Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TÍCH hợp LIÊN môn NGỮ văn bài thuyết minh về bánh gai sài sơn để

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.59 KB, 10 trang )

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC OAI

Trường: THCS Thị Trấn
Địa chỉ: Thôn Du Nghệ - Thị Trấn Quốc Oai – huyện Quốc Oai – Hà Nội.
Điện thoại: 0433843346
Emai:
Tên tình huống: THUYẾT MINH VỀ BÁNH GAI SÀI SƠN.
Môn học chính được vận dụng: Ngữ Văn.
Các môn được tích hợp: Lịch sử, Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý.

Thông tin về học sinh:
1/ Nguyễn Thị Thảo Ngọc
Lớp: 7A
Ngày sinh: 05/08/2002
2/ Nguyễn Thị Vân
Lớp: 7A
Ngày sinh: 08/12/2002

Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai

Page 1


Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

1. Tên tình huống
Tại hội chợ thành phố Hà Nội, có rất nhiều quận huyện trưng bày những sản
phẩm nổi tiếng, đặc trưng cho quê hương mình. Là người dân Quốc Oai, em hãy


viết một bài thuyết minh về bánh gai Sài Sơn để mọi người thấy được đặc điểm, giá
trị của sản phẩm này.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Nâng cao hiểu biết về vùng đất Sài Sơn.
- Nâng cao vốn kiến thức sẵn có về bánh gai: thành phần cấu tạo, cách làm bánh,
giá trị của bánh…
- Giúp mọi người có thêm sự hiểu biết về bánh gai Sài Sơn, đồng thời làm tăng
thêm thiện cảm của họ đối với sản vật này, với mảnh đất Sài Sơn nhiều truyền
thống lịch sử.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc của người dân, giúp họ có thái độ đúng với việc giữu
gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Giới thiệu về mảnh đất Sài Sơn.
- Lịch sử hình thành nghề làm bánh gai.
- Cấu tạo, cách làm bánh gai.
- Bánh gai trong đời sống của con người.
4. Giải pháp giải quyết tình huống.
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Địa Lý – vị trí địa lý, đặc điểm địa hình; đặc điểm kinh tế, văn hóa của Sài Sơn.
- Ngữ Văn – từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp.
- Lịch Sử - nguồn gốc hình thành, phát triển của nghề làm bánh gai Sài Sơn.
- Sinh học - đặc điểm sinh học của các nguyên liệu làm bánh gai.
- Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức trân trọng
sản vật của quê hương.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
* Tư liệu tham khảo:
- Các tư liệu trong SGK chương trình THCS về các môn cần liên hệ vận dụng.
- Các tư liệu tham khảo từ nguồn khác.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan.
- Hiểu biết của bản thân.

* Tiến trình giải quyết tình huống:
Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai

Page 2


Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Phác thảo các ý chính cần giới thiệu  chọn lọc tư liệu sắp xếp các ý theo
một trình tự hợp lý viết thành bài giới thiệu hoàn chỉnh.

BÀI THUYẾT MINH VỀ BÁNH GAI SÀI SƠN
Có lẽ không mấy ai còn lạ lẫm với bánh gai – món bánh làm từ bột nếp, đậu
xanh vừa thơm vừa ngậy. Nhưng bánh gai Sài Sơn – Quốc Oai thì chắc không phải
ai cũng đã được thưởng thức. Cũng từ những nguyên liệu quen thuộc như những
nơi khác nhưng bánh gai Sài Sơn mang một phong vị khác, một đặc trưng của
miền quê nhỏ bé hiền hậu, ấm áp tình người này.
Sài Sơn là một xã của huyện Quốc Oai, Hà Nội. Nơi đây có địa danh chùa
Thầy nổi tiếng, gắn liền với tên tuổi của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ông đã tu hành ở
đây và cũng đã cùng với nghĩa quân chống lại quân Nam Hán rồi hóa thánh tại một
hang đá có tên gọi là hang Thánh Hóa bên cạnh chùa Thượng trên núi Sài Sơn. Vì
vậy hang này được gọi là hang Thánh Hóa. Sau khi đã hóa, ông đầu thai vào làm
con của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tương truyền ông
cũng chính là ông tổ của môn múa rối nước, thường được biểu diễn khi lễ hội vào
ngày 07 tháng 3 âm lịch hàng năm. Sài Sơn cũng là quê hương cách mạng từ
những ngày đầu 1930. Cố phó thủ tướng Phan Trọng Tuệ quê ở đây (thôn Đa
Phúc). Ông hoạt động cách mạng từ những năm 1930. Quê hương Sài Sơn là một
trong những vùng quê thanh bình, yên ả của xứ Đoài, đã từng đi vào thơ ca:
Bao giờ trở lại đồng Bương, Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng

Sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng !
(Quang Dũng)
Quốc Oai, hay còn gọi là phủ Quốc có rất nhiều món ngon nức tiếng hà thành
nhưng cõ lẽ mộc mạc, giản dị nhất là bánh gai – món ăn chắt chứa tâm hồn người
Sài Sơn. Lịch sử nguồn gốc của nghề làm bánh gai Sài Sơn có từ bao giờ cũng
không rõ nhưng chúng tôi được kể lại với giai thoại sau: Ngày xưa có hai vợ chồng
nông dân nghèo, vào một năm đói kém, mất mùa, thiếu ăn họ phải đi tìm các loại lá
cây mọc tự nhiên để ăn. Họ đã tìm thấy một loại lá cây mang về nấu cơm ăn thấy
dẻo, ngon. Họ bèn hái, thái phơi khô để dành, từ thổi cơm dần dần họ nghĩ ra cách
lấy lá đó trộn với bột gạo nếp làm bánh ăn rất ngon và thơm, vừa để được lâu. Sau
Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai

Page 3


Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

này các thế hệ con cháu cải tiến từ gói bánh bằng lá chuối tươi, đến gói bằng lá
chuối khô, rồi cho thêm một số loại thực vật khác làm nhân bánh. Và sau này,
người Sài Sơn gọi đó là bánh gai.

Để làm được bánh gai, người dân Sài Sơn càn chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu:
gạo nếp cái hoa vàng, lá gai, đỗ xanh, đường mật mía, lá chuối khô, và một số
nguyên liệu khác như dừa bánh tẻ, mỡ lợn, vừng, dầu thực vật, đường kính trắng,
bí đao, hạt sen,… Cái tạo nên vị đặc sắc và làm say mê lòng người của bánh gai
Sài Sơn chính là sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên liệu trên dưới bàn tay khéo
léo và lòng say mê nét đẹp ẩm thực của người dân nơi đây.

Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai


Page 4


Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Người dân nơi đây dùng nhiều dụng cụ để làm ra những chiếc bánh nhỏ xinh ấy:
Cối giã gạo, dụng cụ ép lá gai, nồi hấp bánh, ngoài ra còn có dụng cụ khác dùng để
đựng như rổ, rá, thau chậu, nồi đồng, giây bột, dao, thớt... than hoặc củi để hấp
bánh...

Đúng như tên của nó, cái làm lên hương vị của bánh gai là lá gai. Lá gai trông
giống như lá dâu, có răng cưa, thường được trồng ở vùng cao. Lá gai khô đóng
bịch lại. Lá đẹp phải là loại lá to, các lá quện lại thành từng tảng nhỏ. Khi kéo từng
chiếc lá thấy được cái mềm mại, dẻo của lụa, mùi thơm ngai ngái của lá khô. Lá
Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai

Page 5


Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

phải sáng màu, mặt dưới màu trắng như bọc trứng nhện, mặt trên màu xanh đen tựa
mực tàu. Loại lá nhỏ, lẫn hoa, vón cục thi không được dùng. Lá đem nghiền nhỏ
thành thứ bột xốp xốp, mịn màng mát rượi.

Làm bánh gai là cả một nghệ thuật của người dân Sài Sơn! Từ cách chọn hạt
gạo, hạt đỗ cũng phải sành. Đỗ xanh, phải là loại đỗ chè, hạt nhỏ,vỏ hơi mốc mốc.
Xục tay vào thúng đỗ phải nghe thấy tiếng xạo xạo, coong coong của hạt đỗ già đã
tách. Có thế khi thổi lên đỗ mới bở, thơm và ngậy. Đỗ đãi sạch vỏ, bỏ sạn, đem cho

vào nấu chín. Mở vung nồi đỗ, mùi thơm thơm ngầy ngậy xộc vào cánh mũi; phải
đợi một chút, quay mặt cho hơi bay vợi đi, khi đó mới nhìn rõ màu vàng ươm, mỡ
màng của đỗ. Hạt đỗ căng tròn, nhón tay xiết lại, nhấc hai đầu ngón tay thấy dinh
dính, nhưng xốp và mịn. Nghiêng dưới ánh sáng. thấy những hạt sáng như của
khoai tây luộc bở tơi.

Gạo phải là gạo nếp cái hoa vàng, xẩy sạch, ngâm nứơc lạnh đến khi hạt gạo
mềm, cấu được thì vớt ra, đãi sạch cho vào cối xay. Đây là loại bột khó tính.
Không thể dùng máy nghiền khô mà phải là cối xay bột bằng nứơc. Trước kia là
loại máy nhỏ có tay quay của các bà tráng bánh đa, bánh cuốn. Bây giờ được hiện
đại bằng cách nối với chiếc mô-tơ, bột xay nhanh và đỡ công khó nhọc cho người.
Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai

Page 6


Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Cho nhiều nước, bột loãng, lọc rất lâu. Cho ít nước ,bột đặc sệt không xay được.
Bột phải sánh, chảy đều khắp cối, có những bong bóng li ti chạy dài theo dòng
chảy xuống khăn lót. Sau đó bột phải được ép khô.
Vỏ bọc bánh gai là tổng hợp của bột gạo, lá gai và đường. Cho bột lá gai vào
theo tỷ lệ định sẵn; bột phải làm kỹ như người ta thấu đất đánh pháo, thêm chút
dầu chuối cho dậy mùi. Bột không được cứng hay nhão quá, sẽ khó nắn và khó bóc
bánh. Bột phải dẻo, có màu xanh đen. Lấy đầu ngón tay ấn nhẹ xuống mặt bột nhấc
lên thấy rõ vân tay nhưng sau đó bột lại đùn ra lấp liền ngay vết lõm. Có thế, bột
mới được coi là đạt tiêu chuẩn để có thể nắm bánh.

Việc làm nhân cũng phải có tay nghề mới được. Đỗ xanh giã nhỏ, mịn . Đường
kính đun lên ướp mỡ phải trong như mứt bí để giảm độ béo, mỡ ăn phải giòn mới

đạt yêu cầu. Cho đường kính trắng, dừa, lạc rang, mứt bí, mứt sen, dầu chuối trộn
đều lên. Nhân cũng không được nhão sẽ khó nắn và khi ăn bánh sẽ sậm màu không
đẹp. Giữa miếng nhân là miếng mỡ lợn ướp đường trong suốt, thảng màu xanh,
cầm cứng và khi cắn thì giòn giòn. Vê tròn lại, phủ lớp vỏ gạo và lăn chút vừng
bên ngoài.

Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai

Page 7


Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Sau đó, người ta bắt đầu công đoạn gói bánh. Bánh gai Sài Sơn không gói bằng
lá chuối tươi như những nơi khác mà phải dùng lá chuối khô mới tạo nên được cái
mùi vị thanh tao đó. Lá chuối rửa sạch, bỏ lá rách, lau khô. Lá thường phài là màu
xám hay màu đỏ của trái xoài chín dại nắng. Cho nhân vào bột nặn thành hình tròn,
đồng thời đổ mỡ nước vào ngâm.Vừng đãi sạch, lăn quả bánh trên mâm, sau đó gói
nhiều lượt lá.
Bánh gai không luộc mà hấp. Dùng nồi to, quây xung quanh bằng cót,dùng bao
tải bọc ngoài để giữ nhiệt. Khi hấp bánh thấy có hơi nước bốc lên mới tính giờ.
Tùy theo số lượng mỗi mẻ hấp hoặc trọng lượng bánh to hay nhỏ mà tính thời gian
hấp khác nhau. Trung bình hấp một mẻ bánh hết từ 60 đến 80 phút. Hấp bánh gai
cần đều căn cho đều lửa, nếu không sẽ sống. Khi bánh chín, vớt ra để cho nguội và
ráo hơi nước. Bánh ngon phải đạt yêu cầu ăn dẻo, dai, nhân trắng, thơm ngon.
Cuối cùng là khâu đóng gói bánh: Khi bánh nguội, cắt bỏ dây buộc, sau đó xếp
5 chiếc buộc thành một gói. Thường bánh gai được buộc bằng dây cói, trên có đính
kèm nhãn mác của cơ sở sản xuất.

Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai


Page 8


Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Cầm chiếc bánh lên ăn, một tay vừa cầm vừa đỡ bánh, tay kia xé từng tý lá một.
Nhớ là tý một thôi, ai vội vàng xé to coi chừng lại lôi từng mảng bột xệ mất. Ai sốt
ruột lắm cũng phải ngắm qua lớp vỏ đen bóng, mịn màng của bánh . Sau đó từ từ
đưa bánh lên cho tiếp xúc với làn môi. Ăn bánh cũng phải có nghệ thuật. Cắn từng
miếng nhỏ, từ từ mím môi lại và nhấc ra. Vị ngọt tới cuống lưỡi, mùi thơm thảng
vào cánh mũi, thỉnh thoảng tai nghe thấy tiếng sần sật của mứt bí và mỡ lợn; răng
dính với nhau bởi chất bột dẻo dai làm người ăn dù có háu cũng phải nhâm nhi.

Xưa, ở Sài Sơn, bánh gai ít được sản xuất, chỉ được dùng trong ngày tết hay nhà
có giỗ chạp. Ngày thường, được biếu chiếc bánh, nhà có 5 hay 6 người thì phải xắt
thành từng ấy miếng, mỗi người một miếng nhỏ nhâm nhi vị ngọt đượm của bánh.
Tết mà có chục bánh gai đặt cạnh mâm ngũ quả, cạnh chiếc bánh Chưng trông thật
Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai

Page 9


Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

sung túc và ấm áp. Bên giường thờ, cạnh chén trà nóng, xen những giây phút tĩnh
lặng cuả câu chuyện, hiếm ai không đôi lần thấy mát cánh mũi khi mùi thơm
thoang thoảng toả ra từ chục bánh gai. Bánh gai vừa giàu dinh dưỡng với các chất
cần thiết cho cơ thể con người, lại vừa giàu giá trị tinh thần, giá trị văn hóa.
Bây giờ, đời sống khá hơn, bánh gai thông dụng hơn. Người Sài Sơn có thể ăn

bánh gai bất cú lúc nào. Cũng không phải đi xa vì xã nào cũng có từ 1-2 nhà gói
bánh. Người dân Sài Sơn cũng không còn quanh năm quanh quẩn ở trong xã, và tất
nhiên chiếc bánh gai cũng theo bước chân người tới mọi miền đất nước. Sinh viên
đi học, người ra ngoại tỉnh làm thêm, đi thăm cô dì chú bác, ai nấy đều xếp trong
hành lý của mình chục bánh gai làm quà . Hay những người dân cần kề đều vì
tiếng thơm, vị ngon của nó mà nhớ tới, bánh gai Sài Sơn càng được lưu hành rộng
rãi hơn.
Bánh gai Sài Sơn – một thức quà giản dị, mộc mạc mà thanh cao, tao nhã. Làm
bánh gai không chỉ để kiếm sống mà còn vì lòng yêu cái đẹp, say mê cái tinh túy
của đời. Mỗi người dân Sài Sơn đi xa hay ở gần đều không thể quên cái vị ngọt
dịu, thanh nhã của chiếc bánh dân dã này. Nó đã trở thành sản vật, trở thành thứ
bánh không thể thiếu trong đời sống của người dân Sài Sơn nói riêng, của người
Quốc Oai nói chung. Nếu có dịp, mọi người hãy tới nơi đây để thưởng thức món
bánh đậm chất quê hương Sài Sơn này.
6/ Ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề
Việc kết hợp các kiến thức liên môn vào bài thuyết minh về bánh gai Sài Sơn là
rất quan trọng. Nó giúp cho bài thuyết minh bao quát, đầy đủ ý hơn và có sức
thuyết phục hơn. Nhờ đó, mọi người hiểu rõ hơn về bánh gai Sài Sơn – một món
ăn vừa tốt cho sức khỏe, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, nhiều người biết, yêu
quý và trân trọng sản vật này. Đồng thời, làm tăng lòng tự hào dân tộc và ý thức
xây dựng đất nước của người dân Sài Sơn nói riêng, của toàn dân nước Nam nói
chung. Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết những vấn đề thực tế còn tạo điều
kiện cho học sinh chủ động tìm hiểu vấn đề, phát huy được tính tích cực, sáng tạo
để giải quyết vấn đề. Nhờ đó, tư duy tốt hơn và có khả năng thực hành cao hơn.
Đây là một lợi ích rất lớn.

Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai

Page 10




×