Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

đề tài: quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 2010 – 2014

QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
PHIM HOẠT HÌNH, LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
ĐỀ TÀI:

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TH.S NGUYỄN PHAN KHÔI

NGUYỄN THỊ THANH TÂM
MSSV: 5106091
Lớp: LK1064A2

Cần Thơ, 11/2013


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn

LỜI CÁM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp là bước cuối cùng đánh dấu sự trưởng thành của
sinh viên ở giảng đường Đại học. Để làm tốt bước ngoặc này và tham gia buổi
báo cáo ngày hôm nay em đã được sự giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn và động viên


từ gia đình, quý thầy cô cùng bạn bè. Nay cho em xin phép được gửi lời cám ơn
sâu sắc và chân thành đến:
Các thầy cô Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học để từ đó em phát triển thêm vốn hiểu
biết của mình vận dụng trong công việc sau này.
Tiếp theo em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Phan
Khôi – người thầy đã dành nhiều tâm huyết để trực tiếp hướng dẫn luận văn tốt
nghiệp này. Trong quá trình làm luận văn, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp em
giải quyết các vấn đề nảy sinh và giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp đúng
định hướng ban đầu.
Em cũng gửi lời cám ơn đến ba mẹ là người đã dạy dỗ và nuôi em khôn
lớn, cũng như những người bạn luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống
và những khó khăn trong học tập.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã dành
thời gian để có những đóng góp quý báu để bài viết của em thêm hoàn chỉnh.
Bằng tất cả sự nổ lực và cố gắng của bản thân trong suốt quá trình tìm tòi,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu
sót. Rất mong được sự đóng góp tận tình và quý báu của quý Thầy Cô và các
bạn.
Trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, tháng 11 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Thanh Tâm

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn


 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm



Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn

 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN:

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm



Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Phim hoạt hình “Chico & Rita”
Hình 2: Phim hoạt hình 3D “Cô bé bán diêm”
Hình 3: Truyện tranh Đôrêmon
Hình 4: 30 phim dài về Đôrêmon
Hình 5: Credit phim hoạt hình “Tom and Jerry”
Hình 6: Nhân vật hoạt hình chuột Mickey
Hình 7: Hãng hàng không Nhật All Nippon Airways có 4 chiếc máy bay
được vẽ đầy các nhân vật hoạt hình “ Pokemon”
Hình 8: Sản phẩm kem que Monte Rosa với hình ảnh Tom & Jerry
Hình 9: Poster phim hoạt hình “Happy feet 2”
Hình 10: Hình ảnh trong phim hoạt hình “Thủy thủ mặt trăng” đã “chế
bản”
Hình 11: Hình ảnh chụp từ trang wed “v1vn.com” với tad phim hoạt hình- một
trong ba wedsite bị MPAA tố cáo xâm phạm quyền tác giả.
Hình 12: Phim hoạt hình “Toy Story 1” gốc
Hình 13: Bản phim sau khi rip phim
Hình 14: Đĩa phim hoạt hình gốc
Hình 15: Đĩa phim hoạt hình sao in lậu
Hình 16: Bao bì dầu gội Eskulin Kid in hình “Vịt Donald” và “chuột
Mickey”
Hình 17: Chiếc cặp học sinh có hình chuột Mickey

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm



Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1
1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Giới hạn nghiên cứu.............................................................................................2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................2
4. Cấu trúc bài luận .................................................................................................2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH VÀ QUYỀN
TÁC GIẢ ĐỐI VỚI PHIM HOẠT HÌNH ..............................................................4
1.1 Vài nét về tác phẩm điện ảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam ............4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tác phẩm điện ảnh ...........................................4
1.1.2. Những loại hình tác phẩm điện ảnh ...........................................................6
1.1.3. Phân biệt tác phẩm điện ảnh với bản ghi âm ghi hình ............................... 8
1.2. Vài nét về tác phẩm phim hoạt hình ................................................................ 9
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm phim hoạt hình.......................................................9
1.2.2. Các loại phim hoạt hình ..............................................................................9
1.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển phim hoạt hình .......................................12
1.3. Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình ..............................................13
1.3.1. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình .........................13
1.3.2. Một số điều ước quốc tế lien quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với phim
hoạt hình ...................................................................................................................14
1.3.3. Vai trò của việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình .....16
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUYỀN
TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH ........................................18
2.1. Quyền tác giả của tác phẩm phim hoạt hình ...................................................18

2.2.1 Tác giả của tác phẩm phim hoạt hình..........................................................18
2.2.2 Quyền của tác giả tác phẩm phim hoạt hình là tác phẩm phái sinh ...........20
2.1.2.1 Phim hoạt hình phái sinh ..........................................................................20
2.1.2.2 Tác giả của phim hoạt hình phái sinh .......................................................21
2.1.3 Quyền của chủ thể là tác giả phim hoạt hình ..............................................22
2.1.3.1 Quyền của tác giả và đồng tác giả của phim hoạt hình .............................22
2.1.3.2. Đối với tổ chức cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất – kỹ tthuật để sản
xuất tác phẩm phim hoạt hình ....................................................................................25
2.1.4 Những chủ thể có quyền liên quan đối với phim hoạt hình ........................30
2.1.4.1 Quyền của người biểu diễn ......................................................................30

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
2.1.4.2 Quyền của tổ chức phát sóng phim hoạt hình ..........................................31
2.2 Quyền tác giả đối với những tác phẩm thành phần ........................................32
2.2.1 Quyền tác giả đối với phần hình ảnh phim hoạt hình .................................32
2.2.2. Đối với phần kịch bản .................................................................................35
2.2.3 Đối với phần âm nhạc ..................................................................................36
2.3. Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu quyền tác giả phim hoạt
hình ...........................................................................................................................37
2.3.1 Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả..............................................38
2.3.2 Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật
chất, kỹ thuật, giao nhiệm vụ, giao kết hợp đồng để tác giả sản xuất tác phẩm phim
hoạt hình ...................................................................................................................39
2.5 Căn cứ xác lập và vấn đề bảo hộ quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình ......40
2.5.1 Căn cứ phát sinh, xác lập quyền tác giả phim hoạt hình .............................40

2.5.2 Vấn đề bảo hộ quyền tác giả phim hoạt hình ...............................................41
2.5.2.1 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình .............41
2.5.2.2 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình ..............41
2.6. Chuyển giao quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình .........................43
2.6.1 Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan .........................................43
2.6.1.1 Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan ..........43
2.6.1.2 Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan ........................44
2.6.2 Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan ............................... 44
2.6.2.1 Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan 44
2.6.2.2 Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan .............45
2.7 Đăng ký quyền tác giả phim hoạt hình .............................................................46
2.8. Những hành vi xâm phạm và biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm
phim hoạt hình trƣớc những hành vi xâm phạm đó ..............................................47
2.8.1. Những hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình ...........47
2.8.2 Xử lý xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình ................49
2.8.2.1 Xác định hành vi xâm phạm......................................................................49

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
2.8.2.2 Các biện pháp xử lý xâm phạm .................................................................50
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XỬ LÝ CÁC VỤ VIỆC XÂM PHẠM QUYỀN
TÁC GIẢ TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP VÀ
PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN .......................................................................54
3.1 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình ......................54
3.2 Nguyên nhân dẫn đến nạn xâm phạm quyền tác giả phim hoạt hình .............63
3.2.1 Ý thức pháp luật của con người còn hạn chế ..............................................63

3.2.2 Tác động của yếu tố kinh tế khá mạnh mẽ ..................................................64
3.3.3 Sự phát triển không ngừng của mạng internet ............................................65
3.3. Một số giải pháp và phƣơng hƣớng hoàn thiện luật ........................................66
3.3.1 Một số giải pháp ...........................................................................................66
3.3.2 Phương hướng hoàn thiện luật ....................................................................68
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, khi nhu cầu giải trí của con người
ngày càng cao thì điện ảnh đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong một
phần cuộc sống của rất nhiều người. Bởi vì từ lâu điện ảnh được xem là “ bộ môn nghệ
thuật thứ 7” quan trọng nhất, quần chúng nhất, nó có khả năng thỏa mãn nhu cầu tinh
thần thẩm mỹ thường nhật. Trong đó, phim hoạt hình được xem là một loại hình điện
ảnh đặc biệt, là thú giải trí không thể thiếu đối với đại bộ phận trẻ em trên khắp thế
giới, là một loại hình nghệ thuật “ hút hồn” biết bao thế hệ trẻ em cũng như người lớn
và đã có tuổi đời tròn một thế kỷ. Có thể nói, trong tuổi thơ của mỗi con người đều có
dấu ấn của phim hoạt hình, điều đó càng ngày càng trở nên rõ nét hơn khi loại hình
phim này ngày càng trở nên phổ biến thực sự. Trên thế giới, ngành công nghiệp hoạt
hình đang phát triển một cách chóng mặt, thì ở Việt Nam gần như rất ít về số lượng
mặc dù có một nguồn nhân lực dồi dào và phát triển. Tuy nhiên, khi chúng càng phát
triển thì việc bị xâm phạm lại càng nhiều và phức tạp. Chính vì phim hoạt hình là loại
hình điện ảnh đặc biệt nên việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm này cũng trở nên

phức tạp. Hiện nay những tác phẩm bị xâm phạm rất nghiêm trọng, từ việc bị sao chép
và bán trái phép đến việc đưa những tác phẩm điện ảnh lên mạng Internet không xin
phép đã gây thiệt hại rất lớn cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Chính từ thực tế
đó, việc quản lý và bảo vệ những tác phẩm nghệ thuật này được nhà nước rất quan tâm,
chỉ cần một chút thiếu sót và buông lỏng trong quản lý có thể gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng. Việc quản lý và bảo vệ cho những tác phẩm phim hoạt hình không chỉ
dừng lại ở hoạt động sản xuất hay khai thác tác phẩm mà nhà nước cũng cần phải đúng
trên góc độ sở hữu trí tuệ để quản lý, bởi vì hiện nay việc xâm phạm tác phẩm phim
hoạt hình chính là xâm phạm bản quyền của công trình điện ảnh đó.
Có thể nói, hệ thống pháp luật Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý an toàn
khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động đó. Hệ thống
này là phương tiện để các chủ thể quyền tác giả sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của
mình đồng thời là công cụ quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, để
phát huy tốt nhất các quy định của luật trong việc bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ khi
mà tình trạng những quy định luật còn rải rác, thiếu tính hệ thống, thống nhất thì cần

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

1

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
phải có một sự nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc khách quan, từ đó thấy rõ cái cần được
phát huy cũng như hạn chế của pháp luật hiện hành, đồng thời góp phần tham gia vào
việc tìm hiểu nhằm từng bước hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, chúng ta
cần phải hiểu rõ loại hình nghệ thuật này để xây dựng nên những điều luật xử lý các
hành vi xâm phạm đó một cách hợp lý nhất, công bằng nhất.Từ những vấn đề đã đặt ra,
người viết mong rằng việc chọn đề tài “Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt

hình, lý luận và thực tiễn” có thể góp một phần làm rõ những quy định của luật về
việc thiết lập quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình và thực tiễn phát triển của
phim hoạt hình hiện nay, từ đó có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ những tác phẩm
điện ảnh trước tình trạng bị xâm phạm.
2. Giới hạn nghiên cứu
Hiện nay, vấn đề xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình
được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Đặc biệt ở Việt Nam, vấn đề xâm phạm
tác quyền phim hoạt hình diễn ra ngày càng phức tạp. Chính vì vậy, trong bài viết của
mình, người viết sẽ tìm hiểu nội dung, đối tượng của quyền tác giả đối với tác phẩm
phim hoạt hình, đi sâu phân tích pháp luật của Việt Nam đối với những hành vi xâm
phạm cũng như đưa ra thực trạng đang diễn ra về vấn đề này. Từ đó có những biện
pháp xử lý và phương hướng hoàn thiện phù hợp.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quy định của luật, người viết sẽ phân tích các quy định hiện hành
đồng thời so sánh với các quy định có liên quan từ khi có Luật sở hữu trí tuệ cũng như
đối chiếu với các Điều ước quốc tế có liên quan, trong khả năng cho phép, từ đó đưa ra
những ưu, khuyết điểm của luật hiện hành. Ngoài ra, còn kết hợp với thực tiễn thực thi
quyền đối chiếu với luật viết, kết hợp với tìm hiểu thực tế, tham khảo tài liệu chuyên
ngành và các tài liệu có liên quan, cũng như tham khảo những luận điểm của các tác
giả khác về lĩnh vực này, từ đó đưa ra những nhận định khách quan về thực trạng xâm
phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình ở nước ta.
4. Cấu trúc bài luận
Bài viết gồm ba chương:
Chương 1, trình bày tổng quan quyền tác giả tác phẩm phim hoạt hình, phần này
sẽ trình bày về tác phẩm điện ảnh; điểm lược những điều ước quốc tế điều chỉnh về
quyền tác giả lien quan đến tác phẩm phim hoạt hình; người viết đưa ra khái niệm về
phim hoạt hình, quyền tác giả đối với phim hoạt hình.

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi


2

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
Chương 2, người viết sẽ dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành để đưa ra
phân tích các nội dung chính của quyền tác giả như: chủ thể, khách thể, nội dung của
quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình. Ngoài ra, còn nêu ra một số vấn đề có
liên quan như: vấn đề bảo hộ quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả, thừa kế, đăng ký và
cấp giấy chứng nhận đăng ký, và các vấn đề chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình nhằm giúp người đọc đi sâu hơn, rộng
hơn về quyền tác giả đối với lĩnh vực này.
Chương 3, đánh giá về thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
phim hoạt hình, nguyên nhân xâm phạm, giải pháp và phương hướng hoàn thiện luật.

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

3

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH VÀ QUYỀN
TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHIM HOẠT HÌNH
Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật phức hợp nên việc xác định
quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh cũng vô cùng phức tạp. Trong đó,

phim hoạt hình được xem là một loại hình điện ảnh đặc biệt nên việc bảo
hộ quyền tác giả cũng trở nên khó khăn. Để làm rõ hơn vấn đề này, trong
chương 1, tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu một cách khái quát về tác phẩm
phim hoạt hình và quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình.
1.1. Vài nét về tác phẩm điện ảnh
1.1.1. Khái niệm tác phẩm điện ảnh
Khái niệm
Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi khung hình chuyển
động, kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh, ánh sáng để tạo thành một bộ phim. Khi mới
phát minh điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh đời thường, nhưng ít lâu
sau các bộ phim đã được tạo ra với các ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở
thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành hình thức giải trí
không thể thiếu trong đời sống thường nhật, đôi khi còn phát triển thành những hiện
tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền. Xét trên phương
diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật thứ bảy. Sáu nghệ thuật trước
đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thi ca.
Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim chiếu rạp, khác với những bộ phim
truyền hình. Vì lý do đó mà từ “ màn bạc”, “màn ảnh lớn” cũng được dùng để chỉ điện
ảnh.
Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên
tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể
hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối truyền đạt tới công chúng bằng

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

4

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm



Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
các thiết bị kỹ thuật công nghệ, bao gồm các loại hình: phim truyện, phim tài liệu,
phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác.1
Đặc điểm
Điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, một tác phẩm điện ảnh được hình thành
thông qua nhiều bộ môn thành phần nghệ thuật: kịch bản, đạo diễn, quay phim, họa sĩ,
diễn viên, nhạc sĩ, âm thanh… Nhưng những bộ môn nghệ thuật khác nhau ấy khi đến
với điện ảnh đều từ bỏ tính độc diễn của mình để dung hòa trong một ngôn ngữ hình
ảnh động và âm thanh, mà người ta gọi là tác phẩm điện ảnh. Là người am hiểu điện
ảnh không ai đánh giá thấp vai trò quan trọng của các nghệ sĩ trong các bộ môn nghệ
thuật khác nhau trong một bộ phim, thậm chí không có họ thì không thành phim. Song
mỗi người đến với bộ phim với phần việc của mình: quay phim ghi hình, họa sĩ dựng
bối cảnh, nhạc sĩ phần âm nhạc, người diễn viên dù rất quan trọng cũng chỉ đảm nhận
phần vai của mình. Vì thế, cần một chức năng xuyên suốt, tổng hòa từng phần sáng tạo
ấy để nhào nặn thành một tác phẩm. Người làm chức năng ấy là đạo diễn. Đó là quy
luật nghề nghiệp của điện ảnh, là khoa học tổ chức của loại hình nghệ thuật tổng hợp,
vì nó mang tính khách quan, nằm ngoài ý muốn chủ quan của mỗi người. Để làm sáng
tỏ và dễ hiểu hơn tôi xin trích dẫn lời giảng trong trường đại học của một đạo diễn điện
ảnh bậc thầy thế giới M.Rôm: “Nhà biên kịch viết kịch bản, người diễn viên bằng hình
thể và diễn xuất của mình đã làm cho kịch bản trở nên thấy được, nhà quay phim tạo
hình bằng ánh sáng, người họa sĩ trang trí cho bộ phim, người nhạc sĩ viết nhạc, nhà
âm thanh ghi tiếng… còn đạo diễn là người tổ chức, chỉ đạo nghệ thuật, tổng hòa các
yếu tố để tạo ra sự thống nhất cho một tác phẩm điện ảnh, trên cơ sở tư duy sáng tạo
toàn diện, mang dấu ấn phong cách của cá nhân nghệ sĩ- đó chính là tác giả của một
tác phẩm điện ảnh”.2
Ngoài ra tác phẩm điện ảnh còn là một loại hình đặc biệt, nó là một loại tác
phẩm đa phương tiện, có thể truyền đạt đến người xem thông qua hình ảnh và âm
thanh, nên việc thực hiện một tác phẩm điện ảnh rất phức tạp, đòi hỏi phải có một tập
thể cá nhân lao động sáng tạo nên, tập thể cá nhân này gọi là đồng tác giả. Việc một tác
phẩm có quá nhiều đồng tác giả sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc thực hiện quyền


1

Điều 14 Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Bô luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan (sau này gọi
là Nghị định 85/2011/NĐ-CP)
2
2sao, Vấn đề bản quyền và sử dụng khai thác tác phẩm,
[ ngày truy cập 18/8/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

5

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
nhân thân của tác giả. Thí dụ như quyền được đặt tên cho tác phẩm, quyền này mỗi một
đồng tác giả đều được hưởng tuy nhiên tên thì chỉ có một nên trên thực tế những đồng
tác giả không được bảo đảm thực hiện quyền này.
1.1.2 Các loại hình tác phẩm điện ảnh
1.1.2.1 Phim truyện
Phim truyện là thể loại phim được chiếu tại các rạp lớn. Thông thường, chúng
dài khoảng 90 phút và nói về những câu chuyện hư cấu hoặc dựa trên một số sự kiện có
thật nhưng được diễn tả sinh động bởi diễn viên. Danh sách các tác phẩm điện ảnh ở
thể loại này rất nhiều và việc liệt kê chúng là bất khả thi.
Theo như cách gọi trong điện ảnh hiện nay là khái niệm được ghép bởi hai từ
phim và Truyện. Từ Phim: chỉ điện ảnh mang ý nghĩa cụ thể cũng tựa như tên gọi của
một vật thể bất kỳ nào đó. Từ Truyện với ý nghĩa trừu tượng, khái quát vốn có nguồn

gốc văn học, dùng để nói về những sáng tác (viết hoặc truyền miệng) ít nhiều được hư
cấu thành một câu chuyện có đầu có cuối. Hai chữ Phim và Truyện với ý nghĩa hoàn
toàn khác nhau được ghép vào nhau nhằm nêu tên loại hình phim có hư cấu, có các
diễn viên diễn xuất nhằm phân biệt với loại hình phim tài liệu hoặc hoạt hình.3
Ví dụ: Với bộ phim “Bỗng dưng muốn khóc”, Vũ Ngọc Đãng cho rằng mình
đang kể một câu chuyện cổ tích về những người bạn trẻ hiện đại theo mô týp của nhà
văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết truyện cổ tích: Hans Christian Andersen. 4
1.1.2.2 Phim tài liệu
Lịch sử điện ảnh đã chỉ ra rằng Phim thời sự – tài liệu là nhóm thể loại ra đời
sớm nhất, căn cứ vào cách thức làm phim. Đó là việc, vào buổi bình minh của điện ảnh,
khi mọi quan niệm về thể loại và các chức danh nghiệp vụ của bộ môn nghệ thuật này
còn chưa ra đời, để làm ra một bộ phim (thường chỉ dài khoảng vài ba phút chiếu)
người ta cứ hồn nhiên vác máy đi bất cứ đâu, ghi hình bất kì cái gì họ muốn (toàn là
những người thật, việc thật). Nhưng cũng chính từ cách làm này, có ai ngờ lại dẫn đến
sự ra đời của nhóm thể loại đầu tiên trong điện ảnh. Còn các nhóm thể loại khác, như
phim khoa học, phim hoạt hình và phim truyện, là chuyện về sau. Nhưng có lẽ không
phải ngẫu nhiên mà gần như tất cả các đạo diễn phim truyện đều ít nhiều thử sức trong
lĩnh vực phim tài liệu, vì nhóm thể loại này bao giờ cũng có một sức hấp dẫn riêng.
Phim tài liệu là một thuật ngữ trong điện ảnh để chỉ thể loại phim khai thác mọi khía
3

Văn chương viết, Đặng Minh Liên, Nhận diện khái niệm phim truyện – Tìm hiểu nghệ thuật phim truyện,
[ngày truy cập 18/10/2012]
4
Hội du học sinh Việt Nam, Bỗng dưng muốn khóc- Vũ Ngọc Đãng, [ ngày truy cập 18/8/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

6


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
cạnh trong đời sống ở góc độ chân thực và tự nhiên nhất. Nó ghi chép chân thực, phản
ảnh cuộc sống, con người, hiện tượng, sự kiện thật được chắt lọc, phát hiện được bản
chất, đồng thời nâng lên tầm khái quát bằng hình tượng nghệ thuật, để lý giải, chứng
minh cho một luận điểm nào đó.
Ví dụ: Phim tài liệu “Nỗi đau không của riêng ai” do Quỹ Phòng chống Thương
vong châu Á (AIP) chịu trách nhiệm sản xuất vừa giành được giải thưởng cho hạng
mục Phim hay nhất tại Liên hoan phim An toàn giao thông đường bộ toàn cầu 2013. Bộ
phim vừa được trình chiếu và trao giải tại trụ sở UNESCO tại Paris, Pháp. Bộ phim là
câu chuyện đau lòng của ba gia đình người Việt Nam có con em bị thương và thiệt
mạng do tai nạn xe máy. Phim được sản xuất trong dịp Ngày thế giới tưởng niệm các
nạn nhân tai nạn giao thông vào tháng 11/2012. Hiện nay phim đang được phát sóng
như là một phần của chiến dịch Trẻ em cũng phải đội mũ bảo hiểm.5
1.1.2.3 Phim hoạt hình
Phim hoạt hình hay phim hoạt họa là một hình thức sử dụng ảo ảnh quang
học về sự chuyển động do nhiều hình ảnh tĩnh được chiếu tiếp diễn liên tục. Trong
phim và trong kỹ nghệ dàn dựng, hoạt họa ám chỉ đến kỹ thuật trong đó từng khung
hình của phim được chế tác riêng rẽ. Người ta có thể dùng máy tính, hay bằng cách
chụp từng hình ảnh đã vẽ, đã được tô màu, hoặc bằng cách chụp những cử động rất nhỏ
của các mô hình để tạo nên những hình ảnh này. Khi tất cả các hình ảnh được ghép vào
với nhau, tạo nên một đoạn phim và được chiếu lên màn ảnh, chúng gây nên ảo giác là
các cử động được chuyển động liên tục. Ảo giác này gây ra do hiện tượng gọi là sự lưu
ảnh.
Quyền tác giả đối với loại hình phim hoạt hình ngoài việc bảo hộ cho quyền tác
giả đối với tác phẩm điện ảnh, quyền tác giả còn được bảo hộ cho hình ảnh từng nhân
vật hoạt hình do tác giả tác phẩm sáng tạo.Ví dụ: phim hoạt hình nổi tiếng “ Đôrêmon”
là bộ phim hoạt hình được chuyển thể từ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujo.

Phim kể về chú mèo máy tên là Đôrêmon đến từ thế kỷ 22 để giúp đỡ cậu bé hậu đậu
tên là Nôbita.6
1.1.2.4 Phim khoa học
Phim khoa học là một dạng phim tài liệu tập trung vào các hiện tượng, công
trình mang tính khoa học, là hoạt động dùng kỹ thuật điện ảnh thể hiện lại quá trình nỗ
5

Tin 247, Phim tài liệu Việt Nam giành giải liên hoan phim quốc tế về giao thông, tai
lieu viet nam gianh giai lhq quoc te ve giao thong-8-22217080.html, [ ngày truy cập 18/8/2013]
6
Kênh HD, tuyển tập phim hoạt hình Đôrêmon, [truy cập ngày 19/8/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

7

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
lực thực hiện phát minh nhằm tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức
hoạt động của thế giới vật chất xung quanh; những phương pháp quan sát các dấu hiệu
biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên; những hoạt động thu thập dữ
liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện
tượng; hoặc là việc thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện
kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tạo ra một tác phẩm phim khoa học là để
có thể góp phần đưa những tri thức đã được nghiên cứu và tích lũy lại phổ biến với
cộng đồng, xã hội.7 Ví dụ: bộ phim khoa học “ Vũ trụ” là một bộ phim nói về thiên văn
giúp con người có cái nhìn thấu đáo về vũ trụ rộng lớn và không gian quanh mình từ
những kiến thức thiên văn từ thuở sơ khai đến những khám phá khoa học tân kỳ nhất.8

Đối với những loại hình tương tự khác có thể hiểu là những tác phẩm được hợp thành
bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không
kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối,
truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ. Điện ảnh có thể phân
ra thành nhiều loại tùy theo ý đồ nghệ thuật của biên kịch và đạo diễn khi thực hiện
phim chứ không gói gọn trong những loại hình mà Luật Điện ảnh đã liệt kê. Những tác
phẩm nếu được tạo thành với những kỹ thuật điện ảnh phù hợp với quy định của Nghị
định 85/2011/NĐ-CP và Luật Điện ảnh thì được xem là tác phẩm điện ảnh. Có thể kể
ra một số loại hình khác không được nhắc đến cụ thể trong luật nhưng vẫn là tác phẩm
điện ảnh như: Phim khoa học giả tưởng, phim ca nhạc, phim câm…
1.1.3 Phân biệt tác phẩm điện ảnh với bản ghi âm, ghi hình
Là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh,
hình ảnh khác, hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải
dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác.
Đây là hoạt động định hình lại những âm thanh , hình ảnh đã được thực hiện trước đó,
không phải là việc dùng nhưng kỹ thuật điện ảnh thực hiện nên một tác phẩm. Tác
phẩm điện ảnh là một loại hình tác phẩm được Luật Sở hữu Trí tuệ bảo hộ quyền tác
giả (Điều 14 Luật Sở hữu Trí tuệ), trong đó tác giả là những người làm nên tác phẩm
điện ảnh có toàn quyền với tác phẩm của mình, được bảo hộ cả quyền nhân thân và
quyền tài sản. Đối với bản ghi âm, ghi hình đây là một đối tượng được bảo hộ quyền
liền quan (Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ), tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh,
hình ảnh còn gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình chỉ được một số quyền nhất định
7
8

Trang 12, Phạm Như Thảo, Luận văn quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
Youtube, Vũ trụ, [ngày truy cập 19/8/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi


8

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
đối với bản ghi âm, ghi hình và không thể có được những quyền như một tác giả, cụ thể
như: quyền đặt tên cho bản ghi âm, ghi hình; quyền công bố hoặc cho người khác công
bố tác phẩm…
1.2 Vài nét về tác phẩm phim hoạt hình
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của phim hoạt hình
Phim hoạt hình (Tiếng anh là Animation), là một hình thức gây ảo ảnh quang
học về sự chuyển động do nhiều hình ảnh chiếu tiếp diễn liên tục. Trong phim và trong
kỹ thuật dàn dựng, hoạt hình ám chỉ đến kỹ thuật trong đó từng hình ảnh của phim
được kiển tạo riêng rẽ. Người ta có thể dùng máy tính, hay bằng cách chụp từng hình
ảnh đã vẽ, đã được tô màu, hoặc bằng cách chụp những cử động rất nhỏ của các mô
hình để tạo nên những hình ảnh này. Những hình ảnh sau đó được chụp bằng máy quay
phim hoạt hình (amination camera) chuyên ngành. Khi tất cả các hình ảnh được nối vào
nhau, tạo nên một đoạn phim và được chiếu lên màn ảnh, chúng gây nên ảo tưởng là
các cử động hoạt động liên tục. Ảo tưởng này gây ra do một hiện tượng đã từng được
biết đến gọi là sự lưu ảnh (persistence of vision). Để làm được những phim như vậy đòi
hỏi phải tốn nhiều công sức và sự chịu đựng dai dẳng với những công việc tẻ nhạt.
Hiện nay, nhờ sự phát triển trong hoạt hình máy tính (computer animation), tốc độ quá
trình sản xuất phim tăng lên rất nhiều.
Nói cách khác, hoạt hình thực ra là tập hợp những bức ảnh tĩnh, khi một vật di
chuyển từ điểm A đến điểm B trong 1 giây, và nếu mắt người nhận được từ 10 đến 24
hình ảnh của vật đó trong 1 giây khi nó đang dịch chuyển, thì mắt người sẽ trông đó
như một chuyển động liên tục. Đó gọi là hiện tượng lưu ảnh võng mạc, nếu không có
hiệu ứng sinh học này thì phim hoạt hình không tồn tại. 9 Phim hoạt hình là loại hình
điện ảnh đặc biệt bởi đây là loại hình điện ảnh duy nhất sử dụng toàn bộ nhân vật,

chuyển động giả. Thay vì quay các hình ảnh có sẵn, các cảnh trong phim hoạt hình
được thực hiện bằng hình vẽ, trước đây là do họa sĩ vẽ tay còn hiện nay trong nhiều
phim công đoạn này được vẽ bằng máy tính.
1.2.2 Phân loại phim hoạt hình
Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngành sản xuất phim hoạt hình cũng
không ngừng thay đổi theo chiều hướng tiến bộ và hiện đại hơn, dựa vào kỹ thuật làm

9

Truong’s blog, Sự khác nhau giữa hoạt hình 2D và hoạt hình 3D,
[ ngày truy cập 22/09/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

9

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
phim hoạt hình, phim hoạt hình gồm hai dạng cơ bản là hoạt hình truyền thống và hoạt
hình dùng máy tính.
Hoạt hình truyền thống là việc bắt đầu với từng hình ảnh đã được vẽ và tô màu
rồi sau đó mới chụp chúng vào phim. Trong thập niên kỷ 1910, hai ôngJohn Randolph
Bray (1879-1978) và Earl Hurd (1880-1940) đã tạo dựng nên kỹ thuật hoạt hình trên
phim xenluloit (celluloid animation) để tăng nhanh tốc độ quá trình làm phim bằng
cách vẽ các nhân vật phim trên các miếng nhựa trong, hầu cho nhân vật có thể được
chuyển động mà không cần phải vẽ lại cảnh đằng sau cho mỗi hình một. Gần đây,
phong cách làm phim hoạt họa dựa trên cơ sở của việc tô màu và vẽ hình đã được tiến
bộ hóa. Bộ phim hoạt họa đơn giản Simpsons hay bộ phim phác thảo Người tuyết (The

Snowman) là những ví dụ. Làm phim hoạt hoạ là một công việc rất tốn công phu, chỉ
một giây lên hình đã cần đến 24 bức hình. Điều này quả là làm cho người ta đau đầu.
Việc đầu tiên khi làm phim hoạt hoạ là vẽ các bức hoạ bằng bút chì, nó trải qua mấy
bước, mỗi bước đều được các hoạ sỹ sử dụng các phương pháp đặc biệt để hoàn
thành.10. Các phim hoạt hình truyền thống điển hình: Vua Sư Tử, Pinocchio, Giai Nhân
và Quái Vật. Với phương pháp này thì môi trường, ánh sáng, chất liệu, tóc tai nhân vật,
tất cả đều được vẽ ra trên mỗi khung hình. Nghĩa là kết quả sẽ đi thẳng từ cây bút ra
hình ảnh, nghệ sĩ càng tài năng thì hình vẽ càng sống động, càng thật. Đây là điểm
khác biệt lớn nhất giữa hoạt hình truyền thống và hoạt hình máy tính.
Trong thời đại máy tính, hay nói cách công nghệ đang dần thống trị hình thức
nghệ thuật, phim hoạt hình truyền thống vẫn được lên ngôi. Điển hình như phim hoạt
hình “ Chico & Rita” với những hình ảnh mộc mạc hiếm gặp trong các bộ phim trong
thời đại số. Bộ phim kể về câu chuyện tình lãng mạn được thực hiện bởi đạo diễn
Javier Mariscal và Fernando Trueba. Đây là phim hoạt hình vẽ bằng tay được đánh giá
cao tại giải Oscar năm 2012. 11

10

Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc- Hỏi đáp khoa học kỹ thuật, kiểu làm phim hoạt hình truyền thống như
thế nào?, http://123.25.71.107:82/hoidap/vi/news/Ky-thuat-khac/Kieu-lam-phim-hoat-hoa-truyen-thong-nhu-thenao-12214/, [ ngày truy cập 22/09/2013]
11
Tin mới, Phim hoạt hình 2D thống trị “Oscar” năm 2012, [ngày truy cập 23/09/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

10

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm



Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn

Hình 1: Phim hoạt hình “Chico & Rita”12
Phim hoạt hình máy tính (Computer animation) nghĩa là sản phẩm phim hoạt
hình được thực hiện trên máy tính, được tiến bộ một cách nhanh chóng và hiện nay, các
nhân vật có thể được tạo hình giống như người thật, đến nỗi người xem khó có thể
phân biệt chúng với diễn viên. Kỹ thuật hoạt họa này được thực hiện bằng cách chuyển
hình vẽ từ chỉ có hai chiều (2D) sang hình ba chiều (3D). Cái khác nhau giữa chúng là
trong hoạt họa hình vẽ hai chiều, hiệu ứng về chiều sâu được sáng tạo tùy theo cảm
hứng nghệ thuật, song trong hoạt họa ba chiều, các đối tượng ba chiều được mô hình
trong một không gian ba chiều do máy tính kiến tạo, và chúng được chiếu sáng và quay
từ một góc độ chọn trước, tương tự như trên hiện trường, trước khi chúng được diễn
hình (tạo ra hình ảnh từ công thức) ra từng hình đồ họa bitmap hai chiều một. Những
dự đoán cho rằng các diễn viên nổi tiếng đã qua đời có thể được “tái sinh” để diễn
trong các bộ phim mới, hiện nay gây không ít suy xét đến các vấn đề đạo đức và vấn đề
về bản quyền có liên quan. Việc sử dụng hoạt họa máy tính để đạt được những hiệu
ứng, hầu như bất khả dĩ trong lối quay phim truyền thống, đã dẫn đến thuật ngữ "tạo
hình máy tính" (computer generated imagery), song thuật ngữ này không giúp người ta
phân biệt được sự khác nhau giữa hoạt họa dùng máy tính, với việc ám chỉ đến những
bộ phim ba chiều hoàn toàn sử dụng kỹ thuật hoạt họa.
Có thể nói, một trong những mảng lớn nhất của hoạt hình máy tính là hoạt hình
3D, nên ta có thể đánh đồng hoạt hình máy tính là hoạt hình 3D. Với hoạt hình 3D, bạn
phải dựng hình nhân vật, môi trường, chất liệu, ánh sáng, và các yếu tố cần thiết khác
trước, và những nhân tố này sẽ được sử dụng suốt (các cảnh trong) bộ phim. Ví dụ:
Gần đây, một nhóm làm phim trẻ của Việt Nam đã bắt đầu mở ra cánh cửa cho phim
hoạt hình 3D “thương hiệu Việt” khi ra mắt bộ phim Dưới bóng cây. Hiệu ứng của bộ

12

Hình 1, Tin mới, Phim hoạt hình 2D thống trị “Oscar” năm 2012, [ngày truy cập 23/09/2013


GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

11

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
phim này có lẽ đã mở đường cho bộ phim ngắn Cô bé bán diêm trình làng và được giới
chuyên môn đánh giá là “tiệm cận gần nhất trình độ phim hoạt hình 3D thế giới” 13

Hình 2: Phim hoạt hình 3D “Cô bé bán diêm”14
Như bạn thấy, cả hai phương pháp đều “gian truân” như nhau, một bên thì vẽ
thật nhiều nhiều nhiều, một bên thì thật nhiều khâu nhiều khê. Nên tất cả đều tốn nhiều
năm để hoàn thành. Nhưng 3D có lợi thế hơn, do người không có khả năng vẽ tay vẫn
có thể tham gia trong nhiều công đoạn của việc làm phim (không đòi hỏi vẽ tay), và
công nghệ ngày càng tiến bộ nên các khâu đang dần loại bỏ hoặc rút ngắn thời gian.
Ngày nay, phim hoạt hình còn có cả sự tham gia của diễn viên thật hoặc kết hợp
người đóng, chẳng hạn như phim hoạt hình “The Muppets”, “Alvin And The
Chipmunks: Chip-Wrecked”…Đặc biệt hơn, là phim người thật nhưng sử dụng một
nhân vật hoạt hình trong đó, như phim “Casper”.
1.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển của phim hoạt hình
Phim hoạt hình đầu tiên được sản xuất vào năm 1911, nhưng đến năm 1914
khán giả thế giới mới biết đến thể loại hoạt hình qua bộ phim "Gertie the Dinosaur" của
nhà sản xuất John Bray. Thực tế, năm 1913, một studio chuyên sản xuất phim hoạt hình
chính thức hình thành, chỉ trong vòng 5 năm, ngành giải trí hoạt hình mới chính thức ra
đời. Lúc đó nhiều nghệ sĩ đã tham gia sáng tạo trong lĩnh vực phim hoạt hình và thu
được những thành công tương đối, tiêu biểu là nhà sản xuất Otto Messmer (lúc đó làm
việc cho studio Pat Sullivan). Năm 1919, một sáng tạo của Messmer đã tạo ra bước

ngoặt đối với phim hoạt hình. Đó là hình ảnh chú mèo hoang Felix và lúc đó việc sản
xuất phim hoạt hình thực sự mới trở thành quy trình. Nếu như trước đây người ta chỉ có
thể xem Gertie the Dinosaur được một lần, thì giờ đây với Mèo hoang Felix, một công
13

Dân trí, 3D- Xu hướng mới của hoạt hình Việt, [ngày truy cập 23/09/2013]
14
Hình 2, Dân trí, 3D- Xu hướng mới của hoạt hình Việt, [ngày truy cập 23/09/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

12

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
nghệ mới giúp người ta có thể xem đi xem lại bao nhiêu lần tuỳ thích. Điều này đã đem
lại cho studio Pat Sullivan một khoản doanh thu kếch xù hàng triệu USD trong nhiều
năm liền. Người ta bắt đầu tính đến chuyện trả lương cho nghệ sĩ sáng tạo ra hình ảnh
chú mèo hoang (trước đó, việc tạo ra các hình ảnh hoạt hình chỉ mang tính ngẫu hứng,
chủ yếu để phục vụ nhu cầu giải trí của công chúng hơn là mục đích thương mại).
Messmer là một người điễm tĩnh và không hề tính toán, anh không bao giờ đòi hỏi gì ở
ông chủ, cả lương bổng cũng như vấn đề bản quyền sáng tạo, vì vậy, lúc đó nói đến
hình ảnh mèo hoang Felix, người ta chỉ biết đến cái tên Pat Sullivan. 15
1.3 Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình
1.3.1 Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình
Cũng như những loại hình điện ảnh khác, phim hoạt hình là kết quả của hoạt
động sáng tạo của một nhóm người cụ thể. Họ được gọi là đồng tác giả của tác phẩm.
Họ có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả nhưng cũng có thể không đồng thời là

chủ sở hữu quyền tác giả.
Quyền tác giả hay tác quyền (tiếng Anh: copyright) đối với tác phẩm phim hoạt
hình là độc quyền của một tác giả cho phim hoạt hình của người này. Quyền tác giả của
phim hoạt hình được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng
còn được gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản quyền. Đối với hoạt động trí tuệ sáng
tạo nghệ thuật làm nên một tác phẩm phim hoạt hình, hoạt động này không giống
những hoạt động sáng tạo nghệ thuật khác, bởi đa số tác phẩm điện ảnh là kết quả lao
động nghệ thuật của một nhóm người cụ thể. Phim hoạt hình do một tập thể tạo ra là
bởi một tác phẩm phim hoạt hình muốn được hình thành phải trải qua nhiều phân đoạn,
từ việc lập ra kịch bản của người đạo diễn, phác thảo nhân vật, chuyển động và bối
cảnh của ekip vẽ, tiếp đến là tạo tiếng động , lồng tiếng nhân vật và nhạc nền sau đó bộ
phận kỹ thuật sẽ ghép những đoạn phim nhỏ thành một khối liền mạch theo sự giám sát
của đạo diễn. Mỗi phân đoạn đều đòi hỏi những người thực hiện phân đoạn phải có
chuyên môn kỹ thuật đảm nhận, trong đó có thể có trường hợp một cá nhân có thể đảm
nhận cùng lúc nhiều phân đoạn (thí dụ như là người lập kịch bản, người đạo diễn và
người họa sĩ vẽ, các công việc này phải cùng diễn ra nên không thể do một cá nhân
đảm nhận). Và nhóm người này chính là tác giả của tác phẩm điện ảnh hay còn gọi là
đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh. Đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh bao gồm:
Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, sáng tạo nhân vật, tạo chuyển động và đường
15

Red.vn, Lịch sử hình thành và phát triển của phim hoạt hình, [ngày truy cập 09/10/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

13

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm



Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
nét nghệ thuật, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, thiết
kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm. Chính vì
vậy, mà quyền tác giả đối với phim hoạt hình cũng trở nên vô cùng phức tạp, bao gồm
nhiều quyền khác nhau của nhiều chủ thể khác nhau. Quyền này bảo vệ các quyền lợi
cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần
người ta cũng nói đó là sở hữu trí tuệ (intellectual property) và vì thế là đặt việc bảo vệ
sở hữu vật chất và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau.
1.3.2. Một số điều ước quốc tế liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với
phim hoạt hình
Như chúng ta đã biết, phim hoạt hình là một trong những loại hình của ngành
điện ảnh, vì vậy mà phim hoạt hình sẽ được bảo hộ quyền tác giả đầy đủ của một tác
phẩm điện ảnh nói riêng cũng như tác phẩm nghệ thuật nói chung. Sự ra đời của các
hiệp ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với lĩnh vực nghệ thuật đã góp phần to
lớn trong việc bảo hộ quyền tác giả trước sự ra đời hàng loạt của tác phẩm phim hoạt
hình.
Công ƣớc Berne
Gắn liền với những nổ lực của văn hào Victor Hugo là sự ra đời của của Công
ước Berne về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật. Đây là thỏa
thuận quốc tế đầu tiên về bảo hộ quyền tác giả, đánh dấu một bước ngoặc lớn trong lĩnh
vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới với vai trò tiên phong của các nước châu
Âu.
Công ước Berne thực hiện theo ba nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc đối xử bình
đẳng, nguyên tắc bảo hộ đương nhiên và nguyên tắc bảo hộ độc lập. Theo đó, nguyên
tắc đối xử bình đẳng là tác phẩm có nguồn gốc từ các nước thành viên sẽ được bảo hộ
như nhau. Nguyên tắc bảo hộ đương nhiên là khi tác phẩm được định hình dưới một
hình thức vật chất nhất định thì quyền tác giả cũng lập tức phát sinh mà không phụ
thuộc vào bất cứ thủ tục nào. Còn nguyên tắc bảo hộ độc lập là việc thực thi và hưởng
tác quyền theo Công ước là độc lập với quyền đang được hưởng tại nước xuất xứ tác
phẩm.16 Như vậy, khi một bộ phim hoạt hình của nước là thành viên công ước ra đời,

bộ phim này sẽ được bảo hộ quyền tác giả một cách đương nhiên ở tất cả các nước là
thành viên của công ước này một cách độc lập và bình đẳng.
16

Wipo, Summary of the Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works (1886),
[ ngày truy cập 21/8/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

14

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
Trước khi có Công ước Berne, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của tác
phẩm ngoại quốc. Ví dụ, một bộ phim hoạt hình ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác
giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và công chiếu tự do không cần xin phép tại các
quốc gia khác. Từ khi công ước Berne ra đời, các quốc gia tuân thủ thủ công ước Berne
công nhận quyền tác giả của những bộ phim hoạt hình sản xuất tại các quốc gia khác
cùng tuân thủ công ước này. Quyền tác giả theo công ước Berne là tự động, nghĩa là
không cần phải đăng ký tác quyền, không cân viết trong thông báo tác quyền. Ngoài ra,
những quốc gia ký công ước Berne không đặt ra các thủ tục hành chính sách nhiễu các
tác giả trong việc thụ hưởng tác quyền. Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng
tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên, các quốc gia tuân thủ
công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn, như Cộng đồng Châu Âu
đã thực hiện năm 1993. Hoa kỳ cũng gia hạn tác quyền, như trong đạo luật Kéo dài bản
quyền Sonny Bono năm 1998. Một số nước tuân thủ phiên bản cũ của công ước Berne
cho phép tác giả được hưởng suốt đời công 70 năm. Thời hạn này có thể giảm đối với
một số loại tác phẩm nghệ thuật ( như điện ảnh) hoặc đối với các tác phẩm là công

trình của một cơ quan thì thời hạn tác quyền là 95 năm sau lần xuất bản đầu tiên. Ngày
26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne,
công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.17
Hiệp ƣớc Bắc Kinh về buổi biễu diễn nghe nhìn
Theo quyết định của Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm
2011, Hội nghị ngoại giao của WIPO tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 20 đến
ngày 26 tháng 6 năm 2012, để thông qua Hiệp ước về cuộc biểu diễn nghe nhìn. Tại
Hội nghị, các đại biểu đã đạt được sự đồng thuận cao đối với các nội dung cơ bản của
Dự thảo Hiệp ước, đặc biệt là đối với quy định về vấn đề chuyển giao quyền từ người
biểu diễn sang nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Điều 12 Dự thảo Hiệp ước). Như
vậy, vấn đề chuyển giao quyền người biểu diễn đã được Hội nghị ngoại giao WIPO lần
2 này (Lần thứ nhất tổ chức tại Genevar tháng 12 năm 2000) giải quyết thoả đáng mở
đường cho việc thông qua Hiệp ước.
Với tinh thần làm việc khẩn trương của các Ủy ban chuyên môn, chuyên gia
WIPO và các đại biểu tham dự, ngày 24/6/2006, Hội nghị đã thông qua toàn văn “Hiệp
ước Bắc Kinh về cuộc biểu diễn nghe nhìn”. Hiệp ước này là sự phát triển của Công
17

Luật học Việt Nam, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật,
[ ngày truy cập
20/8/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

15

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn

ước Rome năm 1961 về bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ
chức phát sóng mà Việt Nam đã là thành viên từ ngày 1/3/2007 và Hiệp ước của WIPO
về cuộc biểu diễn và bản ghi âm năm 1996 (WPPT). Hiệp ước tạo ra cơ sở pháp lý rõ
ràng hơn cho việc sử dụng trên phạm vi quốc tế các sản phẩm nghe nhìn, đặc biệt là
trong môi trường kỹ thuật số, góp phần bảo vệ quyền của người biểu diễn, chống lại
việc sử dụng trái phép các cuộc biểu diễn của họ trong các phương tiện truyền thông,
nghe nhìn. 18
Hiệp ước Bắc Kinh về cuộc biểu diễn nghe nhìn bảo vệ quyền tác giả và quyền
liên quan đến việc bảo vệ các quyền của tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất và đài
truyền hình, và đóng góp vào sự phát triển văn hóa và kinh tế của các quốc gia. Bảo vệ
này thực hiện tốt vai trò quyết định trong khớp nối các đóng góp và quyền lợi của các
bên liên quan khác nhau và mối quan hệ giữa họ và công chúng.Mục đích của quyền
tác giả và liên quan gồm hai phần: khuyến khích một nền văn hóa năng động sáng tạo,
trong khi quay trở lại giá trị cho người sáng tạo để họ có thể dẫn đến một sự tồn tại của
kinh tế trang nghiêm, và để cung cấp rộng rãi, truy cập giá cả phải chăng cho công
chúng.19
1.3.3 Vai trò của việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình
Trong thời đại hiện nay, khi nhu cầu phim hoạt hình ngày càng cao, các tác
phẩm phim hoạt hình ra đời một cách chóng mặt cùng với thời đại bùng nổ thông tin,
tiến bộ khoa học công nghệ như hiện nay đã tạo ra nhiều hình thức, phương pháp mới
mẻ khai thác phim hoạt hình và truyền bá chúng trong thời gian ngắn, khiến cho việc
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình ngày càng đóng vai trò quan
trọng hơn bao giờ hết. Nâng cao hiệu quả hệ thống thực thi pháp luật ngày càng trở
thành một đòi hỏi cấp bách, đặc biệt khi mà hệ thống này ở Việt Nam hiện nay còn
nhiều điểm bất cập. Bởi vậy, trong thời gian tới nhiệm vụ của chúng ta là chấn chỉnh và
nâng cao hiệu quả hoạt động của vấn đề bảo hộ quyền tác giả của phim hoạt hình trên
thực tế.
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật quyền tác giả nói chung và
pháp luật quyền tác giả của phim hoạt hình nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc
trang bị cho công dân những hiểu biết về các quy định pháp luật về lĩnh vực này. Trong

18

Cục bản quyền tác giả, Thanh Tùng, Hiệp ước về cuộc biểu diễn nghe nhìn đã được thong qua tại Bắc Kinh,
[ ngày truy cập 21/8/2013]
19
Wipo, Coppyright and Related Rights, [ ngày truy cập
21/8/2013]

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

16

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm phim hoạt hình, lý luận và thực tiễn
khuôn khổ pháp luật về quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, công tác tuyên truyền
phải nhằm vào ba đối tượng chủ yếu đó là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và người
sử dụng tác phẩm, làm cho các đối tượng hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Một số trường hợp người có quyền không biết mình có quyền, người có nghĩa vụ
không rõ mình phải có nghĩa vụ từ đó dẫn đến việc vô tình vi phạm quyền tác giả.
Thực tế cho thấy xâm phạm quyền tác giả phim hoạt hình và vi phạm pháp luật về bảo
hộ quyền tác giả phim hoạt hình ngày càng có dấu hiệu trở thành phổ biến và mức độ
phức tạp, nghiêm trọng của tình hình xâm phạm ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Bảo
hộ bản quyền tác giả phim hoạt hình trong thời kỳ hội nhập là vấn đề thiết yếu không
chỉ thúc đẩy tính sáng tạo, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả; tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh mà còn góp phần lớn
trong tiến trình hội nhập kinh tế tri thức, là điều kiện cần để Việt Nam tham gia vào tổ
chức thương mại thế giới với nhiều cơ hội phát triển hội nhập.
Có thể nói, bản thân tác phẩm điện ảnh là một tác phẩm đa phương tiện, việc

tìm hiểu quyền tác giả về nó rất phức tạp. Trong đó, phim hoạt hình là một trong
những loại hình điện ảnh đặc biệt nên để hiểu một cách thông suốt về bảo hộ quyền tác
giả cho loại hình này càng không dễ dàng chút nào. Từ những vấn đề tổng quan chung
nhất vừa tìm hiểu, chúng ta sẽ tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề này.

GVHD: Th.s Nguyễn Phan Khôi

17

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm


×