Đoạn trích nằm trong chương III của cuốn tiểu thuyết cũng có
tiêu đề là Mải mêchinh chiến và yêu đương...
Trích tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoyơ)
Phân tích đoạn trích Mải mê chinh chiến và yêu đương (tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu củaTôm
Xoyơ).
BÀI 1ÀM
Đoạn trích nằm trong chương III của cuốn tiểu thuyết cũng có tiêu đề là Mải mêchinh chiến và yêu
đương. Ở đây tiêu đề của chương được dùng luôn làm tiêu đề của đoạn trích. Điều đó hoàn toàn có cơ sở
bởi hai khía cạnh “chinh chiến” và “yêu đương” của chương được thể hiện khá rõ qua mấy trang trích
ngắn ngủi này. Cách kểchuyện của Mac Tuên trong sáng, giản dị, dễ hiểu, tuy nhiên không phải vì thế mà
đoạn trích không còn gì để phân tích, tìm hiểu. Cái tài của tác giả là chỉ qua mẩu chuyện mà vẫn giúp
người đọc có được ấn tượng hoàn chỉnh về nhân vật Tom và nếu giỏi suy đoán, ta có thể hình dung được
trước tính chất của những việc Tom sẽ làm. Cái sâu sắc của một ngòi bút hiện thực chính là chỗ đó. Rất tôn trọng sự phát triển lôgic của tính cách dù
chẳng bao giờ khuôn câu chuyện theo một sơ đồ cứng nhắc. Vì vậy, điều cần thiết là khi đọc đoạn trích nên thường xuyên liên hệ rộng ra với toàn tác phẩm.
Đoạn trích có một bố cục sáng sủa tập trung kể về hai “sự kiện” chính trong cuộc “phiêu lưu” của Tom:
“chinh chiến” và “yêu đương”. Chuyện “chinh chiến” được kế từ câu “Tom đi vòng khu nhà mình..." tới
câu Tom trở về nhà một mình”. Chuyện “yêu dương” được kể trong đoạn văn còn lại. Việc kết hợp miêu
tả hai sự kiện chinh chiến và yêu đương không có tính chất ngẫu nhiên. Giả sử tác giả chi miêu tả sự kiện
đầu (chinh chiến) thì nét riêng của nhân vật Tom không được làm rõ, là lúc đó Tom bi lẫn đi giữa bao
nhiêu đứa bế cũng hiếu động, cũng ham chơi trò đánh trận giả như thế. Nhưng nếu tác giả chỉ miêu tả sự
kiện thứ hai (yêu đương) thì tính cách trẻ con của Tom bị bỏ qua một cách đáng tiếc, bởi như ta đã biết, ở
Tom vừa có dáng dấp người lớn lại vừa có dáng dấp của một đứa bé. Như vậy, việc miêu tả kết hợp ở đây
mang một ý nghĩa nghệ thuật đáng chú ý. Nhờ điều này, độc giả có dịp hiếu thêm về phong cách "hảo
hán”, "hiệp sĩ” rất đậm nét của nhân vật Tom. Mặc dầu chú ta chưa phải là người đã có tính cách ổn định
như những đức tính tốt dẹp đã hình thành và được vun đắp thường xuyên, một phần nhờ vào ảnh hưởng
của các tiểu thuyết hiệp Sĩ má chú ta thường ngốn ngấu không biết mệt. Chú luôn muốn làm theo sách,
làm một anh hùng nghĩa hiệp diệt ác trừ tà bảo vệ chân lí. Và cũng theo sách, chú cầnphải cómột “ý trung
nhân” của lòng mình để tôn thờ, để nhớ nhung và thậm chí để sầu muộn.
Trong khi miêu ta kết hợp hai sự kiện, tác giả chú ý nhiều hơn đến sự kiện thứ hai. Phải chăng tác giả đã
nghĩ rằng chuyện đánh trận giả quá quen với một lớp độc giả quan trọng của cuốn sách là thiếu nhi nên
cần kể lướt qua thôi? Còn với sự kiệu thứ hai vốn liên quan đến một “thể nghiệm” mới mẻ của Tom, có
tính chất "phiêu lưu” thật sự thì nên kể chi tiết? Dù tác giả đã nghĩ thế nào thì độc giả vẫn nhận thấy ở đây
ông đã lựa chọn đúng.Chưa bao giờ những cái vụng về, lớ ngớ và những điệu bộ "phường tuồng" của chú
bé Tom một kẻ đang học làm người lớn - được thể hiện rõ nét như ở đây. Và vì vậy, nụ cười hài hước có
đất để phát huy, có điều kiện để bộc lộ nhiều hơn
Trong “tình yêu" với cô bé Becky, Tom đã tự chứng tỏ tư cách “lỡ cỡ’’ giữa người lớn và trẻ con của
mình.
Trước hết, chú giống ngườn lớn ở chỗ “tình yêu” với Becky không còn là một trò chơi có quy ước trước
với nhau mag nó chứa đựng những tình cảm thật, rung động thật. Rõ ràng, chú đã bắt đầu biết yêu và đã
được nếm chút ý vị của tình yêu. Như người lớn, chú đã trải qua cơn choáng váng trước sắc đẹp của nàng
và mọi hoạt động tâm lí dường như đã bị tê liệt. Cũng lại giống người lớn lúc chớm yêu, chú muốn giấu
giếm tình cảm thật của mình và nhiều lúc rơi vào trạng thái sượngsùng khó tả. Chú “lấm lét”, “vờ như
không biết "nét mặt chú bỗng tươi hẳn lên” khi bắt được tín hiệu khả quan từ phía đối tượng trước khi vào
khuất trong nhà, cô bé vứt qua hàng rào một bông hoa păngxê. Đến lúc buộc phải về nhà, “đầu óc đáng
thương” của chú “tràn đầy ảo ảnh và chú vui đến độ không giấu nổi mình để cho dì Poly phải ngạc nhiên
không hiểu “thằng bé có chuyện gì”.
Thực ra. cuộc phiêu lưu tình ái của Tom chỉ “giống người lớn” ở khía cạnh tâm lí mà thôi. Riêng trong
hành động để chinh phục trái tim người đẹp, chú đã được hoàn nguyên về lứa tuổi của mình, dù ta vẫn
biết rằng khi yêu thật sự thì người lớn vẫn nhiều lúc vụng về, ngớ ngẩn quá một đứa bé. Từ khi hiểu rằng
cô bé đã phát hiện ra mình, Tom bắt đầu ra sức “trổ tài" bằng đủ trò trẻ con. Tác giả không tả chi tiết các
trò của chú mà chỉ cho biết tính chất linh tinh, “nực cười”, “điên rồ”, “lố lăng”, “nguy hiểm” của nó mà
thôi. Đến trò nhặt hoa păngxê thì tác giả nói kĩ lưỡng hơn, không quên chỉ cho người đọc thấy “bàn chân
đi đất” và cách “nhảy lò cò” của chú.
Mac Tuên đã kể những chuyện phiêu lưu của Tom Xoyơ bằng giọng văn hài hước mà nhân hậu. Tiếng
cười bật ra từ đây là tiếng cười độ lượng, bao dung, dẫu đến mực tinh quái, thóc mách. Đúng là không thể
không cười khi tự thân những hành động của Tom đã hàm chứa lắm chuyện đáng cười, nhưng do những
hành động ấy mang nhiều nét trẻ con và vô hại nên tiếng cười không thể cay độc mà ấm áp nhân tình.
Vừa để cho Tom gặp Becky, nhà văn đã bình luận một câu “sát phạt”: “Vị anh hùng vừa đại thắng chưa
bắn một phát súng nào đã ngã gục". Nhà văn đã tôn Tom lên vị trí cao vời để rồi hạ bệ chứ chàng một
cách bất ngờ, vô cùng hóm hỉnh. Hơn nữa, ông còn cực tả “mối tình” trước của Tom với Amy Lorenxơ
bằng lối nói đại ngôn (ý hắn ngầm cho rằng thứ tình cảm ấy của Tom chẳng qua là thứ tình cảm bồng bột,
xốc nổi, “lửa rơm”) để rồi hạ xuống những câu dửng dưng, tinh nghịch, tương tự như việc giảm áp suất
không khí một cách đột ngột vậy: “Trước đây chú đã tưởng mình yêu cô ta đắm duối, say mê, chú xem
mối tình của mình như một cái gì thiêng liêng ghê gớm; thế mà bây giờ té ra đó chỉ là chút tình vụn
thoáng qua (...) chỉ trong chốc lát, hình ảnh cô ta đã rời khỏi trái tim chú như người khách lạ sau khi tình
cờ ghé thăm”.
Khi kể đến đoạn Tom trổ tài chinh phục cô bé Becky, nụ cười hài hước mà nhân hậu của nhà văn càng
bộc lộ rõ. Ông mô tả thật nhiều động tác và cứ chỉ của Tom để cho thấy rằng chú chàng rất cố gắng, rất
công nhu trong việc chinh phục. Nào việc “chú bé chạy vòng quanh đến cách bông hoa độ vài bước thì
dừng lại”, nào việc chú “lấy tay che phía trên mắt và bắt đầu nhìn xuống cuối phố như vừa phát hiện điều
gì thú vị diễn ra ở phía đó”, nào việc “chú nhặt một cọng rơm, và bắt đầu cổ ngửa mặt lên trời, giữ cho
cọng rơm được thăng bằng, rồi lắc người mỗi lúc một nhích lại gần bông hoa păngxê”... Nhưng ngay sau
đó, nhà văn “tường minh hóa” ý nghĩa của các hành động kia. Thì ra đó chỉ là những cách giúp chú chàng
nhặt được bông hoa một cách kín đáo mà thôi! Chưa hết, tác giả còn bồi thêm một “giả thiết” làm trần tục
hóa những trò tài tử của Tom: Tom đã nhặt bông hoa păngxê lên nhét vào trong áo, “gần ngay trái tim hay gần dạ dày chưa biết chừng, vì chú không hiểu biết lắm về các bộ phận trong cơ thể con người, và
được cái cũng chẳng lấy gì làm khó tính”. Lúc này, sự trần tục hóa đã làm bật ra tiếng cười - một tiếng
cười thoải mái, dễ chịu, không ác ý.
loigiaihay.com
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học