Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích giá trị nghệ thuật trong hai khổ thơ sau đây trong bài Đàn ghi-ta của Lor-ca của Thanh Thảo: Tây Ban Nha...tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.95 KB, 2 trang )

Tóm lại, trong hai khổ thớ thứ hai và thứ ba của bài thơ Đàn ghita của Lor - ca nhà thơ Thanh Thảo đã đan dệt bằng nhiều biện
pháp nghệ thuật, có khi những biện pháp nghệ thuật này tách
bạch ra; có khi đan xen vào nhau, thẩm thấu lẫn nhau để tái hiện
giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Gar-xi-a Lor - ca một
cách sinh động, đầy gợi cảm.
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 nâng cao tập I NXB Giáo dục 2008 trang 132 có nhận xét về nhà thơ Thanh
Thảo: “Thơ Thanh Thảo dù viết từ cảm hứng công nhân hay từ các cảm hứng khác đều đậm chất triết
luận. Mạch suy cảm trữ tình trong thơ ông thường hướng tới những vẻ đẹp tinh thần con người: nhân ái,
bao dung, can đảm, trung thực và yêu tự do. Thơ ông dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người
sống có nghĩa khí, nhân cách ngời sáng dù số phận có thể ngang trái như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình
Chiểu, Ê-xê-nhin, Pa-xtéc- nắc, Gar- xi-a Lor-ca...". Trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca Thanh Thảo thể
hiện niềm yêu thương, trân trọng đầy kính phục của mình không những bằng tất cả tâm hồn, tình cảm mà
còn bằng cả một nghệ thuật tài hoa. Điều đó đã được thể hiện trong hai khổ đầu của bài thơ Đàn ghi-ta
của Lor-ca:
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy.
Trong hai khổ này (khổ 2 và 3 - bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca) nhà thơ Thanh Thảo đã tái hiện giây phút
bi phẫn nhất trong cuộc đời của Gar-xi-a Lorca. Giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Gar-xi-a Lorca là khi ông bị bọn phát xít sát hại rồi ném xác xuống giếng để phi tang. Khổ thơ thứ hai và thứ ba tập
trung khắc đậm ấn tượng về cái chết bi phẫn đó. Để làm nổi bật được điều này, nhà thơ Thanh Thảo đã sử
dụng hai biện pháp tu từ nổi bật là phép đối lập và phép nhân hóa. Trong phép đối lập, nhà thơ đã đem sự
tự do của người nghệ sĩ đối lập với bạo lực và sự tàn bạo của bọn phát xít; đem tiếng hát yêu đời, vô tư


của Lor-ca đối lập với hiện thực phũ phàng đến “kinh hoàng”, đầy máu me (“áo choàng bê bết đỏ”, “tiếng
ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan”, “tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”). Và trên hết là sự đối lập giữa tình yêu
cái đẹp với những thế lực dã man tàn bạo. Trong phép nhân hóa, nhà thơ đã có một hình ảnh nhân hóa
khá độc đáo: nhà thơ đã nhân hóa "tiếng ghi-ta" thành một nhân vật (Lor-ca), một cá thể con người đang
“ròng ròng máu chảy”. Cách nhân hóa này có sức ám ảnh rất đặc biệt, có sức gợi cảm rất lớn, nó vừa nói


lên nỗi bi phẫn của Lor-ca, vừa gợi lên nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ trước tấn bi kịch của Lor-ca. Với
cách nhân hóa này, nhà thơ Thanh Thảo đã cho chúng ta thấy: âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn đã
thành linh hồn, thành cả sinh thể, thân thể.
Ngoài ra trong hai khổ thơ này, nhà thơ Thanh Thảo còn sử dụng biện pháp hoán dụ: dùng "tiếng hát" để
chỉ Gar-xi-a Lor-ca, dùng “ áo choàng bê bết đỏ” chỉ cho cái chết của Lor-ca. Trong hai khổ thơ này còn
dùng biện pháp so sánh và chuyển đổi cảm giác theo thuyết tương giao: “tiếng ghi-ta nâu”, “tiếng ghi-ta
lá xanh”, “tiếng ghi-ta tròn”. Chúng ta có thể xem những so sánh này là những hình ảnh ẩn dụ về tình
yêu, về cái đẹp,về cái chết, về nỗi đau...
Tóm lại, trong hai khổ thớ thứ hai và thứ ba của bài thơ Đàn ghi-ta của Lor- ca nhà thơ Thanh Thảo đã
đan dệt bằng nhiều biện pháp nghệ thuật, có khi những biện pháp nghệ thuật này tách bạch ra; có khi đan
xen vào nhau, thẩm thấu lẫn nhau để tái hiện giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Gar-xi-a Lor -ca
một cách sinh động, đầy gợi cảm.
Trích: loigiaihay.com
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
>>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín,
nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại
học.



×