Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Timg hiểu ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ của hoàng cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.1 KB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN


ĐỖ THỊ THANH NGA
MSSV: 6116191

TÌM HIỂU NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG MỘT
SỐ BÀI THƠ CỦA HOÀNG CẦM

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. GVC CHIM VĂN BÉ

Cần Thơ,
2014


LỜI CẢM ƠN
Thắm thoát đã ba năm trôi qua, cũng đã đến lúc chúng tôi chu ẩn b ị r ời xa
giảng đường đại học để chuẩn bị bước vào một con đường mới hơn, đóng góp
những tri thức mà thầy cô truyền đạt vào sự nghiệp của đất n ước. Nh ưng đ ể có
thể tiến bước đến con đường mới ấy, chúng tôi phải trải qua khóa luận tốt
nghiệp, nó là một bước cuối cùng để đánh dấu sự trưởng thành c ủa một sinh
viên đại học.
Trong suốt thời gian làm khóa luận này,t ôi đã gặp không ít khó khăn t ừ
nhiều mặt, nhưng tôi cũng có thể vượt qua để đi đến hoàn thành luận văn cho
mình. Để làm được điều đó, không ngoài gì khác đó chính là bên cạnh tôi luôn có


sự hướng dẫn, chia sẽ, giúp đỡ, động viên từ phía gia đình, thầy cô cùng bạn bè.
Đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ, ng ười đã sinh
thành nên tôi và luôn ủng hộ tôi về mọi mặt, giúp tôi vượt qua nh ững khó khăn
trong cuộc sống. Kế đến tôi xin cảm ơn quý thầy cô của tr ường Đại học C ần
Thơ đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích để giúp tôi có được những hiểu biết và
kinh nghiệm của ngày hôn nay. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn th ầy Chim
Văn Bé đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Mặc dù bước
đầu tôi có phần ngỡ ngàng trong quá trình làm và chưa đ ịnh hướng được bài làm,
nhưng với sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thầy tôi cũng đã dần tiếp cận
được hướng để làm bài, giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong khi làm
luận văn, và hoàn thành được luận văn như mong muốn. Cuối cùng tôi xin gửi lời
cảm ơn đến tất cả bạn bè của mình, họ đã sẵn sàng chia sẽ những khó khăn cũng
như niềm vui và nỗi buồn của tôi, giúp tôi có ngh ị lực để hoàn thành luận văn
này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành luận văn này, nh ưng do ki ến
thức còn hạn hẹp và thời gian làm có giới hạn nên bài luận văn s ẽ không tránh
khỏi những thiếu xót. Vì thế, tôi mong quý thầy cô có thể góp ý thêm để giúp bài
Luận văn được hoàn chỉnh tốt hơn.


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Lịch sử vấn đề
3.Mục đích nghiên cứu
4.Phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương một
VẤN ĐỀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN TỪ THƠ CA TIẾNG VIỆT

I.Quan niệm của Nguyễn Phan Cảnh
1. Về ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ nghệ thuật
2. Về phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện trong nghệ thuật ngôn
ngữ
3. Về cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa hay bản chất các ph ương th ức
chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ
4. Về lắp ghép hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ
5.Về nhạc thơ
II. Quan niệm của Hữu Đạt
1.Về hai phương thức cơ bản trong thơ
1.1.Phương thức tạo hình
1.2.Phương thức biểu hiện
2.Về tính tương xứng trong thơ
2.1.Tính tương xứng về âm thanh
2.2.Tính tương xứng về ý nghĩa
2.3.Tương xứng trực tiếp và tương xứng gián tiếp
3.Về tính nhạc của ngôn ngữ thơ


III. Quan niệm của Bùi Công Hùng
1.Về từ ngữ trong câu thơ
2.Về nhịp điệu
3.Về vần
4.Về ngữ điệu
IV. Quan niệm của Chim Văn Bé
1.Về phương thức biểu đạt của thơ trữ tình
2.Về đặc trưng của ngôn từ thơ trữ tình
2.1.Tính tạo hình – biểu cảm
2.2.Tính biểu trưng – đa nghĩa
3.Về tính hòa phối đa phương diện

3.1.Hòa phối về ngữ âm
3.2.Hòa phối về ngữ nghĩa
3.3.Hòa phối về cú pháp
4.Về tính mạch lạc ngầm ẩn
V. Nhận xét chung về quan niệm của các tác giả
Chương hai
NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA
HOÀNG CẦM
I. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của tác giả Hoàng Cầm
1. Về cuộc đời
2. Về sự nghiệp thơ ca
II. Giới hạn tác phẩm thơ được phân tích
III. Phân tích một số bài thơ của Hoàng Cầm từ góc độ ngôn từ
1. Bên kia sông Đuống
2. Lá Diêu Bông
3. Về với ta
4. Ngày giỗ
IV. Nhận xét chung
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đúng như lời của nhà văn Nga M.Gorki đã khẳng đ ịnh: “ Ngôn ngữ là yếu
tố thứ nhất của văn học”. Ngôn ngữ giữ một vị trí quan trọng trong văn học, đặc
biệt là trong thơ ca. Đó là tiếng nói chân th ực, giàu có c ủa đ ời s ống hi ện th ực,

vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu kì, lại v ừa là ti ếng nói c ủa
tình cảm khi con tim đang xúc động. Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn
cảm và tinh tế của sức sáng tạo trong những trạng thái rung động của tâm hồn…,
tất cả chỉ có thể đến được với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ. Với cái
vị trí quan trọng đó, ngôn ngữ được các nhà thơ sử d ụng thông qua tác ph ẩm th ơ
để bộc lộ những suy nghĩ tình cảm của bản thân, từ đó tạo nên đặc trưng v ề
ngôn ngữ trong thơ của chính mình. Nhà thơ Hoàng Đức Lương đã từng nhận
định rằng: “Thơ là sắc đẹp ở ngoài sắc, vị ngọt ở ngoài vị, không thể trông bằng
mắt thường được, chỉ có thi nhân trông thì mới thấy đẹp, nếm m ới thấy ngon…”
Quả thật như vậy, chúng ta sẽ không thể nào dễ dàng nhận ra được cái hay c ủa
một bài thơ nào đó, mà phải đọc và suy ngẫm, liên tưởng thì ta mới nhận ra th ứ
ánh sáng, màu sắc, hương thơm man mát bên trong ngôn ng ữ thơ. Vậy, giá tr ị văn
học không chỉ phụ thuộc vào quy mô dài ngắn mà thực sự phụ thuộc vào giá tr ị
của ngôn ngữ. Ngôn ngữ đóng một vai trò cốt lỗi, chính nó sẽ đ ịnh hình và t ạo
nên hình ảnh, ý nghĩa, tình cảm của tác phẩm thơ.
Trong thơ ca Việt Nam thời hiện đại, Hoàng Cầm được đánh giá là một tác
giả tài hoa và độc đáo, ông đã dệt được một hồn thơ mang bản s ắc riêng. H ồn
thơ ấy đã góp phần tăng thêm sự phong phú, đa dạng cho nền thơ ca dân t ộc thời
hiện đại. Chính vì thế, tìm hiểu và nghiên cứu thơ ông luôn là một đề tài khá hấp
dẫn đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ thơ. Đ ến nay,
đã có một số công trình nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm. Nhưng hầu nh ư ch ưa ai
nói rằng đã hoàn thành tường tận việc nghiên cứu thơ ông, bởi vì hầu hết các
công trình nghiên cứu chỉ tập trung về phương diện nội dung, còn về phương
diện hình thức, cụ thể là vấn đề ngôn từ thì chúng ta hiếm khi bắt gặp, nó ch ỉ
được điểm qua sơ lược ở một vài công trình. Với những mảng sáng tác thơ c ủa
mình, Hoàng Cầm xứng đáng được xem là một trong những nhà thơ xuất sắc của


nền thi ca hiện đại. Tuy vậy đời thơ nhiều tìm tòi, trăn trở của Hoàng C ầm đ ến
nay vẫn chưa có sự quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc và hệ thống.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Tìm hiểu ngôn từ
nghệ thuật trong một số bài thơ của Hoàng Cầm để nghiên cứu với mong muốn
phát hiện ra những điểm sáng về dặc trưng ngôn từ trong thơ ông, khẳng đ ịnh
một lần nữa tài năng và những đóng góp nhiều mặt của thi nhân trong dòng chảy
nền thơ ca hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề

2.1.Về ngôn từ thơ ca tiếng Việt
Ở nước ta, một khoảng thời gian khá dài việc nghiên cứu thơ ca ch ỉ tập
trung về phương diện nội dung theo các gốc độ tiếp cận khác nhau nh ư: lý lu ận
văn học, phong cách học, thi pháp học, phê bình văn h ọc. Các công trình nghiên
cứu theo các gốc độ tiếp cận trên cũng đã có nh ững khám phá mới mẻ, thú v ị v ề
ngôn từ nghệ thuật. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ngôn từ nghệ thu ật này
cũng bộc lộ nhiều bất cập là tình trạng tiếp thu lí thuyết thi pháp học nước ngoài
thiếu chính xác, vận dụng theo lối suy diễn tư biện, tính chất c ủa ngôn t ừ nghệ
thuật được khái quát hóa và lí giải ch ỉ mới dừng lại ở những đ ịnh h ướng chung
chung, chưa cung cấp được những cơ sở lí luận vững chắc cho việc thâm nhập
vào thế giới nghệ thuật một cách có hiệu quả. Còn về ph ương diện hình th ức,
nhất là tiếp cận thơ ca từ gốc độ ngôn từ thì vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng,
phải đến mấy chục năm gần đây thì vấn đề nghiên cứu thơ ca từ gốc độ ngôn t ừ
mới được một số tác giả thực hiện trong công trình nghiên cứu của mình. Cụ thể
qua các công trình nghiên cứu sau đây:
Cuốn Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh là một công trình nghiên cứu
thơ ca từ gốc độ ngôn từ. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã l ần l ượt
xem xét và lý giải ngôn ngữ thơ trên nhiều bình diện khác nhau. Tác gi ả đã tìm
hiểu về ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ nghệ thuật, các phương thức cơ bản của
ngôn ngữ thơ ca. Đồng thời, tác giả cũng đã lý giải về bản chất của phương thức
chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ và hoán dụ. Bên cạnh đó, tác giã đã ch ỉ ra cách
để khai thác nhạc tính trong thơ.



Kế đến là công trình nghiên cứu trong cuốn Ngôn ngữ thơ Việt Nam của
Hữu Đạt. Đây cũng là một công trình nghiên c ứu phong cách th ơ ca. Tác gi ả đã
tiếp thu, dựa trên nền tảng công trình của Nguyễn Phan Cảnh trong cuốn Ngôn
ngữ thơ, thêm vào đó là những hiểu biết, kình nghiệm và quan điểm c ủa riêng
mình tác giả đã đi sâu nghiên cứu về hai phương thức cơ bản trong thơ ca, đưa ra
những vấn đề cơ sở của tính tương xứng cũng như tính nhạc trong thơ.
Bùi Công Hùng cũng đã đưa ra một số vấn đề liên quan đến ngôn ngữ thơ
ở chương ba trong cuốn Tiếp cận nghệ thuật thơ ca. Ở chương này, tác giã đã
giới thiệu và xem xét về các thành phần chính trong câu thơ: từ ngữ, nhịp điệu,
vần và ngữ điệu trong thơ.
Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của Chim Văn Bé trong cu ốn Ngôn
ngữ học văn chương Việt Nam. Sau khi xem xét các công trình của các tác giả vừa
nêu trên, Chim Văn Bé vẫn thấy còn có các v ấn đ ề ch ưa đ ược gi ải quy ết th ỏa
đáng. Chính vì lẽ đó, tác giã đã tiếp tục nghiên c ứu làm sáng t ỏ các ph ương di ện
của ngôn ngữ thơ. Chỉ là một chương trong công trình nghiên c ứu c ủa mình
nhưng tác giả đã tập trung xem xét, lý giải rất chi tiết và rõ ràng t ừng đặc đi ểm
một về bốn đặc trưng: Tính tạo hình – biểu cảm, tính biểu trưng – đa nghĩa, tính
hòa phối đa phương diện, tính mạch lạc ngầm ẩn.

2.2.Về ngôn từ thơ Hoàng Cầm
Hoàng cầm là một nhà thơ lớn của dân tộc, với nhiều tập thơ và bài th ơ
hay mà ông để lại đã khẳng định được vị trí của ông trong n ền th ơ ca n ước nhà.
Hoàng Cầm có thể được xem như là người kế tục thơ mới không phải nh ư m ột
sự ngân dài, mà như một sự phát triển sau một đứt đoạn. Chỗ đ ứt đoạn một cách
tuyệt vời ấy là Bên kia sông Đuống, Về Kinh Bắc lại nối mạch vào thơ mới và đi
xa hơn về phía hiện đại đó là siêu thực.
Vẻ đẹp thơ Hoàng Cầm toát ra từ thế giới tâm hồn, từ tình cảm bao la mà
rất chân thành của một nhà thơ suốt đời tận tụy vì nghệ thuật, xem thơ là lẽ sống
của mình. Sức quyến rũ kì lạ của thơ Hoàng Cầm khiến cho những ai yêu thơ

khó lòng mà dứt ra được, để rồi càng thấy thương hơn, quý hơn tấm lòng và tài
nghệ của con người ấy. Đi sâu vào việc nghiên cứu thơ ca Hoàng C ầm, đã có r ất


nhiều bài nghiên cứu, phê bình, bình luận về nhiều khía cạnh trong thơ Hoàng
Cầm.
Trong cuốn Tác phẩn văn học - bình giảng và phân tích, Hà Minh Đức đã
nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm. Thế nhưng ở những trang viết này tác giã chủ
yếu nói về nội dung thơ ông mà ít đề cập đến vấn đề nghệ thuật.
Trong bài Ấn tượng thơ Hoàng Cầm, để luận giải về chất thơ Hoàng
Cầm, Chu Văn Sơn đề cập đến vấn đề nhạc thơ, điệu thơ Hoàng Cầm. Cụ thể,
ông nói về tính điệu riêng trong thơ Hoàng Cầm: “ Có cảm giác điệu thơ Hoàng
Cầm như con hạc đầu đình muốn bay không cất nổi mình mà bay, nó là nh ững
sải cánh, đập cánh chới với, chơi vơi” [18, tr. 289]. Nửa sau bài nghiên cứu, phần
bàn về “sự hội nhập của nghệ thuật Hoàng Cầm ”, qua đi sâu phân tích bài thơ
Cây Tam Cúc, tác giả Chu Văn Sơn bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của mình về “ bản
lĩnh nghệ thuật quái kiệt” của nhà thơ.
Trong bài viết Đến với Hoàng Cầm, Hoài Việt đã khái quát về con đường
thơ của Hoàng Cầm, tác giả nhận ra rằng: “ con chim có bộ lông vàng quen nhả
giọng véo von” ấy hóa ra là “một người làm vườn cần mẫn cuốc xới trên mãnh
đất hương hỏa, gieo vãi những hạt hoa nhài, hoa ngâu…xen vào hoa păngxê hoa
tuylíp. Vườn hoa thơ ấy bỗng trở nên đẹp lạ lùng” [18, tr. 7 – 12]. Bên cạnh đó,
trong cuốn Hoàng Cầm, thơ văn và cuộc đời, tác giã đã sưu tầm và in ra các bài
thơ văn của Hoàng Cầm. Đồng thời, tác giả còn đưa vào những bài phê bình, bình
luận khác nói về Hoàng Cầm.
Bài nghiên cứu Hoàng Cầm và 99 khúc tình của Trần Mạnh Hảo, đánh giá
về thơ Hoàng Cầm trên cả hai phương diện: thành công và hạn ch ế, cái hay và
khuyết điểm của nó. Qua đây, một lần nữa, cái đẹp, nét duyên c ủa đ ời và th ơ
Hoàng Cầm được ghi nhận. Nói về phần chữ nghĩa trong thơ Hoàng C ầm, Trần
Mạnh Hảo cho rằng: “Hoàng Cầm cũng rất giỏi dùng chữ nghĩa, rất sành điệu

về kĩ thuật thơ” [14, tr. 116]. Nhưng cũng có khi vì quá đổi cầu kì mà “ cho chữ
nghĩa chơi son phấn, cho vần điệu lụa là quá xá rồng bay phượng múa, khiến cái
Chân Mộc có lúc bị tổn thương” [14, tr. 124].
Đánh giá chung về thơ Hoàng Cầm, Phạm Thị Hoài cho rằng: “ Hoàng cầm
quả thật là một trong số không nhiều lắm những người lập được cho mình một


vương quốc thơ riêng, với nền móng, bản sắc và các nghi thức không th ể tr ộn
lẫn” [18, tr. 127]. Về phương diện tình cảm trong thơ Hoàng Cầm, nhân đọc
Mưa Thuận Thành, Phạm Thị Hoài nhận xét: “ Thế giới tình cảm của Hoàng
Cầm trong Mưa Thuận Thành, dù gồm nhiều mảng rất khác nhau, chỉ xót xa
phiền muộn, yểu điệu, yết ớt, tinh vi, nhiều mặc cảm, nhiều nữ tính”. [18, tr.
253]
Trong Mấy ý nghĩ nhỏ về thơ Hoàng Cầm, Nguyễn Đăng Mạnh đã ghi lại
cảm nhận của mình về hai lần đọc thơ Hoàng Cầm.
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, việc nghiên c ứu thơ Hoàng C ầm đã
được khá nhiều tác giả quan tâm. Các tác giả đã đ ưa ra đ ược nhi ều ki ến gi ải có
giá trị. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên đa s ố ch ỉ d ừng lại ở mặt n ội
dung thơ, còn về mặt nghệ thuật cũng như ngôn từ trong thơ Hoàng cầm vẫn còn
rất ít người đề cập cũng như nghiên cứu đến. Chính vì vậy, dựa trên cơ sở của
các công trình nghiên cứu trên và những hiểu biết về ngôn ngữ thơ, chúng tôi xin
được tiếp tục tìm hiểu thơ của Hoàng Cầm từ gốc độ ngôn từ.

3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời và s ự
nghiệp thơ ca của ông cũng như để khẳng định lại một lần n ữa tài năng và
những đóng góp của Hoàng Cầm trong dòng chảy của nền thơ ca Việt Nam. Và
hơn thế nữa là để dựa vào các đặc trưng trong ngôn từ thơ ca mà có thể hiểu sâu
sắc hơn về những ý nghĩ, tình cảm mà ông muốn g ửi gắm trong tác phẩm c ủa
mình. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu đôi nét v ề văn hóa vùng Kinh

Bắc cổ kính, tao nhã thông qua một số bài thơ của Hoàng Cầm.
4. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài Tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ của
Hoàng Cầm, chúng tôi đã tìm hiểu các công trình nghiên cứu về ngôn từ thơ tiếng
Việt và trích ra những phần trọng tâm để làm thực tiễn nghiên cứu. Tiếp đến,
chúng tôi thu thập những thông tin tư liệu nghiên cứu thơ Hoàng Cầm, sau đó
chúng tôi xác lập hệ thống tiếp cận và tiến hành khảo sát v ề ngôn t ừ thơ Hoàng
Cầm. Từ yêu cầu đề bài, chúng tôi xin trình bày trong ph ần nội dung chính bao


gồm: vấn đề đặc trưng ngôn từ thơ tiếng Việt và ngôn từ nghệ thuật trong một
số bài thơ của Hoàng Cầm.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài Tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ của
Hoàng Cầm. Trước hết, chúng tôi tìm hiểu lí thuyết về ngôn ngữ thơ theo quan
điểm của một số tác giả nhằm tạo nên một cơ sở kiến thức để tham khảo, và thu
thập những tư liệu nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm. Kế đến, chúng tôi s ử d ụng
phương pháp tổng hợp nhằm để hệ thống lại những tài liệu có liên quan đ ến đ ề
tài. Tiếp theo, chúng tôi chọn ra một hệ thống quan điểm đúng đắn v ề ngôn ng ữ
thơ để tiến hành nghiên cứu.
Cuối cùng, bằng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, chúng tôi ti ến
hành tìm hiểu về ngôn ngữ thơ Hoàng cầm để làm nổi bật mục đích của đề tài.


PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương một
VẤN ĐỀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN TỪ THƠ CA
TIẾNG VIỆT
Đến nay đã có không ít công trình nghiên c ứu, tìm hi ểu v ề ngôn ng ữ th ơ

Việt Nam. Nhưng trong số các công trình nghiên cứu đó, chúng tôi nhận th ấy
Hữu Đạt, Nguyễn Phan Cảnh, Bùi Công Hùng và Chim Văn Bé là nh ững ng ười
nghiên cứu ngôn ngữ thơ Việt Nam điển hình hơn cả. Tuy nhiên quan điểm c ủa
các tác giả vẫn có những sự khác biệt nhất định. Sau đây, chúng tôi s ẽ đi ểm qua
những đặc trưng của ngôn từ thơ ca theo quan niệm của các tác giả này.

I. Quan niệm của Nguyễn Phan Cảnh
Trong cuốn Ngôn ngữ thơ, Nguyễn Phan Cảnh đã xem xét và lý giải ngôn
ngữ thơ Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau. Trong đó có: ngôn ngữ giao
tiếp và ngôn ngữ ngệ thuật, phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện của
nghệ thuật ngôn ngữ, cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa hay bản ch ất các
phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ, lắp ghép hay bản ch ất các
phương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ và nhạc thơ. Sau đây chúng tôi
xin điểm qua một số nét cơ bản và quan trọng trong các phương diện v ừa nêu
trên.

1. Về ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ nghệ thuật
Nguyễn Phan Cảnh đã chia vấn đề này thành hai ph ương diện nh ỏ: khái
niệm về “người thuyết minh” và hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ.
Về khái niệm “ người thuyết minh”, Nguyễn Phan Cảnh viết: “ với cái chất
liệu ngôn ngữ với một hoạt động như thế, nghệ thuật thơ văn sẽ có một nét riêng
rất tiêu biểu trong cách cảm thụ nghệ thuật cũng như trong sự xuất hiện hình
tượng nghệ thuật”. Hình tượng nghệ thuật trong ngôn ngữ nghệ thuật xuất hiện
trong ý thức chúng ta, trong sự hình dung suy nghĩ của chúng ta.
Nguyễn Phan Cảnh cho rằng, hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ là
thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp.


Về thao tác lựa chọn, Nguyễn Phan Cảnh cho rằng: “ Thao tác lựa chọn
dựa trên một khả năng của ngôn ngữ là các đơn vị ngôn ngữ có th ể luân phiên

cho nhau nhờ vào tính tương đồng của chúng” [4, tr. 11]. Ông minh họa như sau:
Xơi

b

Chén

a

ĂN

n

n

Xét về phía tác giả, hiện tượng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngôn ngữ và cá
nhân tác giả. Công việc này giúp tác giả nói được ý mình.
Xét về phía người đọc, hiện tượng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngôn ngữ và
cá nhân người đọc. Công việc này giúp người đọc hiểu được ý tác giả.
Về thao tác kết hợp, Nguyễn Phan Cảnh cho rằng: “ Thao tác kết hợp dựa
trên một khả năng khác của hoạt động ngôn ngữ, là các yếu t ố ngôn ng ữ có th ể
đặc bên cạnh nhau nhờ vào mối quan hệ tương cận giữa chúng”[ 4, tr. 19]
Xét từ phía tác giả, hiện tượng kết hợp diễn ra giữa tác giả và tác phẩm.
Cùng một số yếu tố ngôn ngữ như nhau, người nắm vững khả năng kết hợp sẽ
nhanh chống tìm ra được cách kết hợp tốt nhất, từ đó, làm lời nói ra đạt hiệu quả
cao hơn.
Xét từ phía người đọc, hiện tương kết hợp diễn ra giữa tác phẩm và cá
nhân người đọc. Công việc này giúp người đọc hiểu được ý tác phẩm.

2. Về phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện trong

nghệ thuật ngôn ngữ
Khi xem xét đến vấn đề này, Nguyễn Phan Cảnh cho rằng có hai ph ương
thức quan trọng trong hoạt động nghệ thuật nói chung và trong nghệ thuật ngôn
ngữ nói riêng. Đó là phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện.
Về phương thức tạo hình, Nguyễn Phan Cảnh nhận định nét nổi bật của
phương thức tạo hình trong nghệ thuật là “ trực tiếp miêu tả các hiện tượng của
hiện thực vẽ nên ( hiểu theo nghĩa rộng của từ này) bức tranh về cuộc sống, mở


ra trước mắt người xem những tác phẩm giống với các đối tượng trong thực tế.”
[4, tr. 28]. Đồng thờ ông cũng cho rằng, trong nghệ thuật ngôn ngữ, mỗi t ừ mang
một khái niệm có thể cho chúng ta một bức tranh riêng lẻ của hiện thực. Thao tác
kết hợp trong khi kết hợp với các từ để tạo nên các đơn v ị ngôn ngữ học lớn
hơn, đã mở ra một khả năng quyết định là kết hợp các bức tranh riêng lẻ đ ể mô
tả bức tranh vô hạn của hiện thực.
Về phương thức biểu hiện, Theo Nguyễn Phan Cảnh: “ nét chủ yếu của
nghệ thuật biểu hiện là ở chổ nó không tạo ra những bức tranh v ề cu ộc s ống,
mà qua chất liệu của mình, nó biểu hiện những cảm nghĩ nh ất đ ịnh c ủa con
người, thể hiện cách nhận thức và đánh giá của con người đối với cuộc s ống”
[4, tr. 33]. Đồng thời, ông cho rằng, trong hoạt động ngôn ngữ nghệ thuật, những
cảm nghĩ, sự nhìn nhận đánh giá của con người về cuộc sống th ường không
được hiện ra trực tiếp mà phải thông qua những hình ảnh, hình t ượng. “ chính
ngay cái lúc mà chức năng định danh của các từ bị xóa nhòa đi, thì đông th ời
cũng nảy sinh khả năng biểu hiện của chúng” [4, tr. 36].

3. Về cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa hay b ản ch ất các
phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ
Theo Nguyễn Phan Cảnh: Tổ chức kép lượng ngữ nghĩa là “ kỹ năng dựa
vào sức liên tưởng của người nhận, đem liên kết các tín hi ệu ngôn ngữ ho ặc
cùng xuất hiện trên thông báo, hoặc chỉ xuất hiện trên thông báo và tồn tại trong

mã ngôn ngữ, để kiến lập những chỉnh thể không phân lập về mặt mỹ học, tạo
nên ý nghĩa ngầm về chiều dài các câu, chữ” [4, tr. 81].
Theo Nguyễn Phan Cảnh trong bất kỳ một chiều dày nào c ủa tính hiệu
miêu tả cũng bao hàm đồng thời hai nhân tố: m ột nhân t ố t ồn t ại th ực t ế, bi ểu
hiện nghĩa logic của tính hiệu đó, và một nhân tố biểu hiện cái ý ng ầm, có th ể
trở thành hiện thực hoặc không.
“Tổ chức các lượng ngữ nghĩa” chính là việc lấy nghĩa đen làm giá trị,
tức nhân tố thứ hai không được sử dụng, nghĩa trực tiếp của từ là t ất nhiên và
không làm người đọc có suy nghĩ gì khác. “ Tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa” là
việc lấy nghĩa ngầm làm giá trị, trước mắt người đọc chỉ là những câu đơn giản,


nhân tố thứ nhất, vấn đề chính chính là nhân tố th ứ hai. Lúc này nhân t ố th ứ hai
mới được nhận thức là một vế đối lập của cái ý ngầm được tri giác.
Ẩn dụ là kiểu mã hóa cơ bản của các phương thức tổ chức kép các l ượng
ngữ nghĩa, làm nên nội dung chủ yếu của cả một thời đại thi ca. Theo Nguy ễn
Phan Cảnh thì phương thức này có hai cực: so sánh và điển tích.
Về so sánh, Hữu Đạt viết: “so sánh cách tổ chức dễ thấy nhất, cho phép
tính hiệu kêu gọi và tính hiệu được kêu gọi cùng xuất hiện trên thông báo, và
thông báo qua một tính hiệu chỉ dẫn người đọc được báo về mối liên tưởng
đó”[ 4, tr. 91].
Để có được điển tích, chúng ta cần đẩy hết các tổ chức kép các l ượng
ngữ nghĩa về phía cực đối lập – nghĩa là tổ chức cho “ chỉ tính hiệu kêu gọi là
xuất hiện trên thông báo, còn tính hiệu kêu gọi thì không những tiềm tàng trong
mã mà còn chỉ có thể được liên tưởng với điều kiện là ph ải có s ự tích lũy văn
học nhất định về phía người đọc.”

4. Về lắp ghép hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có
tính chất hoán dụ
Nguyễn Phan Cảnh đã giải thích lắp ghép là “kĩ năng dựa vào tình tiết và

thứ tự về sức chú ý và theo dõi của người nhận, đem đ ến các c ảnh mô t ả theo
quy luật nhất định, để nhằm tạo nên ý ngầm giữa các khoảng cách c ủa nh ững
cảnh đó” [4, tr. 103]
Và ông cho rằng, một nghệ thuật tạo mối lắp ghép giữa các đoạn riêng lẻ
làm thành tác phẩm, nhằm sử dụng một cách mỹ học các khoảng cách thời gian.
Trong tất cả các vấn đề kĩ thuật của phương pháp này, tiến độ của các
văn bản thơ từ lâu đã được nhận thức như một vấn đề c ốt t ử. Trong m ột đơn v ị
thời gian, số cảnh càng nhiều thì lượng tin càng lớn, tiến độ càng nhanh, s ức chú
ý của người nhận càng tăng. Nếu các cảnh dàn trải số cảnh trong đ ơn v ị th ời
gian sẽ ít đi, lượng tin bé, tiến độ chậm, sức chú ý của người nhận giảm súc.
Như vậy, theo quan niệm của Nguyễn Phan Cảnh, phương thức chuyển
nghĩa có tính chất hoán dụ về bản chất chỉ là các cách khai thác khả năng thi ca
trên trục kết hợp của ngôn ngữ. Thật ra, cách được sử dụng chính là các quan hệ,


vì thế người trau chuốt câu và cảm xúc mỹ học được xây d ựng bằng hi ệu qu ả
của lắp ghép, của các cấu trúc hoán dụ tính.

5. Về nhạc thơ
Theo Nguyễn Phan Cảnh: “Chính yêu cầu về truyền đạt thông tin đã được
xử lý về thời gian và không gian đã làm xuất hiện nhạc thơ” [4, tr. 117]. Tác giả
còn cho rằng: Chức năng của nhạc thơ là phát các tín hiệu báo động tr ước k ết
thúc đơn vị không phân lập để hướng đơn vị không phân lập theo sau vào th ế d ễ
dàng. Nhạc thơ tồn tại như “một cơ chế hãm / chặn chống lại các hợp thành thi
pháp không chương trình hóa, sau đó loại trừ mọi sai lệch khả năng, đảm bảo độ
trung bình cao cho hệ lưu giữ - truyền đạt” [4, tr. 117]
Nguyễn Phan Cảnh cho rằng: “các thuộc tính âm thanh được lưu giữ truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình thi ca, làm nên ti ết t ấu”. “V ần là các
đơn vị âm thanh được lưu giữ - truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình lo ại
thể”.
Nguyễn Phan Cảnh đã định nghĩa tiết tấu một cách cụ thể như sau: là sự

“lập đi lập lại một cách liên tục các hiện tượng tương tự có thể thay thế nhau
trong thời gian và không gian”. “ Chính dưới hiệu quả của tiết t ấu và v ần này
mà đã chỉ cho phép xuất hiện các hợp thành thi pháp ch ương trình hóa: mang c ơ
chế tự điều chỉnh trong mình, thơ ca đã đi vào quỹ đạo của những hệ bền vững”
[4, tr. 120]
Nguyễn phan Cảnh cho rằng, có 3 hệ thi pháp cơ bản c ủa ngôn ng ữ: Đối
lập dài – ngắn trong nguyên âm có tính chất âm vị học: hệ câu thơ theo lượng thơ
La Tinh; Đối lập mạnh – nhẹ ở âm tiết có tính chất âm vị học: hệ câu thơ theo
trọng âm Nga và đối lập bằng – trắc ở âm tiết có tính chất âm vị học: hệ câu thơ
theo thanh điệu như thơ Việt…
Nguyễn Phan Cảnh đã chỉ ra hai cách để khai thác nhạc tính trong thơ:
+ Nhạc thơ là do các phụ âm, nguyên âm đưa lại “ trong khung này, các
nguyên âm Tiếng Việt nằm ở hai thế đối lập có ý nghĩa sau đây: trầm - bổng và
khép - mở”, phụ âm cuối của Tiếng Việt “ được phân bố trong một đối lập quan
trọng, đó là đối lập vang – tắc.”


+ Nhạc thơ là do các thanh điệu mang lại “ trong khung này, các nguyên
âm Tiếng Việt nằm vào hai đối lậpcơ bản là: cao – thấp và bằng – trắc”.

II. Quan niệm của Hữu Đạt
Trong cuốn Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Hữu Đạt đã đi sâu nghiên cứu vào t ừ
vựng học, ngữ nghĩa học, đồng thời ông lấy chất liệu của thơ ca Việt Nam trong
nhiều thời đại để tìm hiểu nghệ thuật của ngôn ngữ thơ trong thơ Việt Nam.
Hữu Đạt đã chỉ ra những đặc điểm về loại hình ngôn ngữ và phong cách th ơ ca,
hai phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ: phương thức tạo hình và phương
thức biểu hiện. Bên cạnh đó, Hữu Đạt còn nêu lên ba tính chất quan tr ọng c ủa
ngôn ngữ thơ Việt Nam.

1.Về hai phương thức cơ bản trong thơ ca

Hữu Đạt cho rằng, ngôn ngữ thơ Việt Nam có hai phương th ức quan trọng:
phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện.

1.1. Phương thức tạo hình
Đề cập đến phương thức tạo hình, Hữu Đạt quan niệm đặc điểm nổi bật
của phương thức tạo hình là phản ánh trực tiếp đối tượng, nghĩa là “phương
thức tạo hình miêu tả đối tượng như nó vốn có trong thực tế khách quan ” [5, tr.
38]
Bên cạnh đó, Hữu Đạt cũng đưa ra cơ sở hình thành của phương th ức tạo
hình như sau:
Từ

ngữ (cụm từ)

câu

đoạn văn

văn bản

Như vậy, theo quan niệm của Hữu Đạt, một văn bản thơ có tính tạo hình
là văn bản có khả năng gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh về một sự vật, hiện
tượng nào đó. Hình ảnh này thường khá cụ thể và có thể dễ dàng hình dung ngay
được.
“Anh bước lên nhức nhối chân đau
Dáng hiêng ngang vẫn ngẩn cao đầu
Quần áo trắng một màu thanh khiết
Thân gầy yếu mạnh hơn cái chết.”
(Tố Hữu)



Theo Hữu Đạt, “nhà nghệ sĩ” phải sử duạng hai thao tác cơ bản để tạo
nên phương thức tạo hình: thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp.
Thông qua phương thức tạo hình, tác giả muốn người đọc thấy được nội
tâm, cá tính nhân vật đang được nói đến hay là của chính nhà th ơ. Ph ương th ức
tạo hình không chỉ thích hợp với thể loại anh hùng ca mà nó còn thích hợp với cả
thơ trữ tình.
Phần vần trong âm tiết của tiếng Việt không đơn thuần ch ỉ mang ý nghĩa,
mà trong rất nhiều trường hợp, nó còn có tác dụng gợi hình. H ữu Đạt đã nêu lên
một số vần cũng như giá trị gợi hình của nó để ch ứng minh rằng, phần v ần
chính là tiền đề vật chất của phương thức tạo hình:
+ Vần um: những sự vật có độ rỗng hoặc âm thanh phát ra từ những sự vật
đó.
+ Vần op: các sự vật có thể tích bị thu hẹp lại
+ Vần oe: những sự vật có kích thước mở rộng ra
+ Vần ep: các sự vật có thể tích bị thu nhỏ lại, có thể đến mức tối đa
+ Vần eo: sự vật có kích thước bị thu hẹp lại hoặc không vững chảy

1.2.Phương thức biểu hiện
Hữu Đạt nhận thấy: “ ngôn ngữ sinh ra vốn để nói về đối tượng giờ đây
lại là công cụ nhận thức đối tượng. Đó chính là quá trình biểu trưng hóa các tính
hiệu ngôn ngữ. Muốn hoàn thành quá trình này ngôn ngữ phải có kh ả năng bi ểu
hiện”. [5, tr. 64]
Theo Hữu Đạt, phương thức biểu hiện cũng gồm hai thao tác: thao tác lựa
chọn và thao tác kết hợp
Có hiện tượng chuyển nghĩa thì sẽ có phương thức biểu hiện. H ữu Đạt
cũng cho rằng, khi phân tích phương thức biểu hiện của ngôn ngữ thơ phải bao
gồm hai mặt:
Thứ nhất: phải phân tích những kiểu diễn đạt cơ bản trong thơ ca ( so
sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tỉ dụ, khoa trương,…)

Thứ hai: cần phải phân tích những biện pháp chuyển nghĩa mà nhà thơ áp
dụng để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của mình trước đối tượng cũng như
việc mêu tả những tính chất và phẩm cách của đối tượng.


Tiền đề vật chất của phương thức biểu hiện chính là tính tình thái. H ữu
Đạt quan niệm rằng: “ Thực ra tính tình thái tồn tại ở các đơn v ị thuộc m ọi cấp
độ của ngôn ngữ. Quan niệm này không chấp nhận quan niệm cho rằng tính tình
thái chỉ tồn tại ở các đơn vị có nghĩa ( như hình vị, từ, cụm từ, câu)” [5, tr. 88].
Theo Hữu Đạt, có hai nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh tính tình thái: việc
hình thành các thể đối lập trong các cấp độ ngôn ngữ và việc hình thành ra thế bổ
sung giữa các đơn vị ngôn ngữ.
Ở thế đối lập, hình thành ra thế đối lập giữa:
+ Mũi/ không mũi, tắc/ vang đã làm nảy sinh ra tình thái của các âm vị.
Các câu thơ có nhiều từ có các phụ âm mũi – vang bi ểu hi ện nh ững tình
cảm dàn trải, mênh mông. Ngược lại, các câu thơ có nhi ều t ừ có âm cu ối là ph ụ
âm tắc thường biểu hiện những tình cảm khúc mắc, nghẹn ngào.
+ Trước/ sau trong nguyên âm và đối lập về bằng/ trắc trong thanh điệu.
Các từ mang nguyên âm dòng trước: i, ê, e biểu hiện nh ững tình c ảm t ươi
sáng, nhí nhảnh, còn các từ mang nguyên âm dòng sau và dòng gi ữa: ư, u, o, ô
biểu hiện những cảm giác u tối, trầm buồn.
+ Ở bậc cấu tạo từ, có sự đố lập giữa vần khép/vần mở
+ Ở bậc từ, sự đối lập về ngữ nghĩa giữa các đơn vị như: dài/ ngắn, cao/
thấp, gần/ xa
Ở thế bổ sung, sự tồn tại hàng loạt các từ đồng nghĩa trong thế bổ xung ý
nghĩa lẫn nhau đã làm cho khả năng biểu hiện c ủa ti ếng Việt vô cùng phong phú
về nhiều phương diện khác nhau.

2. Về tính tương xứng trong thơ
Tính tương xứng là một đặc điểm vô cùng quan trọng của ngôn ngữ thơ.

Hữu Đạt đã chia tính tương xứng trong ngôn ngữ thơ thành nhiều loại khác nhau:
tương xứng về âm thanh, tương xướng về ý nghĩa, tương xứng trực ti ếp và
tương xứng gián tiếp

2.1. Tương xứng về âm thanh
Bàn về vấn đề này, Hữu Đạt quan niệm rằng: tính tương xứng về âm thanh
có tác dụng làm cho sự liên kết giữa các dòng thơ, câu thơ trở nên gắn bó, ràng
buộc, làm cho bài thơ có một tổ chức chặc chẽ.


Nói đến tính tương xứng về âm thanh trước hết phải nói đ ến t ương x ứng
về thanh điệu. Hữu Đạt định nghĩa: “ tương xứng về thanh điệu là sự đối ứng
giữa hai loại thanh: thanh bằng (thanh ngang, thanh huyền) với thanh trắc (thanh
hỏi, thanh sắc, thanh ngã, thanh nặng)” [5, tr. 133] và bao gồm cả hiện tượng các
thanh đi sóng đôi với nhau, tạo thành những cập nhất đ ịnh. Các thanh điệu trong
tiếng Việt ngoài sự đối lập với nhau về bằng/ trắc còn đối lập với nhau v ề âm
vực theo tiêu chí cao/ thấp và về đường nét theo tiêu chí bằng phẳng/ không bằng
phẳng, gấp khúc/ không gấp khúc.
Theo Hữu Đạt, tính tương xứng về thanh điệu gồm: tương xứng về âm
thanh trên hai dòng thơ, tương xứng về âm thanh trên một dòng thơ.
Tương xứng về âm thanh trên hai dòng thơ là dạng phổ biến trong các thể
thơ 7 chữ, thơ ngũ ngôn, thơ tứ tuyệt và song thất lục bát.
Loại tương xứng này cũng được Hữu Đạt chia thành:
+ Tương xứng toàn bộ
“Pháo sáng xanh vườn rau
Trăng mài mòn guốc võng
Giặc rit ngang trên đầu”
( Bằng Việt)
+ Tương xứng bộ phận ( trong hai dòng thơ đi sóng đôi với nhau có khi ta
gặp những cặp âm tiết cùng mang một thanh điệu nào đó ch ứ không nằm trong

thế tương xứng hình thành do một trong những thế đối lập đã phân tích).
“Gió thổi nhiều khi giọng nói bay
Không cần chữ nghĩa vẫn nghe hay
Sau xe những tiếng em phơ phất
Cởi hết ưu phiền gửi gió mây”
( Xuân Diệu: Giọng nói)
Hữu Đạt cho rằng tương xứng trên một dòng thơ làm nên cái vẻ đẹp riêng
của mỗi câu thơ để từ đó làm cơ sở cho việc hình thành vẻ đẹp chung của toàn
bài thơ, kiểu tương xứng này thường hoạt động trong trường hợp trong hai dòng
thơ có số âm tiết không bằng nhau.
“Người nách thước / kẻ tay đau”


BTT / TTB
“Gió cây trúc lá / trăng ngàn ngậm sương”
TBTT / BBTB
Ông cũng chỉ ra rõ, kiểu tương xứng này chỉ xuất hiện trên các dòng thơ có
tổng số âm tiết chẳn, hoặc trên các vế chẳn của dòng thơ. Kiểu loại này gồm hai
loại nhỏ: tương xứng giữa hai vế của dòng thơ và tương xứng giữa các bộ phận
trong một vế của dòng thơ.

2.2. Tương xứng về ý nghĩa
Nghiên cứu về tính tương xứng về ý nghĩa trong ngôn ngữ thơ, Hữu Đạt đã
chia nó thành bốn kiểu: tính tương xứng về ý nghĩa từ vựng, tính tương xứng về
từ loại, tính tương xứng ở bậc từ, tương xứng ở bậc cấu trúc.
Thứ nhất là tính tương xứng về ý ngĩa từ vựng. Trong loại này gồm có tính
tương xứng theo nét nghĩa đối lâp nhau (trái nghĩa nhau) và tương x ứng theo nét
nghĩa bổ sung nhau (gần nghĩa, đồng nghĩa). Tất cả chúng đều có thể xảy ra trên
cả trục hệ hình và trục cú đoạn.
Thứ hai là tương xứng về từ loại, tương xứng từ loại là sự tương xứng

gồm các từ thuộc cùng một nhóm từ loại đi sống đôi với nhau. S ự t ương x ứng
này cũng có thể xảy ra trên cả trục hệ hình và trục cú đoạn.
“Vay nợ lắm khi trào nước mắt
Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”
(Tú Xương)
Tương xứng: Động / động: vay nợ / chạy ăn, tràn / toát
Danh / danh: nước mắt / mồ hôi
Thứ ba là tương xứng ở bậc từ. Là kiểu tương xứng mà các từ đi thành từng
cặp sóng đôi với nhau trên trục hệ hình và trục cú đoạn.
“Trời sinh ông tú Cát
Đất nứt con bọ hung”
( Trạng Quỳnh)
Tương xứng: Trời / đất, sinh / nứt, ông / con.


“Tài cao phận thấp chí khí uất”
Tương xứng: Tài / phận, cao / thấp.
( Tản Đà)
Thứ tư là tính tương xứng ở bậc cấu trúc.
“Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu sao đà nảy nét ngang”
( Hồ Xuân Hương)
Ở đây có sự tương xứng của các loại kết cấu khác nhau:
Kết cấu chính – phụ: Duyên thiên / phận liễu
Kết cấu Động – Danh – Tính: nhô đầu dọc / nảy nét ngang

2.3 Tương xứng trực tiếp và tương xứng gián tiếp
Hữu Đạt giải thích tính tương xứng trực tiếp như sau: Nếu chúng ta có các
cặp yếu tố AB, CD…( một từ, một cụm từ, hoặc một câu) t ương xứng với nhau
thì xét trên trục hệ hình và cú đoạn gi ữa A và B khôn có m ột y ếu t ố X nào xen

vào giữa.
Tương xứng gián tiếp được giải thích như sau: Nếu chúng ta có các c ặp
yếu tố: AB, CD…( một từ, cụm từ hoặc một câu) tương xứng với nhau thì trên
trục hệ hình và trục cú đoạn giữa A và B, giữa C và D có một yếu tố X nào đó
xen vào giữa. Kiểu tương xứng này thường xảy ra trên trục hệ hình.

3. Về tính nhạc của ngôn ngữ thơ
Đề cập đến tính nhạc trong thơ, Hữu Đạt đã dành riêng ra một chương để
nói về vấn đề này. Trong chương này, Hữu Đạt đã nói khá nhi ều v ề đặc đi ểm
của tính nhạc trong ngôn ngữ thơ Việt Nam.
Khi xem xét về tính giàu có về thanh điệu của nguyên âm và phụ âm, H ữu
Đạt nhận thấy rằng, đây là một đặc điểm quan trọng trong việc nghiên c ứu tính
nhạc trong ngôn ngữ thơ.
Và ông đã giả thích rằng: “ chính sự khác nhau về âm vực, về đường nét
của các thanh điệu, sự khác nhau về cách kết hợp nguyên âm v ới ph ụ âm, ph ụ
âm với nguyên âm trong từng âm tiết ( thế đối lập đóng / m ở, vang / không
vang…) cũng như các kết hợp các âm tiết để tạo thành câu thơ… sẽ tạo nên sự


khác nhau về cao độ, trường độ của nốt nhạc và tạo ra sự khác nhau về tiết tấu,
về đường nét âm nhạc nói chung”. [5, tr. 160]
Theo Hữu Đạt để nghiên cứu tính nhạc trong ngôn ngữ thơ Việt Nam chúng
ta cần chú ý tới 10 phương pháp diễn tả âm nhạc mà Xcrepxốp đã nêu ra.
Ngôn ngữ thơ là một loại ngôn ngữ giàu tính nhạc. Bởi lẻ, ngôn ngữ thơ với
tính cách là một thứ ngôn ngữ giàu nh ịp điệu, phong phú về các hòa âm, ti ết t ấu,
giàu từ láy âm, tượng hính, nó là một loại ngôn ng ữ có cơ c ấu d ễ làm chỗ d ựa
cho các phương pháp diễn đạt âm nhạc.
Cuối cùng, Hữu Đạt khẳng định rằng: cần phải quan niệm một cách rõ
ràng, tính xác định về quãng các trong âm nhạc là cái hoàn toàn khác v ới tính
không xác định về cách chia cắt nhịp điệu thơ theo cảm tính về tính nhạc c ủa nó.

Sự ngắt nhịp thơ trên phương diện ngôn ngữ đòi hỏi phải có s ự nghiêm ngặt
tương đối chứ không tùy tiện.

III. Quan niệm của Bùi Công Hùng
Trong cuốn Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Bùi Công Hùng đã nghiên cứu và đi
sâu vào tìm hiểu lí giải các thành chính trong câu thơ như: từ ngữ, nhịp điệu, vần
và ngữ điệu.

1. Về từ ngữ trong câu thơ
Bùi Công Hùng đã nêu ra năm đặc trưng của từ ngữ trong câu thơ:
Thứ nhất, “Từ ngữ trong thơ là từ ngữ cô đọng, hàm súc, có sự chọn lựa kĩ
càng”
Thứ hai, “Từ ngữ trong thơ chứa đựng tiếng vang cảm giác được của các
chữ trong sự kết hợp của chúng.”
Thứ ba, “ Trong từ ngữ của thơ, có những từ ngữ vị trí là vai trò, là chìa
khóa của bài thơ, là từ đặc biệt mang âm hưởng riêng, sắc thái riêng c ủa bài
thơ, là điểm ngời sáng trong bài thơ”
“ Đằng nớ vợ chưa?”
( Nguyên Hồng)
Thứ tư, “ Từ ngữ trong thơ có sức tạo nên sự liên tưởng nhiều tầng”
“… Nước non nặng một lời thờ
Nước đi đi mãi không về cùng non”


( Tản Đà)
Thứ năm, “ Từ ngữ sử dụng trong thơ được vận dụng bởi nhiều phương
pháp chuyển nghĩa, nhưng chủ yếu là ẩn dụ.”

2. Về nhịp điệu
Khi bàn về nhịp điệu, Bùi Công Hùng đã giải thích : “ nhịp điệu là sự nối

tiếp của các tiếng sắp xếp thành từng khung đều đặn của giọng nói và theo thời
gian” [10, tr. 179]
Thơ kể cho ta nghe một câu chuyện có sự cô đọng nội tại c ủa riêng nó và
độc lập với hình thức nhịp điệu. Cho nên ngôn ngữ thơ ca gi ữ đ ược nhi ều tính
nhịp điệu, tính âm hưởng, tính tưởng tượng cố hữu của lời nói thơ ca.
Nhịp trong thơ còn phụ thuộc vào nhịp thở, nhịp thở có liên quan đ ến tình
cảm, cảm xúc. Nhịp thở chịu sự chi phối tình cảm. Thơ là lĩnh v ực th ể hiện tình
cảm rất mạnh, rất tập trung. Các rạng thái rung cảm, cảm xúc, xúc động đều ảnh
hưởng đến việc chọn lựa nhịp thở của câu thơ, bài thơ.
Bùi Công Hùng đã lý giải: “ nhịp trong thơ là nhịp trên cơ sở lao động, dựa
vào hơi thở gắn liền với xúc cảm, dựa vào bản chất c ủa ch ất li ệu ngôn ng ữ.
Nhịp thơ là nhịp điệu có tính mỹ học do con người sáng tạo ra để biểu hi ện t ư
tưởng, tình cảm con người.” [ 10, tr. 181- 182]
Nhịp điệu có tính mỹ học, nhịp điệu nghệ thuật trong thơ khác với nh ịp
điệu trong văn xuôi. Nhịp điệu của thơ xuất hiện trên cơ sở lập lại và luân phiên
các đơn vị âm luật theo sự cấu tạo đơn vị ngữ điệu của ngôn ngữ.
Bên cạnh đó Bùi Công Hùng còn khẳng định: “ Trong thơ của ta, đơn vị
nhịp điệu có thể là từ một từ trở lên (thường là 1 âm tiết), và thường là từ hai từ
trở lên” [10, tr. 184], để người đọc thấy được cách ngắt nh ịp, tạo nh ịp điệu là
rất đa dạng, có nhiều kiểu,tùy câu, tùy đoạn.

3. Về vần
Bàn về vần trong thơ, Bùi Công Hùng cũng đã tiếp nhận và tìm hi ểu nhi ều
nghiên cứu khác nhau. Nhưng theo ý kiến của ông, vần làm nổi bật yếu tố cảm
giác. Vần là một độ vang nặng và dày.


Đồng thời ,vần khôi phục uy quyền của yếu tố cảm giác được, làm cho các
biểu tượng tương đối gần nhau hơn. Âm đã nghe và ý đã quay trở lại làm cho con
người nhận thức hoạt động của mình một cách tự giác hơn.

Bùi Công Hùng viết: “vần có khả năng tạo nên giọng đọc của đoạn thơ: nó
hoàn thành việc thông báo dòng thơ ở đơn vị kết thúc có tính ch ất th ơ. Khi trong
thơ có sự tác động lẫn nhau các đơn vị ngữ điệu và ngữ điệu giai đoạn, vẫn có
khả năng tạo nên sự liên hệ giữa chúng” [10, tr. 189]
Bên cạnh đó, vần cũng có ý nghĩa ngữ âm như một sự lập lại âm thanh, và
có ý ngĩa vận luật tạo nên giới hạn của một dãy âm trong một câu thơ.
Dựa vào những nghiên cứu của một số tác giả cũng như theo nghiên cứu
của mình, cuối cùng Bùi Công Hùng cho rằng vần có thể có hoặc không có theo
từng thời đại, vần không chỉ thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi c ủa cách phát
âm, và ông cũng khẳng định: “ Vần do người làm thơ tạo ra một cách có ý th ức,
cho nên nó nhất định có mang phong cách của tác giả, có mang tính m ỹ h ọc nh ất
định”.

4. Về ngữ điệu
Xét ngữ điệu trong thơ, Bùi Công Hùng nhận đ ịnh rằng: thanh điệu trong
Tiếng Việt xếp theo bằng - trắc. Bằng - Trắc có thể là một trong các y ếu t ố góp
phần tạo nên ngữ điệu.
“ Khi ta đến chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
( Chế Lan Viên: Tiếng hát con tàu)
BB-TT-BB-TT  2B-2T-2B-2T
BBB-TTT-BB  3B-3T-2B
Từ đó, ta có thể chọn bằng-trắc làm một trong nh ững đơn v ị ngữ điệu và
tìm xem sự xen kẻ bằng-trắc theo quy luật nào để xem sự bố trí ng ữ điệu trong
các câu thơ ra sao.
Theo Bùi Công Hùng, ngữ điệu trong thơ chia thành hai nhóm cơ bản: th ơ
để hát, để ngâm và thơ để nói, để đọc.
Thể thơ để hát, để ngâm, có quy luật âm luật chặt chẽ hơn. Còn thơ để kể,
để đọc thì có âm luật tự do hơn.



×