Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Phân tích Truyện Tam đại con gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.09 KB, 1 trang )

Bản chất nhân vật thầy đồ được khẳng định ngay từ đầu là dốt
nát. Dốt nát nhưng lại hay khoe giỏi, đó là mâu thuẫn trái tự
nhiên ở nhân vật. Câu chuyện muốn minh chứng cho mâu thuẫn
đó nhưng qua các tình huống, mâu thuẫn này lại biến đổi đi một
chút trở thành: dốt nhưng luôn tìm cách giấu dốt
1. Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “Thầy”.
Bản chất nhân vật thầy đồ được khẳng định ngay từ đầu là dốt nát. Dốt nát nhưng lại hay khoe giỏi, đó là
mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật. Câu chuyện muốn minh chứng cho mâu thuẫn đó nhưng qua các tình
huống, mâu thuẫn này lại biến đổi đi một chút trở thành: dốt nhưng luôn tìm cách giấu dốt. Đó cũng là nội
dung đả kích được bộc lộ qua những tình huống cụ thể.
a. Khi gặp chừ “kê” - một chữ đơn giản trong sách dạy trẻ con học chữ Hán - thầy không biết. Không
biết nhưng phải dạy cho học trò nên thầy đành nói bừa, nói liều. Nói bừa, nói liều nên thầy phải dặn học
trò đọc khẽ, để không ai nghe thấy. Như vậy thầy đã tự bộc lộ cái dốt nát thảm hại ở nhiều phương diện
(kiến thức và cách xử trí) và cũng bộc lộ cái láu cá vặt khi tìm cách giấu đi cái dốt của mình.
b.Sau đó để kiểm tra sai đúng, thầy xin âm dương và “đắc chí” vì thổ công cũng đồng tình với mình.
Có cơ sở để tin tưởng và yên tâm thầy không còn “sợ nhỡ sai”, “bảo học trò đọc khẽ” mà “bệ vệ ngồi trẽn
giường bảo trẻ đọc cho to” và “lũ trẻ vâng lời thầy gân cổ lẽn đọc”. Đây là biểu hiện của mâu thuẫn dốt
nhưng lại thích khoe chữ. Và cũng chính vì thói thích khoe như vậy nên bao nhiêu cái dốt của thầy không
chỉ được phô bày đầy đủ mà còn được khuếch đại, được nhân lên gấp bội. Đã dốt về chữ, cách chữa dốt
của thầy cũng thật buồn cười, ngớ ngẩn, đặc biệt niềm tin và sự “đắc chí” của thầy lại càng khiến thầy bị
đẩy lên đỉnh cao của sự ngu dốt.
c. Khi được chủ nhà nhắc, lúc đó thầy mới biết mình dốt thật. Thế nhưng vì sĩ diện thầy vẫn không
nhận mình là dốt. Bằng cái láu cá vặt, thầy nhanh trí bảo vệ mình. Cách phản ứng tức thời của thầy để nói
gỡ cho mình: “Dạy cho cháu biết đến tậm tam đại con gà” vô hình chung đã tự phơi bầy khong chỉ bản
chất dốt nát mà quan trọng hơn còn cả thói giấu dốt, sĩ diện hão. Tiếng cười phê phán đến đây bật lên thật
mạnh mẽ và sâu sắc.
Như vậy, qua các tình huống và cách giải quyết tình huống của nhân vật, người đọc có thể nhận ngay
ra một điều: thầy đồ dốt và tìm cách giấu dốt, nhưng càng ra sức che đậy thì bản chất của thầy lại càng
hiện ra một cách nhanh chóng.
2. Ý nghĩa phê phán.
Bằng tiếng cười, truyện tập trung phê phán thói giấu đốt phổ biến ở nhiều đối tượng trong cuộc sống.


Bản thân cái dốt và sự thiếu hiểu biết chưa phải là cái đáng cười, cái đáng phê phán, đả kích. Cái đáng
cười, đáng phê phán mà nhân dân đề cập ở đây là khi người ta dốt mà biết mình dốt mà vẫn khoe là mình
giỏi, lại dám nhận làm thầy dạy người khác, đặc biệt là cố tìm mọi cách để giấu đi cái dốt, che đậy cái dốt
của mình. Cố giấu dốt để đề cao mình, bảo vệ mình, thực chất đưa đến một kết cục ngược lại. Tự mình
hại chính mình, tự mình lật tẩy chính mình. Đó cũng là bài học mà Tam đại con gà muốn nhắc nhở tất cả
mọi người.
Trích: loigiaihay.com



×