Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

khảo sát sự biến dị di truyền ở các dòng đột biến thế hệ m2 của giống đậu xanh đx 208

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.5 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN THỊ TRÚC GIANG

KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN Ở CÁC DÒNG
ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M2 CỦA GIỐNG
ĐẬU XANH ĐX 208

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN Ở CÁC DÒNG
ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M2 CỦA GIỐNG
ĐẬU XANH ĐX 208

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. TRẦN THỊ THANH THỦY
PGS.Ts. TRƯƠNG TRỌNG NGÔN


Sinh viên thực hiện:
TRẦN THỊ TRÚC GIANG
MSSV: 3108397
Lớp: NÔNG HỌC K36

Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN Ở CÁC DÒNG
ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M2 CỦA GIỐNG
ĐẬU XANH ĐX 208

Do sinh viên Trần Thị Trúc Giang thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

Ths. Trần Thị Thanh Thủy

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN Ở CÁC DÒNG
ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M2 CỦA GIỐNG
ĐẬU XANH ĐX 208
Do sinh viên Trần Thị Trúc Giang thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:............................................
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ....................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2013
Thành viên Hội đồng

..........................

..............................

.............................

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học ứng Dụng

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Trần Thị Trúc Giang

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
1. LÝ LỊCH
Họ và tên: Trần Thị Trúc Giang

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 20/02/1992
Nơi sinh: Chợ Lách-Bến Tre
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Họ tên cha: Trần Văn Tùng
Họ tên mẹ: Đỗ Thị Ngọc Lài
Quê quán: Ấp Nhơn Phú, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 1998-2002: Trường Tiểu Học Hòa Nghĩa B.
Năm 2003-2007: Trường THCS Hòa Nghĩa.
Năm 2008-2010: Trường THPT Chợ Lách A.
Năm 2010-2014: Trường Đại Học Cần Thơ, ngành Nông Học, khóa 36,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.


Ngày…….tháng……năm 2013

Trần Thị Trúc Giang

iv


LỜI CẢM ƠN
Xin kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng,
suốt đời tận tụy, lo lắng cho con ăn học nên người.
Thành kính biết ơn thầy Trương Trọng Ngôn và cô Trần Thị Thanh Thủy đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ chỉ bảo tôi nhiều điều
trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành biết ơn cố vấn học tập cô Trần Thị Thanh Thủy cùng với quí
thầy cô bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp, bộ môn Khoa Học Cây Trồng cũng
như thầy cô Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng đã truyền đạt kiến thức, cho
tôi trong suốt những năm học tại trường Đại Học Cần Thơ.
Xin cám ơn chị Diễm Hằng, Nhựt Pháp, Tường Vy, Cẩm Tú, Minh Tâm,
Anh Khoa cùng các bạn lớp Nông học K36 đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Thân gửi về các bạn Nông học khóa 36 lời chúc sức khỏe và thành đạt trong
tương lai.

Trần Thị Trúc Giang

v


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................... iii

Tiểu sử cá nhân ............................................................................................................iv
Lời cảm ơn ....................................................................................................................v
Mục lục ........................................................................................................................vi
Danh sách hình .............................................................................................................ix
Danh sách bảng .............................................................................................................x
Danh sách từ viết tắt .....................................................................................................xi
Tóm lược ............................................................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................2
1.1 NGUỒN GỐC CỦA ĐẬU XANH .....................................................................2
1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA ĐẬU XANH....................................................2
1.2.1 Rễ..................................................................................................................2
1.2.2 Thân và cành .................................................................................................3
1.2.3 Đặc điểm của lá .............................................................................................3
1.2.4 Hoa................................................................................................................4
1.2.5 Quả................................................................................................................4
1.2.6 Hạt.................................................................................................................5
1.3 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH.............................................................................5
1.3.1 Ánh sáng .......................................................................................................5
1.3.2 Nhiệt độ.........................................................................................................5
1.3.3 Lượng mưa ....................................................................................................6
1.3.4 Đất đai...........................................................................................................6
1.3.5 Dinh dưỡng ...................................................................................................6
1.4 BIẾN DỊ VÀ ĐỘT BIẾN...................................................................................6
1.4.1 Một số khái niệm ...........................................................................................6
1.4.2 Vai trò của đột biến .......................................................................................7
1.4.3 Đột biến điểm ................................................................................................7
1.5 CƠ SỞ CHỌN GIỐNG ĐỘT BIẾN .................................................................8
1.5.1 Các phương pháp chọn giống ........................................................................8
1.5.2 Chọn giống bằng phương pháp đột biến.........................................................8

1.5.2.1 Ý nghĩa của phương pháp chọn giống đột biến........................................8
1.5.2.2 Cơ sở khoa học trong chọn giống bằng đột biến nhân tạo........................8
1.5.2.3 Cơ chế gây đột biến gen của Ethyl Methane Sulphonate (EMS) ............11

vi


1.6 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘT BIẾN EMS.............................................11
1.6.1 Trên thế giới ...............................................................................................11
1.6.2 Ở Việt Nam................................................................................................12
1.7 ĐẶC TÍNH CỦA GIỐNG ĐẬU XANH ĐX 208 ............................................12
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ..............................................13
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..........................................................................13
2.2 PHƯƠNG TIỆN ..............................................................................................13
2.2.1 Vật liệu nghiên cứu.....................................................................................13
2.2.2 Thiết bị, hóa chất và vật tư..........................................................................13
2.3 PHƯƠNG PHÁP.....................................................................................................13
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm.....................................................................13
2.3.2 Phương pháp canh tác.................................................................................14
2.3.3 Phương pháp thu thập và phân tích chỉ tiêu.................................................15
2.3.3.1 Đặc tính sinh trưởng..............................................................................15
2.3.3.2 Sức sống của cây sau xử lý đột biến ......................................................15
2.3.4 Thu thập các kiểu đột biến hình thái ............................................................15
2.3.5 Thu thập các chỉ tiêu nông học ..........................................................................15
2.3.5 Tính các thông số biến dị di truyền ...................................................................16
2.3.7 Đánh giá các chỉ tiêu sâu bệnh.....................................................................18
2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ .................................................20
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................................................21
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT ..............................................................................21
3.1.1 Tình hình thời tiết khí hậu............................................................................21

3.1.2 Tình hình sâu bệnh cỏ dại và đổ ngã. ...........................................................21
3.2 ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ĐẬU XANH Ở CÁC NGHIỆM
THỨC XỬ LÝ EMS TRONG THẾ HỆ M2..........................................................22
3.2.1 Thời gian mọc mầm.....................................................................................22
3.2.2 Thời gian trổ hoa .........................................................................................22
3.2.3 Thời gian sinh trưởng ..................................................................................23
3.3 SỨC SỐNG CỦA CÂY ĐẬU XANH Ở THẾ HỆ ĐỘT BIẾN M2 TRÊN
CÁC NGHIỆM THỨC .....................................................................................24
3.4 KIỂU HÌNH Ở CÁC DÒNG ĐỘT BIẾN M2
............................................24
3.4.1 Đột biến về màu sắc lá trên thế hệ M2 ở các nghiệm thức xử lý EMS ..........24
3.4.2 Đột biến về hình dạng lá ..............................................................................25
3.4.3 Đột biến về số lượng lá................................................................................25
3.5 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC .................................................................................29

vii


3.5.1 Chiều cao cây lúc chín.................................................................................29
3.5.2 Thành phần năng suất và năng suất ở các dòng đột biến M2 của các
nghiệm thức .........................................................................................................29
3.6 GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH, GCV, PCV, H2 VÀ GA Ở MỘT SỐ CHỈ TIÊU KHẢO
SÁT TRÊN CÁC DÒNG ĐỘT BIẾN M2 ............................................................................30

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................33
4.1 KẾT LUẬN.......................................................................................................33
4.2 ĐỀ NGHỊ ..........................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG


viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
3.1
Đặc tính sinh trưởng ở thế hệ đột biến M2 trên các nghiệm thức
3.2
Đột biến về màu sắc lá ở thế hệ M2 ở các nghiệm thức xử lý EMS

Trang
23
26

3.3

Đột biến về hình dạng lá trên thế hệ M2 ở các nghiệm thức xử lý 27
EMS

3.4

Đột biến về số lượng lá trên thế hệ M2 ở các nghiệm thức xử lý 28
EMS

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

1.1

Tên bảng
Đặc tính của giống đậu xanh ĐX 208

2.1

Các nghiệm thức trong thí nghiệm

3.1

Tình hình thời tiết và khí hậu tại Cần Thơ từ tháng 2 đến tháng
5 năm 2013
Tình hình sâu bệnh ở thế hệ đột biến M2 trên các nghiệm thức

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

Ảnh hưởng của nồng độ EMS lên sức sống của thế hệ đột biến
M2 ở các nghiệm thức
Biến dị về màu sắc lá, hình dạng lá, số lượng lá chét trên thế hệ
đột biến M2 ở các nghiệm thức xử lý EMS
Chiều cao cây lúc chín (cm) ở thế hệ M2 ở các nghiệm thức
Thành phần năng suất và năng suất của cây đậu xanh ở thế hệ
M2 trên các nghiệm thức
Ảnh hưởng của nồng độ EMS lên các thông số di truyền ở thế

hệ M2 ở các nghiệm thức

x

Trang
12
14
21
22
24
25
29
30
31


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
AVRDC
: Asian Vegetable Research and Development Center
CCC
: Chiều cao cây
CV
: Coefficient of variation
ĐBSCL
: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐHCT
: Đại Học Cần Thơ
EMS
: Ethyl Methane Sulphonate
NSKG

: Ngày sau khi gieo
TB
: Trung bình
PCV (Phenotypic Coefficient of Variance): Hệ số phương sai kiểu gen
GCV (Genotypic Coefficient of Variance): Hệ số phương sai kiểu hình
H2 (Heritability in broad sense): Hệ số di truyền theo nghĩa rộng
GA (Genetic Advance): Tiến bộ di truyền

xi


TRẦN THỊ TRÚC GIANG, 2013 “KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN Ở
CÁC DÒNG ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M2 CỦA GIỐNG ĐẬU XANH ĐX 208”. Luận
văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông học, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường
Đại Học Cần Thơ. Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Thị Thanh Thủy và PGs.Ts.
Trương Trọng Ngôn.

TÓM LƯỢC
Đề tài “ Khảo sát sự biến dị di truyền ở các dòng đột biến thế hệ M2 của
giống đậu xanh ĐX 208” được thực hiện tại khu II, trường Đại Học Cần Thơ từ
27/02/2013 đến 14/05/2013 nhằm xác định được sự biến dị về mặt di truyền của
các dòng đột biến M2 làm cơ sở cho việc tuyển chọn giống mới. Thí nghiệm được
bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, một nhân tố, gồm năm nghiệm thức,
trong đó nghiệm thức đối chứng là giống ĐX 208, Bốn nghiệm thức còn lại là hạt
M2 của giống ĐX 208 tương ứng với 4 mức nồng độ 0,2% EMS, 0,4% EMS, 0,6%
EMS và 0,8% EMS. Mỗi nghiệm thức gieo 3 hàng, khoảng cách (50x20)cm,
hốc/cây. Bón phân theo công thức 60N - 60 P2O5 - 40 K2O.
Kết quả cho thấy nghiệm thức 0,8% EMS ít bị nhiễm sâu đục thân nhất.Thời
gian sinh ở các dòng đột biến M2 ngắn. EMS gây ra đột biến hình thái ở lá như:
(màu sắc lá, hình dạng lá và số lượng lá). Tỷ lệ đột biến hình thái ở lá cao nhất

(92,8%) ở nồng độ 0,6% EMS, trong 3 loại đột biến kể trên thì đột biến số lượng lá
có tỉ lệ cao nhất (46,7%) ở nồng độ 0,6%. Chiều cao cây ở các dòng đột biến M2 bị
giảm ở nồng độ 0,4% EMS. Năng suất và thành phần năng suất của các dòng đột
biến M2 đều tương đương so với giống đối chứng ĐX 208. Hệ số phương sai kiểu
gen (PCV), hệ số phương sai kiểu hình (GCV) của hai tính trạng chiều cao cây và
trọng lượng 100 hạt ở các dòng đột biến M2 đều ở mức từ thấp (<10%) đến trung
bình (10-15%). Số trái trên cây ở các dòng đột biến M2 có PCV, GCV cao nhất ở
nồng độ 0,2 % EMS. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (H2) cao nhất ở nghiệm thức
0,6% EMS. Tiến bộ di truyền (GA) cao nhất ở nồng độ 0,4% EMS. Trọng lượng hạt
trên cây ở các dòng đột biến M2 có PCV, GCV, H2, GA cao nhất ở nồng độ 0,4 %
EMS.

xii


MỞ ĐẦU
Đậu xanh (Vigna radiata L. Wilczek) là một trong ba cây đậu đỗ chính trong
nhóm các cây đậu ăn hạt, đứng sau đậu tương và lạc. Ngoài ra, nó còn là một trong
những mặt hàng xuất khẩu. Đậu xanh cũng chính là cây trồng có vị trí quan trọng
trong nền nông nghiệp của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Trồng đậu xanh
không những cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm, đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng
của con người và vật nuôi, mà còn có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất do rễ của
cây đậu xanh có các nốt sần chứa một số loài vi sinh vật cố định đạm sống cộng
sinh. Mặc dù vậy, tiến độ sản xuất và năng suất trong đậu xanh vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu của con người. Nguyên nhân là do các phương pháp canh tác, nhân
giống thông thường cho đậu xanh trong quá khứ không còn đóng góp vào việc cải
thiện chất lượng cho đậu xanh. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu chọn tạo các giống
đậu xanh có chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Hiện
nay, chọn giống bằng phương pháp gây đột biến đã được sử dụng thành công trên
nhiều đối tượng cây trồng. Có thể gây ra đột biến bằng nhiều tác nhân như tia phóng

xạ hoặc dùng hóa chất, trong đó hóa chất Ethyl Methane Sulphonate đang được sử
dụng nhiều trong nghiên cứu vì có hiệu quả gây đột biến cao. Xử lý bằng hóa chất
EMS đã được áp dụng trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau như đậu nành, hoa
cẩm chướng, lúa, đậu xanh... Sau khi xử lý các đột biến biểu hiện rõ ràng trên từng
tính trạng, rất thích hợp cho việc nghiên cứu. Vì những lý do trên đề tài “ Khảo sát
sự biến dị di truyền ở các dòng đột biến thế hệ M2 của giống đậu xanh ĐX 208”
được thực hiện nhằm: xác định được sự biến dị về mặt di truyền của các dòng đột
biến M2 làm cơ sở cho việc tuyển chọn giống mới.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC CỦA ĐẬU XANH
Đậu xanh có bộ NST 2n = 22, là loại cây ăn hạt, thân thảo. Theo Vavilov,
đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ, được phân bố rộng rãi ở các nước Đông và Nam
Á, khu vực Đông Dương. Dạng dại của V. radiata cũng được tìm thấy ở
Madagasca, bên bờ Ấn Độ Dương, Đông Phi (Nguyễn Đăng Khôi, 1997).
Cây đậu xanh (Vigna radiata L. Wilczek) thuộc ngành Magnoliophyta, lớp
Magnoliopsida, bộ Fabales, họ Fabaceae, chi Vigna. Chi Vigna là một trong những
chi lớn trong họ Đậu, bao gồm 7 chi phụ: Vigna, Haydonia, Plactropic,
Macrhyncha, Ceratotropic, Lasiospron, Sigmaidotrotopis. Đậu xanh theo quan điểm
lấy hạt của nhân dân ta bao gồm các loài thuộc hai chi phụ là Vigna và Ceratotropic.
Chi phụ Ceratotropic còn được gọi là nhóm đậu Châu Á mang những đặc điểm điển
hình thể hiện mức độ cao nhất cho Vigna. Năm 1970, Vercount đã công bố 5 trong
16 loài thuộc Ceratotropic đã được thuần hóa là : Đậu xanh (Vigna radiata L.
Wilczek), Đậu gạo (Vigna Umbellata(thumb), đậu adzukia (Vigna anguilaris
(Willd)), đậu ván (Vigna aconiti folia (Jacq)), Vigna trilobala (L.) Wildzek.
1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA ĐẬU XANH

1.2.1 Rễ
Rễ đậu xanh thuộc loại rễ cọc bao gồm rễ chính và các rễ phụ. Rễ chính
thường ăn sâu khoảng 20 – 30 cm, trong điều kiện thuận lợi có thể ăn sâu tới 70 –
100 cm, rễ phụ thường gồm 30 – 40 cái, dài khoảng 20 – 25 cm (Trần Văn Lài và
ctv, 1993).
Trên rễ phụ có nhiều lông hút do biểu bì rễ biến đổi thành, có vai trò tăng
cường sức hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên, bộ rễ của cây đậu
xanh yếu hơn nhiều so với các cây loại đậu khác nên khả năng chịu úng tương đối
kém. Nếu bộ rễ phát triển tốt thì bộ lá xanh lâu, cây ra nhiều hoa, quả, hạt. Ngược
lại, bộ rễ phát triển kém thì cây sẽ chóng tàn, các đợt ra hoa sẽ khó đậu quả hoặc
quả sẽ bị lép (Nguyễn Đăng Khôi, 1997, Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998).
Điều đặc biệt quan trọng là trên rễ cây họ đậu có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn
cố định đạm Rhizobium. Các nốt sần trên rễ bắt đầu hình thành khi cây có 2 – 3 lá
thật và đạt tối đa khi cây ra hoa rộ. Trên mỗi cây có khoảng 10 – 20 nốt sần, tập
trung chủ yếu ở cổ rễ. Kích thước của các nốt sần không giống nhau, đường kính
dao động từ 4 – 5 mm, so với đậu tương và đậu phộng thì nốt sần cây đậu xanh ít và

2


nhỏ hơn. Trên các loại rễ thì lớp rễ đầu tiên có nhiều nốt sần, còn các lớp rễ mọc ra
từ cổ rễ về sau ít nốt sần hơn. Người ta nhận thấy rằng những nốt sần hình thành sau
khi cây ra hoa (nốt sần thứ cấp) hoạt động mạnh hơn loại nốt sần sinh ra ở nửa đầu
thời kỳ sinh trưởng. Trung bình mỗi vụ, một héc ta đậu xanh có thể bù lại cho đất
tương ứng 85 – 107 kg nitơ làm cho đất tơi xốp hơn.
1.2.2 Thân và cành
Thân cây đậu xanh thuộc loại thân thảo hình trụ, phân đốt, cao khoảng 40 –
70 cm mọc thẳng đứng, có khi hơi nghiêng. Thân đậu xanh nhỏ, tròn, có màu xanh
hoặc màu tím tùy thuộc vào kiểu gen, có một lớp lông màu nâu sáng bao bọc. Trên
thân chia 7 – 8 đốt, ở giữa hai đốt gọi là lóng. Độ dài của các lóng thay đổi tùy theo

vị trí trên cây và điều kiện khác. Các lóng dài khoảng 8 – 10 cm, các lóng ngắn chỉ
3 – 4 cm. Từ các đốt mọc ra các cành, trung bình có 1 – 5 cành. Các cách mọc ra từ
các nách lá thứ 2, 3 phát triển mạnh gọi là cành cấp I, trên mỗi cành này lại có trung
bình 2 – 3 mắt, từ các mắt này mọc ra các chùm hoa. Các đốt thứ 4, 5, 6 thường
mọc ra các chùm hoa. Thời kỳ trước khi cây có 3 lá chét thì tốc độ tăng trưởng của
thân chậm, sau đó mới tăng nhanh dần đến khi ra hoa và hoa rộ, đạt chiều cao tối đa
lúc đã có quả chắc. Đường kính trung bình của thân chỉ 8 – 12 mm và tăng trưởng
tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của chiều cao cây (Trần Đình Long và Lê Khả
Tường, 1998).
1.2.3 Đặc điểm của lá
Lá đậu xanh là loại lá kép, có ba lá chét, mọc cách. Các lá chét có nhiều dạng
hình khác nhau từ ô van, thuôn tròn, thuôn dài, lưỡi mác… Một lá được gọi là hoàn
chỉnh gồm có: lá kèm, cuống lá và phiến lá. Cuống lá dài từ 8 – 10 cm, hình lòng
máng.
Sau khi cây mọc được 1 – 2 ngày thì lá xòe ra và sau đó khoảng 7 – 8 ngày
cây mới hình thành các lá thật. Cả hai mặt lá đều có lông, gân lá nổi rõ lên ở phía
dưới mặt lá. Màu lá xanh đậm hoặc xanh vàng. Chiều dài của lá nơi dài nhất là 10 12 cm, chỗ rộng nhất từ 7 – 10 cm. Số lá và kích thước, hình dạng của lá thay đổi
tùy giống, thời vụ, độ màu mỡ của đất.
Diện tích của lá tăng dần từ dưới lên các lá giữa thân rồi lại giảm dần lên
phía ngọn. Số lá trên thân chính thường có từ 8 – 10 lá, và thường có khoảng 4 – 5
lá to nhất, lúc các lá này phát triển mạnh là lúc chuẩn bị ra hoa. Diện tích lá đậu
xanh đạt cao nhất khi bắt đầu thu hoạch và giảm nhanh trong thời gian thu hoạch
(Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996).

3


1.2.4 Hoa
Hoa đậu xanh là loại hoa lưỡng tính, tự thụ phấn, mọc thành chùm to, xếp
xen kẽ nhau ở trên cuống. Các chùm hoa chỉ phát sinh ra từ các mắt thứ ba ở trên

thân, nhiều nhất là ở mắt thứ tư, còn ở các cành thì tất cả các mắt đều có khả năng
ra hoa. Thường sau khi cây mọc 18 – 20 ngày thì mầm hoa hình thành, sau 35 – 40
ngày thì nở hoa. Trong một chùm hoa, từ khi hoa đầu tiên nở đến hoa cuối cùng kéo
dài 10 – 15 ngày. Mỗi chùm hoa dài từ 2 – 10 cm và có từ 10 – 125 hoa. Khi mới
hình thành hoa có hình cánh bướm, màu xanh tím, khi nở cánh hoa có màu vàng
nhạt (Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998).
Hoa đậu xanh thường nở rải rác, các hoa ở thân trước, các hoa ở cành nở sau,
chậm hơn, có khi còn chậm hơn các chùm hoa cuối cùng ở ngọn cây. Trên cùng một
cành, các chùm hoa nở chênh lệch nhau có khi đến 10 – 15 ngày. Trong một chùm
hoa cũng vậy, từ khi hoa đầu tiên nở đến hoa cuối cùng có thể chênh 10 – 15 ngày.
Hoa nở được 24h là tàn, sau khi nở hoa và thụ tinh khoảng 20 ngày là quả chín. Số
lượng hoa dao động rất lớn, từ 30 đến 280 hoa trên một cây.
Thời gian nở hoa có thể chia ra thành 3 nhóm:
- Nhóm ra hoa tập trung: Hoa nở kéo dài < 16 ngày.
- Nhóm ra hoa không tập trung: Hoa nở liên tiếp > 30 ngày.
- Nhóm ra hoa trung gian: Hoa nở từ 16 đến 30 ngày.
1.2.5 Quả
Quả đậu xanh thuộc loại quả giáp, hình trụ, dài từ 8 – 10 cm, có dạng tròn
hơi dẹp, có hai gân nỗi rõ dọc theo hai bên cạnh quả. Đa số là quả thẳng, có một số
hơi cong. Khi còn non quả có màu xanh, đến khi chín có màu nâu vàng hoặc xám
đen, hoặc đen. Vỏ quả chín nếu gặp nhiệt độ cao có thể tách làm hạt rơi ra.
Quả lớn trong vòng 7 ngày và nhanh nhất là trong vòng 4 ngày đầu sau khi
hình thành. Mỗi cây có từ 8 – 45 quả, số quả nhiều hay ít là tùy thuộc vào giống và
điều kiện trồng trọt. Các quả ra ở những lứa hoa đầu lại thường chín chậm hơn các
quả ra lứa sau đó, nhưng quả to và hạt mẩy hơn. Các quả của những đợt hoa ra sau
thường ngắn, ít hạt, hạt không mẩy, màu hạt củng hơi nhạt, hạt bé hơn. Các quả sinh
ra từ các chùm hoa trên thân nhiều quả và to, dài hơn quả của các chùm hoa ở các
cành. Quả đậu xanh chín rãi rác, có khi kéo dài đến 20 ngày (Phạm Văn Thiều,
1999).


4


1.2.6 Hạt
Hạt đậu xanh không có nội nhũ, phôi cong, hai lá mầm dày, lớn và chứa
nhiều chất dinh dưỡng. Hạt gồm vỏ hạt, rốn hạt 2 lá mầm và 1 mầm non. Mầm non
là nơi thu nhỏ của mầm rễ, 2 lá đơn, thân chính và lá kép đầu tiên.
Hạt có hình tròn, hình trụ, hình ô van, hình thoi… và có nhiều màu sắc khác
nhau như: màu xanh mốc, xanh bóng, xanh nâu, vàng mốc, vàng bóng nằm ngăn
cách nhau bằng những vách xốp của quả. Ruột hạt màu vàng, xanh, xanh nhạt. Hình
dạng hạt kết hợp với màu sắc và độ lớn của hạt là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
chất lượng của hạt. Mỗi quả có từ 8 – 15 hạt. Hạt của những quả trên thân thường
to, mẩy hơn hạt của các quả ở cành. Hạt của các quả lứa đầu cũng to và mẩy hơn
các quả lứa sau. Số lượng hạt trung bình trong một quả là một trong những yếu tố
chủ yếu tạo thành năng suất của đậu xanh. Trọng lượng hạt của mỗi cây biến động
lớn từ 20 – 90 gam tùy giống, thời vụ và chế độ canh tác. Trọng lượng 1000 hạt trên
65 gam thích hợp cho xuất khẩu (Nguyễn Mạnh Chính và Nguyễn Mạnh Cường,
2008).

1.3 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
1.3.1 Ánh sáng
Đậu xanh là cây ưa sáng, khi có đủ ánh sáng, lá sẽ dày, có màu xanh đậm,
hoa và trái nhiều, đạt năng suất cao. Độ dài chiếu sáng cũng ảnh hưởng đến việc ra
hoa của cây đậu xanh (Phạm Văn Thiều,1999).
Theo Trần Thượng Tuấn (1983) cũng như đậu nành người ta xếp đậu xanh
vào cây ngày ngắn. Tuy nhiên, khoảng thời gian hình thành nụ hoa tùy thuộc vào
từng giống, vì thế trên thực tế người ta chia đậu xanh thành từng nhóm theo đặc tính
cảm quang: cảm quang mạnh, ít cảm quang và không cảm quang. Thông thường các
giống chín muộn có phản ứng ánh sáng mạnh hơn các giống ngắn ngày. Cũng theo
Trần Thượng Tuấn (1983) trong điều kiện ngày ngắn, chất khô tích lũy vào trái

nhiều. Trong điều kiện ngày dài chất khô chủ yếu tích lũy vào thân, rễ.
1.3.2 Nhiệt độ
Theo Phạm Hữu Trinh và cộng tác viên (1986) thì cây đậu xanh là cây nhiệt
đới, nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng, ra hoa, kết quả là 25 – 300C, nhiệt độ
dưới 150C cây đậu xanh không tăng trưởng được.
o

Còn theo Raison và Chamman(1987) nếu nhiệt độ ở mức 18 C thì cây sẽ mọc
o
chậm, cây yếu và sinh trưởng kém, nếu nhiệt độ ở mức 14 C thì cây sẽ không mọc
được và mọi quá trình trao đổi chất sẽ không xảy ra (Raison và Chapman, 1978).

5


1.3.3 Lượng mưa
Đậu xanh cần vũ lượng 750 – 1700 mm/năm là đủ cung cấp nước để phát
triển quanh năm (Trần Kim Thủy, 1969). Ở ĐBSCL, vũ lượng hàng năm 1500 mm
nhưng do lượng mưa phân bố không đều nên gây ảnh hưởng không tốt cho sự trồng
đậu cả về mùa vụ cũng như về diện tích.
1.3.4 Đất đai
Đậu xanh trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất sét đến đất phù sa
nhiều hữu cơ (pH = 4,5–6,5), đất có độ mặn trung bình (đất chứa 0,4% muối).
Theo Phạm Hữu Trinh và ctv (1986) về mặt đất đai, đậu xanh thích ứng với
nhiều loại đất, trừ các loại đất phèn, mặn nhiều. Đất úng nước càng không thích hợp
vì chỉ đọng nước là lá bị vàng và rễ bị thối. Tuy nhiên, để được năng suất cao, đất
trồng đậu xanh cần có các điều kiện sau đây: xốp, nhiều chất hữu cơ, dễ thoát nước.
Giống như nhiều loại cây trồng khác, đậu xanh cũng yêu cầu đất tơi xốp. Vì vậy,
cần cày bừa kỹ, làm cỏ, cây không chịu ngập úng, tùy địa thế mà chọn biện pháp
làm đất như là đánh luống, tỉa lan. Ở các chân đất không bằng phẳng nên gieo giống

theo hàng và chú ý vấn đề tạo rãnh thoát nước (Bùi Việt Ngữ, 1999).
1.3.5 Dinh dưỡng
Theo Nguyễn Hữu Quán (1984), trong quá trình sinh trưởng và phát triển
đậu xanh có yêu cầu khá cao với 3 nguyên tố: N, P, K. Ngoài ra đậu còn cần các
nguyên tố khác: Ca, Mg, S, Cu, Zn, Mn, Bo, Mo. Đặc biệt đậu rất nhạy cảm với
điều kiện thiếu vi lượng, khi thiếu vi lượng đậu dễ phát sinh các bệnh sinh lý.
Đạm là yếu tố chính của sự tăng trưởng và cho năng suất cao. Để sinh trưởng
cây cần được cung cấp đầy đủ đạm mới sinh trưởng nhanh, ra nhiều thân lá, lá mới
có màu xanh đậm.
Lân cũng cần như đạm, là yếu tố sinh trưởng, yếu tố tạo ra prôtêin, tổng hợp
ATP, mỡ, các enzim và nhiều thành phần khác. Nó tham gia trực tiếp vào các hoạt
động sinh lý của cây.
Kali giúp cho quá trình quang hợp, sự hoạt động của các enzim, tăng hàm
lượng tinh bột trong hạt, tăng lượng cellulose, giúp cây chống bệnh, chống đỗ ngã.
1.4 BIẾN DỊ VÀ ĐỘT BIẾN
1.4.1 Một số khái niệm
Biến dị: Biến dị là quá trình phản ánh tương tác của cơ thể với môi trường.
Xét từ quan điểm di truyền học, biến dị cũng là kết quả của phản ứng giữa kiểu gen

6


trong quá trình phát triển cá thể đối với các điều kiện của môi trường ngoài (Phạm
Thành Hổ, 1988).
Đột biến (mutation): Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất
di truyền ở cấp độ phân tử (DNA, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến
sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất
bền vững và có thể di truyền cho các đời sau (Phạm Thành Hổ, 1988).
Theo Vũ Đình Hòa (2005) đột biến là một cơ chế chủ yếu tạo ra biến dị di
truyền ở mọi cơ thể sống. Đột biến ở thực vật là những thay đổi di truyền đột ngột

xảy ra trong toàn bộ vật chất di truyền (phân tử DNA) của cây. Đối với chọn tạo
giống, đột biến cung cấp nguồn vật liệu di truyền mang các tính trạng mới để trực
tiếp hoặc gián tiếp tạo ra giống mới.
1.4.2

Vai trò của đột biến

Đột biến gen được xem là cơ sở của hiện tượng đa hình di truyền trong quần
thể và là nguồn biến dị di truyền sơ cấp vô cùng phong phú và đa dạng cho quá
trình chọn lọc và tiến hóa. Người ta lợi dụng đặc tính biến đổi này để xây dựng các
phương pháp gây đột biến khác nhau và có thể kết hợp với lai hữu tính hoặc sử
dụng kỹ thuật di truyền để cải tiến bộ gen của cây trồng về tính trạng cần quan tâm.
Ngoài ra đột biến còn là nguồn nguyên liệu tốt cho chọn giống cây trồng.
1.4.3

Đột biến điểm

Đột biến gen hay đột biến điểm: là các biến đổi rất nhỏ trên một đoạn DNA,
thường liên quan đến một cặp base đơn của DNA hoặc một số ít cặp base kề nhau.
Đột biến điểm làm thay đổi gen kiểu dại (wild-type gene). Thực tế đột biến điểm
hầu như làm giảm hoặc làm mất chức năng của gen hơn là tăng cường chức năng
của gen.
Về nguồn gốc, đột biến điểm được phân ra làm đột biến ngẫu nhiên
(spontancous) và đột biến cảm ứng (induced). Đột biến cảm ứng là dạng đột biến
xuất hiện với tần số đột biến tăng lên khi xử lý có mục đích bằng tác nhân đột biến
hoặc tác nhân môi trường đã được biết. Đột biến ngẫu nhiên là đột biến xuất hiện
khi không có sự xử lý bằng tác nhân đột biến. Đột biến ngẫu nhiên được tính là tỉ lệ
cơ sở của đột biến và được dùng để ước chứng nguồn biến dị di truyền tự nhiên
trong quần thể. Tần số đột biến ngẫu nhiên thấp nằm trong khoảng 10-5-10-8, vì vậy
đột biến cảm ứng là nguồn đột biến quan trọng cho phân tích di truyền (Phạm

Thành Hổ, 1988).

7


1.5 CƠ SỞ CHỌN GIỐNG ĐỘT BIẾN
1.5.1 Các phương pháp chọn giống
Để tạo ra nguồn biến dị mới có nhiều tính trạng mong muốn, các nhà chọn
giống đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra giống mới có chất lượng.
Các phương pháp chọn giống như:
Phương pháp chọn lọc
Phương pháp lai xa
Phương pháp tạo giống ưu thế lai
Phương pháp ứng dụng thể đa bội
Phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học
Phương pháp đột biến
Trong các phương pháp trên thì chọn giống bằng phương pháp đột biến ngày
một tăng với sự tiến bộ của chọn giống vì nguồn biến dị di truyền dự trữ của các
loại cây trồng dần cạn kiệt.
1.5.2 Chọn giống bằng phương pháp đột biến
1.5.2.1 Ý nghĩa của phương pháp chọn giống đột biến
Ý nghĩa: đột biến cung cấp nguồn vật liệu di truyền mang các tính trạng mới
để trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra giống mới. Bằng phương pháp đột biến có thể thay
đổi, cải tiến những tính trạng đơn gen hay đa gen. Thậm chí, đột biến còn cải tiến
đồng thời nhiều tính trạng ví dụ giống lúa mì đột biến “Sharbati Sonora” có màu sắc
hạt tốt hơn, có năng suất, hàm lượng protein và lyzin cao hơn giống gốc “Sonora
64”. Như vậy, đột biến là một phương pháp bổ sung cho các phương pháp chọn
giống khác.
Phương pháp đột biến được áp dụng khi: nguồn biến dị tự nhiên không có
tính trạng mong muốn, tính trạng mong muốn có trong nguồn gen cây trồng nhưng

liên kết chặt chẽ với tính trạng không mong muốn, cải tiến một tính trạng đơn giản,
cần biến dị mới ở cây sinh sản bằng con đường vô tính, tính trạng mong muốn có
trong nguồn gen cây dại có họ hàng thân thuộc, nhưng khó lai và liên kết chặt chẽ
với tính trạng không mong muốn (Vũ Đình Hòa, 2005).
1.5.2.2.

Cơ sở khoa học trong chọn giống bằng đột biến cảm ứng

Những đặc điểm hình dáng bên ngoài, đặc tính sinh lý và sinh hóa của cây
được gọi là tính trạng. Bản thân tính trạng không được truyền lại từ bố mẹ sang con

8


cháu mà chỉ có vật chất di truyền (DNA) là gen kiểm soát những tính trạng mới
được di truyền từ thế hệ náy sang thế hệ khác. Gen là một đoạn phân tử DNA gồm
có một số nucleotit quyết định. Gen cũng như mọi vật chất khác, tùy thuộc vào điều
kiện ngoại cảnh, gen có thể bị biến đổi. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong bộ ba
thay đổi sẽ làm thay đổi mã di truyền. Sự biến đổi của gen trong các nhóm gen gọi
là đột biến. Những đột biến xuất hiện do các tác động của điều kiện tự nhiên và môi
trường gọi là đột biến tự nhiên hay đột biến tự phát, nó được phân biệt với các loại
đột biến nhân tạo. Đột biến được mô tả như là sự thay đổi về vật chất di truyền và là
nguồn chất mầm vô tận cho biến dị di truyền. Đột biến cực kỳ quan trọng trong tiến
hóa và cung cấp vật liệu ban đầu cho quá trình chọn giống. Việc sử dụng đột biến tự
phát hoặc nhân tạo trong chọn giống được xem như là quá trình chọn giống
(Nguyễn Hữu Đống và ctv., 1997; Nguyễn Hồng Minh, 1999)
Khi con người sử dụng các tác nhân hóa, lý tạo nên đột biến thì tần số xuất
hiện đột biến cao hơn nhiều so với đột biến tự nhiên (Nguyễn Hạnh Hoa, 1999; Vũ
Như Ngọc, 2005).
Trong nhiều năm ở Mỹ, Liên Xô, Nhật Bản…các nhà khoa học đã sử dụng

các tác nhân gây đột biến bằng phương pháp vật lý, hóa học đã đạt nhiều kết quả rất
tốt. Các tác nhân vật lý bao gồm các dạng phóng xạ có khả năng oxy hóa mạnh là
tia X, Neutron, các chất đồng vị phóng xạ… Các cơ quan thực vật dùng để xử lý tạo
đột biến bao gồm hạt, lá cây, hạt phấn, giao tử, họp tử và các mô tế bào đang phân
chia mạnh.
Sử dụng đột biến tia γ nhằm tạo ra đột biến là phương pháp có hiệu quả cao
trong công tác tạo ra giống mới (Phạm Thị Liên, 2008; Vũ Như Ngọc, 2005)
Sử dụng đột biến thực nghiệm sẽ rút ngắn được thời gian chọn tạo ra một số
giống mới so với việc sử dụng phương pháp lai. Phương pháp chọn giống đột biến
có hiệu quả cao trên những cây có ưu thế về chọn lọc cá thể, như ở các cây thụ phấn
và sinh sản vô tính, các cá thể của giống sinh sản vô tính (dòng vô tính) đều mang
gen đột biến, còn đối với cây thụ phấn chéo thì cây mang gen đột biến trong nhiều
thế hệ chọn lọc vẫn có thể chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong quần thể (Nguyễn
Hữu Đống và ctv., 1997; Nguyễn Hạnh Hoa, 1999).
Theo Vũ Đình Hòa (2005) thì quy trình chọn lọc đột biến được diễn tả qua
các bước như sau:
Bước 1: Xử lý đột biến
Hạt, đỉnh sinh trưởng, tiền phôi, giao tử, hợp tử, tế bảo đơn ( trong nuôi cấy)
của các giống đã được chọn xử lý với các tác nhân gây đột biến: tia X, tia gamma,

9


tác nhân hóa học… Việc lựa chọn tác nhân đột biến và liều lượng phụ thuộc vào
loại vật liệu và tác nhân đột biến sẵn có.
Bước 2: Trồng thế hệ M1
Trồng vật liệu xử lý trong điều kiện cách ly hay bao cách ly cùng với đối
chứng. Thường ở thế hệ M1 có thể quan sát được nhiều thay đổi kiểu hình do ảnh
hưởng trực tiếp của tác nhân đột biến. Tìm những cây khảm và không khảm dị hợp
tử. Tùy theo mục tiêu chọn giống mà quyết định gieo toàn bộ hạt hay một hạt của

từng cây hay một hoặc nhiều cơ quan sinh sản (bông, quả…) của mỗi cây M1 và
gieo trồng thế hệ M2 ở dạng hỗn hợp hay theo từng gia đình. Thu hạt và giữ hạt vật
liệu một cách phù hợp.
Bước 3: Trồng thế hệ M2
Trồng theo từng gia đình từ 15-20 cây (số cây phụ thuộc vào tỷ lệ phân ly)
để dễ dàng đánh giá đột biến lặn đơn gen (như đột biến diệp lục, hình thái, kháng
bệnh, tính trạng chất lượng khác…)
Trồng cây với khoảng cách như nhau để đánh giá tính trạng số lượng.
Tìm thể phân ly, giám định đột biến cảm ứng và thu hạt từ cây đột biến.
Bước 4: Trồng thế hệ M3
Trồng hạt thu được ở thế hệ M2, tìm những cây phân ly và kiểm chứng thể
đột biến chọn ở M3.
Bước 5: Trồng thế hệ M4
Thể đột biến đã chọn được đánh giá sơ bộ về giá trị nông học.
Đánh giá tính ổn định di truyền của thể đột biến.
Sử dụng gián tiếp trong chương trình chọn giống lai thể đột biến mong muốn
với vật liệu chọn giống.
Bước 6 đến 9: Trồng thế hệ M5 và các thế hệ sau
Đánh giá thể đột biến ổn định ở nhiều điểm. Dựa vào năng suất và các tính
trạng khác, thể đột biến có thể công nhận và phổ biến là giống cải tiến hoặc sử dụng
gián tiếp để chuyển tính trạng có ích vào vật liệu chọn giống có triển vọng.
Bước 10: Khảo nghiệm chính thức và công nhận giống.

10


1.5.2.3 Cơ chế gây đột biến gen của hóa chất Ethyl Methane Sulphonate (EMS)
EMS có công thức hóa học là CH3SO3C2H5. EMS là tác nhân alkyl hóa đơn
chức năng gây ra các dạng đột biến : khử hóa purin, thay thế cùng nhóm
(transition), tạo triester ở sườn phân tử DNA. EMS tạo ra đột biến ngẫu nhiên trong

vật liệu di truyền của nucleotide thay thế, đặc biệt là guanine-alkyl hóa. Khi xử lý
bằng EMS, hóa chất này nhường nhóm ethyl (CH3-CH2) cho DNA mà cụ thể là cho
O6 của guanine tạo ra O6 alkyl-guanine. Base được alkyl hóa này cặp với thymine
thay vì cytosine. Kết quả là sinh ra đồng hoán GC→AT ở lần tái bản sau. Ở nồng
độ 1% EMS có thể gây ra đột biến với một tỉ lệ 5x10-4 đến 5x10-2 mỗi gen (Konzak
& cộng tác, 1965).
1.6 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘT BIẾN EMS
1.6.1 Trên thế giới
Lamseejan và ctv. (1983) và Chow và Loo (1988) đã xử lý EMS ở 0,1%
EMS và 0,2% EMS trên hạt đậu xanh, kết quả đã làm thay đổi các đặc tính về hình
thái, sinh lý, di truyền, thay đổi tần số đột biến.
Nyla Jabeen và Bushra Miza (2004) đã thành công trong việc tạo ra các đột
biến hình thái trên giống ớt. Hạt giống ớt được xử lý bằng EMS ở nồng độ 0,5%
trong 3 giờ đã gây ra đột biến điểm hình thái như: cây ớt đột biến có kiểu hình khác
so với cây bình thường. Những dạng đột biến khác biệt về hình thái bao gồm: dạng
thân cao, thân lùn, chín sớm và trưởng thành muộn. Đột biến thay đổi diện tích lá,
trật tự lá, hình dạng của lá, cách phân nhánh và dạng đối xứng của hoa. Đột biến
hữu thụ trong nghiên cứu này có giá trị liên kết và lập bản đồ di truyền về cây ớt và
có thể được xem như là các marker di truyền.
Singh, R., and Kole, C. R. (2005) ảnh hưởng của EMS lên sự nảy mầm và
các đặc tính nông học trên đậu xanh. Kết quả làm thay đổi các đặc tính nông học
của đậu xanh nhưng không ảnh hưởng đến sự nảy mầm.
Samiullah Khan và Sonu Goyal (2009) đã sử dụng EMS ở nồng độ 0,1% và
0,2% để gây đột biến trên 2 giống đậu xanh K-851 và PS-16. Kết quả đã cải thiện
được năng suất và gia tăng tính biến dị di truyền về các tính trạng số lượng của hai
giống này như: số cành hữu hiệu, số trái trên cây và năng suất hạt trên cây. Giá trị
trung bình và các thông số di truyền ở mỗi tính trạng kể trên đều cao hơn so với
giống đối chứng trong thế hệ M5.
Raijb Roychowdhury và Jagatpati Tab (2011), đánh giá hiệu quả gây đột
biến của ba hóa chất, Consixin, EMS và Sodium axit ( SA) ở ba mức nồng độ 0,1%,


11


×