Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

một số vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.08 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
--------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2010-2014


ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KINH DOANH
DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ts. Cao Nhất Linh

Thái Quốc Tấn

Bộ môn: Luật Thương mại

MSSV: 5105906
Lớp: Luật Thương mại 1

Cần Thơ, 12/2013


LỜI CẢM ƠN



Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ từ quý thầy cô, các bạn sinh viên và các đơn vị trong
trường Đại học Cần Thơ. Người viết xin chân thành cảm ơn Trung
tâm học liệu trường Đại học Cần Thơ, Khoa Luật trường Đại học Cần
Thơ và quý thầy cô của Khoa, các anh chị và các bạn sinh viên cùng
khóa đã chia sẻ những kiến thức học được và giúp đỡ người viết trong
quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, người viết xin chân thành cảm ơn
sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Cao Nhất Linh - Giảng viên Khoa
Luật trường Đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ bảo người viết trong suốt
thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã cố gắng thật
nhiều để có thể hoàn thành một cách tốt nhất nội dung cần thiết của đề
tài. Song, do thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài có giới hạn; bên
cạnh đó, vốn hiểu biết và kiến thức của người viết còn hạn chế, vì
vậy, nội dung đề tài luận văn sẽ không tránh khỏi những tồn tại, thiếu
sót. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các
thầy cô và các bạn để người viết hoàn thiện đề tài hơn.
Người viết xin chân thành cảm ơn.


 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………



MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2
5. Bố cục của luận văn........................................................................................ 2
Chương 1 Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng
hóa xuất nhập khẩu............................................................................................ 4
1.1 Khái niệm về dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu………………..4
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ
...................................................................... 4
1.1.2 Khái niệm về dịch vụ giám định ............................................................. 5
1.1.2.1 Khái niệm về giám định ................................................................... 5
1.1.2.2 Khái niệm về dịch vụ giám định ....................................................... 5
1.1.3 Khái niệm về hàng hóa xuất nhập khẩu................................................ 6
1.1.3.1 Khái niệm về hàng hóa...................................................................... 6
1.1.3.2 Khái niệm về hàng hóa xuất nhập khẩu……………………………...8
1.1.4 Khái niệm về kinh doanh giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ........... 8
1.1.4.1 Khái niệm về giám định hàng hóa..................................................... 8
1.1.4.2 Khái niệm về giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ............................ 9
1.1.4.3 Tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa .............................. 9
1.1.4.4 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ
giám định hàng hóa xuất nhập khẩu....................................................................11
1.1.4.4.1 Vị trí........................................................................................11
1.1.4.4.2 Chức năng...............................................................................11

1.1.4.4.3 Nhiệm vụ.................................................................................11
1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa
xuất nhập khẩu..................................................................................................11
1.2.1 Là một loại hình dịch vụ trong hoạt động thương mại......................11
1.2.1 Là ngành kinh doanh có điều kiện ....................................................12
1.2.3 Đối tượng của hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định hàng
hóa xuất nhập khẩu ...........................................................................................13
1.3 Các loại hình dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ......................14
1.3.1 Căn cứ vào nội dung và đối tượng giám định....................................14
1.3.2 Căn cứ vào tính chất và mục đích......................................................15
1.3.3 Căn cứ vào thời gian và địa điểm ......................................................16
1.4 Vai trò của hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất
nhập khẩu ..........................................................................................................16
1.4.1 Dịch vụ giám định gắn liền với hoạt động thương mại và công
tác quản lí...........................................................................................................16
1.4.2 Dịch vụ giám định đem lại lợi ích thiết thực trong hoạt động
thương mại .........................................................................................................16


1.4.3 Dịch vụ giám định phục vụ đắc lực cho công tác quản lí và
những hoạt động khác .......................................................................................17
1.5 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về kinh
doanh giám định hàng hóa xuất nhập khẩu.....................................................19
1.6 Phân biệt giữa tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất
nhập khẩu với cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước ............................19
1.7 Tổng quan về thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay.........................20
1.7.1 Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh....................................................20
1.7.2 Khu vực Hà Nội ................................................................................22
1.7.3 Khu vực Hải Phòng ..........................................................................22
1.7.4 Khu vực Đà Nẵng .............................................................................23

1.7.5 Khu vực Quảng Ninh........................................................................24
Chương 2 Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng
hóa xuất nhập khẩu...........................................................................................25
2.1 Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu.........25
2.1.1 Đối tượng kinh doanh..........................................................................25
2.1.2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập
khẩu....................................................................................................................26
2.2 Quyền và nghĩa của các bên trong kinh doanh dịch vụ giám định
hàng hóa.............................................................................................................28
2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám
định hàng hóa ....................................................................................................28
2.2.1.1 Quyền của doanh nghiệp.................................................................28
2.2.1.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp.............................................................29
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng ....................................................30
2.2.2.1 Quyền của khách hàng....................................................................30
2.2.2.2 Nghĩa vụ của khách hàng ...............................................................30
2.3 Trách nhiệm của các bên trong kinh doanh dịch vụ giám định hàng
hóa xuất nhập khẩu...........................................................................................31
2.3.1 Trách nhiệm của bên yêu cầu giám định hàng hóa xuất nhập
khẩu....................................................................................................................31
2.3.2 Trách nhiệm của tổ chức giám định hàng hóa xuất nhập khẩu .........31
2.4 Một số quy định liên quan...........................................................................32
2.4.1 Tiêu chuẩn giám định viên và chữ kí con trong chứng thư giám
định ....................................................................................................................32
2.4.1.1 Tiêu chuẩn giám định viên ..............................................................32
2.4.1.2 Chữ kí con dấu................................................................................32
2.4.2 Phân cấp giám định viên .....................................................................33
2.4.3 Quyền và nghĩa vụ của giám định viên ...............................................35
2.4.4 Chứng thư giám định và giá trị pháp lí của chứng thư giám định .....35
2.4.4.1 Ý nghĩa của chứng thư giám định....................................................36

2.4.4.2 Giá trị pháp lí của chứng thư giám định .........................................36
2.4.4.3 Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng
thư giám định có kết quả sai ..............................................................................38
2.4.4.3.1 Phạt vi phạm do chứng thư có kết quả sai.................................38


2.4.4.3.2 Bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư có giám
định sai................................................................................................................40
2.4.4.4 Phí giám định..................................................................................42
2.4.4.5 Ủy quyền giám định và việc giám định theo yêu cầu của cơ
quan Nhà nước....................................................................................................42
2.4.4.5.1 Ủy quyền giám định ................................................................42
2.4.4.5.2 Giám định theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước .......................43
2.5 Các tranh chấp thường gặp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giám
định hàng hóa xuất nhập khẩu .........................................................................44
2.6 Sự khác biệt giữa giám định của công ty giám định và công ty bảo
hiểm....................................................................................................................45
Chương 3 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện về kinh doanh dịch vụ
giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ................................................................47
3.1 Nhận xét hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất
nhập khẩu ..........................................................................................................47
3.1.1 Những thuận lợi ..................................................................................47
3.1.2 Những khó khăn..................................................................................48
3.2 Xu hướng phát triển của ngành giám định hàng hóa xuất nhập khẩu .....50
3.3 Những hạn chế của pháp luật Việt Nam về kinh doanh dịch vụ giám
định hàng hóa xuất nhập khẩu .........................................................................51
3.4 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ giám định
hàng hóa xuất nhập khẩu..................................................................................52
3.4.1 Giải pháp mang tính chất pháp lí .......................................................52
3.4.2 Giải pháp mang tình kĩ thuật..............................................................53

3.4.2.1 Từ phía Nhà nước .........................................................................53
3.4.2.2 Từ doang nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa..............54
3.4.2.3 Từ doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu..................57
Kết luận .............................................................................................................57
Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................59


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

Lời nói đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, việc giao lưu, mua bán
hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng tăng, hòa nhập vào nền kinh tế thị trường. Việc
xuất, nhập khẩu hàng hóa đã trở thành vấn đề quen thuộc và lâu dài trong chiến lượt
phát triển kinh tế của các nước. Quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ của mỗi quốc gia
đã góp phần mở rộng thị trường thế giới và tăng nhanh các quan hê kinh tế quốc tế.
Cùng với quá trình này, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò to lớn đối
với nề kinh tế nước ta nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Đặc biệt
hoạt động xuất nhập khẩu góp phần tạo ra cơ sở vững chắc để chúng ta phát huy nội
lực quốc gia, tiến hành đổi mới đất nước.
Với thuận lợi đó hàng loạt các lĩnh vực kinh tế phát triển, kể cả những ngành
công nghiệp nhe. Đặc biệt gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu, ngành kinh doanh
giám định hàng hóa xuất nhập khẩu đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. khi hàng hóa
luôn có những nguy cơ phải chịu những rủi ro, tổn thất, hỏng, vở trong quá trình thực
hiện hợp đồng, khi các bên tham gia giao dịch có những ý kiến bất đồng, khi rất cần
một loại công cụ để xác định chất lương, số lượng của hàng hóa xuất nhập khẩu vào
trong nước cũng như cần phải đưa ra nước ngoài những mặt hàng tốt thì lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu càng thể hiện quan trò quan trọng
của mình. Để giải quyết tranh chấp và có chứng cứ khách quan phân định trách nhiệm
đối với các bên tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng mua bán Ngoại thương,

đồng thời để giải quyết nhiều vấn đề trong thanh toán, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển
hàng hóa… người ta thường chỉ định trong hợp đồng hoặc trực tiếp yêu cầu một tổ
chức giám định chuyên nghiệp, hợp pháp, hoạt động độc lập, trung lập, có đủ năng lực
về kĩ thuật và nghiệp vụ thay họ đứng ra làm bên trung gian chứng kiến và tiến hành
xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, phương tiện để các bên có căn cứ thực hiện,
thanh toán và phân chia trách nhiệm của mình. Với vai trò và ý nghĩa như vậy, dịch vụ
giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là một lĩnh vực gắn liền và hổ trợ đắc lực cho hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên theo đà phát triển của hoạt động Ngoại
thương, yêu cầu về giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng thì cùng với sự
xuất hiện của một số công ty giám định nước ngoài và rất nhiều công ty giám định
trong nước ồ ạt nổi lên mà chất lượng thì kém, thị trường giám định ngày càng phức
tạp, lộn xộn và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi đó các văn bản pháp luật về
lĩnh vực này còn quá ít, việc quản lí các công ty giám định cũng như tiêu chuẩn về
giám định viện còn sơ sài, còn nhiều người chưa hiểu và chưa biết về dịch vụ giám
định mà doanh nghiệp giám định hàng hóa không ngừng tăng lên, trên thực tế đã gây
ảnh hưởng rất lớn đến thị trường giám, làm xáo trộn nền kinh tế thị trường. Mặt khác,
chưa có một trường Đại học, Cao đẳng hay Dạy nghề nào trong nước đào tạo ngề này.
GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 1

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

Xuất phát từ ý nghĩa đó, vai trò quan trong của dịch vụ giám định cũng như các vấn đề
còn tồn tại xung quanh loại hình dịch vụ này mà em đã chọn đề tài “ Một số vấn đề
pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ” làm đề tài cho
Luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của luận văn là làm sáng tỏa các vấn đề pháp lí về kinh doanh
dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu. Giúp cho Doanh nghiệp, tổ chức hay các
cơ quan giám định và người yêu cầu giám định hiểu và áp dụng đúng các quy định của
pháp luật. Từ đó giúp cho họ hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia
vào giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp cho thị trường giám định được vận hành
ngày một tốt hơn.
Trên cơ sở đó,người viết cũng đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, nâng cao
vai trò quản lí của Nhà nước, hiệu quả cuả việc áp dụng những quy định của pháp luật
vào thực tiễn, giúp cho việc bảo vệ quyền lợi cho mỗi bên được tốt hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài “ Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất
nhập khẩu” là vấn đề rộng và phức tạp. Trong khuôn khổ cử nhân luật, luận văn chỉ
tập trung nghiên cứu, phân tích một số nội dung cơ bản về các vấn đề pháp lí liên quan
đến người yêu cầu giám định và tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất
nhập khẩu, trên cơ sở đó góp phần hoàn thiệ hệ thống pháp luật về người yêu cầu giám
định và tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định. Do giới hạn về khả năng, điều kiện và
thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về giám định
hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở của pháp luật hiện hàng mà không nghiên cứu
những quy định của pháp luật trước dây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận của Luận văn là những quy định của pháp luật về giám định hàng
hóa xuất nhập khẩu và giám định hàng hóa, những thông tư hướng dẫn và Luật doanh
nghiệp 2005 và các bài viết của các Nhà làm luật.
Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp sau: phương pháp
nghiên cứu lí luận trên tài liệu, sách vở; phương pháp phân tích tổng hợp; phương
pháp so sánh và phương pháp phân tích luật viết.

GVHD: Cao Nhất Linh


Trang 2

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

5. Bố cục của luận văn
Với đề tài là “ Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa
xuất nhập khẩu”, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về dịch vụ giám định hàng hóa
Trong chương này, người viết tập trung phân tích những khái niệm, những vấn
đề pháp lí về kinh doanh dich vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu, đưa ra những vai
trò cũng như sự phan bố của lĩnh vực này ở Việt Nam.
Chương 2: Một số vấn đề pháp lí về kinnh doanh dịch vụ giám định hàng
hóa xuất nhập khẩu
Trong chương này, người viết nghiên cứu những quy định của pháp luật về các
vấn đề như: quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng
hóa, quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu giám định, trách nhiệm của tổ chức kinh
doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, chương này cũng đề
cập đến trách nhiệm của Nhà làm luật, của các bên yêu cầu giám định.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp về kinh doanh dịch vụ giám định hàng
hoa xuất nhập khẩu
Sau khi phân tích những quy định của pháp luật về những vấn đề cơ bản của việc
kinh doanh dịch vụ giám định, người viết đã đưa ra những hạn chế của luật khi áp
dụng vào thực tiễn và kiến nghị một số giải pháp để góp phần hoàn thiện hơn các quy
định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu.


GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 3

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH
DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA
1.1 Khái niệm về dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ
Trong thực tế đời sống hằng ngày, các hoạt động dịch vụ luôn diễn ra rất đa dạng
ở khắp mọi nơi và không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của dịch vụ trong đời
sống xã hội. Tuy vậy, để có một khái niệm chuẩn về dịch vụ dường như vẫn còn là vấn
đề đang cần bàn luận thêm. Thực tế cho tới nay vẫn tồn tại nhiều khái niệm khác nhau
về dịch vụ.
Thứ nhất, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, dịch vụ là“những hoạt động phục
vụ nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt”.Do nhu cầu trong thực
tế đời sống đa dạng và phân công lao động xã hội nên có nhiều loại dịch vụ như dịch
vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ sinh hoạt công cộng
(giáo dục, y tế, giải trí), dịch vụ cá nhân dưới hình thức những dịch vụ gia đình… Tựu
chung lại, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì quan niệm về dịch vụ là những hoạt
động phục vụ.
Thứ hai, xét theo phạm trù kinh tế, dịch vụ được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao
gồm toàn bộ những ngành có tham gia đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội – GDP
hoặc tổng sản phẩm quốc dân – GNP trừ các ngành công nghiệp, nông nghiệp (bao
gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp). Như vậy, theo cách tiếp cận này thì những ngành

như vận tải, viễn thông, bưu điện,thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch… đều thuộc
lĩnh vực dịch vụ. Thêm vào đó, phạm trù kinh tế cũng coi dịch vụ là sản phẩm của lao
động xã hội, được mua bán trao đổi trên thị trường. Nền sản xuất xã hội được chia
thành hai lĩnh vực lớn, đó là sản xuất hàng hoá và sản xuất dịch vụ. Quá trình tạo ra
dịch vụ chính là quá trình tương tác giữa ba yếu tố cơ bản gồm khách hàng – người
tiếp nhận dịch vụ; cơ sở vật chất; và nhân viên phục vụ. Ba yếu tố vừa kể trên có quan
hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống mà trong đó dịch vụ là kết quả của sự
tương tác trực tiếp giữa khách hàng, nhân viên phục vụ và cơ sở vật chất.Chẳng hạn,
dịch vụ ăn uống trong một nhà hàng là kết quả của sự tác động qua lại giữa khách
hàng, người phục vụ, đồ ăn thức uống và các tiện nghi khác như bàn ghế, bát đũa
v.v… Nhiều công trình nghiên cứu và các buổi hội thảo của các tổ chức quốc tế như
IMF, WTO… về dịch vụ nhằm đi đến sự thống nhất về khái niệm và phạm vi của dịch
vụ, trên cơ sở đó đánh giá xu hướng phát triển của dịch vụ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa
có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Nói một cách đơn giản hơn, Dịch vụ là
những hoạt động kinh doanh không trực tiếp làm ra của cải vât chất. Đặc điểm nhận
biết: Không trực tiếp làm ra của cải vật chất, Hỗ trợ sản xuất, Phục vụ những nhu cầu
của cuộc sống, xã hội. Ví dụ: Hoạt động ngân hàng là một loại dịch vụ, vì nó giúp lưu
GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 4

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

thông tiền tệ từ nơi có nhu cầu cho vay đến nơi có nhu cầu vay tiền, tạo nguồn vốn đầu
tư, phát triển sản xuất. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch.Y tế, giáo dục; Công
nghệ giải trí: Phim ảnh, ca nhạc v.v. Trên thế giới có rất nhiều loại hình dịch vụ như
dịch vụ bảo vệ, dịch vụ kế toán… và đặc biệt là dịch vụ giám định đã và đang trở

thành một ngành, một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ.
1.1.2 Khái niệm về dịch vụ giám định
1.1.2.1 Khái niệm về giám định
Giám định là việc xác định trực tiếp sự phù hợp với yêu cầu kĩ thuât cho các sản
phẩm mang tính riêng biệt (thường phức tạp hoặc mang tính quan trọng) hoặc cho
nhóm nhỏ các sản phẩm. Giám định là một quá trình bao gồm cả về yếu tố con người,
cơ sở vật chất, công nghệ và phương pháp. Giám định là công việc kiểm tra, đánh giá
chung đối với hầu hết đối tượng. Giám định liên quan đến sự đo lường, kiểm tra, và
các tiêu chuẩn đánh giá áp dụng để xác nhận chắc chắn các thông số kỹ thuật đặc trưng
liên quan đến đối tượng giám định. Kết quả giám định thông thường được so sánh với
các yêu cầu và các tiêu chuẩn đã đưa ra nhằm xây dựng mục tiêu đã định đối với đối
tượng giám định.Ví dụ như giám định không phá hủy kết cấu của vật chất hay giám
định chất lượng sản phẩm tiêu dùng (như: bàn, ghế, tủ, giường). Ngoài ra, Theo luật
chất lượng sản phẩm và theo ISO thì giám còn định nghĩa theo một cách khác.
Thứ nhất, theo luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá (ban hành ngày 05/12/2007)
thì giám định là việc xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với hợp đồng
hoặc tiểu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kĩ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh
giá kết quả đo lường, thử nghiệm.
Thứ hai, theo ISO :2012 thì giám định là kiểm tra một sản phẩm, quá trình, dịch
vụ hay lắp đặt, hoặc thiết kế của chúng và xác định sự phù hợp của chúng với các yêu
cầu cụ thể hoặc với các yều cầu chung trên cơ sở đánh giá sự chuyên nghiệp. Trong
thương mại quốc tế, những quốc gia, người mua hàng hóa thường yêu cầu giám định
hàng hóa trước khi xếp hàng lên tàu (PSI). Và việc giám định này thường được thực
hiện bởi 1 bên thứ 3 (không phải là người bán hàng cũng không phải là người mua
hàng). Người giám định còn gọi là giám định viên, khi thực hiện vụ giám định cần
phải chụp hình, báo cáo chi tiết kết quả bằng văn bản để chứng minh số lượng, chất
lượng thực tế của hàng hóa. Các công ty chuyên về giám định hiện tại ở Việt Nam
không có nhiều. Một số công ty giám định về hàng tiêu dùng như: Bureau Veritas CPS
VN, SGS. Đối với chính phủ, việc cần giám định nhằm mục đích an toàn thực phẩm
và qui các chất lượng và phẩm chất hàng hóa tuân thủ theo những qui định và tiêu

chuẩn đã đưa ra
1.1.2.2 Khái niệm về dịch vụ giám định
Có nhiều khái niệm về dịch vụ giám định nhưng theo Điều 254 Luật Thương mại
2005 thì dịch vụ giám định được hiểu là “hoạt động thương mại, theo đó một thương
nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa,

GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 5

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”1.
Theo định nghĩa thì dịch vụ giám định là một hoạt động thương mại, căn cứ theo
khoản 1, Điều 3 Luật Thương maị 2005 thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác… Định nghĩa này cho thấy,
giám định là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng
giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nền tảng để thực hiện việc
giám định là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người, cơ sở vật chất, công nghệ,
phương pháp tạo nên sự đánh giá chuyên nghiệp. Có thể nói, không chỉ góp phần hạn
chế rủi ro trong kinh doanh, “giám định” còn góp phần giúp các cơ quan nhà nước
trong công tác quản lý nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả
cho các nhà đầu tư. Dịch vụ giám định do Nhà kinh doanh dịch vụ giám định thực hiện
theo yêu cầu khách hàng theo những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đang không
ngừng phát huy nội lực và từng bước hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế, xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Theo đó, hoạt động giám định thương mại ngày càng phát triển
và với sự tăng trưởng của thương mại thế giới và thuận lợi hóa thương mại- cùng với
sự phát triển nhanh của công nghệ sản xuất và phân phối mới- đã hình thành hàng trăm
tổ chức giám đinh quốc gia và đa quốc gia của bên thứ ba. Các tổ chức giám định kiểm
tra một phạm vi rộng lớn các sản phẩm, nguyên liệu, quá trình làm việc, dịch vụ trong
lĩnh tư cũng như công; mục đích chung là nhằm giảm rủi ro cho người mua, người sở
hữu, người sử dụng hoặc người tiêu dung của những đối tượng đã được giám định.
1.1.3 Khái niệm về hàng hoá xuất nhập khẩu
1.1.3.1 khái niệm về hàng hóa
Sự thay đổi và phát triển nhận thức đối với đời sống kinh tế dẫn đến cách hiểu
hàng hóa không như các nhà kinh tế cổ điển xác định. Phạm trù hàng hóa mất đi ranh
giới của sự hiển hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị. Tiền, cổ
phiếu, quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao động, v.v. được
xem là hàng hóa và tùy theo từng lĩnh vực mà hàng hóa được định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau:
Thứ nhất, Theo luật giao thông đường bộ năm 2008: Hàng hóa là máy móc, thiết
bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác
được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ2. Như vậy hàng hóa theo luật
giao thông đường bộ không còn là loại hàng hóa thông thường như chúng ta vẫn
thường nghỉ, hàng hóa ở đây còn là “động vật sống và các động sản khác được vận
chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ”. Nếu như động vật sống và các động
1
2

Điều 254 Luật Thương mại 2005
Theo khoản 28 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008

GVHD: Cao Nhất Linh


Trang 6

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

sản khác này không được vận chuỷển bằng phương tiện giao thông đường bộ thì nó có
được xem là hàng hóa nữa không? dù cho những hàng hóa này có được vận chuyển
bằng phương tiện gì đi chăng nữa thì nó cũng được xem là hàng hóa bởi vì bản chất
của chúng vẫn không thay đổi. Luật giao thông đường bộ đã mở ra cho chúng ta sư
thông hiểu sâu hơn về hàng hóa nhưng đồng thời nó cũng gây khó khăn cho Nhà nước
trong việc quản lí khi mà khái niệm này chưa được hiểu một cách thống nhất. Tuy
nhiên khái niệm hàng hóa được Mác định nghĩa theo một cách khác hơn.
Thứ hai, Theo Mác “hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thõa mãn nhu cầu
nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán”. Theo định nghĩa này ta
hiểu hàng hóa là thành quả của quá trình lao động được đánh giá trên nhiều tiêu chí,
trên tính chất vật lý, kinh doanh....Nói chung hàng hóa là sản phẩm từ tay người sản
xuất được chuyển đến tay người tiêu dùng, người sử dụng hoặc đến người kinh doanh
kế tiếp nữa… mà nguồn gốc của nó xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt, học tập và phát
triển của con người. Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính
trị. Nói theo cách đơn giản, theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng
xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng
hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được. Trong kinh tế chính trị MarxLenin, hàng hóa cũng được định nghĩa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi,
mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình
như sức lao động. Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng
có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở
thành hàng hóa cần phải có: Tính ích dụng đối với người dùng, Giá trị kinh tế, nghĩa là
được chi phí bởi lao động và sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm và theo
luật Thương mại hàng hóa hàng hóa được hiểu theo một cách đơn giản hơn.

Thứ ba, Theo luật thương mại thì hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể
cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai3. Luật Thương
mại không định nghĩa như thế nào là hàng hóa, chỉ nói lên hàng hóa bao gồm những
gì. Có thể nhà làm luật chưa tìm được một định nghĩa tốt nhất nhưng muốn nói lên
những gì thuộc về hàng hóa. Theo cách hiểu: động sản, những vật gắn liền với đất đai
là tài sản. Vậy động sản là gì? Điều 174 BLDS quy định: “ động sản là những tài sản
không phải là bất động sản” 4 như tiền, giấy tờ có giá, như sách, bút, tivi, tủ lạnh…có
thể trao đổi mua bán được. Còn những vật gắn liền với đất đai đó có thể bất động sản
như nhà cửa, công trình xây dựng hay hoa màu chẳng hạn. Rất ít khi nào chúng ta xem
nhà cửa, công trình xây dựng là hàng hóa, như vậy cho thấy sự tiến bộ của luật
Thương mại so với những cách hiểu thông thường. Qua đó cho thấy hàng hóa được
hiểu theo nhiều khía cạnh và tùy theo mục đích sử dụng mà hàng hóa được định nghĩa
theo cách này hay cách khác.

3
4

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005
Theo Điều 174 Bộ Luật Dân sự 2005

GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 7

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

Cùng với sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, việc hội nhập nhiều tổ chức kinh tế

thế giới và khu vực như WTO, ASIAN…cùng với các điều ước quốc tế đã làm cho
quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là
lĩnh vực kinh tế đã tạo ra nhiều hàng hóa dư thừa, nhu cầu phát triển vượt ra khỏi một
nước của nhiều doanh nghiệp, khi giá bán trong nước nhỏ hơn các nước bên ngoài đã
thu hút được các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng dẩn đến hiện tượng xuất
khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
1.1.3.2 Khái niệm về hàng hóa xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng
tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Trong đó hàng hóa hay dịch vụ có thể di chuyển
qua biên giới hoặc không.
Xuất khẩu hàng hóa, theo Luật Thương Mại 2005, là việc hàng hóa được đưa ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Hoạt động xuất khẩu
là hoạt động buôn bán hàng hoá, dịch vụ cho người hoặc tổ chức nước ngoài nhằm thu
ngoại tệ, có thể là ngoại tệ của một hoặc cả hai quốc gia. Hoạt động xuất khẩu là hoạt
động cơ bản của hoạt động ngoại thương . Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử
phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu.
Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó
đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình. Bên cạnh xuất khẩu hàng
hóa, chúng ta cũng nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước còn thiếu phục vụ cho
quá trình sản xuất.
Nhập khẩu hàng hóa là việc quốc gia này mua hàng hóa từ quốc gia khác và
Căn theo Luật Thương mại 2005 thì nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đưa vào lãnh
thổi Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hóa
tồn tại song song với quá trình xuất khẩu hàng hóa, đều là những hoạt động quan trọng
trong thương mại quốc tế.
1.1.4 Khái niệm về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1.4.1 Khái niệm giám định hàng hóa
Luật Thương mại 2005 không quy định thế nào là giám định hàng hóa nhưng căn

cứ theo Điều 172 của Luật Thương mại 1997 quy định: Giám định hàng hóa là hành vi
thương mại do một tổ chức giám định thương mại độc lập thược hiện để xác định tình
trạng thực tế của hàng hóa theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Theo định
nghĩa này thì giám định hàng hóa là một hàng vi thương mại, Vậy hành thương mại là
gì? Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về hành vi thương mại ,
có nghĩa là chưa có sự thống nhất hoàn toàn về hành vi thương mại. Có thể có nhiều lí
do dẫn đến việc đó như sau: Các đạo luật của các nước về thương mại được xây dựng
GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 8

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

trong những thời kì khác nhau; cấu trúc hệ thống pháp luật khác nhau; quá trình
thương mại hóa các hành vi dân sự hay ngược lại dân sự hóa các hàng vi thương mại
luôn xảy ra theo sự phát triển của xã hội. Từ đó dẫn tới sự khác biệt trong việc định
nghĩa hành vi thương mại ở các nước. Ở Việt Nam, Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật
Thương mại Việt Nam thì: Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt
động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc
giữa thương nhân với các bên có liên quan”. Như vậy có thể hiểu hành vi thương mại
là hành vi của thương nhân trong đầu tư, sản xuất, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ
nhằm mực đích kiếm lợi nhuận, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân
với nhâu hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan. Do không có cách hiểu
thống nhất về hành vi thương mại nên hành vi thương mại được định nghĩa như thế
nào tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Bên cạnh việc giám định hàng hóa trong nước thì việc
giám định xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài hay nhập hàng hóa vào trong nước là rất
cần thiết.

1.1.4.2 Khái niệm về giám định hàng hóa xuất nhập khẩu
Khi có sự tranh chấp giữa các thương nhân hay giữa thương nhân với người tiêu
dùng về hàng hóa xuất nhập khẩu. Để giải quyết vấn đề đó thì phải giám định hàng
hóa xuất nhập khẩu. Theo phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam thì: Giám định
hàng hóa xuất nhập khẩu là một hoạt động dịch vụ do một cơ quan giám định độc lập,
trung lập thực hiện thông qua việc sử dụng các phương pháp khoa học kĩ thuật và
nghiệp vụ giám định để xác định và cung cấp các chứng cứ về thực trạng hàng hóa,
phương tiện cũng như các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu và các tổ chức, cá nhân khác. Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là
một hoạt động thương mại mang tính quốc tế, hàng hóa được vận chuyển từ quốc gia
này sang quốc gia khác, vấn đề pháp lí của hàng hóa xuất nhập khẩu đã không thuộc
về một nước nữa, khi mà hàng hóa ra, vào của mổi quốc gia đã trở thành vấn đề quan
trọng trong việc phát triển đất nước. Có rất nhiều mặt hàng không đúng chất lượng,
những mặt hàng bị được bán ra một cách lén lút, bất hợp pháp làm ảnh hưởng đến nền
kinh tế của Quốc gia và của thế giới. Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là một công
việc quan trọng, nó đòi hỏi giám định viên phải có một trình độ chuyên môn sâu, một
kĩ năng vững chắc và điều này thuộc về các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định
hàng hóa xuất nhập khẩu. Nói đến hoạt động giám định hàng hóa là nói đến việc thẩm
định chất lượng, số lượng, giá cả và các điều kiện tài chính của hàng hóa.
1.1.4.3 Tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa
Căn cứ theo các văn bản pháp luât của Nhà nước về dịch vụ giám định (gọi tắc
là tổ chức giám định) được hiểu là: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật, hoạt động độc lập và chuyên kinh doanh giám định hàng hóa. Trên cơ sở

GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 9

SVTH: Thái Quốc Tấn



Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

quy định này, theo Điều 3 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP thì có 3 đối tượng sau đây
được phép kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa:
Thứ nhất, Doanh nghiệp giám định Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được
thành lập theo pháp luật hiện hàng của Việt Nam. Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật
Doanh nghiệp năm 2005 quy định doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp theo Luật Doanh
nghiệp năm 2005 không phân biệt thành phần kinh tế, không phụ thuộc vào tính chất
sở hữu của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp bao gồm công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (Điều 1 Luật Doanh
nghiệp năm 2005). Vì vậy bất kì doanh nghiệp nào thuộc các thành phần kinh tế trên
đều có thể kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.
Thứ hai, Doanh nghiệp giám định được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, được giám định và cấp chứng thư giám định theo ngành nghề đã ghi trong
giấy phép đầu tư5.
Thứ ba, chi nhánh của các tổ chức giám định nước ngoài được phép thành lập tại
Việt Nam theo giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Như vậy, ta có thể rút ra khái niệm về tổ chức giám định như sau: Tổ chức giám
định hàng hóa là một tổ chức được thành lập một cách hợp pháp, thực hiện công tác
giám định hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, hoạt động một cách độc lập, trung
lập. Tổ chức giám định không có quyền liên quan đến hàng hóa, họ chỉ là tổ chức
trung gian thực hiện nghiệp vụ giám định một cách khách quan trung thực để xác định
và cung cấp các chứng cứ về thực trạng hàng hóa, phương tiện cũng như các vấn đề
khác có liên quan theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay Việt Nam có hơn 40 tổ chức
giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (gồm cả doanh nghiệp và cơ quan quản lí nhà
nước) đang hoạt động trên thị trường giám định Viêt Nam. Chúng ta có thể chia ra làm
5 nhóm sau:

Nhóm 1: Tổ chức giám định do Nhà nước thành lập. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có
duy nhất một tổ chức giam định do Nhà nước thành lập. Đó là công ty giám định hàng
hóa xuát nhập khẩu Việt Nam-Vinacontrol được thành lập năm 1957 do Bộ Thương
mại quản lý. Đây là doanh nghiệp dịch vụ đạt chuẩn ISO 9002 đầu tiên tại việt Nam.
Nhóm 2: tổ chức giám định nước ngoài: Gồm có Công ty liên doanh hoặc 100%
vốn nước ngoài. Ví dụ như: SGS – Societé General de Suveillance của Thuỵ Sỹ, BV –
Bureaux Veritas, Apave của Pháp, Det Noorsue Veritas của Na Uy, Shinken của Đức,
Shin Nihon Kentei Kyokai của Nhật, Ofis (liên doanh giữa Omic và FCC) và Văn
phòng đại diện như: NKKK - Nippon Kaija Kentei Kyokai của Nhật Bản, OMIC –
Overseas Marchandise Inspection Company, Lloyd của Anh, TUV Rheinland của
Đức.
5

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 20/1999/NĐ-CP ngày 12/4/1999 về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa

GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 10

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

Nhóm 3: tổ chức giám định trong nước. Gồm các công ty cổ phần và công ty
TNHH, sau đây là một số công ty tiêu biểu: Công ty TNHH giám định Ngân Hà Micontrol (The Milky WayInspection Co.), Công ty TNHH Á Châu – AIS, Công ty
TNHH Nhật Minh –Sulicontrol, Công ty cổ phần Đại Việt– Davicontrol (Đại Việt
Control Co., Ltd), Công ty TNHH giám định Mêkông - MIC (Mêkong Control Co.,
Ltd.), Công ty giám định Thái Bình Dương – Pico, Công ty TNHH Viễn Đông, Công
ty TNHH Việt Minh, Công ty TNHH Thăng Long, Công ty TNHH Thái Đức Việt,

Công ty TNHH Thông tin, Công ty TNHH giám định Sài Gòn – SaiGon control Co.,
Ltd…
Nhóm 4: tổ chức giám định dưới dạng cơ quan mang tính chất. Nhà nước do các
bộ chủ quản, chuyên ngành có hàng hoá xuất nhập khẩu đứng ra thành lập và quản lý:
Food control: Trung tâm giám định hàng nông sản thực phẩm, Cafe control: Trung
tâm giám định cà phê. Caspect: Trung tâm giám định Khoa học Công nghệ và hàng
hoá, Testcontrol: Trung tâm giám định phân tích hàng hoá, Quacontrol (Quality
control center): Trung tâm kiểm tra chất lượng than (Quảng Ninh).
Nhóm 5: Tổ chức giám định dưới dạng cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý
pháp quyền về chất lượng hàng hoá nói chung: Các Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng khu vực I, II, III trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
FCC (Food & Commodities Control Center): Trung tâm kiểm tra chất lượng hàng hoá
và thực phẩm.
1.1.4.4 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám
định hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.1.4.4.1 Vị trí của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất
nhập khẩu.
Vị trí hàng hóa xuất nhập khẩu là một tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định
theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, mang tính chất độc lập, trung lập.
Vị trí độc lập, trung lập có nghĩa là: Tổ chức giám định không có liên quan về quyền
lợi với bất cứ bên nào. Về nghiệp không bị chi phối bởi bất cứ bên ngành nào, không
thiên về phía nào, tự minh độc lập đem hết khả năng và trách nhiệm cung cấp chứng
cứ cụ thể, đúng thực tế, làm cơ sở cho các bên liên quan giải quyết tranh chấp. Việc
giám định có thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc theo ủy quyền của
cơ quan Nhà nước.
1.1.4.3.2 Chức năng của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa
xuất nhập khẩu.
Tổ chức giám định hàng hóa xuất nhập khẩu có chức năng kinh doanh dich vi
giám định hàng hóa xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước,
tự hạch toán độc lập, tự trang trải chi phí.


GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 11

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1.4.3.3 Nhiệm vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất
nhập khẩu.
Hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chức năng
giám định : Hướng dẫn thực hiện và quản lí theo quy định về quản lí kĩ thuật, quy trình
và phương pháp giám định. Cấp chứng thư giám định: Chính xác, trung thực, kịp thời
và đảm bảo tinh pháp lí của chứng thư giám định.
1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập
khẩu
1.2.1 Là một loại hình dịch vụ trong hoạt động thương mại
Sự phát triển xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất. sản
xuất cũng phát triển thì mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất với người sản xuất,
người sản xuất với người tiêu dùng và giữa những người tiêu dùng với nhau ngày càng
phát triển và diển ra ngày càng phức tạp. khi sản xuất xã hội phát triển tới trình độ nhất
định, các mối quan hệ kinh tế phát triển không còn trong phạm vi của một quốc gia mà
còn vươn ra bên ngoài, tạo nên các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế.
Hoạt động xuất nhập khẩu là một hoạt động của thương mại quốc tế, tác động trực tiếp
đến đời sống và sản xuất trong nước. Xu thế toàn cầu xuất hiện và phát triển như một
yếu tố khách quan do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, công cụ sản xuất và
năng suất lao động ngày càng cao hơn. Sự phát triển đó đã phá vỡ khuôn khổ chật hẹp
của nền kinh tế khép kín, làm cho tiêu dùng và sản xuất của các nước mang tính chất

quốc tế. Đó chính là khả năng làm tăng khả năng trên thị trường. Hàng nhập khẩu cạnh
tranh trên thị trường sẽ kích thích các nhà sản xuất trong nước cải tiến kĩ thuật và công
nghệ để tạo chổ đứng vững chắc trên thị trường. Hoạt đông xuất nhập khẩu cũng tạo
điều kiên thúc đẩy nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất
nước. Với nhiều vai trò và ý nghĩa như vậy, dịch vụ giám định hàng hóa gắn liền với
hoạt động thương mại và việc kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu
không chỉ tạo ra một loại hình dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội mà còn góp phần
vào quản lí thương mại. Việc xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài cũng như việc hội nhập
nhiều mặt hàng vào trong nước ngày càng nhiều trong khi đó việc xảy ra tranh chấp
giữa những chủ thể thương mại là không ít. Trong trường hợp này rất cần có một tổ
chức giám định để xác định hiện trạng của hàng hóa, đồng thời góp phần hạn chế
những thiệt hại, mất mát. Sự xuất hiện cần thiết, kịp thời của ngành kinh doanh dịch vụ
giám định hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng và các công ty giám hàng hóa nói chung
đã đánh dấu một bước phát triển trong lĩnh vực giám định.
1.2.2 Là ngành kinh doanh có điều kiện
Nhằm đảm bảo về độ chính xác và trung thực của kết quả giám định nên
ngành kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa đã trở thành ngành kinh doanh có điều
kiện. Được biết, giám định là 1 hoạt động khoa học kĩ thuật cao và mang tính đặc thù.
GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 12

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

Nó cũng được xem là một ngành kinh doanh. Tầm quan trọng của dịch vụ giám định
không chỉ liên quan đến số phận hàng hóa hay doanh ngiệp có hàng hóa cần giám định
mà nó còn liên quan đến tính mạnh con người. Đã từng xảy ra trường hợp tử hình ở

nước ngoài mà nguyên nhân xuất phát từ hậu quả của hoạt động giám định không
đúng. Kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa, một hoạt động xãy ra rất thường xuyên
trong đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia. Theo luật hiện hành, dịch vụ giám định
hàng hóa được mở rộng cho nhiều thành phần kinh tế tham gia, đúng như tinh thần của
luật doanh nghiệp. Điều kiện đối với một doanh nghiệp khi muốn kinh doanh dịch vụ
giám định đó là trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và trang thiết bị chứ không nên như
hiện nay gần như là không đòi hỏi những điều kiện ràng buộc, hoặc đòi hỏi không cao.
Trong đó, điều kiện về trình độ chuyên môn của giám đốc- người kí và chịu trách
nhiệm trước kết quả giám định do công ty mình thực hiện, là điều kiện hàng đầu cho
sự ra đời của một công ty chuyên doanh về dịch vụ giám định.
Trình độ của giám đốc có thể không chuyên sâu nhưng người giám đốc phải đủ
hiểu biết để triển khai một dịch vụ giám định và bảo đảm được kết quả đó, phương tiện
và thiết bị không là yếu tố quan như trình độ hay kinh nghiệm của người đứng đầu
nhưng là điều cần thiết hình thành nên công ty giám định. Sự thiếu hụt về phương tiện
có thuê dịch vụ từ những tổ chức khác nhưng vẫn được coi là điều kiện cần phải có đối
với một công ty muốn tham gia hoạt động này, tránh trường hợp một công ty giám
định chỉ có vài nhân viên, còn mọi thứ điều phải thuê từ bên ngoài.
Việc đưa vụ giám định vào loại kinh doanh có điều kiện là để kiểm soát một hoạt
đông mà lâu nay vẫn bị bỏ ngỏ, chưa có cơ quan nào được lựa chon để chuyên trách
quản lí. Những kết quả giám định không đúng thực tế vì mục đích của một doanh
nghiệp nào đó hoặc tranh chấp về kết quả giám định của các doanh nghiệp… cũng
được xem là nguyên nhân đẫn đến việc xem xết và đặt điều kiện kinh doanh đối với
loại dịch vụ này.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giám định hàng hóa đều cho rằng dịch
vụ giám định hiện nay rất bát nháo, đáng lo ngại. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 125
tổ chức giám định có chức năng giám định hàng hóa nhiều hơn rất nhiều so với ở Anh
chỉ khoảng 17, hoặc ở Singapore 14, Trung quốc từ 4-5 tổ chức giám định.
Nhiều công ty làm chức năng giám định không nghiêm túc, chẳng có phương tiện
giám định thì nói chi đến việt giám định và thông thường các công ty này đi thuê đủ
mọi thứ, chính vì có những công ty như thế mà số lượng Doanh nghiệp tham gia dịch

vụ giám định nhiều, phải cạnh tranh nhau quá gay gắt, làm ảnh hưởng đến những công
ty làm ăn chân chính khác và cho cả ngành giám định Việt Nam.
1.2.3 Đối tượng của hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định xuất nhập
khẩu
Tất cả hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu được quy định trong danh
mục hàng hóa xuất nhập khẩu đề phải giám định. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có
GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 13

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

tổn thất sẽ áp dụng Điều 14 Nghị định số 54-CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ quy
định chi tiết việc thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Đối với các loại hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu khác, nếu thấy cần thiết, bên
mua vàhoặc bên bán có thể yêu cầu giám định.
Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thì việc Giám định bắt buộc ở các mặt: phẩm
chất, quy cách, số, khối lượng. Các mặt giám định khác do các bên yêu cầu. Cơ sở để
giám định Tiêu chuẩn Việt Nam thuộc diện bắt buộc phải áp dụng, các tiêu chuẩn quốc
tế và các quy định mà các bên mua bán thoả thuận trong hợp đồng.
Đối với máy móc thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ, phụ tùng nhập khẩu(trừ trường hợp
nhập khẩu sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện theo Quyết đinh 91-TTG
ngày 13-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ), kể cả mới và đã qua sử dụng còn phải
chịu sự thẩm định bắt buộc về trị giá. Việc thẩm định này căn cứ trên cơ sở giá trung
bình của hàng hoá tại thị trường xuất khẩu ở thời điểm thẩm định.
Việc giám định hàng hoá xuất nhập khẩu theo Quy chế giám định hàng hoa xuất
nhập khẩu do các tổ chức giám định độc lập và trung lập của Việt Nam được Bộ

Thương mại cho phép hoạt động trong lĩnh vực này và các tổ chức giám định nước
ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo nguyên tắc nói tại Điều 10 của Quy chế
này thực hiện.
Việc Giám định được thực hiện tại bến đi đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam và
tại bến đến đối hàng nhập khâu vào Việt Nam
Tuỳ theo tính chất của hàng hoá và mức độ phức tạp của việc kiểm tra, các doanh
nghiệp nhập khẩu có thể thoả thuận thực hiện giám định tại nước xuất khẩu trước khi
giao hàng đối với từng lô hàng cụ thể để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trong trường hợp này nếu hàng hoá nhập khẩu thì việc giám định phải do tổ chức
giám định của Việt Nam hoặc độc lập hoặc phối hợp với đồng nghiệp nước ngoài thực
hiện. Trường hợp hàng hoá không thuộc hàng hóa nhập khẩu thì các bên mua bán tự
thoả thuận lựa chọn tổ chức giám định phù hợp cho mình.
Một số hàng hóa xuất khẩu như: Gạo, hàng mai, hàng dệt, Dầu thô, Nghêu, sò
lông, sò huyết, ốc gạo: sống và khô (riêng các loại ba ba, rùa, rắn, ếch, cua đinh, ...
đang có tình trạng khai thác để xuất khẩu quá nhiều dẫn tới nguy cơ lạm sát, tuyệt
chủng ảnh hưởng đến việc cân bằng sinh thái, môi trường nên việc xuất khẩu các loại
này phải theo sự hướng dẫn cụ thể của Bộ Thuỷ sản). Các loại rau, hoa, quả, củ. Các
loại bánh, mứt, kẹo, mỳ, miến. Nước mắm, nước tương, các loại nước chấm khác. Các
loại trứng. Cát, đá xây dựng, sỏi, vôi sống. Mỹ phẩm và chất tẩy rửa…. và một số
hàng hóa nhập khẩu như: Nguyên liệu, phụ liệu sản xuất thuốc lá điếu. Linh kiện (dạng
CKD, IKD): Để lắp ráp ô-tô, xe 2 bánh gắn máy, tivi, radio. Sách, báo, tranh, ảnh, tem
thư. Hàng gia công. Xăng dầu (trừ dầu nhờn). Phân bón : Uréa, DAP….
1.3 Các loại hình dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu
GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 14

SVTH: Thái Quốc Tấn



Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

1.3.1 Căn cứ vào nội dung và đối tượng giám định
Có thể chia giám định thành hai loại: Giám định hàng hoá và giám định
phi hàng hoá.
Một là, Giám định hàng hoá bao gồm:
Giám định số, khối lượng hàng hoá.
Giám định quy cách, phẩm chất, tình trạng hàng hoá.
Giám định bao bì, kí mã hiệu. Giám định tổn thất hàng hoá.
Giám định thể tích hàng đối với hàng lỏng.
Giám định mức độ vệ sinh, an toàn cho việc sử dụng hàng hoá.
Thẩm định trị giá hàng hoá.
Giám định nguồn gốc xuất xứ, xuất xứ hàng hoá.
Giám định đặc tính hàng hoá và tính năng sử dụng.
Giám định lắp đặt, vận hành, nghiệm thu hệ thống máy móc thiết bị...
Hai là, Giám định phi hàng hoá bao gồm:
Giám định điều kiện của các phương tiện vận tải như: Độ kín chắc, sạch sẽ
hầm tàu phù hợp với việc sắp xếp và vận chuyển hàng hoá. Giám định điều kiện, kĩ
thuật sắp xếp, nhiệt độ của các phương tiện vận chuyển hàng đông lạnh, các vật liệu
chèn lót, hệ thống thông gió,...
Giám định phương tiện vận tải trước khi sửa chữa, phá huỷ.
Giám định phượng tiện vận tải trước khi cho thuê và nhận lại.
Giám định kho tàng và cách bảo quản hàng hoá.
Giám định và giám sát quá trình sản xuất hàng hoá về các mặt chất lượng,
vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường,...
Giám sát, giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, xếp hàng.
Thẩm định hạch toán công trình đầu tư.
Giám định công trình xây dựng…
1.3.2 Căn cứ vào tính chất và mục đích chia thành các loại sau:
Một là, Giám định thương mại. Là việc giám định, giám sát hàng hoá về các

mặt số, khối lượng, phẩm chất, quy cách, tình trạng, bao bì, kí mã hiệu, vệ sinh, an
toàn hàng hoá,…theo quy định của hợp đồng mua bán ngoại thương. Giám định các
điều kiện, tình trạng, khả năng chuyên chở của phương tiện vận tải theo quy định của
hợp đồng vận tải. Giám định nguyên nhân, mức độ tổn thất hàng hoá phục vụ cho việc
tính toán bồi thường tổn thất theo hợp đồng bảo hiểm,…Hoạt động giám định thương
mại này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định độc lập, trung lập tiến hành theo
yêu cầu của khách hàng.
Hai là, Giám định chất lượng. Bắt buộc đối với một số hàng hoá nhập khẩu
thuộc danh mục Nhà nước quy định phải kiểm tra (còn gọi là kiểm tra Nhà nước về
GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 15

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

chất lượng hàng hoá nhập khẩu). Danh mục này hiện nay bao gồm khoảng 13 nhóm
mặt hàng về lương thực, thực phẩm, máy móc thiết bị lẻ nguồn: Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam: Tài liệu giám định hàng hoá xuất nhập khẩu – 2001
Cơ quan kiểm tra Nhà nước là các cơ quan sự nghiệp kĩ thuật chuyên ngành trực
thuộc các Bộ chuyên ngành hoặc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực
thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Tuy nhiên, giấy chứng nhận kiểm tra
Nhà nước về chất lượng không có giá trị khiếu nại đối với các bên mua bán trong hợp
đồng mua bán Ngoại thương mà chỉ phục vụ cho yêu cầu quản lí Nhà nước.
Ba là, Giám định kiểm tra chất lượng hàng hoá chuyên ngành. Hoạt động này
do các cơ quan quản lý chuyên ngành áp dụng đối với hàng hoá chuyên ngành sử dụng
tại Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các cơ quan này chỉ được thực
hiện việc kiểm tra khi được Bộ KHCNMT hoặc Bộ chủ quản uỷ quyền và chỉ áp dụng

đối với hàng hoá thuộc danh mục nhà nước bắt buộc kiểm tra. Hiện nay, có tình trạng
một số Bộ tự ý qui định một số mặt hàng thuộc lĩnh vực Bộ đó quản lý khi xuất nhập
khẩu phải được cơ quan kiểm tra chất lượng chuyên ngành của Bộ đó cấp giấy chứng
nhận chất lượng là trái pháp luật (trái với pháp lệnh về chất lượng hàng hoá và NĐ
86/CP).
Bốn là, Giám định máy móc thiết bị, công trình đầu tư theo qui định của Luật Đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hoạt động này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định độc lập, trung lập
trong nước hoặc nước ngoài tiến hành nhằm chống lại việc khai tăng giá trị máy móc,
thiết bị góp vốn đầu tư, xác định trình độ công nghệ và chất lượng thiết bị đầu tư.
1.3.3 Căn cứ vào thời gian và địa điểm
Căn cứ vào thời gian và địa điểm giám định, người ta có thể phân loại thành 4
loại sau: Giám định trong quá trình sản xuất. Giám định và giám sát việc giao nhận
hàng hoá. Giám định hàng hoá trên tàu trước khi dỡ hàng. Giám định hàng hoá tại kho
bãi,…
1.4 Vai trò của hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập
khẩu
1.4.1 Dịch vụ giám định gắn liền với hoạt động thương mại và công tác
quản lí.
Để phục vụ cho ngành ngoại thương non trẻ của Việt Nam trong những năm đầu
thành lập, tháng 10 năm 1957 Chính phủ đã quyết định thành lập cơ quan kiểm
nghiệm. Kể từ đó, hoạt động giám định hàng hoá đã từng bước phát triển, đem lại lợi
ích thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế của nước nhà. Vào đầu những năm 1990,
khi nền kinh tế Việt Nam dần dần chuyển sang kinh tế thị trường, hoạt động giám định
đã có môi trường thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dịch vụ giám định

GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 16


SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

không những phục vụ tốt cho hoạt động thương mại mà còn phục vụ đắc lực cho công
tác quản lí và những hoạt động liên quan khác.
1.4.2 Dịch vụ giám định đem lại lợi ích thiết thực trong hoạt động
thương mại.
Trong hoạt động thương mại, hàng hóa từ khi sản xuất ra đến khi được chuyển
tới tay người mua, người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều khâu (thu mua, vận
chuyển, giao nhận, bảo quản…), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất…dẫn đến
tranh chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua, bán. Những tranh chấp
thường gặp là: sai sót về số lượng, khối lượng, phẩm chất, bao bì, nguồn gốc, chủng
loại hàng hóa; về phân chia trách nhiệm, mức đền bù của các bên liên quan khi hàng
hóa bị tổn thất; tranh chấp về thời gian, địa điểm giao hàng, chuyển quyền sở hữu, rủi
ro đối với hàng hóa… Đối với từng giao dịch cụ thể, để trực tiếp phòng ngừa và có cơ
sở pháp lí giải quyết các tranh chấp xảy ra một cách nhanh chóng khi hàng hóa bị sai
hỏng, thiếu, mất, tổn thất…, các bên kí kết thường đưa vào hợp đồng thương mại điều
khoản chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực, uy tín để tiến
hành kiểm tra và cấp kết quả về thực trạng hàng hóa.
Việc đưa điều khoản giám định vào hợp đồng không những làm tăng trách nhiệm
của các bên tham gia kí kết mà còn làm thuận lợi hóa cho các bên liên quan trong quá
trình thực hiện hợp đồng đó, cụ thể là:
Đối với bên bán: Sử dụng kết quả giám định của bên thứ ba trung lập, khách quan
để làm bằng chứng chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình; giảm được tổn
phí về thời gian, chi phí đi lại... vì không phải trực tiếp chứng minh nghĩa vụ nói trên.
Bên cạnh đó, chứng thư giám định còn là một trong những văn bản cơ sở để người bán
được thanh toán tiền hàng.
Đối với bên mua: thông qua tổ chức giám định, người mua có cơ sở yên tâm nhận

được đầy đủ và đúng (số lượng, khối lượng, chủng loại, nguồn gốc, chất lượng…)
hàng hóa mình cần mua, không phải tự mình kiểm tra. Đặc biệt khi có sai hỏng, tổn
thất xẩy ra thì chứng thư giám định là chứng cứ khách quan đòi bồi thường.
Người vận chuyển: có chỗ dựa tin cậy xác nhận họ đã thực hiện công việc của
mình đúng với yêu cầu kĩ thuật vận tải; xác nhận tàu có đủ điều kiện chứa hàng và đủ
khả năng đi biển; chứng minh họ đã làm hết trách nhiệm để hạn chế tối đa các thiệt hại
trong các trường hợp bất khả kháng; sử dụng kết quả giám định khối lượng, thể tích
làm cơ sở để tính cước phí vận chuyển.
Đối với người bảo quản hàng hóa: tổ chức giám định chứng minh họ đã sử dụng
kho bãi bảo quản đúng yêu cầu kĩ thuật như hun trùng, sắp xếp, đảo kho…, phù hợp
với chủng loại hàng; đã giám sát, xác nhận đúng số lượng, khối lượng, chất lượng
hàng hóa trong quá trình giao nhận, xuất nhập kho.

GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 17

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

Các công ty bảo hiểm: có một tổ chức độc lập, vô tư xác định mức độ, nguyên
nhân hư hỏng, mất mát, tổn thất, phân bổ tổn thất hàng hóa hoặc phương tiện vận tải
để làm cơ sở cho việc bồi thường và khiếu nại bên thứ ba có liên quan.
Các tổ chức tín dụng, tài chính, ngân hàng có liên quan: có cơ sở chuyển tiền đến
đúng người bán hàng khi người bán hàng thực hiện đủ các nghĩa vụ ghi trong hợp
đồng. Bên cạnh đó giám định còn giúp các tổ chức này xác định đúng giá trị tài sản
cầm cố khi cho vay tín dụng, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
1.4.3 Dịch vụ giám định phục vụ đắc lực cho công tác quản lí và những

hoạt động liên quan khác.
Song song với vai trò to lớn của dịch vụ giám định trong hoạt động thương mại,
kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, dịch vụ giám định còn góp phần
phục vụ đắc lực cho công tác quản lí của nhà nước, cụ thể là:
Cơ quan hải quan có một tổ chức chuyên nghiệp giúp xác định chính xác số
lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả… hàng hóa để làm thủ tục thông
quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, để xác định đúng, đủ thuế, chống thất thu thuế,
chống gian lận thương mại.
Hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước quản lí chất lượng hàng hóa nhằm tránh
nhập về hàng hoá kém phẩm chất, phế thải cấm… ngăn ngừa thiệt hại cho doanh
nghiệp, cho nguời tiêu dùng trong nước, hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường; tránh
xuất đi hàng kém chất lượng làm mất uy tín quốc gia hoặc xuất đi hàng tốt hơn yêu
cầu của hợp đồng làm thiệt hại cho doanh nghiệp. Đặc biệt, hoạt động giám định giúp
kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường nội địa, đảm bảo về chất lượng, đúng giá
trị, an toàn trong sử dụng, chống nạn hàng giả, từ đó bảo vệ được quyền lợi chính đáng
của người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, ngăn chặn việc gây rối loạn thị
trường nội địa.
Giúp các cơ quan quản lí, các xí nghiệp sản xuất… làm tốt công tác môi trường:
hoạt động giám định giúp các doanh nghiệp, các cơ quan đánh giá, xác định những tác
động đến môi trường trong quá trình xây dựng các công trình cũng như trong quá trình
sản xuất thông qua việc giám định mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất… Đặc biệt
trong quá trình công nghiệp hóa, chúng ta phải nhập khá nhiều máy móc thiết bị từ
nước ngoài, giám định giúp nhà nước, giúp các doanh nghiệp nhập về những máy móc
thiết bị đúng theo yêu cầu, không nhập về những máy móc thiết bị lạc hậu, tránh cho
đất nước trở thành “bãi rác công nghệ” của thế giới.
Liên quan đến công tác giám định còn có hoạt động thẩm định giá. Đặc biệt,
trong điều kiện đất nước đẩy mạnh đầu tư các công trình công nghiệp và quá trình cổ
phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc định giá
tài sản, máy móc thiết bị, giá trị doanh nghiệp… Thẩm định giúp cho việc mua bán tài
sản, máy móc thiết bị, định giá doanh nghiệp sát với giá trị thị trường, giảm thiểu các

thiệt hại có thể xẩy ra.
GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 18

SVTH: Thái Quốc Tấn


Một số vấn đề pháp lí về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong nền kinh tế phát triển, một hoạt động có liên quan đến giám định là tư vấn.
Tổ chức giám định có đầy đủ điều kiện để tư vấn cho khách hàng về pháp lí thương
mại, về chất lượng hàng hóa, về những vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu, tư vấn
xây dựng và áp dụng hệ thống quản lí chất lượng quốc tế nhằm vận hành công việc tốt
nhất, hiệu quả nhất.
Một chức năng quan trọng của giám định là phục vụ các cơ quan điều tra, tòa án,
trọng tài kinh tế. Với chuyên môn của mình, tổ chức giám định giúp xác định số
lượng, khối lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả… hàng hóa, tài sản phục vụ cho công
tác điều tra, xử án liên quan đến những vi phạm pháp luật như tham ô, buôn lậu, gian
lận, trộm cắp và kể cả khi có tranh chấp giữa các bên tham gia thực hiện hợp đồng
thương mại. Với kinh nghiệm được tích lũy trong 50 năm phát triển, với mạng lưới
rộng khắp cả nước, với đội ngũ giám định viên thạo nghề cùng cơ sở vật chất kĩ thuật
đầy đủ, chúng tôi sẵn sàng phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân những dịch
vụ nêu trên với chất lượng tốt nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.5 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật việt nam về kinh doanh
dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu
Ngay sau khi Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, công tác xuất nhập khẩu được hình
thành và ngày càng mở rộng để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Nhà nước
ta đã quan tâm đến việc quản lí hàng hóa xuất nhập khẩu, vì vậy ngay từ tháng 4/1995
phòng Kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu đã ra đời, nằm trong sở Hải Quan Trung

ương.
Trước tình hình công tác xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, Bộ Thương
nghiệp (tiền thân của Bộ Ngoại Thương sau này) đã có quyết định 514/BTN- TCCB
ngày 24/10/1957 tách phòng kiểm nghiệm thuộc Sở Hải Quan, để thành lập cục Kiểm
nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu. Cục Kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu hoạt
đông theo điều lệ kiểm nghiệm hàng hóa XNK đã được Thủ Tướng Chính phủ ban
hành theo quyết định 1045/TTG ngày 13/9/1956 nhằm quản lí hàng hóa XNK về chất
lượng, số lượng khối lượng bao bì, đóng goi, kí mã hiệu… và cấp giấy chứng nhận cho
các lô hàng hợp cách xuất khẩu nhằm bảo vệ và giữ uy tính hàng hóa XNK của Việt
Nam trên thị trường thế giới, bảo vệ quyền lợi chính đáng của 2 bên mua bán.
1.6 Phân biệt giữa tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập
khẩu với cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhà nướ

Kiểm tra nhà nước

Giám định

GVHD: Cao Nhất Linh

Trang 19

SVTH: Thái Quốc Tấn


×