người cần có
nhận thức sâu sắc và đầy đủ về trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, bảo vệ tài sản
của Nhà nước, coi đó là yêu cầu cơ bản của việc quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời làm cho mọi người thấy rõ chế độ trách nhiệm vật chất còn thể hiện đúng
đắn chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước để tin tưởng, an tâm, phấn khởi công
tác.
1.3. Sơ lƣợc và quá trình hình thành và phát triển của chế định trách nhiệm bồi
thƣờng vật chất của cán bộ công chức
Chế định trách nhiệm bồi thường vật chất đã được Nhà nước ta ghi nhận từ sau
khi thành lập nước. Điều này được thể hiện ngay từ Hiến pháp năm 1959, cụ thể tại
Điều 29 quy định: “Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà
nước có quyền được bồi thường”.
Điều 73 Hiến pháp năm 1980 khẳng định: “Mọi hành động xâm phạm quyền lợi
chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị
thiệt hại có quyền được bồi thường”.
Đến Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định, cụ thể tại Điều 12 quy định:
“Mọi hoạt động xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của tập thể
và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”. Và Điều 74 cũng quy định: “Mọi hành vi
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công


dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường về vật chất và phục hồi danh dự”.
Trên cơ sở nguyên tắc chung của Hiến pháp năm 1992 về việc bảo hộ quyền lợi
của tổ chức, cá nhân và trách nhiệm dân sự của người có hành vi gây thiệt hại, để xác
định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm này và khắc phục các tồn tại trước đây, BLDS năm

1995 đã quy định trách nhiệm bồi thường tại các Điều 623 và 624.
Cụ thể hoá quy định của BLDS, ngày 03/5/1997 Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 47/CP về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà
nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Nghị định số
47/1997/NĐ-CP). Nhưng Nghị định này chỉ nói đến trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước và trách nhiệm hoàn trả chứ không hề nói đến trách nhiệm vật chất của cán bộ,
công chức.
Đến ngày 01/05/1998 Pháp lệnh cán bộ, công chức có hiệu lực thì đây là đã đề
cập đến trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức, cụ thể tại khoản 4 Điều 39 quy
định:
“Bồi thường thiệt hại do công chức,viên chức nhà nước gây ra
Cơ quan nhà nước phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức của mình gây ra
trong khi thi hành công vụ.
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm yêu cầu công chức, viên chức phải hoàn trả khoản
tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật, nếu
công chức, viên chức có lỗi trong khi thi hành công vụ”.
Tiếp đó là Nghị định số 97/1998/NĐ – CP quy định về xử lý kỷ luật và trách
nhiệm vật chất của công chức nhà nước và Thông tư 05/1999/TT-TCCP Hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ
luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.
Đến ngày 01/01/ 2006 Bộ Luật dân sự 2005 có hiệu luật thì cũng nhắc đến trách
nhiệm bồi cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán
bộ, công chức gây ra và cán bộ, công chức có trách nhiệm hoàn trả chứ không nói đến
trách nhiệm cán bộ, công chức phải bồi thường tài sản của Nhà nước khi gây thiệt hại.
Ngày 10/10/2006 Nghị định số 118/2006/NĐ – CP quy định về xử lý trách
nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức thay thế Chương III Nghị định số
97/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách
nhiệm vật chất đối với công chức và Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT - BNV –
BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2006
của Chính phủ về việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức. Đây là

văn bản tuy chưa nói là quy định đầy đủ nhưng đã quy định cụ thể hơn về trách nhiệm
vật chất của cán bộ, công chức. Năm 2010 Luật Cán bộ, công chức 2008 đây là văn


bản mới hiện hành quy đinh về cán bộ, công chức nhưng luật này đã bỏ qua quy định
trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức đây là một thiếu sót của luật.
Các văn bản trên còn quy định khá chung chung nên trong thực tế hầu có rất ít
cán bộ, công chức phải bồi thường, chịu trách nhiệm vật chất khi làm sai, vi phạm…
Cụ thể các văn bản chỉ đề cập đối với mức bồi thường, hoàn trả, thủ tục… chưa đề cập
đến cách xác định thiệt hại như thế nào, chủ yếu vẫn là dựa vào quy định của pháp luật
dân sự.
Thực tế thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra cho Nhà nước hết sức đa dạng và
phức tạp, diễn ra dạng này hay dạng khác, hình thức này hay hình thức khác. Vì vậy,
cần phải có các quy định của pháp luật về xác định thiệt hại phải vừa có tính khái quát
cao, vừa có tính cụ thể để vận dụng một cách thống nhất và hiệu quả.


CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG VẬT CHẤT CỦA CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC
2.1. Phạm vi trách nhiệm bồi thuờng vật chất của cán bộ, công chức
Trách nhiệm bồi thường vật chất là trách nhiệm đặt thù của cán bộ, công chức,
do cơ quan chủ quản áp dụng đối với người vi phạm. Quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của cán bộ, công chức có nội dung: “xử lý cán bộ, công chức có
hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị
hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhưng chưa đến mức phải
truy cứu trách nhiệm hình sự”.14
Phạm vi thi hành của chế độ trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức được
áp dụng để giải quyết những vụ thiệt hại tài sải sản của Nhà nước do công nhân cán
bộ, công chức gây ra trong quá trình sản xuất, công tác.

Quá trình sản xuất, công tác của cán bộ, công chức hay hoạt động công vụ là
một hoạt động quan trọng là một loại lao động đặc thù để thực hiện nhiệm vụ quản lý
Nhà nước, để thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống và để quản lý, sử dụng có
hiệu quả ngân sách Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam
và Nhà nước giao.
Công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực và pháp lý, do đội ngũ công
chức, sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong việc quản lý toàn diện các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và
xã hội của một quốc gia..
Có thể thấy hoạt động của cán bộ, công chức thi hành công vụ tác động toàn
diện đến kinh tế - xã hội của đất nước, đến đời sống vật chất và tinh thần của người
dân. Trong tổng thể các tác động đó có tác động thúc đẩy sự phát triển đem lại lợi ích
cho đất nước, cho người dân nhưng cũng có những tác động gây ảnh hưởng quyền lợi
của người dân và thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. Như vậy, cần phải đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội- chính trị
của đất nước.
2.2. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thuờng vật chất đối với cán bộ,
công chức
Bất kỳ một trách nhiệm pháp lý nào thì việc xác định căn cứ phát sinh trách
nhiệm có ý nghĩa hết sức là rất quan trọng, đó là cơ sở phát sinh một trách nhiệm pháp

14

. Điều 1 Nghị định 118/2006/NĐ- CP Ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm
vật chất của cán bô, công chức


lý. Nhưng điều quan trọng này luật lại bỏ sót trong quy định trách nhiệm bồi thường
một trong những trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức. Những văn bản quy định
về trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức thì không có điều, khoản nào nêu lên

căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thuờng vật chất đối với cán bộ, công chức.
Nhưng ở đây, hiểu một cách chung nhất thì: “ căn cứ làm phát sinh trách nhiệm vật
chất của cán bộ, công chức là khi cán bộ, công chức gây thiệt hại về tài sản của cơ
quan, tổ chức, đơn vị do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách
nhiệm trong sản xuất, công tác gây ra”. Theo Nghị định số 118/2006/NĐ – CP quy
định thì : “Tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị' là trang bị, thiết bị, máy móc, phương
tiện, vật tư, nhà xưởng, trụ sở làm việc, tiền, giấy tờ có giá hoặc các tài sản khác dưới
dạng tiền tệ, tài chính, phần mềm, dữ liệu”15
Nói chung, căn cứ xác định trách nhiệm vật chất cũng là căn cứ xác định bồi
thường thiệt hại nói chung. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn đồng nhất mà trách
nhiệm vật chất có những đặc thù cơ bản sau đây:
Về hành vi vi phạm: Đó là hành vi vi phạm gây thiệt hại tài sản Nhà nước của
cán bộ, công chức gây ra.
Về vấn đề lỗi: Trách nhiệm vật chất có thể được áp dụng đối với các lỗi vô ý và
lỗi cố ý. Nhưng đương nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rằng, không phải trường hợp nào
người lao động gây thiệt hại với lỗi cố ý cũng áp dụng trách nhiệm vật chất mà phải
thỏa mãn những điều kiện nhất định mới được áp dụng.
Nhưng ở đây cần lưu ý rằng: “Những người làm việc theo chế độ Hợp đồng lao
động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội khi gây ra thiệt hại vật chất
không xử lý trách nhiệm vật chất theo quy định tại Nghị định số 118/2006/NĐ-CP mà
thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn”.16
Sự ra đời của chế định trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức là
để bảo vệ tài sản Nhà nước. Tuy nhiên, quy định căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt
hại, lại gây khó khăn cho việc xác định yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như vậy, luật cần
phải nêu ra những căn cứ cụ thể trong việc xác định trách nhiệm bồi thường vật chất
của cán bộ, công chức.

15


. Khoản 2 Điều 2 Nghị định 118/2006/NĐ- CP Ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý
trách nhiệm vật chất của cán bô, công chức
16

. Khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT – BNV – BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số
118/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ,
công chức


×