Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

thiên nhiên trong tập thơ nhật ký trong tù của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 120 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN


NGUYỄN NHƯ Ý
MSSV: 6116167

THIÊN NHIÊN TRONG TẬP THƠ
NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: TẠ ĐỨC TÚ

Cần Thơ, 2014


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

B - PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ KHÁI
QUÁT VỀ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ CA
1.1. Tác giả và tác phẩm
1.1.1. Tác giả Hồ Chí Minh
1.1.1.1. Cuộc đời Hồ Chí Minh
1.1.1.2. Sự nghiệp văn chương
1.1.1.3. Quan niệm sáng tác
1.1.2. Vài nét về tập thơ Nhật kí trong tù
1.1.2.1. Giới thiệu chung về tập thơ và hoàn cảnh sáng tác
1.1.2.2. Nội dung chính của tập thơ


1.1.2.2.1. Phản ánh bộ mặt xấu xa của chế độ nhà tù cũng như của xã hội Trung Quốc
thời Tưởng Giới Thạch.
1.1.2.2.2. Thể hiện tâm hồn phong phú cao đẹp của người tù vĩ đại.
1.2. Thiên nhiên và thiên nhiên trong thơ ca
1.2.1. Vấn đề thiên nhiên
1.2.2. Thiên nhiên trong thơ ca
1.2.2.1. Thiên nhiên trong thơ ca trung đại
1.2.2.1.1. Thiên nhiên trong thơ ca thời Lý
1.2.2.1.2. Thiên nhiên trong thơ ca thời Trần
1.2.2.1.3. Thiên nhiên trong thơ ca thế kỉ XV
1.2.2.1.4. Thiên nhiên trong thơ ca từ thế kỷ XVI đến nửa đầu XVIII
1.2.2.1.5. Thiên nhiên trong thơ ca từ nửa sau thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
1.2.2.2. Thiên nhiên trong thơ ca hiện đại

CHƯƠNG 2
HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN TRONG
NHẬT KÍ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH
2.1. Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ và thi vị

2.1.1. Thiên nhiên mag vẻ đẹp hùng vĩ.
2.1.1.1. Thiên nhiên hùng vĩ vào buổi sớm
2.1.1.2. Bức tranh non nước bao la dưới mắt người tù.


2.1.2. Thiên nhiên mang vẻ đẹp thi vị.
2.1.2.1. Thiên nhiên đẹp thơ mộng với trăng, hoa, sông, núi, chim muông.
2.1.2.2. Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp thi vị về cuộc sống.
2.2. Thiên nhiên thể hiện tâm trạng độc đáo.
2.2.1. Sự đối lập giữa con người và thiên nhiên.
2.2.2. Thiên nhiên cản trở bước đi của người tù.
2.2.3. Thiên nhiên khắc nghiệt trên những vùng đất mà Người đã đi qua.
2.3. Thiên nhiên thể hiện khát vọng vĩ đại.

CHƯƠNG 3
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THIÊN NHIÊN TRONG
NHẬT KÝ TRONG TÙ
3.1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
3.1.1. Bút pháp tả thực
3.1.2. Bút pháp tượng trưng
3.2. Thể thơ
3.3. Giọng điệu.
3.3.1. Giọng thơ trữ tình, tâm tình.
3.3.2. Giọng thơ trào phúng.

C – PHẦN KẾT LUẬN


A - MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là nguồn cảm xúc chưa bao giờ vơi cạn trong trái tim
của mỗi người con đất Việt. Từ lâu chúng ta đã biết đến Người qua câu ca:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Hồ Chí Minh là một con người có nhân cách vĩ đại, con người Bác có sự thống nhất
giữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa hoạt động và nhân cách chính trị với thái
độ rất giản dị, khiêm tốn, cần kiệm. Trong suốt hành trình trong cuộc đời của mình Người
đã bỏ công đi tìm hình của nước, của dân tộc Việt Nam đó không chỉ đơn thuần là trên
bản vẽ hình chữ S mà Người còn dày công vun đắp tình yêu thương dân tộc, yêu thương
con người, yêu hết thảy những gì trên mảnh đất quê hương. Và chính tấm lòng yêu nước
đó, Hồ Chí Minh không chỉ làm dày lên những trang lịch sử vẻ vang cho dân tộc mà
Người còn để lại một sự nghiệp văn chương có giá trị lớn lao.
Đối với Hồ Chí Minh sự nghiệp văn chương gắn liền với sự nghiệp cách mạng của
Người. Người không bao giờ thừa nhận mình là một nhà văn, một nhà thơ Lão phu
nguyên bất ái ngâm thi, ấy thế mà lại trở thành một nhà văn một nhà văn, nhà thơ lớn.
Sáng tác của Người ngoài nhằm mục đích đấu tranh chính trị, phục vụ cho sự nghiệp cách
mạng. Người còn dành một tình yêu cho thiên nhiên, cho tạo vật, cho thế giới tự nhiên
bằng trái tim yêu thương chân thành của mình dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt bị tù đày.
Nhật kí trong tù là một tập thơ tiêu biểu. Người đã dành cho thiên nhiên một vị trí khá
quan trong trong tâm hồn, và chắc hẳn nhờ thiên nhiên nên dù trong hoàn cảnh nào tâm
hồn của Người cũng lạc quan, yêu đời và luôn tin tưởng vào một tương lai tươi đẹp. Thơ
Hồ Chí Minh chứa chan nguồn cảm xúc không bao giờ cạn, cảm xúc ấy một phần Người
đã gửi gắm vào thiên nhiên với tấm lòng yêu thương chân thành và tha thiết.
Từ niềm ngưỡng mộ chân thành cũng như sự yêu quý giá trị thơ văn của Hồ Chí Minh,
cụ thể là thiên nhiên trong thơ Người, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài Thiên nhiên


trong tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Chọn đề tài này chúng tôi mong muốn
mang đến một số đóng góp cho vấn đề nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh. Đồng thời, đi
sâu vào vấn đề thiên nhiên trong tập thơ Nhật kí trong tù chúng tôi mong sẽ mang lại cái

nhìn sâu sắc và toàn vẹn hơn về tài năng cũng như tấm lòng yêu thiên nhiên sâu sắc và
những cảm xúc tình cảm mà Hồ Chí Minh muốn gửi gắm đằng sau bức tranh thiên nhiên
của mình dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt tù đày như thế.

2. Lịch sử vấn đề
Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là một áng thơ vô giá, thể hiện nhất quán tư tưởng
đấu tranh cho tự do của con người, là niềm mong mỏi giải phóng cho dân tộc, khát vọng
thiết tha giành độc lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân. Thể hiện cốt cách của một bậc
vĩ nhân vừa thanh cao vừa gần gũi với con người, thiên nhiên. Từ khi ra đời cho đến nay
Nhật ký trong tù luôn có sức cuốn hút, lan tỏa kỳ diệu đến đọc giả. Chính vì thế có rất
nhiều công trình nghiên cứu, những bài viết, những bài bình luận về tập thơ Nhật ký trong
tù của Hồ Chí Minh thể hiện được sự quan tâm cũng như tấm lòng trân trọng với những
giá trị tinh thần vô giá mà Người để lại. Mỗi bài nghiên cứu đều tiếp cận tập thơ ở mỗi
phương diện khác nhau về nội dung hay nghệ thuật.
Đối với đề tài Thiên nhiên trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, đã có
nhiều tác giả nghiên cứu và đề cập đến trong các công trình nghiên cứu, các bài viết, bài
bình luận ở nhiều khía cạnh. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
Nguyễn Hoành Khung có công trình nghiên cứu về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí
Minh 10/1983. Bài nghiên cứu đã làm rõ vẽ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong thơ Hồ
Chí Minh, được vẽ nên bằng những nét chấm phá cổ điển. Thể hiện “Tình cảm thiên nhiên
của Bác Hồ, trong chiều sâu chính là lòng yêu sự sống và cảm quan nghệ sĩ ở Bác, nhiều
khi chính là cảm quan nhân đạo” [8,tr. 511]. Trần Khánh Thành, Lê Quang Hưng, Hữu
Dinh, Mã Giang Lân cũng đã có bài viết cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Chiều tối góp phần làm
sâu sắc hơn vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của người nghệ sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
Vũ Khiêu với bài viết “Hồ Chí Minh qua Nhật ký trong tù” (5/1990) nhận định: “Qua
Nhật ký trong tù ta thấy nổi lên những quan hệ đẹp nhất giữa con người với xã hội và con


người với thiên nhiên. Hồ Chí Minh, con người gắn bó mật thiết với nhân dân lao động
lại là người thích sống với thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên”. Con người ấy là vị chủ

tịch của một dân tôc, một đất nước. Người có quan hệ gắn bó với thiên nhiên, với một lối
sông nhàn nhã mà cũng rất thanh cao[18,tr. 408]
Bài nghiên cứu Cảnh chiều hôm tình yêu hoa và khát vọng tự do. Bài viết đã làm rõ
được tấm lòng yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh, tình yêu đó gắn liền với khát vọng được
tự do, gần gũi, giao hòa với thiên nhiên, với con người. Khát vọng ấy càng mãnh liệt hơn
khi Người đang ở trong lao tù. “Bài thơ đã kết hợp tài tình lòng yêu thiên nhiên với khát
vọng tự do, lên án việc giam giữ” [8,tr. 440].
Với bài nghiên cứu Không gian – chất liệu trong Ngục trung nhật ký của GS Phùng
Văn Tửu viết. Bên cạnh việc phân tích những mảng không gian khác nhau trong tập thơ
với đầy đủ màu sắc, ánh sáng. Từ không gian của hiện thực trở thành không gian nghệ
thuật. Đó là không gian của một đêm thu lạnh, của bầu trời bao la, của một đêm đầy
trăng... “Những yếu tố thiên nhiên ấy đập vào cảm quan và gợi thi hứng cho tác giả tất
nhiên có liên quan đến mạch hồn của nhà thơ, tiếp tục truyền thống “Thơ xưa thường
chuộng thiên nhiên đẹp” của phương Đông”. Qua đó ta thấy được sự gắn kết giữa thiên
nhiên và tâm hồn thi nhân. Đồng thời, hiện lên hình ành của một nhà nho xưa yêu mến
thiên nhiên vô hạn. [1, tr. 197].
Vũ Thị Kim Xuyến có bài viết Vẻ đẹp trí tuệ và chiều sâu cảm xúc qua bài thơ ngắm
trăng của Hồ Chí Minh. Với bài viết này tác giả đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc vẻ
đẹp của thiên nhiên cũng như vẻ đẹp trong tâm hồn của Hồ Chí Minh. Nhan đề bài thơ là
Ngắm trăng nhưng nội dung bài thơ không đơn thuần chỉ là một bài thơ trữ tình phong
cảnh. Trong bài viết tác giả cũng đã trích dẫn một số lời bình của những nhà nghiên cứu
khác của Lê Trí Viễn và Nguyễn Đăng Mạnh, ông đã có những phát hiện thú vị về vẻ đẹp
tâm hồn qua bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của Bác: “Từ trong bóng tối của nhà lao, tâm
hồn Bác hướng ra ánh sáng. Dĩ nhiên có ánh trăng gọi Bác. Song nếu không có tâm hồn
Bác thì ánh trăng cứ ở bên ngoài và nhà tù vẫn tối tăm. Bác đưa vào ánh trăng tỏa sáng
vào trong nhà tù. Một bài thơ đầy ánh sáng làm trong nhà tù đen tối nhất” [8,tr. 409].


Trần Khánh Thành có bài nghiên cứu về bài thơ Vãn cảnh (Cảnh chiều hôm) của Hồ
Chí Minh. Tác giả đã làm rõ được nỗi buồn của Hồ Chí Minh gửi gắm vào thiên nhiên.

“Một câu hỏi thiết tha cháy bỏng như bật lên từ câu thơ: Sao tạo hóa vô tình đến thế ?
Sao cái đẹp tồn tại ngắn ngủi và mong manh như vậy ? Con người phải làm gì để cái đẹp
vĩnh hằng, bất tử ?” [8,tr. 419]. Cái đẹp đó không chỉ là hoa mà còn là Hồ Chí Minh. Hoa
kia bất bình vì tạo hóa vô tình, vì sự bất công thì Người cũng thế.
Nguyễn Đăng Mạnh và Đặng Thanh Lê cũng có bài viết về bài thơ Cảnh chiều hôm
của Hồ Chí Minh. Hai tác giả trên cũng làm rõ được cái ý tình mà Hồ Chí Minh muốn gửi
vào bài thơ qua việc miêu tả nỗi buồn của thiên nhiên tạo vật, cụ thể là hoa hồng. Đồng
thời Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhận định Hồ Chí Minh là thi sĩ và thi sĩ sinh ra trên đời là
“để phát hiện ra cái đẹp và để bất tử hóa, vĩnh viễn hóa cái đẹp dù nó chỉ tồn tại một
khoảnh khắc trên cõi đời này” [8, tr. 434].
Hoàng Xuân Nhị với bài viết Những bài đặc biệt hay trong thơ Hồ Chủ Tịch. Bài viết
đã nói lên những vấn đề chính về thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. Đó là một: “Bức
họa đặc sắc về thiên nhiên” [9, tr. 265], “hoặc nói lên tâm tư tình cảm trong quan hệ với
thiên nhiên” [9, tr. 265], hay “Thiên nhiên, qua thơ Bác, mang sự mãnh liệt của tư tưởng
Bác” [9, tr. 267].
Trong quyển Hoài Thanh toàn tập - tập 3 có bài viết Nói chuyện thơ Bác. Hoài Thanh
đã nhiều lần nói đến hình ảnh thiên nhiên trong thơ của Hồ Chí Minh. Ông nhận định:
“Thiên nhiên trong thơ Bác là những cảnh từ hàng ngàn năm nay đã rất thân thiết với
chúng ta. Ta có cảm giác như cảnh nào cũng là cảnh của quê hương. Nét vẽ trong thơ Bác
cũng là nét vẽ từ rất lâu đã quen thuộc với ta trong thơ, trong tranh thời trước. Nó đơn sơ
mà sinh động” [19, tr. 107]. Ngoài ra, ông còn nhận định: “Thiên nhiên trong thơ Bác vừa
giống thơ xưa lại vừa không giống. Có khi lời giống, ý giống mà tinh thần lại không giống.
Và cứ thế, rất nhẹ nhàng, Bác đưa ta đi theo Bác” [19, tr. 107].
Trong quyển Hồ Chí Minh thơ toàn tập có bài viết của GSTS. Mai Quốc Liên trong
bài lời nói đầu (5/2000) có nói đến vấn đề thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. GSTS viết:
“... Còn sự hòa quyện với thiên nhiên, xem thiên nhiên như người bạn cố tri, vốn là truyền


thống lớn của thơ Phương Đông, thơ dân tôc, từ Lý Trần, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... thì
Bác vẫn nối tiếp và phát huy, qua tâm hồn của một chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do”

[15, tr. 10].
Phan Cự Đệ có bài nghiên cứu “Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh” trong đó
có phần cảm xúc trữ tình trước thiên nhiên, ông nhận định: “Tình cảm thiên nhiên có một
vị trí đặc biệt trong thơ Người. Thiên nhiên trong thơ Người ở mỗi thời kì có một ý nghĩa
sắc thái riêng. Đêm trăng trong rừng Việt Bắc những năm 1947 - 1948, mang vẽ đẹp vừa
kì vĩ vừa mơ màng, huyền ảo, cảnh trời mây sông nước tràn trề sắc xuân trong đêm
nguyên tiêu, đó là cái thiên nhiên tươi đẹp chan chứa niềm vui của con người làm chủ vận
mệnh đất nước (Cảnh khuya, Nguyên tiêu). Còn trong Nhật ký trong tù, cảm hứng đối với
thiên nhiên là biểu hiện một thái độ muốn vượt lên cái hiện thực bị giam cầm” [3, tr. 643].
Đồng thời, tác giả cũng so sánh làm rõ sự giống nhau giữa thơ Hồ Chí Minh và thơ
Đường nhằm tìm ra nét đặc sắc trong thơ Hồ Chí Minh thông qua cách miêu tả thiên
nhiên trong thơ. Ông nhận định: “Trong thơ Hồ Chí Minh, đất nước, thiên nhiên, con
người là một tổng thể hài hòa “Còn non, còn nước, còn người” [3, tr. 644].
Đặng Thai Mai với công trình “Tình cảm thiên nhiên trong tập thơ Ngục trung nhật
ký”. Công trình đã khái quát được những đặc điểm cũng như biểu hiện của thiên nhiên
trong thơ Hồ Chí Minh, đồng thời diễn tả được sâu sắc tình cảm mà Hồ Chí Minh dành
cho thiên nhiên. “Đọc tập Ngục trung nhật ký, chúng ta luôn luôn có cảm giác khoan
khoái là mình đang bắt gặp một nghệ sĩ, một con người yêu thiên nhiên, yêu con người,
yêu cái đẹp của thiên nhiên và con người. Tình cảm thiên nhiên dạt dào, lai láng trên tập
thơ” [16, tr. 69]. Tác giả còn nhận định: “Tập Ngục trung nhật ký đã dành cho thiên nhiên
một địa vị danh dự. Trong số một trăm mười bốn bài có tới vài chục bài thơ tả cảnh” [16,
tr. 74].

3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài thiên nhiên trong tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh mục
đích của người viết là đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm cũng như sự vận động của
thiên nhiên trong tập thơ trên cơ sở đối chiếu, so sánh với thiên nhiên trong thơ ca trung


đại và thơ ca hiện đại Việt Nam. Thông qua việc so sánh đó chúng ta sẽ thấy được sự mới

lạ, đặc sắc của thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh, thiên nhiên vừa gần gũi, thân quen và
luôn là đối tượng để khơi nguồn cảm hứng, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng
trong tư tưởng và tình cảm của Người.
Đồng thời, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thiên nhiên trong tập thơ của Hồ Chí Minh ở
ba mặt đó là: thiên nhiên mang vẽ đẹp hùng vĩ và thi vị, tâm trạng của người tù thể hiện
qua bức tranh thiên nhiên đầy thử thách, và thiên nhiên thể hiện khát vọng của người tù vĩ
đại. Sau đó tìm hiểu về nghệ thuật miêu tả bức tranh thiên nhiên trong thơ của Người. Qua
đó sẽ giúp người đọc cảm nhận được tài năng của Hồ Chí Minh đồng thời hiểu rõ hơn
những giá trị tinh thần mà Người muốn gửi vào tác phẩm của mình để có cái nhìn đúng
đắn hơn và thái độ trân trọng đối với tấm lòng yêu quê hương, đất nước, con người của
Hồ Chí Minh.

4. Phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, đầu tiên người viết sẽ khái quát hai mảng thiên nhiên trong thơ ca trung
đại và thơ ca hiện đại để có cái nhìn tổng thể, khái quát về vấn đề thiên nhiên trong văn
học. Sau đó mới đi vào tìm hiểu sâu thiên nhiên trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí
Minh. Qua việc tiếp cận nội dung giá trị của tập thơ sau đó đi vào phân tích tìm hiểu sâu
những bài thơ miêu tả thiên nhiên của Hồ Chí Minh trong tập thơ ở cả hai phương diện
giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật để làm sáng tỏ và hiểu một cách sâu sắc cho đề tài
nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để giúp cho việc làm rõ đề tài nghiên cứu một cách khách quan, khoa học đồng thời
thuận tiện cho việc nghiên cứu. Ngoài việc sử dụng các thao tác phân tích, giải thích,
chứng minh, bình luận, thống kê. Chúng tôi tiến hành xem xét, nghiên cứu đề tài bằng
cách kết hợp nhiều phương pháp như:
Phương pháp tiểu sử: vận dụng phương pháp này chúng tôi tiến hành tìm hiểu về
cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, những biến chuyển trải qua trong cuộc đời của Hồ Chí
Minh nhằm hiểu hơn về Người và những tư tưởng mà Người gởi vào thơ văn, cụ thể là



tập thơ Nhật kí trong tù. Bởi Nhật ký trong tù không chỉ là tác phẩm văn chương mà còn
là tài liệu lịch sử giá trị về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh.
Phương pháp so sánh: trong bài nghiên cứu người viết tiến hành tìm hiểu thiên nhiên
trong thơ ca trung đại và thiên nhiên trong thơ ca hiện đại sau đó mới đi sâu vào phân tích
những đặc điểm thiên nhiên trong tập thơ nhằm so sánh những điểm giống và khác nhau
để hiểu dễ dàng và sâu sắc hơn thiên nhiên trong thơ Người. Đồng thời chúng tôi cũng so
sánh thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh với thơ Đường, những bài thơ có liên quan nhằm
làm sáng tỏ hơn cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp hệ thống: nhằm cho người đọc có cái nhìn hệ thống hơn, đánh giá đầy
đủ hơn ý nghĩa của thiên nhiên trong tập thơ


B - NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ
KHÁI QUÁT VỀ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ CA
1.1. Tác giả và tác phẩm
1.1.1. Tác giả Hồ Chí Minh
1.1.1.1. Cuộc đời Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung sau đổi là Nguyễn Tất
Thành, trong quá trình hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh
khác), sinh ngày 19/5/1890, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An. Người xuất thân trong một gia đình tri thức Hán học, quê ở một vùng đất vừa có
truyền thống cách mạng vừa có truyền thống văn hóa phong phú.
Với tấm lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sâu sắc. Tháng 6/1911 Người ra
đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc, bôn ba hoạt động suốt 30 năm. Người đã đi đến
nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với
những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm
sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng. Người hiểu được nổi khổ của nhân dân các nước

thuộc địa. Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của
Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận
rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công
nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp,
Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi quyền
tự do cho nhân dân Việt Nam và quyền tự do cho các nước thuộc địa.


Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội
Pháp và Người bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản và trở
thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Năm 1921, tại Pháp, cùng với một số ngườii yêu nước tại các nước thuộc địa Người
tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền Cách mạng
trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng
khổ”, “Đời sống thợ thuyền”,... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân
Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước
thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền
trong mọi tầng lớp nhân dân.
Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, Người làm việc trong
Quốc tế Cộng sản. Tháng 10 năm l923, tại Hội nghị Quốc tế nông dân lần thứ nhất
Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân.
Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) chọn một số
thanh niên Việt Nam yêu nước đang sống ở Quảng Châu, Người trực tiếp mở lớp huấn
luyện đào tạo cán bộ Việt Nam. Các bài giảng của Người được tập hợp in thành cuốn sách
“Đường Cách mệnh". Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
ra báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 3.2.1930, tại Hương Cảng, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày
8.2.1941, Người trở về Tổ quốc, triệu tập Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần

thứ tám tại Pác Bó (Cao Bằng) thành lập Mặt trận Việt Minh, tiến tới Tổng khởi nghĩ
tháng Tám 1945, giành độc lập lập tự do cho dân tộc.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề
đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày
2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.


Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt
Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự
lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến
hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất
nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2.9.1969, mặc dù đã được bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu,
chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời. Sự ra đi của người là niềm tổn thất to lớn cho dân tộc
Việt Nam. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí công. vô tư, vô
cùng khiêm tốn, giản dị.
Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên
hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng
dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” .

1.1.1.2. Sự nghiệp văn chương
Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vô cùng vĩ đại, Hồ Chí Minh còn để lại một sự nghiệp
văn chương lớn, phong phú và đa dạng. Hồ Chí Minh nhận ra rằng văn chương là một loại
vũ khí sắc bén để đấu tranh cách mạng và cũng là phương tiện rất hiệu nghiệm để động
viên chiến sĩ, đồng bào: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ
trên mặt trận ấy”, “Nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Sáng tác của Hồ Chí Minh gồm nhiều thể loại như: Chính luận, phê bình văn nghệ, truyện
ngắn, tiểu thuyết, bút kí, thơ ca...
Văn chính luận

Văn chính luận của Người bộc lộ rõ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn với lí
luận thực tiễn, giàu tính luận chiến, giọng văn thì hùng hồn dõng dạc. Văn chính luận của
Người viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến vào trực diện kẻ thù, lên
án và tố cáo chế độ thực dân với những chính sách tàn bạo của chúng. Những tác phẩm
tiêu biểu như: Tuyên ngôn độc lập (1945), đây là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử
lớn lao, thể hiện khát vọng độc lập, tự do và cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của
nhân dân đã giành được thắng lợi, tuyên bố hùng hồn về độc lập của dân tộc Việt Nam đối


với nhân dân trong nước và thế giới. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), không có
gì quý hơn độc lập tự do (1966) là những áng văn chính luận hào hùng làm rung động
hàng triệu trái tim yêu nước, nói lên tiếng gọi của non sông đất nước trong thời khắc quan
trọng lúc bấy giờ. Và vào những giây phút cuối đời, Người viết bản Di chúc (1969), đó là
lời căn dặn thiết tha với đồng bào dân tộc thấm đượm và chan chứa tình thương. Những
tác phẩm chính luận của Hồ Chí Minh là những mẫu mực đã đi vào lịch sử văn học của
dân tộc ta.
Truyện và ký
Trong sáng tác của Người bên cạnh những áng văn chính luận có giá trị sâu sắc còn
có phải kể đến mảng truyện và ký. Truyện và ký của Người giàu chất trí tuệ, tính hiện đại,
tính chiến đấu, ngòi bút chủ động, sáng tạo. Những truyện của Người nói chung đề nhằm
mục đích tố cáo tội ác của bọn thực dân tư bản, đồng thời đề cao tấm gương yêu nước và
cách mạng. Tiêu biểu là các truyện ngắn: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành
(1923) hai tác phẩm này cùng lên án tên vua bù nhìn Khải Định, Pari (1922) với ngòi bút
phóng sự linh hoạt, giọng văn đi từ mỉa mai đến căm giận xót xa. Con người biết mùi hun
khói (1922) có thể gọi là một truyện viễn tưởng chính trị. Những trò lố hay là Varen và
Phan Bội Châu (1925) tác phẩm này tạo ra những đoạn tường thuật sắc sảo đồng thời khai
thác triệt để thủ pháp đối lập để làm nổi bật sự khác biệt về tính cách của hai nhân vật.
Varen thì ba hoa, ti tiện còn Phan Bội Châu thì uy nghi, lẫm liệt. ... Ngoài truyện ngắn
Người còn có các tác phẩm kí như: Nhật kí chìm tàu (1935), Vừa đi vừa kể chuyện (1963).
Đọc những bài ký của Hồ Chí Minh chúng ta dễ bắt gặp một cái tôi rất trẻ trung, yêu đời

và về cuộc sống, luôn sống hết mình với những lí tưởng cao đẹp. Truyện và kí của Hồ Chí
Minh cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo. Mối truyện đều có tư tưởng riêng hấp
dẫn, sáng tỏ ý tưởng thâm thuý, kín đáo, chất trí tuệ toả sáng trong hình tượng và phong
cách.
Thơ ca


Hồ Chí Minh để lại di sản thơ ca rất phong phú và đa dạng, gồm hai loại là thơ ca
tuyên truyền Cách mạng và thơ ca viết với cảm hứng trữ tình. Với trên dưới 250 bài thơ
có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập:
Tập “Nhật ký trong tù (1942 - 1943)” (134 bài)
Tập “Thơ Hồ Chí Minh (1967)” (86 bài)
Tập “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (1990)” (36 bài)
“Nhật ký trong tù” được sáng tác khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch vô cớ
bắt giam ở Quảng Tây hơn một năm. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp của người tù
vĩ đại của người chiến sĩ cách mạng dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt và một phong cách
thơ độc đáo. Đồng thời nói lên được tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Người. Ngoài
ra, Hồ Chí Minh còn viết nhiều bài thơ trữ tình độc đáo, và những bài thơ mộc mạc, giản
dị để tuyên truyền đường lối cách mạng cho nhân dân (Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác
Bó…), Đặc biệt, trong thời kì chống thực dân Pháp, Người đã bộc lộ những lo lắng về vận
mệnh non sông đất nước và tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên (Cảnh
khuya, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh rừng Việt Bắc…), Người ca ngợi sức mạnh của
quân và dân ta trong cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi (Rằm tháng Giêng, Tin thắng
trận…). Những bài thơ của Người uyên thâm, hàm xúc, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật
và có giá trị cao trong việc phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp Cách
mạng của Người và của cả dân tộc. Di sản văn học phong phú, độc đáo ấy có giá trị to lớn
về nhiều mặt không chỉ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của con người Việt
Nam mà còn có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà.


1.1.1.3. Quan niệm sáng tác
Hồ Chí Minh là một anh hùng Cách mạng vĩ đại, là tình yêu tha thiết nhất trong lòng
dân và trái tim nhân loại. Sinh thời Người không cho mình là một nhà văn nhưng Người
nhận ra được tầm quan trọng lớn lao của văn học, nó tác động mạnh mẽ đến Cách mạng,
đến nhân dân. Với tâm hồn đa cảm, một trái tim yêu nước, một sự am hiểu sâu sắc về


hoàn cảnh đất nước, con người, thiên nhiên Người đã sáng tác ra những tác phẩm có giá
trị sâu sắc bộc lộ rõ quan điểm sáng tác của Người.
Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú, là một thứ vũ khí
sắc bén phục vụ có hiệu quả cho Cách mạng. Người quan niệm văn chương phải gắn bó
sâu sắc với cách mạng, với cuộc đời. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như các
chiến sĩ ở ngoài mặt trận.
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Người cũng từng nói trong “Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triễn lãm hội họa 1951” là
“Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận còn anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Trong sáng tác của mình Người luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn
chương. Tính chân thật được coi là một giá trị của văn chương nghệ thuật. Nhà văn phải
miêu tả cho hay, cho chân thật hùng hồn hiện thực đời sống cách mạng, chú ý nêu gương
“người tốt việc tốt”, uốn nắn và phê bình những cái xấu. Người nhắc nhở nhà văn “nên
chú ý phát huy cốt cách dân tộc”, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao sự sáng
tạo của người nghệ sĩ “ chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẽ sáng tạo”.
Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết
định được nội dung và hình thức của tác phẩm. Khi viết, Người luôn đặt ra câu hỏi: “Viết
cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), sau đó mới quyết định “Viết cái gì?”
( nội dung), và “Viết như thế nào?” (hình thức). Người vận dụng phương châm này tùy
vào từng trường hợp cụ thể. Vì thế, tác phẩm của Người luôn có tư tưởng sâu sắc, gắn bó

mật thiết với cuộc sống, với nhân dân.


1.1.2. Vài nét về tập thơ Nhật kí trong tù
1.1.2.1. Giới thiệu chung về tập thơ và hoàn cảnh sáng tác
Giới thiệu chung về tập thơ
Nhật ký trong tù là một áng thơ vô giá của văn học Việt Nam. Tập thơ phản ánh tâm
hồn của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
Với cảm hứng tự nhiên của một người tù bị gông cùm siềng xích, Người viết nhật ký cho
mình để bày tỏ tình cảm, cảm xúc hay chỉ để vơi bớt nỗi cô đơn nơi nhà tù chứ nào có ý
làm thơ. Thế nhưng cái vô tình đó giờ lại trở thành một giá trị bất hủ cho nhân loại. Tập
thơ mang những cảm xúc tự nhiên và chân thành của Hồ Chí Minh “Viết không mong hay
mà tự hay, không định lớn mà tự lớn” [18, tr. 9].
Từ khi mới ra đời tập thơ đã nhận được sự quan tâm rộng lớn của độc giả Việt Nam
và nước ngoài. Có nhiều bản dịch, giới thiệu và xuất bản nhiều lần, bằng nhiều thứ tiếng,
và cũng có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị của tập thơ ở nhiều mặt nội dung hay
nghệ thuật “Có những lời bình tóm được cái thần thái của thơ Hồ, như lời của G.
Boudarel, một người Pháp, nói: “một cốt cách cổ điển trong một sáng tạo hiện đại” hay
lời của Quách Mạt Nhược (Trung Quốc) nói rằng trong tập thơ ấy có những bài giá đem
đặt vào giữa thơ Đường, thơ Tống cũng không thẹn” [18, tr. 9]. Hay bài viết của Viên
Ưng: “Bác Hồ, một nhà thơ lớn” đã viết: “... Khi tôi giở đọc tập thơ Nhật ký trong từ lòng
tôi xúc động vô cùng. Tôi cảm thấy như trái tim vĩ đại đó đã tỏa ra ánh sáng chói ngời
trong một hoàn cảnh tối tăm, trong những ngày tháng tối tăm. Bác Hồ là một nhà thơ
lớn” [15, tr. 281].
Để hiểu rõ hơn về sức ảnh hưởng của Nhật ký trong tù chúng tôi xin trích dẫn một
đoạn trong bài viết của Tạ Xuân Linh: “Nhân hai năm ngày tập Nhật ký trong tù ra đời:
Đã tỏa ra toàn thế giới” (4/1962), được in trong Báo Văn học (18/5/1962) : “... Nhật ký
trong tù đã được dịch và xuất bản ra hàng chục vạn bản ở Liên Xô và Trung Quốc. Nó đã
được giới thiệu trên những tờ báo văn học lớn của nước Pháp như tạp chí Châu Âu, Văn
học Pháp... và gần như được xuất bản khắp ở Pháp. Một nhà tu hành trong một tu viện

lớn ở Ấn Độ đã dịch ra tiếng Anh. Nó đã được giới thiệu và sắp được xuất bản ở Irac và


cả văn xuôi Arap để được đưa đi các nước Arap. Nhật ký trong tù đã được dịch và phổ
nhạc một phần ở Hunggari; là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam đầu tiên được
đến với bạn đọc ở thế giới Mỹ Latinh: Cuba, Chile, Braxin. Ở Tiệp Khắc có ba tờ báo văn
học lớn giới thiệu một lần. Ở Italia, Nhật, Bỉ và nhiều nước khác đã giới thiệu các bài thơ
Nhật ký trong tù. Quyển sách “Journal de Prison” từ Hà Nội đã đi đến tay nhiều bạn bè
trên thế giới ở cả những nước còn đen tối như trong ngục tù, và được đáp lại với một mối
tình cảm đặc biệt” [15, tr. 319].
Với tập thơ Nhật ký trong tù, vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh càng được bộc lộ rõ
ràng hơn. Với từng trang nhật ký nơi lao tù, Người không chỉ viết cho mình, viết về mình
mà người vẽ nên bức tranh của nhà tù đầy đủ và rõ nét với tất cả những sắc màu của nó.
Giá trị nổi bật trong tập thơ có thể thấy là tấm lòng yêu nước, thương dân và lạc quan
Cách mạng của người tù vĩ đại. Động lực tinh thần ấy đã tiếp thêm cho Người niềm tin,
sức mạnh với khát vọng tự do, thoát khỏi xiềng xích để đến với nhân dân, với cách mạng
mang lại tự do, hạnh phúc ấm no cho cả một dân tộc đang làm nô lệ đứng lên để đòi
quyền sống chính đáng cho mình. Người khao khát tự do ngay cả trong giấc mơ, trong
suy nghĩ, trong lúc ngồi một mình và giao cảm với thiên nhiên... Điều đó cho ta thấy dù là
suy nghĩ hay hành động Hồ Chí Minh luôn là một con người vĩ đại đáng yêu và đáng kính
của dân tộc. Ta có thể nhận ra rằng tự do chính là cảm hứng chủ đạo trong tập thơ, vì có gì
đáng quý hơn với một người tù là được tự do. Nhật ký trong tù có 13 bài thơ trực tiếp
nhắc đến tự do, và có khoảng 10 bài nói về cảm hứng ấy.
Hồ Chí Minh quan niệm văn chương phải chân thật, thật thà. Chính vì thế, mà từng
trang thơ của Người thấm đượm màu sắc của hiện thực cuộc sống. Ở nơi lao tù một nhân
cách vĩ đại không tách rời cuộc sống hiện thực, Người cũng phải chịu những nỗi thống
khổ như những người tù khác đêm đến cũng chịu lạnh rét, vì không được tắm nên Người
cũng bị bệnh, cũng phải mệt mỏi khi phải chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác... càng
thấu hiểu bao nhiêu thì Người càng muốn tự do bấy nhiêu. Thế nhưng, đọc thơ Hồ Chí
Minh ta không nhận thấy sự chán chường, tuyệt vọng mà càng cơ cực, con người ấy càng

biết cách tạo dựng cho mình niềm vui, sự lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống vào ngày
mai tự do. Người gửi tâm tư của mình hòa vào thiên nhiên, xem thiên nhiên như người


bạn tri âm tri kỉ thể hiện tâm hồn của một người nghệ sĩ với tấm lòng tha thiết yêu quê
hương, yêu cuộc sống. Chất trữ tình và chất thép là hai yếu tố chủ yếu trong tập thơ.
Trong hoàn cảnh lao tù khắc nghiệt, gian khổ giam hảm Người vẫn tìm cho mình một sự
giải thoát tự do trong tâm hồn.
Như vậy, tập thơ Nhật ký trong tù thể hiện một tư tưởng nhất quán là đấu tranh cho tự
do cho nhân dân, khát vọng giải phóng con người, mang lại hạnh phúc ấm no cho dân tộc.
Hồ Chí Minh nhận ra được cái đẹp luôn tồn tại và xuất hiện ở bất cứ nơi đâu dù là nơi tù
ngục. Đồng thời tập thơ còn thể hiện được tài năng nghệ thuật của Hồ Chí Minh, một nhà
thơ lớn của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh Nhật ký trong tù vẫn sẽ còn sống mãi với thời
gian.
Hoàn cảnh sáng tác
Tập thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt. Tháng 8/1942 Nguyễn Ái Quốc đã đổi
tên thành Hồ Chí Minh sang Trung Quốc với tư cách là đại biểu của Việt Nam độc lập
đồng minh để liên hệ với thế giới bên ngoài và tìm sự ủng hộ của thế giới. Nhưng khi đến
Túc Vinh – Quảng Tây – Trung Quốc vào ngày 28/8/1942 thì chính quyền Tương Giới
Thạch bắt vào tù. Suốt mười ba tháng từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943 Hồ Chí Minh bị
chính quyền Tưởng Giới Thạch giải đi ba mươi nhà lao của mười ba huyện thuộc tỉnh
Quảng Tây – Trung Quốc.
Trong suốt khoảng thời gian hơn một năm đó Hồ Chí Minh đã viết một tập Nhật ký để
giải bày tâm trạng của mình, ghi lại những chặng đường gian khổ nhưng cũng rất lạc quan
và Người tập hợp lại thành một tập có tên là “Ngục trung nhật ký” tức “Nhật ký trong tù”.
Tập thơ gồm 134 bài (tính cả bài đề từ). Tập nhật ký bằng thơ không chỉ là một văn kiện
có giá trị lịch sử mà còn có giá trị nghệ thuật cao.

1.1.2.2. Nội dung chính của tập thơ
Nhật ký trong tù là một tập thơ lớn nên vấn đề mà tập thơ phản ánh cũng là một

vấn đề lớn, có giá trị đối với dân tộc. Là một người tù, một công dân đất Việt đang bị kìm
kẹp dưới sự thống trị của bọn cướp nước gian ác, Hồ Chí Minh mang trong mình một tư


tưởng vĩ đại, một khát vọng lớn lao là được độc lập, tự do. Chính vì thế tâm sự của Người
phản ánh qua nội dung của tập thơ cũng không nằm ngoài những tư tưởng, khát vọng ấy.

1.1.2.2.1. Phản ánh bộ mặt xấu xa của chế độ nhà tù cũng như của xã hội
Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
Tập thơ trước hết là vẽ lại bộ mặt Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch, đó là một chế
độ nhà tù hà khắc, tàn bạo và bất công. Có lẽ, Người không thể hiểu hết những điều ấy
nếu như Người không trực tiếp nếm trải qua sự đau khổ, đọa đày đó. Chắc hẳn, tâm trạng
của Hồ Chí Minh phản ánh trong tập thơ cũng giống như ý của Nguyễn Du trong hai câu
thơ này vậy:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Truyện Kiều)
Là một Người cộng sản vĩ đại với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc khi phải
nhìn thấy cảnh những tù nhân, đồng bào của mình bị đọa đày hành hạ, bắt giam vô cớ, kể
cả những đứa trẻ thơ chưa hiểu biết gì thì làm gì có tội thế mà cũng bị giam hãm nơi lao
tù. Trong khi bọn quan lại thì nhởn nhơ đánh bạc ăn tiền, hút thuốc phiện, vô phép, vô tắc
như thế chẳng khác nào nhà tù lại chính là nơi dung túng, khơi mầm cái xấu, tiếp tay cho
kẻ ác.
Oa...! Oa...! Oaa...!
Gia phạ đương binh cứu quốc gia;
Sở dĩ ngã niên tài bán tuế,
Yếu đáo ngục trung căn trước ma
(Tân Dương ngục trung hài - bài 86)
Với bài Tân Dương ngục trung hài tức Cháu bé trong ngục Tân Dương của Hồ Chí
Minh. Bài thơ có ý nghĩa tố cáo sâu sắc bọn Tưởng Giới Thạch được diễn tả thông qua

nghệ thuật châm biếm. Mở đầu bài thơ Người họa lại tiếng khóc của cháu bé “Oa...! Oa...!


Oaa...!”, tiếng khóc ấy hồn nhiên, ngây thơ chưa chất chứa một tâm trạng hay nỗi niềm
phẩn uất nào vì đứa bé mới sáu tháng tuổi thì nào có biết gì. Nhưng qua tiếng khóc ấy Hồ
Chí Minh thể hiện sự châm biếm hết sức mạnh mẽ cái phi lí bất công mà bọn Tưởng Giới
Thạch áp đặt lên nhân dân. Cháu bé như kể cho Người nghe một câu chuyện bi hài rằng:
Cha em sợ bị bắt đi lính, nên phải trốn nên em và mẹ phải chịu chung cảnh lao tù. Sự
nghịch lí bắt đầu được hé lộ ở chổ đi lính là nhiệm vụ, trách nhiệm thiêng liêng của mỗi
người dân nhưng tại sao phải trốn. Cái ý sâu xa là ở đó, dưới chế độ cũ việc kiu gọi người
dân đi lính cứu nước nhà chẳng qua là một chiêu trò của bọn thống trị để áp bức và lừa
gạt nhân dân. Cho nên, nhân dân sợ phải trốn là cũng vì lẽ ấy. Sự bất công vô lí còn thể
hiện ở việc người chồng trốn đi lính mà vợ và con cũng phải chịu cảnh tù như thế. Tiếng
khóc của đứa trẻ như một lời lên án tố cáo cái chế độ xã hội vô lí và thiếu tính người lúc
ấy.
Bài thơ sau đây cũng phản ánh nỗi khổ của người tù:
Mỗi xan nhất uyển hồng mễ phạn,
Vô diêm, vô thái, hựu vô thang;
Hữu nhân tống phạn, ngật đắc bão,
Một nhân tống phạn, hám gia nương.
(Tù lương - bài 13)
Ở trong tù, người tù phải chịu cảnh đọa đày thiếu thốn về mọi thứ, đến cơm ăn cũng
bữa no bữa đói. Mỗi bữa một bát cơm còn không no vậy mà có bữa vẫn phải nhịn ăn như
thế. Đọc thơ Hồ Chí Minh ta mới cảm nhận được nỗi thống khổ của người tù, và của vị
lãnh tụ cao quý phải chịu đựng, ta càng căm ghét hơn bọn nhà tù thực dân Trung Quốc
mất tính người, thiếu tình thương.
Bộ mặt nhà tù xấu xa còn được thể hiện qua hình ảnh của những tên quan lại, quan
trưởng, huyện trưởng...
Giam phòng Ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;



Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tan y cựu thái bình thiên”.
(Lai Tân - bài 96)
Bài thơ là một sự đã kích, tố cáo mạnh mẽ cái xã hội nhố nhăng lúc bấy giờ. Hồ Chí
Minh đã mang cái nghịch lí vào trong thơ của mình. Bởi làm sao có thế thái bình khi
những tên chức trách mang bộ mặt nạ giả kia vẫn còn tồn tại. Làm sao có thể thái bình khi
ban trưởng thì đánh bạc, Cảnh trưởng thì kiếm ăn quanh, huyện trưởng lại làm việc vào
ban đêm (chỉ những công việc đen tối). Một điều khiến cho người đọc phải suy nghĩ nữa
đó là những ban trưởng, huyện trưởng phải là những người được giáo dục tốt, để có thể
giáo dục tù nhân chứ đâu phải những kẻ thấp hèn mang mặt nạ để đóng vai một con người
cao quý. Lao tù là nơi bắt con người ta phải nhìn nhận lại tội lỗi của mình mà hối hận, sửa
sai thế nhưng những điều xấu xa, những tệ nạn vẫn thản nhiên, công khai trước mặt mọi
người. Cái nhà tù là một xã hội riêng biệt, một xã hội còn mục nát, xấu xa hơn bên ngoài.
Thật bất bình thay khi những người dân ngoài kia thì bị bắt vào tù vì đánh bạc, nhưng
trong tù thì lại được công khai tệ nạn ấy, khiến cho người ta phải hối tiếc sao không vào
trốn này sớm thì chẳng phải khỏe hơn sao?.
Dân gian đổ bác bị quan lạp,
Ngục ký đổ bác khả công khai;
Bị lạp đổ phạm thường ta hối:
Hà bất tiên đáo giá lý lai!?
(Đổ - bài 24)
Hồ Chí Minh đã vẽ nên bức tranh bọn quan lại lạm chức lạm quyền, hà hiếp nhân dân.
Những con người đánh bạc ngoài kia bị bắt vào tù là đúng vì họ biết luật mà vẫn còn
phạm luật, nhưng vào tù rồi họ mới chứng kiến được cảnh ngang trái rằng những người
bắt mình vì tội cờ bạc lại là những con người đam mê cờ bạc, kẻ biết luật mà phạm luật
thì đã là đáng trách nhưng chính kẻ tạo ra luật, kẻ cầm gương giáo huấn người khác cũng
ngang nhiên làm trái luật định thì thử hỏi công lí nằm ở nơi đâu. Vậy mà Hồ Chí Minh lại



khẳng định rằng Trời đất Lai Tân vẫn thái bình, chắc có lẽ thái bình theo cái cách hiểu
những tệ nạn ấy đã diễn ra một cách bình thường tự nhiên trong cái xã hội lúc ấy, Người
nhận ra chẳng có gì khác thường vì con người vẫn đang sống, vẫn đang chấp nhận và vẫn
hiểu rất rõ những gì đang diễn ra.
Trong tập thơ cũng còn rất nhiều bài thơ phản ánh được nỗi đau khổ của con người
dưới chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch, sự mất mát, hy sinh, hay những cuộc chia ly ấy
chẳng là gì với những kẻ có trái tim lạnh như băng (bọn quan lại nơi lao tù), nhưng sẽ là
nỗi chạnh lòng không nguôi với Hồ Chí Minh và đồng bào yêu nước. Càng thấu hiểu
Người càng căm giận lũ người thống trị, lũ người dẫm đạp trên máu của nhân dân yêu
nước để bước đi.

1.1.2.2.2. Thể hiện tâm hồn phong phú cao đẹp của người tù vĩ đại.
Tập thơ ngoài giá trị tố cáo tội ác của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch còn phản vẻ
đẹp tâm hồn phong phú cao đẹp của Hồ Chí Minh - một người tù vĩ đại. Vì đất nước còn
đọa đày, nhân dân còn thống khổ thì Người có hề gì than trách, kể lể đến nỗi khổ của
mình. Người luôn sống hết sức, sống hết mình, sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng
được sống vậy. Tâm hồn của Người hòa cùng với nhân dân, với cuộc sống, với tạo vật. Dù
cho khó khăn đến dường nào Người vẫn ra sức tìm cho mình một sự thanh thản nơi tâm
hồn. Nhật ký Người viết cho chính mình đã trở thành bức chân dung tự họa, họa ra một
người tù vĩ đại với khí phách kiên cường. Trong Người luôn tồn tại một tinh thần thép,
sống vì Cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì Cách mạng và một trái tim quả cảm, giàu tình
thương.
Hồ Chí Minh chúng ta có thể gọi Người là một nhà ái quốc vĩ đại, vì lúc nào trái tim
Người cũng hướng về Tổ Quốc, về đồng bào yêu nước. Khát khao mong được phục vụ
cho sự nghiệp cách mạng, nhưng giờ lại phải chịu cảnh Oái oăm gió cản cánh chim bằng.
Người tưởng như mình là cánh chim bay ngược hướng gió, lúc nào Người cũng sốt ruột,
nóng lòng muốn được tự do, muốn trở về với đồng bào khi bây giờ Người phải chịu cảnh
ngồi không giữa bốn bức tường nhà lao, chỉ biết nhìn thấy sự bất công đang diễn ra mà
chẳng thể làm gì được. Người đã than vãn:



Khả liên dư tố tù trung khách,
Vị đắc cung thân thướng chiến trường.
(Việt hữu tao động - bài 79)
Thế nhưng, nỗi bất bình đó càng làm cho người chiến sĩ cách mạng càng trở nên kiên
cường bất khuất, dù là trong đọa đày Người vẫn rất ung dung tự tại, tràn đầy nhựa sống.
Đối với Người giữ vững tinh thần kiên định, chân không lui, chí không nãn là điều quan
trọng:
Hĩnh tý tuy nhiên bị khẩn bang,
Mãn sơn điểu ngữ dữ hoa hương;
(Lộ thượng - bài 50)
Cũng có khi Hồ Chí Minh cảm thấy bản thân đang bất lực trước mọi việc, Người
ngồi trong tù như ngồi trong đóng lửa, Người khao khát được tự do không phải vì sợ cảnh
tù đày đau khổ, mà là vì ngoài kia chiến sĩ đang anh dũng hy sinh trên chiến trường nhưng
Người cứ ngồi mãi một nơi, nhàn rỗi quá đỗi cũng khiến Người đau khổ, có chí lớn mà
chẳng được dùng:
Hoàn cầu chiến hỏa thước thương thiên,
Tráng sĩ tương tranh phó trận tiền;
Ngục lý nhàn nhân nhàn yếu mệnh,
Hùng tâm bất trị nhất văn tiền.
(Nạp muộn - bài 59)
Hồ Chí Minh, một nhân cách lớn và con người lớn. Người dành tình yêu thương bao
la đến nhân dân, đồng bào yêu quý, tình yêu thương ấy như ngọn lửa càng soi sáng hơn
trái tim đỏ màu Tổ Quốc của Người, máu Người chảy về nguồn dân tộc, chân Người bước
theo ánh sáng cách mạng, theo trái tim màu đỏ yêu thương. Ở trong tù đày Người hiểu,
đồng cảm hết thảy nổi khổ mà những người bạn tù phải chịu. Cái tình người chan chứa,
Người nói trong thơ mình nhẹ nhàng mà sâu lắng biết bao. Ở trong tù nhìn thấy cảnh vợ



×