W e b s i t e : h tt p : / /w ww .d o c s . vn E m a i l : li e n h e @d o c s .v n T e l : 09 1 8 .7 7 5. 3 6 8
LỜI MỞ ĐẦU
Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-
2010, Đảng ta đã nêu rõ “ Chính sách tài chính quốc gia hướng vào việc tạo ra
vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân…”. Huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn là những vấn đề đang được chính phủ, ngân hàng và các doanh nghiệp
đặc biệt quan tâm.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước( DNNN )
được quyền tự chủ hơn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cùng
với nó các doanh nghiệp phải chịu một sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Tại Hội nghị Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010
nhấn mạnh: “DNNN vẫn phải tiếp tục là lực lượng nòng cốt trong phát triển
kinh tế của đất nước và luôn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế”. DNNN nhà
nước là một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, có ý nghĩa
quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong
quá trình hội nhập. Tuy nhiên hiện nay các DNNN đang phải đối đầu với
nhiều vấn đề nan giải, trong đó huy động vốn và sử dụng hiệu quả vốn luôn là
bài toán hóc búa với hầu hết các DNNN. Việc huy động vốn ở đâu? Huy động
vốn như thế nào và sử dụng đồng vốn như thế nào cho có hiệu quả đang là
vấn đề bức thiết của các DNNN trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy em chọn
đề tài “ Huy động và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả trong các DNNN hiện
nay”. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, trong quá trình làm đề án còn có
nhiều sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để đề án của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
-1-
W e b s i t e : h tt p : / /w ww .d o c s . vn E m a i l : li e n h e @d o c s .v n T e l : 091 8 . 7 75 .3 6 8
PHẦN I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ TRONG CÁC DNNN
1. Các khái niệm:
1.1. Khái niệm về đầu tư.
Đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để
tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất
định trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các
nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên,
là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn
lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương
lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
Như vậy, nếu xem xét trên giác độ đầu tư thì đầu tư là những hoạt động sử
dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân
lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt
động của các tài sản và nguồn lực sẵn có.
1.2. Khái niệm về vốn đầu tư.
Vốn là biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra để đầu tư. Các
nguồn lực có thể là của cải vật chất, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động,
là các tài sản vật chất khác. Các phạm trù vốn, tài sản và đầu tư tồn tại đan
xen nhau. Có vốn mới thực hiện được đầu tư và kết quả của đầu tư lại tạo ra
tài sản và vốn. Trong thực tế chúng ta thường gọi: vốn cố định là đầu tư dài
hạn và vốn lưu động là đầu tư ngắn hạn.
Đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn có thuộc về vốn đầu tư để phát triển
hay không cũng là những vấn đề cần trao đổi. Đối với doanh nghiệp hoặc hộ
gia đình thì đầu tư ngắn hạn hoặc đầu tư dài hạn đều là một bộ phận của vốn
và được đưa vào đầu tư để sinh lời. Nhưng đối với toàn xã hội thì chưa hẳn đã
là vốn đầu tư cho phát triển xã hội.
GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
-2-
W e b s i t e : h tt p : / /w ww .d o c s . vn E m a i l : li e n h e @d o c s .v n T e l : 09 1 8 .7 7 5. 3 6 8
Vốn có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, có nghĩa là
vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và vô hình của doanh
nghiệp.
Thứ hai: Vốn phải hoạt động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của
doanh nghiệp.
Thứ ba: Vốn phải được tích tụ và tập trung tới 1 lượng nhất định, có như
vậy mới phát huy tác dụng để tập trung vào sản xuất kinh doanh.
Thứ tư: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng
vốn vô chủ và không ai quản lý.
Thứ năm: Vốn được quan niệm là một loại hàng hoá đặc biệt, có thể mua
bán quyền sử dụng vốn trên thị trường.
2. Vai trò của vốn đầu tư đối với DNNN trong nền kinh tế thị
trường.
Các doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động đầu tư thì điều kiện tiên
quyết là nguồn vốn. Việc các doanh nghiệp huy động nhiều nguồn vốn sẽ
giúp các DNNN hoạt động hiệu quả hơn đồng thời mở rộng các hoạt động
kinh doanh. DNNN khi muốn thành lập, điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp
phải có 1 lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn
pháp định. Khi đó điều kiện pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập. Vốn
có thể được xem như là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự tồn tại tư cách pháp
nhân của doanh nghiệp trước pháp luật. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi
doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo việc mua sắm máy móc thiết bị,
dây chuyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho
hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục. Vốn là yếu tố
quan trọng quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác
lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ
trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt, các doanh
GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
-3-
W e b s i t e : h tt p : / /w ww .d o c s . vn E m a i l : li e n h e @d o c s .v n T e l : 09 1 8 .7 7 5. 3 6 8
nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá công
nghệ…tất cả những điều này muốn đạt được đòi hỏi một lượng vốn đủ lớn.
Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của
doanh nghiệp. Có vốn giúp doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, thâm nhập
vào thị trường mới, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của
doanh nghiệp trên thương trường.
3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị
trường.
Trong đường lối cải cách và phát triển của đất nước ta hiện nay, Đảng và
nhà nước ta đã khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần
trong đó khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và do đó các DNNN
giữ vai trò chủ lực. Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước có thể điều tiết và
thúc đẩy gián tiếp vào nền kinh tế thông qua các chính sách vĩ mô hay tác
động trực tiếp thông qua các DNNN đầu tư vào các ngành để sản xuất ra của
cải vật chất thoả mãn nhu cầu của xã hội. DNNN là bộ phận quan trọng nhất
của nền kinh tế quốc gia, đóng góp nguồn lực tài chính cho nhà nước. Hiệu
quả hoạt động của DNNN có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, trong quá trình hội nhập thương mại với các nước
khu vực, châu á và thế giới. DNNN có vai trò chủ đạo nhằm đảm bảo sự cân
đối, ổn đinh và phát triển bền vững về kinh tế, đảm bảo hài hoà giữa phát
triển kinh tế với phát triển xã hội, có trách nhiệm khắc phục và hạn chế những
khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước được
thể hiện thông qua những đặc điểm sau:
- Chi phối được các lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển và ổn định của đất nước.
- DNNN khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, tham gia
vào các lĩnh vực mà khu vực tư nhân không thể đảm nhiệm, đưa đất nước
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua DNNN cho phép nhà
nước thực hiện các chính sách, các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế.
GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
-4-
W e b s i t e : h tt p : / /w ww .d o c s . vn E m a i l : li e n h e @d o c s .v n T e l : 09 1 8 .7 7 5. 3 6 8
- Là nguồn lực vật chất chủ yếu của nhà nước. Các DNNN tham gia tích
cực và có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế bằng kết quả sản xuất kinh doanh
của mình. Đối với nước ta hiện nay đóng góp của các DNNN trong GDP đang
ở mức khá cao thì hiệu quả hoạt động của các DNNN có tác động rất lớn đến
sự tăng trưởng của nền kinh tế.
- Là động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp khác. Các DNNN
là những đơn vị đi đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo
hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
- Là mẫu mực trong các vấn đề giải quyết các chính sách xã hội như việc
làm và trợ cấp xã hội.
4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
DNNN trong nền kinh tế thị trường.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp không những
đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà nó còn
ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và toàn xã hội. Do đó, các doanh
nghiệp luôn phải tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của các DNNN trong cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp trong quá trình
sản xuất kinh doanh thường đặt ra nhiều mục tiêu và phụ thuộc vào từng giai
đoạn hay điều kiện cụ thể mà có những mục tiêu được ưu tiên thực hiện
nhưng tất cả cuối cùng đều nhằm mục tiêu là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ
sở hữu, đạt được mục tiêu đó thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển
được. Một doanh nghiệp muốn thực hiện tốt mục tiêu của mình thì phải hoạt
động kinh doanh có hiệu quả. Trong khi đó yếu tố tác động có tính quyết định
tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt trong điều kiện hiện nay. Trước đây, trong cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp, DNNN coi nguồn vốn cấp phát từ ngân sách
nhà nước đồng nghĩa với “ cho không”, nên khi sử dụng nhiều doanh nghiệp
không quan tâm tới hiệu quả, kinh doanh thua lỗ đã có nhà nước bù đắp. Điều
đó gây ra tình trạng vô chủ trong quản trị và sử dụng vốn dẫn đến lãng phí
GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
-5-
W e b s i t e : h tt p : / /w ww .d o c s . vn E m a i l : li e n h e @d o c s .v n T e l : 09 1 8 .7 7 5. 3 6 8
vốn và hiệu quả kinh doanh thấp. Theo số liệu thống kê cho thấy việc sử dụng
tài sản cố định chỉ đạt 50-60% công suất thiết kế, phổ biến chỉ hoạt động 1 ca
trên ngày. Vì vậy hệ số sinh lời của đồng vốn thấp. Khi nước ta chuyển sang
cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, các doanh nghiệp buộc phải chuyển mình theo cơ chế mới, mới có thể
tồn tại và phát triển. Cạnh tranh giữa DNNN với các thành phần kinh tế khác
trở lên gay gắt. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí hàng đầu của
các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài
chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn
đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc
sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động vốn,
khả năng thanh toán của doanh nghiệp được bảo đảm…Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Để đáp ứng yêu cầu
cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản
phẩm…thì doanh nghiệp cần có vốn trong khi đó vốn doanh nghiệp lại có hạn
nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cần thiết. Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản chủ sở
hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín của doanh
nghiệp trên thị trường, nâng cao đời sống của người lao động. Vì khi hoạt
động kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản
xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người
lao động cũng ngày được cải thiện. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản
đóng góp cho ngân sách nhà nước.
GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
-6-
W e b s i t e : h tt p : / /w ww .d o c s . vn E m a i l : li e n h e @d o c s .v n T e l : 09 1 8 .7 7 5. 3 6 8
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ HIỆU
QUẢ TRONG CÁC DNNN HIỆN NAY
1. Đánh giá chung.
1.1. Thời kỳ trước đổi mới kinh tế (trước năm 1986)
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, các DNNN tồn tại dưới hình
thức xí nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đã hình thành một mạng lưới thống
nhất trên toàn địa bàn cả nước, từ trung ương tới cơ sở. Thích ứng với thời kỳ
này, các xí nghiệp đều do ngân sách nhà nước cấp vốn. Thực hiện nguyên tắc
cấp phát, giao nộp ngân sách, các xí nghiệp ko tự khai thác và huy động vốn
đảm bảo vốn kinh doanh, dẫn đến tình trạng các xí nghiệp không quan tâm tới
việc bảo toàn và phát triển vốn. Vốn của xí nghiệp thất thoát nghiêm trọng,
nhiều xí nghiệp lãi giả lỗ thật và báo cáo sai lệch trong hạch toán kinh doanh.
1.2. Thời kỳ sau đổi mới kinh tế từ năm 1986 tới nay.
Khi nền kinh tế Việt Nam bước vào cơ chế thị trường có sự quản lý điều
tiết của nhà nước thì các doanh nghiệp tự chủ trong việc sản xuất kinh doanh.
Cụ thể là theo các đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước
của các bộ, ngành và địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì
số lượng doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước chỉ còn khoảng 40% so với
hiện nay; cổ phần hóa 43%; giao bán khoán kinh doanh và cho thuê 4,5%; còn
lại sẽ giải thể, phá sản, chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu; tổng số vốn nhà
nước tại các doanh nghiệp còn khoảng 84%; lao động trong doanh nghiệp nhà
nước còn khoảng 950 nghìn người (giảm 30,4%).
Các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu có quy mô nhỏ, vốn ít và công nghệ
lạc hậu. Sự dàn trải của các DNNN làm cho nguồn vốn của nhà nước không
thể tập trung cho các ngành trọng điểm dẫn tới sự thiếu hụt vốn thường
xuyên, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Tuy nhiên, cho đến nay các DNNN đã
nâng cao được trình độ tích tụ và tập trung, tăng quy mô và kinh doanh có
hiệu quả hơn. Bên cạnh những mặt tích cực, DNNN cũng đang phải đứng
GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
-7-
W e b s i t e : h tt p : / /w ww .d o c s . vn E m a i l : li e n h e @d o c s .v n T e l : 09 1 8 .7 7 5. 3 6 8
trước thực trạng yếu kém về nhiều mặt: sức cạnh tranh còn quá yếu kém, quy
mô nhỏ và thiếu vốn nghiêm trọng…
Bảng : Tổng vốn đầu tư theo thành phần kinh tế
Tổng số
Kinh tế
Nhà nước
Kinh tế ngoài
nhà nước
Khu vực có vốn
đầu tư nước
ngoài
Giá thực tế (Tỷ đồng)
1995 72447 30447 20000 22000
1996 87394 42894 21800 22700
1997 108370 53570 24500 30300
1998 117134 65034 27800 24300
1999 131171 76958 31542 22671
2000 151183 89417 34594 27172
2001 170496 101973 38512 30011
2002 200145 114738 50612 34795
2003 239246 126558 74388 38300
2004 290927 139831 109754 41342
2005 343135 161635 130398 51102
2006 404712 185102 154006 65604
2007 532093 197989 204705 129399
2008 616735 209031 217034 190670
Sơ bộ 2009 708826 287534 240109 181183
GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
-8-
W e b s i t e : h tt p : / /w ww .d o c s . vn E m a i l : li e n h e @d o c s .v n T e l : 09 1 8 .7 7 5. 3 6 8
Cơ cấu(%)
1995 100,0 42,0 27,6 30,4
1996 100,0 49,1 24,9 26,0
1997 100,0 49,4 22,6 28,0
1998 100,0 55,5 23,7 20,8
1999 100,0 58,7 24,0 17,3
2000 100,0 59,1 22,9 18,0
2001 100,0 59,8 22,6 17,6
2002 100,0 57,3 25,3 17,4
2003 100,0 52,9 31,1 16,0
2004 100,0 48,1 37,7 14,2
2005 100,0 47,1 38,0 14,9
2006 100,0 45,7 38,1 16,2
2007 100,0 37,2 38,5 24,3
2008 100,0 33,9 35,2 30,9
Sơ bộ 2009 100,0 40,6 33,9 25,5
Giá so sánh
1994
Tỷ đồng
1995 64685 27185 17857 19643
1996 74315 36475 18537 19303
1997 88607 43801 20032 24774
1998 90952 50498 21586 18868
GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
-9-
W e b s i t e : h tt p : / /w ww .d o c s . vn E m a i l : li e n h e @d o c s .v n T e l : 09 1 8 .7 7 5. 3 6 8
1999 99855 58585 24012 17258
2000 115109 68089 26335 20685
2001 129460 77421 29241 22797
2002 147993 86677 35134 26182
2003 166814 95471 42844 28499
2004 189319 105082 53535 30702
2005 213931 115196 62842 35893
2006 243306 126601 72903 43802
2007 309117 131905 92517 84695
2008 333226 128598 89324 115304
Sơ bộ 2009 371302 173089 92801 105412
Nguồn: Tổng cục thống kê
2. Thực trạng về vốn và huy động vốn trong DNNN những
năm gần đây:
Trong những năm gần đây, vốn ở các DNNN có xu hướng tăng lên. Tuy
nhiên quy mô vốn còn bé nhỏ và dàn trải. Nếu tính từ thời điểm trước năm
2001, các doanh nghiệp rất phân tán, dàn trải trong các ngành nghề lĩnh vực,
năm 2001 vốn bình quân của 1 DNNN là 24 tỷ đồng thì đến nay có khoảng
gần 90 tỷ đồng. Báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương về kết quả của hơn
850 doanh nghiệp đã cổ phần hoá được hơn 1 năm cho thấy vốn điều lệ bình
quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 139,76%,
trên 90% doanh nghiệp hoạt động có lãi, thu nhập của người lao động tăng
GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
-10-
W e b s i t e : h tt p : / /w ww .d o c s . vn E m a i l : li e n h e @d o c s .v n T e l : 09 1 8 .7 7 5. 3 6 8
12%, cổ tức bình quân đạt 17.11%....Vốn của các DNNN rất ít. Bình quân
một DN chỉ có 45 tỷ đồng, trong đó vốn lưu động chưa đến 10 tỷ đồng.
Phần lớn vốn lại tập trung vào các tổng công ty lớn như: Dầu khí, Xăng
dầu, Viễn thông, Điện lực, Hàng hải, Hàng không... Vì vậy, có tới 47%
DNNN có vốn chưa đầy 5 tỷ đồng. Xem xét kỹ thì không ít DN chỉ có vốn
trên sổ sách, hoặc trong tài sản không dùng đến, nên vốn thực tế dùng cho sản
xuất kinh doanh chỉ còn 50%. Nhiều DNNN có trình độ công nghệ dưới mức
trung bình của thế giới và khu vực. Thiết bị, dây chuyền lạc hậu so với thế
giới từ 10-20 năm, trong đó có 38% đang chờ thanh lý. Chi phí sản xuất công
nghiệp còn rất cao, hạn chế mức tăng giá trị gia tăng. Cụ thể là giá trị sản xuất
mấy năm gần đây tăng 15 %/năm, nhưng giá trị gia tăng chỉ tăng 10%. Tốc độ
đổi mới công nghệ chậm, chỉ khoảng 10% trong thời gian qua. Các ngành
công nghiệp có trình độ công nghệ cao, hiện đại như: điện tử, tin học... mới
chỉ chiếm vài phần trăm giá trị sản xuất công nghiệp; dịch vụ có hàm lượng
trí tuệ cao. Chưa hình thành được các ngành công nghiệp phụ trợ, cung cấp
những linh kiện, sửa chữa, thiết kế, tiếp thị mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh,
để giảm giá thành sản phẩm công nghiệp chế tạo, tăng khả năng cạnh tranh,
thu hút lao động.
Trong vòng 11 năm qua từ 1992-2003, cả nền kinh tế tạo được thêm 9
triệu chỗ làm việc mới, thì khu vực DNNN chỉ tăng thêm có gần 200.000 chỗ,
các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được nửa triệu, còn lại hơn 8 triệu là
của khu vực kinh tế dân doanh. Hiện nay, chỉ có khoảng 2 triệu lao động làm
việc tại các DNNN .Năng suất lao động của DNNN còn thấp.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, năng suất lao động thời kỳ 1996-2001
của DNNN tăng bình quân mỗi năm 4,8%, thấp hơn mức tăng GDP là 7%
cùng thời ký. Giá bán các sản phẩm của DNNN trong nước còn cao hơn giá
nhập khẩu. Chẳng hạn với xi măng là 115%, giấy 127%, thép 125%, phân bón
136%... Kết quả là sức cạnh tranh của các DNNN rất yếu. Năm 2003, trong số
77% DNNN làm ăn có lãi, chỉ chưa đầy 40% có mức lãi bằng hoặc cao hơn
lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Nếu đưa thêm giá trị quyền sử
dụng đất vào chi phí và cắt bỏ các khoản ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước, thì số
DN có lãi còn ít hơn. Số thuế thu nhập DNNN chỉ chiếm 8.000 tỷ đồng trên
GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
-11-
W e b s i t e : h tt p : / /w ww .d o c s . vn E m a i l : li e n h e @d o c s .v n T e l : 09 1 8 .7 7 5. 3 6 8
tổng số 87.000 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước. Trong số 7 mặt hàng xuất
khẩu chủ lực năm 2003, đạt kim ngạch 13,8 tỷ USD (chiếm 69,5% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước), thì có tới 6 mặt hàng chủ yếu do khu vực tư
nhân đóng góp, chứ không phải là của DNNN . Mấy năm qua, tăng trưởng
công nghiệp của khu vực tư nhân vượt xa DNNN, con số tương ứng là 18%
và 12%.
Thực trạng huy động vốn chủ sở hữu ở các DNNN hiện nay.
•
Vốn ngân sách nhà nước
Đây là nguồn vốn lớn và chiếm tỷ trọng thường xuyên của doanh nghiệp
nhà nước. Có nguồn vốn ngân sách vừa là một thế mạnh nhưng cũng tạo
không ít hạn chế trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp
Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước
(DNNN) vì là người cấp vốn đầu tư ban đầu và đầu tư bổ sung cho doanh
nghiệp. Như vậy, cho dù theo quy định của pháp luật, DNNN có quyền sử
dụng, định đoạt vốn và tài sản trong kinh doanh để tạo ra lợi nhuận, nhưng vai
trò chủ sở hữu đối với các tài sản trong doanh nghiệp vẫn thuộc về Nhà nước.
Việc xác định chủ sở hữu đối với tài sản trong DNNN liên quan trực tiếp
đến nguyên tắc phân chia, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn do Nhà
nước cấp và từ vốn của bản thân doanh nghiệp tự đầu tư, nhất là xác định tỷ lệ
lợi nhuận mà doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước
(NSNN). Do đó, khi chưa có quy định cụ thể, rõ ràng làm căn cứ để phân định
tài sản thuộc về sở hữu Nhà nước và tài sản thuộc sở hữu của tập thể người
lao động trong doanh nghiệp để xác định phạm vi trách nhiệm đối với từng tài
sản đó, thì các nguyên tắc để bảo đảm quyền tự chủ về tài chính trong kinh
doanh, bảo toàn vốn, ổn định nguồn thu cho NSNN sẽ khó thực hiện. Mặt
khác, nếu vẫn quan niệm tài sản trong DNNN thuộc sở hữu Nhà nước và lợi
nhuận làm ra đều phải nộp cho Nhà nước, thì sẽ không tạo ra động lực gắn bó
người lao động với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, khi họ đưa lợi
nhuận thu được, tức tài sản thuộc sở hữu của tập thể người lao động để tái đầu
tư sản xu t kinh doanh trong doanh nghiệp. Hiện nay, chế định về sở hữu tài
sản trong DNNN vẫn chưa quy định rõ các căn cứ để xác định chế độ sở hữu
khác nhau đối với các nguồn vốn, tài sản trong DNNN và các nguyên tắc, chế
GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
-12-
W e b s i t e : h tt p : / /w ww .d o c s . vn E m a i l : li e n h e @d o c s .v n T e l : 09 1 8 .7 7 5. 3 6 8
độ phân phối lại lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Đứng trước cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt thì sự can
thiệp trực tiếp của Nhà nước có khi làm giảm khả năng cạnh tranh trong phần
đông các DNNN. Một thực tế là, DNNN làm ăn thua lỗ, đến cuối năm 2004
chỉ còn 25% DNNN đang hoạt động có hiệu quả, “cơ chế tái bao cấp” trở
thành phổ biến, việc khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ đã gây thiệt hại không nhỏ
cho ngân sách Nhà nước, song không xác định được trách nhiệm thuộc về
hoạt động kinh doanh yếu kém của doanh nghiệp hay thuộc về các cơ quan
quản lý Nhà nước.
Thực hiện chế độ phân cấp, uỷ quyền, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính là
người thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu về vốn và tài sản
trong DNNN (theo NĐ 34/CP). Song trên thực tế, UBND cấp tỉnh, các Bộ
quản lý ngành cũng có một số quyền của đại diện chủ sở hữu như quyết định
bổ sung vốn lưu động, quyết định phương án đầu tư vốn vào các dự án liên
doanh, quyền phê duyệt các phương án thế chấp, cầm cố các tài sản có giá trị
lớn... Như vậy, rõ ràng có sự chồng chéo trong việc thực hiện quyền của chủ
sở hữu là Nhà nước với tư cách là người góp vốn đối với việc quản lý vốn, tài
sản trong doanh nghiệp. Hiện nay, chúng ta đang có quá nhiều đại diện sở
hữu, có quá nhiều cơ quan Nhà nước và thực hiện quyền quản lý Nhà nước,
việc chỉ đạo, quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như việc
tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh khó có thể bảo đảm tính đồng bộ,
thống nhất, có hiệu quả, gây khó khăn, lúng túng trong hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp. Điều đáng chú ý là do có nhiều cơ quan quản lý, đại
diện chủ sở hữu nên khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, vi phạm
pháp luật thì việc xác định trách nhiệm cũng rất khó khăn.
•
Vốn góp liên doanh, liên kết, vốn cổ phần hóa
Sau hơn 15 năm (1998-2008) thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu các
DNNN cho thấy: CPH đã tạo ra cho DN có nhiều chủ sở hữu, bao gồm Nhà
nước, người lao động trong DN, cổ đông ngoài DN; trong đó, người lao động
trong DN trở thành người chủ thực sự trong phần góp vốn của mình.
GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh
-13-