Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

đề tài: xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.61 KB, 82 trang )

z

Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp bằng quy phạm xung đột

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2010 - 2014
ĐỀ TÀI: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ GIẢI QUYẾT XUNG
ĐỘT PHÁP LUẬT BẰNG QUY PHẠM XUNG ĐỘT

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
Bộ môn Luật Thƣơng Mại

Sinh viên thực hiện:
Bùi Quốc Hiển
MSSV: 5105863
Lớp: Luật Thƣơng Mại 1
Khóa 36 – LK1064A1

Cần Thơ, tháng 11 năm 2013.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

1

SVTH: Bùi Quốc Hiển



z
z

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2010 - 2014
ĐỀ TÀI: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ GIẢI QUYẾT XUNG
ĐỘT PHÁP LUẬT BẰNG QUY PHẠM XUNG ĐỘT

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
Bộ môn Luật Thƣơng Mại

Cần Thơ, tháng 11 năm 2013.

Sinh viên thực hiện:
Bùi Quốc Hiển
MSSV: 5105863
Lớp: Luật Thƣơng Mại 1
Khóa 36 – LK1064A1


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên con xin cảm ơn cha và mẹ luôn đứng phía sau động viên, ủng hộ tinh
thần cho con mỗi khi con gặp phải những khó khăn trong cuộc sống và trong học tập, tạo
cho con một niềm tin vững chắc để vượt qua những khó khăn và thử thách của cuộc sống.

Con cảm ơn cha và mẹ đã chăm sóc và nuôi dưỡng con, để cho con có thể vượt qua
những khó khăn của cuộc đời, đi đến con đường thành công tốt đẹp. Em chân thành cảm
ơn Cô Bùi Thị Mỹ Hương là người đã tận tình hướng dẫn em rất nhiều trong suốt quá
trình thực hiện, giúp em hoàn thành tốt luận văn bậc Đại học. Em cũng cảm ơn quý Thầy,
Cô giảng viên Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến
thức quý báu cho em trong quá trình học tập, để cho em có được một kiến thức tốt sau
này thành công trên con đường sự nghiệp.
Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học có phạm vi rộng lớn, mà khả năng của
người viết thì có giới hạn, không tránh khỏi những sai sót nhất định nên mong nhận được
sự thông cảm của người đọc và những đóng góp làm cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Người viết
Bùi Quốc Hiển


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………...…
………………………………………………………………………………………...……
……………………………………………………………………………………...………
…………………………………………………………………………………...…………
………………………………………………………………………………...……………
……………………………………………………………………………...………………
…………………………………………………………………………...…………………
………………………………………………………………………...……………………
……………………………………………………………………...………………………
…………………………………………………………………...…………………………
………………………………………………………………...……………………………
……………………………………………………………...………………………………
…………………………………………………………...…………………………………
………………………………………………………...……………………………………
……………………………………………………...………………………………………

…………………………………………………...…………………………………………
………………………………………………...……………………………………………
……………………………………………...………………………………………………
…………………………………………...…………………………………………………
………………………………………...……………………………………………………
……………………………………...………………………………………………………
…………………………………...…………………………………………………………
………………………………...……………………………………………………………
……………………………...………………………………………………………………
…………………………...…………………………………………………………………
………………………...……………………………………………………………………
……………………...………………………………………………………………………
…………………...…………………………………………………………………………
………………...……………………………………………………………………………
……………...………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………...


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2
5. Bố cục luận văn ................................................................................................................ 3
Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆN TƢỢNG XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XÂY DỰNG PHÁP LUẬT BẰNG QUY
PHẠM XUNG ĐỘT ........................................................................................................... 4
1.1 Khái niệm và phạm vi của xung đột pháp luật ......................................................... 4

1.1.1 Khái niệm xung đột pháp luật .................................................................................. 4
1.1.2 Phạm vi của xung đột pháp luật ............................................................................... 7
1.2 Nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng xung đột pháp luật ............................................. 8
1.2.1 Nguyên nhân khách quan ......................................................................................... 8
1.2.2 Nguyên nhân chủ quan ........................................................................................... 10
1.3 Những nội dung cơ bản về phƣơng pháp giải quyết xung đột pháp luật trong tƣ
pháp quốc tế ...................................................................................................................... 11
1.3.1 Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột thống nhất .................................. 13
1.3.2 Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột không thống nhất ....................... 14
1.4 Nội dung của quy phạm xung đột ............................................................................. 15
1.4.1 Khái niệm quy phạm xung đột ............................................................................ 15
1.4.2 Đặc điểm của quy phạm xung đột ....................................................................... 17
1.4.3 Cơ cấu của quy phạm xung đột ........................................................................... 18
1.4.4 Phân loại quy phạm xung đột .............................................................................. 20
Chƣơng 2 GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG TƢ PHÁP QUỐC TẾ
BẰNG QUY PHẠM XUNG ĐỘT .................................................................................. 23
2.1 Hệ thuộc luật nhân thân ............................................................................................ 23
2.1.1 Nội dung của hệ thuộc ......................................................................................... 23
2.1.2 Các dạng của hệ thuộc ......................................................................................... 23
2.1.3 Phạm vi áp dụng của hệ thuộc ............................................................................. 24
2.1.4 Trường hợp ngoại lệ của hệ thuộc ....................................................................... 26
2.2 Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân ................................................................... 31
2.2.1 Nội dung của hệ thuộc ......................................................................................... 31
2.2.2 Xác định quốc tịch của pháp nhân....................................................................... 31
2.2.3 Phạm vi áp dụng của hệ thuộc ............................................................................. 32


2.2.4 Trường hợp ngoại lệ của hệ thuộc ....................................................................... 34
2.3 Hệ thuộc luật nơi có tài sản ....................................................................................... 35
2.3.1 Nội dung của hệ thuộc ........................................................................................ 36

2.3.2 Phạm vi áp dụng của hệ thuộc ............................................................................. 36
2.3.3 Trường hợp ngoại lệ của hệ thuộc ....................................................................... 38
2.4 Hệ thuộc luật tòa án ................................................................................................... 42
2.4.1 Nội dung của hệ thuộc ......................................................................................... 42
2.4.2 Phạm vi áp dụng của hệ thuộc ............................................................................. 42
2.4.3 Trường hợp ngoại lệ của hệ thuộc ....................................................................... 45
2.5 Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi ......................................................................... 45
2.5.1 Nội dung của hệ thuộc ........................................................................................ 45
2.5.2 Các dạng của hệ thuộc ......................................................................................... 46
2.5.3 Phạm vi áp dụng của hệ thuộc ............................................................................. 47
2.5.4 Trường hợp ngoại lệ của hệ thuộc ....................................................................... 50
2.6 Hệ thuộc luật của ký kết hợp đồng tự chọn ............................................................. 52
2.6.1 Nội dung của hệ thuộc ......................................................................................... 52
2.6.2 Phạm vi áp dụng của hệ thuộc ............................................................................. 52
2.6.3 Những điều kiện cần thiết cho sự thỏa thuận có giá trị pháp lý .......................... 54
Chƣơng 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ HIỆN TƢỢNG XUNG ĐỘT PHÁP
LUẬT VÀ VIỆC ÁP DỤNG QUY PHẠM XUNG ĐỘT .......................................... 56
3.1 Thực trạng về hiện tƣợng xung đột pháp luật và việc áp dụng quy phạm xung
đột ...................................................................................................................................... 56
3.1.1 Hiện tượng xung đột pháp luật trong giai đoạn hiện nay .................................... 56
3.1.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các quy phạm xung đột.................... 57
3.1.3 Vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba ............... 59
3.1.4 Vấn đề lẩn tránh pháp luật ................................................................................... 60
3.2 Giải pháp về hiện tƣợng xung đột pháp luật và việc áp dụng quy phạm xung
đột ...................................................................................................................................... 62
3.2.1 Giải pháp về hiện tượng xung đột pháp luật trong giai đoạn hiện nay ............... 62
3.2.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện các quy phạm xung đột ........................................... 63
3.2.3 Giải pháp về hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của một
nước thứ ba......................................................................................................................... 70
3.2.4 Giải pháp về hiện tượng lẩn tránh pháp luật ....................................................... 72

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự ra đời của Nhà nước thì pháp luật cũng xuất hiện, mỗi một quốc gia
đều xây dựng riêng cho mình một hệ thống pháp luật, thông qua đó để khẳng định chủ
quyền quốc gia trên thế giới dựa trên các quy định của pháp luật, ban hành các quy phạm
pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân gắn liền với quốc gia đó, mỗi quốc
gia đều có hệ thống pháp luật khác nhau dựa trên nhiều yếu tố nội tại của từng quốc gia,
phù hợp cho từng quốc gia. Ngày nay, sự hợp tác của các quốc gia trên thế giới về chính
trị, văn hóa, xây dựng, mua bán…diễn ra ngày càng nhiều, thúc đẩy các mối quan hệ hợp
tác hữu nghị giữa các quốc gia. Việt Nam từ sau Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đã thực
hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước là tiến hành mở cửa thị trường,
phát triển kinh tế đối ngoại. Việc mở cửa thị trường đã làm cho các mối quan hệ mang
yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều và vấn đề phát sinh mâu thuẩn của các quan hệ trên là
tất yếu không thể tránh khỏi, để giải quyết một quan hệ có yếu tố nước ngoài cần dựa trên
một hệ thống pháp luật của một quốc gia cụ thể, bởi có thể đó là quan hệ giữa công dân
của hai quốc gia khác nhau, giữa công dân của một quốc gia nhưng căn cứ để xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Do đó, cùng trong một mối quan hệ mang yếu tố
nước ngoài có thể được giải quyết bởi hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau dẫn
đến tình trạng xung đột pháp luật. Để giải quyết các vấn đề trên cần dựa vào các quy
phạm pháp luật của ngành luật tư pháp quốc tế là quy phạm thực chất và quy phạm xung
đột, tuy nhiên việc áp dụng các quy phạm thực chất để trực tiếp giải quyết nội dung của
quan hệ không được phổ biến do còn rất ít các quy phạm thực chất mà chủ yếu là các quy
phạm xung đột hướng dẫn chọn luật áp dụng. Hiện tượng xung đột pháp luật trong tư

pháp quốc tế ở Việt Nam đã trở nên phổ biến hiện nay, khi các mối quan hệ dân sự, kinh
doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự (các quan hệ dân sự
theo nghĩa rộng ) mang yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều. Việc lựa chọn một hệ thống
pháp luật dựa trên các quy phạm xung đột để giải quyết vấn đề cũng rất khó khăn và phức
tạp, do tính chất đặc thù của ngành luật này là các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng và
có yếu tố nước ngoài. Bởi ngành luật tư pháp quốc tế ở trong nước còn là một vấn đề khá
mới, chưa phổ biến rộng rãi đối với nhiều người, việc nghiên cứu và tìm hiểu cũng khó
khăn và phức tạp. Nếu như không lựa chọn được hệ thống pháp luật để giải quyết các vấn
đề nêu trên thì quyền và lợi ích của các bên sẽ bị ảnh hưởng, là một trở ngại lớn cho việc
mở cửa thị trường, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài. Do vậy, việc
nguyên cứu và tìm hiểu đề tài “XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ GIẢI QUYẾT XUNG
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

1

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
ĐỘT PHÁP LUẬT BẰNG QUY PHẠM XUNG ĐỘT” có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận
và thực tiễn, thông qua đó hiểu rõ được bản chất của hiện tượng xung đột pháp luật và
các quy phạm xung đột. Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu có thể tìm thấy được
những khó khăn và đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục, nâng cao chất lượng trong
việc áp dụng các quy phạm xung đột để giải quyết các mối quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài.
2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn thực hiện tiếp cận tìm hiểu về hiện tượng xung đột pháp luật, những
nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề xung đột pháp luật hiện nay trong khoa học pháp lý tư
pháp quốc tế, cũng như tìm hiểu phương pháp giải quyết xung đột pháp luật. Nhưng chủ
yếu nghiên cứu về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật thông qua các quy phạm

xung đột, tìm hiểu về nội dung của quy phạm xung đột, cũng như tìm hiểu các hệ thuộc
cơ bản trong ngành luật tư pháp quốc tế Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu thấy được
những khó khăn trong việc áp dụng các quy phạm xung đột từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng áp dụng các quy phạm xung đột.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Hiện tượng xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến
và có xu hướng tăng khi vấn đề quan hệ hợp tác quốc tế luôn được mở rộng, nên cần phải
có những hiểu biết nhất định để giải quyết các vấn đề phát sinh. Việc nghiên cứu là để
nắm rõ cơ sở lý luận của vấn đề xung đột pháp luật và các quy phạm xung đột, tìm hiểu
các vấn đề pháp lý liên quan giúp mọi người hiểu biết thêm về tư pháp quốc tế. Trên cơ
sở đó phân tích vấn đề xung đột pháp luật, phân tích quy phạm xung đột trong các hệ
thuộc cũng như tìm hiểu vấn đề này xảy ra như thế nào và phương pháp giải quyết ra sao.
Qua đó, dựa trên các cơ sở lý luận và thực trạng hiện nay để tìm ra một số giải pháp
nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế và nâng cao chất lượng khi áp dụng các quy
phạm xung đột.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Là một hiện tượng xã hội nên luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở lý luận chung về
nhà nước và pháp luật. Các quy định của pháp luật liên quan đến quan hệ tư pháp quốc tế,
luận văn nghiên cứu đến các vấn đề xã hội ở nhiều nội dung liên quan trong các mối quan
hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nên sử dụng phương pháp phân tích là
chủ yếu, bên cạnh đó còn có sử dụng các phương pháp khác như phương pháp so sánh,
đánh giá và tổng hợp để thực hiện việc nghiên cứu đề tài.
5. Bố cục của luận văn
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

2

SVTH: Bùi Quốc Hiển



Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
Ngoài các phần như lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội
dung của luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1 Khái quát chung về hiện tượng xung đột pháp luật và phương pháp giải quyết
xây dựng pháp luật bằng quy phạm xung đột
Chương 2 Giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế bằng quy phạm xung đột
Chương 3 Thực trạng và giải pháp về hiện tượng xung đột pháp luật và việc áp dụng quy
phạm xung đột

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

3

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆN TƢỢNG XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XÂY DỰNG PHÁP LUẬT BẰNG
QUY PHẠM XUNG ĐỘT
1.1 Khái niệm và phạm vi của xung đột pháp luật
1.1.1 Khái niệm xung đột pháp luật
Dưới sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, quá trình thúc đẩy giao lưu dân sự
quốc tế ngày càng phát triển và phổ biến, đặc biệt là trong các mối quan hệ dân sự, kinh
doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự (quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài diễn ra ngày càng nhiều. Để điều chỉnh các quan hệ này
thì phải kể đến ngành luật tư pháp quốc tế, ngành luật tư pháp quốc tế chỉ điều chỉnh các

quan hệ dân sự theo nghĩa rộng mà phải là các quan hệ có yếu tố nước ngoài, vì là các
mối quan hệ có yếu tố nước ngoài nên nó không chỉ còn là dưới gốc độ pháp lý của một
quốc gia, mà có sự liên quan về mặt pháp lý của những quốc gia khác cùng có thể được
áp dụng điều chỉnh lên các mối quan hệ đang phát sinh đó. Vì vậy, khi một quan hệ tư
pháp quốc tế phát sinh cần có sự điều chỉnh của pháp luật, thì vấn đề được biết đến là
không chỉ có một hệ thống pháp luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó, mà có hai
hay nhiều hệ thống pháp luật khác cùng có thể được điều chỉnh mối quan hệ tư pháp quốc
tế đang phát sinh này. Ví dụ, A là công dân Mỹ sang Việt Nam sinh sống, khi chết A
không lập di chúc và có để lại một số tài sản ở tại Việt Nam bao gồm một số tiền, một
ngôi nhà, hai chiếc xe, một chiếc thuyền, một số tài sản ở Mỹ gồm một ngôi nhà và một
chiếc xe, sau đó gia đình của A yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết
vấn đề về thừa kế cho họ. Trong ví dụ này, thì A là công dân Mỹ sang sinh sống tại Việt
Nam có để lại một số tài sản thừa kế trước khi chết ở tại Việt Nam và một số khác ở tại
Mỹ (không có di chúc), vậy vấn đề đặt ra là pháp luật của nước nào được áp dụng để điều
chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài này, trong di sản thừa kế để lại
gồm nhiều tài sản khác nhau như vậy đối với việc xác định tài sản là động sản hay bất
động sản phải tuân theo pháp luật của nước nào để xác định, pháp luật của Việt Nam hay
pháp luật của Mỹ. Một ví dụ khác như N là một nam công dân Việt Nam sang cư trú và
làm ăn sinh sống ở nước Hà Lan, ở đây anh làm việc chung với chị M là một nữ công dân
của nước Pháp, sau một thời gian hai bên tiến hành kết hôn với nhau ở tại Hà Lan, vậy
khi kết hôn hai bên phải tuân thủ theo pháp luật của nước nào. Ở ví dụ này, việc kết hôn
giữa nam công dân nước Việt Nam cư trú ở nước Hà Lan và nữ công dân nước Pháp
được tiến hành tại Hà Lan, vậy thì pháp luật nước nào được áp dụng để điều chỉnh về vấn
đề điều kiện kết hôn, ở đây đã xuất hiện đến ba hệ thống pháp luật là pháp luật của Việt
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

4

SVTH: Bùi Quốc Hiển



Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
Nam, pháp luật của Pháp và pháp luật của Hà Lan đều là những hệ thống pháp luật có
liên quan đến chủ thể nên cùng có thể được áp dụng để giải quyết quan hệ hôn nhân này
về điều kiện kết hôn.
Qua đó cho thấy trong cùng một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước
ngoài liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau, khi các quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh
thì cần phải điều chỉnh kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia vào quan
hệ đó. Nếu giữa các quốc gia có thống nhất thỏa thuận với nhau tạo ra các quy phạm thực
chất thống nhất để điều chỉnh mối quan hệ của các bên thì áp dụng các quy phạm thực
chất đó để giải quyết mối quan hệ tư pháp quốc tế khi phát sinh, tuy nhiên nếu không có
các quy phạm thực thống nhất thì vấn đề đặt ra là cần phải áp dụng hệ thống pháp luật
của một quốc gia nào đó trong những hệ thống pháp luật liên quan để điều chỉnh lên quan
hệ tư pháp quốc tế đang xảy ra đó. Bởi vì không thể áp dụng đồng thời cùng một lúc hai
hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để giải quyết vấn đề phát sinh trong cùng một
quan hệ, hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau là khác nhau vì mỗi quốc gia đều
tự xây dựng riêng một hệ thống pháp luật cho mình, nên việc áp dụng hai hệ thống pháp
luật khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề sẽ đem lại kết quả khác nhau, quyền và lợi
ích của các đương sự được giải quyết không thỏa đáng. Ví dụ, doanh nghiệp A sản xuất
giày da của Indonesia ký kết một hợp đồng với doanh nghiệp B của Hàn Quốc trong quá
trình thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp B của Hàn Quốc yêu cầu doanh nghiệp A
Indonesia phải bồi thường thiệt hại cho phía họ vì đã giao hàng không đúng chất lượng
như hợp đồng, cả hai bên phát sinh tranh chấp. Vậy ai đúng ai sai thì phải dựa theo pháp
luật của quốc gia nào để giải quyết mối quan hệ này, giải thuyết rằng theo pháp luật của
Indonesia thì doanh nghiệp A không vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng, còn nếu áp dụng
theo pháp luật của Hàn Quốc thì doanh nghiệp A đã vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, hai
hệ thống pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh một vấn đề thì kết quả là hoàn toàn khác
nhau. Vì vậy, chỉ áp dụng một hệ thống pháp luật liên quan để đảm bảo quyền và lợi ích
của các đương sự, cần phải lựa chọn một hệ thống pháp luật cụ thể phù hợp để giải quyết
quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài đang phát sinh. Do đó đã đặt ra vấn

đề phải lựa chọn ra một hệ thống pháp luật, nhưng phải lựa chọn hệ thống pháp luật nào
là hợp lí để giải quyết vấn đề trong các hệ thống pháp luật của các nước liên quan đến
quan hệ tư pháp quốc tế đang phát sinh. Mỗi một quốc gia là một thành viên trong cộng
đồng quốc tế, có chủ quyền, có biên giới lãnh thổ,v.v… có hệ thống pháp luật riêng của
quốc gia mình và gắn liền với quốc gia, các quốc gia là một chủ thể trong quan hệ pháp
luật quốc tế. Chính vì vậy mà pháp của các quốc gia cũng bình đẳng với nhau, “Sở dĩ như
vậy là vì, các quốc gia là các thực thể độc lập, có chủ quyền và bình đẳng với nhau thì
đương nhiên pháp luật của các quốc gia cũng phải bình đẳng với nhau trong việc điều
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

5

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến các quốc gia đó. Thừa nhận chủ quyền quốc
gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia thì kết quả lô gíc sẽ là thừa nhận sự bình
đẳng giữa các hệ thống pháp luật giữa các quốc gia”1. Trong cùng một mối quan hệ của
tư pháp quốc tế mà có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng để điều
chỉnh quan hệ đó thì đều tất nhiên là dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật với nhau, do
các hệ thống pháp luật đó đều có thể được áp dụng nhưng không biết phải lựa chọn hệ
thống pháp luật nào là hợp lí cho mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước
ngoài đang phát sinh. “Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật
đồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay quan hệ pháp
luật khác”2, “Trong khoa học về Tư pháp quốc tế, hiện tượng xung đột pháp luật của hai
hay nhiều nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ xã hội có
yếu tố nước ngoài liên quan đến hai hay nhiều nước đó được gọi là hiện tượng xung đột
pháp luật”3. Theo đó thì để xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật thì quan hệ đó có hai
hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng, chứ không phải là việc xung đột

pháp luật trong một quốc gia.
Tóm lại, xung đột pháp luật là hiện tượng trong cùng một quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài cùng có thể được điều chỉnh bởi hai hay nhiều hệ thống
pháp luật có liên quan đến quan hệ đó. Không thể hiểu là sự xung đột giữa các văn bản
pháp luật của các quốc gia, “Khái niệm xung đột ở đây là xung đột giữa các hệ thống
pháp luật của các nước, chứ không phải xung đột giữa các văn bản hay quy phạm pháp
luật cụ thể của các nước khác nhau trong việc điều chỉnh các mối quan hệ dân sự cụ thể,
theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Cũng vì vậy không nên dùng thuật ngữ “Xung đột
luật” mà phải dùng thuật ngữ “Xung đột pháp luật””4. Và không phải hệ thống pháp luật
nào cũng có thể được áp dụng để giải quyết quan hệ tư pháp quốc tế khi xảy ra xung đột
pháp luật, mà chỉ có những hệ thống pháp luật có liên quan đến quan hệ đang xảy ra thì
mới có thể được áp dụng. Cũng như trong quan hệ hôn nhân của N là công dân Việt Nam
và M là công dân Pháp ở tại Hà Lan trong phần ví dụ nêu trên thì chỉ có pháp luật của
Việt Nam, Pháp và Hàn Quốc mới được xem xét áp dụng, không thể áp dụng một hệ
thống pháp luật khác để điều chỉnh đến quan hệ này vì nó không hề có liên quan đến, việc
chỉ áp dụng những hệ thống pháp luật có liên quan là hợp lí để giải quyết nội dung của
các quan hệ đó.
1

TS. Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 53.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 27.
3
TS. Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 56.
4
Khoa Luật - Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997,
tr. 47.
2

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng


6

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
1.1.2 Phạm vi của xung đột pháp luật
Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự giao lưu và phát triển giữa
các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Ở Việt Nam, dưới
chủ trương mở cửa thị trường từ Đại hội Đảng lần 6 năm 1986 cho đến nay các quan hệ
đối ngoại cũng được tăng cường, không chỉ diễn ra ở bên ngoài mà còn ở trong nước, khi
đó có rất nhiều các quan hệ có yếu tố nước ngoài phát sinh. Vậy thì vấn đề xung đột pháp
luật xảy ra trong những quan hệ có yếu tố nước ngoài thuộc lĩnh vực nào khi có một quan
hệ pháp lý phát sinh, hay mỗi khi có một quan hệ pháp lý phát sinh thì nó sẽ dẫn đến
xung đột pháp luật. Như vậy việc xác định được phạm vi xung đột pháp luật là một vấn
đề quan trọng và rất có ý nghĩa, xác định được đúng vấn đề thì việc giải quyết sau này sẽ
thuận lợi và bảo đảm lợi ích của chủ thể tham gia. Bởi vì xung đột pháp luật là hiện
tượng pháp luật của hai hay nhiều quốc gia cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh lên
quan hệ đang phát sinh đó, đưa ra vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng của cơ quan có thẩm
quyền khi giải quyết và đây cũng là vấn đề không thể xảy ra khi giải quyết các quan hệ
pháp lý khác trong nước.
Hiện nay về mặt lý luận cũng như thực tiễn cũng cho thấy vấn đề xung đột pháp
luật chỉ có thể xảy ra đối với các quan hệ thuộc lĩnh vực tư, như là các quan hệ trong lĩnh
vực dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình... liên quan đến những lợi ích
riêng mà chủ yếu là cá nhân, pháp nhân. Xung đột pháp luật không thể xảy ra trong lĩnh
vực công như là hành chính, hình sự… liên quan đến những lợi ích chung của cộng đồng,
xã hội mặc dù các quan hệ này có thể có yếu tố nước ngoài. Ví dụ, A là công dân Hàn
Quốc đến Việt Nam sinh sống và học tập, trong một lần say rượu nên A đã vi phạm pháp
luật giao thông đường bộ. Hoặc ví dụ, ông Thomas là một công dân nước Mỹ cùng vợ
sang Việt Nam, do có những bất đồng với ông Hùng là công dân Việt Nam nên Thomas

tấn công ông Hùng và kết quả là làm cho ông Hùng bị thương nặng phải cấp cứu. Qua hai
ví dụ trên cho thấy một quan hệ pháp lý phát sinh là hành vi vi phạm pháp luật giao thông
đường bộ của A công dân Hàn Quốc, quan hệ pháp lý còn lại là hành vi cố ý gây thương
tích của ông Thomas công dân Mỹ, cả hai quan hệ pháp lý trên đều là những quan hệ có
sự tham gia của các cá nhân nước ngoài thuộc về lĩnh vực hành chính và hình sự theo
pháp luật Việt Nam. Khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết để xử lí về mặt hành chính
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự thì chỉ áp dụng pháp luật Việt Nam mà không đưa ra
vấn đề phải lựa chọn pháp luật của quốc gia nào khác.
Đối với các quan hệ pháp luật thuộc về lĩnh vực công là để bảo vệ các lợi ích
công, bảo vệ trật tự an toàn xã hội của một quốc gia. “Luật hình sự, luật hành
chính.v.v…mang tính hiệu lực theo lãnh thổ rất nghiêm ngặt (người ta gọi là quyền tài
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

7

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
phán công có tính lãnh thổ chặt chẽ)"5, tính chất hiệu lực theo lãnh thổ nghiêm ngặt, là
vấn đề gắn liền với chủ quyền mỗi quốc gia. Ngoài ra phương pháp điều chỉnh của hai
ngành luật trên là sử dụng phương pháp mệnh lệnh, bắt buộc mang tính chất quyền lực
của nhà nước nên khi tham gia phải tuyệt đối tuân thủ, bắt buộc đối với mọi người tuân
theo không đặt ra vấn đề thỏa thuận và lựa chọn, phải chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật
của chính quốc gia đó. Còn đối với các quan hệ pháp luật thuộc về lĩnh vực tư thì là để
bảo vệ các lợi ích tư của các chủ thể tư, cốt yếu của lĩnh vực này là các quan hệ thuộc sự
điều chỉnh của luật dân sự, các quan hệ khác thuộc sự điều chỉnh của luật thương mại,
luật hôn nhân và gia đình…là luật chuyên ngành, các luật này thì sử dụng phương pháp
điều chỉnh là bình đẳng, tự do thỏa thuận, các bên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
trong các quan hệ có yếu tố nước ngoài, do đó các hệ thống pháp luật liên quan đến quan

hệ đang phát sinh cũng bình đẳng trong việc áp dụng để điều chỉnh. Vấn đề này tỏ ra phù
hợp trong các quan hệ mà quyền và nghĩa vụ các bên tham gia là bình đẳng với nhau,
cũng là sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, mà do đó xung đột
pháp luật chỉ có thể xảy ra đó với lĩnh vực của “luật tư”.
1.2 Nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng xung đột pháp luật
1.2.1 Nguyên nhân khách quan
Khi các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát sinh thì cần
điều chỉnh kịp thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ
này, nếu không có những quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh đến nội dung của quan
hệ đó thì vấn đề xung đột pháp luật sẽ xuất hiện và đặt ra vấn đề lựa chọn một hệ thống
pháp luật liên quan phù hợp để giải quyết mối quan hệ đó.
Từ đó cho thấy, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật là do
các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài không được các quy phạm thực
chất giữa các quốc gia trực tiếp điều chỉnh mối quan hệ như về quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể, những quy phạm này được gọi là quy phạm thực chất thống nhất. Để hình thành
được một quy phạm thực chất thống nhất thì giữa các quốc gia cần có sự thỏa thuận
thống nhất với nhau về nội dung của một quy phạm thực chất, trực tiếp quy định nội dung
của quan hệ như quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong quan hệ tư pháp quốc tế. Ví
dụ: Điều 5 Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1997 về việc thiết lập quan hệ quyền tác giải quy dịnh
“Các Bên ký kết phải đảm bảo rằng người được hưởng quyền tác giả đối với một tác
phẩm sẽ có độc quyền cho phép hoặc cấm: a. Việc sao chép một tác phẩm, sáng tạo tác
phẩm khác dựa trên tác phẩm đó và phân phối bản sao của các tác phẩm đó; b. Việc
5

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 31.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

8


SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
trình diễn tác phẩm trước công chúng trong trường hợp những tác phẩm văn học, âm
nhạc, kịch và múa, kịch câm, phim và tác phẩm nghe nhìn; và c. Việc trình bày các tác
phẩm được bảo hộ quyền tác giả trước công chúng trong trường hợp tác phẩm văn học,
âm nhạc, kịch, múa, kịch câm, hội hoạ, đồ hoạ, tạo hình, bao gồm cả các ảnh đơn chiếc
của một bộ phim hoặc tác phẩm nghe nhìn khác”. Nhưng việc hình thành nên những quy
phạm thực chất thống nhất rất khó khăn và mất nhiều thời gian, trực tiếp ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của các bên đang tham gia nên vấn đề đưa ra một quy định như thế nào
để có thể hoài hòa, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ này là khá phức tạp. Mỗi quốc gia
có một hệ thống pháp luật riêng của mình, hệ thống pháp luật này hình thành dựa trên các
yếu tố xã hội, văn hóa, truyền thống lịch sử và những yếu tố khác của từng quốc gia để
điều chỉnh các quan hệ xã hội của nước mình, nên việc thỏa thuận cùng nhau ban hành
một quy phạm thực chất trực tiếp quy định các vấn đề như quyền và nghĩa vụ của các bên
thuộc các quốc gia khác nhau cũng là việc không đơn giản, không chỉ vậy mà vấn đề về
thời gian để tiến hành đàm phán, thỏa thuận giữa các quốc gia cũng tốn rất nhiều thời
gian và chi phí từ nguồn ngân sách nhà nước nên các quy phạm thực chất thống nhất vẫn
còn rất ít, chưa giải quyết và ngăn chặn hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra một cách
toàn diện.
Từ những yếu tố khách quan xuất phát từ bên trong xã hội của các quốc gia mà
dẫn đến hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau, nội dung các quy phạm pháp luật
cũng khác nhau dẫn đến cùng một vấn đề nhưng nếu áp dụng pháp luật của quốc gia này
sẽ cho một kết quả khác so với áp dụng pháp luật của một quốc gia khác. Nguồn gốc xuất
phát từ sự khác nhau về thực tiễn xã hội của các quốc gia, nền văn hóa khác nhau cùng
với những phong tục, tập quán cũng ảnh hưởng đến việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật, lịch sử cũng khác nhau hay chế độ xã hội khác nhau cũng là những nguyên
nhân dẫn đến sự khác biệt giữa pháp luật các quốc gia. Thậm chí hai quốc gia có cùng

một chế độ xã hội mà nội dung pháp luật cũng không giống nhau với cùng một vấn đề,
“Trên thực tế, nội dung pháp luật của các nước không bao giờ hoàn toàn giống nhau,
ngay cả khi các nước đó thuộc cùng một kiểu chế độ kinh tế - xã hội. Ví dụ, trước đây khi
Liên Xô chưa sụp đổ, Liên Xô và Việt Nam là hai nước thuộc cùng một kiểu chế độ kinh
tế - xã hội, nhưng pháp luật của Việt Nam về hôn nhân và gia đình quy định nữ từ 18 tuổi
trở lên, nam từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn; trong khi đó, theo pháp luật của Liên Xô
về hôn nhân và gia đình, tuổi 18 là tuổi kết hôn của cả nữ và nam”6, sự tồn tại của các
quy phạm pháp luật giữa các nước giống nhau về nội dung là rất ít cũng là do từ vấn đề
nội tại của từng quốc gia. Hoặc nếu có sự giống nhau trong nội dung pháp luật của các
6

TS. Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 54.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

9

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
quốc gia nhưng nếu đó là một quy định pháp luật của một quốc gia không cùng có thể
được áp dụng để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế đang phát sinh thì cũng không giải
quyết được hiện tượng xung đột pháp luật. Khi áp dụng pháp luật nước ngoài thì cần phải
đảm bảo nguyên tắc là áp dụng các hệ thống pháp luật có liên quan đến quan hệ đang
diễn ra “Về mặt lý luận hay thực tiễn, cần phải khẳng định rằng, một quan hệ xã hội liên
quan đến bao nhiêu quốc gia thì pháp luật của bấy nhiêu quốc gia đều có thể được áp
dụng”7, đã cho thấy khi giải quyết các quan hệ của tư pháp quốc tế thì chỉ có thể áp dụng
những hệ thống pháp luật có liên quan.
Không xây dựng được các quy phạm thực chất thống nhất, nội dung pháp luật của

các quốc gia xuất phát từ thực tiễn xã hội mỗi quốc gia cũng khác nhau nên đây chính là
những yếu tố khách quan làm xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật, bởi khi một quan hệ
tư pháp quốc tế phát sinh nếu áp dụng pháp luật của hai hay nhiều quốc gia liên quan giải
quyết thì kết quả sẽ khác nhau, nên chỉ có thể áp dụng hệ thống pháp luật của một quốc
gia mà thôi nhưng tất cả các quốc gia đều bình đẳng và pháp luật cũng phải được bình
đẳng với nhau.
1.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Nếu nguyên nhân khách quan xuất phát từ yếu tố xã hội của từng quốc gia thì
nguyên nhân này xuất phát từ con người, dựa trên nhận thức chủ quan của cá nhân để giải
thích các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Thông qua các
quy phạm pháp luật đã ban hành, việc giải thích các quy định này lại khác nhau, việc giải
thích phải thông qua những con người cụ thể nên khi giải thích dựa trên các quy phạm
pháp luật ban hành và kiến thức của mình để giải thích các quy phạm pháp luật đó. Trong
cùng một vấn đề quy định của pháp luật nước này về mặt hình thức giống với pháp luật
nước kia nhưng việc giải thích và áp dụng các quy định này lại khác nhau, ngoài ra vấn
đề kiến thức và sự hiểu biết của các cá nhân khác nhau là khác nhau, xuất phát từ nhiều
yếu tố của bản thân như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, vốn sống, v.v…
cũng ảnh hưởng đến sự giải thích và áp dụng các quy phạm pháp luật không giống nhau.
Cho thấy, nguyên nhân chủ quan là do có sự khác nhau về việc giải thích và áp dụng các
quy định pháp luật giống nhau về mặt hình thức giữa hệ thống pháp luật này so với hệ
thống pháp luật khác8, không chỉ là có sự khác nhau về giải thích và áp dụng hai quy định
pháp luật giống nhau về mặt hình thức giữa các quốc gia, mà nó còn tồn tại trong cùng
một quốc gia, cùng một quy phạm pháp luật nhưng cá nhân này thì giải thích theo hướng
này cá nhân khác thì giải thích theo một hướng khác. Vì vậy mà sự khác nhau trong việc
7

TS. Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 53.
Ths. Diệp Ngọc Dũng: Slide Bài giảng Tư pháp quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2008,
slide 4.
8


GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

10

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
giải thích và áp dụng những quy định giống nhau về mặt hình thức của các quốc gia khác
nhau cũng không có gì lạ, những cá nhân khác nhau với trình độ chuyên môn khác nhau
và xuất phát từ xã hội của các quốc gia khác nhau thì việc giải thích khác nhau là đều
không tránh khỏi, việc giải thích các quy định của pháp luật dựa trên vấn đề thực trạng
hoàn cảnh xã hội, phù hợp với xã hội của quốc gia đó và dĩ nhiên tồn tại trong mỗi quốc
gia là một tình hình xã hội không giống nhau và đôi khi trái ngược nhau. Sự khác nhau
trong việc giải thích và áp dụng những quy định pháp luật giống nhau về hình thức là một
trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật, vấn đề sẽ được giải quyết khác
nhau trong pháp luật mỗi quốc gia, vì vậy cần có sự thống nhất về cách hiểu và giải thích
các quy định giống nhau về mặt hình thức này để hạn chế xung đột pháp luật xảy ra.
Giữa nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan tồn tại một mối quan hệ
qua lại với nhau, nguồn gốc của sự khác nhau giữa hai nguyên nhân này chính là mối liên
hệ giữa chúng. Nếu nguyên nhân khách quan là sự khác nhau trong nội dung các quy
định của pháp luật mỗi quốc gia xuất phát từ các yếu tố xã hội, những phong tục, tập
quán trong văn hóa, những truyền thống lịch sử của từng quốc gia,v.v… thì nguyên nhân
chủ quan xuất phát từ con người là sự khác nhau trong việc giải thích và áp dụng các quy
định pháp luật giống nhau về mặt hình thức, mà khi giải thích con người ngoài dựa vào
kiến thức, kinh nghiệm cũng dựa trên yếu tố xuất phát từ xã hội của quốc gia mình, phù
hợp với thực tiễn của quốc gia. Từ đó cho thấy cả hai nguyên nhân đều có tiềm ẩn của
yếu tố hoàn cảnh xã hội tác động đến, nhưng chỉ khác là do sự khách quan nên trong
những trường hợp không thể xây dựng được các quy phạm thực chất thống nhất và cũng

không tồn tại những quy định của pháp luật giống nhau về nội dung của các quốc gia với
nhau, còn lại là do sự giải thích chủ quan của con người nhìn nhận về quy định đó dựa
trên kiến thức chuyên môn và có xem xét đến yếu tố hoàn cảnh xã hội cho phù hợp với
quốc gia mình.
1.3 Những nội dung cơ bản về phƣơng pháp giải quyết xung đột pháp luật trong tƣ
pháp quốc tế
Mỗi quốc gia đều xây dựng riêng cho mình một hệ thống pháp luật, để điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể
tham gia vào quan hệ xã hội đó, một quan hệ tư pháp quốc tế khi phát sinh cũng cần phải
có sự điều chỉnh kịp thời để giải quyết nội dung quan hệ đang xảy ra. Việc chúng ta tiến
hành giải quyết một quan hệ pháp lý bằng những cách thức nào đó thì đó chính là chúng
ta đang thực hiện những phương pháp giải quyết xung đột pháp luật.
Hiện nay, đa số các quốc gia trên thế giới đều mong muốn có được ngày càng
nhiều các điều ước quốc tế giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau điều chỉnh lên các quan
hệ thuộc về quan hệ tư pháp quốc tế, có chứa đựng các quy phạm thực chất thống nhất.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

11

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
Đây cũng chính là một trong những phương pháp giải quyết xung đột pháp luật mang lại
nhiều hiệu quả, bởi vì trực tiếp giải quyết nội dung quan hệ pháp lý đang phát sinh như
những vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên, đây là một phương pháp được đánh giá
cao. Hiện nay các quy phạm thực chất thống nhất còn quá ít và việc xây dựng các điều
ước quốc tế giữa các quốc gia cũng là một vấn đề phức tạp không kém, như đã nói mỗi
quốc gia đều có hệ thống pháp luật riêng và đương nhiên các quốc gia khác nhau thì hệ
thống pháp luật cũng khác nhau, nên việc hai hay nhiều quốc gia phải dung hòa các mối

quan hệ này với nhau để đi đến thống nhất ban hành những quy định chung, trực tiếp giải
quyết nội dung các quan hệ khi phát sinh là việc rất khó khăn. Vì vậy các quốc gia cũng
tự xây dựng cho mình các quy phạm thực chất không thống nhất để trực tiếp giải quyết
quan hệ pháp lý phát sinh, các quy phạm này tồn tại trong văn bản pháp luật quốc nội mỗi
quốc gia, nhưng việc tự mình xây dựng nên các quy phạm trực tiếp giải quyết các quan
hệ tư pháp quốc tế vốn là những quan hệ có yếu tố nước ngoài, thông thường là những
quan hệ liên quan đến công dân của quốc gia khác mà buộc họ chịu sự điều chỉnh bởi các
quy định trực tiếp của quốc gia mình thì cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn và xét ở một
gốc độ nào đó thì không được công bằng cho lắm đối với họ vốn là công dân của một
quốc gia khác khi tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế, thông thường thì các quy phạm
thực chất không thống nhất này chỉ có trong một số lĩnh vực nhất định vì để bảo vệ lợi
ích quốc gia, về quyền lợi người tiêu dùng trong nước hoặc liên quan các vấn đề đất đai,
nhà ở, …gắn liền với chủ quyền và lợi ích quốc gia, mà vì thế mà các quy phạm thực chất
không thống nhất cũng ít, thường chỉ tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể nào đó như
được quy định trong Luật Đất đai, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Đầu
tư,…. Ngoài ra phương pháp tiêu chuẩn hóa luật thực chất9 cũng được biết đến xuất phát
từ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật, do pháp luật của các quốc gia
khác nhau là khác nhau, nên trong cùng một quan hệ phát sinh mà áp dụng pháp luật của
quốc gia này hay quốc gia kia sẽ cho ra kết quả khác nhau. Nếu làm cho pháp luật của
các nước giống nhau thì thì sẽ giải quyết được hiện tượng xung đột pháp luật, nhưng
phương pháp này cũng còn nhiều khó khăn, do pháp luật của các nước là dùng điều chỉnh
lên các quan hệ xã hội của quốc gia đó, mà các quan hệ xã hội luôn thay đổi nên việc tiêu
chuẩn hóa theo pháp luật của các quốc gia thì khi pháp luật của quốc gia đó thay đổi thì
lại phải tiếp tục thay đổi theo.
Do đó một phương pháp giải quyết xung đột pháp luật khác tỏ ra hữu dụng và phổ
biến hiện nay là phương pháp gián tiếp giải quyết xung đột pháp luật, áp dụng các quy
phạm xung đột để dẫn chiếu đến pháp luật của một nước nào đó để pháp luật của nước đó
9

Ths. Diệp Ngọc Dũng: Slide Bài giảng Tư pháp quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2008,

slide 5.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

12

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
điều chỉnh lên quan hệ đang phát sinh, phương pháp này được hầu hết các quốc gia sử
dụng mỗi khi xảy ra xung đột pháp luật. Không trực tiếp giải quyết nội dung của quan hệ
pháp lý khi phát sinh như quyền và nghĩa vụ các bên, nhân thân, liên quan đến các vấn đề
về tài sản, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,v.v…cũng không có sự bắt buộc chủ thể
tham gia phải áp dụng pháp luật nào. Chủ yếu dựa trên các yếu tố của quan hệ pháp lý
phát sinh mà đưa ra phương hướng lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết nội dung của
quan hệ, phương pháp này sử dụng các quy phạm xung đột thống nhất và quy phạm xung
đột không thống nhất để điều chỉnh. Các quy phạm xung đột thống nhất có trong các điều
ước quốc tế, mà việc thống nhất thỏa thuận nên quy phạm xung đột này cũng “nhẹ
nhàng” hơn khi thỏa thuận quy phạm thực chất thống nhất khi điều chỉnh nội dung của
quan hệ, chỉ cần xác định pháp luật của quốc gia nào điều chỉnh, còn đối với các quy
phạm xung đột không thống nhất thì tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật của
quốc gia. Áp dụng quy phạm xung đột là phương pháp chủ yếu nhất hiện nay trên thế
giới để giải quyết xung đột pháp luật.
1.3.1 Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột thống nhất
Ngày nay, trong tiến trình hội nhập quốc tế thúc đẩy giao lưu thương mại, dân sự,
giao thông vận tải, xây dựng, hàng không, hàng hải,v.v…giữa các quốc gia ngày một
tăng và có nhiều quan hệ luôn phát sinh theo sự đa dạng của các quan hệ này, mà các quy
phạm thực chất thống nhất có thể giải quyết trực tiếp những quan hệ của tư pháp quốc tế
khi phát sinh còn quá ít và đôi khi trong nhiều quan hệ các nước không thể thống nhất tạo

ra các quy phạm thực chất nên cần đưa ra một phương pháp giải quyết khác là áp dụng
các quy phạm xung đột thống nhất.
Quy phạm xung đột thống nhất bản chất là quy phạm xung đột nhưng do phương
thức hình thành từ sự thống nhất thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau, không
trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên như thế nào, chỉ đưa ra sự hướng dẫn
lựa chọn hệ thống pháp luật phù hợp để điều chỉnh quan hệ đang phát sinh. Việc thỏa
thuận ban hành các quy phạm xung đột thống nhất của hai hay nhiều quốc gia về nội
dung tỏ ra thuận lợi hơn rất nhiều so với thỏa thuận ban hành các quy phạm thực chất
thống nhất, bởi vì các quy phạm thực chất thống nhất quy định trực tiếp quyền và nghĩa
vụ của các bên tham gia vào quan hệ mà tình trạng các quan hệ xã hội, văn hóa, lịch
sử,v.v…của các quốc gia là không giống nhau, ảnh hưởng đến quyền lợi nhất định của
các chủ thể, nên khi thỏa thuận các quốc gia khó có thể thống nhất với nhau, còn đối với
các quy phạm xung đột thì các quốc gia không cần phải cố gắn thống nhất tạo nên các
quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ các bên như quy phạm thực chất thống nhất, mà chỉ
đưa ra phương pháp lựa chọn pháp luật của quốc gia nào là phù hợp để điều chỉnh những
trường hợp quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh, về trình tự và thủ tục ban hành giữa quy
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

13

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
phạm thực chất thống nhất và quy phạm xung đột thống nhất thì giống nhau vì là sự
thống nhất thỏa thuận các bên thể hiện qua các điều ước quốc tế. Từ sự khác biệt trên mà
việc thống nhất tạo ra những quy phạm xung đột thống nhất hướng dẫn đến một hệ thống
pháp luật phù hợp, sẽ giải quyết được những quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh mà các
quốc gia không thỏa thuận được các quy phạm thực chất thống nhất. Các quy phạm xung
đột thống nhất tồn tại trong các điều ước quốc tế, ví dụ: Điều 34 Hiệp định tương trợ tư

pháp giữa Việt Nam và Cuba năm 1984 quy định “1. Quyền thừa kế động sản được xác
định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại di sản thừa kế là công dân khi chết.
2.Quyền thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết, nơi có bất
động sản. 3. Việc xác định tài sản thừa kế là động sản hay bất động sản được căn cứ theo
pháp luật của nước ký kết, nơi có tài sản đó.”.
Các quy phạm xung đột thống nhất ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc
giải quyết các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài khi không có các
quy phạm thực chất thống nhất, nhưng cũng tồn tại không nhiều các điều ước quốc tế
chứa các quy phạm xung đột thống nhất giữa các quốc gia, nguyên nhân cũng là do việc
tiến hành ký kết các điều ước quốc tế cũng phức tạp và khó khăn.
1.3.2 Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột không thống nhất
Do các điều ước quốc tế chứa các quy phạm xung đột còn khá ít giữa nhiều quốc
gia, nguyên nhân là trình tự, thủ tục ký kết các điều ước quốc tế phức tạp và khó khăn,
ngoài ra các quốc gia không thể ký kết với tất cả các quốc gia khác các điều ước quốc tế
quy định về các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, nên mỗi quốc gia
vẫn tự mình xây dựng các quy phạm xung đột riêng của mình để điều chỉnh các quan hệ
tư pháp quốc tế khi phát sinh. Cũng không thể mỗi vấn đề điều xây dựng quy phạm thực
chất không thống nhất, vì việc quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia phải
tuân theo pháp luật của một quốc gia khác có thể gây bất lợi cho họ mà trong khi đó pháp
luật của quốc gia họ cũng có thể áp dụng và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của họ tốt
hơn, nên trong những trường hợp nhất định không thể áp đặt họ phải tuân thủ theo pháp
luật của quốc gia mình. Ví dụ như trong các trường hợp liên quan đến đầu tư, xây dựng,
đất đai, nhà ở, quyền lợi người tiêu dùng,v.v…ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ
trong một quốc gia thì việc ban hành các quy phạm thực chất không thống nhất để bảo vệ
các quan hệ này thì không có gì đáng ngại, nhưng nếu như các vấn đề về dân sự như thừa
kế, quyền liên quan đến tư cách chủ thể của các cá nhân hoặc pháp nhân,v.v…mà quốc
gia quy định các chủ thể tham gia phải tuân thủ theo quy định của pháp luật quốc gia
mình thì có lẽ không được phù hợp cho lắm, vì các quan hệ đó đôi khi còn ảnh hưởng đến
quyền lợi của một công dân gắn liền đến một quốc gia cụ thể, việc ban hành các quy
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng


14

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
phạm xung đột trong từng quốc gia có vẻ sẽ đảm bảo được quyền lợi của các chủ thể
tham gia vào các mối quan hệ tư pháp quốc tế.
Quy phạm xung đột không thống nhất bản chất là quy phạm xung đột không trực
tiếp quy định quyền và nghĩa vụ các chủ thể tham gia mà chỉ đưa ra phương hướng lựa
chọn pháp luật của nước nào để giải quyết, nhưng do thể thức ban hành riêng biệt của
từng quốc gia, do các quốc gia tự mình xây dựng và ban hành không có sự thỏa thuận với
bất kì một quốc gia nào khác nên nó còn được gọi là quy phạm xung đột do từng quốc gia
xây dựng. Các quy phạm xung đột không thống nhất tồn tại trong các văn bản quy phạm
pháp luật khác nhau trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, như đã biết đến đối với
một số quốc gia đã xây dựng được cho mình những văn bản quy phạm pháp luật chuyên
điều chỉnh về các quan hệ tư pháp quốc tế nhưng con số này không nhiều, còn một số
quốc gia khác như Việt Nam thì các quy phạm xung đột này nằm rải rác ở nhiều văn bản
khác nhau gắn liền với những quan hệ xã hội mà văn bản đó điều chỉnh. Ví dụ, khoản 3
Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của Việt Nam quy định “Việc giải quyết
tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất
động sản đó”, khoản 1 Điều 764 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “Việc xác định một
người mất tích hoặc chết phải tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch
vào thời điểm trước khi có tin tức cuối cùng về việc mất tích hoặc chết” hoặc khoản 1
Điều 29 Luật con nuôi năm 2010 quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người
nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các
điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều
14 của Luật này”.
Các quy phạm xung đột không thống nhất được xây dựng ngày càng nhiều trong

hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, có vai trò quan trọng và đem lại hiệu quả cao trong
việc giải quyết các mối quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh khi không có nhiều các điều
ước quốc tế giữa các quốc gia điều chỉnh các quan hệ này, là phương pháp được hầu như
đa số nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và phổ biến hiện nay.
1.4 Nội dung của quy phạm xung đột
1.4.1 Khái niệm quy phạm xung đột
Quy phạm xung đột là một loại quy phạm đặc biệt trong tư pháp quốc tế, không
trực tiếp giải quyết nội dung như quyền và nghĩa vụ các bên mà chỉ đưa ra sự hướng dẫn
lựa chọn pháp luật áp dụng điều chỉnh. “Như vậy, quy phạm xung đột là quy phạm ấn
định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu
tố nước ngoài trong một tình huống thực tế”10, nhưng những quan hệ tư pháp quốc tế rất
10

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 38.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

15

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
đa dạng và phức tạp, tư pháp quốc tế không chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự mà còn
điều chỉnh các quan hệ thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự hay
còn gọi là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng và dĩ nhiên phải là những quan hệ có yếu tố
nước ngoài. “Quy phạm xung đột không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý
của các bên cũng như các hình thức và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với bên
đương sự vi phạm pháp luật. Các quy phạm này chỉ quy định việc chọn pháp luật nước
này hay pháp luật nước kia để điều chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngoài”11, do bản chất là

hướng dẫn đến một hệ thống pháp luật cụ thể trong những hệ thống pháp luật khác nhau
nhưng phải là những hệ thống pháp luật có liên quan đến quan hệ pháp lý đang phát sinh
cùng có thể được áp dụng để giải quyết, mà quy phạm xung đột cũng không quy định
quyền và nghĩa vụ của các bên giải quyết như thế nào, cũng như đưa ra các hình thức và
biện pháp chế tài áp dụng đối với bên vi phạm mà việc đó được thực hiện bởi pháp luật
của quốc gia mà nó dẫn chiếu đến. Ví dụ, công ty sản xuất vật liệu xây dựng X ở Nhật
Bản ký kết một hợp đồng mua bán vật liệu với công ty xây dựng Y của Việt Nam hai bên
thỏa thuận lấy Hàn Quốc làm nơi trung gian để giao hàng, đến khi hàng được giao phía
công ty Y cho rằng hàng hóa không đúng chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp
đồng nên công ty Y đã khởi kiện trước cơ quan Tòa án Việt Nam rằng công ty X vi phạm
nghĩa vụ trong hợp đồng. Tòa án Việt Nam dựa vào quy định của Bộ luật dân sự năm
2005 căn cứ vào khoản 1 Điều 769 quy định quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp
đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, quy phạm xung đột
này cho thấy nó không giải quyết cụ thể được quyền và nghĩa vụ cũng như chế tài nào
cho bên vi phạm của hai công ty X và công ty Y như thế nào, mà xác định pháp luật nơi
thực hiện hợp đồng để giải quyết, mà ở đây chính là pháp luật của Hàn Quốc nơi các bên
thực hiện hợp đồng.
Tóm lại, quy phạm xung đột là một loại quy phạm không trực tiếp giải quyết nội
dung của quan hệ như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ tư pháp
quốc tế đang phát sinh, cũng như không quy định hình thức và chế tài áp dụng đối với
bên vi phạm, mà chỉ xác định rằng cần phải áp dụng hệ thống pháp luật của quốc gia nào
trong những hệ thống pháp luật có liên quan để giải quyết nội dung của quan hệ đang
phát sinh. Quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật của quốc gia nào thì áp
dụng pháp luật của quốc gia đó để giải quyết cụ thể nội dung quan hệ của các bên, cũng
như các chế tài áp dụng và biện pháp xử lí do pháp luật của quốc gia đó quy định để bảo
vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể.
1.4.2 Đặc điểm của quy phạm xung đột
11

TS. Đỗ Văn Đại – PGS. TS. Mai Hồng Quỳ: Tư pháp quốc tế Việt Nam quan hệ dân sự, lao động, thương mại có

yếu tố nước ngoài, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 193.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

16

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
Quy phạm xung đột là một loại quy phạm rất đặc biệt, khác hẳn so với các loại
quy phạm thông thường khác bởi do tính chất gián tiếp giải quyết vấn đề, sự dẫn chiếu
đến hệ thống pháp luật của một quốc gia nào đó để điều chỉnh quan hệ pháp lý phát sinh.
Không thể biết trước được khi một quan hệ pháp lý tư pháp quốc tế phát sinh xảy ra vấn
đề xung đột pháp luật thì sẽ áp dụng pháp luật của quốc gia nào điều chỉnh mà phải theo
sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột đến quốc gia A hay quốc gia B hoặc một quốc gia
khác nào đó, cơ quan có thẩm cũng không thể biết trước được là áp dụng pháp luật của
quốc gia mình hay là quốc gia nào cả tùy thuộc tất cả vào quy phạm xung đột. Dựa vào
những yếu tố đó mà quy phạm xung đột có ba đặc điểm đó là tính gián tiếp, tính khách
quan và tính phức tạp12, biểu hiện cụ thể của ba đặc điểm này như sau:
Thứ nhất, quy phạm xung đột là quy phạm “gián tiếp” điều chỉnh quan hệ pháp lý
trong tư pháp quốc tế khi phát sinh, khi tiến hành giải quyết xung đột pháp luật mà dựa
vào sự điều chỉnh của quy phạm xung đột thì cơ quan có thẩm quyền không thể đưa ra
một kết luận cuối cùng cho việc giải quyết quan hệ đang xảy ra. Bởi vì quy phạm xung
đột chỉ đưa ra cách xác định rằng luật pháp của quốc gia nào sẽ được áp dụng cho quan
hệ pháp lý đang được giải quyết, còn vấn đề về nội dung thì tùy thuộc vào pháp luật của
quốc gia mà quy phạm xung đột dẫn chiếu đến quy định như thế nào, chứ không trực tiếp
giải quyết cụ thể ngay. Ví dụ, năm 2010 ông A cùng vợ sang Việt Nam du lịch và cả hai
đều có quốc tịch Thái Lan, nhưng ông A bị một tai nạn gây ảnh hưởng đến thần kinh làm
mất khả năng kiểm soát hành vi của mình, nên vợ ông A có yêu cầu Tòa án Việt Nam

tuyên bố là chồng bà bị mất năng lực hành vi dân sự. Do ông A là người có quốc tịch
Thái Lan và không có cư trú tại Việt Nam nên dựa theo khoản 1 điều 763 Bộ luật dân sự
Việt Nam năm 2005 quy định “Việc xác định người không có năng lực hành vi dân sự,
mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải tuân theo
pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch”, dựa theo nội dung của quy phạm xung
đột này thì Tòa án Việt Nam chưa thể đưa ra quyết định tuyên bố ông A là có bị mất năng
lực hành vi dân sự hay không, mà phải dựa theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột là
đến pháp luật của nước mà ông A có quốc tịch, đó là pháp luật của nước Thái Lan và tùy
thuộc vào nội dung pháp luật của Thái Lan quy định một người mất năng lực hành vi dân
sự là như thế nào thì lúc đó mới xác định được là ông A có bị mất năng lực hành vi dân
sự hay không. Như vậy, có thể thấy tính “gián tiếp” của quy phạm xung đột khi giải
quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, không điều chỉnh trực
tiếp mà chỉ hướng dẫn phải áp dụng pháp luật của quốc gia nào đó để giải quyết.

12

Ths. Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010, tr. 143.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

17

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
Thứ hai, do quy phạm xung đột có tính dẫn chiếu đến những hệ thống pháp luật
khác không biết trước và dựa trên những “nguyên tắc chọn luật” nhất định nên quy phạm
xung đột có tính khách quan. Các nguyên tắc này dựa trên các yếu tố cơ bản như vấn đề
về nhân thân, liên quan đến nơi thực hiện hành vi hoặc nơi giao kết, thực hiện hợp

đồng,v.v…khi một quan hệ pháp lý phát sinh. Liên quan các vấn đề về năng lực pháp luật
hoặc năng lực hành vi dân sự, liên quan đến tài sản,v.v…thì pháp luật của nước mà đó là
công dân hoặc pháp luật của nước nơi có tài sản đều có thể là những yếu tố để căn cứ vào
đó xác định áp dụng pháp luật của quốc gia nào, “Quy phạm xung đột chỉ dựa trên “tính
chất” của chính các quan hệ pháp lý là quan hệ nhân thân hay tính chất tài sản để lựa
chọn luật áp dụng”13, ngoài các tính chất nhân thân, tài sản thì cũng dựa vào các tính chất
khác như nơi giao kết, nơi thực hiện hợp đồng, quốc tịch của pháp nhân,v.v…để đưa ra
các căn cứ hướng dẫn áp dụng pháp luật của quy phạm xung đột.
Thứ ba, cũng là do bản chất của quy phạm xung đột là hướng dẫn chọn luật áp
dụng gián tiếp giải quyết vấn đề, dựa theo những nguyên tắc để đưa ra phương hướng lựa
chọn pháp luật nên làm cho việc áp dụng các quy phạm xung đột này trở nên phức tạp và
khó hiểu. Khi có một quan hệ pháp lý tư pháp quốc tế phát sinh xung đột pháp luật thì
cần xác định được đó thuộc loại quan hệ nào, cần điều chỉnh vấn đề gì trong quan hệ đó
mà tìm ra quy phạm xung đột phù hợp, sau đó là dựa trên quy phạm xung đột xác định
pháp luật của quốc gia nào được áp dụng để rồi từ đó dựa vào pháp luật của quốc gia đó
tiến hành giải quyết mối quan hệ đó. Cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết hoàn toàn
không biết trước được rằng sẽ áp dụng pháp luật của quốc gia nào, hoàn toàn phụ thuộc
vào quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của quốc gia nào đó, có thể là pháp luật
của quốc gia mình hoặc pháp luật quốc gia khác làm cho việc vận dụng các quy phạm
xung đột trở nên phức tạp, khó khăn, nếu phải áp dụng pháp luật nước ngoài thì càng khó
khăn thêm khi việc giải thích các quy phạm pháp luật của một quốc gia khác đúng theo
tinh thần pháp luật của quốc gia đó cũng rất khó khăn.
1.4.3 Cơ cấu của quy phạm xung đột
Một quy phạm pháp luật thông thường thì có ba phần là giả định, quy định và chế
tài cấu tạo thành, nhưng không phải bắt buộc phải có đầy đủ ba bộ phận đó trong một quy
phạm pháp luật cụ thể, có thể có quy định và chế tài hay giả định và quy định. Nhưng
khác với các quy phạm pháp luật thông thường đó, quy phạm xung đột là một loại quy
phạm đặc biệt, chỉ có hai bộ phận cấu thành và không thể thiếu bộ phận nào. Cơ cấu gồm
hai bộ phận: phần phạm vi và phần hệ thuộc.


13

Ths. Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010, tr. 143.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

18

SVTH: Bùi Quốc Hiển


Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật bằng quy phạm xung đột
Phạm vi là bộ phận nói lên loại quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể nào được quy định
trong quy phạm xung đột, xác định phạm vi áp dụng của quy phạm xung đột đó với quan
hệ đó. Theo khoản 1 Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “Thừa kế theo pháp
luật phải tuân thủ theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch
trước khi chết”, đây là một quy phạm xung đột mà phần phạm vi của nó chỉ ra quan hệ
đang được nói đến là quan hệ thừa kế theo pháp luật. Hoặc theo khoản 1 Điều 103 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn,
nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì
người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 của Việt Nam về điều kiện kết hôn, phạm vi của quy phạm xung đột này cho ta biết
quan hệ mà nó điều chỉnh là quan hệ hôn nhân vấn đề cần điều chỉnh là điều kiện kết hôn.
Việc xác định được phạm vi của quy phạm xung đột có vai trò quan trọng trong việc giải
quyết các mối quan hệ phát sinh, xác định được ngay vấn đề đang hướng đến, quan hệ
nào đang xảy ra cần được điều chỉnh, việc này giúp giải quyết tốt vấn đề.
Như đã nói, quy phạm xung đột là quy phạm không trực tiếp quy định quyền và
nghĩa vụ của các bên mà chỉ xác định rằng pháp luật của quốc gia nào được áp dụng để
giải quyết nội dung của mối quan hệ, việc chỉ dẫn phải áp dụng pháp luật của quốc gia

nào chính là phần hệ thuộc của một quy phạm xung đột. Hệ thuộc là một bộ phận rất
quan trọng trong việc cấu thành nên một quy phạm xung đột hoàn chỉnh, là bộ phận kết
nối ngay sau đó với phần phạm vi, phần phạm vi nói lên quy phạm xung đột điều chỉnh
loại quan hệ nào và vai trò của hệ thuộc chính là cho biết pháp luật của quốc gia nào sẽ
được áp dụng điều chỉnh quan hệ đó, vì vậy hệ thuộc có vai trò rất quan trọng và làm nên
sự đặc biệt của quy phạm xung đột. Ví dụ, Điều 771 Bộ luật Dân sự năm 2005 của Việt
Nam quy định trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp
đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính
của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng, đây là một quy phạm xung đột về việc
xác định nơi giao kết hợp đồng và hệ thuộc của quy phạm này chỉ dẫn pháp luật áp dụng
là pháp luật của nước nơi mà cá nhân cư trú đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng hoặc là
pháp luật của nước nơi có trụ sở chính nếu là pháp nhân đã đưa ra lời đề nghị giao kết
hợp đồng. Hoặc khoản 1 Điều 773 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “Việc bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây
thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.”, hệ thuộc của quy
phạm xung đột này chỉ dẫn áp dụng pháp luật của nước nơi mà xảy ra hành vi gây thiệt
hại hoặc pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng

19

SVTH: Bùi Quốc Hiển


×