Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Lập kế hoạch marketing cho Quảng Ninh trong việc thu hút đầu tư du lịch.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.33 KB, 35 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề tài : Lập kế hoạch marketing cho Quảng Ninh trong việc thu hút đầu tư du lịch.
Bài tổng hợp
Gồm 5 phần :
1. Giới thiệu về Quảng Ninh.
2. Phân tích môi trường vĩ mô.
3. Khách hàng mục tiêu.
4. Năng lực cạnh tranh của địa phương.
5. Chiến lược Marketing.
I. Giới thiệu về Quảng Ninh.
● Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc VN, có dáng một hình chữ
nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc- tây nam, phía tây tựa vào núi rừng
trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc
khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều. bên ngoài là hơn 2 nghìn hòn đảo lớn nhỏ.
● 80% diện tích QN là địa hình đồi núi, tập trung ở phía Bắc, một phần năm
diện tích ở phía đông nam thuộc đồng bằng Sông Hồng. Địa hình đáy biển QN
không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m, có nhiều lạch sâu làm nơi cư trú của
các rạn san hô.
 Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du
lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần
được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh
có 3 Khu kinh tế Vân Đồn, hai Trung tâm thương mại Hạ Long, Móng Cái là
đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước
trong khu vực.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản,(Về trữ lượng than trên toàn Việt
Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây


dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất
khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh
Quảng Ninh.
- Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ
chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền
Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển
du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh.
- Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa
ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,...
tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên
thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc
biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ
và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và
các nước trong khu vực.
II. Phân tích môi trường vĩ mô.
1) Môi trường nhân khẩu
- Kết quả điều tra dân số đến tháng 4-2009, Việt Nam có gần
86 triệu người, tăng 9,47 triệu người so với năm 1999. Tỷ lệ
tăng dân số bình quân trong giai đoạn 1999-2009 là
1,2%/năm
- Cơ cấu tuổi của dân số có sự thay đổi theo hướng tích
cực. Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999
xuống còn 24,5% vào năm 2009. Ngược lại, tỉ trọng dân số
trong nhóm tuổi 15-64 là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động tăng từ 61,1% lên 69,1%. Cả nước đã có 43,9 triệu người
trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,2% dân số;
trong đó thành thị có 12,0 triệu lao động, nông thôn có 31,9

triệu lao động; lao động nữ chiếm 46,6.
- Thị trường dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có
53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả
nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%,
Những dân tộc thiểu số phần lớn đều tập trung ở các vùng cao
nguyên.
- Các nhóm trình độ học vấn: Số tỉnh đạt chuẩn phổ cập
trung học cơ sở là 63 tỉnh; Tuyển mới đại học, cao đẳng tăng
12%, trung cấp chuyên nghiệp tăng 15%; cao đẳng nghề và
trung cấp nghề tăng 17%
- Các kiểu hộ gia đình: chủ yếu là gia đình hai thế hệ bao
gồm cha mẹ và con.
và gia đình ba thế hệ bao gồm ông bà, cha mẹ và con
2) Môi trường kinh tế
- Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng
khoảng 6,5% so với năm 2009; GDP theo giá thực tế
khoảng 1.931 nghìn tỷ đồng, tương đương 106 tỷ USD,
bình quân đầu người khoảng 1.200 US. Thu nhập bình
quân đầu người khoảng 1.050-1.100 USD.
3) Môi trường tự nhiên:
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm:
tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài
nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản
và tài nguyên du lịch.
- Tài nguyên đất: Việt Nam có trên 39 triệu ha đất tự nhiên,
diện tích đất đã sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội là
18,881 triệu ha, chiếm 57,04% quỹ đất tự nhiên, trong đó đất
nông nghiệp chiếm 22,20% diện tích đất tự nhiên và 38,92%
diện tích đất đang sử dụng. Hiện còn 14,217 triệu ha đất chưa
sử dụng, chiếm 43,96% quỹ đất tự nhiên

- Tài nguyên nước: Nếu xét chung trong cả nước, thì tài
nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm
khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới,
trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35%
của thế giới.
- Tài nguyên biển: Việt Nam có 3260 km bờ biển với vùng
lãnh thổ rộng tới 226000 km2,.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Tài nguyên rừng: Nước ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi và
rừng che phủ hơn 30% diện tích. Rừng Việt Nam là kho tài
nguyên quí báu, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh
thái, rừng làm cho không khí trong lành, điều hoà khí hậu.
- Tài nguyên khoáng sản: Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo
khoáng lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ðịa Trung Hải.
Công tác thăm dò địa chất trong 40 năm qua đã phát hiện và
đánh giá được trữ lượng của 5000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60
loại khoáng sản
- Tài nguyên du lịch: Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt
đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có
biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên
những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang
động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và
danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh
Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh)...; động
Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản
thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)...;
thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện
Sông Đà (Hoà Bình - Sơn La), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng
Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái),

vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công
nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),
đảo Phú Quốc (Kiên Giang)... Với 3.260 km bờ biển có 125
bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi
Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh
Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non
Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa
- Vũng Tàu)...
4) Môi trường công nghệ
- KH-CN Việt Nam đã có những tiến bộ, gặt hái được
nhiều thành công; mức độ đầu tư cho KH-CN cũng đã tăng
dần hằng năm. Hàng trăm tiến bộ KH-CN được chuyển giao
và ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn;
nhiều công trình KH-CN trong nước đã tiết kiệm cho quốc gia
hàng trăm triệu USD so với công nghệ nhập ngoại...
- Quản lý hoạt động KH-CN hiện vẫn còn mang nặng tính
hành chính, bao cấp và cơ chế xin - cho, chưa đổi mới kịp với
nhu cầu xã hội và nền kinh tế. Chính vì vậy, rất nhiều chương
trình nghiên cứu KH-CN không đi vào thực tế, gây lãng phí.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ đối với
những người làm công tác nghiên cứu KH-CN còn nhiều bất
cập
5) Môi trường chính trị, luật pháp
- Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể để biến chính trị trở nên
bao hàm toàn diện hơn và không gian công sinh động hơn.
Chính phủ nhạy bén và minh bạch, tỷ lệ tham nhũng giảm,
ít xảy ra bất ổn xã hội.
- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng

12/1987 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động
đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam.Luật đầu tư 2005 và
Luật Doanh nghiệp 2005 (cùng có hiệu lực từ 1/7/2006) đã
tạo ra bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến để tạo thêm
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
6) Môi trường văn hóa
Là Văn hóa 54 dân tộc Việt Nam hay nói riêng là văn hóa
của dân tộc Kinh đại đa số đã có nguồn gốc tại miền bắc Việt
Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu
vực Thái Bình Dương. Mặc dù như vậy, nhưng qua ảnh hưởng
lớn của Trung Hoa, văn hóa Việt Nam đã lập ra rất nhiều đặc
điểm khá giống với những dân tộc của các nước Đông Á, và
khác những nước ở khu Thái Bình Dương (như là Campuchia,
Lào và Thái Lan) những nơi vốn đã chịu một phần lớn ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ.
III. Khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu của địa phương gồm 3 loại hình nhà đầu tư sau :
- các nhà đầu tư vào các khu vui chơi giải trí.
- Các nhà đầu tư vào các trung tâm mua sắm
- Các doanh nghiệp hiện tại đầu tư phát triển du lịch tổ
chức sự kiện
1. Phân tích khách hàng mục tiêu.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
IV. Năng lực cạnh tranh.
1. Các yếu tố lịch sử, văn hóa, kinh tế và tài nguyên du lịch
của địa phương.
2. 5 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của địa
phương
2.1. Chính quyền địa phương

- Xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
- Các chính sách cải cách thủ tục hành chính:
• Thực hiện chế độ “ một cửa liên thông”: việc cấp
chứng nhận đăng kí kinh doanh, mã số thuế, khác dấu, đăng kí
mẫu dấu đều được làm tại tổ công tác liên thông đặt tại sở kế
hoạch đầu tư tỉnh.
• “Đăng kí kinh doanh qua mạng”.Hệ thống này sẽ hỗ
trợ soạn thảo toàn bộ hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định
của Luật doanh nghiệp. Sau khi đã hoàn tất soạn thảo, hồ sơ sẽ
được gửi đến sở kế hoạch đầu tư thông qua mạng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước, khai thác hiệu quả hệ thống thông
tin trực tuyến và cổng thông tin điện tử của tỉnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tiếp cận thông tin .
- Công tác giải phóng mặt bằng được tập trung chỉ đạo
quyết liệt. Tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
xuống đến cấp cơ sở để thực hiện. Chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng,
tạo quỹ đất sạch. Chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công
tác đền bù, sớm bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư.
- Tăng cường đào tạo thu hút nguồn nhân lực có hàm
lượng chất xám cao
- Có một số các chính sách ưu đãi đầu tư cho du lịch:
• Nhà đầu tư sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế xuất
nhập khẩu, thuế TNDN, được ưu đãi về đất ( miễn, giảm tiền
thuê đất…) theo tính chất và quy mô dự án. Hỗ trợ chi phí đền
bù giải phóng mặt bằng, rà phá vật liệu nổ.
• Cung cấp miễn phí bản đồ quy hoạch chi tiết và
bản đồ địa chính khu đất thuê

- Tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch, đẩy mạnh xúc tiến
quảng bá hình ảnh địa phương,
- Các cơ chế chính sách về cơ bản là khá bình đẳng đối với
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh
→ Hạn chế:
- Còn có những lĩnh vực tổ chức thực hiện việc cải cách hành
chính còn có lúc, có nơi ách tắc phiền hà cho người dân,DN,
nhất là quản lý đất đai, xây dựng.
-Việc tiếp cận các văn bản thông tin còn gặp khó khăn, phần
thông tin về cơ chế chính sách trên cổng thông tin điện tử tỉnh
nói chưng và trên các trang web của các cơ quan hành chính
trong tỉnh nói riêng chưa được cập nhật một cách đầy
đủ,thưởng xuyên .
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Việc công bố công khai quy hoạch chưa được thực hiện đúng
quy định, chưa có bộ phận chuyên trách để hướng dẫn tiếp
cận đất đai…..
2.2 Cơ cấu lao động tỉnh Quảng Ninh.
- Với những chính sách phù hợp trong công tác đào tạo
nghề, quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng, trung cấp,
dạy nghề, hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, thu hút
các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn… của tỉnh Quảng Ninh
đã góp phần đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người
lao động.Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn đến năm 2010
đạt 48% ; bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho hơn 26 nghìn
lao động.
- Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho
hơn 13 vạn lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ
7,42% vào năm 2005 xuống còn khoảng 4,3% vào năm 2010

- Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch phù hợp với đặc điểm
phát triển kinh tế chung của tỉnh: Tỷ lệ lao động nông, lâm,
ngư nghiệp và thuỷ sản giảm từ 49,8% năm 2005 xuống còn
35% năm 2010; lao động công nghiệp và xây dựng tăng từ
23,3% lên 30%; lao động khu vực dịch vụ tăng từ 27,2% lên
35% trong tổng số lao động toàn tỉnh.
-Phát huy những kết quả đạt được, tỉnh, ngành LĐ-TB&XH
đưa ra một số các chỉ tiêu phấn đấu trong giai đoạn tới: Bình
quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 2,6 vạn lao động; đến
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề đạt 45-47%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành
thị giảm xuống dưới 4,3%; chuyển dịch cơ cấu lao động đến
năm 2015, lao động khu vực công nghiệp chiếm 30-32%; công
nghiệp, xây dựng chiếm 3-34%; dịch vụ 35-36%
2.3 Khả năng hợp tác của các doanh nghiệp tại Quảng Ninh.

Theo thống kê của sở kế hoạch và đầu tư, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 6412 doanh
nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong nhiều ngành nghề,
lĩnh vực.
- Để hợp tác cùng phát triển, đã có nhiều sân chơi dành riêng
cho đối tượng doanh nghiệp, doanh nhân được thành lập.
Trong đó, một số hiệp hội đang hoạt động hiệu quả như : Hiệp hội
gốm sứ Đông triều, hội doanh nghiệp trẻ, hiệp hội doanh nghiệp
cẩm phả…Thông qua các hiệp hội, các câu lạc bộ doanh nhân,
doanh nghiệp có thể tìm môi trường đầu tư, liên kết các đối tác
cũng như trợ giúp những thông tin cần thiết cho nhau. Đặc biệt,
trong bối cảnh cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước gay gắt
thì cùng với những chính sách của Chính Phủ, sự đoàn kết tại của

các doanh nghiệp tại các hiệp hội này đã giúp doanh nghiệp từng
bước tháo gỡ khó khăn, yên tâm mở rộng sản xuất đối những
doanh nghiệp đã tồn tại, khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi
và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp có ý định tham gia đầu tư
vào quảng ninh. Những doanh nghiệp cùng kinh doanh một nhóm
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ngành nghề giống nhau hoặc liên quan đến nhau có thể cùng liên
kết để tìm thị trường, đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ, chung tay xây
dựng thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nói
riêng và QN nói chung.
- Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và thuận lợi thì cũng có
thực tế là quy mô của các hiệp hội, câu lạc bộ doanh nhân hiện
đang hoạt động trên địa bàn còn nhỏ và phân tán, chỉ đại diện cho
các doanh nghiệp trong phạm vi nhất định chứ chưa phát triển
thành một tiếng nói chung cho cộng đồng doanh nhân toàn tỉnh.
Điều quan trọng nhất là phải tạo được một tổ chức chung để kết
nối tất cả các doanh nghiệp lại với nhau, giữa các nhà sản xuất,
nhà tiêu thụ và các nhà đầu tư. Bên cạnh đó còn cần có sự tham
gia chặt chẽ của chính quyền địa phương.
Nhận xét: ở quảng ninh thì đã bước đầu có sự hợp tác giữa các doanh
nghiệp, nó tạo ra một số thuận lợi nhất định cho dn, tuy nhiên thì mức độ
hợp tác là chưa cao và chặt chẽ, chủ yếu là trong nội bộ ngành, còn
ngoài ngành thì còn ít.
→Đề xuất giải pháp: thành lập hiệp hội doanh nghiệp quảng ninh, đại diện
tiếng nói chung cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đại diện cho
tất cả các doanh nghiệp trong tất cả mọi ngành nghề, quy mô, chính quyền
cần xây dựng chính pháp luật hiệu quả bảo vệ và đem lại quyền lợi cho dn
và người lao động.
- Riêng về đầu tư cho du lịch, thì đầu tiên về hệ thống khách sạn, nhà

nghỉ, nơi cư trú dành cho khách du lịch là khá tốt, số lượng lớn, có
nhiều mức độ khác nhau để phục vụ cho những nhu cầu khách hàng, cũng
có nhà bình dân cho khách hàng ít tiền, cũng có những khách sạn được gắn
sao chủ yếu phục vụ cho các khách hàng cao cấp… tuy nhiên sự hợp tác
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giữa các doanh nghiệp này là không cao, chưa kết hợp để giải quyết
tình trạng nhà ở một các hợp lý cho khách trong các dịp lễ, tết, mùa du
lịch…hay là những sự hợp tác để đưa ra những giải pháp kích cầu trong
những tháng ko phải là mùa du lịch.
Còn về các phía các nhà cung ứng dịch vụ như mua sắm, vui chơi ở
quảng ninh còn ít : chỉ bao gồm các chợ đêm, chợ phiên được sự tổ chức
của chính quyền, do các hộ gia đình tự kinh doanh, manh mún và thiếu tập
trung, mạnh ai người nấy làm. Bên cạnh đó cũng có số ít các trung tâm
thương mại trung bình và nhỏ như siêu thị hạ long, trung tâm thương mại
hạ long, trung tâm thương mại vườn đào…các trung tâm này cũng có sự
hợp tác lỏng lẻo..
2.4 Các ngành công nghiệp bổ trợ.
1) Hệ thống giao thông
-Đường bộ:
+Quốc lộ 18, quốc lộ 10 nối Quảng Ninh với Hà
Nội, Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc vừa được nâng cấp,
mở rộng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
+Quốc lộ 4B nối với Lạng Sơn, Cao Bằng được
đầu tư, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp I giao với
QL18.
+Đang triển khai dự án đường cao tốc nối từ Sân
bay quốc tế Nội Bài đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái
+ Dự án cầu Bãi Cháy- cầu dây văng một mặt
phẳng có khẩu độ lớn nhất thế giới- đưa vào sử dụng từ tháng

12 năm 2006 đã rút ngắn đáng kể thời gian đi từ Hà Nội tới
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trung tâm thành phố Hạ Long so với trước đây, Cầu Bang nối
cụm công nghiệp Hoành Bồ với thành phố Hạ Long, cầu Vân
Ðồn nối Khu kinh tế Vân Ðồn với thành phố Hạ Long đã được
hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng. Các cầu này tạo thế
liên hoàn giữa thủ phủ của tỉnh với các vùng lân cận.
+Hệ thống cầu, đường từ thành phố Hạ Long đến
các trung tâm thương mại, Cửa khẩu quốc tế Móng Cái
và các trung tâm huyện lỵ rất thuận lợi cho giao thông
vận tải.
-Đường sắt:
+Tuyến đường sắt Hà Nội - Hạ Long (tới Cảng Cái
Lân) có quy mô hiện đại
+Ngoài ra còn có trên 64 km đường sắt cho các
ngành công nghiệp trong tỉnh.
-Đường không:
+Cách Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 150km.
+Hiện có các bãi đỗ cho máy bay trực thăng ở
thành phố Hạ Long và Móng Cái.
→Các khách sạn có thể hợp tác với các hãng hàng không
cung cấp tour du lịch kết hợp vé máy bay miễn phí, phối
hợp với các công ty du lịch cung cấp các tour, tuyến du
lịch đưa khách đến nghỉ ngơi tại khách sạn của mình
-Hệ thống cảng:
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+Nhiều cảng sông và cảng biển thuận lợi cho việc
vận chuyển hàng hóa và hành khách.

+Có cảng Cái Lân là cảng nước sâu lớn nhất ở
miền Bắc Việt Nam
+Cảng Cửa Ông là cảng chuyên dùng, đón tàu
65.000 - 70.000 tấn, có thể rót 40.000 tấn trong cảng.
+Ngoài ra, có hệ thống các cảng như: Hoành Bồ,
Cầu Trắng, Dầu B12, Mũi Chùa, Ðiền Công, Bạch Thái
Bưởi, Tiên Yên, Dân Tiến .... tạo điều kiện giao thông
thuỷ thuận lợi giữa Quảng Ninh và các tỉnh lân cận.
→ *Hầu hết các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ hiện nay đã
được nâng cấp, mở rộng
*Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng
bộ, liên hoàn và tương đối hoàn chỉnh
*Đảm bảo lưu thông thông suốt từ Quảng Ninh tới các
tỉnh trong vùng, mở ra triển vọng cho việc giao lưu hàng
hóa
2) Hệ thống cung cấp điện, nước
-Lưới điện quốc gia đã đến tất cả các huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh.
-Theo quy hoạch, tại Uông Bí, Hạ Long và Cẩm Phả sẽ
hình thành một trung tâm nhiệt điện lớn nhất của Việt Nam
với tổng công suất thiết kế khoảng hơn 5.000 MW. Dự tính
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đến năm 2010 có thể hoàn thành đưa vào vận hành với tổng
công suất 3.500 MW.
-Hiện tại, Quảng Ninh có 6 nhà máy nước lớn. Tổng cấp
nước các khu đô thị của tỉnh đến năm 2010 đạt khoảng
277.900 m3/ngày đêm và định hướng đến năm 2020 là
trên 489.500 m3/ngày đêm.
→ * Hạn chế đến mức tối đa việc tiết giảm điện, do đó

tránh ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất của các
doanh nghiệp
* Không xảy ra tình trạng giá điện sản xuất trong giờ
cao điểm tăng cao dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm,
ảnh hưởng đến việc tiêu thụ cũng như cạnh tranh của
doanh nghiệp
* Đảm bảo nước sinh hoạt và sản xuất phục vụ cho các
doanh nghiệp, không phải sử dụng tạm nguồn nước
khoan như các doanh nghiệp ở một số địa phương khác
3) Hệ thống ngân hàng :
-Ngân hàng Nhà nước tỉnh
- Chi nhánh các ngân hàng Á châu, Saigonbank,
Habubank, Ngoại thương, …
- Ngân hàng Công thương Bãi Cháy, Ngân hàng Công
thương Quảng Ninh, NN&PTNT…
14

×