Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích bài thơ Dương phụ hành của Cao Bá Quát (Bài 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.25 KB, 3 trang )

Thông qua bài thơ ta thấy Cao Bá Quát có cái nhìn sắc sảo, tinh
tế, nhạy cảm bắt nguồn từ tình cảm tha thiết gắn bó với quê
hương, nhớ thương người thân, không chịu được những nghịch
cảnh, trớ trêu dầu trên quê hương hay những nơi khác lạ.
Sau khi được định tội, triều đình tạm tha cho Cao Bá Quát và cho đi xuất dương hiệu lực trong phái đoàn
do Đào Phú Trí là trưởng đoàn, Trần

Tú Dĩnh là phó đoàn. Ở triều Nguyễn, đối với một người có thể sử dụng mà không may mắc tội thì nhà
vua thường tạm tha và phân phối đi đến một đồn quân nào đó phục dịch để chuộc tội. Đó là hình thức
“quân tiền hiệu lực”. Hoặc khi có một phái bộ nào xuất dương đi giao thiệp với nước ngoài thì những
phạm nhân ấy cũng được đi theo phục dịch để lấy công chuộc tội gọi là "dương trình hiệu lực”, Cao Bá
Quát cũng được xử trí theo những “đặc ân”đó.
Ngồi trên thuyền, giữa trùng dương rộng lớn, ông lại cảm thấy trong lòng đầy hào hứng, hùng khí lại
ngùn ngụt như xưa:
Gió Bắc đưa thuyền qua muôn trùng biển cả,
Ta ngâm câu thơ dưới cánh buồm mát dịu,
Có ai thử đem câu thơ kinh người của chàng Tiểu Tạ.
Mà đề lên khắp cái núi ở chân trời kia!
Khi cánh buồm lộng gió đi vào trời nước bao la, ông tự hỏi:
“Có ai học được nét vẽ của Tôn Vị ngày xưa để thử vẽ cái cảnh hùng vĩ này của một chàng ngâm thơ trên
đầu ngọn sóng!”.
Ông ví mình như con hạc bị ốm, con chim hồng bị đau, đã bao lâu không con hi vọng, nên lại chắp cánh
bay trên đường bay rộng lớn của chim bằng. Giận cho mình bao lâu chỉ làm một tài tử khốn cùng trong
bút mực, anh trượng phu tầm thường giữa núi mây!
Ra nước ngoài, tầm con mắt ngài thêm mở rộng. “Cuộc ngoạn du, mới biết cá lớn nghìn dặm. Kiến thức
hẹp hòi, khác nào nhìn con báo qua một hiếc ống chỉ thấy nó có một vằn".
Ông nghĩ tới lối học từ chương, thái độ đóng cửa không chịu tìm hiểu nước ngoài thật là nguy hiểm. Ý
nghĩ này cọn được nêu lên trong bài ông đề cập Yên Đài Anh Ngữ của Bùi Ngọc Quỹ. Ông này đã đi sứ
nước ngoài học được nhiều điều mới lạ. Cao tự trách mình: “Đáng phàn nàn cho ta chỉ đóng cửa mà gọt
giũa câu văn, lải nhải nhai từng câu từng chữ. Có khác gì con sâu đo, muốn đo cả trời đất”.
Phái đoàn của ông đi Inđônêxia và Campuchia mục đích chủ yếu là đem đường bán cho nước ngoài để


mua sắm những hàng xa xỉ cho triều đình. Ra nước ngoài, ông đã thấy đời sống của người Tây phương,
lại thấy cảnh người da đen kéo xe cho người da trắng, ông cũng phần nào nhận thức được sự phát triển


của các Tây phương và nguy cơ bị xâm lược của các nước Á Đông. Lòng yêu nước được kích thích, ông
càng nhìn rõ hơn sự nhu nhược và bất lực của triều đình, tin tưởng vào sức mạnh phản kháng của nhân
dân trước nạn ngoại xâm”.
Trở lại bài thơ Dương phụ hành, Cao Bá Quát như cầm bút viết ngay một cảnh tượng về cuộc sống của
người phụ nữ Tây phương lướt qua con mắt quan sát của nhà thơ. Đây là một cuộc sống đối lập với người
phụ nữ Việt Nam: Giữa cái thùy mị, kín đáo với cái nũng nịu phô trương từ cách ăn mặc đến cử chỉ:
Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau
Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu
Và, nhiều khi họ có cái nhìn tò mò đối với người lạ rồi bình phẩm, bàn tán - một thói xấu, một cử chỉ đến
khó chịu:
Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói
Kéo áo rầm rì nói với nhau...
Ta hiểu người đàn bà Tây dương “níu áo chồng” ròi nói những gì đó với nhau, ẩn sau câu thơ là sự căm
ghét của nhà thơ đối với lối sống đó.
Tiếp đó, Cao Bá Quát miêu tả bằng những lời thơ mộc mạc nhưng nói lên đầy đủ lối sống khác lạ, phè
phỡn, no đầy của họ:
Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay
Gió bể, đêm sương thổi lạnh thay...
Tay cầm cốc sữa mà “hững hờ” không muốn uống, cảnh tượng này đối lập với con người trong bài thơ
“Giữa đường gặp người đói” - lời thơ như tiếng kêu xé lòng:
Một con người thất thểu
Áo rách nón tả tơi...

Ngày hai cố chiếc tráp
Ngày ba nhịn đói dài...
Cảnh tiếp theo đối lập ngay với chính tâm trạng của nhà thơ:

Uốn éo đòi chồng năng đỡ dậy
Biết đâu nỗi khách biệt li này...
Nghĩa là ở đây thì “bà đầm" uốn éo với chồng, nằm xuống được nhưng khi ngồi dậy phải có chồng nâng!
Trong khi đó thì chính nhà thơ đang ở trong cảnh biệt li!
Thông qua bài thơ ta thấy Cao Bá Quát có cái nhìn sắc sảo, tinh tế, nhạy cảm bắt nguồn từ tình cảm tha
thiết gắn bó với quê hương, nhớ thương người thân, không chịu được những nghịch cảnh, trớ trêu dầu
trên quê hương hay những nơi khác lạ!
Như vậy ở bài thơ này, nhà thơ vừa nhìn thấy cái khác lạ trong đời thường, lại vừa thấm thía với bản thân


mình.
Trích: loigiaihay.com
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học



×