Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bình giảng bài Ngóng gió đông của Nguyễn Đình Chiểu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.09 KB, 3 trang )

Đây là bài thơ trong tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp của
Nguyễn Đình Chiểu. Xúc cảnh là lời ngâm của Đường Nhập Môn,
một kẻ sĩ đi học nghề thuốc để cứu đời nhưng không gặp thời và
đành ngậm ngùi nhìn cảnh nước mất nhà tan.
A - TÌM HIỂU ĐỀ
Đây là bài thơ trong tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu. Xúc cảnh là lời ngâm
của Đường Nhập Môn, một kẻ sĩ đi học nghề thuốc để cứu đời nhưng không gặp thời và đành ngậm ngùi
nhìn cảnh nước mất nhà tan. Qua lời ngâm của nhân vật Đường Nhập Môn, Nguyễn Đình Chiểu đã gửi
gắm tâm sự của mình.
Khi bình giảng bài thơ, cần nắm đươc biện pháp dùng cảnh ngụ tình kín đáo mà thiết tha của Nguyễn
Đình Chiểu. Ngóng gió đông mang nhiều tầng nghĩa mà tiếng lòng, ao ước của tác giá được cất lên trực
tiếp ở phần kết.
Cũng cần hiểu kết cấu một bài thơ Đường luật và bình giảng Ngóng gió đông theo bốn phần (đề, thực,
luận, kết). Đặt bài thơ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Nam Bộ, của đất nước ta lúc bấy giờ thì mới hiểu
hết nỗi niềm thiết tha của Nguyễn Đình Chiểu.
B - DÀN BÀI CHI TIẾT
1)MỞ BÀI
Nguyễn Đình Chiểu là ngọn cờ đầu của thơ ca yêu nước Nam Bộ mấy mươi năm cuối thế kỉ 19. Cuộc đời
ông đã nêu cao tấm gương trung nghĩa với đất nước, nhân dân. Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh
chiếm Nam Bộ bằng những tác phẩm văn thơ của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã giương cao lá cờ nghĩa
cứu nước, đã cổ vũ cho cuộc kháng chiến anh hùng của nhân dân.
Nguyễn Đình Chiểu xót xa khi Nam Bộ quê hương dần dần lọt vào tay giặc. Sống trong vòng kìm kẹp của
kẻ thù, dù chúng ra sức dụ dỗ, ông vẫn bất hợp tác, giữ trọn tấm lòng tiết nghĩa. Từ đây, văn thơ Nguyễn
Đình Chiểu thấm đượm nỗi đau buồn và khắc khoải niềm trông đợi vào ngày mai, hi vọng vào sự khôi
phục giang sơn, đất nước. Bài thơ Ngóng gió đông bộc lộ những xúc cảm thiết tha ấy:
Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông,
Chúa Xuân đâu hỡi có hay không?
Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.
Bờ cõi xưa đà chia đất khác,
Nắng sương nay hà đội trời chung.


Chừng nào Thánh để ân soi thấu


Một trận mưa nhuần rửa núi sông.
2) THÂN BÀI
a) Nhận xét chung: Bao trùm cả bài thơ là niềm ngóng trông vời vợi, khát vọng thiết tha. Qua đề tài
ngóng gió mùa xuân mát lạnh, qua những hình ảnh thiên nhiên, Nguyễn Đình Chiểu kí thác tâm sự thành
thực của mình. Lời kí thác này được diễn đạt bằng một bài thơ Đường luật theo thể thất ngôn bát cú với
kết cấu chặt chẽ.
b)Hai câu đề: Nỗi niềm buồn rầu trông ngóng và lời hỏi vô vọng:
Hoa cỏ ngùi ngùi ngông gió đông
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?
Trong cả bài thơ, phần đề này được viết theo lối ẩn dụ kín đáo mà thiết tha nhất. Nói “hoa cỏ“ mà ngụ ý
nói quê hương, đất nước, nói cả sông núi, nhân dân. Hoa cỏ đang trông ngóng đón đợi gió đông (gió mùa
xuân) mát lành, đầm ấm để nảy nở tốt tươi cũng chính là nhân dân đang mong đợi những bậc anh hùng
nào đó ra tay cứu nước. Vị thần mùa xuân có quyền lực đem lại sức sống cho muôn loài (chúa xuân) hay
những bậc vua thánh tôi hiền đâu cả rồi, có hay không? Chữ “ngùi ngùi” biểu hiện tâm trạng buồn rầu
như muốn khóc. Chữ “ngóng” càng tô đậm vẻ thiết tha, nóng lòng của sự mong đợi. Có lẽ phải đợi phải
ngóng lâu lắm rồi mới thiết tha và ngấm xót xa đến thế. Bởi vậy lời hồi tim dồn dập mà không gặp lời
đáp, như vang vào không gian mông lung, trông không. Nam Bộ lần lượt rơi vào tay giặc. Lòng dân li
tán. Triều đình , không tổ chức kháng chiến. Chúa xuân đâu hỡi có hay không?
c) Hai câu thực: Càng mở rộng hơn, tô đậm hơn cái không gian mông lung xa vắng, cái cảm giác vô
vọng ở hai câu đề:
Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.
“Mây giăng ải Bắc”, “Ngày xế non Nam”, thủ pháp đối này diễn tả không gian mênh mông, thời gian
đằng đẵng. Bốn phương trời đất nước, ngày cũng như đêm, ngày nọ sang tháng kia đều mịt mờ, đều bặt
mọi tin tức! “Mây giăng ải Bắc”, gợi ta không gian xa vắng, ảm đạm. “Ngày xế non Nam” gợi lên cảm
giác tàn lụi. Chim nhạn hay chim hồng đâu mà chẳng thấy để phải ngóng trông vò võ thế này! vẫn dùng
các hình ảnh ước lệ những hai câu thực này biểu hiện cảm động nỗi niềm trông ngóng rất thực ở nhà thơ.

Mặt khác, nó cũng kín đáo thể hiện sự trách móc thái độ hờ hững của Chúa Xuân.
d) Hai câu luận: Cái mờ mịt của không gian, sự vô vọng trong thời gian ở trên đến đây hiển hiện trên
bức tranh sông núi. Hai câu luận đưa ta trở về với hiện thực đau đớn của đất nước và nói lên tấm lòng
trung trinh của con người:
Bờ cõi xưa đà chia đất khác,
Nắng sương nay há đội trời chung.
Ngẫm ra, ta thấy lời thơ vừa xót xa căm giận, vừa oán trách. Ở đây có sự đối lập giữa “bờ cõi xưa” và
“đất khác”. “Bờ cõi xưa” là giang sơn có chủ quyền, là sông núi thiêng liêng được tạo đựng, giữ gìn bằng
mồ hôi, xương máu của bao thế hệ cha ông. Ấy vậy mà giờ đây bờ cõi muôn đời ấy bỗng bị cắt chia cho
kẻ khác, đã thành “đất khác . Câu thơ nghe như tiếng khóc nức nở, căm giận. “Bờ cõi xưa” đã thành “đất
khác” thì làm sao ta có thể “đội trời chung” với những kẻ mắt xanh mũi lõ, những kẻ can tâm ôm chân lũ
giặc! Câu thơ sau vang lên như một lời thề. Trong lời thề ấy cố thái độ dứt khoát, quyết liệt nhưng cũng
có cả niềm uất hận quằn quại chịu đựng. Khi triều đình dâng ba tình miền Đông cho giặc, cũng như nhiều
nhân sĩ yêu nước lúc bấy giờ, Nguyễn Đình Chiểu đã chuyển sang sống ở miền Tây Nhưng rồi ba tỉnh
miền Tây cũng mất luôn. Nhà thơ không đi nữa. Kẻ thù nhiều lần thuyết phục, dụ dỗ. Nhưng sống trong


vùng địch chiếm mà đâu chịu đội trời chung. Ấy là tấm lòng kiên trung, thủy chung trọn vẹn với “bờ cõi
xưa”, với nhân dân của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu.
e) Hai câu kết: Mở đầu bài thơ còn ngóng “gió đông”, còn tìm “Chúa Xuân”, giờ đây Nguyễn Đình
Chiểu gọi, hỏi thẳng ra, trực tiếp. Phải chăng đó là thế hiện của niềm ước vọng thiết tha, đau đớn không
còn kìm nén nổi:
Chừng nào Thánh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông?
Núi sông đầy bóng giặc. Dân tình khốn khổ bơ vơ. Bao giờ mới xuất hiện một vị vua sáng suốt, anh minh
để rửa nhục cho non sông này. Nhà thơ ao ước một trận mưa lớn có thể cuốn phăng đi mọi thứ rác rưởi
tanh hôi, tắm gội lại cho non nước quê hương mình. Là một nhà nho nên Nguyễn Đình Chiểu vẫn khao
khát đợi một “Thánh dể”. Giọng thơ ở hai câu này vừa nghi vấn vừa cảm thán. Nó vừa chứng tỏ nỗi chờ
đợi thiết tha, cũng vừa toát lên sự vô vọng.
3 - KẾT BÀI

Mượn lời nhẫn vật Đường Nhập Mòn, qua bài Ngóng gió đông, Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm tâm sự
của mình. Bài thơ là nỗi trông ngóng cảm động của một tấm lòng yêu nước, thương dân. Lòng người kín
đáo gửi và cảnh vật và cuối cùng cất lên thành niềm ước mong tha thiết. Ngóng gió đông khiến ta trân
trọng hơn tấm lòng, nhân cách Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ yêu nước lớn của dân tộc nửa sau thế kỉ
XIX.
Trích: loigiaihay.com
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học



×