Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Kinh nghiệm trong ôn thi và thi đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.15 KB, 9 trang )

KINH NGHIỆM HỌC THI CÁC MÔN KHỐI A
Chƣong III: Môn

Toán

I. Những kinh nghiệm khi ôn thi môn Toán:
1. Bước 1: Hãy nắm rõ nội dung ôn tập
Ðiều quan trọng nhất trong khi ôn tập là phải biết được đề thi sẽ gồm những phần gì và
mình sẽ ôn những gì
Chương trình ôn tập cụ thể đã được công bố trong khoảng tháng 3 trên các báo, vì vậy mà
các bạn ôn thi cần hết sức chú ý để nắm bắt và định hướng mình sẽ ôn thi như thế nào. Tuy
vậy về cơ bản, chúng ta cần nắm một số nguyên tắc thường áp dụng đối với đề thi ÐH môn
Toán:
- Khoảng 60% thuộc kiến thức lớp 12: chương trình 12 vẫn luôn là trọng điểm trong Ðề thi
đại học môn Toán, cho dù là chương trình mới. Ðây là điểm các bạn cần đặc biệt lưu ý:
chúng ta nên ôn chắc kiến thức trong chương trình 12. Kiến thức môn Toán trong đề thi
tuyển sinh ÐH rải trong chương trình các lớp 10, 11, 12, trong đó, kiến thức các năm học
thường được để ở tỷ lệ nhất định: có khoảng 20% kiến thức chương trình lớp 10, 20% - lớp
11 và 60% - lớp 12.
Các bạn cần nghiên cứu và học hết các dạng bài tập khác nhau. Ngay cả các dạng bài tập
co bản như: mũ, Lô-ga, giới hạn, hệ căn, phương trình, xác suất thống kê và toàn bộ
chương trình lớp 12, bởi không biết đề thi sẽ hỏi gì trong bất kỳ các phần dó. Tức là chúng
ta phải học toàn bộ chương trình lớp 10, 11, 12 (ngoài ra còn có những phần kiến thức
thuộc cả lớp 7,8,9), nhưng nắm chắc nhất là phần lớp 12.
Cấu trúc thường thấy của các năm trước là:
Câu 1: Bài toán khảo sát và vẽ dồ thị. Ðây là dạng hầu như đề nào cũng phải có.
Câu 2: Giải hệ phương trình, chẳng hạn như phưong trình lượng giác hoặc các hệ bất
phương trình chứa căn.
Câu 3: Thường là tính nguyên hàm, tích phân và tổ hợp.
Câu 4: Hình học: Khả năng cao nhất là bao gồm 1 câu về hình học giải tích phẳng, 1 câu
hình học giải tích không gian


Câu 5: Dạng dặc biệt như bất đẳng thức, các phương trình sử dụng đạo hàm có nhiều
nghiệm đặc biệt hoặc các bài toán tổ hợp khó. …
Thông thường sẽ có một câu phân loại học sinh, thường chiếm 1/10 diểm, vì vậy mà nếu ôn
tập đầy đủ, các bạn sẽ nắm chắc 9 điểm.
Ngay sau khi đã hiểu rõ nội dung dề thi, chúng ta bắt đầu tiến hành bước 2: ôn thi.

2. Bước 2: Ôn thi
Ðây có thể xem là khâu quan trọng nhất trong cả tiến trình, kết quả thi của chúng ta hầu
như sẽ phản ánh chính xác chúng ta đã ôn thi tốt đến mức nào.
Ở đây, xin được chia thành các nguyên tắc quan trọng:
Nguyên tắc 1: Ôn càng sớm càng tốt.


Ðối với môn Toán, vì đặc điểm là nhiều và trải rộng xuyên suốt quá trình học của chúng ta
nên đây là chiến lược quan trọng hàng đầu. Với nhiều học sinh, ngay từ hè đã tham gia các
lớp Luyện thi hoặc đã tự học từ trước khoảng 6-7 tháng. Nếu vậy thì đây, từ tháng 3 trở đi
là lúc các bạn cần tăng tốc độ học căng mình lên một chút, riêng với ai luyện trễ hơn thì
phải cố gắng 150% so với ai đã ôn từ hè.
Nguyên tắc 2: Học dần dần, mỗi tuần một ít.
Thời gian học trong tuần cũng nên phân bố khoa học: chẳng hạn là ngay sau buổi đi luyện
thi, hoặc ngay trước buổi luyện thi. Vd: Bạn học Toán LTÐH lúc 18h-20h thì bạn nên học
bài vào lúc 16h-17h, hoặc 20h-21h. Chỉ cần đảm bảo là bạn theo đúng lịch học như vậy, chỉ
cần 1- 2h trước hay sau buổi học cũng đã đủ, vì kiến thức phải được ngấm dần dần. Tuy
nhiên, đây là điều nói thì dễ mà làm thì khó, thực tế là các bạn sẽ không tuân theo lịch một
cách điều đặn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn nghỉ một buổi cũng không sao, rồi sau đó là 2 buổi,
… và rồi cuối cùng là bạn chẳng học được gì cả. Ðừng suy nghĩ như vậy nhé bạn!
Với ai bắt đầu trễ hơn thì nên dành thêm 3h vào ngày chủ nhật để ôn tập thêm, như vậy
mới hi vọng đuổi kịp bạn khác.
Kết lại là phải ôn sớm, và nên dành khoảng 3-5 giờ một tuần để tự học (nếu đã ôn sớm),
hay 6-8 giờ một tuần (nếu ôn trễ). Bạn có thể ôn nhiều hơn số thời gian trên, nhưng hãy

đảm bảo là não bạn không quá tải, vì bạn còn phải ôn nhiều môn khác nữa, không chỉ có
Toán đâu nhé!
Nguyên tắc 3: Ôn chắc
Môn Toán đòi hỏi hiểu nhiều hơn là học, mà lại là hiểu sâu sắc càng tốt. Do vậy, nếu bạn
chưa hiểu kĩ thì nên hỏi thầy cô hoặc bạn bè đến khi hiểu kĩ thì thôi.
Học đến đâu, cũng nên làm ngày bài tập đến đó, tốt nhất là làm bài dễ trước (thật dễ cũng
được) xem như là để lên tinh thần (cheer-up). Ðừng vội làm ngay bài khó, nếu được thì bạn
làm thêm bài khó vào cuối tuần. Bạn cũng nên có một quyển sổ nhỏ, ghi công thức cần nhớ.
Ðừng nên mua các loại số giúp trí nhớ gì đó bán ở ngoài thị trường, vì bạn nên chính mình
viết ra, hơn nữa chỉ có bạn mới biết mình cần cái nào, công thức nào mình hay quên…
Nguyên tắc 4: Hãy kết thúc sớm
Bạn nên tính toán sao cho bạn phải ôn hết chương trình thi ít nhất là 3 tuần trước lúc thi.
Nhiệm vụ của bạn thời gian sau đó chỉ là ôn tập, đừng bao giờ nghĩ rằng (đối với môn toán)
bạn sẽ làm nên kì tích trong 03 tuần này, vì 3 tuần chỉ đủ để bạn tổng hợp và rèn luyện lại
kiến thức dã học.
Nếu bạn tự học thì nên sắp xếp chương trình học chu đáo và cố gắng thực hiện nghiêm túc.
Nếu bạn học thêm và thầy của bạn không dạy kịp thì bạn nên tính chuyện học trước, như
là đề nghị trực tiếp với thầy dạy nhanh hơn, hoặc hỏi thầy sách đọc trước hoặc mượn tập
của anh chị năm trước.
Với 3 tuần cuối cùng này, bạn nên phân chia như sau:
- Tuần 1: xem lại toàn bộ kiến thức, bạn học xong phần nào thì làm vài bài tập cho nhớ.
- Tuần 2: làm ít nhất 7 đề thi thử hoặc đề năm trước.


- Tuần 3 (4 ngày dầu): ôn lại lần nữa và làm nhiều bài tập hơn, cũng như mức độ phải khó
hơn. Với 2 ngày cuối: bạn vừa làm đề vừa ôn lại kiến thức lý thuyết. Riêng ngày cuối cùng
thì sẽ nói tiếp trong nguyên tắc 5.
Chuyện gì xảy ra nếu bạn không thể ôn kịp? Ðây là một trường hợp nhiều khả năng xảy
ra. Nếu bạn không học kịp cũng đừng quá lo lắng, bạn cứ tiếp học đến khoảng 10 ngày
trước khi thi. Dành 10 ngày cuối này ôn lại những gì đã học, và bạn đừng mong đợi học

thêm được gì nhiều trong những ngày cuối này.
Nguyên tắc 5: Hãy nhờ sự giúp dỡ của mọi ngƣời
Luôn nhớ rằng bạn bè, thầy cô luôn bên bạn trong quá trình ôn tập. Hãy cố gắng hỏi
những gì mình cho là cần thiết, gặp dạng toán khó thì đừng ngại hỏi… Một điều mà học
sinh thường quên là xin ý kiến thầy cô dạy Toán: nên gặp thầy cô (trong lớp hoặc học
thêm) ít nhất một tháng một lần để hỏi về sự tiến bộ của bạn, hay bạn còn yếu mảng kiến
thức nào. Ngay 3 tuần trước thi nên hỏi thầy cô mình là bạn cần tập trung ôn những gì, vì
thực lực mỗi người là khác nhau: nếu bạn đã giỏi về Ðại số thì có lẽ thầy cô sẽ nhắc bạn ôn
Hình học nhiều hơn.
Nguyên tắc 6: Học Toán thì đừng bỏ cuộc
Môn toán có đặc điểm là một bài có rất nhiều cách giải, vì vậy mà nếu muốn học tốt môn
này thì đừng bao giờ có tâm lý bỏ cuộc: phải làm đến khi nào hết cách thì thôi.
Bạn đọc một đề toán xong thì hãy xem xét hết tất cả khả năng có thể áp dụng, cuối cùng
chọn cách dễ nhất. Nếu không có cách nào được thì để bài ấy qua một bên, làm bài khác,
biết đâu sẽ tìm được cách giải từ bài khác. Cũng nên đọc đáp án, nhưng chỉ nên là phương
án cuối cùng. Tuy vậy, hãy nhớ là nếu đáp án (nhất là từ sách tự học) có điều gì bất thường
thì nên hỏi thầy cô mình, vì có thể đáp án cũng sai!
Nguyên tắc 7: Trước ngày “lâm trận”
Ðây được coi là ngày quan trong không kém ngày thi: Bạn phải có chiến lược riêng cho
mình. Sở dĩ phải nói như vậy vì mỗi người đều có đặc tính (sinh lý) riêng: có người thì ngày
này nên học nhiều lên, còn người thì chỉ cần ôn nhẹ, còn lại thì thích đi chơi cho thanh
thản…
Tóm lại là bạn phải hiểu được chính mình. Ðiều thứ hai là bạn đừng trông đợi vào điều kì
diệu nào hết: với môn toán, sẽ chẳng có “tủ” nào là cho bạn đâu. Vì vậy mà đừng phí thời
gian để học thuộc một vài câu nào đó, tốt nhất là ôn lại những kiến thức chính, hoặc kiến
thức đã học mà bạn hay quên (chứ không học cái mới nữa).
Quan trọng nhất là buổi tối sát ngày thi: vì toán là môn thi đầu tiên (thường là vậy), nên
bạn nên có sự chuẩn bị tốt một chút: như là đọc lại kiến thức nếu thích, nên chuẩn bị dụng
cụ cho ngày mai đầy đủ, hoặc có thể đi chơi. Tuy nhiên dù bạn làm gì thì cũng nên ngủ
sớm.

Làm gì nếu ta mất ngủ?
Trước hết, bạn cần biết mình có thói quen bị mất ngủ trước những ngày thi không? Nếu có
thì bạn nên tập ngủ sớm trong khoảng 1 tuần trước khi thi. Trong buổi tối trước ngày thi,
bạn nên cố gắng sinh hoạt bình thường. Nếu có thói quen nào đó trước khi ngủ, ví dụ uống


một ly sữa chẳng hạn, thì cũng nên làm. Có nếu không có thì đừng nên làm: ví dụ việc uống
sữa có thể gây trào dịch vị, dẫn đến mất ngủ nếu bạn thường không uống sữa.
Nếu bạn muốn uống thuốc an thần thì nhất thiết nên hỏi ý kiến y bác sĩ trước, vì nó cũng có
tác dụng phụ: bạn sẽ mệt hơn bình thường nếu vẫn không ngủ được. Khi không ngủ được
thì đừng bực tức hoặc lo lắng thêm, bạn nên hiểu là rất nhiều đối thủ của bạn vẫn chưa ngủ
được! Tốt hơn hết là để đầu óc trỗng rỗng, đừng nghĩ gì cả. Cứ xem là bạn đang nằm nghỉ,
vì ít nhất thì không ngủ được nhưng có thể nằm nghỉ 8h liền cũng là điều tốt. Thông
thường, bạn sẽ ngủ được một ít vào khoảng 3h-5h sáng. Như vậy cũng tốt đúng không bạn?
Lo lắng vì sợ mất ngủ ảnh hường đến bài làm của bạn cũng chỉ khiến bạn thêm mệt óc.
Bạn yên tâm đi, người đang viết bài này vẫn chỉ ngủ 1 giờ trước ngày thi Toán và vẫn được
9/10, vậy thì tại sao bạn phải lo lắng? Sau ngày thi Toán, nếu bị mất ngủ thì buổi chiều đó
nên nằm nghỉ nhiều hơn.
Một lần nữa, chúng tôi muốn nhắc bạn là chỉ nằm nghỉ thôi cũng tốt rồi, mà ngủ được
thêm một tí cũng tốt, không sao cả. Quan trọng nhất là dù đúng là bạn ngủ được bình
thường trước ngày thi tạo cho bạn tâm lý và tinh thần thoải mái hơn, nhưng bạn cũng nên
loại bỏ suy nghĩ: không ngủ được là hết!

Bước 3: Lên đường
Môn Toán là môn đầu tiên nên cũng là môn “bản lề” cho một kì thi thành công. Sau đây là
nguyên tắc không kém phần quan trọng, mà nếu bạn thực hiện tốt thì ảnh hưởng tích cực
hơn đến kết quả cuối cùng của bạn.
Nguyên tắc 1: Mở đề - Ðừng nghĩ đề dễ hay khó
Nếu bạn thi khối A và tin chắc đề khó, hay thi khối D và tin rằng đề sẽ dễ thì bạn dã nhầm.
Ðúng là thực tế các năm trước đều như vậy, nhưng biết đâu lần này sẽ thay đổi? Bạn cần

nhớ một điều trước khi mở đề: khó dễ hay không , tôi chẳng cần biết. Tôi chỉ biết là tôi sẽ
cố gắng hết sức.
Nguyên tắc 2: Ðọc đề - chọn đường dễ mà di
Ðề dễ hay khó thì làm xong mới biết, nhưng mà câu dễ hay khó trong một đề là bạn sẽ cảm
nhận được. Vì vậy nên làm những câu dễ và quen thuộc trước, giành được điểm nào hay
điểm dó. Chú ý là đừng nghĩ bạn chỉ làm được một phần trong câu thôi, bạn nên viết tất cả
những gì bạn biết vào.
Bạn nên viết những câu mình chắc chắn hoặc bạn cho là dễ trước, rồi đến câu khó hơn,cuối
cùng thì viết tất cả những gì bạn có thể viết !
Môn Toán đề khá dài, nên nếu cảm thấy không làm được thì nên chuyển qua câu khác
ngay, khi nào làm xong những câu biết làm rồi thì hãy quay lại làm nốt các câu khó. Khi đã
làm xong các câu dễ, đến câu khó mà làm không được thì chớ nản lòng, hãy nhớ tới nguyên
tắc thứ 6 ở trên: bạn vẫn luôn có cơ hội tìm được lời giải, nếu bạn không bỏ cuộc.
Trong khoảng 30 phút trước khi hết giờ, nếu không nghĩ được gì thêm thì hãy viết tất cả
những gì mình có thể viết, biết đâu lại được điểm phần nào đó. Khoảng 10-15 phút cuối thì
nên xem lại phần trên, để kiểm tra lại những lỗi nhỏ mà có thể bạn bị trừ điểm.


Nguyên tắc 3: Sau giờ thi – Hãy bình tâm
Dù làm được hay không thì bạn đã hoàn thành môn Toán. Bạn đừng bao giờ dò bài với bạn
mình hay mua báo xem đáp án, hay đáp án của một số người bán dạo, bởi vì 3 lý do:
- Chúng ta đã không thể thay đổi bài thi, bạn biết đáp án rồi thì làm được gì.
- Chắc gì đáp án đã đúng! Hãy đợi đáp án cuối cùng của Bộ.
- Nếu làm đúng thì không sao, làm sai nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn dến tinh thần.
Vì vậy mà ngay cả khi bố mẹ mình mua những đáp án như thế thì chúng ta cần mạnh dạn
nói rằng: “Con sẽ kiểm tra lại, nhưng mà là sau khi đã thi xong những môn còn lại”.

II.Kinh nghiệm cá nhân:
Ðiều gì khi thi môn Toán mà bạn không thể nào quyết dịnh được? Ðó là may mắn. Mặc dù
yếu tố này ở môn nào cũng có, và ở môn Toán cũng không nhiều như một số môn khác,

nhưng bạn đừng bao giờ bỏ qua nó. Một đặc điểm thú vị của Toán là khó có thể thi Trắc
nghiệm, vì ít ai cho rằng môn này thi trắc nghiệm sẽ thể hiện hết năng lực logic của học
sinh. Vì vậy mà yếu tố này đã làm tăng vai trò của May mắn trong môn Toán.
Vậy ta cần làm gì để tăng khả năng may mắn? Nếu bạn nghĩ may mắn là điều không tưởng
thì bạn nên nhìn nó ở góc độ khác: đó là xác suất. Chẳng qua thì ở đây, may mắn là chính
xác suất chúng ta gặp được bài đã biết, hay dạng bài đã biết, hoặc thậm chí là mảng mà ta
rất giỏi (Phương trình, Tổ hợp…) Bây giờ thì tôi sẽ nói rõ hơn: người yêu toán nào cũng
biết, đề toán hay là đề cho kết quả đẹp, nhiều cách giải, và có cách giải hay. Trong khi số
dạng toán là có hạn, mà không phải dạng toán nào cũng hay, nên số lượng dạng toán có
khả năng cho sẽ ít lại. Tiếp nữa là dạng nào đã ra thì ít khi cho lại, nên số lượng này lại tiếp
tục giảm.
Hơn nữa, bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, thầy cô thường cho chúng ta những lời
khuyên về dạng toán có thể sẽ ra, và bạn dừng bao giờ quên những lời khuyên bổ ích đó
nhé. Tôi đưong nhiên không khuyên bạn học tủ một số dạng, nhưng bạn cần ôn hết và tập
trung nhiều hơn vào những dạng toán mà thầy cô các bạn lưu ý. Cũng từ chuyện này,
chúng ta cũng có một cách học khá hay (chỉ dành cho thi ÐH), đó là học theo dạng toán.
Một tác giả thường viết theo cách này là Trần Phương, các bạn lưu ý là trong sách ông, các
bài toán được chia làm các dạng toán, ví dụ là những bài giải thích giúp bạn hiểu cách giải,
sau đó là các bài nâng cao liên hệ dạng này với các dạng khác nhau.
Sau khi làm hết các ví dụ thì bạn có thể học sang dạng khác, vì chỉ ví dụ là đã rất nhiều rồi,
lúc rảnh rỗi hoặc nếu bạn thực sự yêu thích toán thì có thể làm thêm bài tập không lời giải
(chỉ có ví dụ là có bài giải). Một điểm nữa khi đọc bài giải là cần tìm chỗ hay của nó, hoặc
là chỗ mà mình không thể nghĩ ra để mà học hỏi. Tuy nhiên cách làm mới hoặc lạ thì có thể
là cách làm sai! Nếu bạn không chắc chắn là đúng hay sai thì việc hỏi thầy cô là sự lựa chọn
khôn ngoan. Bạn đừng xem thường những chuyện như vậy thì học thêm một cái mới là
điều tốt, nhưng cái mới mà sai thì bạn sẽ thiệt thòi lắm đấy.

III.Tài liệu tham khảo:



Về tài liệu tham khảo thì Cty sách và Thiết bị trường học có trang web:
www.sachthamkhao.vn để giải quyết bất cập hiện nay là quá nhiều sách tham khảo khiến
người học hoa cả mắt. Chúng ta nên chú ý NXB Giáo dục vì chất lượng đảm bảo.
Một điều tối quan trọng là học sinh phải biết tự mình ôn luyện với sự trợ giúp của các
trang web luyện thi như: www.abcdonline.vn; hocmai.com... Nói chung là nguồn học ngày
nay đã đa dạng hơn trước nên học thế nào là tùy bạn.
Ở đây tôi xin khuyến cáo hai trang web khá hay: www.hocmai.com (học trực tuyến) và
www.maths.vn (forum toán học việt nam).
Sau dây là một số sách có thể tham khảo:
1. Tích phân – Trần Phương
2. Ðại số Sơ cấp _Trần Phương – Lê Hồng Ðức
3. Hệ thức lượng giác_ Trần Phương
4. Hình học Giải tích _Trần Phương – Lê Hồng Ðức

Chương IV: Môn
# Phần 1

Lý-Hóa

Môn Lý và Hóa: Làm trắc nghiệm khác tự luận,đòi hỏi nhanh nhẹn và láu cá, đừng
làm như tự luận dài dòng văn tự,chết như chơi.
- Học hỏi các phưong pháp giải toán nhanh, của thầy cô và đặc biệt là của bạn bè (tụi nó
hay có những bí kíp hay lắm,cố gắng mà khai thác, đôi bên cùng có lợi). Làm các đề trắc
nghiệm chịu khó làm bài có giới hạn thời gian, thử xem sức mình tới đâu,vả lại cũng để
quen với ko khí trường thi (khi thi rất áp lực).
- Tập “mò toán học”, nghĩa là bài toán nào,dù biết cách giải hay ko, nếu thử được thì thử
liền, đỡ mất công tính toán cho mệt (mình để ý là trong mỗi lời giải nên chọn số nào khi thử
vào đề mà ra số đẹp là ok).
- Chuẩn bị 1 cuốn sổ, có j hay hoặc phưong pháp j là ghi vào, dù nhỏ nhặt đến đâu cũng
đừng bỏ, nhất là những kiến thức thuộc về thực tế. Khi làm bài, các câu trả lời khác cũng

có tuyệt chiêu của nó, ko nên chỉ quan tâm đến câu trả lời, sau mỗi bài làm nên chắt lọc
kiến thức từ những câu trả lời khác, để dành làm mấy câu khác.
- Trong môn hóa định luật bảo toàn khối lượng là quan trọng nhất, là bí kíp giúp ta giải
nhanh hoặc mò nhanh, nên nắm vững.
- Làm bài tập nhiều là cách nhớ bài hay nhất, không cần phải quá chú trọng vào lý thuyết
trong sách vở, lâm trận ứng biến là tuyệt chiêu hay nhất ^^

Trước khi thi:
- Chịu khó học hỏi từ bạn bè nhìu nhìu, rất có lợi.
- Chuẩn bị tâm lý cho vững vàng, đừng dựa dẫm vào ai hết (thi dại học như ra trận,ngươi
ko chết thì ta chết).


- Có một số bạn học rất giỏi, rất chăm nhưng khi thi lại không thành công lắm,vì thế quan
trọng là tin tưởng vào bản thân, đừng so sánh mình với người khác, thi đại học cũng như là
1 kiểu trắc nghiệm lại kiến thức thôi, thoải mái, thoải mái.
- Ko cần phải thúc ép bản thân học nhiều, tốt nhất là học vừa đủ, ngoài giờ học chỉ cần
thêm 3h-4h học là ok(nếu có học thêm thì chỉ cần 2h tự học là được rồi).
- Trước thi đại học còn thi tốt nghiệp,vì thế có nhiều bạn thường lo lắng không học nổi vì
nhìu quá. Không phải lo, thi tốt nghiệp dễ lắm, chỉ đòi hỏi chăm mấy môn xã hội thôi,cố
gắng chút là được.(mấy môn tự nhiên dễ òm,làm sớm về sớm)
- Chịu khó ăn uống đầy đủ,có thực mới vực được đạo.
- Trước ngày thi 2,3 ngày: Tạm gác việc học lại, mấy ngày này chỉ nên coi lại các bí quyết
mà mình học được,ko nên xem thêm bất kì kiến thức mới nào,vì sẽ gây cảm giác học chưa
đủ>mất tự tin. Nếu bạn bè có rủ chơi “tiến lên” thì đừng từ chối,đánh bài vừa luyện trí tuệ
vừa giải trí (ko nên đánh bài ăn tiền,vì sẽ có thắng thua>cay cú>buồn bực>stress> căng
thẳng khi thi>rớt chắc,hehe). Nên đến những nơi nào giúp mình thoải mái,ko nên ở nhà
nhiều,gây cảm giác tù túng,khó chịu.
- Ăn ngủ điều độ,ko ăn uống bậy bạ kẻo hối hận ko kịp.
- Xem xét nơi chốn mình sẽ thi,tập làm wen với ko khí ở đây.


Khi vào thi:
- Nên làm đầy đủ,xem xét kĩ các khâu thủ tục,kẻo vào thi mà người ta yêu cầu làm này làm
nọ là dễ bị ức chế lắm.
- Ðọc kĩ đề, không nóng vội, câu nào dễ kiếm điểm thì làm trước, khó làm sau, không biết
thì làm đại.
- Canh thời gian để làm bài cho kịp, nên vận dụng các kĩ thuật làm toán nhanh với đề thi
trắc nghiệm.
- Nên có thời gian dò bài lại, không ham làm những gì khó quá vì điểm số câu khó và dễ là
như nhau, đặc biệt khi thi câu dễ khó kiếm điểm hơn câu khó vì rất dễ sai.
- Làm xong môn nào quên môn đó đi, cũng đừng coi đáp án trên báo làm j, dễ mất tinh
thần.
- Ðã là thi cử thì còn phụ thuộc nhiều vào bản lĩnh, càng tự tin thì càng có cơ hội thành
công, không quan trọng môn này môn kia, cứ làm hết sức là được.

# Phần 2

Kinh nghiệm học thi môn Lý:
- Ðối với môn Lý , phần lý thuyết không nặng như môn Hoá và tương đối dễ học thuộc
công thức . Mỗi chương đều có 1 số công thức từ cơ bản đến nâng cao ,các công thức này
đều được suy ra từ các bài tập. Các bạn nên làm 1 bảng tóm gọn lại công thức này , khi đi
thi chỉ cần tụng lại là xong.
- Các bạn nên đọc kỹ sách ,từ thí nghiệm, hiện tượng đến kết luận và định luật ,hiểu rõ bản
chất các hiện tượng để không bị mắc bẫy.


- Làm bài tập thật nhiều để nhớ các công thức. Không cần làm các bài tập “cao siêu” kiểu
như thi HSG mà nên lựa những bài vừa tầm ,các bạn có thể tham khảo mẫu đề thi các năm
trước để chọn lựa độ khó thích hợp cho bài tập của mình.
- Không nên tập trung làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian vì những

bài như vậy không phù hợp với lối thi trắc nghiệm (do thời gian không cho phép). Ưu tiên
làm các bài tập cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp, trong sách giáo khoa và sách bài tập
do Bộ GD-ÐT ban hành, sau khi thuần thục mới làm thêm các bài tập phù hợp và giải thử
các đề trắc nghiệm để rèn luyện kỹ năng.
- Tập khả năng tính nhanh và chính xác , 1 vài giây tiết kiệm được khi tính nhẩm sẽ giúp
các bạn có 1 khoảng thời gian kha khá cho việc coi lại bài đấy.
- Nên đi học thêm để luyện thêm nhiều dạng bài tập, các “thủ thuật” cũng như những cách
giải quyết bài tập đơn giản.
Trước khi thi chừng 1 tuần : hệ thống lại các công thức 1 lần nữa ,nhớ là bây giờ chỉ xem
lại công thức và lý thuyết thôi nhé ,không làm bài tập nữa ,những bài tập các bạn làm
trước đó đã rất đủ để thi Ðại học rồi. Nếu làm thêm gặp 1 bài khó chắc chắn sẽ ảnh hưởng
rất nhiều đến tâm lý trong lúc thi của các bạn.

Kinh nghiệm học thi môn Hoá:
- Ðọc thật kỹ và nắm thật vững lý thuyết, không nên bỏ sót phần nào. Hệ thống lại các kiến
thức từ nam lớp 10 dến 12 vì chúng có liên quan chặt chẽ với nhau .
-Kiến thức Hoá nhiều và rộng, trải dài cả 3 năm nên các bạn cần đầu tư nhiều thời gian
cho nó. Học kĩ những phưong trình cơ bản, những tính chất vật lý ,hoá học của từng
chất ,đối với những chất hoặc phương trình khó nhớ có thể học theo kiểu “mưa dầm thấm
dất”. Tuy nhiên không nên thấy những phương trình dài, khó nhớ mà bỏ qua, đề thi Ðại
học thường hay đánh vào những câu này mà ra, các bạn cần chú ý.
- Học lý thuyết thông qua bài tập , khi gặp 1 bài tập nên liên tưởng đến kiến thức đã được
học liên quan dến nó. Nếu bạn bí chỗ nào thì nên lật lại phần lý thuyết liên quan, đọc lại rồi
giải tiếp chứ không nên xem bài giải ngay. Làm như thế bạn sẽ được ôn lại lý thuyết một
lần nữa và luyện thêm khả năng ứng dụng lý thuyết học được vào một vấn đề cụ thể.
-Với bài tập nhận biết các chất ,tách chất , các bạn nên liệt kê ra tất cả các chất từ rắn,
lỏng, khí và các hiện tượng xảy ra để nhận biết chúng. Ðừng ngại mất thời gian , việc làm
này sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tổng quát và dễ liên hệ hơn khi gặp 1 bài tập nhận
biết chất trong khoảng thời gian ngắn.
-Về phần bài tập, cần nắm vững và hiểu rõ các định luật bảo toàn (khối lượng, số khối,

điện tích,electron...), quy tắc đường chéo,... Ða số các bài tập khi thi Ðại học nếu giải theo
cách thông thường sẽ mất rất nhiều thời gian, các bạn tập làm bài tập dạng này để biết
cách vận dụng vào từng trường hợp.
- Ðề thi bài tập môn Hoá thường dễ đoán và suy luận ra đáp án hơn môn Lý. Khi làm xong
1 bài tập, các bạn cố gắng giải theo 1 hướng khác bằng cách suy luận, loại trừ ,thế số...(mấy


bài tập về Fe thường hay gặp trường hợp này) dựa trên dáp án, dần dần các bạn sẽ trở nên
nhạy hơn trong khả năng phán đoán và suy luận của mình.
Trước ngày thi: Không nên xem lại bài, lúc này các bạn nên tập trung thư giãn, nghỉ ngơi
cho dến lúc bước vào phòng thi. Các bạn đừng sợ quên vì những kiến thức mình tích luỹ
trong suốt thời gian qua không dễ quên trong 1,2 ngày đâu !
Trong phòng thi:
-Tập trung bình tinh, trước khi thi có thể xin ra ngoài rửa mặt để thư giãn 1 chút
-Khi có đề thi, đọc từ trên xuống dưới 1 lượt, ước chừng dộ dài ngắn của đề thi
-Làm những câu lý thuyết trước , sau khi làm hết 1 lượt quay lại làm những câu bài tập
dễ .Khi gặp câu khó chưa tìm được hướng suy nghi thì bỏ qua liền. Tránh “ăn thua” đủ với
câu khó đó vì nó làm mất thời gian và ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý làm bài trong những
câu sau và thậm chí cả môn thi sau.
-Làm bài 1 cách cẩn thận, đề thi nhìn tuy dài nhưng nếu các bạn biết cách canh chừng thời
gian thì hoàn toàn có thể dư lại chừng 15 phút để dò lại bài làm. Không nên vội vàng, hấp
tấp dễ mất điểm oan uổng.
-Tăng cường triệt để các phưong án loại trừ và phưong án thế.
-Thư giãn 1 chút trong lúc làm bài để đầu óc có thể minh mẫn hơn.
Lúc ra khỏi phòng thi: Tuyệt đối không dò kết quả với bạn mình , nhiệm vụ của các bạn
lúc đó là chạy về nhà nghỉ ngoi và quên sạch tất cả những gì mình vừa làm. Ðừng cố gắng
nhớ lại 1 thứ gì ngoại trừ các bạn có dự dịnh ... thi lại vào năm sau.




×