Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

trường từ vựng màu sắc trong ca từ trịnh công sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 110 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
--------------

NGUYỄN MINH MẪN
Mssv: 6116189

TRƢỜNG TỪ VỰNG MÀU SẮC TRONG CA TỪ
TRỊNH CÔNG SƠN
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hƣớng dẫn: NGUYỄN THỊ THU THỦY

Cần Thơ, 2014
1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
--------------

NGUYỄN MINH MẪN
Mssv: 6116189

TRƢỜNG TỪ VỰNG MÀU SẮC TRONG CA TỪ
TRỊNH CÔNG SƠN
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn



Cán bộ hƣớng dẫn: NGUYỄN THỊ THU THỦY

Cần Thơ, 2014

2


ĐỀ CƢƠNG
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

2.

Lịch sử vấn đề

3.

Mục đích nghiên cứu

4.

Phạm vi nghiên cứu

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.

Trƣờng từ vựng và trƣờng từ vựng màu sắc
1.1.1. Trường từ vựng
1.1.1.1. Về từ vựng
1.1.1.2. Về trường từ vựng
1.1.2. Phân loại trường từ vựng
1.1.2.1. Trường từ vựng trực tuyến
1.1.2.1.1. Trường biểu vật
1.1.2.1.2.Trường biểu niệm
1.1.2.2. Trường từ vựng tuyến tính
1.1.2.3. Trường từ vựng liên tưởng
1.1.3. Khái niệm trường từ vựng màu sắc
3


1.1.4. Phân loại trường từ vựng màu sắc
1.2.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn
1.2.1. Nhạc sĩ, thi sĩ Trịnh Công Sơn
1.2.1.1. Đôi nét về cuộc đời Trịnh Công Sơn
1.2.1.2. Đôi nét về sự nghiệp sáng tác
1.2.1.3. Những ca khúc tiêu biểu làm nên tên tuổi nhạc Trịnh
1.2.2. Vài nét về ca từ Trịnh Công Sơn

CHƢƠNG 2:

TRƢỜNG TỪ VỰNG MÀU SẮC TRONG CA TỪ TRỊNH
CÔNG SƠN
2.1. Tổng quan về từ chỉ màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn
2.2. Giá trị ngữ nghĩa của từ chỉ màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn
2.2.1. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu xanh
2.2.2. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu hồng
2.2.3. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu vàng
2.2.4. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu trắng
2.2.5. Nghệ thuật sử dụng mốt số từ chỉ màu sắc khác
2.3. Tiểu kết

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con ngƣời đƣợc sinh ra, sống và chết đi, chẳng có gì thay đổi từ ngàn đời nay. Đó là
cái quy luật đau đớn mà ai cũng biết của cuộc đời. Điều quan trọng là ta để lại gì cho mai
sau, và sẽ là gì trong đôi mắt của thế giới mai sau. Đó không nên chỉ là sự tiếc thƣơng của
đôi ba ngƣời thân thuộc, không nên chỉ là đôi lời nhận xét trên trang sổ kính viếng, cũng
không nên là cái tiếng xấu muôn đời vì đôi vết nhơ nào đó. Đối với cuộc đời nói chung và
trong văn học nói riêng, việc nhà văn để lại dấu ấn của mình trên những trang viết, trên
bảng niên biểu lịch sử văn học là chuyện “xưa nay thường tình”. Nhƣng chuyện một nhạc
sĩ, mà nói đúng hơn là một nghệ sĩ không biết vô tình hay hữu ý để lại dấu ấn của mình trên
nền văn học bằng những sáng tác âm nhạc, thì không phải là dễ gặp. Nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn là một ngƣời nhƣ thế. Ca từ trong ca khúc của ông quả thật là thơ, cả về phần hồn lẫn

phần xác. Một lối thơ rất Trịnh Công Sơn, và một cảm xúc cũng rất Trịnh Công Sơn.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Châu viết: “Trịnh Công Sơn ông là ai? Giới văn nghệ sĩ
thân ái gọi ông là: Người ca thơ (Văn Cao), Người tình lãng du của nhiều thế hệ (Hoàng
Phủ Ngọc Tường), Thiền sư du ca (Đỗ Minh Tuấn), Ông hoàng tình ca (Nguyễn Trọng
Tạo), Thi sĩ của âm nhạc, hay Nhạc sĩ của thi ca…. Còn ông trả lời theo cách riêng của
mình: Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về
những giấc mơ đời hư ảo…”[16; Tr.136] Chẳng phải vô cớ nhiều nhà thơ đã gọi Trịnh
Công Sơn là thi sĩ. Ca từ trong nhiều bài hát của ông là những vẫn thơ đẹp mĩ miều.
Trịnh Công Sơn sinh ra và lớn lên ở giai đoạn có nhiều biến động lớn trong lịch sữ
dân tộc và nhân loại. Là tầng lớp tri thức trẻ chịu nhiều sự tác động của các nền văn hóa
phƣơng Tây đặc biệt là Pháp. Là lớp ngƣời có những nhìn nhận khá sâu sắc về hoàn cảnh
dân tộc hiện thời. Những luận đề trên là lý do hoàn toàn hợp lý, giải thích cho những suy tƣ,
trăn trở về con ngƣời trong sáng tác của Trịnh Công Sơn. Là nền móng ban đầu tạo nên
những bứt phá trong nhận thức của chàng nhạc sĩ trẻ tài hoa Trịnh Công Sơn, đem đến cho
5


đời những ca khúc phản chiến đậm tính nhân văn, những bản tình ca đậm chất triết lý cuộc
đời.
Vào thời điểm đầu thế kỉ XX, đã có những tên tuổi lớn, phủ bóng khắp làng nhạc
Việt nhƣ Phạm Duy, Văn Cao, Đặng Thế Sơn,… Nhƣng Trịnh Công Sơn xuất hiện và đã
tìm cho mình đƣợc chỗ đứng trong lòng khán giả trong cũng nhƣ ngoài nƣớc. Nét mới, đặc
sắc của nhạc Trịnh Công Sơn không sang trọng nhƣ nhạc Văn Cao, không đa dạng nhƣ
Phạm Duy mà là một bức tranh siêu thực, đầy chiêm nghiệm về thân phận và tình yêu. Nhạc
Trịnh Công Sơn là “một cuộc hôn phối kì diệu” giữa dấu nhạc và ca từ. Phần ca từ hay đến
não nùng khi hát lên nhƣng không phải lúc nào cũng có thể hiểu hết những chữ trong ấy,
mỗi chữ, mỗi từ, mỗi câu đều có những giá trị đặc biệt mà khi kết hợp chúng lại với nhau,
chất thơ, ý thơ lại toát lên một nét đẹp đặc thù của Trịnh Công Sơn, bảng lảng, mơ hồ, khó
định nhƣng chắc chắn ai cũng nhận thấy là đẹp, là mê hoặc. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát
từng nói: “ Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”. Nhƣng sao lại mƣợt mà đến

nhƣ thế?
Một điều vô cùng đặc biệt, từ nhỏ Trịnh Công Sơn đã theo học những trƣờng thuộc
Pháp, Tiếng Việt là một môn vô cùng xa xỉ trong những ngôi trƣờng nhƣ thế. Vậy mà một
điều chắc chắn rằng trƣớc, và sau Trịnh Công Sơn ta sẽ khó tìm đƣợc một nhạc sĩ thứ hai có
vốn từ vựng tiếng Việt phong phú và tuyệt vời đến nhƣ thế. Điều đáng nói ở đây là cách sử
dụng vốn từ của Trịnh có thể xem đã đạt đến độ tinh tế và sâu sắc. Sẽ là quá khập khiễng
nếu ta so sánh với bậc thầy ngôn ngữ dân tộc Nguyễn Du, song cũng chẳng phải là ngoa khi
xếp Trịnh Công Sơn vào một nhạc sĩ bậc thầy.
Ở thế kỉ XXI, nhạc Trịnh Công Sơn vẫn có một chỗ đứng vững vàng trong lòng
ngƣời hâm mộ. Trịnh Công Sơn đã trở thành một trong những tên tuổi lớn. Những dấu ấn
của Trịnh Công Sơn trong âm nhạc nói riêng cũng nhƣ trong văn hóa nghệ thuật nói chung
là không thể phủ nhận đƣợc. Nhạc Trịnh đã trở thành một thƣơng hiệu của ngƣời Việt Nam.
Đó cũng là phần nào lý do những đề tài, chuyên luận nghiên cứu về Trịnh Công Sơn, về ca
từ của ông xuất hiện ngày càng dày đặc. Những nét đẹp của ca từ trong ca khúc Trịnh Công

6


Sơn là rất nhiều và vẫn là đề tài hấp dẫn để chúng ta tìm hiểu. Đặc biệt là phạm trù từ vựng
ngữ nghĩa.
Với những đóng góp đáng quý của ông vào kho tàng ngôn ngữ dân tộc, việc nghiên
cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa trong ca từ của nhạc Trịnh Công Sơn, là một sự tất yếu
của dòng chảy ngôn ngữ học. Riêng đề tài Trường từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công
Sơn là một nghiên cứu hoàn toàn mới, chƣa thấy xuất hiện trong thời gian gần đây. Nhận
thấy sức hấp dẫn cũng nhƣ sự mới mẻ của đề tài, ngƣời viết muốn thử sức mình, muốn đóng
góp phần nào những tìm hiểu nhỏ của mình về trƣờng từ vựng màu sắc trong ca từ của
Trịnh Công Sơn, để có thể thỏa niềm đam mê sâu sắc với nhạc Trịnh Công Sơn. Bên cạnh
đó chúng tôi cũng muốn tôn vinh những cống hiến của Trịnh Công Sơn đối với từ vựng
ngôn ngữ dân tộc; gửi đến tác giả lòng ái mộ cũng nhƣ sự kính trọng của thế hệ chúng tôi
đối với một nghệ sĩ tài hoa có phần “bạc mệnh”; thể hiện phần nào những suy nghĩ, cảm

nhận của thế hệ trẻ đối với những sáng tác đáng giá của Trịnh Công Sơn và tìm chút sự
đồng điệu từ bạn đọc.

2. Lịch sử vấn đề
Nhắc đến từ vựng ngữ nghĩa học chúng ta không thể bỏ qua công lao của hai nhà
ngôn ngữ học lừng lẫy ngƣời Đức J. Trier và L. Weisgerber, hai nhà tiên phong đƣa ra
nhƣng định nghĩa ban đầu về trƣờng từ vựng. Tiếp đó còn phải kể đến những cái tên có
đóng góp cho trƣờng từ vựng ngữ nghĩa nhƣ, G. Ipsen, J. Trier. Những đóng góp của các
nhà ngôn ngữ học này đã làm cho sự xuất hiện của trƣờng từ vựng vào những năm 20-30
của thế kỉ XX trở nên phong phú và đa dạng hơn về hƣớng tiếp cận.
Ở Việt Nam, ngƣời có những công trình tiếp thu, hƣởng ứng đầu tiên nhất, có lẽ phải
kể đến giáo sƣ Đỗ Hữu Châu với “Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa” ra
đời năm 1973. Ở những công trình sau đó của mình, Đỗ Hữu Châu đi vào phân loại trƣờng
từ vựng trong tiếng Việt. Theo đó các khái niệm, trường biểu vật, trường biểu niệm, trường
tuyến tính, và trường liên tưởng lần lƣợt ra đời. Các công trình của Đỗ Hữu Châu là những
bƣớc đệm, tạo đà cho việc nghiên cứu trƣờng từ vựng ở Việt Nam phát triển, đồng thời

7


cũng mang vai trò tiên phong, đúng hƣớng để các nghiên cứu khác học hỏi, lấy đó làm tài
liệu nghiên cứu.
Tiếp sau đó có những công trình tiếp thu khác nhƣ Từ vựng học tiếng Việt của
Nguyễn Thiện Giáp, Ngữ nghĩa học của Lê Quang Thiêm và một số công trình khác.
Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của một số luận án, đề tài về trƣờng từ vựng nhƣ:
Luận án Phó Tiến Sĩ Trường từ vựng bộ phận cơ thể người, bảo vệ năm 1988 của
Nguyễn Đức Tồn.
Luận án Phó Tiến Sĩ Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật ra đời năm
1996 của Nguyễn Thúy Khanh.
Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ thuộc trường “thực vật. Do Đinh Thị

Oanh bảo vệ Năm 1999.
Ở chƣơng thứ 8 của công trình Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ
và tư duy ở người Việt do Nguyễn Đức Tồn xuất bản năm 2002, đã chỉ ra đặc điểm ngữ
nghĩa của trƣờng gọi thực vật.
Luận văn Thạc sĩ Trường từ vựng tên gọi các loại cây trong ca dao của người Việt
bảo vệ năm 2007 của Phan Thị Thúy Hằng.
Năm 2008, Lê Thị Thanh Nga bảo vệ luận văn Thạc sĩ Đặc điểm lớp từ ngữ thuộc
trường nghĩa chỉ vật dụng - biểu tượng tình yêu trong ca dao tình yêu lứa đôi.
Bên cạnh đó còn có một số nghiên cứu, chuyên đề đƣợc in trên một số tạp chí nhƣ:
Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt (Đăng trên Tạp
chí Ngôn ngữ và đời sống, số 6 (140) - 2007), năm 2007 của tiến sĩ Đỗ Thị Kim Liên.
Trường nghĩa ẩm thực trong các bài báo viết về bóng đá (Đăng trên tạp chí Ngôn
ngữ và đời sống, số 7 (165) - 2009), năm 2009 của tiến sĩ Hoàng Anh và Nguyễn Thị Yến

8


Trường từ vựng chỉ không gian trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận (Đăng trên tạp
chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2 (171+172) – 2010), năm 2010 của tác giả Trần Thị Mai.
Ở các công trình trên, lý thuyết trƣờng đƣợc vận dụng vào nghiên cứu với vai trò là
cơ sở tập hợp từ để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Nhƣ các công trình
của tác giả Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thúy Khanh, Phan Thị Thúy Hằng, Đỗ Thị Kim Liên
tập hợp các trƣờng từ để nghiên cứu về đặc trƣng văn hóa. Tác giả Đinh Thị Oanh nghiên
cứu theo hƣớng ngôn ngữ về mặt ngữ nghĩa nhƣng chỉ gói gọn trong phạm vi các vị từ. Tác
giả Lê Thị Thanh Nga thì nghiên cứu về mặt đặc điểm của từ ngữ. Tiến sĩ Hoàng Anh và Lê
Thị Yến nghiên cứu trƣờng nghĩa ẩm thực trong các bài viết về bóng đá để chỉ ra sự sinh
động trong cách sử dụng từ ngữ. Bài viết của tác giả Trần Thị Mai áp dụng lý thuyết trƣờng
từ vựng ngữ nghĩa để nghiên cứu về ngôn ngữ thơ.
Riêng về từ chỉ màu sắc, cũng có xuất hiện một số công trình nhƣ:
Biện Minh Điền với bài viết “Về tính từ chỉ màu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến”

(Ngôn ngữ số 7- 2000).
Bên cạnh đó còn có, “Màu xanh trong thơ Nguyễn Bính”, Nguyễn Thị Thành Thắng
(Ngôn ngữ số 11-2001).
Trên Ngôn ngữ và Đời sống số 8 năm 2006, Hà Thị Thu Hoài viết “Từ chỉ màu sắc
để miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài”.
Đinh Trí Dũng- Lê Thu Giang nghiên cứu từ chỉ màu sắc trong thơ Thế Lữ qua bài
viết “Thế Lữ - người vẽ tranh ngôn từ thi ca” trên Ngôn ngữ và Đời sống (số 8- 2007).
Các công trình trên hầu hết đều dùng lý thuyết trƣờng từ nhƣ là cơ sở để tập hợp,
nghiên cứu về một phạm vi ngôn ngữ trong một lĩnh vực nhất định. Dùng từ vựng màu sắc
nhƣ một đối tƣợng cụ thể để hiện thực hóa lý thuyết. Riêng Trường từ vựng màu sắc trong
ca từ Trinh Công Sơn chƣa từng thấy xuất hiện.

9


Kể từ sau 1975 đã có những bài viết về ca khúc Trịnh Công Sơn ở trong và ngoài
nƣớc. Đầu tiên phải kể đến đề tài cao học của một cô gái ngƣời Nhật Yoshii Michiko, với
tựa đề đƣợc dịch Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn hoàn thành năm 1990 tại
Paris, Pháp. Đây là một trong những nghiên cứu bài bản, khoa học gần nhƣ đầu tiên về sáng
tác của Trịnh Công Sơn, từ số lƣợng bài hát, các dòng nhạc mà ông sáng tác, đến hoàn cảnh
ra đời của từng bài. Những nhận định đầy cảm xúc nhƣng cũng không kém phần khoa học,
rất đáng trân trọng.
Ở Việt Nam, có dấu ấn hơn cả phải kể đến hai quyển tập hợp những bài viết về ông
ngay sau khi nhạc sĩ qua đời không lâu.
Đó là Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) – Cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội họa và suy tưởng
của Trịnh Cung và Nguyễn Quốc Thái. Quyển này hai tác giả tập hợp nhiều bài viết của
những bạn bè, thân nhân, những bài văn, thơ, một số tác phẩm hội họa của cố nhạc sĩ, rất
đáng trân trọng, song có phần chƣa đi sâu vào những ca khúc, ca từ…mà chủ yếu quan tâm
đến những thông tin riêng, những hình ảnh về cố nhạc sĩ.
Quyển thứ hai cần phải kể đến là tuyển tập Một cõi Trịnh Công Sơn của các tác giả

Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha và Đoàn Tử Huyến. Ở quyển này chủ yếu cũng là
tập hợp và biên soạn lại những bài viết về Trịnh Công Sơn và nhạc Trịnh. Bên cạnh đó các
tác giả cũng giới thiệu trên dƣới 70 ca khúc và viết lại ca từ nhƣ những bài thơ để làm nỗi
bật lên chất thơ của nhạc Trịnh Công Sơn. Đây là những việc làm rất hữu ích cho những
ngƣời nghiên cứu sau này.
Bên cạnh hai quyển trên, ra đời trong khoảng thời gian gần, sau khi nhạc sĩ mất. Còn
phải kể đến cuốn Trịnh Công Sơn và cây đàn Lya của Hoàng Tử Bé do nhà văn Hoàng Phủ
Ngọc Tƣờng, bạn thân của nhạc sĩ từ thuở niên thiếu viết. Bằng nét tài hoa của mình, Hoàng
Phủ Ngọc Tƣờng đƣa ta tới với một Trịnh Công Sơn đời thƣờng gần gủi qua những kí ức.
Quyển sách mang tính tạp văn, có lẫn chút hơi thở của kí và tự truyện, mang nhiều ý nghĩ
triết lý về một con ngƣời.

10


Sau ba quyển kể trên, cũng không thể không kể đến Trịnh Công Sơn ngôn ngữ và
những ám ảnh nghệ thuật, chuyên luận của Bùi Vĩnh Phúc, một trong những nghiên cứu có
thể nói là có giá trị chuyên sâu về ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn. Chuyên luận nghiên cứu
khá chi tiết về những ám ảnh thƣờng xuyên xuất hiện trong nhạc Trịnh, phân tích kỹ lƣỡng
và rất có giá trị văn học. Bên cạnh đó tác giả cũng có đƣa thêm một số ca khúc đƣợc viết lại
ca từ nhƣ những bài thơ để làm tƣ liệu. Tuy có một số trùng lặp với Một cõi Trịnh Công Sơn
nhƣng sắp xếp có phần logic hơn. Đây là quyển đƣợc đánh giá cao về văn học và có giá trị
nghiên cứu hơn cả.
Cũng có thể kể đến Trịnh Công Sơn người hát rong qua nhiều thế hệ của Trần Thanh
Phƣơng và bạn bè của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Sƣu tầm, đây là tập hợp rất nhiều bài viết của
chính Trịnh Công Sơn in trên các tạp chí, các trang báo thời đó và cũng có cả những bài viết
về Trịnh Công Sơn nhƣ những quyển đã kể trên.
Gần đây, còn có hai quyển mới đƣợc xuất bản đó là Trịnh Công Sơn Ánh nến và Bạn
bè của nhiều tác giả do nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành. Ở quyển này chủ yếu tập hợp
những bài viết của bạn bè, ngƣời thân hồi tƣởng cũng nhƣ ghi lại những kí ức đáng trân

trọng về tác giả, bày tỏ tình cảm với Trịnh Công Sơn. Sau đó là quyển Trịnh Công Sơn, Bob
DyLan như trăng và nguyệt của tác giả nƣớc ngoài Jonh C.Schafer xuất bản 2012. Đây là
một tài liệu hoàn toàn mới, với những cái nhìn so sánh độc đáo về điểm gặp gỡ kì diệu giữa
hai con ngƣời, hai nhạc sĩ lừng danh của hai châu lục, Bob Dylan và Trịnh Công Sơn. Tác
giả có những am hiểu khá đầy đủ về ngôn ngữ, về tôn giáo, về phƣơng Đông học và văn hóa
tín ngƣỡng… nên có những phân tích rất chi tiết, chỉ ra những điểm gặp gỡ cũng nhƣ những
điểm nổi bật riêng của hai nhạc sĩ tài năng.
Còn có khá nhiều bài viết, luận văn đại học, nghiên cứu ít quy mô hơn đƣợc in rải rác
trên các tạp chí cũng nói khá nhiều về Trịnh Công Sơn. Rõ ràng Trịnh Công Sơn đã và đang
là vấn đề nghiên cứu đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm, tìm hiểu.

11


3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
Trịnh Công Sơn nói “Hội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ
thuật... Trong âm thanh có màu sắc và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh... Khi bạn
nghe một bản nhạc, bạn đắm chìm vào bản nhạc ấy và trong khối lượng âm thanh kia bỗng
mở ra cho bạn một không gian đầy màu sắc, lung linh, óng ả mà có thể để bạn chưa bao giờ
nhìn thấy...”.[20] Ý kiến trên của Trịnh Công Sơn cho ta thấy sự gắn kết giữa màu sắc và
âm nhạc của ông.
Khi nghiên cứu đề tài : Trường từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn ngƣời
viết xác định những mục đích, yêu cầu sau:
Bằng những kiến về ngôn ngữ và văn chƣơng có đƣợc sau 4 năm đại học, ngƣời viết
muốn tìm hiểu về lý thuyết trƣờng tự vựng ngữ nghĩa qua đó tìm hiểu từ vựng màu sắc
trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn, giá trị của chúng trong việc khắc họa những cung bậc
cảm xúc, tình yêu, những thân phận con ngƣời trong các ca khúc của cố nhạc sĩ và những
nét đặc sắc trong ngôn ngữ của ông. Muốn làm đƣợc nhƣ thế, ngƣời viết phải nắm vững
kiến thức về trƣờng từ vựng, tập hợp đƣợc các ca khúc của Trịnh Công Sơn, thống kê một
cách trung thực từ vựng màu sắc đã đƣợc sử dụng, khảo sát chúng trên trục tuyến tính, chỉ

ra sự liên tƣởng của tác giả trên trục kết hợp, phân tích đƣợc giá trị của chúng trong ca từ
Trịnh Công Sơn.
Mong mỏi luận văn sẽ có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu sâu hơn về Trịnh
Công Sơn. Đến với đề tài này còn là lòng ngƣỡng mộ của ngƣời yêu nhạc Trịnh, thích tìm
hiểu ngôn ngữ trong ca từ “bảng lảng” của ông.

4. Phạm vi nghiên cứu
Trịnh Công Sơn là một trong những tác giả có bộ sƣu tập sáng tác âm nhạc thuộc
hàng đồ sộ bậc nhất Việt Nam. Theo một số nguồn ý kiến từ gia đình và tài liệu nghiên cứu
đi trƣớc, ông có khoảng trên dƣới 600 ca khúc đã đƣợc sáng tác. Nhƣng hiện chỉ còn tồn tại
trên dƣới khoảng 400 ca khúc, có ca khúc chỉ còn tên, cũng không ít ca khúc nhòe chữ
không còn nhìn rõ, hoặc thất lạc.
12


Trên cơ sở tiếp thu ý kiến từ những ngƣời đi trƣớc, ở đề tài này phạm vi nghiên cứu
bao gồm 140 ca khúc tìm đƣợc, in trong Tuyển tập Những bài ca không năm tháng (nhà
xuất bản Âm nhạc xuất bản năm 1998), Một Cõi Trịnh Công Sơn, và Trịnh Công Sơn ngôn
ngữ và những ám ảnh nghệ thuật. Dựa trên lý thuyết trƣờng từ vựng đã tìm hiểu, những bài
hát nêu trên sẽ là ngữ liệu nghiên cứu về trƣờng từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công
Sơn (tên tất cả các bài hát đã xem xét đƣợc ghi ở phần phụ lục 1).

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sau khi tìm đọc các ca khúc của Trịnh Công Sơn, để hoàn thành nghiên cứu ngƣời
viết sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nhƣ :
Phƣơng pháp thống kê, phân loại ngữ liệu: ngƣời viết dùng phƣơng pháp này để tập
hợp, khảo sát những từ ngữ thuộc trƣờng từ vựng màu sắc thuộc phạm vi nghiên cứu. Sau
đó phân loại trƣờng từ vựng màu sắc theo các phạm trù màu làm cơ sở phân tích.
Phƣơng pháp phân tích, chứng minh: ngƣời viết bóc tách các mối quan hệ ngữ nghĩa
của từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn trong ngữ cảnh, tìm hiểu mối quan hệ liên

tƣởng, phân tích giá trị ngữ nghĩa của chúng.
Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: ở phƣơng pháp này, ngƣời viết bằng kiến thức có
đƣợc, dựa trên những điểm giống và khác nhau để so sanh đối chiếu, tìm ra những đặc sắc
của ca từ Trịnh Công Sơn.
Phƣơng pháp tổng hợp: sau khi phân tích, ngƣời viết dùng phƣơng pháp này để đúc
kết những đặc trƣng, giá trị chung của trƣờng từ vựng màu sắc trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Bên cạnh các phƣơng pháp trên ngƣời viết cũng sử dụng một số phƣơng pháp khác
nhƣ phƣơng pháp xã hội học, phƣơng pháp tiểu sử. Trong quá trình thực hiện đề tài, ngƣời
viết ý thức đƣợc rằng không có phƣơng pháp nào là tuyệt đối vì vậy trong quá trình vận
dụng ngƣời viết đã kết hợp các thế mạnh của mỗi phƣơng pháp để góp phần hoàn thiện đề
tài.

13


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Về Trƣờng từ vựng và trƣờng từ vựng màu sắc
1.1.1. Trường từ vựng
1.1.1.1. Từ và từ vựng
Nói đến từ vựng ta không thể không nhắc đến từ. Từ theo một cách hiểu nôm na, là
đơn vị nhỏ nhất để tạo câu, hay cũng có thể nói từ là một đơn vị để tạo nên các biểu thức
trong ngôn ngữ, nhƣ cụm từ, câu, cú…
Theo Đỗ Hữu Châu “Các hình vị kết hợp với nhau thành những đơn vị có nghĩa lớn
hơn. Những đơn vị này trực tiếp kết hợp với nhau tạo thành các câu nói. Truyền thống ngôn
ngữ học gọi đơn vị thứ ba này là từ.”[4; 5] Ông còn nhấn mạnh những đặc điểm của từ, về
hình thức ngữ âm và nghĩa, về tính cố định, sẳng có, về tính thực tại và hiển nhiên của
chúng. Bên cạnh đó Đỗ Hữu Châu còn định nghĩa từ trong tiếng Việt “Từ của tiếng Việt là
một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, tất cả

ứng với một kiểu nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt.”[4; Tr.13]
Đỗ Hữu Châu tiến hành phân loại từ thành hai nhóm: Từ đơn và Từ phức, trong đó
ông chia từ phức thành Từ láy và Từ ghép. Cách hệ thống nhƣ trên rất hợp lý và bao quát
đƣợc các nhân tố của từ, đây là cách phân loại đƣợc sự đồng tình của khá nhiều nhà ngôn
ngữ học. Đỗ Hữu Châu nhận định từ có hai chức năng cơ bản: Chức năng biểu nghĩa (biểu
thị sự vật hiện tƣợng …) và chức năng tạo câu. Những nghiên cứu của ông tập trung nhiều
vào chức năng thứ nhất, nghĩa của từ.
Đỗ Hữu Châu trình bày các khái niệm đại khái nhƣ sau:

14


Từ Đơn: Là từ do một từ tố tạo nên, căn cứ vào số lƣợng âm tiết ta có thể chia từ
đơn thành từ đơn đơn tiết và tƣ đơn đa tiết. Một số ví dụ cho từ đơn đa tiết nhƣ: ba ba, mãng
cầu, đu đủ, nam mô, bồ đài, ba lơn, thằn lằn, măng cục… Còn ví dụ về từ đơn đơn tiết thì
chắc không cần phải nêu thêm nữa, vì đa phần từ vựng của chúng ta là từ đơn tiết. “Các từ
đơn, đặc biệt là từ đơn đơn âm mang những đặc trưng tiêu biểu về ngữ nghĩa của tiếng
Việt, đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo từ, vừa là từ tố được dùng để tạo nên từ láy và
từ ghép của tiếng Việt.”[3; Tr 46].
Từ Phức: Là từ do hai hoặc hơn hai từ tố tạo nên. Trong từ phức có từ láy và từ
ghép.
Có những từ ghép ba hoặc bốn từ tố cộng lại, nhƣng từ ghép hai từ tố là cơ sở và tiêu
biểu cho từ ghép tiếng Việt. Phân loại từ ghép tiếng Việt dựa theo mối quan hệ ngữ nghĩa ta
có các kiểu nhƣ sau: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập, bên trong hai loại này còn có
các kiểu nhỏ hơn.
Kiểu cấu tạo từ thứ hai trong từ phức, là từ láy. “Từ láy là những từ phức do phương
thức láy tác động vào một từ tố cơ sở làm xuất hiện một từ tố phát sinh được gọi là từ tố
láy”[3; Tr 60]. Hai từ tố ấy kết hợp lại tạo nên từ láy. Dựa theo phƣơng thức láy ta có từ láy
hoàn toàn ví dụ: xanh xanh, đo đỏ, nằng nặng, cao cao,.. và từ láy bộ phận ví dụ: nhẹ
nhàng, dịu dàng, dễ dãi, mỉa mai, nhá nhem,.. Dựa theo số lƣợng từ tố ta có thể có các từ

láy đôi ví dụ: xanh xanh, dịu dàng, mơ màng,… ; từ láy ba ví dụ: dửng dừng dưng, sạch
sành xanh, tất tần tật,… ; từ láy tư ví dụ: quần quần áo áo, bù lu bu loa, trùng trùng điệp
điệp, khập kha khập khiểng,…..
Còn theo Nguyễn Thiện Giáp “Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng và của ngôn ngữ nói
chung.”[7; Tr.16]. Ông nhấn mạnh chức năng định danh của từ “Chức năng cơ bản của từ
là chức năng định danh… . Vốn là đơn vị định danh từ có thể biến thành yếu tố có chức
năng tương tự như hình vị hoặc có thể đảm nhiệm chức năng thông báo vốn là đặc trưng
của câu.”[7; Tr.17].

15


Bên cạnh đó phải kể đến nhận định của Nguyễn Văn Tu “Từ là đơn vị cơ bản chủ
yếu có khả năng vận dụng độc lập mang nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp. Chúng ta gọi từ là
đơn vị trung tâm, vì từ có đầy đủ những tiêu chuẩn của đơn vị ngôn ngữ cơ bản và là đơn vị
ngôn ngữ quan trọng nhất.”[16; Tr.35].
Trong ngôn ngữ đồng thời cũng có những đơn vị khác cũng có chức năng tƣơng tự
nhƣ từ nhƣng, có cấu tạo không thể đồng nhất với từ, đó là các cụm từ cố định, các cụm từ
này đƣợc giới Việt ngữ học gọi là thành ngữ, quán ngữ, hay phƣơng ngôn… .
Cụ thể hơn Đỗ Hữu Châu viết “ Đối chiếu với từ phức và cụm từ tự do, có thể nói:
ngữ cố định là các cụm từ ( ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo
của cụm từ), nhưng đã cố định hóa, cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có
tính xã hội như từ.”[4; Tr.36]. Chúng ta hiểu nghĩa của cụm từ cố định nhƣ hiểu một cụm từ
chính phụ thông thƣờng, nhƣng hình thức của chúng đã đƣợc cố định hóa, khi sử dụng phải
dùng đúng nhƣ nó đã có. Vì đã cố định hóa nên bản thân cụm mang tính thành ngữ rất cao
và có khi trở thành thành ngữ. Một số ví dụ nhƣ: giàu bà cố, đi guốc trong bụng, chối bây
bẫy, hết nước hết cái…..
Nguyễn Thiện Giáp cũng giải thích rất rõ ràng về cụm từ cố định, cụ thể nhƣ sau:
“Những cụm từ cố định không phải do người ta tùy tiện tạo ra mà đã hình thành trong lịch
sử. Chúng là những đơn vị có sẵn như những từ trong ngôn ngữ. Những từ trong cụm từ cố

định với mức độ khác nhau mất tính độc lập về nghĩa và tổ hợp thành một kết cấu hoàn
chỉnh. Nói chung, ta không nên tùy tiện thay đổi trật tự của những từ hay thêm bớt những từ
trong cụm từ cố định.”[16; Tr.180] Ông lý giải “Cụm từ cố định dùng để chỉ một khái niệm
thống nhất như một từ, được dùng để đặt câu, cho nên nó là đối tượng của từ vựng
học.”[16;Tr.181].
Đó là những nhận định về từ, còn dối với từ vựng, Từ vựng là thuật ngữ để chỉ tập
hợp các từ và các đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ học.
Nhƣ đã biết từ vựng là một trong ba bộ phận cấu thành của ngôn ngữ học (từ vựng,
ngữ âm, ngữ pháp). Tuy nhiên bản thân từ vựng lại có phần nhỉnh hơn hai bộ phận còn lại
16


về mặt số lƣợng cũng nhƣ vai trò của mình. Khi ta nói đến một sự kiện ngôn ngữ học là phải
đề cập đến thành tố cũng nhƣ giá trị chức năng của sự kiện ấy, từ vựng cũng vậy. Nhƣ đã
nói từ vựng đƣợc hợp thành bởi từ và các đơn vị ngang với từ. Về mặt chức năng của từ
vựng xét trên cơ sở ngữ pháp chúng là đơn vị của câu và các cấp bậc cao hơn câu.Về mặt
ngữ nghĩa, từ vựng bao hàm nghiã biể u vâ ̣t , nghĩa biểu thái , nghĩa biểu niệm , và cả nghĩa
hành động ngôn từ .

1.1.1.2. Về trường từ vựng
Trƣờng từ vựng là một phạm trù trong lĩnh vực nghiên cứu từ vựng học xuất hiện từ
những năm 20 – 30 của thế kỷ XX. Ngƣời có công lao đƣa lý thuyết trƣờng vào ngôn ngữ
học là hai nhà ngôn ngữ học ngƣời Đức J. Trier và L. Weisgerber.
Có nhiều quan niệm về trƣờng từ khác nhau nhƣng chủ yếu xoay quanh hai khuynh
hƣớng:
Khuynh hƣớng 1: Đại diện cho khuynh hƣớng này là L.Weisgerber và J. Trier. Chịu
ảnh hƣởng của học thuyết Humboldt cho rằng ngôn ngữ là cái phản ánh tinh thần của một
dân tộc và tƣ tƣởng của Saussure về tính hệ thống của ngôn ngữ. Hai nhà ngôn ngữ học cho
rằng trƣờng từ vựng là phạm vi các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện, ngƣời ta
có thể tập hợp các khái niệm thành trƣờng bằng các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ từng dân

tộc. Tuy nhiên, khái niệm và nghĩa của từ không hoàn toàn đồng nhất. Chính vì vậy, việc
tập hợp các khái niệm để lập thành các trƣờng từ vựng của trƣờng phái J. Trier còn nhiều
điều bất hợp lý.
Khuynh hƣớng 2: Khuynh hƣớng này gồm nhiều quan niệm dựa vào các tiêu chí
ngôn ngữ học.
Hướng dựa vào ngữ pháp của từ: Theo khuynh hƣớng này, Muller và Porrig tập hợp
các từ có đặc điểm ngữ pháp giống nhau, nghĩa là có khả năng kết hợp giống nhau với các
từ khác để thành lập trƣờng từ vựng - cú pháp.
Ví dụ:
17


Trong tiếng Anh, trƣờng từ vựng - cú pháp gồm các từ có khả năng kết hợp ở
phía trƣớc với: the hoặc a, an, hoặc this, that...
Trong tiếng Việt, trƣờng từ vựng - cú pháp các từ có khả năng kết hợp ở phía
trƣớc với: rất, hơi, khá, khí và ở phía sau với lắm, quá ..
Hướng dựa vào hình thái và chứa năng của từ: Dựa vào tiêu chí này, Ipsen đã thành
lập trường từ vựng - ngữ pháp. Đây là tập hợp các từ có cùng căn tố, có cùng trƣờng cấu tạo
từ:
Measure

Measured

Measurable

Measurement

Measuredness

Measureless


Measurelessness

Measurability

.....

Hướng dựa vào các nét nghĩa phạm trù, các nét nghĩa loại: Theo hƣớng này, ngƣời
ta dựa vào các nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa loại để lập các trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa. Đây
là tập hợp các từ có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.
Ví dụ: Việc lập các trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa dựa vào nét nghĩa màu sắc, hoặc mùi
vị, thời gian, hoặc phương hướng, hoặc thức ăn, hoặc các phương tiện đi lại trên bộ, dưới
nước......
Hướng dựa vào các từ mà khi người nghe liên tưởng tới khi nghe được một từ nào
đó: Theo hƣớng này, ngƣời ta lập các trƣờng từ vựng ngữ nghĩa liên tƣởng.
Ví dụ: Nghe từ lài, trƣờng liên tƣởng của ngƣời Việt có thể gồm các từ sau đây: hoa,
màu trắng, thơm ngát, người trồng hoa, người mà bạn đã có lần gặp khi có mùi hoa lài, kỹ
nữ, gái ăn sương,...
Nói tóm lại, có nhiều quan niệm về trƣờng từ khác nhau nhƣng chủ yếu xoay quanh
các xu hƣớng; dựa vào tập hợp các từ gần nghĩa với nhau về tiêu chí hình thái hình thái và
chức năng của từ, với Trường từ vựng – ngữ pháp do G. Ipsen đặt ra, Trường từ vựng – ngữ
18


nghĩa của J. Trier, hoặc hai mối quan hệ Ngữ đoạn (ngang, tuyến tính) và quan hệ Đối vị
(dọc, trực tuyến) ta có Trường từ vựng – trực tuyến, Trường từ vựng – tuyến tính. Bên cạnh
đó còn có Trường từ vựng – liên tưởng dựa trên quan hệ liên tƣởng, liên hội trong nhận
thức.
Ở Việt Nam nỗi bật là những công trình của Đỗ Hữu Châu, ông cho rằng “Trường từ
vựng ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa vào

sự đồng nhất nào đấy về nghĩa.”[3; Tr.127].
Bên cạnh đó trong quyển Dẫn luận ngôn ngữ học xuất bản 2009 của Vũ Đức
Nghiệu và Nguyễn Văn Hiệp định nghĩa: “Trường ngữ nghĩa (còn được gọi là trường từ
vựng) là những tiểu hệ thống, những tổ chức của từ vựng, gồm những từ ngữ có quan hệ về
nghĩa với nhau một cách có hệ thống.”
Nói tóm lại, trƣờng từ vựng (trƣờng nghĩa) là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan hệ
với nhau dựa trên một tiêu chí nào đó về nghĩa.

1.1.2. Phân loại trường từ vựng
Việc phân loại trƣờng từ vựng có nhiều ý kiến, theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu có
thể dựa vào các mối quan hệ ngang, dọc và liên tƣởng trong ngôn ngữ để tiến hành phân
loại trƣờng từ vựng.

1.1.2.1. Trường từ vựng trực tuyến
Trƣờng từ vựng trực tuyến hay trƣờng nghĩa dọc là tập hợp các đơn vị từ vựng hoặc
tƣơng đƣơng từ có dặc điểm cùng chỉ về một phạm vi sự vật hiện tƣợng nào đó hoặc có cấu
trúc biểu niệm giống nhau. Theo đó ta có hai trƣờng tƣơng ứng: trƣờng biểu vật và trƣờng
biểu niệm.

1.1.2.1.1. Trường biểu vật
Nghĩa biểu vật là một trong những thành phần ý nghĩa từ vựng của từ, tập hợp những
từ có điểm chung nhất nào đó về nghĩa biểu vật sẽ tạo thành trƣờng biểu vật. Đỗ Hữu Châu

19


viết “Các từ cùng chỉ những sự vật thuộc một phạm vi sự vật nào đó lập thành một trường
biểu vật.”[3; Tr.127]
Ví dụ trường từ vựng về con người nói chung ta có thể có:
+


Tuổi tác: trẻ em, thanh niên, thiếu niên, trung niên, người già, …

+

Nghề nghiệp: học sinh, công nhân, bác sĩ, nhạc sĩ, ….

+

Các hoạt động của ngƣời: đi, đứng, chạy, làm việc, ăn,….

+

Ngoại hình: cao, thấp, mập, ốm, đẹp, xấu, ..

+

Tâm lý: vui, buồn, giận, sung sướng, hạnh phúc, …

Tấc cả các ví dụ trên đều thuộc trƣờng từ vựng về con ngƣời nói chung.
Một đơn vị từ vựng có thể thuộc nhiều trƣờng biểu vật khác nhau do hiện tƣợng
nhiều nghĩa của từ. Ví dụ do hiện tƣợng nhiều nghĩa của từ ta có các từ: tay, chân, đầu,
thân,…. Các từ này thuộc trƣờng chỉ cơ thể ngƣời, song trong một trƣờng hợp khác: tay áo,
chân bàn, đầu kênh, thân cây,… cũng đã thuộc những trƣờng đồ vật, tự nhiên. Tƣơng tự, ví
dụ các từ: đứng, ngồi, quỳ, nằm, dựa,.. thuộc trƣờng từ vựng chỉ tƣ thế, điệu bộ con ngƣời,
đồng thời lại thuộc trƣờng từ vựng chỉ hoạt động của động vật, ví dụ nhƣ: voi quỳ, gấu ngồi,
ngựa đứng,….. Chỉ cần tập hợp các từ cùng chỉ một phạm vi sự vật nào đó ta sẽ có trƣờng
nghĩa biểu vật của sự vật ấy.

1.1.2.1.2. Trường biểu niệm

Tƣơng tự nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm cũng là một trong những thành phần nghĩa
từ vựng của từ. Căn cứ để tập hợp các từ về một trƣờng biểu niệm là nét nghĩa chung hay
cấu trúc biểu niệm khái quát. Cũng nhƣ các trƣờng biểu vật, do hiện tƣợng nhiều nghĩa của
từ nên có những từ có thể đi vào nhiều trƣờng biểu niệm khác nhau và trƣờng biểu niệm lớn
có thể chia thành các trƣờng biểu niệm nhỏ hơn. Mật độ các từ trong mỗi trƣờng nhỏ là khác
nhau. Và các từ trong các trƣờng này cũng có thể giao thoa với nhau.
Ví dụ:

20


- Trƣờng biểu niệm có nét nghĩa chung về vật thể nhân tạo (dùng để phục vụ sinh
hoạt):
+ Đối tƣợng dùng để đặt: bàn, ghế, giường,....
+ Đồ dùng để chứa đựng: tủ, chai, lọ, bình,...
+ Đồ dùng để mặc: áo, quần, giày, dép, nón,...
- Trƣờng biểu niệm có nét nghĩa chung về tính chất tốt hay xấu (có tác động tích
cực hay tiêu cực đến đối tƣợng khác): hiền lành, tốt bụng, hung bạo, tàn bạo,...
- Trƣờng biểu niệm hoạt động tác động đến sự vật X, làm cho X có tình trạng:
* Y động hay tĩnh:
+ Động hay tĩnh tại chỗ một cách cơ giới: rung, lay, lắc,..
+ Y dời chỗ hay dừng lại: đẩy, xô, ném, lao, giật, bẩy, quay,..
+ X là thiết bị cơ khí: khởi động, tắt (máy), nổ (nổ máy),...
+ X là trang thái sinh lí hay tâm lí: Thức, đánh thức, kích thích,...
-

Trƣờng biểu niệm làm cho X có những biến đổi trong trạng thái Y, trạng
thái nằm trong bản thân X:

+ Tăng hay giảm về kích thƣớc: co, giãn, mở, đóng, xẹp, phình, tăng trọng, giảm,...

+ Bị phá vỡ hay liền lại: phân, chia, phân tán, liên kết, ghép, kết hợp,...

1.1.2.2. Trường từ vựng tuyến tính
Trƣờng tuyến tính hay trƣờng nghĩa ngang là một tập hợp các từ có thể kết hợp với
một từ tố gốc tạo nên các câu, cụm, ngữ.. theo trục quan hệ tuyến tính.
Đỗ Hữu Châu nói “Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn m ột từ
làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó tạo thành những chuổ i tuyến tính (cụm
từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ.” [4;Tr.159].
21


Mục đích chính của việc thành lập các trƣờng tuyến tính, là để ta có thể phát hiện
đƣợc những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của các quan hệ đó.
Một vài ví dụ về trƣờng từ vựng tuyến tính.
Trƣờng tuyến tính của từ đi:
Đi + nhanh, chậm, chập chững, khập khiểng…
Đi + người, sinh viên, heo, bò, voi, trâu, ngựa….
Đi + học, chơi, du lịch, làm, chợ, ăn tiệc…
Từ Hồng có thể kết hợp thành má hồng, gót hồng, ngay cả mưa hồng…
Các từ trong cùng một trƣờng nghĩa tuyến tính là những từ thƣờng đƣợc kết hợp với
nhau theo chuẩn mực có thể chấp nhận đƣợc của một ngôn ngữ. Nói nôm na là những từ
cộng đồng có thể hiểu và chấp nhận đƣợc khi chúng đi với nhau. Song cũng phải nói đến
những ngoại lệ trong văn chƣơng, do sự sáng tạo của văn nghệ sĩ các từ tố có thể kết hợp
với nhau rất đặc biệt để thực hiện ý đồ của tác giả. Ví dụ Trời cao + níu bước sơn khê hay
Bàn tay + chăn gió mưa sang….. Là những thí dụ điển hình cho sự kết hợp độc đáo của từ
ngữ.
Do hiện tƣợng nhiều nghĩa của từ, một từ tố gốc có thể lập thành những trƣờng tuyến
tính khác nhau về tính chất phụ thuộc vào nghĩa đƣợc dùng làm gốc. Trƣờng hợp phƣơng
ngữ thì trƣờng nghĩa ngang của phƣơng ngữ có thể khác với trƣờng nghĩa ngang của ngôn
ngữ toàn dân.

Có rất nhiều từ có thể đi với một từ tố gốc, tuy nhiên mức độ khắng khít của những
từ đó với từ tố gốc không giống nhau. Sự khác nhau ấy tùy vào mức độ thƣờng xuyên sử
dụng hay sự chấp nhận của cộng đồng. Mô ̣t số nhà ngôn ngƣ̃ ho ̣c go ̣i nó là tin
́ h mòn của
ngôn ngƣ̃ . Khi lố i mòn ấ y bi ̣phá vỡ , sẽ có vô số điều thú vị xảy ra , đă ̣c biê ̣t là với các tác
phẩ m văn chƣơng .
Cùng với trƣờng trực tuyến, trƣờng tuyến tính góp phần phát hiện ra tính hệ thống,
quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng.
22


1.1.2.3. Trường từ vựng liên tưởng
Một loại trƣờng từ khác với trƣờng trực tuyến và trƣờng tuyến tính là trƣờng từ vựng
liên tƣởng. Nhƣ đã đƣợc định danh, trƣờng từ liên tƣởng đƣợc thành lập dựa trên mối quan
hệ liên tƣởng, liên hội trong nhận thức con ngƣời về thế giới khả hữu xoay quanh một từ
trung tâm làm cốt lõi . Ch.Bally một nhà ngôn ngữ học ngƣời Pháp đã đƣa ra khái niệm
trƣờng từ này.
Hiểu đơn giản về trƣờng từ vựng liên tƣởng, khi một từ tố đƣợc đƣa ra, dựa trên năng
lực liên hội và vốn hiểu biết của từng ngƣời, từ tố ấy sẽ gợi ra một loạt những từ tố khác có
mối quan hệ với từ tố ban đầu, từ tố gốc về một hay một vài phƣơng diện nào đó kể cả trong
ngôn ngữ học và cả thế giới khách quan.
Trƣờng từ vựng liên tƣởng trƣớc hết là tập hợp những từ tố cùng nằm trong các
trƣờng trực tuyến, tuyến tính và một số từ tố khác có mối quan hệ nào đó với từ tố gốc kể cả
các mối quan hệ ngoài ngôn ngữ nhƣ, dân tộc, thời đại và cả sự liên hội cá nhân… Sức
mạnh của trƣờng này hay độ nông sâu về ngữ nghĩa phụ thuộc vào khả năng liên hội cũng
nhƣ vốn từ của từng cá nhân riêng biệt.
Do sự phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố ngoại ngôn ngữ ( văn hóa, xã hội…) nên
trƣờng từ vựng liên tƣởng của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, từng dân tộc, kể cả từng
cá nhân là hoàn toàn khác nhau và có khi đối nghịch với nhau.
Đỗ Hữu Châu định nghĩa “ Khi từ ngữ của cả dân tộc hay của một người có sức gợi

liên tưởng, như vậy mỗi từ sẽ thành trung tâm của một trường liên tưởng.”[3;Tr.142].
Một số ví dụ về trƣờng liên tƣởng nhƣ từ Quê hương gợi ra các từ nhƣ chùm khế
ngọt, cầu tre nhỏ, con sông, đường đi học, con diều, đêm trăng…Hay mục đồng gợi ra đàn
chiên, đồi cỏ, tiếng sáo, con diều, lưng trâu…..
Trong ngôn ngƣ̃ văn chƣơng nói riêng

, trƣờng tƣ̀ vƣṇ g liên tƣởng đóng mô ̣t vai trò

vô cùng quan tro ̣ng trong viê ̣c ta ̣o nên chiề u sâu

, hay nghĩa bóng của tác phẩm . Nó là công

cụ để nhà văn tạo nên nét riêng , nét độc đáo của tác phẩm mình hạ sinh .

23


1.1.3. Khái niệm trường từ vựng màu sắc
Trong tiếng Việt, lớp từ chỉ màu sắc chiếm một số lƣợng khiêm tốn nhƣng giữ vai trò
quan trọng. Để hiể u khái niê ̣m trƣờng tƣ̀ v ựng màu sắc , điề u trƣớc hế t ta phải hiể u “màu
sắ c” là gì.
Theo lý thuyế t Phƣơng Tây , thì chỉ có ba màu cơ bản nhấ t tạo nên cấp độ 1 của màu
gồm: đỏ, xanh, vàng. Với ba màu này chồng lên nhau ta sẽ có các màu thuộc cấp độ 2 trên
bảng màu . Các màu này đƣơ ̣c chia làm hai gam cơ bản

: gam nóng và gam lạnh . Sự giao

thoa giữa gam nóng và gam lạnh tạo nên gam màu ấm và gam màu mát. Bên cạnh đó ngƣời
ta cũng phân loại các màu theo độ đậm nhạt nhƣ: Màu sáng, màu sậm, màu nhạt, màu tươi.
Theo vâ ̣t lý ho ̣c , màu sắc là một d ải quang phổ có bƣớc sóng khác nhau theo thƣ́ tƣ ̣

đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Chúng là thƣ́ tƣ ̣ ng ắn dầ n của bƣớc sóng và nh ạt dần về
mƣ́c sáng. Về cơ bản đen và trắ ng không phải là màu , màu đen hay màu trắng thực chấ t là
tổ hơ ̣p tấ t cả các màu với sắ c đô ̣ khác nhau . Hiểu mô ̣t cách đơn giản , trắ ng hoặc đen là s ắc
độ giảm tối đa hoặc tăng tối đa của các màu khi phố i la ̣i .
Các màu sắc từ lâu trong nhận thức con ngƣời không chỉ mang nghĩa màu sắc đơn
thuần mà còn mang nhiều ý nghĩa tƣợng trƣng khác nhau. Bên cạnh đó trong các nền văn
hoa khác nhau, các màu cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ nhƣ:
Màu xanh lá là màu chung của tự nhiên đại diện cho thiên nhiên và hệ sinh thái biểu
tƣợng cho sự phát triển, tái sinh, và khả năng sinh sản. Trong các nền văn hóa khác nhau
màu xanh lá cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Màu xanh lá cây là màu của may mắn
trong hầu hết văn hoá phƣơng Tây, nó cũng là màu của thiên đƣờng trong triều nhà Minh.
Xanh lá cũng là màu thánh thiện của Hồi Giáo và tại Ireland nó cũng là màu may mắn. Bên
cạnh những ý nghĩa tốt lành màu xanh lá cũng mang những ý nghĩa tiêu cực tại một số quốc
gia nhƣ Tại Israel, màu xanh lá cây có thể mang ý nghĩa là có tin xấu.
Màu hồng là màu thƣờng đƣợc gắn vói nữ giới. Nói tới màu hồng, ngƣời ta sẽ nghĩ
ngay tới màu của tình yêu, sự lãng mạn, quan tâm, màu của hạnh phúc và những gì tốt đẹp
nhất. Hồng là sự kết hợp của màu đỏ và trắng. Màu hồng mang năng lƣợng nhiệt tình của
24


màu đỏ và sự sâu sắc của màu trắng. Đó là niềm đam mê và sức mạnh của màu đỏ đƣợc làm
dịu lại bằng độ tinh khiết, cởi mở và nhẹ nhàng của màu trắng. Tại một số quốc gia màu
hồng lại mang nhiều nghĩa khác. Đơn cƣ nhƣ tại Bỉ, màu hồng lại là màu dành cho bé trai.
Nhƣng hầu hết trong các nền văn hóa màu hồng mang nghĩa hạnh phúc.
Màu vàng trong thế giới tự nhiên, màu vàng là màu của hoa hƣớng dƣơng, lòng đỏ
trứng và ong. Trong thế giới con ngƣời, màu vàng biểu tƣợng cho vua chúa, cho sự chiến
thắng – huy chƣơng vàng, cúp vàng. Màu vàng cũng là màu của sự hạnh phúc, lạc quan,
giác ngộ, sáng tạo và ánh nắng mùa xuân. Tuy vậy đằng sau ý nghĩa tích cực của màu vàng,
nó cũng đi kèm với ý nghĩa của sự ích kỷ, hèn nhát, phản bội. Và trong vấn đề sức khoẻ
màu vàng có nghĩa là bệnh lý.

Trở la ̣i với ngôn ngƣ̃ ho ̣c , “màu sắc” theo Tƣ̀ điể n Tiế ng Viê ̣t do viê ̣n ngôn ngƣ̃ ho ̣c
và nhà xuất bản từ điển bách khoa soạn thảo năm 2006: “màu sắc (dt), nói chung về màu .
Nghĩa bóng là chỉ tính cách , đặc tính”. Còn theo từ điển Từ ngữ Nam bô ̣ do nhà xuấ t bản
khoa khoa ho ̣c xã hô ̣i xuấ t bản năm

2007 “màu sắc” đƣơ ̣c ghi : “Mầ u sắ c hay màu sắc là

danh từ chỉ các màu nói chung , chỉ tính chất , đặc thù đặc điể m riêng biê ̣t ”. Hay ta có thể
mƣợn định nghĩa của Đào Thản nói về màu sắc “Màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn
tại một cách khách quan trong thế giới vật chất, mà thị giác con người có thể nhận biết
được.” [15] Những định nghĩa trên còn khá mơ hồ về nhóm từ chỉ màu sắc.
Nhƣ các khái niệm nêu trên thì từ chỉ màu sắc với các nhóm từ chỉ mùi vị, âm thanh,
có một vài điểm chung. Chúng đều mang nghĩa chỉ tính chất, đặc thù đặc điểm riêng biệt. Ví
dụ: màu sắc và mùi vị đều là các từ chỉ những tính chất, đặc điểm riêng biệt của một sự vật,
hiện tƣợng nào đó. Song sự khác nhau nằm ở việc cảm nhận mùi vị thì bằng khứu giác và vị
giác còn màu thì ta cảm nhận bằng thị giác. Do sự giống nhau về mặt bản chất khái niệm
nên giữ các nhóm từ trên có sự trao đổi qua lại với nhau khi sử dụng để tạo nét đặc sắc riêng
biệt. Ví dụ ta nói: món này nhìn ngon quá, hay nghe màu xanh hát trong lời gió cũng hoàn
toàn có thể chấp nhận đƣợc.

25


×