A/ TÊN ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN
B/ĐẶT VẤN ĐỀ:
I/Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:
Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói
lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học
sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan
hệ giữa Ngữ Văn và các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động tích cực đến kết
quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ Văn.
Cho nên tự nó cũng toát nên yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết gắn với
đời sống. .
Xuất phát từ những căn cứ đó, chương trình đã nêu mục tiêu tổng quát của môn
ngữ văn: Môn Ngữ Văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường
trung học: góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông , chuẩn
bị cho họ tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý tức tự tu dưỡng,
biết thương yêu quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết
hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải
sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có
tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ,
cho nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng
Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham
muốm đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
tương lai.
Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ
năng riêng của từng phân môn, đồng thời đó còn là sự tích hợp liên môn giữa Ngữ văn
và các môn học khác như Lịch sử, Địa lý… Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức,
kĩ năng thuộc các môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục
tiêu chung của môn Ngữ Văn. .
II/Thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu :
Thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn trong trường Trung học cơ sở hiện còn
những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng Ngữ văn chưa thực sự tạo được hứng thú
học đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách rời tạc, hời hợt về kiến thức Ngữ văn,
không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về
kiến thức liên môn…
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy
học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học
hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo
dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách
1
liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội,
khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức.
Dạy học tích hợp liên môn trong Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức
giao thoa với môn Ngữ văn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân. Rèn luyện kĩ năng
sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương… để học sinh tiếp thu kiến thức, biết
vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan
đến môn học…
Khi bàn về hiện trạng phương pháp dạy học, ta thấy rằng, trong một thời gian dài,
người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ
một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng
phương pháp này thì các em học sinh - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo
viên là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là
cái đầu của học sinh, và người thầy đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để
chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn người học sinh là kẻ thụ
động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập. Ngoan ngoãn, bị động, nhớ được
nhiều điều thầy đã truyền đạt. Để chiếm được vị trí số một trong lớp, người học sinh
phải có được không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng của một trí tuệ sắc sảo mà
phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn
học. Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm
của thầy cô giáo nữa.
Trong phương pháp dạy học truyền thống, chú ý đến người giáo viên và ít quan
tâm tới học sinh. Học sinh như “cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy “lọ” này như thế
nào? Tính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ ràng. Học sinh chỉ phải nhớ những gì
người ta đã cung cấp cho nó ở trạng thái hoàn thành. Trong phương pháp dạy học cũ,
nguyên tắc thụ động biểu lộ ở hình ảnh người giáo viên đứng riêng biệt trên bục cao
trong lớp và cung cấp “cái mẫu”, còn phía dưới là hình ảnh các học sinh ngồi thành hàng
trên ghế, cùng làm một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu mà thầy đang cung cấp
cho họ.
Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học và nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em
thanh thiếu niên tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà
tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc sảng khoái. Nếu nhồi
nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể như mong muốn,
bởi để “Tiêu hoá” được kiến thức thì cần phải “Thưởng thức chung” một cách ngon
lành.
Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới
phương pháp giảng dạy mà dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một phương pháp
tiêu biểu .
III/Lý do chọn đề tài:
Dạy học tích hợp và khai thác văn bản dựa vào đặc trưng thể loại là phương pháp,
đồng thời là nguyên tắc của bộ môn Ngữ văn ở chương trình THCS. Là một giáo viên
giảng dạy môn Ngữ văn, tôi thấy tính ưu việt của phương pháp này hơn hẳn những
2
phng phỏp trc õy c vn dng. Tớnh u vit ca phng phỏp th hin rừ qua
thỏi , nim say mờ, kt qu tip nhn ca hc sinh trong tng bi hc. Ngi hc
khụng ch c chim lnh kin thc, cú k nng c-hiu cỏc kiu vn bn thuc cỏc th
loi vn hc m cỏc em thng c t sỏch bỏo hng ngy m cũn cú kh nng to lp
vn bn, hiu thờm nhiu kin thc v cuc sng.
Vi vn t ra nh trờn, tụi mnh dn chn ti: Dy hc theo hng tớch hp
kin thc liờn mụn, hy vng s gúp phn cựng ng nghip tng bc nõng dn cht
lng gi hc Ng Vn trng trung hc c s.
C/C s lý lun:
Tớch hp l hp li thng nht cỏc mt riờng l thnh mt tng th, phi hp
ti u cỏc hot ng dy hc khỏc nhau, cỏc k nng phng phỏp ca mụn hc khỏc
nhau, nhm ỏp ng mc tiờu, mc ớch c th, hng n mt ni dung ao hm cao
hn, sõu hn.
Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trờng phổ thông, có y nghĩa
trong việc hình thành, phát triển, định hớng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm
ngời, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ
thuật, kích thích trí tởng tợng bay bổng, sức sáng tạo của ngời học. Nên để dạy và học tốt
môn Ng vn, ngời dạy và ngời học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức ngôn ngữ,
từ vựng, các kiến thức liên quan về các hình thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các
câu ca dao tục ngữ, lấy đó làm vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân.
Vic vn dng kin thc liờn mụn vi mụn Lch s, a lý v ng dng
Cụng ngh thụng tin lm cho hiu qu ca bi hc Ng vn c nõng cao.
Giỳp cho hc sinh hc bi vi nim say mờ, hng thỳ. ng thi lm cho cỏc
em hỡnh dung c mt cỏch chõn thc, sinh ng v nhng cuc u tranh
ca nhõn dõn ta trong lch s gn lin vi truyn thng dng nc v gi nc
ca cha ụng ta t xa xa. Qua ú giỳp hỡnh thnh cỏc em thỏi bit n,
bit quý trng nhng con ngi, nhng v anh hựng dõn tc cú cụng dng
nc v gi nc; ng thi t ho hn v truyn thng v vang, ho hựng
ca dõn tc mt thi.
D/C s thc tin:
1/V phớa hc sinh:
- a s hc sinh cũn nhiu hn ch trong vic tip thu v cm th vn bn vn
hc. Mt mt do trỡnh nhn thc ca mt s hc sinh cũn yu, cha cú t duy sỏng
to.
- Hc sinh cha nm bt c mi liờn h gia thi i thụng qua b mụn lch s
vi giỏ tr phn ỏnh ca tỏc phm vn hc.
- Hin nay mt s hc sinh s dng sỏch tham kho, nhiu ti liu bỏn trờn th
trng cht lng kộm dn n mt thc trng cú nhiu ý kin ỏnh giỏ khỏc nhau v
mt tỏc phm lm cho cỏc em lỳng tỳng, thiu t tin, b ng, thiu s tỡm tũi, ỏnh giỏ,
phõn tớch chi tit. Khụng phỏt huy c tớnh tớch cc, ch ng sỏng to ca tng cỏ
nhõn. Vỡ vy phn ln cỏc em sao chộp ti liu mt cỏch mỏy múc khụng xỏc nh c
kin thc trng tõm trong tng n v bi hc.
3
- Một thực tế đang tồn tại ở trường THCS Quảng Long nữa là học sinh bị hổng,
kiến thức từ các cấp, lớp học dưới, các em học trước quên sau. Cho nên học sinh rất khó
tiếp thu được kiến thức của văn bản khi chưa hiểu hết ý nghĩa của các yếu tố
lịch sử, điển cố, điển tích, các nội dung mang tính cổ xưa sử dụng trong đó.
- Phần lớn học sinh ít có tư liệu để đọc và tham khảo và cũng chưa có thói quen
đọc sách tham khảo để bổ sung kiến thức môn học.
- Nguyên nhân khách quan là hiện nay do một số văn bản dung lượng quá dài so
với thời lượng 45-90 phút nghiên cứu trên lớp, học sinh rất khó có thể nắm bắt hết
được toàn bộ các giá trị của văn bản văn học.
2/Về phía giáo viên:
- Có giáo viên chỉ tập trung chuyển tải một cách rập khuôn những thông tin có
trong bài học mà chưa cha chó träng khai th¸c những vấn đề liên quan.
- Giáo viên còn lúng túng khi đưa ra hệ thống câu hỏi khai thác cũng như phương
pháp triển khai những văn bản văn học.
- Vẫn còn hiện tượng giáo viên thiếu nhiệt tình trong quá trình tìm tòi, sưu tầm
những kiến thức liên quan bổ sung cho nội dung bài dạy dẫn đến khả năng tích hợp còn
hạn chế. Bên cạnh đó nhiều văn bản mới đưa vào chương trình cũng gây không ít khó
khăn khi tìm hiểu và truyền đạt kiến thức cho học sinh của giáo viên.
- Mặt khác, kiến thức lý luận văn học của một bộ phận giáo viên chưa thật sự
vững .
Chính vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và thực hiện,
hy vọng sẽ góp phần cùng với đồng nghiệp làm tăng dần chất lượng dạy và học Ngữ
văn, từ đó sẽ gây được hứng thú với giáo viên và học sinh.
E/Nội dung nghiên cứu và cách tiến hành :
*Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học
khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá
đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của
các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính
của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết
với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành
một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn
vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các
thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được
thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh
hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. .
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ
thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau
4
hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối
liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của
bộ môn đó. Đó là sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong
thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết
quả
tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.
*Việc vận dụng quan điểm tích hợp liên môn vào dạy học Ngữ văn ở trường
THCS chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập
trong các phân môn Văn học, tiếng Việt, làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như
hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần
phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế
giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau,
tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà sẽ gặp sau
này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận
Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng
cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung
cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải
quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn. Vận dụng
quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy
học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh
hội được, bảo đảm cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và
kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình
huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh được những
nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và
năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được.
*Qua nghiên cứu cho thấy dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp vẫn theo
đuổi quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”, tích cực hoá hoạt động học tập của học
sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự
học, năng lực sáng tạo của học sinh. Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp
dạy học cần chú ý bảo đảm các yêu cầu sau: :
- Giúp học sinh tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội, xác lập mối liên hệ giữa
5
các tri thức và kĩ năng thuộc môn Ngữ văn với các môn khác bằng cách tổ chức, thiết kế
các nội dung, tình huống tích hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng
riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến thức và
phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp. .
- Tổ chức, thiết kế các hoạt động phức hợp để học sinh học cách sử dụng, phối hợp
những kiến thức và kĩ năng đã nắm trong “nội bộ các phân môn”.
- Đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học để các em trực tiếp tham gia vào
giải quyết các vấn đề, tình huống tích hợp; biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá
trình học sinh tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng.
- Phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh; chú trọng mối quan hệ
giữa học sinh với sách giáo khoa, phải buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập
theo SGK, theo hướng dẫn của GV.
- Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng không quá lạm dụng các môn học khác sẽ dẫn đến
loãng kiến thức bài học môn Ngữ văn.
*Về khâu thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp dòi hỏi giáo
viên không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một
hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực
hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát
triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn
theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ
năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt
động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn » .
*Đối với giờ dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp đòi hỏi phải biến giờ
“giảng văn” thành giờ dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh, hướng tới làm cho các em có
năng lực đọc hiểu bất kì văn bản nào. .
Khái niệm đọc hiểu là một trong những khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc dạy
học tác phẩm văn chương ở bậc THCS theo quan điểm tích hợp, là một trong những năng
lực tối thiểu cần hình thành và phát triển cho học sinh. Khái niệm đọc hiểu nói lên hoạt
động của học sinh phải được thay thế cho khái niệm giảng văn chỉ nói lên hoạt động của
người thầy theo quan điểm “lấy người dạy làm trung tâm”. Dĩ nhiên ở đây không hề triệt
tiêu yếu tố “giảng” của người thầy, một yếu tố vốn có vai trò kích thích hứng thú đọc hiểu
cho học sinh, nếu được sử dụng thích đáng, mà là để nhấn mạnh hoạt động đọc hiểu của
trò, được coi là hoạt động trung tâm của quá trình dạy học tác phẩm văn chương. Hoạt
động đọc hiểu trong nhà trường phải được thiết kế và thực hiện theo một trình tự qua các
giai đoạn và ở những mức độ khác nhau: từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng,
từ đọc tích luỹ đến đọc hiểu, từ đọc đánh giá đến đọc sáng tạo.
*Thiết kế giáo án giờ học văn bản văn học theo quan điểm tích hợp
Giáo viên phải ý thức được giáo án dạy học văn bản văn học không phải là một bản đề
6
cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là
một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh thực hiện trong giờ
lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và
giáo dưỡng của bộ môn. .
Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống
dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của văn bản, phù hợp với tính chất và trình
độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với
các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh từng
bước tiếp cận, chiếm lĩnh văn bản một cách tích cực và sáng tạo. Thiết kế giáo án giờ
học văn bản văn học phải bám chặt vào những giá trị tư tưởng và nghệ thuật vốn có và
ổn định của tác phẩm trong đời sống văn hoá - lịch sử đầy biến động của nó, có nghĩa là
phải đặt tác phẩm vào thời điểm nó ra đời. Đồng thời phải mở ra hướng thu nạp các nhu
cầu, thị hiếu, cá tính và khả năng diễn dịch của cá nhân học sinh. .
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học văn bản văn học phải làm rõ những
tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho học sinh qua phân tích, chiếm lĩnh bài
văn; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức lí thuyết và lịch sử văn học
với Tiếng Việt, Làm văn, với hiểu biết lịch sử, văn hoá và đời sống, v.v
Giáo án giờ học văn theo quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích
hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức
và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh
hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri
thức và phát triển năng lực tích hợp .
Nội dung tích hợp của thiết kế giáo án cần tập trung vào những điểm quy tụ, liên
kết nội dung ba bộ phận Văn - Tiếng Việt - Làm văn trong văn bản để xây dựng các tình
huống tích hợp và các hoạt động phức hợp tương ứng nhằm giúp học sinh tích hợp tri
thức và kĩ năng trong khi xử lí tình huống. Đó có thể là những từ ngữ, câu thơ, đoạn văn,
những chi tiết, hình tượng, các sự kiện, quan hệ, tình huống mà muốn cảm hiểu, cắt
nghĩa, đánh giá đòi hỏi phải vận dụng tri thức liên văn bản, phải tổng hợp hiểu biết
nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, xã hội, văn học, ngôn ngữ…
*Tổ chức giờ học văn trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ
hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo
viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt
một chiều. Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ
thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh
bài văn, chuyển tác phẩm của nhà văn vào trong tư duy, cảm xúc của mình, biến tác phẩm
thành thế giới tinh thần, tình cảm của riêng mình để tự nhận thức, tự giáo dục và phát triển
theo mục đích, định hướng giáo dục của giáo viên.
Tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản trên lớp, giáo viên phải chú trọng mối quan
hệ giữa học sinh và văn bản (nội dung dạy học), phải coi đây là mối quan hệ cơ bản,
quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng
truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì
thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm văn” theo lối tái hiện, sao chép, làm
7
thui chột dần năng lực tư duy trên văn bản, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ
chức các kiến thức một cách sáng tạo .
Ngày nay nhiều lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh rằng hoạt
động của học sinh trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy học tích
hợp đòi hỏi giáo viên phải có cách dạy chú trọng phát triển ở học sinh cách thức lĩnh
hội kiến thức và năng lực, phải dạy cho học sinh cách thức hành động để hình thành
kiến thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy buộc học sinh phải tự đọc, tự
học để hình thành thói quen tự đọc, tự học suốt đời, coi đó cũng là một hoạt động đọc
hiểu trong suốt quá trình học tập ở nhà trường.
Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không coi nhẹ
việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồi
dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho học
sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý
thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những
cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý đã đành, mà còn cần khắc
phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng sử
dụng vào đọc hiểu văn bản, vào những tình huống có ý nghĩa đối với học sinh, coi nhẹ
kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp.
Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phải đào tạo những con
người toàn vẹn, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp
phần đào tạo thế hệ trẻ. Trong đó, môn học Ngữ văn với đặc trưng riêng, phù
hợp, có giá trị đặc biệt với việc đào tạo, xây dựng phẩm chất, nhân cách con
người. Mặc dù vậy, môn học Ngữ văn hiện nay chưa được các bạn học sinh
quan tâm đúng mức. Học Ngữ văn tích hợp nhiều nhất với bộ môn Lịch sử. Vì
Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, từ rất xa xưa; Như Khổng Tử đã
từng nói “Ôn cố tri tân”, biết được Lịch sử ta sẽ có cách nhìn nhận, hiểu về
hiện tại và tương lai một cách đúng đắn. Lịch sử tái hiện lại những trang sử
hào hùng của dân tộc, về cuộc đấu tranh anh dũng, về công cuộc dựng nước và
giữ nước của cha ông ta từ ngàn xưa. Vậy nên, Lịch sử cần phải được tiếp
nhận một cách đúng đắn, được lưu giữ và phải được “nhớ”. Nhớ để học hỏi, để
biết ơn những anh hùng có công dựng nước và giữ nước.Và chính văn học đã
luôn theo sát những biến động, thăng trầm của xã hội.
Ví dụ khi dạy bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, giáo
viên có thể tích hợp với phần Lịch sử về cuộc kháng chiến chống Tống thời
Lý, Lý Thường Kiệt đã sử dụng chiến thuật chiến tranh tâm lý, đọc bài thơ
“Nam quốc sơn hà” để khích lệ quân ta đánh giặc và làm nao núng tinh thần
quân giặc. Bài thơ như một lời hiệu triệu, nức lòng toàn quân, toàn dân, khiến
cho tinh thần, ý chí quyết tâm của quân dân ta ngày càng tăng. Đồng thời cũng
là lời cảnh cáo đanh thép với kẻ thù về những hành động sai trái của chúng,
khiến kẻ thù khiếp vía.
Hoặc khi dạy bài “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long:
8
+ Ta có thể tích hợp với môn Lịch sử ở chỗ nói về hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm: truyện viết vào năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế lên Lào Cai
của tác giả. Vào thời điểm này thì ở miền bắc đã được hòa bình sau cuộc
kháng chiến chống Pháp và đang bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn
gắn vết thương chiến tranh, đi lên chủ nghĩa xã hội. Còn ở miền Nam đang
chiến đấu chống đế quốc Mỹ. Truyện viết về những con người xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc.
+ Tích hợp với môn Địa lý khi tìm hiểu phần từ khó “Sa Pa”. Giới thiệu
qua về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình với những nét độc đáo do thiên nhiên
ban tặng và đây là nơi cư trú của một số dân tộc ít người như Tày, Giáy, Giao
đỏ…
+ Tích hợp với công nghệ thông tin để trình chiếu cho các em học sinh
xem thêm một số bức tranh đặc sắc về Sa Pa.
Như vậy, trong quá trình tổ chức cho học sinh khai thác nội dung của bài học, giáo
viên đã vận dụng và hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp tích hợp một cách linh
hoạt, đa dạng ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh và nhiều phạm vi: phạm vi hẹp- « nội bộ
môn học», phạm vi rộng – tích hợp « liên môn ».
F/KẾT LUẬN CHUNG :
1/ Ý nghĩa và nhận định chung :
Với những nội dung nghiên cứu trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân,
cho thấy quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn
bộ môn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá
trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương
trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên
và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm,
tham khảo. Đặc biệt là tích hợp liên môn. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi
hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp
và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân
chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự tin và tự học, mới xem việc tự
học là có ý nghĩa và như vậy hoạt động dạy – học văn mới có kết quả.
2/Những bài học sinh nghiệm :
Với nội dung nghiên cứu và đưa vào áp dụng cụ thể sáng kiến kinh nghiệm trên,
bản thân rút ra được những bài học kinh nghiệm cụ thể như sau :
-Về phía học sinh :
+Học sinh sẽ dành thời gian đọc, tiếp cận văn bản nhiều hơn. Buộc các em phải
tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả.
9
+Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học
văn.
+Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian « chết » đối với học sinh, không để cho các
em có cơ hội tham gia vào các hoạt động vô bổ ngoài giờ học.
+ Học sinh vừa nắm được bài học lại đồng thời có điều kiện ôn lại kiến thức Lịch
sử, hiểu thêm về Địa lý, về những hiểu biết xã hội
-Về phía giáo viên :
+Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án
cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng « lấy học sinh làm
trung tâm ».
+ Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên môn có liên quan để cùng hợp tác với học sinh
giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học. Đặc biệt chú trọng đến kiến thức của phân
môn tiếng Việt và làm văn.
+Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong
khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiễm lính kiến thưc; mặt khác sẽ
tránh được sự lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những thông tin liên quan.
+Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp thì khi lên lớp giáo viên sẽ
đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều.
Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng kiến kinh
nghiệm « Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp giúp học sinh học tốt bài
học môn Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng giờ học văn ở trường THCS. Rất mong
nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của Hội đồng khoa học nhà trường
cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn
nữa. Xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
TT Tên tài liệu Tác giả- nhà xuất bản
1 Phương pháp dạy học văn NXB Đại học sư phạm- Phan Trọng Luận
chủ biên
2 Tài liệu tập huấn Đổi mới
chương trình, sách giáo khoa
THPT
Bộ Giáo dục và Đào tạo (lưu hành nội bộ)
3 Sách bồi dưỡng sinh viên sư
phạm và giáo viên môn Ngữ
văn
Vụ giáo dục Trung học -2006 (lưu hành nội
bộ)
Lương Kim Nga
4 Từ điển Tiếng Việt Hoàng Văn Hành(chủ biên), Nguyễn Vũ
NXB từ điển bách khoa 2003
5 Sách giáo khoa, sách giáo viên NXB Giáo dục Việt Nam
10
lớp 7,8,9, 10
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
1 A/Tên đề tài 01
2 B/Đặt vấn đề
I/Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
II/Thực trạng liên quan đến vấn đề
nghiên cứu
III/Lý do chọn đề tài
IV/Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
02
02
04
05
3 C/ Cơ sở lý luận 05
4 D/Cơ sở thực tiễn 05
5 E/Nội dung nghiên cứu và cách thức tiến
hành
I/Nội dung nghiên cứu
II/Cách tiến hành thực hiện
III/Kết quả của sáng kiến
06
14
16
6 H/Kết luận
1/Ý nghĩa và nhận định chung
2/Bài học kinh nghiệm
17
18
7 Phiếu đánh giá sáng kiến kinh nghiệm 23
11