Tuyển tập 90 đề thi thử
đại học cao đẳng môn
Hóa học tập 2
Đây là trích đoạn trong cuốn TUYỂN TẬP 90 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC tập 2 do Nhà sách
LOVEBOOK phát hành. Để sở hữu cuốn sách, mời quý độc giả và các em học sinh liên hệ với nhà sách:
Địa chỉ: 101, Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0466.860.849. Hotline: 0963 140 260
Web: lovebook.vn.
Facebook: facebook.com/lovebook.vn
Email:
Trong trường hợp website không truy cập được, các bạn có thể truy cập: để đặt hàng.
Mời quý độc giả tham khảo thêm 2 cuốn nữa trong chuỗi sách luyện đề môn Vật Lý do LOVEBOOK phát hành:
Tuyển tập 90 đề thi thử đại học môn hóa học tập 1
Tuyển tập 90 đề thi thử đại học môn hóa học tập 3
Ngoài ra, vào 02/11/2014, LOVEBOOK sẽ phát hành 4 cuốn chuyên đề:
Công phá đề thi đại học môn hóa học
Chinh phục bài tập hóa đại cương và vô cơ
Chinh phục bài tập hóa hữu cơ
Chinh phục lý thuyết hóa trong đề thi đại học (đã phát hành)
LOVEBOOK.VN
Tuyển tập 90 đề thi thử đại học – cao đẳng kèm lời giải chi tiết và bình luận tập 1
Đời phải trải qua giông tố nhưng không
được cúi đầu trước giông tố!
Đặng Thùy Trâm
LOVEBOOK tin tưởng chắc chắn rằng
em sẽ đỗ đại học một cách tự hào nhất!
Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương
tiện
mà không
có Công
sự choTy
phép
bản
của Tuyến
công ty.Việt Nam – VEDU Corp
Bảnnào
quyền
thuộc về
Cổtrước
Phầnbằng
Giáovăn
Dục
Trực
GSTT GROUP
Các thành viên tham gia:
TĂNG VĂN BÌNH, DƯƠNG CÔNG TRÁNG, NGUYỄN THANH LONG, DOÃN TRUNG SAN, HOÀNG ĐÌNH
QUANG, TRẦN ĐÌNH THIÊM, ĐỖ THỊ HIỀN, PHẠM THỊ TRANG NHUNG, TRẦN VĂN ĐÔNG, CAO ĐẮC
TUẤN, TRƯƠNG ĐÌNH ĐỨC, NGUYỄN VĂN HÒA, NGUYỄN XUÂN TUYÊN, LÊ ĐỨC DUẨN
Tuyển tập 90 đề thi thử
Đại học - Cao đẳng môn Hóa Học
kèm lời giải chi tiết và bình luận
Tập 2
(Phiên bản năm học 2014 - 2015)
NHÀ SÁCH GIÁO DỤC LOVEBOOK.VN
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU……………….…………….……….…….……….……………………………….…………………….………………….………………….6
LỜI CẢM ƠN……………………….……………………….………………………….…………………….……………………….……………………….7
ĐÔI LỜI CHIA SẺ CỦA NHÓM BIÊN SOẠN……………………….……………………….……………………….……………………….……..8
LỜI KHUYÊN HỌC HÓA……….………………….………………….……….…….…….…….……………….………………….………………….12
Phần I: ĐỀ THI, LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN…….………………….………………….……….…….…….………………….……14
Đề số 1……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….……………………………..14
Đề số 2……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….……………………………..25
Đề số 3……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….……………………………..36
Đề số 4……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….……………………………..48
Đề số 5……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….……………………………..59
Đề số 6……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….……………………………..70
Đề số 7……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….……………………………..82
Đề số 8……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….……………………………..93
Đề số 9……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………...105
Đề số 10……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………117
Đề số 11……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………128
Đề số 12……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………139
Đề số 13……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………150
Đề số 14……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………158
Đề số 15……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………167
Đề số 16……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………177
Đề số 17……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………188
Đề số 18……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………196
Đề số 19……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………204
Đề số 20……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………214
Đề số 21……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………224
Đề số 22……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………235
Đề số 23……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………247
Đề số 24……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………258
Đề số 25……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………270
Đề số 26……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………278
Đề số 27……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………289
Đề số 28……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………299
Đề số 29……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………312
Đề số 30……………………….……………………….……………………….……………………….……………………….…………………………325
Đề số 31: Đề tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2007……….……………………….……………………….…………………………335
Đề số 32: Đề tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2008……….……………………….……………………….…………………………345
Đề số 33: Đề tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2009……….……………………….……………………….…………………………355
Đề số 34: Đề tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2010……….……………………….……………………….…………………………366
Đề số 35: Đề tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2011……….……………………….……………………….…………………………375
Đề số 36: Đề tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2012……….……………………….……………………….…………………………388
Đề số 37: Đề tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2013……….……………………….……………………….…………………………399
Đề số 38: Đề thi tuyển sinh đại học năm 2014……….………………………………….……………………….…………………………407
PHỤ LỤC……….……………………….…………………….……………...………….……………………….…………………………………………419
I. TÊN GỌI AXIT, AMIN VÀ CÁC CHẤT TƯƠNG ỨNG……….…..……………….………………….………………….………………….419
II. NHỮNG PHẢN ỨNG HAY VÀ CẦN THIẾT……….………………….………………….………………….……………………………….421
Tài liệu tham khảo……….……………………….……………………….………………….………………….………………….………………….427
LỜI NÓI ĐẦU
Các bạn học sinh thân mến và đặc biệt là các bạn học sinh lớp 12 yêu quý,
Lời đầu tiên, nhóm biên soạn cũng như nhà sách LOVEBOOK xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đọc
đã có những đóng góp quý báu cho sự hoàn thiện của cuốn “Tuyển tập 90 đề thi thử Đại học – Cao đẳng kèm lời giải
chi tiết và bình luận môn Hóa học” tập 1.
Trong thời gian này, các bạn đã hoàn thiện công việc nộp hồ sơ đăng kí thi Đại học – Cao đẳng vào ngôi trường
mà mình mong muốn. Như vậy, đây chính là khoảng thời gian các bạn quyết tâm, tập trung ôn tập cho kì thi tốt nghiệp
Trung học phổ thông, bổ túc Trung học phổ thông trước mắt và kì thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng sắp
tới. Và đặc biệt, đối với những bạn tham dự kì thi tuyển sinh vào các trường Đại hoc, Cao đẳng khối A – B thì môn Hóa
có ý nghĩa quan trọng. Với hình thức thi trắc nghiệm và kiến thức trải đều trong chương trình học ba năm thì chúng ta
không chỉ cần nắm chắc kiến thức mà cần tìm ra những cách giải, những suy luận nhanh nhất có thể để tìm ra đáp án
đúng.
Để đáp ứng nhu cầu của các bạn học sinh về tư liệu, các đề thi thử dùng cho ôn tập, củng cố kiến thức và rèn
luyện nâng cao kĩ năng làm bài, chúng tôi biên soạn cuốn sách “Tuyển tập 90 đề thi thử Đại học – Cao đẳng kèm lời
giải chi tiết và bình luận môn Hóa học” tập 2.
Nội dung cuốn sách gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Tuyển tập các để thi thử
Phần thứ hai: Đáp án
Phần thứ ba: Lời giải chi tiết
Phần thứ nhất: Trong tập 2 của bộ sách là tuyển tập 30 đề thi thử Đại học bao gồm các đề sưu tầm từ một số
trường Trung học phổ thông trong cả nước. Các đề thi đều được đánh giá là khá hay, nội dung các câu hỏi trắc nghiệm
bám sát nội dung chương trình sách Giáo khoa Hóa học 10, 11, 12 và phù hợp với cấu trúc đề thi Đại học – Cao đẳng
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở phiên bản 2.0 này, chúng tôi có chỉnh sửa lại một số đề để phù hợp với sự đổi mới trong
cách ra đề của Bộ trong những năm gần đây. Ngoài ra, cũng ở phiên bản 2.0 này, chúng tôi có bổ sung thêm 7 đề thi đại
học chính thức khối B của Bộ từ năm 2007 – 2013.
Phần thứ hai: Cung cấp các bảng tổng hợp đáp án để các bạn tiện tra cứu trong quá trình làm bài và tự đánh
giá.
Phần thứ ba: Đưa ra lời giải chi tiết cho 37 đề thi Đại học – Cao đẳng, có thể nói đây là phần quan trọng nhất
của cuốn sách. Khác với 34 lời giải chi tiết trong tập 1 nhằm cung cấp những kiến thức trọng tâm và đặc biệt trong quá
trình giải toán hóa học và lời giải còn nghiêng về lối trình bày tự luận thì trong 37 lời giải chi tiết của tập 2 này, nhóm
biên tập đã cố gắng đưa ra những tư duy nhanh, phương pháp suy luận đáp án và còn có cả những lời giải dựa vào 4 đáp
án đã cho để rút gọn thời gian làm bài. Có những bài lời giải không sử dụng hết các giả thiết, mà chỉ thông qua một vài
lập luận để tìm ra đáp án đúng. Như vậy các thành viên nhóm biên soạn đã cố gắng đưa ra lời giải phù hợp nhất với một
bài thi trắc nghiệm. Do đó, các bạn có thể kết hợp tham khảo cả tập 1 và tập 2 sao cho hiệu quả nhất.
Với những kinh nghiệm của mình, các thành viên trong nhóm biên soạn đã cố gắng tuyển chọn những đề thi hay
và đưa ra lời giải ngắn gọn mà vẫn chính xác. Hi vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo quý báu và bổ ích dành cho các
bạn học sinh Trung học phổ thông nói chung và giúp các bạn học sinh lớp 12 nói riêng trong kì thi tuyển sinh Đại học –
Cao đẳng sắp tới có một kết quả thật tốt.
Tuy đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng sai sót là điều khó có thể tránh khỏi. Rất mong nhận được
sự góp ý, phê bình của các thầy, cô giáo, quý vị độc giả và các bạn học sinh giúp cho cuốn sách này ngày một hoàn thiện
hơn. Mọi ý kiến vui lòng gửi về địa chỉ mail:
Xin chân thành cảm ơn!
Thay mặt nhóm biên soạn
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013
Đỗ Thị Hiền
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người cha người mẹ đã sinh thành ra
chúng tôi và nuôi nấng chúng tôi lên người. Họ luôn là hậu phương vững chắc trong cuộc sống của chúng tôi.
Thứ hai, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những thầy cô đã không quản ngày đêm truyền đạt
kiến thức, giúp chúng tôi đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Thầy Đỗ Như Pha – Giáo viên THPT Thanh Miện 1 – Hải Dương
Thầy Hoàng Đình Hùng – Giáo viên THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An
Cô Trần Hải Minh - Giáo viên THPT chuyên Vĩnh Phúc
Thầy Nguyễn Đình Hùng - Giáo viên THPT chuyên Vĩnh Phúc
Cô Hồ Thị Khuê Đào - Giáo viên THPT chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình
Thầy Đinh Xuân Quang - Giáo viên THPT chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình
Thầy Lê Ngọc Tú – Giáo viên THPT Hàm Rồng – Thanh Hóa
Cô Nguyễn Thị Minh Ngọc - Giáo viên THPT Mỹ Đức A – Hà Tây
Thầy Nguyễn Văn Hưng – Giáo viên THPT Quỳnh Côi – Thái Bình
Cô Trọng Thị Kiều – Phó hiệu trưởng THPT Nguyễn Siêu – Hưng Yên
Cô Nguyễn Thị Nguyệt Mai - Giáo viên THPT Nguyễn Siêu – Hưng Yên
Thầy Hoàng Đức Hải - Giáo viên THPT Phù Cừ - Hưng Yên
Cô Nguyễn Thị Hường – Giáo viên THPT Đông Quan– Hà Nội
Thầy Mai Tiến Dũng – Giáo viên THPT Hậu Lộc 2 - Thanh Hóa.
Chúng tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới bạn Phạm Phương Dung –sinh viên năm thứ 1, đại học Y
Hà Nội, bạn Doãn Thị Thanh Phượng – sinh viên năm thứ 1, đại học Ngoại Thương. Những ý kiến đóng góp
của 2 bạn đã giúp chúng tôi khắc phục phần nào khó khăn trong quá trình biên soạn sách.
Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh Lương Văn Thùy – Chủ tịch GSTT Group. Anh là
người theo sát chúng tôi nhất trong quá trình làm việc. Những lời động viên và khích lệ kịp thời của anh đã
giúp chúng tôi tự tin hơn nhiều.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
CẢM NHẬN VỀ CUỐN SÁCH
Cô Trần Lệ Thủy [Giáo viên bộ môn Hóa - THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu – tỉnh Đồng Tháp]: “ Bộ tuyển
tập 90 đề của các bạn LOVEBOOK là một tài liệu cần thiết và không thể thiếu trong quá trình luyện thi của
các học sinh”.
Thầy Hồ Văn Thảo [Phó hiệu trưởng THPT Vĩnh Thạnh – tỉnh Bình Định]: “Mình may mắn khi biết được bộ
sách của các bạn sinh viên LOVEBOOK. So với nhiều sách khác trên thị trường, mình thấy sách do các bạn
LOVEBOOK viết thực sự được đầu tư công sức rất nhiều. Từ nguồn đề tới lời giải, tất cả đều được sàng lọc
rất kỹ càng và chất lượng.”
Em Phạm Vân Anh [cựu học sinh THPT Yên Mô A – tỉnh Ninh Bình, tân sinh viên ĐH Dược Hà Nội]: “ Lời
giải của các anh chị thật thú vị. Em đã cảm thấy tự tin lên rất nhiều khi luyện bộ 90 đề của anh chị viết. Thực
sự, một học sinh luyện thi đại học thì việc sở hữu bộ sách LOVEBOOK là một lợi thế rất lớn.”
Em Hoàng Thị Minh Phương [cựu học sinh chuyên Hóa – THPT chuyên Vĩnh Phúc - đỗ 2 trường ĐH Ngoại
Thương Hà Nội và ĐH Y Hà Nội]: “Mặc dù là học sinh chuyên Hóa nhưng đọc 3 cuốn Tuyển tập 90 đề của
anh chị GSTT GROUP giúp em rất nhiều trong quá trình ôn luyện. Quả thực việc học hỏi kinh nghiệm từ nhiều
anh chị tham gia bộ sách đã giúp em rất nhiều.”
Em Trần Văn Hưng [ cựu học sinh THPT Kinh Môn – Hải Dương khóa 2011 – 2014, đỗ 2 trường ĐH Ngoại
Thương Hà Nội và ĐH Dược Hà Nội]: “ Từ khi sưu tầm được bộ sách của anh chị GSTT, em đã bỏ hết học
thêm. Hàng ngày, chỉ với bộ sách giáo khoa và bộ sách của anh chị, em đã đạt được mục tiêu của mình. Em
rất ấn tượng với bộ sách Hóa và Toán anh chị viết”.
Em Vũ Thị Thúy Ngọc [cựu học sinh THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, tân sinh viên ĐH Kinh Tế Quốc
Dân]: “Với các sách khác, tụi em khó có thể từ bỏ hẳn việc đi học thêm. Nhưng với bộ sách của anh chị GSTT
GROUP viết, tụi em đã dừng tất cả những buổi đi học thêm ồn ào, tất bật. Với một bộ sách này, các bạn có
thể yên tâm ở nhà tự học cùng với bộ sách giáo khoa. Các anh chị viết bằng ngôn ngữ rất gần gũi và dễ hiểu,
điều mà các cuốn sách khác không có. Em thích nhất phần định hướng và bình luận, nhất là cuốn Toán và
Hóa.”
Cô Lê Thị Bình [Thạc sỹ Toán – Hóa] – Giảng viên khoa Hóa – ĐH Kiến Trúc Hà Nội: “Mặc dù tôi không
trực tiếp giảng dậy phổ thông nhưng đọc 3 cuốn Hóa tuyển tập 90 đề của các em GSTT GROUP biên soạn để
lại cho tôi thật nhiều ấn tượng. Các em đã cung cấp một lượng bài tập và lời giải chi tiết rất lớn để cho các
học sinh tham khảo. Từ đề bài tới lời giải, các tác giả trình bày rất khoa học và rõ ràng”.
ĐÔI LỜI CHIA SẺ CỦA NHÓM BIÊN SOẠN
Nguyễn Thanh Long – Cựu học sinh chuyên Toán Phan Bội Châu - Nghệ An - Thủ khoa ĐH Dược Hà Nội, 28,5
điểm khối B
Xin chào tất cả các em học sinh yêu quý trên mọi miền Tổ quốc!
Các em đã lựa chọn mua và đang cầm cuốn sách này trên tay, hẳn là trong lòng các em đang sục sôi một ngọn
lửa khát vọng được bước chân vào cánh cổng trường Đại học mà các em mong muốn. Kì thi Đại học, như các em cũng
biết, là một kì thi quan trọng của đời người, và anh tin rằng các em đang cố gắng hết sức cho mục tiêu đó như một thời
bọn anh đã từng.
Những con người viết nên cuốn sách này, họ cũng đã từng như các em, mới đây thôi họ đã từng trải qua cảm
giác của các em bây giờ. Và giờ đây, khi sự cố gắng của họ đã được đền đáp xứng đáng, họ muốn gửi gắm vào các emthế hệ đi sau không chỉ những kiến thức quý báu mà họ học được mà còn là những kinh nghiệm, và cả những tâm tư tình
cảm ẩn sau từng bài toán.
Những tác giả cuốn sách này, họ hiểu được rằng sự quyết tâm và cố gắng của các em, đôi khi lại bị kìm hãm bởi
việc không có được những tài liệu tốt, những phương pháp hiệu quả. Với mong muốn cung cấp cho các em một bộ sách
hay và hữu ích, và cũng là mong muốn những kiến thức mà mình học được sẽ giúp ích được cho cộng đồng, nhóm biên
soạn đã cùng nhau làm việc với tất cả sự nhiệt huyết để cuốn sách có thể đến được tay các em.
Trong vô sô những tài liệu ôn thi Đại học, có lẽ tài liệu bổ ích nhất là sách giáo khoa và các đề thi thử của các
trường có uy tín. Vì vậy, anh mong các em sẽ học được nhiều điều qua tuyển tập lời giải này.
Chúc các em có một mùa thi thành công và thắng lợi! Mong một ngày nào đó, anh sẽ thấy nụ cười rạng rỡ trên
môi các em!
“Niềm tin chiến thắng sẽ đưa ta đến bến bờ vui…”
Doãn Trung San - Cựu học sinh THPT Phù Cừ - Thủ khoa ĐH Dược Hà Nội, 29 điểm khối B
Các bạn đọc giả thân mến!
Để đáp ứng nhu cầu hoàn thiện kiến thức và nâng cao kĩ năng làm bài, rèn luyện tâm lí và kĩ năng làm bài, hoàn
thiện củng cố kiến thức, nhóm viết sách của LOVEBOOK đã dày công biên soạn, tuyển tập, sưu tầm và giải chi tiết
cuốn sách “Tuyển tập 90 đề thi thử đại học kèm lời giải chi tiết và bình luận”. Để làm một bài thi đại học đạt kết quả cao
cần nâng cao toàn diện kiến thức, hiểu sâu sắc vấn đề và một điều quan trọng không kém đó là kĩ năng làm bài. Có kiến
thức nhưng không có kĩ năng thì sẽ không thể hoàn thành sớm và kịp thời gian được, vấn đề là không chỉ làm được mà
phải làm trong thời gian nhanh nhất có thể. Đặc biệt là với những môn thi trắc nghiệm khách quan như môn Hóa, Lí,...
Hiểu dược vấn đề đó chúng tôi đã cố gắng tuyển tập những đề thi hay nhất, đảm bảo kiến thức và sát với chương trình
thi. Đặc biệt là những phương pháp giải trắc nghiệm đặc sắc nhất, nhanh nhất, tối ưu nhất và giải chi tiết tất cả các vấn
đề cả dễ và khó phù hợp với tất cả các em. Cuốn sách nói riêng và bộ sách nói chung chứa đựng tất cả những kinh
nghiệm, những tấm lòng nhiệt huyết muốn chia sẻ kiến thức và những bí quyết để một phần nào đó giúp các em đạt kết
quả tốt trong kì thi đại học.
Với việc đã may mắn đỗ Thủ khoa trường đại học Dược Hà Nội và trường Đại học Y Hà Nội với điểm thi 2 khối
A và B đạt 29 điểm. Anh muốn chia sẻ đôi lời đến các em. Muốn học tốt trước hết nên xác định rõ ràng mục tiêu học
tập, có niềm tin, động lực cho riêng mình để hướng tới và có một thời gian biểu, kế hoạch học tập nghỉ ngơi hợp lí. Từng
môn học có những đặc điểm riêng, với môn Hóa các em nên nắm vững kiến thức lí thuyết và phương pháp giải bài. Kết
hợp lại và nâng cao nên bằng cách luyện đề và làm thật nhiều bài tập, rút kinh nghiệm và ghi nhớ những điều cần chú ý.
Việc làm bài tập và luyện đề sẽ giúp các em rất nhiều, nó vừa hoàn thiện kiến thức vừa nâng cao kĩ năng làm bài. Với
đôi lời tâm sự của anh hi vọng sẽ giúp các em một phần nào đó. Chúc các em sẽ có những thành công không chỉ trong
kì thi đại học mà còn cả trong cuộc sống.
Cuốn sách đã được biên soạn rất tỉ mỉ nhưng không thể không có những sai sót. Rất mong quý vị đọc giả, các
em học sinh đóng góp và cho ý kiến. Hi vọng cuốn sách sẽ giúp ích được mọi người và được mọi người đón nhận.
Xin chân trọng và thân ái cảm ơn!
Dương Công Tráng - Cựu học THPT Hàm Rồng- Thanh Hóa - Thủ khoa ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Sách là một kho tàng tri thức, nó chứa đựng rất nhiều thứ mà con người ta có thể học hỏi được. Tuy nhiên việc
chọn sách mà học cho phù hợp cũng không phải là chuyện dễ, và cũng không phải sách nào cũng hay để đáp ứng nhu
cầu của chúng ta. Là một học sinh phổ thông đang chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng, ngoài kiến
thức cơ bản được trang bị ở sách giáo khoa (SGK), chúng ta còn rất nhiều kiến thức nâng cao, bài toán khó mà SGK
không thể đề cập hết được. Rất nhiều tài liệu tham khảo viết dài dòng, khó hiểu, cách làm không đáp ứng được yêu cầu
của một bài trắc nghiệm nên rất khó khăn cho học sinh trong việc học hỏi kiến thức từ những trang sách đó. Tuy nhiên,
với LOVEBOOK– bạn đọc sẽ nhận thấy trong cuốn sách này chứa đựng nhiều bài tập khó, và những cách làm rất ngắn
gọn, dễ hiểu. Hóa học là một môn thi trắc nghiệm, yêu cầu là phải làm nhanh và chính xác. Với một cuốn sách đề này,
các bạn có thể rèn luyện cho mình các kĩ năng khi làm bài, cũng như cách xử lí tình huống khi làm một bài tập khó. Và
tôi cũng đã từng là học sinh phổ thông, tôi biết các bạn cần gì ở những cuốn sách tham khảo, và tôi cũng đã đưa những
thứ đó vào cuốn sách này. Các bạn hãy đọc cuốn sách này, hãy cố gắng học tập để có được một điểm thi như ý muốn!
Khác với môn Lí, phần lí thuyết Hóa thường khó và đánh đố học sinh hơn. Để nắm vững kiến thức lí thuyết môn
Hóa, không còn cách nào khác mà chủ yếu là học thuộc. Có thể lúc đầu ta không thể thuộc hết, mà sẽ học thuộc từ từ,
và đặc biệt phải làm nhiều bài tập, vì chỉ có khi làm bài tập, ta quên chỗ nào thì sẽ giở sách để học thuộc lại chỗ đó. Ta
cũng không cần phải học thuộc quá kĩ, mà để rút ngắn thời gian và lượng kiến thức học thuộc, ta nên có một chút tư duy,
như lập bảng so sánh giữa các chất, liên hệ các chất cùng dãy đồng đẳng, hoặc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn....
Tuy nhiên, cần phải học thuộc kĩ những kiến thức như: tên các quặng vô cơ, các chất hữu cơ hay dùng và tên gọi thông
thường ...
* Về phần bài tập: Muốn làm tốt các bài tập Hóa học, ta cần phải vận dụng giữa lí thuyết và cách tính toán. Cần phải
nhớ các phương trình hóa học, các thứ tự xảy ra phản ứng ... Về cách tính: cần áp dụng nhuần nhuyễn các cách như: tăng
giảm khối lượng, số mol; Bảo toàn mol electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích; Phương pháp trung bình, Phương
pháp quy đổi, ... Cần phải áp dụng thành thục đến khi nào chỉ cần nhìn đề là ta có thể biết ngay cách làm cho bài đó.
Môn Hóa là môn trắc nghiệm, chỉ có 90 phút nên tốc độ làm bài là vô cùng quan trọng, phải đảm bảo vừa nhanh vừa
chính xác. Và không có cách nào để luyện làm nhanh và chính xác hơn cách làm nhiều đề. Khi các bạn làm thật nhiều
đề, có thể lần một sẽ làm thiếu thời gian, tuy nhiên làm nhiều các bạn sẽ đẩy nhanh được tốc độ làm bài. Và khi gặp một
bài khó, nếu không làm được, cần phải hỏi bạn bè hoặc thầy cô ngay để biết cách làm.
* Về kí năng làm bài : đọc kĩ đề làm từ câu dễ đến câu khó, sử dụng các cách làm trắc nghiệm như: loại trừ, mâu thuẫn
giữa các phương án (Ví dụ: nếu A đúng thì B, C cũng đúng), và đặc biệt là kĩ năng thử đáp án (hoặc dự đoán đáp án rồi
thử) cho các câu bài tập. Thử ngược lại đáp án là một cách rất hữu hiệu, đôi khi việc thử đáp án còn nhanh hơn cả chúng
ta tính bình thường.
Trần Văn Đông – Cựu học sinh THPT Mỹ Đức A - Sinh viên ĐH Y Hà Nội (28 điểm khối A, 29 điểm khối B)
Bước vào giảng đường Đại học không chỉ là ước mơ của mọi học sinh, mà nó còn là hi vọng của cha mẹ, thầy
cô. Con đường thực hiện nó thật không hề đơn giản và đầy những chông gai, thử thách trí thông minh cũng như sự kiên
trì của các em. Anh hi vọng rằng cuốn sách này sẽ phần nào giúp các em vững bước hơn trên con đường ấy! Có lẽ đây
là cuốn sách đầu tiên tập hợp những bài toán hay từ các đề thi, cùng với những cách giải nhanh, sáng tạo được rút ra từ
quá trình học tập của nhóm biên soạn-có thể nói đây là kinh nghiệm bản thân.
Hẹn gặp các em tại cánh cổng trường Đại học vào một ngày không xa! Chúc các em học tốt!
Hoàng Đình Quang - Cựu học sinh THPT Quỳnh Côi - Á Khoa ĐH Ngoại Thương Hà Nội
Xin chào các bạn học sinh thân mến!
Để có thể đạt được điểm số cao trong kỳ thi Đại học và Cao đẳng, đó là mối quan tâm chung của nhiều các bạn
học sinh hiện nay. Ngoài giờ học trên lớp, các bạn rất mong muốn luyện tập các kiến thức đã được học vào bài tập để
làm, nhưng thật khó để tìm được một bộ đề hay, phù hợp, tương xứng như một dề thi đại học để làm cũng như có thể
tham khảo những lời giải hay và đặc sắc, những chỉ dẫn, gợi mở những vấn đề khó hiểu, vướng mắc trên thị trường sách
hiện nay. Hôm nay, tôi rất hân hạnh và vui mừng được giới thiệu với các bạn bộ sách tuyển chọn những đề thi thử đại
học với lời giải sẵn và sự biên tập tỉ mỉ của một đội ngũ hùng hậu các thủ khoa, á khoa, các bạn đã đạt kết quả cao trong
kì thi tuyển sinh đại học. Trong cuốn sách này, các bạn sẽ tìm được cho mình những câu hỏi hay, thú vị, những đáp án
sáng tạo, ngắn gọn, những tư duy độc đáo giúp rèn luyện và bổ sung những phương pháp mới giúp bạn đạt kết quả tốt
nhất trong kỳ thi đại học sắp tới. Cuốn sách này là tâm huyết của cả đội ngũ các thủ khoa và á khoa đại học cao đẳng
dành cho tất cả các bạn học sinh cấp 3, đặc biệt các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi Đại học Cao đẳng trên toàn
quốc với ước mong mang đến tài liệu ôn tập tốt nhất cho tất cả các bạn học sinh. Đây cũng có thể trở thành một tài liệu
hữu ích cho các thầy cô giáo các bộ môn trong quá trình giảng dạy môn học. Hôm nay, tôi rất vui được giới thiệu cuốn
sách đầu tiên trong bộ sách tới tất cả các bạn. Đó là cuốn: “Tuyển tập 90 đề thi thử đại học kèm lời giải chi tiết và bình
luận”. Rất hi vọng cuốn sách sẽ là trải nghiệm thú vị cho bạn đọc.
Cao Đắc Tuấn - Cựu học sinh chuyên Toán - THPT chuyên Vĩnh Phúc- Sinh viên ĐH Y Hà Nội (27,5 điểm 2 khối
A và B)
Các em thân mến,
Một bài thi đạt kết quả cao yêu cầu các em cần có một vốn kiến thức tốt về môn Hóa, lí thuyết vững chắc và tính
toán nhanh gọn, chính xác. Tất nhiên, để có được điều đó, các em phải luôn nỗ lực hết mình, đầu tư thời gian và công
sức để ''cày''.
Về kinh nghiệm của bản thân anh, muốn học tốt lí thuyết thì các em phải học thật kĩ sách giáo khoa, ngoài ra là
các loại sách tham khảo, các chuỗi phản ứng hóa học, chỗ nào quan trọng, em có thể gạch chân bằng bút màu...với mỗi
một phần, các em nên hệ thống lí thuyết bằng ''sơ đồ tư duy'' một công cụ hữu hiệu mà cả thế giới đã công nhận. Anh
chắc chắn rằng, nếu thực hiện tốt việc này thì kiến thức Hóa học hay các môn khác đều được cải thiện rõ rệt...và các chi
tiết chú ý mà giáo viên trên lớp giảng , các em nên ghi vào một cuốn sổ tay và hãy thường xuyên mở nó ra xem nhé. Còn
về phần tính toán, các em hãy rèn luyện phương pháp tính nhẩm, tính nhanh như bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố,
bảo toàn khối lượng hay sơ đồ chéo. Nó sẽ giúp các em tiết kiệm được nhiều thời gian khi làm bài mà lại rất chính xác.
Ngoài ra các em cần luyện tập thật nhiều bài tập trong các đề thi để nắm được tất cả các dạng bài tập hay, khó và để còn
tránh được các bẫy trong khi làm bài Hóa.
Lớp 12, các em sẽ khá vất vả với các kì thi triền miên, các môn học trên lớp, cũng như kì thi tốt nghiệp, vậy nên
các em phải biết sắp xếp thời gian hợp lí để học tập thật tốt. Một câu hỏi đặt ra cho các em lúc này là nên chọn tài liệu
nào là hay, là đặc sắc để tiến bộ nhanh nhất?
Thời gian gần đây nhận được lời mời tham gia viết ''Tuyển tập 90 đề thi thử Hóa Học'' của LOVEBOOK đã
khiến mình rất vui mừng và hạnh phúc vì có thể sử dụng vốn kiến thức của mình để giúp đỡ các em thi tốt trong kì thi
Đại học, ngoài ra còn giúp mình hoài niệm về thời cấp 3 đẹp đẽ của mình. Trong một thời gian ngắn, mình cùng các bạn
thủ khoa Đại học khác chung tay tuyển tập và giải chi tiết 90 đề Hóa của các trường chuyên nổi tiếng như Chuyên Vĩnh
Phúc, Chuyên Đại học Vinh, Chuyên Phan Bội Châu, Nguyễn Huệ... Ở đây, các em sẽ thấy các kinh nghiệm làm bài của
các thủ khoa Đại Học, các phương pháp tính cực nhanh, đặc sắc và mở rộng liên hệ với các Hóa khác. Anh tin rằng, đây
là một tài liệu rất tốt cho các em ôn thi đại học khối A.
Thời gian học trung học phổ thông là một quãng thời gian đẹp của tuổi trẻ, hãy sống hết mình và hoàn thành
trách nhiệm của của mình nhé.
Chúc các em thành công!
Phạm Thị Trang Nhung - Cựu học sinh chuyên Toán- THPT chuyên Lương Văn Tụy- Ninh Bình Sinh viên ĐH
Y Hà Nội (27,5 điểm 2 khối A và B)
Các em thân mến!
Khi cầm trên tay quyển sách này chắc chắn các em đang dồn hết sức mình để chuẩn bị cho kì thi Đại học với
biết bao kì vọng, quyết tâm và cũng không ít lo lắng, mệt mỏi. Chúc các em học tốt và sẽ đạt được kết quả tốt nhất trong
kì thi sắp tới.
Không biết các em có ai nghĩ như chị trước kia: 3 năm học cấp 3 vất vả với bao nhiêu kiến thức mà chỉ thi trong
vòng 2 ngày và sau đó sẽ không sử dụng đến nữa. Đó là điều chị hối tiếc nhất khi bước vào kì thi Đại học. Nhưng hôm
nay, khi ở đây để viết những lời tâm sự này dành cho các em chị đã không còn phải hối tiếc như trước nữa. Thay vào đó
là niềm vui, vinh dự và hạnh phúc. Cùng với các bạn ở GSTT Group, qua tuyển tập các đề thi thử Đại học Cao đẳng,
chị có thể chia sẻ với các em tất cả những kĩ năng, kiến thức mà chị và các bạn khác đã được học tập và rút ra trong quá
trình ôn thi Đại học. Các tác giả đến từ khắp nơi trên cả nước, nên chắc chắn sẽ đem đến cho các em các kĩ năng và kinh
nghiệm đa dạng, phong phú và hiệu quả. Tuy nhiên khác với các quyển sách ôn thi đại học khác, tác giả của tập sách
đều là sinh viên và hầu hết đây là lần đầu tiên viết sách.Vì thế không tránh khỏi những thiếu sót về cả nội dung và hình
thức. Nhưng các anh chị đã cố gắng và quyết tâm rất nhiều để có thể gửi đến các em bộ sách một cách tốt nhất, hoàn
thiện nhất. Có những đêm thức trắng, có những ngày quên ăn, có những lúc mệt mỏi, và có cả những lúc thật sự nản
lòng. Từng lời giải, từng trang sách không chỉ là những kiến thức, kĩ năng mà còn là tình cảm, tâm huyết của tất cả các
anh chị dành cho các em. Hi vọng quyển sách này có thể giúp các em học tập, ôn thi dễ dàng và hiệu quả hơn. Mong
một ngày không xa sẽ được hợp tác cùng các em, khi đó đã là các tân sinh viên Đại học để viết tiếp các bộ sách khác,
tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ các thế hệ sau này.
Trương Đình Đức - Cựu học sinh chuyên Toán- THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An - Sinh viên ĐH Y Hà
Nội (28 điểm khối A, 29 điểm khối B)
Mình rất vui khi được góp một phần nhỏ vào việc hoàn thành tập sách này, đây là tâm huyết của toàn bộ các anh
chị trong GSTT Group. Kì thi Đại học là một trong những kì thi quan trọng nhất trong cuộc đời vì đó là những con
đường quyết định chủ yếu việc các bạn sẽ làm nghề gì trong tương lai. Tuy vậy, các bạn cũng không nên quá căng thẳng
với nó, chỉ cần có cách học, xây dựng chiến lược tốt và một quyết tâm thép! Và mình hi vọng rằng tập sách này sẽ góp
một phần vào điều đó. Chúc các bạn đỗ vào những trường mà các bạn mơ ước!
Đỗ Thị Hiền- Sinh viên ĐH Ngoại Thương Hà Nội (Hoa trạng nguyên trường THPT Nguyễn Siêu năm 2012)
Theo mình, muốn học tốt môn Hóa cần phải học hiểu, không phải học thuộc lòng máy móc các công thức hay lí
thuyết vì vậy trước tiên các bạn phải yêu thích môn Hóa vì khi đó các bạn sẽ cảm thấy thú vị khi biết được một kiến thức
mới và ghi nhớ một cách dễ dàng. Chẳng hạn khi tìm hiểu về những thí nghiệm vui có hiện tượng thú vị bạn sẽ biết
những phương trình hóa học mà sách giáo khoa không đề cập tới. Ví dụ khi trộn KMnO4 với H2 SO4 đậm đặc:
H2 SO4 + 2KMnO4 ⟶ K 2 SO4 + 2HMnO4,
dưới tác dụng của H2 SO4 đậm đặc HMnO4 mất nước tạo Mn2 O7 là chất oxi hóa cực kì mạnh làm bốc cháy nhiều chất
hữu cơ khi tiếp xúc là ứng dụng cho trò ảo thuật "Châm nến không cần lửa".
Còn về phương pháp học, những lời tâm sự của các thành viên nhóm biên soạn đều là những gợi ý rất quý báu
và bổ ích trong cách học cho các bạn, mình chỉ xin chia sẻ thêm một chút kinh nghiệm bản thân trong việc nắm vững lí
thuyết. Nhiều bạn cho rằng môn Hóa có nhiều lí thuyết cần học thuộc và chưa tìm được cách ghi nhớ chúng nhưng mình
không nghĩ vậy.Trước tiên chúng ta cần khai thác triệt để và bám sát sách giáo khoa. Sau đó, các bạn nên tự tạo cho bản
thân những “mẹo” riêng để học bài. Ví dụ như bản thân mình khi học về bài Crom ban đầu cũng hay nhầm màu sắc của
hai dung dịch K 2 Cr2 O7 và K 2 CrO4 nhưng mình tự đặt ra “quy luật”: K 2 Cr2 O7 có 2 nguyển tử Cr trong phân tử tương
ứng với số nhiều nghĩa là màu dung dịch đậm hơn (dung dịch có màu da cam) và K 2 CrO4 có 1 nguyên tử Cr trong phân
tử tương ứng với số ít nghĩa là màu dung dịch nhạt hơn (dung dịch có màu vàng). Có thể “quy luật” này không được ai
công nhận hay chứng minh nhưng nó sẽ giúp bạn nhớ bài một cách nhanh chóng mà không nhầm lẫn dễ lấy điểm những
câu lí thuyết trong đề thi. Ngoài ra, không chỉ học trong sách vở mà các bạn còn có thể học qua những phương tiện
truyền thông khác mà phổ biến nhất là ti vi. Có những bài bổ trợ kiến thức dù chỉ 30 phút của các thầy nhưng đã giúp
ích mình rất nhiều trong việc tiếp cận những kiến thức mà có thể còn chưa học đến ở trên lớp. Mình thường xuyên xem
những bài học mà không dạy theo phong cách trên lớp giữa cô và trò, chỉ đơn giản là một bài học giới thiệu các hiện
tượng trong thí nghiệm Hóa học thôi cũng rất thú vị và bổ ích, nó giúp ích cho phần nhận biết, tách chất rất nhiều!
Đó là những chia sẻ mình muốn gửi đến các bạn. Mỗi người có một cách học khác nhau vì vậy mình chúc các
bạn tìm ra phương pháp học phù hợp nhất với mình để học tốt môn Hóa học nói riêng và các môn khác nói chung. Chúc
các bạn có một năm học thành công và sớm đạt được ước mơ của mình!
LỜI KHUYÊN HỌC HÓA
Học hóa chẳng khó bạn ơi,
Lí thuyết nắm vững có nơi cần dùng.
Quy luật đừng nhớ lung tung,
Phải hiểu sâu sắc khi dùng mới hay.
Học hóa cần có mê say,
Chịu khó tìm hiểu hôm nay đi nào!
Oxi hóa-khử là sao?
Khử cho o nhận1 nhớ vào đầu ngay.
Kim loại tan chảy trên tay,
Là Gali2 nhé, thậy hay-khác thường!
Este luôn có mùi hương3,
Nước hoa nổi tiếng bốn phương tin dùng.
Vôi sống nhờ phản ứng nung4,
Đá vôi khai thác nhiều vùng nước ta.
Đôi khi tưởng có gặp ma,
Mà đâu hay biết đó là photpho5.
Mùa đông dù có co ro,
Dùng than sưởi ấm đừng cho kín nhà6.
Học đâu chỉ kiến thức mà
Thực hành thực tế nhiều điều nhớ lâu.
Bạn ơi đừng có lo âu,
Chăm chỉ rèn luyện nhớ câu kiên trì.
Chúng tôi Gstt,
Chúc bạn làm tốt những gì mục tiêu.
Hà Nội, ngày 17/12/2012
Đỗ Thị Hiền
Trong phản ứng oxi hóa-khử thì chất khử nhường electron và chất oxi hóa nhận electron.
Kim loại Gali có số hiệu nguyên tử là 31 là kim loại trong suốt không màu. Ở điều kiện thường, Gali có thể tan chảy trong
một bàn tay, làm tiêu hủy thủy tinh, kim loại nhưng hoàn toàn thân thiện với con người.
3 Các este thường có mùi hương dễ chịu nên một số este được ứng dụng trong sản xuất nước hoa.
4 Vôi sống (CaO) được điều chế từ đá vôi (CaCO3) theo phản ứng: CaCO ⇄ CaO + CO .
3
2
5 Hiện tượng phát quang trong bóng tối của photpho trắng gọi là “ma trơi”.
6 Khi dùng than sưởi ấm không nên đóng kín phòng do:
Ban đầu, C cháy trong O2 theo phản ứng: C + O2 ⟶ CO2
Sau đó, do thiếu oxi nên: C + CO2 ⟶ 2CO, CO là khí có thể tạo phức với hemoglobin trong máu cản trở quá trình vận chuyển
oxi trong máu gây ngạt thở và có thể dẫn đến tử vong.
1
2
Trước khi sử dụng cuốn sách này, các em nên bỏ chút thời gian đọc câu chuyện sau đây trước:
TÁI ÔNG THẤT MÃ
Sách Hoài Nam Tử có chép một câu chuyện như sau:
"Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một
hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng.
Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.
Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tỉnh nói:
- Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ. Người
trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.
Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói:
- Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Con trai của ông lão rất thích cỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng
cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất
xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.
Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai
họa cho con trai của ông lão như thế.
Ông lão thản nhiên nói:
- Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà
được phúc.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải
sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng
đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình."
Sau khi kể câu chuyện trên, sách Hoài Nam Tử đưa ra luận điểm: Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa.
Họa Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái hậu quả của nó. Do đó,
người đời sau lập ra thành ngữ: Tái ông thất mã, an tri họa phúc. Nghĩa là: ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu
là họa hay là phúc.
Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được phước thì không nên quá vui mừng
mà quên đề phòng cái họa sẽ đến; khi gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần.
Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng
trầm trong cuộc sống”.
Các em à, tâm thế luyện đề cũng giống như ông lão trong câu chuyện trên. Dù khi luyện đề đạt kết
quả cao hay thấp các em cũng phải giữ được sự bình thản, điềm tĩnh nhé. Nếu có thấp cũng đừng nên tỏ ra
tự ti, chán nản, rồi bỏ bê không dám luyện đề nữa.Điểm thấp là lúc chúng ta học được nhiều nhất. Nếu có
đạt điểm cao thì cũng đừng nên tỏ ra đắc thắng,chủ quan. Hãy luôn tập trung cao độ và ghì chặt mục tiêu
của mình!
Chúc các em có những giây phút bùng nổ với cuốn sách này!
Phần I: ĐỀ THI, LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN
****
Đề số 1
I. Phần chung cho tất cả các thí sinh (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Chọn chất có tinh thể phân tử:
A. nước đá, naphtalen, iot.
B. iot, nước đá, kali clorua.
C. than chì, kim cương, silic.
D. iot, naphtalen, kim cương.
Câu 2: Cách nào sau đây không điều chế được NaOH:
A. Cho Na tác dụng với nước.
B. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp (điện cực trơ).
C. Cho dd Ca(OH)2 tác dụng với dd Na2CO3.
D. Điện phân dd NaCl có màng ngăn xốp (điện cực trơ).
Câu 3: Có bao nhiêu chất hoặc dung dịch sau đây cho phản ứng với nước brôm: glucozơ, fructozơ, saccarozơ,
mantozơ, ancol etylic, anđehit axetic, axit fomic, axit benzoic, phenol và anilin?
A. 6
B. 7
C. 5
D. 8
Câu 4: Loại phân hóa học nào sau đây khi bón cho đất làm tăng độ chua của đất:
A. Đạm 2 lá (NH4NO3)
B. Ure: (NH2)2CO
C. phân vi lượng
D. Phân Kali (KCl)
Câu 5: A, B, D là 3 hợp chất thơm có công thức phân tử là C7H6Cl2. Khi đun nóng với dung dịch NaOH loãng, thì A
phản ứng theo tỷ lệ mol 1: 2, B phản ứng theo tỷ lệ mol 1:1, còn D không phản ứng. Số đồng phân cấu tạo của A,
B, D là:
A. 1, 3, 5
B. 1, 2, 3
C. 1, 3, 4
D. 1, 3, 6
Câu 6: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3
(thơm), HO-C6H4-CH2OH (thơm), CH3CCl3, CH3COOC(Cl2)-CH3. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với NaOH đặc dư, ở
nhiệt độ và áp suất cao cho sản phẩm có 2 muối?
A. 7
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 7: Hỗn hợp X gồm phenol và anilin. Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được hỗn
hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn thấy còn lại 31,3 gam chất rắn khan.
Giá trị của m là:
A. 18,7
B. 28
C. 65,6
D. 14
0
Câu 8: Cho các phản ứng hóa học sau: (a) Propin + H2, xúc tác Ni, t ; (b) metyl axetilen + Br2/CCl4 ở -200C; (c)
axetilen + H2, xúc tác Pd/PbCO3; (d) propilen + dd AgNO 3/NH3; (e) butađien + Br2/CCl4 ở - 400C; (g) isobutilen
+ HCl; (h) etilen + H2O, xúc tác H+, t0; (i) anlyl clorua + dd NaOH; (k) glixerol + Cu(OH) 2. Số trường hợp xảy ra
phản ứng oxi hóa - khử là:
A. 5
B. 4
C. 7
D. 6
Câu 9: Cho 7,1 gam P2O5 vào 100 ml dung dịch KOH 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được hỗn hợp
gồm các chất là:
A. KH2PO4 và H3PO4.
B. KH2PO4 và K2HPO4
C. KH2PO4 và K3PO4.
D. K3PO4 và K2HPO4.
Câu 10: Cho 28,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức tác dụng hết với 11,5 gam Na, sau phản ứng thu 39,3 gam chất
rắn. Nếu đun 28,2 gam hỗn hợp trên với H2SO4 đặc ở 1400C, thì thu được bao nhiêu gam ete ?
A. 19,2 gam
B. 23,7 gam
C. 24,6 gam
D. 21,0 gam
Câu 11: X là este được tạo bởi axit 2 chức, mạch hở và ancol no, 2 chức, mạch hở có công thức đơn giản nhất là
C3 H2 O2 . Để hidro hóa hoàn toàn 1 mol X (xt Ni, t 0 ) cần bao nhiêu mol H2?
A. 2 mol
B. 3 mol
C. 1 mol
D. 4 mol
Câu 12: Theo định nghĩa về axit-bazơ của Bronsted, có bao nhiêu ion là bazơ trong số các ion sau đây:
−
−
−
Ba2+ , Br − , NH + , C6 H5 O− , CH3 COO− , CO2−
3 , HS , HSO4 , NO3 .
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Câu 13: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80%
thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: N2 =
84,77%; SO2 = 10,6%; còn lại là O2. Thành phần % theo khối lượng của FeS trong X là:
A. 59,46%
B. 42,3%
C. 68,75%
D. 26,83%
Câu 14: Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong
hỗn hợp. Hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được
gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu ?
A. 1,788 lần
B. 1,488 lần
C. 1,688 lần
D. 1,588 lần.
Câu 15: Cho khí H2S tác dụng với các chất: dung dịch NaOH, khí clo, nước clo, dung dịch KMnO4/H+, khí oxi dư đun
nóng, dung dịch FeCl3, dung dịch ZnCl2, Pb(NO3)2, KClO3. Số trường hợp xảy ra phản ứng và số trường hợp trong
đó lưu huỳnh bị oxi hóa lên S+6 là:
A. 9 - 3
B. 6 -2
C. 8 - 1
D. 6 -1
Câu 16: Hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và hidrocacbon A cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1:1.
Dẫn X đi qua bình đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng lên 0,82 gam, khí thoát ra khỏi bình đem
đốt cháy hoàn toàn thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O. % V của A trong X là:
A. 75
B. 50
C. 33,33
D. 25
Câu 17: Cho 94,8 gam phèn chua (KAl(SO4)2.12H2O) tác dụng với 350 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M và NaOH
1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 111,4 gam
B. 48,575 gam
C. 56,375 gam
D. 101 gam
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 22 gam hợp chất hữu cơ X chỉ tạo ra 22,4 lít CO2 (đktc) và 18 gam nước. Khi tác dụng
với LiAlH4 thì một phân tử X chỉ tạo ra hai phân tử hợp chất hữu cơ Y. Công thức của X thỏa mãn là:
A. C2H5COOCH3
B. CH3COOC2H5
C. CH3COOCH3
D. HOCH2CH2CHO
Câu 19: Tiến hành nhiệt phân hỗn hợp X gồm butan và heptan (tỉ lệ 1:2 về số mol) thì thu được hỗn hợp Y (Giả sử
̅ Y )?
chỉ xảy ra phản ứng crackinh ankan với hiệu suất 100%). Xác định khối lượng phân tử trung bình của Y (M
̅ Y = 43
̅ Y ≤ 43
̅ Y ≤ 32
̅ Y ≤ 43
𝐀. M
𝐁. 32 ≤ M
C. 25,8 ≤ M
D. 25,8 ≤ M
Câu 20: Người ta điều chế etyl axetat từ xenlulozơ và các chất vô cơ theo sơ đồ sau: xenlulozơ glucozơ ancol
etylic axit axetic etyl axetat. Tính khối lượng xenlulozơ cần dùng để có thể điều chế được 1 mol etyl axetat.
Biết hiệu suất chung của quá trình đạt 40%.
A. 506,25 gam
B. 405 gam
C. 202,5 gam
D. 162 gam
Câu 21: Cho 17,9 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 200 gam dung dịch H2SO4 24,01%. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 9,6 gam chất rắn và có 5,6 lít khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 10,2
gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng
muối trong dung dịch là:
A. 2,24 lít và 59,18 gam. B. 2,688 lít và 59,18 gam.
C. 2,688 lít và 67,7 gam. D. 2,24 lít và 56,3 gam.
Câu 22: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. AgBr trước đây được dùng để chế tạo phim ảnh do có phản ứng: 2AgBr →
t0
as
2Ag + Br2
B. KMnO4 điều chế oxi trong phòng thí nghiệm theo phản ứng: 2KMnO4 →
K 2 MnO4 + MnO2 + O2
C. Axit HF được dùng để khắc thủy tinh do có phản ứng: SiO2 + 4HF → SiH4 + 2F2O
D. Nước Javen có tính tẩy màu do có phản ứng: NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO
Câu 23: Nhận biết các chất lỏng riêng biệt: ancol etylic, clorofom, benzen bằng 1 thuốc thử nào sau đây:
A. Cu(OH)2
B. CuO
C. H2O
D. Na
Câu 24: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H11N, X tan được trong axit. Cho X tác dụng với HNO2 tạo ra
hợp chất Y có công thức phân tử C8H10O. Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 đặc tạo ra hợp chất Z. Trù ng hợp Z thu
được polistiren. Só đò ng phan củ a X thỏ a man:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 25: Nguyên tử X có electron cuối cùng điền vào lớp M, ở trạng thái cơ bản có 3 electron độc thân. Điều nhận
định nào sau đây đúng:
A. X ở chu kì 4, nhóm VIIB
B. X ở chu kì 3, nhóm IIIA
C. X ở chu kì 3, nhóm VA
D. X ở chu kì 4, nhóm IIIB
2+
Câu 26: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe có tính khử yếu hơn so với Cu:
A. Cu2+ + 2Fe2+ 2Fe3+ + Cu
B. Fe2+ + Cu Cu2+ + Fe
2+
2+
C. Fe + Cu Fe + Cu
D. 2Fe3+ + Cu 2Fe2+ + Cu2+
Câu 27: Thực hiện 2 thí nghiệm:
- TN 1: Trộn KClO3 với MnO2, đun nóng để điều chế khí O2
- TN 2: Dung dịch HCl đặc, đun nóng với MnO2 để điều chế khí Cl2
Nhận định nào sau đây đúng ?
A. TN 1: MnO2 đóng vai trò chất xúc tác, TN 2: MnO2 đóng vai trò chất oxi hóa
B. TN 1: MnO2 đóng vai trò chất oxi hóa, TN 2: MnO2 đóng vai trò chất oxi hóa
C. TN 1: MnO2 đóng vai trò chất khử, TN 2: MnO2 đóng vai trò chất oxi hóa
D. TN 1: MnO2 đóng vai trò chất oxi hóa, TN 2: MnO2 đóng vai trò chất khử
Câu 28: Khối lượng tripeptit được tạo thành từ 178 gam alanin và 75 gam glyxin là:
A. 253 g
B. 235g
C. 217g
D. 199g.
Câu 29: Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được
một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được
chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng một nửa số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit:
A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức.
B. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.
C. no, đơn chức.
D. no, hai chức
Câu 30: Phản ứng hóa học nào không xảy ra ở những cặp chất sau:
A. CO2 + dd Na2SiO3
B. Si + dd NaOH
C. SiO2 + Mg
D. Si + dd HCl
Câu 31: Cho xenlulôzơ tác dụng với HNO3 đặc (H2SO4 đặc) và bằng phương pháp thích hợp tách thu được 0,08
mol hai sản phẩm A và B có cùng số mol. Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong A và B lần lượt là 11,11 %
và 14,14 %. Khối lượng của A và B là:
A. 8,28 g và 10,08g
B. 9,84g và 11,52g
C. 8,28g và 11,88g
D. 10,08g và 11,88g
Câu 32: Nung 8,42 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe trong oxi sau một thời gian thu được 11,62 gam hỗn hợp Y. Hòa
tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Số mol HNO3
phản ứng là:
A. 0,56 mol
B. 0,48 mol
C. 0,72 mol
D. 0,64 mol
Câu 33: Thực hiện phản ứng este hoá 2 mol C2H5OH với 1 mol HCOOH ở nhiệt độ không đổi (xt H2SO4 đặc) khi hệ
cân bằng thu được 0,8 mol este. Ở cùng điều kiện trên, este hoá 1 mol C2H5OH và x mol HCOOH, khi hệ cân bằng
thu được 0,7 mol este. Giá trị của x là:
A. 2,225
B. 1,75
C. 1
D. 1,3125
Câu 34: Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỷ khối so với H2 bằng 28. Lấy 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) cho đi qua bình đựng
V2O5 nung nóng. Hỗn hợp thu được lội qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 33,19 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng
oxi hoá SO2 là:
A. 94,96%
B. 40%
C. 75%
D. 25%
Câu 35: Cho các mệnh đề sau:
(1) Nước cứng là nguồn nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+
(2) Có thể làm mềm nước cứng toàn phần bằng dung dịch Na2CO3
(3) Có thể phân biệt nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng
(4) Có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng dung dịch HCl
(5) Có thể dùng NaOH vừa đủ để làm mềm nước cứng tạm thời
Số mệnh đề đúng là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 36: Cho dãy chất: phenyl clorua, sec-butyl clorua, natri phenolat, phenylamoni clorua, tinh bột, amoni axetat,
crezol. Số chất trong dãy không tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là:
A. 5.
B. 3.
C. 6.
D. 4
Câu 37: CH3COOH không thể điều chế trực tiếp bằng cách:
A. metanol tác dụng với cacbon monoxit
B. Oxi hóa CH3CHO bằng dd AgNO3/NH3.
2+
C. Oxi hóa CH3CHO bằng O2 (xúc tác Mn ).
D. Lên men giấm.
Câu 38: Có 5 dung dịch riêng biệt là: CuCl2, FeCl3, AgNO3, HCl và HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một
thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 39: Aminoaxit nào sau đây có hai nhóm amino ?
A. Alanin.
B. Lysin.
C. Axit glutamic.
D. Valin.
Câu 40: Phương pháp điều chế polime nào sau đây là đúng ?
A. Đồng trùng ngưng buta-1,3-đien và vinylxianua để điều chế cao su buna-N
B. Trùng hợp caprolactam tạo tơ nilon-6
C. Trùng hợp ancol vinylic để điều chế poli(vinyl ancol)
D. Đồng trùng hợp axit terephtalic và etylen glicol để điều chế được poli(etylen-terephtalat)
II. Phần riêng (10 câu) Thí sinh được chọn làm 1 trong 2 phần (phần I hoặc phần II)
Phần I: Theo chương trình Chuẩn (từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Fomalin hay fomon (dùng để bảo quản xác động vật chống thối rữa) là:
A. Ancol C2H5OH 46o.
B. Dung dịch CH3CHO 40% về thể tích trong nước.
C. Dung dịch HCHO 25%- 30% về thể tích trong nước.
D. Dung dịch HCHO 37%-40% về khối lượng trong nước.
Câu 42: Cho 0,15 mol -aminoaxit mạch cacbon không phân nhánh A phản ứng vừa hết với 150ml dung dịch HCl
1M tạo 25,425 gam muối. Cho tiếp lượng NaOH vừa đủ vào dung dịch sau phản ứng tạo ra 35,325 gam muối khan.
Công thức cấu tạo của A là:
A. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH
B. H2N- CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
C. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
D. HOOC-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Câu 43: Số đồng phân cấu tạo của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là:
A. 8.
B. 5.
C. 9.
D. 7.
Câu 44: Cho dãy các chất rắn sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn(OH)2, Fe(OH)3, K2CO3, CaCO3, AlCl3.
Trong dãy trên bao nhiêu chất có thể vừa tan được trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dung dịch NaOH?
A. 9.
B. 5.
C. 8.
D. 6.
Câu 45: Cho m gam X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào 400 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2
(đktc), dung dịch Y, và 2,8 gam Fe không tan. Giá trị m là:
A. 30,0
B. 22,4
C. 25,2
D. 27,2
Câu 46: Phát biểu không đúng là:
A. Vật liệu compozit, vật liệu nano, vật liệu quang điện tử là những vật liệu mới có nhiều tính năng đặc biệt.
B. Các khí SO2, NO2 gây mưa axit, khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính còn hợp chất CFC gây thủng tầng ozon.
C. Các chất: Penixilin, amphetamin, erythromixin thuộc loại thuốc kháng sinh, còn: Seduxen, moocphin,
ampixilin thuộc loại chất gây nghiện.
D. Việc sử dụng các chất: Fomon, ure, hàn the, phân đạm trong bảo quản và chế biến thực phẩm là vi phạm
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Câu 47: Để xác định độ rượu của dung dịch rượu etylic (X) người ta lấy 10ml dung dịch X cho tác dụng với Na dư thu
được 2,564 lít H2 (đktc). Tính độ rượu của X, biết dC2 H5 OH = 0,8g/ml, dH2 O = 1g/ml?
A. 85,580
B. 92,50
C. 87,50
D. 91,00
Câu 48: Ứng dụng không hợp lí của crom là?
A. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên được dùng để mạ bảo vệ thép.
B. Crom là kim loại rất cứng có thể dùng cắt thủy tinh.
C. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
D. Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt, nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.
Câu 49: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 1M với điện cực trơ trong thời gian 25 phút 44 giây, cường độ dòng
điện là 5A thì dừng lại. Khối lượng dung dịch giảm là:
A. 3,2 gam
B. 3,84 gam
C. 2,88 gam
D. 2,56 gam
Câu 50: Hỗn hợp A gồm 2 axit cacboxylic đơn chức X, Y. Cho 13,4 gam A hòa tan hết vào nước rồi cho tác dụng với
AgNO3/NH3 dư được 21,6 gam Ag. Mặt khác cũng lượng hỗn hợp trên trung hòa vừa đủ với 100 ml dung dịch
NaOH 2M. CTCT của X, Y là:
A. CH3COOH, C2H5COOH
B. HCOOH, CH3COOH
C. HCOOH, C2H5COOH
D. HCOOH, C3H7COOH
Phần II: Theo chương trình nâng cao (từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Cho hỗn hợp 2 axit no đơn chức đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với NaOH. Lượng muối sinh ra cho phản
ứng với vôi tôi xút tới hoàn toàn, được hỗn hợp khí có d/He = 3,3. Hai axit đó có % số mol lần lượt là:
A. 30% và 70%
B. 20% và 80%
C. Kết quả khác.
D. 50% và 50%
0
0
0
Câu 52: Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hoá: ENi−X = 1,06V; EY−Ni = 0,50V; ENi−Z
= 1,76V (X, Y, Z là
các kim loại khác sắt). Khi điện phân dung dịch hỗn hợp muối nitrat của các kim loại X, Y, Z, Ni (điện cực trơ, có
màng ngăn) thì các kim loại thoát ra ở catốt theo thứ tự (từ trái qua phải) là:
A. X, Z, Y, Ni
B. Z, X, Ni, Y
C. Z, X, Y, Ni
D. X, Z, Ni, Y
Câu 53: Cho các phản ứng:
(1) O3 + dung dịch KI
(2) F2+ H2O
( 3) KClO3(rắn) + HCl(đặc)
(4) SO2 + dung dịch H2S
(5) Cl2 + dung dịch H2S
(6) NH3(dư) + Cl2
(7) NaNO2(bão hoà) + NH4Cl(bão hoà)
(8) NO2 + NaOH(dd)
Số phản ứng tạo ra đơn chất là:
A. 6.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 54: Thêm 0,08 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,03 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến khi phản ứng hoàn
toàn thì khối lượng kết tủa thu được là:
A. 1,72g
B. 0,86g
C. 1,03g
D. 0g
Câu 55: Đề hiđro hoá etylbenzen thu được stiren với hiệu suất là 60%. Đề hiđro hoá butan thu được butađien
với hiệu suất là 45%. Trùng hợp butađien và stiren thu được sản phẩm X (tỉ lệ mắt xích của butađien và stiren là
1: 1) có tính đàn hồi rất cao với hiệu suất 75%. Để điều chế được 500kg sản phẩm X cần khối lượng butan và
etylbezen là:
A. 543,8 kg và 745,4 kg
B. 506,3 kg và 731,4 kg
C. 335,44 kg và 183,54 kg
D. 150,95 kg và 61,95 kg
Câu 56: Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Nếu chỉ dùng thêm một chất làm thuốc
thử thì có thể chọn chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên :
A. Bari hiđroxit
B. Bari clorua
C. Bari hiđroxit hoặc bari clorua
D. Natri hiđrôxit
Câu 57: Có các phát biểu sau:
(1) Đồng có thể tan trong dung dịch HCl có mặt oxi.
(2) Muối Na2CO3 dễ bị nhiệt phân huỷ.
(3) Hỗn hợp Cu và Fe2O3 có số mol bằng nhau sẽ tan hết được trong dung dịch HCl dư.
(4) Khi pin điẹ n hó a Zn – Cu phó ng điẹ n, thì đọ tang và giả m khó i lượng củ a 2 điẹ n cực luon bà ng nhau.
(5) Kim loạ i Na, K, Ba đè u có cá u tạ o mạ ng tinh thẻ lạ p phương tam khó i.
Só cau phá t biẻ u đú ng là :
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 58: Cho các dung dịch sau (nồng độ khoảng 1M): NaAlO2, C6H5NH3Cl, C2H5NH2, FeCl3, C6H5ONa, CH3COOH. Lần
lượt trộn lẫn từng cặp dung dịch với nhau, số trường hợp có phản ứng xảy ra là:
A. 8
B. 10
C. 7
D. 9
Câu 59: Chỉ số iot đặc trưng cho số nối đôi trong các hợp chất không no (ví dụ chất béo...), là số gam iot cộng hợp
vào 100 gam hợp chất hữu cơ. Chỉ số iot của triolein là:
A. 28,73.
B. 101,33.
C. 86,2.
D. 8,62.
Câu 60: Hai chất đồng phân A, B (A được lấy từ nguồn thiên nhiên) có chứa 40,45%C, 7,86%H; 15,73% N và còn
lại là O. Tỷ khối hơi của chất lỏng so với không khí là 3,069. Khi phản ứng với NaOH, A cho muối C3H6O2NNa, còn
B cho muối C2H4O2NNa. Nhận định nào dưới đây là sai?
A. A và B đều tác dụng với HNO2 để tạo khí N2.
B. A có tính lưỡng tính nhưng B chỉ có tính bazơ
C. A là alanin, B là metyl amino axetat.
D. Ở t0 thường A là chất lỏng, B là chất rắn.
ĐÁP ÁN
1A
2B
3A
4A
5D
6D
7B
8D
9B
10C
11A
12C
13A
14C
15C
16D
17B
18B
19D
20B
21C
22C
23C
24B
25C
26D
27A
28C
29B
30D
31D
32D
33D
34B
35C
36D
37B
38A
39B
40B
41D
42A
43A
44C
45A
46C
47A
48C
49A
50D
51B
52B
53A
54C
55A
56A
57D
58D
59B
60D
GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN
Câu 1: Đáp án A
KCl: tinh thể ion, than chì, kim cương, silic: tinh thể nguyên tử.
Câu 2: Đáp án B
đpdd
A: 2Na + 2H2 O ⟶ 2NaOH + H2
B: NaCl + H2 O →
NaClO + H2
đpdd⁄mn
C: Ca(OH)2 + Na2 CO3 ⟶ CaCO3 ↓ +2NaOH
D: 2NaCl + 2H2 O →
2NaOH + Cl2 + H2
Chú ý: Phương pháp ở câu B là phương pháp sản xuất nước Ja – ven trong công nghiệp.
Câu 3: Đáp án A
Các chất hoặc dung dịch thỏa mãn: glucozơ, mantozơ, anđehit axetic, axit fomic, phenol, anilin.
Câu 4: Đáp án A
NH4+ ⇄ NH3 + H + nên làm tăng độ chua cho đất.
Câu 5: Đáp án D
Vì khi đun nóng với dung dịch NaOH loãng, thì A phản ứng theo tỷ lệ mol 1:2, B phản ứng theo tỷ lệ mol
1:1, còn D không phản ứng nên A có 2 nguyên tử Cl không đính trực tiếp vào vòng benzen, B có 1 nguyên
tử Cl đính trực tiếp vào vòng benzen, 1 nguyên tử Cl không đính trực tiếp vào vòng benzen, D có 2 nguyên
tử Cl đính trực tiếp vào vòng benzen. Do đó các đồng phân cấu tạo của A, B, D là: A: C6 H5 CHCl2 , B: Cl −
C6 H4 − CH2 Cl (𝑜−, 𝑚−, 𝑝−), D: (Cl)2 − C6 H3 − CH3 (6 đồng phân).
Câu 6: Đáp án D
t°
CH3 COOCH2 CH2 Cl + 2NaOH → CH3 COONa + NaCl + C2 H4 (OH)2
t°
ClH3 N − CH2 COOH + 2NaOH → H2 N − CH2 COONa + NaCl + H2 O
t°,P
C6 H5 Cl + 2NaOH → C6 H5 ONa + NaCl + H2 O
t°
HCOOC6 H5 + 2NaOH → HCOONa + C6 H5 ONa + H2 O
t°
CH3 CCl3 + 4NaOH → CH3 COONa + 3NaCl + 2H2 O
t°
CH3 COOC(Cl2 ) − CH3 + 4NaOH → 2CH3 COONa + 2NaCl + 2H2 O
Câu 7: Đáp án B
C6 H5 ONa: a mol
nphenol = a
C6 H5 OH HCl C6 H5 OH NaOH
C6 H5 NH2 : b mol
Gọi {
có {
→ {
→
{
nanilin = b
C6 H5 NH2
C6 H5 NH3 Cl
NaCl: b mol
Có thể có NaOH dư: 0,5 − (a + b) mol
⇒ b = nHCl = 0,2; mrắn khan = mC6 H5 ONa + mNaCl + mNaOH = 31,3 ⇒ a = 0,1
Vậy m = mC6 H5 OH + mC6 H5 NH2 = 28 (gam)
Câu 8: Đáp án D
Các trường hợp phản ứng oxi hóa – khử là: (a), (b), (c), (e), (g), (h).
Câu 9: Đáp án B
nOH− 0,15
KH PO
nP2 O5 = 0,05; nKOH = 0,15, vì 1 <
=
= 1,5 < 2 nên 2 muối là { 2 4
K 2 HPO4
nP
0,1
Câu 10: Đáp án C
Có
mancol + mNa = mrắn + mH2 ⇒ nH2 = 0,2. Vì hỗn hợp gồm 2 ancol đơn chức nên nancol = 2nH2 =
0,4. Khi thực hiện phản ứng tách nược tạo ete thì nH2 = 0,5nancol = 0,2.
Vậy mete = mancol − mH2 O = 24,6 (gam)
Câu 11: Đáp án A
X có 4 nguyên tử O trong phân tử nên công thức phân tử của X là C6 H4 O4 được tạo từ axit HOOC − C ≡
C − COOH và ancol HO − CH2 − CH2 − OH nên nH2 = 2nX = 2 mol.
Câu 12: Đáp án C
Các ion là bazơ: C6 H5 O− , CH3 COO− , CO2−
3 .
Câu 13: Đáp án A
Chọn 100 mol không khí. Tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol nên nN2 = 80, nO2 = 20.
nFeS = a
FeS +O2 ,t°
Gọi {n
. Có X {
→
0,5(a + b) mol Fe2 O3 + (a + 2b) mol SO2
=
b
FeS2
FeS2
3
⇒ nO2 phản ứng = nFe2 O3 + nSO2 = 1,75a + 2,75b ⇒ nO2 dư = 20 − (1,75a + 2,75b)
2
nN2
a + 2b = 10,6%. 94,373
a=5
nY =
= 94,373 ⇒ {
⇔{
20 − (1,75a + 2,75b) = 4,63%. 94,373
b = 2,5
84,77%
Câu 14: Đáp án C
nAl2 (SO4 )3 = a
12a + 4b 20
nO = 12a + 4b
Gọi { n
có {
⇒
=
⇔ b = 2a
=
b
nAl + nK + nS + nO = 17a + 7b 17a + 7b 31
K2 SO4
mBaSO4
5a. 233
Có nBaSO4 = 3a + b = 5a nên
=
= 1,688
mAl2 (SO4 )3 + mK2 SO4 342a + 174.2a
Câu 15: Đáp án C
NaOH + H2 S ⟶ NaHS + H2 O hoặc 2NaOH + H2 S ⟶ Na2 S + 2H2 O
Cl2 + H2 S ⟶ S + 2HCl
4Cl2 + H2 S + 4H2 O ⟶ 8HCl + H2 SO4
+
2+
5H2 S + 6MnO−
+
28H
⟶
5SO
+
6Mn
+
14H2 O
2
4
t°
2H2 S + 3O2 → 2SO2 + 2H2 O
Pb(NO3 )2 + H2 S ⟶ PbS ↓ +2HNO3
2FeCl3 + H2 S ⟶ 2FeCl2 + 2HCl + S
KClO3 + H2 S ⟶ SO2 + KCl + H2 O
Câu 16: Đáp án D
Đốt cháy C2 H2 thì nCO2 > nH2 O , đốt cháy C2 H4 thì nH2 O = nCO2 nên đốt cháy A thì nCO2 < nH2 O
⇒ A là ankan có công thức Cn H2n+2 . Khí thoát ra khỏi bình brom là A.
Có nCO2 = 0,03; nH2 O = 0,04 ⇒ nA = nH2 O − nCO2 = 0,01 ⇒ n = 3.
nC2 H2 = a
mC2 H2 + mC2 H4 = 26a + 28b = 0,82
a = 0,01
Gọi {n
có
⇔{
{
b = 0,02
2a + 2b + 0,03 = a + 2b + 0,04 (nCO2 : nH2 O = 1: 1)
C2 H4 = b
Câu 17: Đáp án B
nKAl(SO4 )2 .12H2 O = 0,2 ⇒ nAl3+ = 0,2; nSO2−
= 0,4; nBa(OH)2 = 0,175; nNaOH = 0,35 ⇒ nOH− = 0,7.
4
Do đó nBaSO4 = 0,175; nAl(OH)3 = 0,1 ⇒ m = mBaSO4 + mAl(OH)3 = 48,575 (gam)
Câu 18: Đáp án B
Theo 4 đáp án thì X có 2 nguyên tử O trong phân tử.
mX − mC − mH
nCO2 = 1; nH2 O = 1 ⇒ nO (X) =
= 0,5 ⇒ nX = 0,5nO (X) = 0,25 ⇒ X là C4 H8 O2
16
Mà khi tác dụng với LiAlH4 thì một phân tử X chỉ tạo ra hai phân tử hợp chất hữu cơ Y nên X
là CH3 COOC2 H5 .
𝐿𝑖𝐴𝑙𝐻4 ,𝑡°
Chú ý: 𝑅𝐶𝑂𝑂𝑅 ′→
𝑅𝐶𝐻2 𝑂𝐻 + 𝑅 ′ 𝑂𝐻
Các bạn cần lưu ý đọc kĩ đề bài, sản phẩm tạo ra là 2 phân tử hợp chất hữu cơ Y, tức là chỉ tạo ra một sản
phẩm duy nhất.
Câu 19: Đáp án D
58.1 + 100.2
̅X =
Chọn X gồm 1 mol butan và 2 mol heptan ⇒ M
= 86
1+2
C H + CH4
C4 H10 ⟶ [ 3 6
C2 H4 + C2 H6
C3 H8 ⟶ C2 H4 + CH4
C6 H12 + CH4
C H + CH4
C5 H10 + C2 H6
Khi crackinh thì:
C4 H10 ⟶ [ 3 6
C2 H4 + C2 H6
C7 H16 → C4 H8 + C3 H8 →
C4 H8 + CH4
C3 H6 + C4 H10
C5 H12 → [C3 H6 + C2 H6 → C3 H8 → C2 H4 + CH4
[C2 H4 + C5 H12
{
{
C2 H4 + C3 H8
2(nC4 H10 + nC7 H16 )
nY 2nC4 H10 + 4nC7 H16 10
Nên
=2≤
≤
=
nC4 H10 + nC7 H16
nX
nC4 H10 + nC7 H16
3
nX
̅Y = M
̅ X.
̅ Y ≤ 43
(mY = mX ) nên 25,8 ≤ M
mà M
nY
Câu 20: Đáp án B
H+
nC H OH
(C6 H10 O5 )n → nC6 H12 O6 → 2nC2 H5 OH → { 2 5
→ nCH3 COOC2 H5
nCH3 COOH
nCH3 COOC2 H5
⇒ nC6 H10 O5 =
= 2,5 (mol) ⇒ mxenlulozơ = 162.2,5 = 405 (gam)
H
Câu 21: Đáp án C
nH2 SO4 = 0,49; nH2 = 0,25 ⇒ nH2 SO4 dư = 0,49 − 0,25 = 0,24; nNaNO3 = 0,12
Khi hòa tan hỗn hợp kim loại vào H2 SO4 loãng thì phần không tan là Cu, nCu = 0,15.
nFe = a
56a + 27b = 17,9 − 9,6
a = 0,1
Gọi {n = b ⇒ { n = a + 1,5b = 0,25 ⇔ {
b
= 0,1
Al
H2
−
+
2+
3Cu + 8H + 2NO3 ⟶ 3Cu + 2NO + 4H2 O
Mol
0,15 0,4
0,1
0,1
−
2+
+
3+
3Fe + 4H + NO3 ⟶ 3Fe + NO + 2H2 O
Mol
0,06
0,08 0,02
0,02
⇒ VNO = 0,12.22,4 = 2,688 lít; mmuối = mkim loại + mNa+ + mSO2−
= 67,7 (gam)
4
Câu 22: Đáp án C
SiO2 + 4HF ⟶ SiF4 + 2H2 O
Câu 23: Đáp án C
Khi đổ các mẫu thử vào nước thì:
+ Tan trong nước là ancol etylic.
+ Không tan trong nước và chìm xuống dưới, tách thành 2 lớp so với nước là clorofom (khối lượng riêng
của clorofom lớn hơn nước).
+ Không tan trong nước và nằm ở phía trên, tách thành 2 lớp so với nước là benzen (benzen có khối lượng
riêng nhỏ hơn nước).
Câu 24: Đáp án B
C H CH(NH2 )CH3 +HNO2 C6 H5 CH(OH)CH3 H2 SO4 đặc,t°
X[ 6 5
→
Y[
→
Z: C6 H5 CH = CH2 .
C6 H5 CH2 CH2 NH2
C6 H5 CH2 CH2 OH
Câu 25: Đáp án C
Cấu hình electron của M: 1s 2 2s2 2p6 3s2 3p3
Câu 26: Đáp án D
Chú ý: Quy tắc 𝛼: Chất oxi hóa mạnh hơn oxi hóa chất khử mạnh hơn tạo thành chất oxi hóa yếu hơn và chất
khử yếu hơn.
Câu 27: Đáp án A
MnO2 ,t°
2KClO3 →
2KCl + 3O2
t°
MnO2 + 4HClđ → MnCl2 + Cl2 + 2H2 O
Câu 28: Đáp án C
Có: 3 mol amino axit ⟶ 1 mol tripeptit + 2 mol H2 O
nalanin = 2; nglyxin = 1 ⇒ nH2 O = 2 ⇒ mtripeptit = mamino axit − mH2 O = 217 (gam)
Câu 29: Đáp án B
1
anđehit X Ni,t° ancol Z
→ Y{
. Vì nH2 = nancol Z nên Z đơn chức, do đó X đơn chức.
{
H2
H2 dư
2
Mà VH2 phản ứng = (VX + VH2 ban đầu ) − VY = 2V = 2VX nên X có 1 nối đôi C = C.
Câu 30: Đáp án D
A: Na2 SiO3 + CO2 + H2 O ⟶ Na2 CO3 + H2 SiO3 ↓
B: Si + 2NaOH + H2 O ⟶ Na2 SiO3 + 2H2
t°
C: 2Mg + SiO2 → Si + 2MgO
Câu 31: Đáp án D
Các sản phẩm tạo thành có thể là: C6 H9 O4 (ONO2 ), C6 H8 O3 (ONO2 )2 , C6 H7 O2 (ONO2 )3 .
Mà thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong A và B lần lượt là 11,11% và 14,14% nên A và B là:
C6 H8 O3 (ONO2 )2 và C6 H7 O2 (ONO2 )3 .
Có nA = nB = 0,04 nên mA và mB là: 10,08g và 11,88g.
Câu 32: Đáp án D
mY − mX
nO2 =
= 0,1; nNO = 0,06 ⇒ nNO−3 tạo muối = 3nAl + 2nMg + 3nFe = 4nO2 + 3nNO = 0,58
32
Do đó nHNO3 phản ứng = nNO−3 tạo muối + nNO = 0,64 (mol).
Câu 33: Đáp án D
Thực hiện phản ứng este hoá 2 mol C2H5OH với 1 mol HCOOH ở nhiệt độ không đổi (xúc tác H2SO4 đặc)
khi hệ cân bằng thu được 0,8 mol este nên trạng thái cân bằng có: nC2 H5 OH = 1,2; nHCOOH = 0,2; nH2 O =
nHCOOC2 H5 = 0,8.
[HCOOC2 H5 ][H2 O] 8
Khi đó K C =
= .
[C2 H5 OH][HCOOH] 3
Ở cùng điều kiện trên, este hoá 1 mol C2H5OH và x mol HCOOH, khi hệ cân bằng thu được 0,7 mol este nên
trạng thái cân bằng có: nC2 H5 OH = 0,3; nHCOOH = x − 0,7; nH2 O = 0,7.
0,72
8
Khi đó K C =
= ⇔ x = 1,3125.
0,3(x − 0,7) 3
Câu 34: Đáp án B
a + b = 0,2
nSO2 = a
V2O5 ,t o
a = 0,15
2SO3
Gọi { n = b có {64a + 32b
⇔{
. Có 2SO2 +O2
b = 0,05
= 28.2
O2
0,2
Gọi nO2 phản ứng = x thì nSO3 = 2x; nSO2 dư = 0,15 − 2x.
Có mkết tủa = mBaSO3 + mBaSO4 nên 217(0,15 − 2x) + 233.2x = 33,19 ⇔ x = 0,02
nO2 phản ứng
. 100% = 40%
nO2 ban đầu
Câu 35: Đáp án C
−
2+
(4): HCO−
và Mg 2+. Do đó phương pháp
3 + HCl ⟶ CO2 + Cl + H2 O nên không làm giảm nồng độ Ca
này không làm mềm nước cứng tạm thời.
Câu 36: Đáp án D
Các chất thỏa mãn: phenyl clorua, sec–butyl clorua, natri phenolat, tinh bột.
Chú ý: Dẫn xuất loại ankyl halogenua không phản ứng với nước ở điều kiện thường cũng như đun sôi, nhưng
bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch kiềm tạo thành ancol.
Câu 37: Đáp án B
Vậy H =
xt,t°
A: CH3 OH + CO →
CH3 COOH.
Mn2+ ,t°
C: 2CH3 CHO + O2 →
2CH3 COOH.
men giấm,25−30℃
O2 →
CH3 COOH +
D: C2 H5 OH +
H2 O.
Câu 38: Đáp án A
Các trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa khi nhúng thanh Fe vào các dung dịch: CuCl2, AgNO3, HCl có
lẫn CuCl2.
Câu 39: Đáp án B
Câu 40: Đáp án B
A: Đồng trùng hợp buta-1,3-đien và vinylxianua để điều chế cao su buna-N.
C: Thủy phân PVC trong môi trường kiềm để điều chế poli(vinyl ancol).
D: Đồng trùng ngưng axit terephtalic và etylen glicol để điều chế poli(etylen-terephtalat).
Câu 41: Đáp án D
Câu 42: Đáp án A
Vì nHCl = nA = 0,15 nên A có 1 nhóm − NH2 trong phân tử. Khi đó theo các đáp án, A có 2 nhóm −COOH
trong phân tử. Nên muối khan thu được chứa 0,15 mol NaCl và 0,15 mol H2 N − R − (COONa)2 ⇒
0,15.58,5 + 0,15(R + 150) = 35,325 ⇔ R = 27.
Vậy A là HOOC − CH2 − CH(NH2 ) − COOH.
Câu 43: Đáp án A
Các đồng phân cấu tạo thỏa mãn: CH2 = CH(CH2 )2 CH3, CH3 CH = CHCH2 CH3, CH2 = C(CH3 )C2 H5, CH2 =
CHCH(CH3 )2, CH3 CH = C(CH3 )2 , etyl xiclopropan, 1,2 – đimetyl xiclopropan, 1, 1 – đimetyl xiclopropan.
Câu 44: Đáp án C
Các chất thỏa mãn: Al, NaHCO3 , (NH4 )2 CO3 , NH4 Cl, Al2 O3 , Zn(OH)2 , K 2 CO3, AlCl3 . (Cần lưu ý đề bài yêu
cầu là tan, không nhất thiết phải có phản ứng).
Câu 45: Đáp án A
Vì còn dư Fe trong phản ứng nên trong dd chứa FeCl2 với nFeCl2 = 0,5nHCl = 0,4. Coi hỗn hợp X gồm Fe
và O.
Fe2 O3 + 6HCl ⟶ 2FeCl3 + 3H2 O
FeO + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2 O
Fe + 2FeCl3 ⟶ 3FeCl2
Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2
Có nO (X) = nH2 O = 0,5nHCl − nH2 = 0,3 ⇒ mX = mFe + mO = 0,4.56 + 2,8 + 0,3.16 = 30
Câu 46: Đáp án C
Amphetamin thuộc loại chất gây nghiện, ampixilin thuộc loại chất kháng sinh.
Câu 47: Đáp án A
0,8
C
=
46 575
Gọi độ rượu của X là C°. Do đó {
(10 − 10. C%). 1 5 0,1C
nH2 O =
= −
18
9
18
1
1 C
5 0,1C
2,564
⇒ nH2 = (nC2 H5 OH + nH2 O ) = (
+ −
)=
⇔ C = 85,58
2
2 575 9
18
22,4
Câu 48: Đáp án C
Câu 49: Đáp án A
It
ne trao đổi = = 0,08 < 2nCu2+ = 0,2 nên điện phân chưa hết CuSO4
F
0,08
0,08
⇒ nCu =
= 0,04; nO2 =
= 0,02. Vậy mgiảm = mCu + mO2 = 3,2 (gam)
2
4
Câu 50: Đáp án D
Vì A có phản ứng tráng bạc nên A có HCOOH với nHCOOH = 0,5nAg = 0,1
Gọi công thức của axit còn lại là RCOOH. Có nRCOOH + nHCOOH = nNaOH = 0,2 ⇒ nRCOOH = 0,1
Do đó 0,1(R + 45) + 0,1.46 = 13,4 ⇔ R = 43 là C3 H7 −
Câu 51: Đáp án B
nC2 H5 OH = 10. C%.
+NaOH
NaOH⁄CaO,t°
̅ COOH →
̅ COONa →
̅ H. Nên R
̅ + 1 = 4.3,3 ⇔ R
̅ = 12,2
Có: R
R
R
Do đó 2 axit trong hỗn hợp là HCOOH và CH3COOH. Chọn 1 mol hỗn hợp.
nHCOOH = a
a = 0,2
a+b=1
Gọi {n
có {̅
⇔{
b = 0,8
R = a + 15b = 12,2
CH3 COOH = b
Câu 52: Đáp án B
0
0
Vì 0 < ENi−X
= 1,06 < ENi−Z
= 1,76 nên thứ tự kim loại trong dãy điện hóa là Ni, X, Z.
0
Vì EY−Ni > 0 nên Y đứng trước Ni trong dãy điện hóa.
Vậy kim loại thoát ra tại catot theo thứ tự: Z, X, Ni, Y.
Câu 53: Đáp án A
Các phản ứng tạo đơn chất: (1), (2), (3), (4), (6), (7).
Câu 54: Đáp án C
CrCl2 + 2NaOH ⟶ Cr(OH)2 ↓ +2NaCl
4Cr(OH)2 + O2 + 2H2 O ⟶ 4Cr(OH)3
Cr(OH)3 + NaOH ⟶ NaCrO2 + H2 O
⇒ nCr(OH)3 = 0,01 ⇒ mkết tủa = mCr(OH)3 = 1,03 (gam)
Câu 55: Đáp án A
nCH2 = CH − CH = CH2 + nC6 H5 CH = CH2 ⟶ (CH2 − CH = CH − CH2 − CH(C6 H5 ) − CH2 )n
C H CH CH : 106 gam các giai đoạn
Theo lí thuyết { 6 5 2 3
→
T: 158 gam
C4 H10 : 58 gam
500.106
500.58
nên thực tế: metyl benzen =
= 745,4 (kg); mbutan =
= 543,8 (kg)
158.60%. 75%
158.45%. 75%
Câu 56: Đáp án A
HCl
H2 SO3
H2 SO4
Ba(OH)2 dư
Không hiện tượng
HCl
Câu 57: Đáp án D
Các phát biểu đúng: (1), (2), (5).
Câu 58: Đáp án D
Các trường hợp xảy ra phản ứng là:
NaAlO2 + C6 H5 NH3 Cl + H2 O ⟶ Al(OH)3 + NaCl + C6 H5 NH2
↓ trắng
↓ trắng
↓ tan
↓ không tan