Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bài dự thi liên môn tại sao học sinh cần biết cách lựa chọn và bảo quản trang phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.24 KB, 14 trang )

PHÒNG GD & ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG THCS THANH ĐÌNH

Địa chỉ: Khu 3 – Xã Thanh Đình – Viêt Trì – Phú Thọ
Điện thoại: 02103826310
Email:
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà
Ngày sinh: 07/5/2001 – Lớp 8A
2. Họ và tên: Phan Thị Kiều Hoa
Ngày sinh: 13/05/2001 – Lớp 8A

1


PHỤ LỤC
Trang
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Tên tình huống.
Mục tiêu giải quyết tình huống.
Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống
Giải pháp giải quyết tình huống
Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống

1. Tên tình huống:


“Tại sao học sinh cần biết cách lựa chọn và bảo quản trang phục”
2

2
2
2
4
7
12


2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Năm học 2014 - 2015 một số bạn học sinh trường THCS Thanh Đình thường
xuyên mặc quần bò rách gối, áo ngắn hở cả rốn, mặc áo không cổ, có những bạn lớp
8A quần áo nhăn nhúm, nhàu nát, chưa giặt sạch sẽ. Cách ăn mặc như vậy không
đúng với tác phong người học sinh, làm mất đi hình ảnh đẹp về tuổi trẻ học đường.
Đã nhiều lần các thầy, cô giáo động viên nhắc nhở nhưng nhiều bạn ít thay đổi. Từ đó
trở đi, câu hỏi: Tại sao các bạn học sinh cần biết cách ăn mặc đúng phong cách và
những vấn đề liên quan tới trang phục luôn quanh quẩn trong đầu em.
Bằng kiến thức đã được học trong các môn học: Công nghệ, Vật lí, Mĩ thuật,
Ngữ văn, Hóa học, Địa lí; các kiến thức trau dồi được thông qua phương thức tự học,
tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như là sách báo và mạng Internet
cùng với vốn sống thực tế, chúng em đã hiểu được và giải thích được một số vấn đề
cũng như câu hỏi của chính bản thân đề ra liên quan đến sự việc này. Đồng thời giúp
các bạn có nhận thức sâu sắc hơn về trang phục, biết cách lựa chọn trang phục phù
hợp với lứa tuổi, phù hợp với môi trường và cách bảo quản trang phục.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống:
Từ xưa đến nay, ăn và mặc luôn là hai nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nếu
như ăn là để duy trì sự sống thì mặc là để bảo vệ cơ thể, làm đẹp bản thân. Khi cuộc
sống cải thiện thì nhu cầu ăn mặc càng được nâng cao. Trang phục mặc trên người

không chỉ làm đẹp cho bản thân, tôn trọng bản thân mà còn tạo thiện cảm với mọi
người. Mặc đẹp, sang trọng, đứng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và môi
trường là điều cần thiết. Nhưng mặc thế nào để không trở nên lạc lõng với mọi người
xung quanh mà vẫn làm đẹp cho cộng đồng, xã hội và dân tộc, phù hợp với xu thế
của thời đại là điều quan trọng.
Đối với thế hệ trẻ, những đối tượng nhạy bén với thời trang, họ nhanh chóng
thích ứng với nhiều xu hướng, trường phái, phong cách khác nhau. Một số bạn trẻ đã
tiếp thu và chọn lọc để có phong cách ăn mặc hài hòa, phù hợp với giới tính, độ tuổi,
hoàn cảnh giao tiếp. Sự tiếp thu ấy giúp các bạn trẻ có phong cách thời trang thanh
lịch, nhã nhặn nhưng vẫn hiện đại, trẻ trung và tạo ra hình mẫu thời trang lý tưởng.

3


Đó là phong cách thời trang được mọi người ưa chuộng, tán đồng và ngưỡng mộ.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Sau khi đặt ra câu hỏi chúng em lên mạng tra cứu thông tin, tìm các tài liệu,
tham khảo ý kiến thầy cô giáo bộ môn Công nghệ, Vật lí, Mĩ thuật, Ngữ văn để có
những kiến thức về vấn đề liên quan, cuối cùng, câu hỏi của chúng em được giải đáp:
A. Sự ra đời và quá trình phát triển của trang phục.
Trang phục là cách ăn mặc của con nguời để chống chọi với khí hậu bên ngoài
và thể hiện văn hoá của mỗi dân tộc.
Trang phục đã xuất hiện từ thời Cổ đại. Sự xuất hiện của trang phục đánh dấu
một bước ngoặt trong nhận thức của con người. Lúc đầu trang phục chỉ là nhu cầu
bảo vệ cơ thể, che nóng, che lạnh. Từ thời tiền sử con người đã biết dùng các vật
dùng từ tự nhiên để tạo trang phục cho mình ví như các trang phục làm từ vỏ cây để
chống chọi với khí hậu. Phụ nữ thời này đã biết mặc váy và nam đóng khố cởi trần.
Cách đây 4000 năm vào thời đại đồng thau phát triển, nước Việt Nam thời đó gọi là
nước Văn Lang. Người dân ở đây đã sinh sống bằng săn bắt , hái lượm và trồng
trọt…Họ không dùng vỏ cây làm áo nữa mà biết trồng đay, gai, nuôi tằm, ươm tơ dệt

vải…để tạo ra trang phục cho mình và phát triển qua từng thời đại. Trong mỗi giai
đoạn lịch sử, trang phục lại có những biến đổi, cách tân cho phù hợp với hoàn cảnh
lịch sử và đời sống sinh hoạt của con người.
B. Các yếu tố ảnh hưởng đến trang phục.
a. Ảnh hưởng của văn hóa, phong tục tập quán.
Việt Nam bao gồm 54 dân tộc, mỗi dân tộc mang đậm nét một bản sắc văn hóa
độc đáo. Do đó, trang phục của từng tộc thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua
từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ trước đến ngày nay.

4


Tà áo dài truyền thống

Nét đẹp truyền thống trong trang phục Dân tộc Thái

Trang phục truyền thống nam, nữ dân tộc Nùng
b. Ảnh hưởng của Địa lí, thời tiết, khí hậu.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc điểm khí hậu của từng miền
và từng khu vực khác nhau:
5


Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa. Mùa hè nóng, mưa
nhiều. Khu vực Đông Trường Sơn: gồm lãnh thổ Trung Bộ phía đông Trường
Sơn, từ Hoành Sơn cho đến mũi Dinh. Mùa hạ có gió tây khô nóng, mưa lệch về
thu đông. Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích
đạo, nhiệt độ cao quanh năm, với hai mùa mưa và khô đối lập.
Chính vì có sự khác biệt về vị trí địa lí, khí hậu nên việc lựa chọn trang phục
phù hợp với đặc điểm thời tiết là yếu tố rất quan trọng.


Trang phục Thu - Đông

Trang phục mùa hè của học sinh

6


c. Ngoài những yếu tố trên trang phục còn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố
khác như: Nghề nghiệp, đẳng cấp, tôn giáo, lễ nghi, lứa tuổi, tính cách, sở trường…
Trang phục liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như: lịch sử, kinh tế, …
C. Thực trạng vấn đề ăn mặc của học sinh hiện nay.
Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu về ăn mặc sao cho đẹp, hợp thời trang rất
được nhiều người quan tâm. Vấn đề ăn mặc không đơn thuần chỉ là ăn cho no, mặc
cho ấm mà nó còn thể hiện nhân cách, vẻ đẹp và gu thẩm mỹ của mỗi con người. Xã
hội ngày càng phát triển, vấn đề ăn mặc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là
các bạn học sinh. Tuy nhiên, cách ăn mặc của các bạn ngày càng có nhiều xu hướng
đi ngược truyền thống. Điều này đặt ra nhiều vấn đề để chúng ta cần suy ngẫm.

Nữ sinh mặc quần jeans rách gối
Xu thế ăn mặc thời trang của các bạn nữ hiện nay là tiết kiệm vải gần như tối
đa. Áo thì hở ngực, hở bụng, hở lưng, ngắn cũn cỡn, chất vải thì càng mỏng càng tốt;
còn quần thì đáy thật ngắn, lưng thật xệ, xệ đến mức hở cả nội y bên trong, các bạn
nam thì mặc quần bò rách gối, áo không cổ. Cách ăn mặc quá lố như vậy sẽ làm cho
người khác giới dẫu đứng đắn, dẫu trong sáng vẫn có thể có những suy nghĩ không
7


lành mạnh. Hãy thử đặt hai chiếc gương lớn, một chiếc trước mặt mình và một chiếc

sau lưng mình. Hãy ngồi xuống rồi đứng dậy, đưa tay lên cao các bạn sẽ thấy chẳng
đẹp đẽ gì. Và chẳng còn gì là hình ảnh của một học sinh THCS hồn nhiên, trong sáng.
Để có thể thực sự tự tin khi hoạt động đi đứng, chạy nhảy, ghi bảng…thì tuyệt đối
các bạn học sinh – nhất là các bạn học sinh đang ở độ tuổi dậy thì không nên mặc loại
trang phục đó!
Một số các bạn có xu hướng nhuộm tóc, đơn giản các bạn ấy nghĩ rằng nó đẹp,
hợp thời trang, một vài nữ sinh khi đi hoặc còn trang điểm phấn son, sơn móng chân,
móng tay, đeo dép lê đến trường. Lối ăn mặc ấy không phù hợp với thuần phong mĩ
tục, không phù hợp với bản sắc văn hóa của con người Việt Nam vốn dịu dàng kín
đáo.
5. Thuyết minh giải quyết tình huống:
Bước vào năm học mới thường xuyên thấy cách ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả
của nhiều bạn học sinh. Em vẫn còn lầm tưởng rằng ăn mặc vốn không có một pháp
luật nào quy định, nên thích ăn mặc thế nào là tùy sở thích của mỗi cá nhân. Nhưng
qua quá trình tìm hiểu từ các môn học, sự chỉ bảo của thầy cô, những vướng mắc của
em đã được giải đáp.
Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn
cho mình một trang phục đẹp. Nhưng, thế nào là một trang phục đẹp? Trang phục đẹp
là trang phục hợp với lứa tuổi, hợp với vóc dáng, hợp với làn da, hợp với môi trường,
hợp với thời đại (trong chừng mực), hợp với hoàn cảnh.
Trong nhà trường hiện nay trang phục được học sinh lựa chọn rất đa dạng: Các
nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, đen; còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo
trắng quần xanh, tím than, xanh lá cây xám kiểu may đơn giản hoặc áo phông có cổ
đủ kiểu.
Chúng ta đã và đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỉ 21, thời điểm mà cả
thế giới đang phát triển như một cơn lốc, cách ăn mặc vì thế cũng thoáng hơn, khoẻ
khoắn hơn, hiện đại hơn, gọn gàng hơn. Tuy nhiên, các bạn học sinh vẫn phải nhớ,
luôn xác định rằng mình đang là học sinh thì phải mặc trang phục học đường lịch sự,
đứng đắn, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Ăn mặc thế nào mà
8



khi hoạt động đứng, ngồi, chạy, nhảy ta vẫn thấy tự tin. Làm sao để trong mắt mọi
người, ta vẫn luôn đẹp – cái đẹp giản dị, trong sáng của tuổi học trò.
Đối với các bạn học sinh nam đang là tuổi ăn, tuổi học, các bạn chưa đến tuổi
để có thể mốt này, mốt nọ. Người ta vẫn thường gọi phụ nữ là phái yếu, người đẹp;
còn đàn ông con trai là phái mạnh, người hùng. Nếu các bạn nam quá trau chuốt về
hình thức thì vô tình đánh mất vẻ đẹp mạnh mẽ của giới tính mình. Tuy vậy, không
phải vì thế mà các bạn nam phải ăn mặc cẩu thả. Nếu áo quần phẳng phiu, bỏ áo vào
trong thì các bạn nam sẽ gọn gàng hơn, lịch sự hơn, đẹp hơn. Các bạn nam cần chú ý
ăn mặc lịch sự không nên bắt chước các ca sĩ mở bớt một vài cúc áo để khoe bộ ngực
lép kẹp không giống ai của mình vì các bạn đang mặc trang phục học đường. Và hãy
luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái
mới nhưng có chọn lọc. Hãy hòa nhập chớ không nên hòa tan, biết chọn lọc cái nào
đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình…Nhưng thiết nghĩ các
bạn đang trong lứa tuổi học sinh thì chỉ nên ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ đúng nội quy
của nhà trường là đủ, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.

Đồng phục học sinh
Vậy các bạn hãy chú ý các giải pháp sau để trở thành người có văn hóa trong
ăn mặc:
a. Cách chọn quần áo.
9


Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự phát triển của khoa
học công nghệ áo quần ngày càng đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại để ngày
càng đáp ứng nhu cầu của con người. Tuỳ đặc điểm của từng hoạt động, của từng
ngành nghề, đối tượng lứa tuổi, vóc dáng mà trang phục được may bằng chất liệu vải,
màu sắc và kiểu may khác nhau. Màu sắc, hoa văn trên vải, kiểu may ảnh hưởng đến

vóc dáng người mặc, do đó các bạn muốn có một bộ trang phục đẹp trước hết phải
biết lựa chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng của mình:
Đối với những bạn béo, thấp: chọn màu tối, hạt dẻ, đen xanh, nước biển. Mặt
vải trơn, phẳng, mờ đục; kẻ sọc dọc, hoa văn có dạng sọc dọc, hoa nhỏ.
Đối với những bạn cao, gầy: nên chọn màu sáng, màu trắng, vàng nhạt, xanh,
hồng nhạt. Mặt vải bóng láng, thô xốp; kẻ sọc ngang, hoa văn có dạng sọc ngang,
hoa to.
b. Cách bảo quản trang phục
b1. Cách giặt quần áo bằng tay:
Bước 1: Chuẩn bị: nước, xà phòng giặt (dạng bột, dạng nước), nước xả vải, hóa chất
tẩy trắng (nước Javel, giấm, tranh), chậu giặt, lộn trái quần áo trước khi giặt, nên
kiểm tra các túi trong quần áo để tránh làm quên đồ đạc, giấy tờ quan trọng, tiền
bạc.
Bước 2: Phân loại quần áo màu, phân loại quần áo sáng, quần áo mới giặt lần đầu,
để tránh phai màu; phân loại theo chất vải: Nước ấm dùng cho quần áo có độ bẩn
vừa và các loại sợi vải nhân tạo; Nước nóng nên dùng cho những quần áo quá bẩn
và những loại có màu sáng; quần áo có nhiều vết ố, bẩn cần giặt riêng.
Buớc 3: Ngâm xà phòng: Cho xà phòng vào 1 chậu nước ấm theo tỉ lệ 1 muỗng xà
phòng bột pha với 3- 4 lít nước (1 nắp xà phòng nước pha với 3- 4 lít nước); khuấy xà
phòng tan, rồi cho quần áo vào ngâm 15 phút. (Ngâm riêng quần áo đã được phân
loại vào các chậu khác nhau)
Bước 4: Giặt kĩ các chỗ bẫn: Sau khi ngâm 15 phút, vò cổ áo và tay áo, tìm xem có
chỗ nào bẩn thì vò, vò xong bỏ sang 1 chậu riêng. Xử lý các vết bẩn đặc biệt bằng
hóa chất, hoặc các mẹo sau:

10


- Với vệt mồ hôi xấu xí ở quanh cổ hay cánh tay áo, bạn bôi giấm vào vùng vải ố màu
và để khoảng nửa tiếng rồi đem đi giặt. Hoặc ngâm quần áo với nước muối có nồng

độ 3% - 5% trong vòng một tiếng rồi vò nhẹ nhàng, sau đó giặt lại bình thường với xà
phòng. Cách khác là xay nhuyễn bí đao, lọc lấy nước cốt bí để giặt những nơi vải bị ố
vàng.
- Cà phê, màu thực phẩm hay dầu mỡ là những thứ dễ vương lại trên áo quần bạn
nhất. Hãy ngâm đồ dơ với nước nóng rồi thoa hỗn hợp giấm pha loãng với nước lên
các vết bẩn và vò giặt ngay, vết bẩn sẽ mờ dần. Tránh giặt bằng xà bông vì sẽ khiến
vết bẩn bị loang lổ và bám lại trên mặt vải “cứng đầu” hơn đấy.
- Quần áo của các bạn học sinh sau giờ học thường bị dính vết mực, bạn hãy dùng
một miếng chanh tươi xát lên vết bẩn, sau đó đem giặt lại với xà bông như bình
thường. Có thể thay chanh bằng cồn 90 độ, và lưu ý sau khi giặt với xà phòng thì bạn
nhớ xả lại bằng nước ấm nhé.
Bước 5: Làm sạch xà phòng: Xả quần áo với ít nhất 3 lần nước để sạch hóa chất như
bột giặt quần áo mà bạn đang dùng. Dùng tay vò nhẹ nhàng, vừa vò vừa xả nước.
Có thể dùng các loại nước xả vải để làm sạch xà phòng nhanh hơn, tiết kiệm nước và
công sức nếu có.

b2. Phơi quần áo: Phơi ở những nơi khô thoáng, tránh phơi đồ trực tiếp dưới ánh
nắng mặt trời đặc biệt là quần áo dễ phai màu. Để quần áo mau khô, hãy phơi bằng
móc, và tốt nhất là không gấp mà để quần áo rũ thẳng xuống. Không phơi chồng quần
11


áo lên nhau. Nguyên tắc là phơi làm sao để không khí dễ lùa qua các lớp vải. Khoảng
cách giữa hai móc ít nhất phải là 5cm.
c. Cách là (ủi) quần áo
Chuẩn bị: Quần, áo cần là (đã được giặt sạch); bàn là; 1 chiếc bàn hoặc
khăn/chăn dày; bình xịt nước
Cách là:
Kê bàn vừa với tầm đứng, thoải mái để là; kiểm tra dây điện, ổ điện có bị hở điện
không; trước khi là cần phun nước đều khắp quần áo cần là, sau đó đựng vào 1 chiếc

túi ni lon để quần áo hơi ẩm đều;
Cắm bàn là vào ổ điện và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với chất liệu của quần áo,
thường mức nóng trung bình:
- Vải bông, lanh = 160o C.
- Vải tơ tằm, vải sợi tổng hợp < 120o C
- Vải pha < 160o C
Nếu bạn có nhiều quần áo cần là, hãy bắt đầu với những chiếc áo là với nhiệt độ
thấp hơn trước. Đối với những chiếc áo tối màu và vải tổng hợp, bạn nên là từ bên
trong để tránh áo bị sáng bóng sau khi là xong.
Bắt đầu là áo sơ mi: Cởi hết các cúc áo, bạn có thể là phần nào của chiếc áo trước
cũng được. Nhưng thông thường, cổ và vai là 2 phần khó là nhất, vì vậy, bạn nên bắt
đầu là từ 2 phần này. Là cổ áo: Là phần mặt ngoài trước, sau đó, gấp phần cổ áo như
khi bạn mặc và tiếp tục là theo nếp gấp. Là phần vai: Đặt vai áo lồng vào phần đầu
của bàn ủi để giữ cố định áo cho phẳng rồi là phần vai, phần lưng và một phần dưới
nách. Sau đó lặp lại với vai áo bên kia. Là phần tay áo: Kéo căng ống tay áo rồi ủi
theo những nếp gấp ở cổ tay. Chỉnh từ vai áo xuống đến ống tay áo để ủi li. Lặp lại
với tay áo kia. Là phần thân áo: Đặt nửa phần áo lên bàn, ủi phần thân của áo sơ mi
xuống đến gấu áo. Lấy tay vuốt thẳng vải mỗi khi ủi. (theo chiều dọc vải, đưa bàn là
đều, không để bàn là lâu trên mặt vải vì sẽ bị cháy và bị ngấn). Sử dụng đầu bàn là để
ủi phần vải giữa những chiếc cúc. Lặp lại với thân áo bên kia và phần lưng áo.

12


Với quần tây, là bên trong lưng quần trước rồi đến bên ngoài, cuối cùng là 2 ống
quần. Nên gấp ống theo nếp được dựng sẵn, là theo nếp đó. Nên đặt một miếng vải
mỏng lên trên để mặt vải không bị bóng.
Khi ngừng là, phải dựng bàn là hoặc đặt bàn là vào nơi quy định.
d. Cất giữ:
Cất giữ nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ẩm mốc như trong tủ gỗ, tủ nhựa . Dùng móc treo

quần áo đối với quần áo dễ bị nhăn; đối với quần áo ít nhăn có thể gập và cất trong tủ.
Bảo quản đúng kỹ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi
tiêu trong may mặc

Dùng móc treo để bảo quản quần áo
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Qua việc vận dụng kiến thức liên môn: Công nghệ, Vật lí, Mĩ thuật, Ngữ văn,
Địa lí, Hóa học… với phương châm "Học đi đôi với hành", "Lí thuyết gắn liền với
thực tiễn đời sống" chúng em nhận thấy mình đã làm được một việc tốt kết quả khả
13


quan, giúp chúng em tìm hiểu về ngọn nguồn của trang phục, hiểu được thêm rằng
trang phục không chỉ đơn thuần giúp con người che thân để chống lại thời tiết, bảo vệ
sức khoẻ mà đó là nét văn hoá của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Từ
trang phục, có thể biết nhiều điều về người mặc nó vì trang phục cũng là cách tự giới
thiệu bản thân. Đồng thời nhờ đó mà có thêm hứng thú và yêu thích bộ môn Công
nghệ, Mỹ thuật, Vật lí, Ngữ văn, Địa lí, Hóa học hơn.
Vì vậy, chúng em muốn truyền đạt những kiến thức mà mình đã được học và
đã tìm hiểu được cho các bạn học sinh được biết, để từ đó có thể làm phong phú được
thêm đời sống.

14



×