Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.66 KB, 2 trang )
Đằng sau bức tranh phố huyện, đằng sau những kiếp người mòn
mỏi là tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
I. Mở bài
- Thạch Lam là hiện tượng đặc biệt trong văn học lãng mạn 1930-1945. Ông sở trường về truyện ngắn.
Văn phong của Thạch Lam trong trèo, nhẹ nhàng, gợi cảm. Và đằng sau những trang văn tinh tế đầy cảm
xúc ấy là tấm lòng trắc ẩn đối với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội cũ.
- Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Thiên truyện được in trong tập
truyện ngắn Nắng trong vườn (1938). Truyện không có cốt truyện mà chỉ là thế giới tâm hồn của hai đứa
trẻ Liên và An thay mẹ trông coi một gian hàng xén, đêm đêm thức đợi chuyến tàu từ Hà Nội về.
- Hiện thực cuộc đời buồn tẻ, vô vọng ở phố huyện nhỏ được thể hiện qua bức tranh cảnh vật và bức tranh
nhân thế.
II. Phân tích
1. Bức tranh cảnh vật lúc chiều tối
- Tác giả chọn thời khắc hoàng hôn - ngày tàn. Cảnh mỗi lúc một tối hơn. Ánh sáng lụi tàn dần. Bóng tối
bắt đầu lan tỏa khắp nơi; trên cái chòi, đám mây và lũy tre làng và bao trùm lên cảnh vật, gợi lên từ âm
thanh của tiếng trống thu không (…) vang ra từng tiếng để gọi buổi chiều, gợi lên từ màu sắc: Phương
Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
- Đó là cảnh vật phố huyện nghèo nàn, xơ xác tiêu điều: tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ra, cảnh chợ
tàn, trên nền đất chỉ còn rác rưởi, một miền đất như đang lụi tàn trong quên lãng.
2. Bức tranh nhân thế
- Trong cảnh xơ xác, tiêu điều ngập đầy dần bóng tối là những cuộc đời đầy bóng tối: Những đứa trẻ
nghèo vờ vật trong buổi chiều tàn. Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối lại đội cái chõng tre tàn ra sân
ga bày bán với một hi vọng còm cõi như chõng hàng của chị. Bà cụ Thi xuất hiện trong bóng tối và trở về
cũng đi lần vào bóng tối... Thấp thoáng sau họ là một bà cụ móm phải cho thuê bớt một gian hằng ọp ẹp,
một người cha mất việc. Bao quanh họ là những đồ vật tàn: những tấm phên nứa dán nhật trình, cáo
chõng sắp gãy..
- Tất cả những con người ấy sống đơn điệu từ ngày này qua ngày khác. Nhịp sống lặp đi không thay đổi
nói lên cái mòn mỏi, vô nghĩa của kiếp người trong xã hội cũ. Con người không chỉ chịu đựng cuộc sống
nghèo mà còn phải chịu đựng cuộc sống uể oải, nhàm chán.
/>- Nhưng nhân vật của Thạch Lam dường như còn mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ
của họ. Họ chờ đợi cái gì không rõ, chỉ thấy nỗi lòng thương xót của nhà văn.