Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.55 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
NHỮNG GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Lời mở đầu

Ngày nay, “phát triển bền vững” là cụm từ ngày càng được phổ biến
và được nhiều quốc gia quan tâm thực hiện. Vậy phát triển bền vững là gì?
Tại sao phải phát triển bền vững? Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là
sự phát triển được duy trì một cách liên tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự
nỗ lực lien tục nhằm đạt được trạng thai bền vững trên mọi lĩnh vực. Phát
triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm
bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai.
Phát triển bền vững là sự ràng buộc phát triển kinh tế, phát triển xã hội với
bảo vệ môi trường. Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi
chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác
nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy
trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho
phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật
sống trên Trái Đất. Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú
trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận
lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội
phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.Yếu tố
kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi
sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những
nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn
tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình
đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh,
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố


được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người,
không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho
phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con
người. Thực hiện phát triển bền vững sẽ giúp mọi người trong xã hội đều có
quyền bình đẳng và luôn gắn phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao chất
lượng môi trường.
Tại Việt Nam, “phát triển bền vững” được coi là một trong những ưu
tiên hàng đầu. Quá trình thực hiện phát triển kinh tế bền vững đó phát triển
công nghiệp giữ vai trò chủ đạo và then chốt đã mang lại nhiều thành tựu nổi
bật như nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao và tương đối ổn
định, cơ cấu kinh tế ngành-vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước hội nhập vào sự phân công của nền kinh
tế khu vực và thế giới, vấn đề việc làm được giải quyết, đời sống của nhân
dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật
được tăng cường, cơ cấu kinh tế ngành -vùng có sự chuyển dịch tích cực theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, … Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có
không ít những hạn chế như quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ; thu nhập
bình quân đầu người còn thấp; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của toàn nền kinh tế cũng như từng ngành, từng sản phẩm còn chưa
cao; một số cân đối vĩ mô như cân đối xuất nhập khẩu hàng hóa-dịch vụ, cân
đối thu chi ngân sách nhà nước chưa được cải thiện đáng kể; tiến độ thực hiện
và giải ngân vốn đầu tư phát triển của nhà nước còn chậm; công tác quản lý
còn nhiều yếu kém… và để lại nhiều hậu quả như sự phân biệt giàu - nghèo,
thành thị với nông thôn; nhập siêu quá cao; chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát
tăng quá mạnh;... Nhưng hậu quả trực tiếp, to lớn, nặng nề do phát triển công
nghiệp gây ra là ô nhiễm môi trường sinh thái. Ô nhiễm môi trường sinh thái
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hiện là một vấn đề nóng bỏng, gây nhiều thiệt hại, quan tâm và bức xức trong
dư luận xã hội cả nước ta. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiêp

đến sự phát triển bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và
tương lai.Vì vậy, bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển công nghiệp
hiện nay là đòi hỏi cấp thiết, là nhiệm vụ quan trọng đối với các cấp quản lý,
các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của
toàn xã hội Việt Nam.
Do các yếu tố trên, bắt buộc chúng ta phải có một cách nhìn nhận đúng
đắn hơn về việc phát triển công nghiệp. Phát triển công nghiệp nhằm đạt hiệu
quả cao nhưng phải bền vững, phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Vì vậy tôi
đã chọn đề tài “ Những giải pháp kinh tế và tổ chức bảo vệ môi trường trong
phát triển công nghiệp ” để làm đề án nghiên cứu.
Mục đích thực hiện đề án nghiên cứu:
1. Tìm hiểu những ảnh hưởng tiêu cực của phát triển công nghiệp đến
môi trường.
2. Thực trạng môi trường ở Việt Nam.
3. Đưa ra những giải pháp kinh tế và tổ chức bảo vệ môi trường trong
phát triển công nghiệp.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP.

1. Khái quát về môi trường và mối quan hệ với con người
1.1 Các khái niệm về môi trường
Chúng ta có những khái niệm về môi trường như sau:
- Định nghĩa về môi trường của Kalesnick: Môi trường là một bộ phận
của Trái Đất bao quanh con người mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài
người có quan hệ trực tiếp với nó.
- Định nghĩa về môi trường của Unesco: Môi trường bao gồm toàn bộ
hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình. Trong
đó con người sinh sống bằng lao động của mình để thỏa khai thác tài nguyên

thiên nhiên và nhân tạo nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người.
- Định nghĩa về môi trường của Việt Nam (1993):
+ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân
tạo có quan hệ mật thiết với nhau do đó nó có ảnh hưởng đến đời sống sản
xuất, sự tồn tại phát triển của con người và tự nhiên.
+ Môi trường là tất cả các điều kiện bao quanh sinh vật có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
1.2 Mối quan hệ giữa môi trường và con người
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố, hiện tượng, sự vật bao quanh
và cần thiết cho con người. Đó là các chất vô cơ, các tài nguyên, không khí,
đất, nước, động thực vật… Tất cả các yếu tố này tạo thành một mạng lưới
tổng thể có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự tác động hòa đồng của chúng tạo ra
một môi trường ổn định. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó sẽ gây ra
hậu quả nghiêm trọng cho môi trường.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Con người xuất hiện từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Hoạt
động của con người được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống. Thông
qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên.
Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên.
Do tiếng gọi của những lợi ích nhất thời nào đó, cũng có thể là do sự hoạch
định thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền kinh tế đã nảy sinh tình
trạng vô tình hoặc cố ý không tính đến tương lai của chính mình. Người ta
khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa, vay mượn cả tài nguyên của
các thế hệ tương lai, bất chấp quy luật tự nhiên và đạo lý xã hội, gạt sang một
bên những bài toán về môi sinh và những lợi ích chính đáng của thế hệ sau.
-Đầu tư nhằm vào những lĩnh vực sinh lợi nhanh được kêu gọi một cách ồ ạt,
đẩy trách nhiệm trả nợ cho thế hệ kế tiếp. Lợi ích trước mắt được quan tâm
quá mức, gây nên tình trạng phát triển thiếu cân đối hoặc phát triển theo kiểu
“bong bóng xà phòng”. Vô tình hay hữu ý, con người càng phá huỷ môi

trường sống của chính mình một cách nghiêm trọng.
2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển công nghiệp
2.1 Sự tác động của môi trường đối với phát triển công nghiệp
-Thứ nhất, để tiến hành sản xuất công nghiệp trước tiên phải có cơ sở hạ
tầng như đất đai, nhà xưởng, thiết bị máy móc…; nguyên - nhiên liệu, vật tư
như điện, nước, khoáng sản… và sức lao động của con người. Mà những dạng
vật chất này không phải gì khác chính là các yếu tố của môi trường sinh thái.
Như vậy chính các yếu tố cấu thành môi trường là “đầu vào” của quá
trình sản xuất công nghiệp. Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của
sản xuất công nhiệp. Tuy nhiên, những diễn biến bất thường và khó có thể
lường trước của môi trường tự nhiên như thiên tai, bão lũ … không chỉ gây ra
nhiều thảm họa cho con ngườì mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản
xuất công nghiệp.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
-Thứ hai, kết quả của quá trình sản xuất công nghiệp bao gồm sản phẩm
và chất thải công nghiệp. Sản phẩm của công nghiệp thì được con người tiêu
dùng vào nhiều mục đích khác nhau còn chất thải của công nghiệp thì được
thải ra môi trường sinh thái. Do đó, môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa
“đầu ra” cho quá trình sản xuất công nghiệp.
Vậy, môi trường sinhkhông chỉ cung cấp, đảm bảo “ đầu vào ” mà còn
chứa đựng cả “ đầu ra ” cho quá trình sản xuất công nghiệp.
2.2 Sự tác động của hoạt động công nghiệp tới môi trường sinh thái
Công nghiệp là quá trình sản xuất vật chất có phạm vi to lớn trong nền
kinh tế mỗi quốc gia. Công nghiệp tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên,
chế biến nguyên liệu và thực hiện các hoạt động sửa chữa. Do vậy, công
nghiệp sản xuấ ra toàn bộ tư liệu lao động, phần lớn đối tượng lao động và
một phần tư liệu tiêu dung. Qúa trình sản xuất công nghiệp sẽ đem lại những
tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái
Một là, sản xuất công nghiệp làm thu hẹp đất nông nghiệp, Từ đó đe

dọa đến an ninh lương thực của quốc gia.
Hai là, trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên công nghiệp
đã cắt đứt mối liên hệ trực tiếp của đối tượng lao động với môi trường sinh
thái. Hay nói cách khác quá trình khai thác tài nguyên của công nghiệp đã phá
vỡ sự cân bằng của môi trường sinh thái. Khai thác ngày càng nhiều với quy
mô ngày càng lớn sẽ dẫn tới nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Ba là, lượng chất thải mà công nghiệp tạo ra ngày càng nhiều, tồn tại
dưới các dang thức khác nhau như rắn, lỏng, khí, tiếng ồn. Sự mất kiểm soát
các chất thải đã và đang gây ra 3 loại ô nhiễm nghiêm trọng là ô nhiễm và suy
thoái môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không
khí.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Suy thoái môi trường đất làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi; làm
nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học. Ô nhiễm môi trường đất dẫn
đến sự tích tụ cao các chất độc hai, các kim loại nặng làm tăng khả năng hấp
thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe con người.
Ô nhiễm môi trường nước trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn nước sinh
hoạt của dân cư, nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Ô nhiễm môi
trường nước cũng tác động đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây các
bệnh như tiêu chảy ( do vi rút, vi khuẩn, vi sinh vật, đơn bào ), lỵ trực trùng,
tả, thương hàn, viêm gan. Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu
sắt, kém phát triển, tử vong nhất là ở trẻ em. Việc gia tăng dư lượng hóa chất
có trong nước biển đã gây suy thoái các rặng san hô, làm giảm sự sinh trưởng
của các loài hải sản. Nước ven biển bị ô nhiễm gây tác động xấu đến hoạt
động du lich. nghỉ dưỡng của các du khách.
Y học đã ghi nhận nhiều bệnh tật đường hô hấp do môi trường không
khí bị ô nhiễm gây ra như lao, phổi, hen, ung thư. Ô nhiễm môi trường không
khí gây lên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, dần phà hủy tầng ozon, là nguyên

nhân dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất.
Bốn là, sự tiêu dung các sản phẩm công nghiệp cũng có tác động tiêu
cực đến môi trường sinh thái.
Vậy hoạt động sản xuất công nghiệp dù ở quy mô nào, trình độ nào
cũng tác động xấu đến môi trường.
7

×