Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.68 KB, 38 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Với điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá ... đã tạo cho Việt Nam có
tiềm năng du lịch dồi dào: Tiềm năng du lịch biển, rừng, vùng núi cao, hang
động, kiến trúc cổ, lễ hội… Việt Nam nằm trong khu vực châu Á Thái Bình
Dương, là khu vực đang nổi lên như một điểm đến mới, hấp dẫn đối với
khách du lịch.
Việt Nam là đất nước của biển cả, chiều dài bờ biển 3.260 km, dài hơn
cả chiều dài đất nước, trên suốt chiều dài đó có tới 20 bãi tắm nổi tiếng, ở
miền Bắc có Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn ... Vào mùa đông các vùng biển này
lạnh giá, còn các vùng biển phía nam vẫn ấm áp và chói chang ánh nắng mặt
trời như biển Ðà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên .v.v.. Tại đây, bạn có
thể tắm biển suốt bốn mùa. Ðặc biệt vùng biển Hạ Long không chỉ là bãi tắm
đẹp mà còn là một kỳ quan thiên nhiên. Trên một vùng biển rộng 1.553 km2,
có tới hàng ngàn đảo đá quần tụ, mỗi hòn một dáng vẻ, hòn thì giống con
rồng, hòn thì giống con cóc, con rùa, con gà chọi... Trong lòng các đảo đá còn
là những hang động kỳ thú. Là một đất nước nhiệt đới, nhưng Việt Nam có
nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng dấp ôn đới như : Sa Pa, Tam Ðảo,
Bạch Mã, Ðà Lạt ... Các điểm nghỉ mát này thường ở độ cao trên 1000 m so
với mặt biển. Thành phố Ðà Lạt không chỉ là nơi nghỉ mát lư tưởng mà còn là
thành phố của rừng Thông, thác nước và hoa đẹp. Khách du lịch tới Ðà Lạt
còn bị quyến rũ bởi những âm hưởng trầm hùng, tha thiết của tiếng đàn Tơ
rưng và Cồng chiêng Tây Nguyên trong đêm văn nghệ.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 định hướng cho
du lịch Việt Nam là “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành mũi nhọn;
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều
kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử”. Theo đó, mục tiêu
tổng quát chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 là
“Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu
vực, phấn đấu đến năm 2020 đưa du lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành
du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực”.


Nền kinh tế nước ta trong đang trong thời kỳ phát triển cực kỳ mạnh mẽ,
hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi ở mọi ngành, mọi lĩnh vực cả về chiều sâu và
chiều rộng. Thực tế các nước trên thế giới cho thấy, du lịch là ngành kinh tế
không bao giờ lạc hậu và luôn mang lai một nguồn thu nhập đáng kể vào
GDP của đất nước. Du lịch thực sự là một “ngành công nghiệp không khói”
cần được chú trọng đầu tư. Trong thời gian qua, du lịch Việt Nam đã đạt được
những thành tích đáng khích lệ. Thị trường du lịch không ngừng mở rộng. Du
lịch đã và đang phát triển theo đúng định hướng: bền vững, giữ gìn được
truyền thống văn hoá lịch sử, môi trường. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
đang dần dần được đầu tư nâng cấp, môi trường du lịch ngày càng được cải
thiện. Tuy nhiên, kết quả của đầu tư phát triển cho du lịch vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng sẵn có của ngành. Chúng ta còn phải đối mặt với những
tồn tại và thách thức lớn.
Trước thực tế đó,em đã quyết định chọn đề tài: “Đầu tư phát triển du
lịch Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.”
Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 chương :
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển
Chương 2: Thực trạng tình hình đầu tư phát triển vào ngành du lịch
Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch
Việt Nam.
Do sự hạn chế về thông tin cũng như tài liệu và sự hạn chế về năng lực
và kinh nghiệm của bản thân nên đề án của em không tránh khỏi những sai
sót, hạn chế về số liệu. Vì vậy, rất mong cô có những góp ý giúp em có được
sự hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề và hoàn thiện hơn đề án của mình.
2
Chương 1
Lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển
1.1. Khái niệm và phân loại về đầu tư, đầu tư phát triển
 Khái niệm đầu tư

Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã bỏ ra để đạt các kết quả đó.
1.2. Phân loại đầu tư và đầu tư phát triển
1.2.1. Phân loại đầu tư :
Có nhiều cách để phân loại đầu tư theo các tiêu chí khác nhau: theo đối
tượng đầu tư, theo chủ thể đầu tư, theo nguồn vốn đầu tư …
Căn cứ vào các kết quả của hoạt động đầu tư, bản chất và lợi ích do đầu tư
đem lại chúng ta có thể chia đầu tư ra làm 3 loại: đầu tư tài chính, đầu tư
thương mại và đầu tư phát triển.
Đầu tư tài chính:
Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc
mua các giấy tờ có giá để hưởng lãi suất định trước, hay lãi suất tuỳ thuộc vào
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan phát hành, không tạo ra
tài sản mới cho nền kinh tế(nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực
này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân.
3
Đầu tư thương mại:
Đầu tư thương mại là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra
mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận chênh lệch
do giá khi mua và khi bán, không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu
không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của nhà đầu
tư.
Đầu tư phát triển :
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn
trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra
những tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị,…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ
năng,…) gia tăng năng lực sản xuất tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát
triển.
1.2.2. Phân loại đầu tư phát triển

Có rất nhiều cách phân loại đầu tư phát triển, mỗi cách phân loại đều đáp
ứng được những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau.
Các cách phân loại đầu tư phát triển:
 Theo bản chất của các đối tượng đầu tư:
• Đầu tư cho đối tượng vật chất
• Đầu tư cho các đối phi vật chất.
 Theo phân cấp quản lý:
• Đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia
• Đầu tư theo các dự án nhóm A
4
• Đầu tư theo các dự án nhóm B
• Đầu tư theo các dự án nhóm C
 Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư:
• Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
• Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
• Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng …
 Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư:
• Đầu tư cơ bản
• Đầu tư vận hành
 Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản
xuất xã hội
• Đầu tư thương mại
• Đầu tư sản xuất.
 Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư:
• Đầu tư ngắn hạn
• Đầu tư dài hạn
 Phân loại theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
• Đầu tư gián tiếp
• Đầu tư trực tiếp
 Theo nguồn vốn

• Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước
5
• Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài
 Theo vùng, lãnh thổ
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
Đầu tư chịu tác động của nhiều nhân tố như: Môi trường đầu tư, lãi suất,
sản lượng nền kinh tế.
 Môi trường đầu tư: Đầu tư luôn đòi hỏi một môi trường thích hợp, nhất
là trong điều kiện kinh tế thị trường, với xu thế cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố, như thực trạng cơ sở
hạ tầng, những quy định của pháp luật đầu tư, nhất là những quy định
có liên quan đến lợi ích tài chính (chế độ thuế, giá nhân công….); chế
độ đất đai (quy chế thuê mướn chuyển nhượng, thế chấp, giá cả…), các
loại thủ tục hành chính, tình hình chính trị - xã hội…. Nếu những yếu
tố trên thuận lợi sẽ khuyến khích được các nhà đầu tư. Trong việc tạo
lập môi trường đầu tư chính phủ giữ một vai trò quan trọng, chính phủ
thường quan tâm đến những chính sách nhằm tăng được lòng tin trong
đầu tư và kinh doanh. Các quy định về thuế của chính phủ (đặc biệt là
thuế thu nhập doanh nghiệp) cũng ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đầu tư,
quyết định quy mô vốn đầu tư. Nếu chính phủ đánh thuế cao sẽ làm
tăng chi phí đầu tư, làm cho thu nhập của các nhà đầu tư giảm, làm nản
lòng các nhà đầu tư. Mặt khác chính phủ cũng có thể khuyến khích đầu
tư bằng hình thức miễm giảm thuế với những khoản lợi nhuận dùng để
tái đầu tư, do đó đầu tư sẽ tăng.
 Lãi suất có ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư, quyết định
quy mô vốn đầu tư thông qua việc ổn định kinh tế vĩ mô. Đối với lãi
suất, về mặt lý thuyết lãi suất càng cao thì xu hướng tiết kiệm càng lớn
và dẫn tới đầu tư tăng. Bên cạnh đó, nếu mức lãi suất thị trường nội địa
6
mà cao hơn tương đối so với mức lãi suất quốc tế thì còn đồng nghĩa

với tiềm năng quy mô vốn nước ngoài tăng và là công cụ hữu hình để
chính phủ bảo vệ được nguồn vốn nước mình, ngăn chặn được nạn đào
thoát vốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, bản thân yếu tố lãi suất cũng có hai
mặt, đó là khi tăng lãi suất cũng có nghĩa là chi phí sử dụng vốn trong
đầu tư sẽ cao hơn. Điều này sẽ làm giảm phần lợi nhuận thực của nhà
đầu tư. Dẫn đến quy mô vốn có xu hướng giảm xuống.
 Sản lượng nền kinh tế: Khi sản lượng nền kinh tế gia tăng sẽ là một
nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quy mô vốn đầu tư. Khi sản
lượng tăng thì giá cả giảm khi đó tiêu dùng tăng sẽ kích thích đầu tư
phát triển.Tuy nhiên tốc độ tăng của sản lượng và tốc độ tăng của vốn
đầu tư không giống nhau. Mỗi sự thay đổi sản lượng nền kinh tế đều
dẫn tới sự thay đổi của quy mô vốn đầu tư cùng chiều. Nhưng sự biến
động của vốn lớn hơn nhiều lần sự biến động của sản lượng.
7
Chương 2
Thực trạng tình hình đầu tư phát triển vào ngành
du lịch Việt Nam
2.1. Khái quát chung về đầu tư vào du lịch.
2.1.1.Khái niệm chung về du lịch.
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của loài
người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ
biến. Theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism
Council – WTTC) đánh giá thì du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới,
vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Ở một số quốc
gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, là nguồn thu ngoại tệ
lớn nhất trong ngoại thương.
Mặc dù được hình thành từ rất sớm và phát triển với tốc độ rất nhanh,
tuy nhiên “du lịch” được hiểu theo nhiều cách khác nhau, với nhiều cách tiếp
cận khác nhau. Với chuyên ngành kinh tế đầu tư, em xin nêu hai định nghĩa
về “du lịch” dưới hai góc độ tiếp cận sau:

- Tiếp cận trên góc độ của người kinh doanh du lịch:
Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm
thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch.
- Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương:
Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ
8
sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động
kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú
tạm thời của cá thể.
2.1.2.Nội dung đầu tư trong ngành du lịch.
Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng,
mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá
cao. Do đó đầu tư trong lĩnh vực du lịch diễn ra rất sâu rộng, bao gồm nhiều
nội dung. Trong phạm vi của chuyên đề, em xin trình bày các nội dung chủ
yếu sau:
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngành du lịch
- Đầu tư phát triển các loại hình du lịch
- Đầu tư phát triển các loại hình vận chuyển khách du lịch
- Đầu tư nâng cấp và cải tạo trùng tu các di tích lịch sử
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch
- Đầu tư quảng bá, xúc tiến du lịch
2.1.3. Mối quan hệ giữa đầu tư và du lịch
2.1.3.1. Tác động của hoạt động du lịch đến hoạt động đầu tư.
- Du lịch góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, từ đó
khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Du lịch đem lại tỷ suất lợi
nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch so với ngành công nghiệp nặng, giao
thông vận tải thì ít hơn mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không
phức tạp.
- Du lịch tạo ra sự phát triển giữa các vùng. Thông qua đầu tư trong du
lịch có sự phân phối vốn đầu tư giữa các vùng, tạo công ăn việc làm, tăng thu

nhập cho người dân. Qua đó càng thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển không
những chỉ trong ngành du lịch mà cả các ngành khác nữa như: tiểu thủ công
9
nghiệp, thương mại…
- Du lịch tạo ra một cách nhìn khác về con người và đất nước Việt Nam
– cái nhìn chân thực hơn. Từ đó giúp các nhà đầu tư hiểu hơn về Việt Nam và
tăng cường đầu tư.
- Du lịch tạo ra sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong khu vực và trên
thế giới, tăng cường đầu tư xuyên quốc gia làm tăng hiệu quả đầu tư, mở rộng
thị trường.
2.1.3.2.Tác động của hoạt động đầu tư đối với sự phát triển của ngành du
lịch.
- Đầu tư góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ, tạo điều
kiện cho du lịch.
- Đầu tư vào các khu du lịch thu hút khách du lịch đến với Việt Nam
ngày càng nhiều hơn.
- Đầu tư vào quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam để Việt Nam gần
gũi hơn trong con mắt bạn bè thế giới.
2.2.Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển ngành du lịch Việt
Nam giai đoạn 2001-2010.
2.2.1.Khái quát hoạt động đầu tư phát triển du lịch Việt Nam.
Ngày nay, xu hướng đi du lịch ngày càng phát triển. Các nước vì nhu cầu
hội nhập, du lịch và giao lưu văn hoá đã hợp tác với nhau cùng phát triển du
lịch. 5 năm 2001-2005 là giai đoạn ngành du lịch thực hiện mục tiêu “Phát
triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” đã được Nghị
quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX đặt ra. Trong giai đoạn này
mặc dù chịu nhiều bất lợi: thiên tai xảy ra liên tiếp, giá xăng-dầu thế giới tăng
dẫn tới giá tiêu dùng, dịch vụ trong nước cũng tăng cao, tốc độ tăng trưởng
khách du lịch vẫn đảm bảo ở mức cao.
10

Tài nguyên du lịch là một yếu tố sẵn có thuận lợi cho đầu tư phát triển
du lịch Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Tài nguyên du lịch tự nhiên: Sự đa dạng về cấu trúc địa hình biển và hải
đảo, đồng bằng, đồi núi, cao nguyên đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam một hệ
thống tài nguyên du lịch tự nhiên hết sức phong phú và đặc sắc, đặc biệt là
các cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái biển - đảo, hệ sinh thái sông hồ, hệ sinh
thái rừng, hang động… thích hợp để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp
dẫn.
Tài nguyên du lịch nhân văn: Với lịch sử phát triển lâu đời, có nền văn
hoá giàu bản sắc, Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hết sức
phong phú. Tài nguyên du lịch nhân văn ở nước ta bao gồm tài nguyên vật thể
và tài nguyên phi vật thể.
Tài nguyên vật thể bao gồm các di tích (lịch sử văn hoá, lịch sử Cách
Mạng, kiến trúc nghệ thuật…), các di chỉ khảo cổ, làng nghề… ở Việt Nam
rất đa dạng được phát hiện đánh giá, cập nhật và bảo tồn tôn tạo. Hiện nay,
tổng số di tích xếp hạng quốc gia đã lên tới 2569. Hệ thống tài nguyên du lịch
nhân văn có giá trị văn hoá lịch sử được đánh giá cao. Trong thời gian qua, số
di sản văn hoá có giá trị quốc tế tăng từ 1 lên 4 di sản: ngoài Cố đô Huế, di
tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An tỉnh Quảng Nam đã được UNESCO công nhận
di sản văn hoá thế giới, nhã nhạc cung đình Huế được công nhận di sản văn
hoá phi vật thể của thế giới, tạo sức hấp dẫn và khả năng khai thác phục vụ du
lịch của tài nguyên du lịch nhân văn nước ta ngày càng lớn.
Cùng với các ban, ngành liên quan và nỗ lực tự thân của toàn ngành, du
lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang từng bước hội
nhập vào quá trình phát triển của du lịch thế giới. Vị thế du lịch Việt Nam
ngày càng được khẳng định và nâng cao. Thực hiện Chiến lược phát triển du
lịch và Chương trình hành động quốc gia về du lịch, chúng ta đã đầu tư hàng
11
nghìn tỷ đồng, riêng trong 5 năm 2001-2005 là 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ
tầng kỹ thuật ở các khu du lịch trọng điểm và thu hút được hơn 190 dự án đầu

tư trực tiếp của nước ngoài vào du lịch với tổng số vốn là 4,64 tỷ USD. Hàng
trăm khách sạn, khu du lịch cao cấp được xây mới, gia tăng số lượng phòng
khách sạn và những sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế.
Công tác xúc tiến, quảng bá, đào tạo nhân lực cũng được đẩy mạnh. Tính
chung 10 tháng năm 2010 ước đạt 4.171.990 lượt, tăng 39,0% so với cùng kỳ
năm 2009.Ðặc biệt, khả năng thu hút vốn FDI của ta ngày càng được cải
thiện. Ðây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành du lịch nước ta theo
kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. WTO đang mở ra những
viễn cảnh đầu tư mới. Hiện tại nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú
ý đến Việt Nam và "đổ bộ" vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch.
Bảng : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-
2010
Đơn vị: triệu USD
Năm 2000 20001 2002 2003 2004 ... 2010
Số vốn
cam kết
48,9 20,1 217,7 184,8 257,3 3.264
Số dự án 2 5 24 20 23 127
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
2.2.2.Tình hình huy động vốn cho đầu tư phát triển du lịch.
Bất kể hoạt động đầu tư nào cũng cần phải huy động và sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn đầu tư. Đặc biệt, đầu tư vào du lịch còn đòi hỏi dung
lượng vốn đầu tư lớn. Trong những năm qua, vốn đầu tư phát triển vào nền
kinh tế nói chung, cũng như ngành dịch vụ và du lịch nói riêng đều tăng. Điều
đó thể hiện ở bảng số liệu sau:
12
Bảng : Tỷ trọng vốn đầu tư cho du lịch
Đơn vị: %
Năm
Tỷ trọng VĐT du lịch so

với VĐT chung
Tỷ trọng VĐT du
lịch so với VĐT
vào dịch vụ
Tốc độ gia tăng VĐT
cho du lịch năm sau
so với năm trước
2001 20,64 43,00
2002 21,03 42,99 18,98
2003 21,61 43,00 19,55
2004 21,56 43,00 18,47
...
2010 21,44 42,94 18,15
Nguồn: Vụ tổng hợp kinh tế
Từ bảng 1.3 ta thấy, vốn đầu tư cho ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng
cao nhất trong cơ cấu vốn đầu tư chung cho nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu
công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Trong đó, vốn đầu tư cho du lịch
chiếm khoảng 21% vốn đầu tư chung và khoảng 43% vốn đầu tư của ngành
du lịch. Điều này chứng tỏ, đầu tư vào du lịch đang ngày càng được chú
trọng.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ và
sâu rộng, nước ta lại là nước đi lên từ nông nghiệp thì việc huy động vốn từ
nhiều nguồn khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng.
2.2.2.1. Nguồn vốn trong nước.
Vốn Ngân sách Nhà nước
Vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) chủ yếu là dành cho việc đầu tư vào
cơ sở hạ tầng du lịch. Đây là nguồn vốn quan trọng song chỉ là vốn ‘mồi’ để
thu hút các nguồn lực khác tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cũng như
đầu tư vào các cơ sở kinh doanh du lịch. Nguồn hỗ trợ này được tập trung đầu
tư vào xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, như đường du lịch, cấp

điện, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường cho các khu, điểm du lịch nhằm tăng
13
khả năng đón khách du lịch.
Tới hết năm 2007, đã có 64 tỉnh, thành phố được hỗ trợ vốn đầu tư. Song
riêng các Tỉnh, thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng
Tàu, Bình Dương có khả năng tự cân đối nguồn vốn này, nên từ năm 2004,
các địa phương này không thuộc đối tượng nhận hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở hạ
tầng nêu trên
Vốn của các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).
Đối với các DNNN một số năm trở lại đây việc huy động vốn đầu tư từ
nguồn này đã bắt đầu có hiệu quả, tập trung ở các công ty du lịch lớn .Các
công ty này đã huy động vốn một cách có hiệu quả từ lợi nhuận của doanh
nghiệp, từ các nguồn khác: đi vay thương mại, Nhà nước hỗ trợ để thực hiện
các dự án đầu tư phát triển du lịch
Công ty du lịch Việt Nam cũng là một DNNN làm ăn có hiệu quả. Hàng
năm công ty huy động hàng triệu USD để đầu tư xây dựng nhiều loại hình du
lịch mới, tour mới để hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Các DNNN hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở các tỉnh, thành phố khác
có dấu hiệu làm ăn có hiệu quả và việc huy động vốn ngày càng cao, tập trung
ở các tỉnh có truyền thống du lịch như: Lâm Đồng, Quảng Ninh, Huế, Đà
Nẵng… Hàng năm, các DNNN ở các tỉnh này huy động hàng trăm tỷ đồng
đầu tư vào khách sạn, nhà nghỉ, các hoạt động du lịch mới. Những tỉnh mới
đưa du lịch vào ngành kinh tế mũi nhọn, nhiều nhà đầu tư chưa sẵn sàng đầu
tư vào vì nghi ngờ tính hiệu quả của đầu tư và DNNN ở các địa phương này
đã đóng vai trò tiên phong trong việc huy động vốn để đầu tư.
2.2.2.2 Nguồn vốn nước ngoài:
Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, nếu chỉ dựa
vào nguồn vốn trong nước thì không thể đủ mà chúng ta cần huy động cả từ
14
nguồn vốn nước ngoài.

Hầu hết các dự án du lịch lớn ở Việt Nam đều có mặt của nhà đầu tư
nước ngoài. Các khách sạn lớn như Deawoo, Hanoi Nikko, Melia, Hilton…
đều liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm
1998 đến nay, số dự án đầu tư nước ngoài vào du lịch là 235 dự án với tổng
vốn đầu tư 6,16 tỷ USD. Tổng cục Du lịch cho biết, năm 2010, đã có 127 dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn hơn
3,2 tỷ USD.
2.2.3.Nội dung đầu tư phát triển ngành du lịch Việt Nam
2.2.3.1. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những nhân tố quan trọng đối với
quá trình sản xuất kinh doanh. Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động
tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện
các dịch vụ và hàng hoá thoả mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến
hành trình của họ. Nó bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của chính ngành du
lịch như cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà hàng), cơ sở vui chơi giải trí và cơ sở
vật chất kỹ thuật của các ngành khác như hệ thống đường xá, cầu cống, điện
nước, thông tin liên lạc… Những yếu tố này gọi chung là các yếu tố thuộc cơ
sở hạ tầng.
 Tình hình thực hiện vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.
Qua các năm, việc thực hiện vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã đạt
được kết quả tích cực. Hàng năm, hầu hết nguồn vốn này đã được thực hiện
theo tiến độ, không để tình trạng bỏ vốn. Nhìn chung, các dự án chấp hành
đúng quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo chất lượng công
trình
15

×