Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả.
- CBQ ( 1809? – 1855 ), tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng
Phú Thị, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh ( nay là Long Biên, Hà Nội.
- Là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh
- Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ
và chứa đựng tư tưởng khai sáng, có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới
của xã hội VN giai đoạn giữa TK XIX.
Thuở thiếu thời, CBQ nổi tiếng là thần đồng, lúc nhỏ học với cha, lớn lên học với
các bậc danh nho đương thời. Tương truyền lúc mới trên mười tuổi, CBQ đã làm
đủ các thể văn và tỏ ra xuất sắc.
Năm 1831, CBQ đỗ cử nhân, nhưng mấy lần vào kinh thi Hội đều bị phạm trường
quy nên bị đành hỏng.
Năm 1841 ông vào làm việc ở bộ Lễ tại kinh đô Huế. Một lần ông giữ chức sơ
khảo trường thi Huế, thấy một bài văn hay nhưng bị phạm huý, nên lấy muội đèn
chữa hộ, việc bại lộ ông bị kết án xử chém, sau được xét lại, giam ba năm nhưng
rồi được tạm tha, cho đi công cán ở Inđônêxia, lấy công chuộc tội.
Năm 1847, ông làm việc ở viện hàn lâm, chuyên sưu tầm, xếp thơ văn cho vua đọc.
Năm 1853 – 1854 các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh bị hạn hán , nhân dân đói khổ, lòng
người bất mãn với chính quyền phong kiến, ông tổ chức cuộc khởi nghĩa ngay trên
đất Mĩ Lương, cuộc khởi nghĩa kéo dài được mấy tháng thì bị triều đình dẹp tan.
CBQ hi sinh, triều đình Tự Đức ra lệnh tru di tam tộc bà con nội ngoại của ông,
sách vở của ông bị đốt huỷ.
2.Bài thơ
a.Hoàn cảnh sáng tác.
CBQ thi đỗ cử nhân năm 1831, tại trường thi Hà Nội. Để thi tiến sĩ, cần vào kinh
đô Huế. Do vậy, ông đã nhiều lần đi Huế để thi Hội (nhưng đã không đỗ tiến sĩ).
Hành trình từ Hà Nội vào Huế qua nhiều tỉnh miền trung như Quảng Bình, Quảng
Trị là vùng có nhiều bãi cát trắng mênh mông.
Ta thấy hình ảnh những cồn cát miền Trung đã sớm đi vào thơ ca.
Miền trung, nhất là Quảng Bình, Quảng Trị, là dãi đất hẹp, có thể bằng mắt thường
nhìn thấy một phía là dãy Trường Sơn, một phía là biển đông. Không nghi ngờ gì
nữa, hình ảnh bãi cát dài, sóng biển và núi là những hình ảnh có thực đã gợi ý cho
tác giả sáng tác bài thơ.
- Hình ảnh con đường “cùng đồ” trong bài thơ có nghĩa bế tắc đường đời của một
trí thức.Con đường trí thức của nho sĩ thuở xưa không có gì khác hơn là học, thi,
làm quan. Một sự kiện nổi bật cho thấy, CBQ bất bình với học thuật, khoa cử nhà
Nguyễn.
- Một phương diện nữa cũng cần chú ý là người VN nói chung và CBQ nói riêng ở
giữa TK XIX đã tiếp xúc với văn hoá phương Tây. Họ không thể không suy nghĩ
và so sánh về cái học của phương Đông và Tây.
b.Thể loại: Thể ca hành
Bài thơ theo cổ thể có phần tự do về kết cấu, vần, nhịp điệu. Bài thơ có tình cảm
phóng túng, lời dài mà đa dạng, không bị gò bó thì gọi là ca; nhịp điệu nhanh, gấp
khẩn trương, lưu loát mà không bị ngưng trệ thì gọi là hành, bài nào kiêm cả hai
đặc điểm thì gọi là ca hành.
II.Phân tích
1.Thời đại
- Thời đại Cao Bá Quát sống là xã hội không còn minh quân, xã hội chỉ sản sinh ra
phường danh lợi an phận, ngủ quên trong vinh hoa phú quý.
- “ Sa hành đoản ca” thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc,
mịt mù đồng thời thể hiện sự dằn vặt, thức tỉnh của kẻ sĩ khi nhận ra những khó
khăn trên đường công danh.
- Thời đại Cao Bá Quát sống là xã hội không còn minh quân, xã hội chỉ sản sinh ra
phường danh lợi an phận, ngủ quên trong vinh hoa phú quý. Những người có lí
tưởng như Cao Bá Quát khi chưa tìm được con đường mới có ý nghĩa họ rơi vào
trạng thái cô đơn bế tắc.
- “ Sa hành đoản ca” thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc,
mịt mù đồng thời thể hiện sự dằn vặt, thức tỉnh của kẻ sĩ khi nhận ra những khó
khăn trên đường công danh.
2.Hình tượng bãi cát và con người đi trên bãi cát
- Bãi cát và con đường dài là biểu tượng cho con đường đi tìm chân lí xa xôi, mịt
mù, muốn đến được đích phải đầy nhọc nhằn
- Đi trên bãi cát ấy là hình ảnh con người vất vả, nhọc nhằn, cô độc. “Đi một bước
lùi một bước, lữ khách…nước mắt rơi”
Nỗi chán nản của tác giả vì tự mình phải hành hạ thân xác của mình theo đuổi
công danh.- “ Không học được tiên…giận khôn vơi”
- sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người“ Xưa nay…tỉnh bao người” Tác
giả đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, đời. của con đường
công danh theo lối cũ
Nhận định mang tính khái quát về nhưng kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược
chạy xuôi nhọc nhằn, được nhà thơ minh hoạ bằng hình ảnh người đời thấy ở đâu
có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu.
Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người. Sáu câu thơ này chuẩn bị cho kết
luận của tác giả: cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa.
Tâm trạng bế tắc của người đi đường, chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời.-
“ Bãi cát dài…làm chi trên bãi cát?”
=> Nỗi niềm bi phẫn cực độ “ anh đứng làm chi trên bãi cát?”
Gọi nó là đường cùng, nhìn thấy phía trước là đường ghê sợ, tác giả đã thể hiện cái
mâu thuẩn chưa thể giải quyết trong tâm trạng của mình. Đi tiếp một cách khó
nhọc hay từ bỏ nó? nếu đi mình sẽ tầm thường như phường danh lợi xưa nay, nếu
bỏ cuộc, chẳng biết rẽ hướng nào vì “phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng, phía Nam
núi Nam sóng dào dạt” Mọi ngã đều chắn hướng, dưới chân là bãi cát và con
đường ghê sợ, biết làm sao đây? Bài thơ kết lại trong một nỗi niềm bi phẫn cực độ:
“Anh đứng làm chi trên bãi cát?”
Một sự bỏ cuộc, từ chối vì ông biết trước con đường ấy sẽ dẫn đến ngõ cụt. Sự bỏ
cuộc thật đáng trân trọng, cái bế tắc tuyệt vọng nhưng không làm họ nhỏ bé, hèn
mọn, từ bỏ cái mịt mù vô nghĩa để tìm lại từ đầu một con đường đi đúng để thực
hiện lí tưởng…
=> Vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống ở một con người ý thức được bản thân
mình trong cuộc đời.
3.Nghệ thuật
- Thay đổi cách xung hô. (Khi thì “ khách”, khi thì “ta”, khi thì “anh”) nhiều
trạng thái tâm trạng, giúp tác giả nói một cách thuyết phục hơn về vấn đời danh lợi
trong đời.
- “Khách”: tự tách mình thành khách thể để có thể nhìn nhận, đánh giá một cách
khách quan về con đường công danh. Khi xưng “anh”: ông đặt mình trong thế đối
thoại với chính mình để tìm lối thoát; “ ta”: là chủ thể trữ tình, vị trí của một người
đang vất vả trên đường danh lợi để giãi bày tâm sự của người trong cuộc…
- Bài thơ sáng tác theo lối thơ cổ, câu dài, ngắn xen nhau, vần thơ bằng trắc phối
nhịp nhàng, tiết tấu phong phú, giọng điệu khi thì bi tráng, khi thì u buồn…
thể hiện nhiều trạng thái tâm trạng…[u][/u]Nhiều câu hỏi, câu cảm thán