Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

chất thơ trong văn tế của nguyễn đình chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 111 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

PHẠM THÀNH THẬT
MSSV: 6116153

CHẤT THƠ TRONG VĂN TẾ CỦA
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: Văn học

GVHD: CHIM VĂN BÉ

Cần Thơ, 11/ 2014


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHẦN NỘI DUNG
Chương một:


VẤN ĐỀ ĐẶC TRƢNG CỦA NGÔN TỪ THƠ CA
I. QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN PHAN CẢNH

. Về


h ot

ệ thuật

họn

1.2. Thao tác kết hợp
2. Về p ƣơ

ức c a nghệ thuật ngôn từ

2.1. Về phương th
2.2. Về phương th
. Về



p

ƣ

tạo hình
iểu hiện



p ƣơ




. Về

p

. Về

p

p ƣơ





ơ

6. Nhận x

ƣớ đầ

để

N


ễ P

C

II. QUAN NIỆM CỦA HỮU ĐẠT

. Về p ƣơ



1.1. Về phương th
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé



ơ

tạo hình
2

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

1.2. Về phương th
. Về
. Về




iểu hiện



ƣ



đặ đ ể
nh tương





ơ

ng trong ng n ng thơ

3.2. Về t nh nhạ
4. Nhậ x

ơ

ủ ng n ng thơ

ƣớ đầ

để


Hữ Đ

III. QUAN NIỆM CỦA CHIM VĂN BÉ

1. Về tính t o hình – biểu c m
1.1. Về tính tạo hình
1.2. Về tính biểu cảm
2. Về tính biể

ƣ

3. Về tính hòa ph

–đ
đ p ƣơ

ện

3.1. Hòa phối về phương diện ng âm
3.2. Hòa phối về ng nghĩ
3.3. Hòa phối về cú pháp
ơ

4. Tính nh c c a ngôn từ

ơ

5. Tính m ch l c c a ngôn từ


5.1. Mạch lạc trong tổ ch c nội lại câu
5.2. Mạch lạc xuyên biên giới câu
6. Nhậ x

ƣớ đầ

đ ểm c

C

Vă B

IV. HƢỚNG TIẾP CẬN ĐỀ TÀI

Chương hai:
CHẤT THƠ TRONG VĂN TẾ CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
I. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƢƠNG CỦA
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

1. Vài nét về cuộ đời
2. Sự nghiệp ă

ƣơ

N

ễ Đ

C ểu


II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VĂN TẾ Ở VIỆT NAM

ă

1. Vài nét về lịch sử phát triển c
2. Vài khái niệm về ă
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

ế

ế
3

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

3. P p

ă

ế theo l

Đƣờ

p

(p


Đƣờng luật)

III. PHÂN TÍCH CHẤT THƠ TRONG MỘT SỐ BÀI VĂN TẾ

.P â



ế

Cần Giuộc

1.1. Phần lung khởi
1.2. Phần thích th c
1.3. Phần ai vãn
1.4. Phần kết
.P â



ế T ƣơ

Định

2.1. Phần lung khởi
2.2. Phần thích th c
2.3. Phần ai vãn
2.4. Phần kết
3. Nhận xét ch


ơ

ă

ế c a Nguyễ Đ

C ểu

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

4

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong các thể loại văn chương Việt Nam, văn tế theo lối biền ngẫu (văn tế biền
ngẫu) được xem là một thể văn chương đặc thù. Nó được gọi là văn nhưng lại mang một
số đặc trưng về âm luật, vần điệu của ngôn từ thơ ca hay nói cách khác là có chất thơ
hay chất thi ca. Vấn đề này đã được một vài nhà lí luận đề cập đến.
Theo Jacques Denougin: “Văn xuôi có chất thơ (Prose poétique) là thể loại văn
có tính chất vần luật của ngôn ngữ (nhịp điệu, vần) và nhiều hình ảnh, ngoại trừ những

thể loại thường xuyên có âm luật và vần điệu.” [9, tr. 580].
Khi bàn về hơ văn u i, tác giả Hà Minh Đức có nhận xét như sau: “Trong thơ
ca của ta các thể văn vần như phú và văn tế và các loại biền văn như hịch, cáo, đều có
dáng dấp của thơ văn xuôi.”[9, tr. 628]. Cũng trong bài này, tác giả viết: “Nhưng phân
khác nhau là chỗ phú, văn tế trong sáng tác có những quy tắc về vần, về đối, về khuôn
khổ cấu tạo mà thơ văn xuôi không có.” [9, tr. 629]. Theo ý kiến của tác giả thì chất thơ
trong văn tế biền ngẫu rõ nét hơn cả thơ văn xuôi về vần, về đối, những yếu tố mà trong
thơ văn xuôi không có.
Cho đến nay chưa có nhà nghiên cứu nào đi sâu vào xem xét chất thơ trong tác
phẩm văn tế biền ngẫu nào.
Nguyễn Đình Chiểu là một tác gia lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam,
một tấm gương đạo đức cao cả, một con người yêu nước đúng nghĩa. Thơ văn ông là lá
cờ đầu của văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX. Nguyễn Đình Chiểu là người con tiêu biểu
cho tinh thần kháng chiến chống Pháp của vùng đất Nam bộ trong những ngày đầu.
Chính vì thế mà thơ văn ông đã có rất nhiều nhà nghiên cứu khai thác và tìm hiểu. Nói
đến Nguyễn Đình Chiểu, mọi người thường nhắc tới những tác phẩm thơ của ông. Tuy
nhiên, một mảng sáng tác vô cùng quan trọng đã làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu
trên vũ đài văn học là các tác phẩm văn tế vẫn chưa được xem xét thõa đáng. Những tác
phẩm văn tế của Nguyễn Đình Chiểu chỉ được tập trung xem xét từ góc độ nội dung lịch
sử, xã hội mà ít được chú ý đến ngôn từ nghệ thuật một cách có hệ thống.
Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu là một đề tài mới mẻ và đầy thú
vị trong lối tiếp nhận, điều mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học không chú ý đến.

GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

5

SVTH: Phạm Thành Thật



Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

Bên cạnh đó, chúng tôi muốn hiểu sâu hơn giá trị ngôn từ trong các tác phẩm văn
tế của Nguyễn Đình Chiểu.
Với những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Chất thơ trong văn tế
của Nguyễn Đình Chiểu làm đề tài nghiên cứu.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

1. Về ngôn ngữ

ơ

Ở nước ta, trong một khoảng thời gian dài việc nghiên cứu thơ ca chỉ tập trung
vào phương diện nội dung và một số phương diện của hình thức như thể loại, kết cấu
còn góc độ ngôn ngữ học không được quan tâm đúng mức. Trong mấy mươi năm gần
đây góc độ ngôn ngữ trong thơ ca mới được quan tâm. Trong khi trên thế giới công trình
nghiên cứu ngôn ngữ Thi học và Ng học của Jakobson ra đời từ năm 1973.
Người mở đường cho những công trình nghiên cứu ngôn ngữ thơ có hệ thống ở
Việt Nam là Nguyễn Phan Cảnh với công trình Ngôn ng thơ được xuất bản năm 1987.
Trong quyển sách này, tác giả đã trình bày các điểm khác biệt giữa các loại hình ngôn
ngữ; các thao cơ bản trong ngôn ngữ; các yếu tố để ngôn ngữ trở thành ngôn ngữ nghệ
thuật; và đặc biệt là các phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ ca. Tuy nhiên, đây là
công trình mở đường nên vướng phải sự bất cập trong cách trình bày, triển khai các vấn
đề của tác giả; cũng như việc tiếp thu kiến thức ngôn ngữ thơ từ các công trình nước
ngoài, dẫn đến sự nhầm lẫn giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ nghệ thuật nói chung.
Năm 1996, Hữu Đạt cho ra đời công trình Ngôn ng thơ Việt Nam. Trong công
trình này, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm loại hình của ngôn ngữ thơ và
phong cách thơ ca Việt Nam. Trong quá trình luận giải về mối quan hệ giữa ngôn từ thơ
ca với âm nhạc, Hữu Đạt đã đưa ra những nhận định. Nhưng Hữu Đạt đã không thể làm
sáng t mối quan hệ ngôn từ thơ ca và âm nhạc.

Năm 2000, Bùi Công Hùng đóng góp vào công trình nghiên cứu ngôn ngữ thơ
Việt Nam công trình Tiếp cận nghệ thuật thơ

. Trong công trình này tác giả đã đề cập

đến nhiều phương diện của nghệ thuật thơ ca, trong đó có vấn đề hệ thống ngôn ngữ và
các thành phần của câu thơ... Tuy nhiên, công trình này bộc lộ nhiều hạn chế, sai sót
chưa làm sáng t được vấn đề đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca.
Trong những năm gần đây, một công trình ngôn ngữ đáng chú ý - Ngôn ng học
văn hương Việt Nam của tác giả Chim Văn Bé ra đời đã làm sáng t các vấn đề về
ngôn ngữ thơ ca Việt Nam. Trên tinh thần tiếp thu những công trình nghiên cứu ngôn
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

6

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

ngữ trong và ngoài nước, tác giả đã chỉ ra những đặc trưng của ngôn ngữ thơ trữ tình:
tính tạo hình – biểu cảm, tính biểu trưng – đa nghĩa, tính hòa phối đa phương diện, tính
mạch lạc,...Trong đó tính hòa phối đa phương diện được tác giả nghiên cứu sáng tạo nên
dựa trên cơ sở tạo tác hàm ý của Jakobson; và là đặc trưng cơ bản để phân biệt ngôn ngữ
thơ với ngôn ngữ nghệ thuật chung. Lần đầu tiên chúng ta bắt gặp tính hòa phối đa
phương diện: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp trong vấn đề nghiên cứu từ trước đến nay,
đây là một đóng góp to lớn của Chim Văn Bé trong việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ Việt
Nam. Tác giả đã đưa chúng ta từng bước tiếp cận ngôn ngữ thơ một cách hệ thống và
toàn diện nhất về các phương thức biểu đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ thơ trữ tình.
Bên cạnh đó, tác giả đã xác lập được nhịp điệu của thơ tiếng Việt thuộc loại hình trọng

âm – âm tiết tính, loại nhịp điệu thể hiện qua âm tiết mang trọng âm mà thanh điệu là
thành tố hữu cơ góp phần trong quá trình phân tích nhịp. Thông qua quyển sách này
người đọc có cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển ngôn ngữ thơ Việt Nam.
2. Về ă

ế c a Nguyễ Đ

C ểu

Nguyễn Đình Chiểu là một tác gia lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam,
một tấm gương đạo đức cao cả, một nhà văn yêu nước. Cho đến nay đã có rất nhiều
nghiên cứu về văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu từ nhiều góc độ khác nhau. Các công
trình đã phần nào phác thảo được quá trình vận động trong sáng tác và cảm hứng của
Nguyễn Đình Chiểu qua các tác phẩm văn chương của ông. Nhiều nhà nghiên cứu phê
bình có tên tuổi như Dương Quảng Hàm, Lê Trí Viễn, Trần Đình Sử, Nguyễn Đình Chú,
Hà Như Chi, Đào Nguyên Tụ, Hoài Thanh, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Văn Đồng, Nguyễn
Quang Thắng, Tạ Văn Ru, Vương Hồng Sến,… đều có những bài bài viết sâu sắc về
Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn ông. Nhưng về các tác phẩm văn tế của ông thì không có
nhiều bài viết.
Trong quyển Đến với thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khoa nhận xét về văn tế
của Nguyễn Đình Chiểu như sau: “Đến các bài điếu văn, tác giả khóc anh hùng liệt sĩ vị
quốc vong thân là khóc cho mình, khóc nhục vong quốc, khóc thế hệ chiến bại, khóc
nước mất nhà tan.” [5, tr. 559].
Cũng trong bài viết này, tác giả viết: “Người đời sau đọc văn tế, ai điếu của
Nguyễn Đình Chiểu thấy lệ nóng dồn lên mi, máu nóng dồn lên tim, ý thức đấu tranh
dồn lên óc” [5, tr. 560].
Nguyễn Trung Hiếu đánh giá về văn tế Nguyễn Đình Chiểu trong bài viết Để
hiểu Đồ Chiểu rõ hơn về mặt nghệ thuật như sau: “Lần đầu tiên trong lịch sử của văn
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé


7

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

tế, Đồ Chiểu đã đem vào đây một nét lạ, trong khi bài văn tế đó đạt đến mức nghệ thuật
cổ điển cao nhất của thể loại.” [5, tr. 921].
Trong bài viết Tính nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Ngọc có nhận
định như sau: “Nguyễn Đình Chiểu không phải là người hay chữ. Ấy thế mà ngay ở loại
văn có những người hay chữ mới làm nổi, ông lại là vô địch. Những bài văn tế của ông
là những trang văn bi hùng, thiên cổ ai cũng phải phục.”[5, tr. 934].
Xuân Diệu nhận xét trong bài viết Nhạ điệu thơ Nguyễn Đình Chiểu: “Văn
Nguyễn Đình Chiểu có cái duyên hồn nhiên, bộc trực, tự nhiên làm cho người ta rất
thương mến.” [5, tr. 960].
Trong bài viết Nguyễn Đình Chiểu và

ài văn tế, tác giả Nguyễn Quang

Thắng có một số nhận xét như sau: “Các bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu có một giá
trị rất lớn, vì nó xuất phát từ tính tự hào dân tộc, lòng yêu mến giống nòi.” [24, tr. 560].
Và:
“Những bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu không gò chữ uốn câu, mà là tình
cảm tự nhiên khi nỗi căm thù đã uất nghẹn tự đáy lòng.”[24, tr. 570].
Cũng trong bài viết này, tác giả Thắng có đánh giá như sau: “Tóm lại, thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu – những bài văn tế nói riêng – hấp dẫn, lôi cuốn , kích thích người
đọc (cũng như người nghe) bằng những cảm xúc thiết tha, mảnh liệt, chân thành.” [24,
tr. 571].
Nguyễn Đình Chú từng nhận xét văn tế Đồ Chiểu như sau: “Cứ đặt những bài

văn tế của Đồ Chiểu vào toàn bộ kho tàng văn tế Việt Nam, thì thấy nó là “Đáng treo
giải nhất chi nhường cho ai”. Đó là những bài văn tế toàn bích, kết quả biểu hiện rực rỡ
ở một sự hài hòa cân đối giữa nội dung và nghệ thuật.” [25, tr. 701].
Theo tác giả Nguyễn Kim Châu nhận xét về văn tế của Nguyễn Đình Chiểu như
sau: “Các loại câu phổ biến trong bài văn tế cũng chính là các loại câu trong phú
Đường luật” [4, tr. 188].
Điểm qua một số bài viết nghiên cứu về văn tế của Nguyễn Đình Chiểu, chúng
tôi nhận thấy: lịch sử nghiên cứu tế văn tế của Nguyễn Đình Chiểu từ trước đến nay chủ
yếu tập trung vào góc độ văn học. Mặc dù trong một số bài viết các tác giả đã ít nhiều đề
cập đến ngôn ngữ của văn tế của Nguyễn Đình Chiểu nhưng chỉ sơ lược dựa trên thể
loại. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình hay bài viết nào đi sâu vào nghiên cứu
chất thơ trong ngôn ngữ văn tế của Nguyễn Đình Chiểu, nhằm đem lại tri thức, cái nhìn
tổng quan hơn về đặc trưng ngôn ngữ thơ trong văn tế của tác giả này.
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

8

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề tài Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu, chúng tôi
hướng đến mục đích cần làm sáng t chất thơ trong thể văn tế biền ngẫu qua những bài
văn tế của Nguyễn Đình Chiểu. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn có nhận thức sâu hơn về
văn văn tế của Nguyễn Đình Chiểu. Đi sâu vào nghiên cứu chất thơ trong ngôn từ văn tế
của Nguyễn Đình Chiểu, chúng tôi muốn khái quát những biểu hiện đặc sắc của ngôn từ
nghệ thuật trong các bài văn tế trên cơ sở lí luận về ngôn từ nghệ thuật thơ ca.


IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Văn tế của Nguyễn Đình Chiểu có thể tiếp cận ở nhiều bình diện khác nhau.
Chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu là nghiên cứu Chất thơ trong văn tế của Nguyễn
Đình Chiểu. Trong luận văn này, chúng tôi tiếp cận các công trình lí luận về ngôn từ thơ
ca, hệ thống hóa, xác định những biểu hiện của chất thơ. Khi nghiên cứu chất thơ trong
văn tế, chúng tôi so sánh đối chiếu để chọn ra công trình lí luận ngôn ngữ thơ đảm bảo
khoa học chính xác nhất để vận dụng làm sáng t chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình
Chiểu.
Trong quá trình sáng tác, Nguyễn Đình Chiểu không thể tự ghi chép bằng văn tự
nên tác phẩm văn chương ông được truyền miệng do đó nhiều các dị bản. Nguyễn Đình
Chiểu đã để lại cho đời 3 bài văn tế: Văn tế nghĩ sĩ Cần Giuộc, Văn tế rương Định
và Văn tế nghĩ sĩ trận vong Lục Tỉnh.
Đi sâu nghiên cứu Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu, chúng tôi
chọn đối tượng khảo sát chính là 2 bài văn tế: Văn tế nghĩ sĩ Cần Giuộc (Tế Cần
Giuộc sĩ dân trận vong văn), Văn tế rương Định (Điếu Trương Tướng Quân văn). Vì
có nhiều bản in khác nên khi nghiên cứu chúng tôi dựa bản Văn tế nghĩ sĩ Cần Giuộc
in trong sách Ng Văn

, tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục. Còn Văn tế rương Định

chúng tôi dựa vào bản trong tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập 2 [25] do Ca
Văn Thỉnh - Nguyễn Sĩ Lâm – Nguyễn Thạch Giang sưu tầm và biên soạn do Nhà xuất
Văn học in.
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

9


SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

Trong công trình nghiên cứu này, để đạt được hiệu quả tốt chúng tôi không chỉ
sử dụng đơn thuần một phương pháp nghiên cứu mà sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu ngôn ngữ khác nhau.
Trước tiên, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân loại. Việc sử dụng
phương pháp này nhằm, khảo sát và phân loại những số tài liệu liên quan đến nội dung
nghiên cứu. Qua đó đưa ra các vấn đề liên quan đến đề tài Chất thơ trong văn tế của
Nguyễn Đình Chiểu.
Tiếp theo, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp: để chia tách đối
tượng đánh giá những tài liệu có liên quan đến đề tài, để thuận tiện trong việc trích dẫn.
Sau đó, đối chiếu các quan điểm của một số tác giả nhằm đưa ra hướng lí thuyết chung,
đúng đắn về ngôn ngữ thơ ca tiếng Việt. Cuối cùng, bằng phương pháp phân tích và tổng
hợp, chúng tôi tiến hành khảo sát văn tế của Nguyễn Đình Chiểu để làm nổi bật mục
đích nghiên cứu.
Trên đây là những phương pháp chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu
làm rõ đề tài.

GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

10

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu


PHẦN NỘI DUNG
C ƣơ

một:
VẤN ĐỀ ĐẶC TRƢNG CỦA NGÔN TỪ THƠ CA

Với đề tài Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu đặc ra vấn đề văn
xuôi nhưng mang chất thơ – chất thơ là đặc trưng chủng loại của thơ ca. Để xác lập cở
sở cho việc tiếp cận, làm sáng t Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu chúng
tôi đi vào xem xét một số công trình nghiên cứu ngôn từ thơ ca.
I. QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN PHAN CẢNH

Trong công trình Ng n ng thơ, Nguyễn han Cảnh đã đề cập đến nhiều nội
dung lớn của ngôn ngữ thơ như: Ngôn ngữ giao tế và ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ
thơ và ngôn ngữ văn xuôi, nghệ thuật ngôn ngữ và các loại hình nghệ thuật, các tín hiệu
đơn, cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa, lắp ghép hay bản chất các phương thức
chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ, nhạc thơ, nét khu biệt và nét dư trong ngôn ngữ thơ,
thể loại hay ngưỡng âm tiết, lục bát, dịch thơ/thơ dịch, động học của thí pháp hay sự
giãn nở của ngôn ngữ thơ.
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi xin điểm qua một số nội dung liên quan
trong công trình của Nguyễn han Cảnh như sau: thao tác cơ bản của ngôn từ nghệ
thuật, phương thức nghệ thuật ngôn từ, tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa, lắp ghép hay
bản chất của các phương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ và nhạc thơ.

1. Về

ơ




ệ thuật

Theo tác giả Nguyễn han Cảnh, một lời nói bất kì muốn tiếp tục phát triển, bao
giờ cũng phải thực thiện được một trong hai điều kiện: mối quan hệ giống nhau hoặc
nhờ vào mối quan hệ gần nghĩa. Ngôn ngữ đã hình thành và cố định nhờ vào hai thao tác
cơ bản: thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp.
1.1. h o t

họn

Theo Nguyễn han Cảnh giải thích: “Thao tác lựa chọn là các đơn vị ngôn ngữ
có thể luân phiên cho nhau nhờ vào tính tương đồng giữa chúng” [3, tr. 11 - 12].
Khi nói về tiền đề vật chất của thao tác lựa chọn, “ở cấp độ âm vị thì các âm vị
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

11

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

tồn tại trong các biến thể” [3, tr. 14], còn ở “cấp độ hình vị thì các hình vị cũng tồn tại
trong các tha hình” [3, tr. 15]. Qua đó tác giả đặt ra vấn đề về sự phân bố bề mặt ngôn
ngữ học. Với tình hình phân bố ở những bối cảnh nhất định s làm nảy sinh sắc thái ý
nghĩa tạo khả năng thay thế cho ngôn ngữ.
Theo tác giả phạm vi hoạt động của thao tác lựa chọn, là “xét vấn đề từ phía tác
giả thì hiện tượng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngôn ngữ và cá nhân tác giả” [3, tr. 17].
Công việc này giúp cho tác giả (người sử dụng ngôn ngữ nhà thơ) nói được ý mình
nhưng cũng đòi h i phải có vốn ngôn ngữ. Tác giả càng thành thạo thao tác lựa chọn thì

khả năng phù hợp giữa ý định và sự thực hiện ngôn ngữ càng cao. Còn “xét vấn đề về
phía người đọc thì hiện tượng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngôn ngữ và cá nhân người
đọc” [3, tr. 18]. Công việc này giúp cho người đọc hiểu được ý tác giả muốn thể hiện.
Người đọc càng thành thạo thao tác lựa chọn thì khả năng rút ngắn khoảng cách giữa tác
phẩm và sự tái hiện tác phẩm càng tốt hơn.
Tác giả có ý tóm lại về thao tác lựa chọn như sau: “Trong hoạt động ngôn ngữ,
thao tác lựa chọn liên quan đến vốn ngôn ngữ, tức đến những đơn vị ngôn ngữ tồn tại
trong óc các cá nhân, vận dụng năng lực liên tưởng để cung cấp sự lựa chọn những đơn
vị ngôn ngữ cần thiết.” [3, tr. 18 - 19].
1.2. h o t

kết hợp

Theo Nguyễn han Cảnh: “Thao tác kết hợp dựa trên một khả năng khác của
hoạt động ngôn ngữ, là các yếu tố ngôn ngữ có thể đặt bên cạnh nhau nhờ vào mối quan
hệ tương cận giữa chúng” [3, tr. 19]. Chúng ta có thể hiểu thao tác kết hợp là, khi đặt
yếu tố ngôn ngữ này cạnh yếu tố ngôn ngữ khác dùng để thể hiện nội dung phát ngôn.
Thao tác kết hợp cũng là việc kết hợp các từ tạo nên câu nói trong thực tiễn nói năng.
Tiền đề vật chất của thao tác kết hợp, được Nguyễn han Cảnh đề cập “trong
cách tổ chức ngôn ngữ để giao tế, ngoài tính biến dạng còn có một tính chất hết sức
quan trọng nữa, đó là tính hình tuyến hiểu theo nghĩa hình tượng của từ này” [3, tr. 21].
Đặc trưng này đưa tới hệ quả quan trọng là vấn đề trật tự cái trước cái sau của các đơn vị
ngôn ngữ, xuất hiện thêm một khả năng trong việc cấp nghĩa cho các yếu tố ngôn ngữ
học: dựa vào hai hoặc nhiều vế đầu cùng có mặt trên lời nói để thuyết minh lẫn cho
nhau. Nói về phạm vi hoạt động của thao tác kết hợp, tác giả “xét về phía tác giả, hiện
tượng kết hợp diễn ra giữa tác giả và tác phẩm” [3, tr. 23]. Với thao tác này, tác giả có
thể nói lên ý mình.

GVHD, Th.S: Chim Văn Bé


12

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

Người thành thạo thao tác kết hợp s nhanh chóng tìm ra được cách kết hợp tốt
nhất, làm cho lời nói đạt hiệu quả cao. Còn nếu “xét từ phía người đọc thì hiện tượng kết
hợp diễn ra giữa tác phẩm và cá nhân người đọc” [3, tr. 23]. Công việc này giúp người
đọc hiểu được ý tác phẩm. Người đọc càng thành thạo thao tác kết hợp thì năng lực phân
tích các kết hợp ngôn ngữ trong tác phẩm càng lớn.
Tác giả tóm lại: “Trong hoạt động ngôn ngữ, thao tác kết hợp liên quan đến lời
nói ra, tức đến những đơn vị ngôn ngữ trong tiếng nói bằng âm thanh, vận dụng năng
lực bao quát sự kết hợp các mảnh hiện thực nhằm tạo ra các kết hợp để giao tế” [3, tr.
24].
Chính thao tác lựa chọn và kết hợp đã cấp cho mỗi đơn vị ngôn ngữ hai nhóm
yếu tố thuyết minh. Hai thao tác này luôn được sử dụng song song và cùng lúc với nhau
trong hoạt động ngôn ngữ.

2. Về p ƣơ










Theo tác giả Nguyễn han Cảnh, hoạt động nghệ thuật của con người là nhằm:
phản ánh hiện thực và thể hiện sức sáng tạo của con người. Bởi vậy, nghệ thuật ngôn từ
bao gồm hai phương thức cơ bản là: phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện.
2.1. Về phương th

tạo hình

Theo tác giả:“Nét nổi bật của phương thức tạo hình trong nghệ thuật là trực tiếp
miêu tả các hiện tượng của hiện thực, v nên (hiểu theo nghĩa rộng của từ bức tranh về
cuộc sống, mở ra trước mắt người xem những tác phẩm giống với các đối tượng trong
thực tế.” [3, tr. 28].
Một lần nữa tác giả khẳng định lại vai trò của phương thức tạo hình “Chính nhờ
khả năng này, ngôn ngữ đã hoàn thành nhiệm vụ của một chất liệu của hình thái nghệ
thuật tạo hình: nhờ khả năng nói về đối tượng, ngôn ngữ có thể phản ánh hiện tượng
trong tất cả tính cụ thể và tầm rộng lớn của nó” [3, tr. 30].
Để thực hiện được việc tạo hình đòi h i cần phải có cách tri giác. Ngoài cách tri
giác về nghĩa đen của từ, khả năng lắp ghép đã nảy sinh, tức là trong khi vẫn tập trung
sự lưu ý của người nghe vào bình diện ngữ nghĩa thứ nhất (nghĩa đen), đồng thời lại tạo
nên một ý nghĩa mới có nội dung lớn hơn tổng số nội dung ý nghĩa của các thành tố của
kết hợp. Từ đó tạo ra ngôn từ (văn bản) nhiều hơn một bình diện ngữ nghĩa, đạt được “
tại ngôn ngoại” [3, tr. 32].
2.2. Về phương th

iểu hiện

Tác giả trình bày về biểu hiện như sau: “nó biểu hiện những cảm nghĩ nhất định
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

13


SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

của con người, thể hiện cách nhận thức và đánh giá của con người đối với cuộc sống”
[3, tr. 33].
Tác giả nói thêm, khi ngôn ngữ là chất liệu của một thứ nghệ thuật, khuynh
hướng tự nhiên trước hết s là dùng để tạo hình. Vì thế, nghệ thuật biểu hiện muốn sử
dụng ngôn ngữ làm chất liệu cho mình thì “phải làm thế nào để khử tính tạo hình kh i
văn bản, đặng tập trung sự chú của người nghe vào hệ thống tổ chức ngôn ngữ có tính
chất biểu hiện” [3, tr. 34]. Tức là thể hiện những cảm nghĩ nhất định, nói lên cách nhận
thức và đánh giá của nhà nghệ sĩ trước cuộc sống bằng thao tác lựa chọn. Nghĩa là
“chính ngay cái lúc mà chức năng định danh của các từ bị xóa nhòa đi, thì đồng thời
cũng chính là lúc nảy sinh khả năng biểu hiện của chúng” [3, tr. 36]. Ngôn ngữ xuất
hiện thêm chức năng biểu hiện ngoài chức năng định danh.
Khi chức năng định danh bị hạn chế đến mức cao nhất thì bình diện ngữ nghĩa
thứ hai của văn bản s chiếm ưu thế trong sự tri giác nhằm phát huy đầy đủ năng lực
biểu hiện của các yếu tố ngôn ngữ.
Tác giả khẳng định văn bản đã được thuyết minh trên nhiều hơn một phương
diện ngữ nghĩa. Nửa còn lại của lí thuyết nghệ thuật ngôn ngữ - nửa kia của phương thức
tạo hình – đã được giải thích ở đây.
Nguyễn han Cảnh cho rằng hai thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp có mối
liên hệ gắn kết với nhau và cũng luôn đan xen lẫn nhau.

3. Về



p


ƣ



p ƣơ





Theo tác giả “Tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa là k năng dựa vào sức liên
tưởng của người nhận, đem liên kết các tín hiệu ngôn ngữ hoặc cùng xuất hiện trên
thông báo hoặc ch xuất hiện trên thông báo và tồn tại trong mã ngôn ngữ, để kiến lập
những ch nh thể không phân lập về mặt m học, tạo nên ngầm bằng chiều dày của các
câu, chữ” [3, tr. 81]. Có thể nói là s gần như không thể nào hiểu được văn bản trữ tình
nếu thiếu k năng này. Như vậy “nghệ thuật ngôn ngữ trước hết là nghệ thuật tạo
những mối liên tưởng giữa các yếu tố riêng l làm thành tác phẩm, nhằm sử dụng một
cách m học chiều dày của chất liệu ngôn ngữ” [3, tr. 82]. Trong bất k một chiều dày
nào của dấu hiệu miêu tả cũng bao hàm đồng thời hai nhân tố: nhân tố tồn tại thực tế,
biểu hiện nghĩa logic của tín hiệu đó và nhân tố tồn tại ở dạng tiềm năng và có thể trở
thành hiện thực hoặc không.
Nguyễn Phan Cảnh quan niệm tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa là “khi sự xuất
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

14

SVTH: Phạm Thành Thật



Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

hiện của một vế liên tưởng nào đó là gần như không thể đoán trước được thì trong
trường hợp đó s xuất hiện một

ngầm sau lưng các dòng chữ” [3, tr. 84]. Mà cách tổ

chức tối ưu chính là ẩn dụ, nơi “mối liên tưởng do chỗ không bị quy định bởi tín hiệu
trên thông báo cũng như bởi nội dung của tín hiệu được kêu gọi nên đã trở thành vô
cùng linh hoạt, đa dạng, cho phép nhà thơ đi hết chiều sâu của năng lực hình tượng của
mình” [3, tr. 86]. Đây là kiểu mã hóa cơ bản của phương pháp tổ chức kép các lượng
ngữ nghĩa, làm nên nội dung chủ yếu của cả một thời đại thi ca, là trung tâm của cả một
tôn ti tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa mà cực này là so sánh (cách tổ chức dễ thấy nhất,
cho phép “tín hiệu kêu gọi và tín hiệu được kêu gọi cùng xuất hiện trên thông báo, và
thông qua một tín hiệu ch dẫn người đọc được thông báo về mối liên tưởng đó” [3, tr.
91 - 92] và cực kia là điển tích (ch tín hiệu kêu gọi là xuất hiện trên thông báo, còn tín
hiệu được kêu gọi thì không những tiềm tàng trong mã mà còn có thể được liên tưởng
với điều kiện là phải có sự tích lũy văn học nhất định về phía người đọc [3, tr. 98].
Tác giả tóm lại, “Các phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ, dù nếm trải
ra trên một gam k thuật khá rộng (so sánh, t dụ, phúng dụ, ẩn dụ... về bản chất đều
ch là các cách khai thác khả năng thi ca trên trục lựa chọn của ngôn ngữ mà thôi” [3,
tr. 102].

4. Về

p

p

p ƣơ






Theo Nguyễn Phan Cảnh, “ ắp ghép là k năng dựa vào tình tiết và thứ tự về
sức chú

và theo d i của người nhận, đem nối các cảnh mô tả theo một quy luật nhất

định, để nhầm tạo nên

ngầm giữa các khoảng cách của những cảnh đó” [3, tr. 105].

Một văn bản thơ gồm nhiều cảnh mô tả riêng lẻ là những yếu tố tạo thành của tác phẩm
và bản chất nghệ thuật của văn bản tùy thuộc vào phương thức kết hợp các yếu tố ấy lại
với nhau.
Bên cạnh đó tác giả cho rằng trong bất k khoảng cách nào giữa hai cảnh miêu tả
cũng gồm đồng thời hai nhân tố: nhân tố tồn tại thực tế, biểu hiện mối quan hệ logic
thông thường giữa hai cảnh đó và nhân tố biểu hiện ngầm nghệ thuật, nó tồn tại ở dạng
tiềm năng và có thể trở thành hiện thực hoặc không.
Theo ông thì lắp ghép là “Khi sự xuất hiện của một cảnh nào đó là gần như
không thể đoán trước được, nghĩa là trong cảnh đã xuất hiện không có một tiền đề nào
mà theo lôgích thông thường có thể giúp dự đoán nội dung của cảnh tiếp sau, thì trong
trường hợp đó s xuất hiện một
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

ngầm giữa khoảng cách của hai cảnh miêu tả” [3, tr.
15


SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

109]. Nói về tác dụng của lắp ghép, tác giả cho rằng nó “biến mối liên hệ ẩn dấu bên
trong của các hiện tượng thực tế thành mối liên hệ được bộc lộ r ra ngoài, có thể nhìn
thấy được, có thể trực tiếp tri giác mà không cần giải thích” [3, tr. 111].
Ngoài ra nó còn giúp người đọc hiểu được sự giãn nở của hiện thực và tri giác
của người nhận cũng trở thành một phạm trù giãn nở.
Tác giả tóm lại: “ ắp ghép chính là phương pháp hướng dẫn sức chú

và liên

tưởng của người nhận một cách bắt buộc” [3, tr. 114]. “Các phương thức chuyển nghĩa
có tính chất hoán dụ dù trải ra trên một gam k thuật rộng (từ nhân cách hóa qua đề dụ
đến hoán dụ về bản chất đều ch là các cách khai thác khả năng thi ca trên trục kết hợp
của ngôn ngữ mà thôi” [3, tr. 115]. Cái được sử dụng ở đây là các quan hệ và cảm xúc
m học được xây dựng bằng hiệu quả của lắp ghép, của các cấu trúc hoán dụ tính.

5. Về

ơ
Tác giả cho rằng “chính yêu cầu truyền đạt các thông tin được xử lí về thời gian

và không gian đã làm xuất hiện nhạc thơ” [3, tr. 117]. Nó phát tín hiệu báo động cho các
đơn vị không phân lập, tồn tại như mộ cơ chế hãm chặn chống lại các hợp thành thi pháp
trong chương trình hóa, loại trừ mọi khả năng sai lệch, đảm bảo độ trung thành cao cho
hệ lưu giữ - truyền đạt. Vì thế nhạc thơ đóng vai trò quan trọng trong thi pháp: “thiên
chức tự điều ch nh thiêng liêng đã làm nhạc hóa hồn thơ” [3, tr. 117].

Các thuộc tính âm thanh được lưu giữ - truyền đạt khi tổ chức quá trình thi ca
làm nên tiết tấu, còn các đơn vị âm thanh được lưu giữ – truyền đạt trong khi tổ chức các
quá trình loại thể làm nên vần trong thơ. Dưới hiệu quả của tiết tấu và vần đã làm nên
một nét riêng tiêu biểu của ngôn ngữ là đặc trưng nhạc tính. Tác giả nhấn mạnh tiết tấu
trong nghệ thuật: sự luân phiên giữa các mặt đối lập của hiện thực, trong nghĩa rộng là
sự lặp lại một cách liên tục các hiện tượng tương tự có thể thay thế nhau trong thời gian
và không gian.
Theo Nguyễn han Cảnh thì xét trong mối quan hệ với mã và thông báo thì các
thuộc tính âm thanh và các đơn vị âm thanh có khác nhau về việc thể hiện: Các đơn vị
âm thanh chỉ có đối lập, còn các thuộc tính âm thanh thì đều có hai tọa số: vừa có đối
lập (cao – thấp, mạnh – nh , ngắn - dài) lại vừa có tương phản.
ng cũng đề cập đến ba hệ thi pháp cơ bản nảy sinh của ngôn ngữ: nếu đối lập
dài – ngắn trong nguyên âm có tính chất âm vị học, thì thi pháp của ngôn ngữ đó là hệ
câu thơ theo lượng như thơ Latinh..., nếu đối lập mạnh – nh ở âm tiết có tính chất âm vị
học, thì thi pháp của ngôn ngữ đó là hệ câu thơ theo trọng âm thơ Nga..., còn nếu đối lập
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

16

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

bằng – trắc ở âm tiết có tính chất âm vị học thì thi pháp của ngôn ngữ này là hệ câu thơ
theo thanh điệu như thơ Việt...
“Hệ bằng – trắc, lấy đối lập thanh điệu làm chất liệu, chính là hệ thi pháp của
các ngôn ngữ chính danh, nơi sự luân phiên giữa các bước thơ theo trình tự B N




TR C – B N – TR C... s tạo nên tiết tấu thơ” [3, tr. 121].
Tác giả nói thêm, việc lưu giữ - truyền đạt các tham số của đơn vị âm thanh là
nguyên âm và phụ âm lại được thực hiện thông qua vần với mô hình lý tưởng gồm thủy
âm (phụ âm đầu trong âm tiết) và chính âm (nguyên âm làm thành âm tiết).
Nói về cách khai thác nhạc tính chủ yếu, tác giả cho rằng “tùy thuộc vào việc thơ
ca chiếm ưu thế hay văn xuôi chiếm ưu thế ở từng giai đoạn văn học cụ thể” [3, tr. 124].
Trong giai đoạn khi thơ làm chủ đạo, ở nhạc thơ, sự đối lập s nổi lên hàng đầu: mọi
khai thác nhạc tính trong thơ vì vậy s xoay quanh vần, nhạc thơ ở đây chủ yếu là do
nguyên âm, phụ âm đưa lại. “Trong khung cảnh đó, các nguyên âm tiếng Việt nằm trong
hai đối lặp có

nghĩa: trầm – bỗng và khép – mở các phụ âm thì được phân bố trong

một đối lập quan trọng, đó là đối lập vang – tắc giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc,
vô thanh” [3, tr. 124 - 125]
Còn trong giai đoạn văn học khi văn xuôi làm chủ đạo, thì ở nhạc thơ, sự tương
phản s nổi lên hàng đầu: mọi khai thác nhạc tính trong thơ vì vậy s xoay quanh tiết
tấu, nhạc thơ ở đây chủ yếu do thanh điệu tạo thành. “Trong khung cảnh này, các thanh
điệu tiếng Việt nằm vào hai đối lập cơ bản: cao – thấp và bằng – trắc” [3, tr. 128].
Tác giả đúc kết lại vai trò của nhạc thơ: “Nhạc tính của một thi phẩm càng giàu,
tức những tham số thanh học của ngôn ngữ càng có độ tin cậy cao, thì hiệu quả lưu trữ truyền đạt của thi phẩm càng lớn, sức sinh tồn của nó càng mạnh” [3, tr. 137].

6. Nhậ x

ƣớ đầu

để

N


ễ P

C

Trong Ng n ng thơ, tác giả Nguyễn han Cảnh đã trình bày mười hai chương
để nói về ngôn ngữ thơ. Tuy đã nêu lên được nhiều phương diện của ngôn ngữ thơ
nhưng chưa có nội dung nào thật rõ ràng, cụ thể mà chỉ nói một cách mơ hồ, khái quát.
Tác giả cho rằng để tri giác được một văn bản, ngoài điều kiện phải có đủ hai
chủ thể tham gia giao tiếp còn cần phải hiểu được những lời, những chữ mà người ta
nghe được, đọc được. Nói như thế đã hoàn toàn chính xác chưa Không phải khi hiểu
được tất cả những từ tiếp xúc được trên cơ sở giống nhau giữa các yếu tố đó là có thể
thấu đáo được ý đồ trong tác phẩm. Thế thì chỉ cần người tiếp xúc nói lên ý mình khi tìm
hiểu một tác phẩm nào đó mà không cần quan tâm điều đã “hiểu” đó có đúng, có phù
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

17

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

hợp với quan niệm chung của cộng đồng hay không. Hiểu như vậy chỉ là theo tác giả.
Tác giả Nguyễn Phan Cảnh đã đề cao biện pháp chuyển nghĩa, đặc biệt là
phương thức ẩn dụ vì ẩn dụ đứng hàng đầu trong việc xây dựng và phát triển chủ đề trữ
tình. Tuy nhiên, tác giả đã không đúng khi cho rằng ẩn dụ là cách tổ chức kép các lượng
ngữ nghĩa. Bên cạnh đó, phương pháp hoán dụ chủ yếu được dùng để thiết lập hình ảnh
trong văn xuôi hơn là thơ.
Trong tiền đề vật chất của thao tác lựa chọn, tác giả đã đề cập đến các hình vị tồn

tại trong các tha hình. Vậy thì tha hình là gì? Tác giả chưa giả thích được.
Tác giả đã rất đúng khi đề cập đến hai thao tác cơ bản của ngôn ngữ thơ là thao
tác lựa chọn và thao tác kết hợp cũng như hai phương thức biểu đạt là phương thức tạo
hình và phương thức biểu hiện. Nhưng cả hai thao tác và hai phương thức này là chung
cho tất cả các thể loại ngôn ngữ, phương pháp sáng tác chứ không riêng gì trong ngôn
ngữ thơ. Hơn thế nữa, hai tính tạo hình và biểu hiện không loại trừ nhau như tác giả đã
giải thích. Hơn nữa, tác giả đã trình bày vấn đề nghiên cứu hai nội dung trên ở hai phần
riêng biệt nên chưa thể thấy được vai trò, mối liên hệ gắn kết giữa thao tác và phương
thức biểu đạt của ngôn ngữ thơ.
Nguyễn Phan Cảnh cho rằng cách khai thác nhạc thơ tùy thuộc vào thơ ca chiếm
ưu thế hay văn xuôi chiếm ưu thế. Tác giả chưa có cơ sở khẳng định ở giai đoạn thơ là
chủ đạo, nhạc thơ chủ yếu do nguyên, phụ âm đưa lại, còn ở giai đoạn văn xuôi là chủ
đạo thì nhạc thơ chủ yếu do thanh tạo thành, để khẳng định rằng “những câu thơ toàn
bằng”, những “câu thơ sáu dấu” chỉ có trong giai đoạn văn xuôi là chủ đạo là không
thuyết phục.
Tác giả đã mắc sai lầm khi cho rằng thiếu đi nhạc tính s lần lượt trở thành v ,
diễn ca, vịnh, tấu...để khẳng định đúng đắn vai trò quyết định của nhạc thơ là không có
căn cứ chưa thõa mãn.
Tuy có một vài thiếu sót nhưng với công trình Ngôn ng thơ, nhưng Nguyễn
han Cảnh đã nêu bật lên và giải thích được nhiều vấn đề quan trọng trong nghiên cứu
ngôn ngữ thơ. Tác giả đã đề cập tới những thuộc tính cơ bản của ngôn từ thơ ca, góp
phần rất lớn cho việc nghiên cứu ngôn ngữ sau này.
II. QUAN NIỆM CỦA HỮU ĐẠT

Trong công trình nghiên cứu Ngôn ng thơ Việt Nam, Hữu Đạt đã nêu lên một
số nội dung lớn của ngôn ngữ thơ: đặc điểm về loại hình ngôn ngữ và phong cách thơ ca
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

18


SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

Việt Nam, hai phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ, tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình
tượng thơ, một số tính chất và đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ, chơi chữ, vài
nhận xét về sự phát triển của ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại.
Trong giới hạn luận đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin điểm qua một số nội dung:
phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ, tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng thơ và
một số tính chất và đặc điểm của ngôn ngữ thơ.

1. Về p ƣơ





ơ

Tác giả Hữu Đạt cho rằng một trong những phương thức làm nên những đặc
điểm ngôn ngữ riêng của thơ là phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện.
1.1. Về phương th

tạo hình

Hữu Đạt nêu lên “Đặc điểm nổi bật của phương thức tạo hình là phản ánh trực
tiếp đối tượng, nghĩa là miêu tả đối tượng như nó vốn có trong thực tế khách quan [6, tr.
38].
ng cũng đề cặp đến hai thao tác lựa chọn và kết hợp là không thể thiếu để

người nghệ sĩ làm nên tác phẩm. Tác giả khẳng định tác phẩm thơ ca có tính chất tạo
hình là một tác phẩm đem đến cho người đọc những bức tranh sinh động về cuộc sống,
khiến người đọc cảm nhận được thế giới hiện thực bên ngoài.
Trong công trình ông cho rằng cơ sở hình thành phương thức tạo hình trong thơ
là từ, ngữ, có tính tạo hình rất cao. Văn bản được xây dựng phải tuân theo trình tự: từ –
ngữ (cụm từ - câu - đoạn văn - văn bản tạo nên một bức tranh hoàn toàn cụ thể, có thể
tri giác được bằng cảm giác trong một văn cảnh nào đó.
Một câu để thành câu phải là một bức tranh khá hoàn chỉnh, trọn v n. Còn một
đoạn, một văn bản là một bức tranh rộng lớn về nhiều sự vật, hiện tượng được hòa phối
với nhau trong một chỉnh thể thống nhất thể hiện hiện thực cuộc sống.
Tác giả cũng khẳng định “Trong thơ, tạo hình không ch với mục đích tạo hình
mà thường là thông qua cách tạo hình, nhà thơ muốn câu thơ, bài thơ của mình biểu
hiện một cái gì đó.” [6, tr. 44]. Nghĩa là qua hình ảnh ấy, nhà thơ muốn cho người đọc
thấy nội tâm, cá tính, tâm tư… của nhân vật đang được nói tới hay là của chính nhà thơ.
Bên cạnh đó, Hữu Đạt còn diễn giải phần vần và một số nguyên âm trong tiếng
Việt là tiền đề vật chất của phương thức tạo hình, có giá trị tạo hình rất cao. Tác giả đưa
ra một số loại vần: vần um là vần gợi ra hình ảnh về sự vật có độ rỗng hoặc âm thanh
phát ra từ những vật rỗng vần op là vần gợi ra hình ảnh về sự vật có thể tích bị thu hẹp
lại vần ep vần gợi ra hình ảnh về sự vật có thể tích bị thu nh lại, giảm xuống đến mức
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

19

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

tối đa vần oe vần gợi ra hình ảnh về sự vật có kích thước mở rộng ra vần eo vần gợi ra
hình ảnh về sự vật có kích thước bị thu hẹp lại hoặc ở tư thế không vững chải...[6, tr. 55

– 58]. Và một số nguyên âm như: i là hình ảnh về sự vật có kích thước, âm thanh nh
bé; e là hình ảnh về sự vật mảnh, nh , âm thanh bé và chói...[6, tr. 59].
ng lưu ý rằng, không phải tất cả các từ nào mang các vần, các nguyên âm trên
đều có khả năng tạo hình.
1.2. Về phương th

iểu hiện

Nói tới thơ ca không thể không nói tới phương thức biểu hiện, có thể nói “Thơ là
một nghệ thuật biểu hiện”.
Tác giả giải thích: “Thực chất của phương thức biểu hiện là việc khai thác các
khả năng biểu hiện của các đơn vị ngôn ngữ thông qua thao tác lựa chọn và thao tác kết
hợp trong quá trình tổ chức văn bản” [6, tr. 65]. Với hai thao tác trên, nhà nghệ sĩ có thể
lựa chọn một đơn vị trong hàng loạt đơn vị có giá trị tương đương nhau và có thể tạo ra
những kết hợp bất ngờ, sáng tạo dựa trên những tiền đề vật chất mà ngôn ngữ dân tộc
cho phép sau khi đã lựa chọn. Đây là hai thao tác hết sức cần thiết.
Hữu Đạt lưu ý: “Khi phân tích các câu thơ có khả năng biểu hiện, cần phải tìm
hiểu quá trình hình thành các nghĩa hình tượng của câu thơ, tức cái nghĩa bên trong –
nghĩa bóng của nó” [6, tr. 68].
Tác giả cho rằng “Quá trình hiện thực hóa phương thức biểu hiện là quá trình
thực hiện biện pháp chuyển nghĩa, một biện pháp vô cùng quan trọng trong các loại thơ
trữ tình” [6, tr. 72]. Thông qua biện pháp này, nhà thơ đem đến cho người đọc những
nhận thức mới m về đối tượng và tạo nên những hình tượng nghệ thuật.
Tác giả lưu ý: “Phân tích phương thức biểu hiện của ngôn ngữ thơ phải bao gồm
hai mặt: phân tích những kiểu diễn đạt cơ bản trong thơ ca và phân tích những biện
pháp chuyển nghĩa mà nhà thơ áp dụng để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của mình
trước đối tượng, cũng như việc miêu tả những tính chất và phẩm cách của đối tượng”
[6, tr. 76 - 77].
hương thức biểu hiện thực tế nằm trong mối quan hệ qua lại giữa cái gọi là
ngôn ngữ và lời nói có tính chất cá nhân. Việc làm giàu phương thức biểu hiện trong thơ

là việc làm phong phú thêm các khả năng chuyển nghĩa giữa các cấp độ từ, câu...và
những cách diễn đạt khác.
Ông quan niệm “Phân tích thơ dựa trên phương thức biểu hiện s thoát kh i
những định kiến chủ quan cũng như tính ngẫu nhiên trong khi phân tích thơ” [6, tr. 74].
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

20

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

Tác giả còn nói thêm rằng khi phân tích thơ trên phương diện này cần phải chú ý
hai hiện tượng, đó là hiện tượng chuyển nghĩa và hiện tượng chuyển đổi từ loại. Nhìn bề
ngoài, có vẻ giống nhau nhưng thực chất là khác nhau.
Tác giả nhấn mạnh phương thức biểu hiện là phương thức không thể thiếu trong
thơ ca, không những nó hoạt động mạnh m trong các loại thơ trữ tình mà trong các loại
thơ mang tính chất anh hùng ca, nó không phải là cái gì bất biến, luôn vận động trong
không gian và thời gian.
Nói về tính vận động của phương thức biểu hiện trong thơ ca Việt Nam, Hữu Đạt
cho rằng s có phương thức biểu hiện khác nhau trong mỗi giai đoạn lịch sử.
Còn nói về tiền đề vật chất của phương thức biểu hiện, tác giả cho rằng các đơn
vị ngôn ngữ mang tính tình thái. Và tính tình thái đó nảy sinh bởi hai nguyên nhân
chính: việc hình thành các thể đối lập trong các cấp độ ngôn ngữ và việc hình thành ra
thể bổ sung giữa các đơn vị ngôn ngữ.

2. Về






ƣ

ơ

Hữu Đạt giải thích “hình tượng thơ là bức tranh sinh động và tương đối hoàn
ch nh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất
vần, điệu với trí tưởng tượng sáng tạo và cách đánh giá của nhà nghệ sĩ” [6, tr. 100].
Hình tượng và tính hình tượng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. “Hình
tượng là bức tranh được phản ánh khá đầy đủ và toàn diện...Còn tính hình tượng là hình
ảnh đơn l về một mặt, một phương diện nào đó của cuộc sống, nó chưa phải là bức
tranh toàn diện” [6, tr. 101].

ét về góc độ phản ánh thì “Hình tượng vừa có tính khái

quát lại vừa có tính cụ thể, còn tính hình tượng ch có tính khái quát chứ chưa có tính cụ
thể”. Vậy, về bản chất, “hình tượng” phải là tổng hòa tất cả những cái có “tính hình
tượng”.
Hữu Đạt cho rằng cái làm nên tính hình tượng trong câu thơ chính là do mối
quan hệ kết hợp giữa các đơn vị do câu thơ tạo thành. Khi nói tới tính hình tượng của
thơ ca là chúng ta nói tới hai loại quan hệ: quan hệ có tính chất tiềm năng và quan hệ
hiện thực hóa.
Về nghĩa hình tượng, Hữu Đạt giải thích “là cái nghĩa tiềm năng, tồn tại ở bề
sâu của cấu trúc ngữ nghĩa được hình thành do quá trình phát sinh nghĩa xảy ra trong
một quá trình lịch sử rất lâu dài” [6, tr. 116].
Theo tác giả thì hình tượng là cái được xây dựng từ những câu thơ có tính hình
tượng, một tác phẩm không thể có tính hình tượng nếu được xây dựng từ những câu thơ
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé


21

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

không có tính hình tượng.
“Việc phân tích hình tượng thơ có thể đứng từ nhiều góc độ khác nhau. Nghĩa là
hình tượng nảy sinh do quá trình liên tưởng, so sánh đối chiếu giữa các sự vật, hiện
tượng thực tế với nhau và với những tình cảm, tâm lí trong cuộc sống nội tâm của con
người” [6, tr. 120].

3. Về



đặ đ ể





ơ

Trong công trình nghiên cứu này, Hữu Đạt đã trình bày ba đặc điểm của ngôn
ngữ thơ. Đó là tính tương xứng, tính nhạc và phong cách của nhà thơ. Nhưng trong bài
nghiên cứu này chúng tôi chỉ xin điểm qua hai đặc điểm là tính tương xứng và tính nhạc.
3.1.


nh tương

ng trong ng n ng thơ

Tác giả cho rằng đây là một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng của ngôn
ngữ thơ. Nó đảm bảo cho thơ một vẻ đ p đặc biệt: v đẹp của sự hài hòa.
Hữu Đạt quan niệm “Không những tính tương xứng ch bao gồm những cái
tương phản, đối xứng hay cân đối với nhau mà nó còn bao gồm cả những cái tồn tại
trong thế bổ sung cho nhau” [6, tr. 131].
Theo tác giả khi nghiên cứu tính tương xứng trong thơ đứng từ góc độ cái biểu
hiện, tính tương xứng của ngôn ngữ thơ được biểu hiện qua mặt âm thanh và ý nghĩa của
các đơn vị ngôn ngữ. “Tính tương xứng về âm thanh có tác dụng làm cho sự liên kết
giữa các dòng thơ, câu thơ trở nên gắn bó, ràng buộc” [6, tr. 132].
Tác giả nói thêm, nói đến tương xứng âm thanh trước hết người ta phải nói đến
tính tương xứng về thanh điệu, không chỉ là sự đối xứng về hai loại thanh: thanh bằng
và thanh trắc mà còn bao gồm cả hiện tượng các thanh đi sóng đôi với nhau, tạo thành
những cặp nhất định. Ngoài ra còn có sự tính đến sự tương xứng về âm cuối, về phần
vần.
Tác giả quan niệm “Tính tương xứng về âm thanh không ch làm tăng cái v đẹp
hình thức của thơ ca mà còn làm phong phú và tinh tế thêm cái v đẹp nội dung của thơ
ca nữa” [6, tr. 135].
Đứng từ góc độ sắp xếp ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc, trong đó có các yếu
tố tồn tại theo tôn ti, thứ bậc, có thể nghiên cứu ở các bậc khác nhau: tương xứng trên
hai dòng thơ (gồm tương xứng toàn bộ và tương xứng bộ phận) và tương xứng trên một
dòng thơ (gồm tương xứng giữa hai vế của dòng thơ và tương xứng giữa các bộ phận
trong một vế của dòng thơ).
Còn tính tương xứng về ý nghĩa trong ngôn ngữ thơ, theo Hữu Đạt bao gồm:
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé


22

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

tương xứng về nghĩa từ vựng (theo nét nghĩa đối lập và thao nét nghĩa bổ sung , tương
xứng về từ loại, tương xứng ở bậc từ và tương xứng ở bậc cấu trúc.
Xét mối quan hệ giữa các yếu tố, tác giả cho rằng có tương xứng trực tiếp và
tương xứng gián tiếp.
Hữu Đạt khẳng định: “Tính tương xứng của ngôn ngữ thơ là một đặc điểm rất
quan trọng có vai trò giúp cho người sáng tác tạo ra những câu thơ hay, độc đáo, đồng
thời cũng giúp cho người nghiên cứu kiểm tra, phát hiện ra những sai lầm khi phân tích
thơ ca” [6, tr. 155].”
Tác giả nói thêm: Tính tương xứng là một tính chất rất quan trọng của ngôn ngữ
thơ. Nếu trong một bài thơ, đoạn thơ có sử dụng thành thục nhiều kiểu tương xứng phù
hợp s đem đến cho bài thơ, đoạn thơ sự giàu có về âm thanh và ý nghĩa.
3.2. Về t nh nhạ

ủ ng n ng thơ

Tác giả cho rằng mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của ngôn ngữ hoàn
toàn khác với mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của âm nhạc. Nhưng ngôn ngữ và
âm nhạc lại có quan hệ khăng khít.
Tác giả cũng chỉ rõ ngôn ngữ gồm có ngôn ngữ âm thanh và văn tự, còn âm nhạc
gồm các nốt nhạc và các kí hiệu của nốt nhạc.

ng khẳng định rằng: “Thực chất mối


quan hệ giữa ngôn ngữ và âm nhạc chính là mối quan hệ giữa ngôn ngữ âm thanh và
các nốt nhạc còn mối quan hệ giữa chữ viết và các nốt nhạc là sự biểu hiện bên ngoài
của mối quan hệ đó.

ối quan hệ này không phải là đồng nhất” [6, tr. 158]. Cần phân

biệt rõ, từ ngữ là cái trừu tượng, không có quan hệ với âm nhạc, còn từ lời nói là cái cụ
thể, có quan hệ với âm nhạc. Chỉ có lời nói: nhịp điệu, ngữ điệu; độ dài, ngắn; mạnh,
yếu của các kết hợp âm thanh (cao độ, trường độ, âm sắc...) là những yếu tố có liên quan
trực tiếp với âm nhạc [6, tr. 158].
Tác giả nhận định, tiếng Việt giàu có về nguyên âm, phụ âm và thanh điệu, thế
nên độ dài của âm tiết thường ngắn và bao giờ cũng tách rời nhau. Đây là đặc điểm có
ưu thế về tính nhạc hơn so với các thứ tiếng có số lượng nguyên âm, phụ âm ít hơn và
không có thanh điệu. “ ột âm tiết của tiếng Việt dứt khoát bao giờ cũng được biểu thị
bằng một nốt nhạc hoặc bằng vài nốt nhạc “luyến láy” với nhau” [6, tr. 158 – 159].
Theo tác giả, “Sở dĩ chúng ta nhấn mạnh tính nhạc trong thơ là vì ngôn ngữ thơ
ca giàu nhịp điệu, ngữ điệu, quảng cách và hòa âm so với văn xuôi” [6, tr. 159].
Tác giả cũng nói: “Nói về cách hòa âm, trong thơ Việt nam là nói tới cách hòa
phối các thanh điệu, các cách kết hợp âm thanh theo một kiểu nhất định nào đó ở trong
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

23

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

câu thơ, đoạn thơ và bài thơ cụ thể” [6, tr. 159]. Tuy nhiên, không phải mỗi thanh điệu
s ứng với một nốt nhạc nhất định mà ngược lại, có thể ứng với một thanh điệu hoặc một

vài thanh điệu khác nhau, độ cao của thanh điệu không phải là cái tương ứng với độ cao
của âm nhạc. Ngôn ngữ và âm nhạc trong tiếng Việt có mối quan hệ chặt ch với nhau.
“Đó là quan hệ không đồng nhất, không cứng nhắc, nhưng cũng không phải là ngẫu
nhiên, tùy tiện” [6, tr. 161].
Theo tác giả“Chính tính giàu khả năng biểu hiện của các dơn vị ngôn ngữ trong
tiếng Việt cũng như giá trị gợi hình của chúng là một cơ sở vật chất quan trọng giúp cho
các nhà nghệ sĩ tìm tòi, phát hiện và sáng tạo ra những hình tượng âm nhạc phong phú”
[6, tr. 162].
Hữu Đạt nhận định “Ngôn ngữ thơ với tư cách là ngôn ngữ giàu nhịp điệu,
phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, giàu từ láy âm, tượng hình, chính là thứ ngôn ngữ
giàu tính nhạc. Và sự ngắt nhịp thơ trên phương diện ngôn ngữ đòi h i phải có sự
nghiêm ngặt tương đối chứ không tùy tiện” [6, tr. 163].

4. Nhậ x

ƣớ đầu

để

Hữ Đ

Trong công trình nghiên cứu Ng n ng thơ Việt Nam, Hữu Đạt đã đề cập đến
rất nhiều vấn đề của ngô ngữ thơ, góp một tiếng nói không nh vào bài tranh luận đang
sôi nổi về ngôn ngữ thơ Việt Nam nói riêng và ngôn ngữ thơ nhận loại nói chung. Khi
nói về hai phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ, đó là phương thức tạo hình và phương
thức biểu hiện, ông đã giải quyết rất tốt những đặc điểm của hai phương thức này, giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về đặc trưng cũng như tác dụng của nó, và ông cũng đã rất đúng
đắn khi cho rằng thao tác cơ bản của hai phương thức này là thao tác lựa chọn và thao
tác kết hợp. Song, đây là hai thao tác cơ bản của tất cả các phương thức khác và cả các
ngôn ngữ khác khi tham gia giao tế bằng ngôn ngữ chứ không riêng gì của hai phương

thức này.
Tính tương xứng trong ngôn ngữ thơ đã được Hữu Đạt giới thiệu và giải thích
khá rõ ràng về nhiều cấp độ, phạm vi, vai trò...để từ đó nhà nghệ sĩ và người thưởng
thức có thêm những cái nhìn thấu đáo hơn về sự tương xứng trong thơ.
Đề cập đến tính vận động của phương thức tạo hình trong thơ, tác giả cho rằng:
“Phương thức này thường nghiêng về miêu tả thiên nhiên hoặc mới ch phác ra một vài
diện mạo, tính cách nhất định. Nó chưa được các nhà thơ sử dụng để miêu tả những
biến đổi lớn của đất nước, con người” [6, tr. 43]. Đó là một điều không chắc chắn và tác
giả cũng chưa thể đưa ra bất kì một cơ sở nào để lí giải cho nhận định của mình.
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

24

SVTH: Phạm Thành Thật


Chất thơ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu

Về đặc điểm phương thức biểu hiện trong thơ, Hữu Đạt cho rằng phương thức
này được hiện thực hóa bằng biện pháp chuyển nghĩa mà theo tác giả “ở đâu xuất hiện
hiện tượng chuyển nghĩa thì ở đó cái nghĩa đen, nghĩa cơ bản của từ bị biến đi mà thay
vào đó là sự xuất hiện một nét nghĩa mới, nét nghĩa có tính chất biểu tượng của từ” [6,
tr. 77] mà tác giả không đưa ra một định nghĩa chính xác nào về biện pháp này. Nếu chỉ
nói như vậy và qua những dẫn chứng, có thể thấy biện pháp này và ẩn dụ là khá gần
nhau mà ít thấy liên quan đến t dụ, phúng dụ, khoa trương... Vậy thì tác giả nên đưa ra
cơ sở, dấu hiệu nào đó để người đọc có thể hiểu rõ hơn về biện pháp chuyển nghĩa.
Một điều bất hợp lí trong phần vừa nêu trên của Hữu Đạt nữa là ông cho rằng khi
phân tích phương thức biểu hiện của ngôn ngữ thực chất phải bao gồm hai mặt: một mặt
phải phân tích những kiểu diễn đạt cơ bản trong thơ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tỉ dụ,
khoa trương...mặt thứ hai là phân tích những biện pháp chuyển nghĩa mà nhà thơ áp

dụng. Thực chất, hai mặt này là một bởi ở phần trước, tác giả cũng đồng ý với nhiều nhà
nghiên cứu khác cho rằng hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng Việt bao gồm: so sánh,
ẩn dụ, hoán dụ, t dụ, khoa trương, phóng đại... Nhưng không rõ ràng trong vấn đề này.
Trong quá trình luận giải về mối quan hệ giữa ngôn từ thơ ca với âm nhạc, Hữu
Đạt đã đưa ra những nhận định mâu thuẫn với nhau. Bàn về cách hòa âm trong thơ, Hữu
Đạt kết luận rằng ngôn từ thơ ca tạo ra âm nhạc, quy định âm nhạc. Nhưng khi xem xét
mối tương quan về độ cao giữa các thanh điệu với độ cao của các nốt nhạc, Hữu Đạt lại
kết luận nhận định của mình rằng thanh điệu và nốt nhạc không có mối quan hệ quy định
về độ cao. Kết luận này là chính xác nhưng hai nhận định này lại mâu thuẫn với nhau.
Hữu Đạt đã không thể làm sáng t mối quan hệ ngôn từ thơ ca và âm nhạc mà thức chất
chỉ là mối quan hệ giữa thơ được phổ nhạc và nhạc phổ thơ trong ca khúc phổ thơ.
Qua đây cho chúng ta thấy, công trình nghiên cứu của Hữu Đạt đã đạt được
những thành tựu nhất định trong việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ. Song vẫn còn những
điểm thiếu xót, bất cập, mâu thuẫn.
III. QUAN ĐIỂM CỦA CHIM VĂN BÉ

Trong công trình Ng n ng họ văn hương Việt N

, Chim Văn Bé đã dày

công trình bày nhiều vấn đề về ngôn ngữ văn chương mang tính khoa học cao: dẫn luận
về ngôn ngữ học văn chương, khái quát chung về văn bản và văn bản nghệ thuật, ngôn
từ thơ trữ tình, ngôn từ truyện. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi xin điểm qua một
số nội dung: ngôn từ thơ trữ tình liên quan trong công trình này. Đặc biệt là các tính chất
GVHD, Th.S: Chim Văn Bé

25

SVTH: Phạm Thành Thật



×