Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bài dự thi liên môn của học sinh môn SINH các biện pháp ứng phó với biển đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BA ĐÌNH
TRƯỜNG THCS THÀNH CÔNG

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2014-2015

Chủ đề:

Các biện pháp
ứng phó với biến đổi khí hậu
Môn học chính được vận dụng trong giải quyết
tình huống: Sinh học
Các môn học tích hợp: Sinh học, Công nghệ, Địa lý


PHIẾU THÔNG TIN VỀ HỌC SINH DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình
- Trường THCS Thành Công
Địa chỉ: Khu D, tập thể Thành Công – Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: 043 8344 130
Email:

- Chủ đề: Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Môn học chính vận dụng để giải quyết tình huống: Sinh học
- Các môn học tích hợp: Sinh học, Địa lí, Công nghệ


- Thông tin về học sinh:
1. Họ và tên: Đặng Trung Ánh
Ngày sinh: 21.01.2002

Lớp 7A6

2. Họ và tên: Đinh Hoàng Linh Mai
Ngày sinh: 31.07.2001

Lớp 7A6

2


MỤC LỤC
***
1. Lời mở đầu………………………………...……………….4
2. Mục tiêu giải quyết tình huống……………………….…..5
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết
tình huống………………………………………………….5
4. Giải pháp giải quyết tình huống………………………….5
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
a. Thực trạng……………………………..…………..6
b. Hướng giải quyết tình huống…..………………….7
c. Quá trình thực hiện giải pháp……..……………….8
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống………………….16

Lời mở đầu
3



Trái đất nơi chúng ta đang sinh sống đã trải qua hàng tỉ năm lịch sử. Cùng với
sự phát triển của Trái Đất, loài người và thế giới sinh vật cũng đang không ngừng
phát triển và thay đổi.
Nhân loại đang ngày càng tiên tiến, khoác lên trên hành tinh già này bộ áo
mới, trẻ trung và năng động … Nhà máy, xưởng sản xuất, nhà cao tầng, trường học,
các chùm, chuỗi đô thị, siêu đô thị mọc lên như nấm. Điều đó chính là kết quả của
sự nỗ lực không ngừng trong công cuộc cải cách đời sống, thay đổi thế giới. Song,
ngoài những mặt có lợi ích phải nói là rất tuyệt vời, thì quá trình thay đổi đó cũng
khiến nhiều vấn đề về môi trường nảy sinh. Con người sinh sống, cần không khí,
nước, và đất. Ấy vậy mà ba “cánh cửa” mở ra sự sống của con người ấy đang càng
ngày càng bị ô nhiễm, bị phá hủy do nhiều nguyên nhân.

Là học sinh Trung học cơ sở, chúng em được hiểu được rằng việc ứng phó
với biến đổi khí hậu là vấn đề rất đáng được quan tâm, và cần sự chung tay góp sức
của cộng đồng để cải thiện. Chúng em mong bài dự thi này của chúng em sẽ không
chỉ đơn thuần là một bài dự thi để chấm điểm, mà sẽ là “chìa khóa” để mở được
những cánh cửa đang ngày càng “xuống cấp” kia, để một ngày mai không xa, tất cả
mọi người trên hành tinh thân yêu sẽ được sống dưới bầu trời trong xanh, với nguồn
nước trong sạch mát lành…
Hãy chung tay tìm lấy “chìa khóa” bảo vệ môi trường, để mở được những
“cánh cửa” của sự sống!

4


Các biện pháp ứng phó với biển đổi khí hậu
1.Mục tiêu giải quyết tình huống:
Vận dụng những kiến thức liên môn đã được dạy ở trường về thiên nhiên, môi
trường để ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng trành và giảm nhẹ thiên tai, qua

đó chia sẻ những ý kiến đóng góp về các biện pháp ứng phó, cung cấp một
nguồn kiến thức tương đối lớn cho người đọc về tình hình thực trạng hiện nay
trên Trái Đất, kêu gọi mọi người chung tay thực hiện các biện pháp thiết thực
đó.
2. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
• Phương pháp thu thập tài liệu:
- Tìm các nguồn thông tin, tài liệu về biến đổi khí hậu qua đài báo, mạng
Internet, tivi, thời sự…
- Tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè, người thân,…
- Thu thập tranh ảnh tư liệu từ những buổi đi tham quan thực tế của nhà
trường, lớp.
- Điều tra khảo sát thực địa qua buổi đi tham quan thực tế.
• Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- So sánh và phân tích các dữ liệu thu thập được qua các nguồn thông tin
nêu trên.
- Tổng hợp thông tin và tài liệu thu thập.
3. Giải pháp giải quyết tình huống (có phần powerpoint đính kèm) :
• Lập kế hoạch cụ thể về cách ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và
giảm nhẹ thiên tai.
• Nâng cao kiến thức và ý thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và
giảm nhẹ thiên tai, nhất là học sinh.
• Liên hệ thực tế, áp dụng kiến thức.
• Thay đổi thói quen ảnh hướng xấu đến môi trường.
• Tổ chức các cuộc vận động mọi người tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu,
phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

4. Thuyết minh quá trình giải quyết tình huống:
a. Thực trạng:
5



• Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,
thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo.

-

Vì sao khí hậu biến đổi?
Do sự biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất.
Hoạt động núi lửa.
Ảnh hưởng của con người.
Hiệu ứng nhà kính

Núi lửa phun trào nhả ra lượng khói
lớn, ảnh hưởng đến tầng ôzôn

Lượng khí thải khổng lồ từ các nhà máy

Khói bụi từ những ”chiến sĩ đường phố”

b. Hướng thực hiện giải
pháp giải quyết tình huống:
• Lập kế hoạch cụ thể về cách ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và
giảm nhẹ thiên tai:
Chúng ta cần lập kế hoạch cho hiện tại và tương lai.
* Trong hiện tại: Ứng phó => Khắc phục => Phòng chống cho tương lai:
- Trang bị kĩ năng ứng phó với thiên tai (lũ lụt, động đất,…) cho người dân.
6



- Chuẩn bị dụng cụ cứu nạn đầy đủ cho các địa phương nói riêng và cả nước
nói chung.
- Chung tay khắc phục hậu quả sau thiên tai, như là xây dựng nhà tình thương
dành cho những người dân ở nơi xảy ra thiên tai, thiệt hại về nhà cửa có nơi
trú ẩn tạm thời hay tổ chức hội từ thiện quyên góp, giúp đỡ, cung cấp lương
thực, nước uống, quần áo cho họ,…
- Củng cố đê điều, trồng cây trên thượng nguồn
*Trong tương lai:
- Tiếp tục khắc phục và phòng chống thiên tai, bão lũ,…
- Tăng cường bảo vệ đê, rừng cây,…
• Nâng cao kiến thức và ý thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng
tránh và giảm nhẹ thiên tai, nhất là học sinh.
- Trong trường học: tổ chức các buổi tham quan thực tế, thực hành thí
nghiệm giúp học sinh hiểu rõ bài học một cách dễ dàng và nhẹ nhàng,
không gò bó.
- Trong gia đình: mỗi thành viên cần có những hành động thiết thực, cùng
nhau xây dựng một gia đình có ý thức, góp phần ứng phó với biến đổi khí
hậu.
- Ngoài xã hội: tổ chức các cuộc mít-ting, tuyên truyền, giáo dục cho người
dân về biến đổi khí hậu, từ đó chùng tay thực hiện các giải pháp để ứng
phó với tình trạng hiện tại, như là: trồng cây gây rừng, tổng vệ sinh đường
phố,…
• Liên hệ thực tế, áp dụng kiến thức.
- Đi tham quan các viện bảo tàng môi trường, bảo tàng tài nguyên thiên
nhiên.
- Tổ chức các cuộc trải nghiệm thiên nhiên, thí nghiệm với thiên nhiên.
• Thay đổi thói quen ảnh hưởng xấu đến môi trường:
- Tiết kiệm năng lượng từ trong nhà đến trường, lớp, ngoài công cộng. Cụ
thể là tắt đèn khi không sử dụng, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, sử

dụng các năng lượng tự nhiên thay cho năng lượng điện đang sử dụng
hàng ngày,…
- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, như là xe buýt, tàu điện
ngầm,… hay các phương tiện tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi
trường: xe đạp, ô tô Hybird, ...
7


- Tăng cường tái chế và tái sử dụng bằng cách: đặt thùng rác tái chế tại nhà,
giáo dục cho trẻ cách phân loại rác,…
- Tránh vứt rác bừa bãi nơi công cộng, thay vào đó, đặt thêm thùng rác
ngoài đường, công viên,… khuyến khích mọi người vứt rác đúng nơi quy
định.
- Trồng và chăm sóc cây cối, không hái hoa bẻ cành, chặt cây nhằm phục vụ
lợi ích riêng.
• Tổ chức các cuộc vận động mọi người tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu,
phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
- Tổ chức các chương trình bảo vệ và tiết kiệm năng lượng như Giờ Trái
Đất, I will if you will, Tắt đèn bật ý tưởng,…
- Tổ chức các cuộc thi dành cho các lứa tuổi khác nhau để cùng đưa ra
các ý tưởng về cách bảo vệ Trái Đất, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ
nguồn nước, thiên nhiên,… ví dụ như Cuộc thi Viết thư UPU, Cuộc thi
Vận dụng kiến thức liên môn để giái quyết vấn đề thực tiễn dành cho
học sinh trung học,…
c. Quá trình thực hiện giải pháp:
Nhà trường đã tổ chức cho chúng em một buổi đi tham quan thiên
nhiên và liên hệ với thực tế ở Bảo tàng Tài nguyên Rừng. Trong buổi đi thú
vị đó, chúng em đã được thực hành nhiều thí nghiệm lí thú, bổ ích nhưng lại
rất đơn giản.
Qua những thí nghiệm đó, chúng em được biết lợi ích to lớn của rừng đối với

môi trường.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, rừng có vai trò điều hòa khí hậu. Khi đứng ở trong
rừng, chúng em thấy thời tiết mát mẻ hơn nhiều.
Đố các bạn
biết chúng tớ
đang ghi
chép gì
nào !!!

8


Kết quả là gì
thế??

9


Ta da!!!
Đây là máy đo
nhiệt độ và độ
ẩm của chúng
tớ!!

Cùng tổng kết kết
quả nào!!!!

10



Bên cạnh đó, chúng em đã hiểu rõ hơn về chức năng chống xói mòn đất của
rừng qua một thí nghiệm đơn giản mà thú vị.

11


Đơn giản
thật đấy!

12


Tự tay “hô
mưa gọi gió”
vui lắm đấy!

13


Thế nên, chúng em hiểu được rằng trồng cây là một giải pháp thích hợp nhất cho
thực trạng của Trái Đất. Vậy, chúng em đã được hướng dẫn để cùng nhau trồng
những cây non. Lần đầu tiên được cầm cuốc, cầm xẻng, tự tay mình gieo mầm,
chúng em thấy thật vui vì mình đang góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, làm
xanh thêm Trái Đất thân yêu.

Cuốc
mạnh
vào!!!!

14



Lớn mau
nhé cây ơi!

15


THÀNH QUẢ
CỦA CHÚNG
TỚ NÈ!!!!
Thật tự hào!

Sau buổi “học mà chơi, chơi mà học” ngày hôm đó, khi về nhà, chúng em đã tự
trồng và chăm sóc những chậu cây nhỏ ở nhà.

Ngoài ra, chúng em còn lập ra kế hoạch cụ thể như sau:
16


• Nâng cao ý thức và kiến thức về trồng cây
+ Mở các diễn đàn thảo luận về môi trường, các lớp học về lợi ích của việc
trồng cây và cách trồng, chăm sóc cây.
+ Phát các tranh ảnh, poster, truyện tranh,… về chống biến đổi khí hậu, trồng
cây…
• Phát động phong trào trồng cây đến các quận, phường, khu dân cư…
• Phát động phong trào trồng cây đến các trường học, các lớp học.
+ Mỗi lớp học nhận nhiệm vụ trồng và chăm sóc các bồn hoa, chậu cây…
+ Giao nhiệm vụ, phân công công việc rõ ràng.
+ Tạo thành một phong trào thi đua giữa các lớp và các trường, có thưởng có

phạt để gây hứng thú…
5. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Vận dụng kiến thức liên môn, áp dụng bài học trên lớp vào các thực hành đơn
giản trong các cuộc khảo sát thực tế giúp việc học tập trở nên thú vị và hiệu quả
hơn, giúp học sinh hiểu rõ về các kiến thức được học. Qua đó chúng em chung
tay hành động “người nhỏ làm việc nhỏ” để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Những hành động nhỏ nhưng thiết thực của chúng em sẽ giúp tạo thành một làn
sóng lan tỏa khắp cộng đồng, tạo nên một thế giới “chung tay chống biến đổi khí
hậu”. Từ đó, môi trường sẽ được bảo vệ, khí hậu sẽ được ổn định, cuộc sống sẽ
được cải thiện tốt hơn. Sẽ không còn những căn bệnh nan y, hiểm nghèo “hành
hạ” những con người tội nghiệp trên thế giới. Nhà nước không còn phải tốn quá
nhiều kinh phí cho việc xử lí ô nhiễm môi trường, kinh tế phát triển và ổn định.
Người dân sẽ không đói khổ hay phải chịu những hậu quả nặng nề của biến đổi
khí hậu, ô nhiễm môi trường nữa. Chiến tranh sẽ không còn trên Trái đất, trẻ em
sẽ được sống dưới nền trời xanh hòa bình.

17


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

18



×